Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010

Tổng Quát Về Việc Khai Thác Bauxite ở Việt Nam (Mai Thanh Truyết)

Tổng Quát Về Việc Khai Thác Bauxite ở Việt Nam

(Phát biểu tại Hội Thảo VAST 22-11-2009 tại Westminster Civic Center)

<!--[if !vml]-->Tóm lược: Kể từ đầu năm 2009, câu chuyện Bauxite bắt đầu nở rộ từ trong nước và ra hải ngoại. Dự án khai thác quặng bauxite do chính Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng ký sắc lịnh số 167 ngày 1/11/2007 và đã bắt đầu khởi công từ đầu năm 2008 ở công trường Bảo Lâm (Bảo Lộc) và giữa năm 2008 ở công trường Nhân Cơ, Đắknông, nhưng chỉ chính thức công bố vào đầu năm 2009 mà thôi. Mặc dù có biết bao góp ý từ những nhà chuyên môn trong nước và hải ngoại, cùng kinh nghiệm của những quốc gia đang khai thác như Liên bang Nga, Nam Mỹ, Phi Châu, Trung Cộng và Úc Châu. Từ đó đến nay, người Việt tại hải ngoại góp ý nhiều bài viết trên báo chí, trên mạng lưới toàn cầu cũng như trên đủ loại truyền thông khác như paltalk, truyền hình, truyền thanh của những nhà chuyên môn, ký giả và những người còn lưu tâm đến Đất và Nước Việt Nam về vấn đề trên.
Hiện nay, tại Tân Rai và Nhân Cơ, có hai hình ảnh nổi bật nhứt là hai dãy nhà cao từng sừng sửng trên bầu trời, cao nhứt ở hai vùng nầy. Đó là hai tòa nhà “Bạch cung” Chinalco, một ở Nhân Cơ, tổng hành dinh của địa điểm khai thác và 5 địa điểm khai thác khác, chiếm diện tích 1.800 Km2, 1/3 diện tích của tỉnh ĐắkNông. Dãy nhà thứ hai ở Tân Rai, thuộc xả Lộc Thắng, Lâm Đồng chiếm diện tích khai thác là 2.297 Km2.

Kết luận của người viết là Trung Cộng, qua sự đồng thuận của đảng CS Việt Nam, đã sử dụng hai vùng khai thác bauxite nầy chỉ là Diện và Điểm là một âm mưu cua TC nhắm tới là chính thức và hợp thức hóa sự hiện diện của công nhân, chuyên viên, và thậm chí những người quân nhân tình báo chiến lược để chiếm đóng và khai thác tất cả lợi điểm của vùng Cao nguyên Trung phần Việt Nam từ kinh tế, chính trị, quân sự, và khoáng sản ở nơi nầy.

Thưa Quý vị,

Câu chuyện Bauxite đã được chúng tôi khơi nguồn gần một năm nay, và quan điểm dứt khoát của chúng tôi là hình thái khai thác trên chỉ là một cuộc xâm lăng không tiếng súng của TC.
Bài phát biểu hôm nay đóng góp vào phần Hội luận của Hôi Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST) giới hạn trong phạm vi ảnh hưởng của môi trường trong việc khai thác bauxite nầy.
Có thể nói, tất cả góp ý về việc khai thác quặng mõ bauxite ở vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam là một việc làm hoàn toàn không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường cùng hiệu quả kinh tế của việc khai thác, cũng như ảnh hưởng đến đời sống người dân, đặc biệt là những người thiểu số. Tất cả đểu khuyến cáo là không hiệu quả kinh tế và mức độ ô nhiễm môi trường rất cao. Chính Trung Cộng bị buộc phải đóng cửa trên 100 nhà máy khai thác bauxite trong đó có một nhà máy vừa mới khánh thành tiêu tốn trên 1 tỷ Nhân dân tệ vì không giải quyết được áp lực của người dân và sức ép của luật môi trường.
Khai thác quặng mõ bauxite nhìn về khía cạnh kỹ thuật và môi trường
Quặng bauxite là một loại quặng lộ thiên, nghĩa là quặng mõ nằm dưới lớp đất thịt (đất đỏ bazan ở vùng Cao nguyên) dày khoảng từ 8 tấc đến 2 mét tùy theo vùng đất, nghĩa là chúng ta có thể khai thác thẳng quặng từ mặt đất chứ không cần phải đào đường hầm như khai thác mỏ than hay các quặng kim loại khác. Quy trình khai thác gồm có hai giai đoạn:
Đào xới, xử lý cơ học và hoá học để tách rời oxid nhôm (Al2O3);

Tinh chế nhôm ròng bằng phương pháp điện phân.
Giai đoạn đầu là đào xới các quặng mỏ. Dĩ nhiên trong quặng mỏ đó có trộn đất đá và một số kim loại độc hại lẫn trong quặng bauxite, do đó cần phải tách rời ra bằng các phương pháp cơ học và hoá học, nghĩa là tẩy rửa bằng nước và bằng sút để ra quặng alumina. Alumina là một hợp chất oxid của nhôm (Al2O3). Còn lại chất phế thải là bùn đỏ trộn lẫn với sút và nước chúng ta gọi là một chất bẩn độc hại âm thầm gồm các hoá chất độc hại như sau: các oxid sắt, nhôm ngậm nước, silic, natri, calci, titan, chrome, kẽm, và một số hoá chất hữu cơ. Giai đoạn nầy chỉ đòi hỏi những nhu cầu dụng cụ đào xới, máy nghiền, máy rữa ….và nhân công cũng không đòi hỏi có trình độ cao.
Giai đoạn thứ hai thực sự ra quan trọng hơn, vì cần phải sử dụng điện phân để tách oxid nhôm ra nhôm ròng. Đây là giai đoạn quan trọng nhứt vì nó đòi hỏi công nghệ cao cũng như cơ sở sản xuất trích ly điện phân rất cao.
Về diện tích đất khai thác: Ngay từ đầu, với diện tích dự trù khai thác lớn lao như tại Đắk Nông gồm 6 địa điểm chiếm trên 1.900 Km2, gần 1/3 diện tích của toàn tỉnh, nhưng vẫn được nhà cầm quyền giải thích là chỉ khai thác trên diện tích đất “hoang”, không có trồng cây công nghiệp như trà, cà phê, cao su v.v…Đó là: Nhân Cơ (chiếm 510 Km2), Trung Đức (354 Km2), Đắk Song (300 Km2), Bắc Gia Nghĩa (329 km2), 1 Tháng 5 (197 Km2), và Quảng Sơn (159 Km2). Nhưng trên thực tế, công tác di dời nhà (đuổi nhà) đã xảy ra từ hơn năm rồi.
Hiện tại, những vụ kiện tụng vẫn còn đang tiếp diễn. Làm sao bà con có thể chấp nhận được khi tiền bồi thường hoàn toàn dưới giá trị của nhà và đất trồng. Một thí dụ điển hình là, một gia đình có nhà và đất chung quanh, cộng thêm một diện tích đang chờ thu hoạch có giá trị cây đang trồng là 60 triệu Đồng VN. Tất cả, được bồi thường 30 triệu, không đủ chi phí để mua miếng đất cất nhà ở khu được di dời!
Một điều hết sức lố bịch là ngay cả kỳ họp quốc hội đang diễn ra tại Việt Nam, ngày 26 tháng 5 năm 2009, tại Hà Nội, một số đại biểu vẫn “khăng khăng” phát biểu cùng một luận điệu với Bộ Chính trị là việc khai thác bauxite chỉ xảy ra trên những vùng đất không hoang, không trồng cây công nghiệp!
Đối với vấn đề “hoàn thổ” sau khi khai thác, theo biện giải của Phó Thủ tướng CS Hoàng Trung Hải và mới đây nhứt được Thứ trưởng Bộ Khoáng sản lập lại là làm tới đâu lấp đất (hoàn thổ) tới đó và cho biết là tiến trình nầy rất thành công ở TC. Xin thưa, lớp đất mặt một khi đã được đào sới lên, dù được bảo quản kỷ lưỡng thì cũng phải trôi mất dưới sức chảy của những cơn mưa cao nguyên như thác đổ, nhứt là từ khi nạn phá rừng xảy ra hơn 30 năm nay. Và phải lấy đất ở đâu để lấp những vùng đã khai thác với từ 5 đến 20 thước sâu?
Nếu đúng như vậy, tại sao TC phải vội vã đóng cửa hàng trăm khu khai thác bauxite ở nước họ, mà phải khăn gói sang một nơi xa xôi để bắt đấu làm lại rất tốn kém. Và tại sao không khai thác các khu mỏ bauxite ở gần biên giới Bắc – Trung mà phải vào tận Cao nguyên Trung phần Việt Nam? Có phải vì một ẩn ý chính trị gì không?
Ô nhiễm không khí, bụi đỏ, mưa acid và bức xạ: Trong khi khai thác quặng nguyên sinh, bụi đỏ là nguyên nhân đầu tiên, ành hưởng đến không khí trong vùng, không những ở vùng khai thác mà bụi còn bay xa đến một chu vi rộng lớn của khu dân cư và khu trồng cây công nghiệp của dân chúng.
Ảnh hưởng về lâu về dài đến sức khoẻ của con người là các loại bịnh về đường hô hấp vì đây là những hạt bụi ly ti có đường kính dưới 10 micron. Khi nhiễm dài hạn có thể đưa đến ung thư. Còn đối với cây trồng, là sẽ bị phủ lớp bụi nầy, từ đó cây sẽ bị hạn chế tăng trưởng và mức thu hoạch cũng sẽ bị giảm theo.
Thêm nữa, tiến trình khai thác sẽ nảy sinh ra khí sulfur dioxid (SO2), và khí nầy sẽ tạo ra mưa acid, ảnh hưởng cũng không nhỏ đến cây trồng và người dân sống chung quanh. Tất cả vấn đề trên không được nêu ra ngoài những mỹ từ đẹp đẻ kết quả của việc khai thác bauxite là làm tăng thêm phúc lợi cho người dân sống trong vùng, tạo dựng đường xá, trường học, y tế, và nhứt là nâng cao đời sồng kinh tế cho người địa phương (?).

Về bức xạ, dự án đã khẳng định là các công ty nước ngoài đã phân tích mẫu quặng ở Tân Rai và Nhân Cơ và kết quả là hoàn toàn không có phóng xạ. Xin thưa, trong đất tự nhiên (kể cả không khí và nguồn nước) luôn luôn có chứa các bức xạ như các tia alpha, beta, radium và có nồng độ giao động trong khoảng 20 PicoCurie/Kg (hay L) tuỳ theo vùng. Và với tính cách thông tin, nước rỉ kỹ nghệ như công trường khai thác quặng mỏ hay các bãi rác công nghiệp có hàm lượng bức xạ cao hơn nhiều, điển hình như tại bãi rác ở Los Angeles, bức xạ trung bình được tìm thấy trong hơn 25 năm là 40 PicoCurie/L.

Hãy nghe một người dân sống gần lò luyện nhôm của Chinalco (Công ty đang thực hiện việc khai thác ở Nhân Cơ) ở Tây Tạng, được trích dẫn trên một bài đăng ở Mạng Lưới Hàng Động Fluoride (Fluoride Action Network) nói rằng: “Khói bao phủ sườn đồi. Nếu chúng tôi để cừu hay lừa ra gặm cỏ, răng của chúng trở nên vàng khè và giòn, rồi rụng hết. Gia súc của chúng tôi chết đói, và chúng tôi mất kế sinh nhai của mình”
Ô nhiễm nguồn nước: Khi đào sới thì lớp đất thịt ở trên mặt sẽ không còn nữa và bùn đỏ có trộn lẫn hóa chất như sút và một số kim loại độc hại kể trên sẽ chiếm một diện tích rất lớn trong việc khai thác.
Theo kinh nghiệm của những vùng khai thác bauxite trên thế giới, muốn khai thác một hecta quặng bauxite thì sẽ phát sinh ra một hecta bùn đỏ trong điều kiện quặng có hàm lượng oxid nhôm cao. Nhưng điều nầy không xảy ra cho trường hợp bauxite Việt Nam, vì chỉ số Silica (silica modulus – mSi) của quặng ở Việt Nam rất thấp (trái lại với những lời tuyên truyền của Việt Nam là có quặng tốt nhứt thế giới). Trên thực tế, chỉ số Silica của quặng việt Nam là từ 3,5 đến 7,8
kém xa quặng ở Indonesia là 14 đến 18, ở Úc Châu, 11 đến 21, và Ấn Độ từ 20 đến 25.
Do đó, muốn tách rời alumina ra khỏi quặng phải cần xử lý nhiều lần bằng xút để tinh chế oxid nhôm tức alumina. Ở giai đoạn một, theo dự án, cho biết sẽ tinh chế alumina đến 39%; và sau khi xử lý lần thứ hai bằng xút, có thể đạt được nồng độ alumina là 98%. Chính vì thế phương pháp xử lý quặng bauxite ở Nhân Cơ gọi là phương pháp Bayer “ướt”, và lượng bùn đỏ phế thải chắc chắn sẽ nhiều hơn so với việc khai thác ở các quốc gia khác.
Qua thời gian, qua mưa bão, bùn đỏ có thể xâm nhập vào nguồn nước ngầm và làm cho nguồn nước nầy bị ô nhiễm. Nên nhớ, nước ngầm là nguồn nước sinh hoạt của toàn thể cư dân vùng cao nguyên. Thứ nữa, bùn đỏ, đặc biệt là tại vùng Đắk Nông và Nhân Cơ, qua thời gian và mưa có thể di chuyển theo các rạch nước để đi vào song Serépôk và di chuyển xuống thượng nguồn sông Đồng Nai. Và như chúng ta đã biết, sông Đồng Nai là nguồn nước cung cấp cho toàn vùng Miền Đông Nam Việt và đặc biệt là thành phồ Sài Gòn.
Đó là những nguy cơ rất quan trọng, tức là nguy cơ về không khí và nguy cơ về nguồn nước cung cấp cho 30 triệu cư dân bao gồm nước sinh hoạt và nước ngầm ảnh hưởng đến trên.
Ảnh hưởng lên con người và sinh vật: Qua sự hiện diện của nhôm trong nước hay trong tôm cá trong vùng khai thác sống trong nguồn nước đã bị ô nhiễm, con người có nguy cơ ảnh hưởng lên sức khoẻ qua việc ăn uống hay sử dụng nguồn nước trên. Việc nầy đã được giới y khoa chứng minh là việc tiếp nhiễm có thể đưa đến: mô não bị huỷ hoại (encelopathy), bị loãng xương, thiếu máu, và có thể bị chứng Parkinson. Còn đối với đời sống tôm cá trong vùng bị ô nhiễm, chúng sẽ bị tiêu diệt lần lần và có thể bị tiệt chủng.
Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học Ý và Hoa Kỳ, bùn đỏ khi chảy ra biển có thể gây ra dị thai của tôm cá biển. Một nhà khoa học người Úc cũng đã khám phá là bụi đỏ cũng có thể gây ra ung thư phổi và làm biến dạng tử cung qua việc thử nghiệm lên chuột.
Nói chung, triệu chứng thông thường ảnh hưởng lên đời sống của người dân sống chung quanh vùng khai thác quặng mõ là cảm thầy khó chịu, bị chóng mặt, buồn nôn. Nếu bị tiếp nhiễm lâu dài có thể bị ngất xỉu bất cứ lúc nào và có thể đi đến hôn mê.
Còn đối với sodium hydroxide (còn gọi là xút) NaOH, hoá chất nầy được OSHA Hoa Kỳ ghi nhận là có nguy cơ gây ra ung thư cho người khi bị tiếp nhiễm dài hạn trên 15 năm. Nếu bị tiếp nhiễm trực tiếp, có thể bị ngứa da, lở loét miệng, cổ và thực quản. Hay hơn nữa, ảnh hưởng cấp tính có thể làm viêm mũi và cuống họng v.v…
Còn đối với tôm cá, căn cứ vào một số ghiên cứu ở Hoa Kỳ và Ý, bùn đỏ khi xâm nhập vào đại dương có thể gây ra những chứng xáo trộn di truyền lên cá tôm và con người cũng có thể bị nhiễm qua dây chuyền thực phẩm trên.
Xây dựng đập thuỷ điện: Kể tứ tháng 6/2008, TC tập trung vào việc khai thác bauxite tại Nhân Cơ trên một diện tích 140 hecta, dùng làm nơi lấp đặt nhà máy và cơ xưởng. Đồng thời, TC cũng đang lấp đặt nhà máy thuỷ điện Đắt Tít với công suất 144 MW và lấy nước từ 4 hồ lớn chạy dọc theo sông Serépok để cung cấp nước cho nhà máy thuỷ điện. Và cũng thử hỏi, biết đến bao giờ mới hoàn tất nhà máy thuỷ điện để có điện dùng cho việc khai thác nhôm. 5 năm, hay 10 năm sau?
Cùng với dự án khai thác bauxite, còn hai dự án phụ góp phần vào là dự án xây dựng tuyến đường sắt nối liền Tây Nguyên và Bình Thuận dài 270 Km và dự án xây dựng bến cảng Bình Thuận để chuyển tải oxid nhôm (giai đoạn đầu trước khi tinh luyện ra nhôm kim loại) bằng đường hoả xa và đường biển. Thời gian đòi hỏi cho việc xây dựng hai công trình nấy ít ra cũng phải hàng chục năm với đầy đủ ngân sách và chi tiết kỹ thuật xây dựng. Hai điều nầy thiết nghĩ chỉ có trên dự án khai thác và không biết bao giớ mới được khai triển!
Năng lượng và nước cho dự án: Nhu cầu điện năng và nước là hai nhu cầu lớn nhứt trong việc khai thác quặng mõ. Theo ước tính, muốn có 1,2 triệu tấn nhôm cần phải tiêu tốn 18 tỷ KWGiờ, và với giá điện là 3 xu Hoakỳ/KWGiờ mới cân bằng được giá thành và giá bán ra, nghĩa là huề vốn (1 tấn nhôm trên thị trường thế giới hiện nay vào khoảng $3.000). Việt Nam với tổng lượng điện sản xuất trên toàn quốc trong năm 2008 là 58,4 tỷ KWGiờ, thử hỏi làm sao Việt Nam có khả năng cung cấp với giá thành như trên để sản xuất ra nhôm. Trong hiện tại, thị xả Đà Lạt, một trung tâm du lịch có tầm vóc quốc gia, nhưng người dân còn phải sử dụng điện tính theo ngày chẳn, ngày lẽ và nước cũng chỉ được phân phối nhỏ giọt, lấy đâu cho cho việc khai thác bauxite đây?
Cũng theo tính toán của dự án Nhân Cơ, muốn khai thác 600.000 tấn/năm số lượng nước thải hồi là 4 triệu m3 . Đây là một lượng nước rất lớn, không dễ một sớm một chiều có thể có được ở vùng luôn luôn thiếu nứớc cho cây trồng nầy.
Việc hợp tác khai thác: Trung Cộng, Nhật, Hoa Kỳ, Úc: Để trấn an dư luận phản đối sự hiện diện ồ ạt của công nhân và chuyên viên TC, nhiều cấp quyền lực của Việt Nam đã viện dẫn là có sự hợp tác quốc tế gồm nhiền nước trên thế giới tham gia trong việc khai thác nầy, và họ kê khai công ty Alcoa, Hoa Kỳ đã có 40% cổ phần khai thác** (Xem Foot note).
Xin thưa, phát ngôn viên của Alcoa là Lowry đã công bố tại London vào ngày 28/4/2009 rằng công ty hoàn toàn không dự phần vào việc khai thác Nhân Cơ và Tân Rai, và hiện đang nghiên cứu thăm dò địa chất và có thể ký kết để khai thác khu Gia Nghĩa (Đắk Nông) dự trù vào năm 2012.

Từ đó, chúng ta thấy những bào chữa hay giải thích của “chính quyền” các cấp đều là những hình thức chữa cháy để trấn an dư luận hay đánh lừa dư luận mà thôi.
Người “công nhân” TC không phải đã định cư ờ Nhân Cơ hay Tân Rai, mà họ đã có mặt ở khắp miền đất nước từ Bắc chí Nam. Như tại Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh đã có trên 4.000 công nhân và chuyên viên cư ngụ ở một khu vực hoàn toàn biệt lập có cổng rào riêng và được canh gát cẩn mật do bảo vệ cũng là người Hoa. Tương tợ như ở Công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng với trên 2000 công nhân, Công ty than Nông Sơn đã có trên 100 và dự trù vào tháng 6 tới đây sẽ tăng cường thêm 500 nữa. Thậm chí Công ty Điện Đạm Cà Mau cũng đã có trên 1.000.
Việt Nam đang đứng trước nạn khủng hoảng kinh tế và nạn thất nghiệp trầm trọng; theo con số chính thức đã có trên 1 triệu công nhân thất nghiệp đặc biệt là hai khu chế xuất Đồng Nai và Sông Bé… Thế mà cũng đã có hàng ngàn công nhân nhập lậu (không có giấy phép lao động) làm việc trong các hảng xưởng do người Tàu làm chủ theo tin tức của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai.

Chính Thứ trưởng Bộ Lao động và Thương binh mới vừa công bố là không có công nhân “không có giấy phép làm việc” và các công ty đều theo đúung thủ tục của Luật Lao động. Xin thưa, Luật Lao động có ghi rõ là mọi công nhân hay chuyên viên nước ngoài đều phải xin giấy phép và công ty thuê mướn phải chứng minh là loại công việc trên là cần thiết và được Bộ Lao động cung cấp giấy phép lao động. Xin hỏi các công nhân làm việc trên hai công trường Tân Rai và Nhân Cơ như cất nhà, làm đường xá, làm mặt bằng, hay đào các hố rãnh v.v… Đây có phải là những việc người công nhân Việt Nam không có khà năng làm không?
Để kết luận cho dự án khai thác bauxite, chúng ta có thể xác quyết là, dự án khai thác bauxite đòi hỏi một lượng điện năng khổng lồ và nguồn nước thật dồi dào, nước cũng bị ô nhiễm do bùn “đỏ” trôi theo đường nước đi vào sông Đồng Nai, nguồn nước chính dự trù cho việc khai thác nầy. Nguy hiểm nhất là bụi đỏ và bùn đỏ sẽ che phủ một diện tích vô cùng to lớn và hệ sinh thái chung quanh hoàn toàn bị hủy diệt, cùng vùng đất khai thác và vùng đất chứa bùn đỏ bị hoang hoá hoàn toàn. Do đó, có thể nói, tính khả thi của dự án không cao, nếu không nói là bất khả thi.
Như vậy, quyết định trên có phải là một quyết định đánh trống bõ dùi hay không? Hay là còn có một “ý đồ” nào khác hơn là việc khai thác nhôm? Sự hiện diện của công nhân, chuyên viên, kỹ sư Trung Quốc ở vùng Cao nguyên, xương sống của Việt Nam, nguồn nguyên liệu dồi dào còn lại của Đất Nước, có thể là một nhân tố chính trị - quânsự - kinh tế để Trung Quốc có thêm điều kiện để khống chế Việt Nam?
<!--[if !vml]-->Nhu cầu nhôm của Việt Nam hàng năm vào khoảng 100 đến 150 ngàn tấn dễ dàng được nhập cảng từ Úc châu. Thử hỏi với lượng sản xuất hàng triệu tấn dùng để xuất cảng sang TC, do đó, Việt Nam càng thêm lệ thuộc vào quốc gia nầy, và dễ dàng bị khuynh đão cũng như áp lực của TC<!--[endif]-->
Thêm nữa, trong ngày Hội thảo khoa học về việc khai thác quặng mõ Bauxite ngày 9 tháng tư vừa qua tại Hà Nội do Phó Thủ tước CS Hoàng Trung Hải chủ toạ có đầy đủ ban ngành và các bộ liên quan đến việc nầy và có rất nhiều Tiến sĩ chuyên ngành tham dự và đã được Bộ chính trị, qua Nguyễn Tấn Dũng xác nhận một lần nữa vào đầu tháng 5, 2009. Nhưng kết luận vẫn là:
Tiếp tục khai triển dự án Tân Rai (Lộc Thắng, Bảo Lâm, Lâm Đồng);

Đối với dự án Nhân Cơ, cần phải đợi báo cáo tác động môi trường (Environment Assessment Impacts- EAI) (điều khoản đã ghi rõ ràng trong Bộ luật Môi trường ở Việt Nam trước khi cung cấp giấy phép cho dự án). Như vậy Bộ Chính trị đã đứng trên luật lệ để “ra lịnh” khai thác hai dự án Bauxite nầy và dự trù còn 5 địa điểm khác ở Đắk Nông đã nói ở phần trên.
Kết luận trên của Hội thảo chỉ là một sự dàn dựng thêm một lần nữa, để chúng ta thấy rõ bản chất của chế độ là bất chấp chấp dư luận và góp ý của những nhà chuyên môn trên thế giới.
Và chúng ta, qua những nhận định đã nêu ở phần trên. có thể hình dung được rằng việc khai thác quặng mỏ bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam đã được Bộ chính trị Việt Nam giao khoán cho Trung Cộng cùng với những đặc quyền đặc lợi cho ngoại bang.

Việc làm nầy chắc chắn sẽ được khắc ghi vào những trang sử đen tối nhứt của Việt Nam thời hiện đại.

Mai Thanh Truyết

Ghi Chú: 1- Với tính cách thông tin, sau đây là những thông số kỹ thuật của nhà máy sản xuất nhôm của Alcoa tại Rockdale, Texas, Hoa Kỳ.
Năng lượng: Phải đốt 16.329 tấn than/ngày. Một năm đốt hết 1,4 triệu tấn than để chạy nhà máy có công suất 500MW.
Nhu cầu nước: 8,3 triệu m3/năm
Ô nhiễm môi trường: Tạo ra 3,7 triệu tấn Carbon dioxide (CO2), 500 tấn hạt bụi lơ lững, 10.000 tấn sulfur dioxide (SO2), 220 tấn hợp chất hữu cơ, 720 tấn carbon monoxide (CO), 125.000 tấn tro (ash), 193.000 tấn bùn (khô), 77 Kg thuỷ ngân, 102 kg arsenic, 51,7 Kg chì và 1,8 kg cadmium. Các khí kểv trên đã được hạn chế phát thải vài không khí qua những màng lọc của công ty. Còn tất cả phế thải rắn và lỏng đã được xử lý theo quy định của EPA Hoa Kỳ.
Chất thải của lò luyện kim (lò luyện phải nóng đến 900oC và dưới một điện cực 150.000 Ampere): Cứ mỗi 1000 tấn nhôm ròng được sản xuất, phát thải ra 20 tấn phế thải độc hại do lớp cathode bị hao mòn.
Phế thải gồm các hợp chất chứa ffuorr và cyanide. Đây là hai hoá chất, theo cơ quan WHO ảnh hưởng lên hệ sinh thái là huỷ diệt hoàn toàn thực động vầt trong vùng. Còn con người hấp thụ qua đường tiêu hoá hay hô hấp sẽ làm cho xương bị biến dạng (dị hình dị dạng) và hệ thần kinh bị hư hại. Các hiễm họa nầy sẽ không xảy ra cho Việt Nam, vì Việt Nam mặc dù trong dự án nói đến chỉ tiêu sản xuất là 1,2 triệu tấn nhôm ròng, nhưng trên thực tế chỉ dừng ở giai đoạn đầu là khai thác alumina (oxid nhôm) và chuyển tải về đàn anh nước lớn là TC để tiếp tục luyện nhôm.
--------------------------------------------------------
**
Note: Viec Hoa Ky co phan khai thac 40% nen xem lai. Ghi chu cua Hoang Hoa.

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2010

TIẾNG KÊU CỨU CỦA NÚI RỪNG

Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới
(Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39).
http://www.conggiaovietnam.net/ conggiaovietnam@gmail.com

TIẾNG KÊU CỨU CỦA NÚI RỪNG
Quý độc giả Ephata và Công Giáo Việt Nam thân mến,

Báo Saigon Tiếp Thị số 22 ra ngày thứ Sáu 6/3/2009, nơi trang 36 có đăng bài “Chuẩn bị khời công nhà máy luyện Oxid nhôm”của tác giả Bảo Ngọc. Bài báo được nhấn mạnh (in chữ to) bởi một đoạn như sau :

Công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ (thuộc tập đoàn than khoáng sản Việt Nam TKV) đã hoàn tất việc san ủi mặt bằng chuẩn bị khởi công nhà máy luyện oxid nhôm tại xã Nhân Cơ (huyện Dak Rlap), Với diện tích 200 hecta, các hạng mục phụ trợ khác như đường vào nhà máy, khu nhà điều hành, … cũng đã hoàn thành.

Với thông tin này, bài báo cho thấy người ta chính thức khẳng định quyết tâm thực hiện dự án khai thác quặng boxit vùng tây nguyên, bất chấp dư luận và bất chấp phản biện xã hội, cho dù các phản biện đó có căn cứ khoa học và văn hóa. Khai thác quặng boxit tại tây nguyên, người ta cố tình thực hiện một cuộc tàn phá hủy diệt môi trường sống của muôn loài, trong đó có loài người, có một chủng tộc con người mang tên Việt Nam.

Không thể biện minh bằng lợi nhuận kinh tế, bởi các nhà kinh tế và khoa học đã chỉ ra rằng không có lợi nhuận cho quốc gia về phương diện kinh tế, ngược lại còn làm thiệt hại kinh tế do lượng điện, lượng nước tiêu thụ quá lớn nhưng giá thành của thành phẩm trên thế giới qua rẻ.

Theo dõi các phản biện được công khai phát biểu, chúng ta không hiểu nổi tại sao người ta lại quyết định như thế nếu người ta còn lương tri.

Không thể tin được qui trình được vạch ra trên giấy mà có thể áp dụng trong thực tế. Người ta biện minh bằng qui trình rằng, làm vệ sinh mặt bằng (khai thác gỗ), bóc lớp đất mặt để qua một bên, khai thác lớp quặng bên dưới, sau đó lấp lại lớp đất mặt, bón thêm phân để phục hồi đất và tái trồng cây phủ xanh mặt bằng. Tin được không? Con nít cũng không tin được. Họ làm như họ đào một khoảng đất vài mét và làm hoàn chỉnh ngay trong ngày, mà ngay cả làm trong một phạm vi nhỏ bé như vậy, họ có bao giờ làm đàng hoàng đâu, cứ xem ba cái lô cốt trong thành phố này, hết ngày này qua ngày khác, rào lại để hạn chế đường giao thông, vắng tanh không một người thợ làm việc, cứ vậy năm này qua tháng khác (báo Tuổi trẻ số ra ngày thứ hai 9/3/2009 thông tin nơi trang 3: có 194 lô cốt trên 72 tuyến đường). Mà nếu có cái nào làm xong, thi hãy chạy một vòng để xem cách họ tái tạo mặt bằng, nham nhở như gương mặt nham nhở của những kẻ vô lương tri. Tội nghiệp ! báo ra ngày hôm nay (báo Phụ Nữ thứ ba 10/3/2009) đăng tin về một người con gái, tuổi em còn rất trẻ (22 tuổi), em đã trượt ngã xe vì mặt đường tái tạo không hoàn chỉnh, chiếc xe sau chồm tới cán chết em tại chỗ, đau xót làm sao ! Biết tin này, nhưng kẻ có trách nhiệm có thấy một chút gì ân hận không? Tôi nghĩ là không, vì nếu có thì đã bao nhiêu cái chết thương tâm trước đó do cách làm cẩu thả phải làm cho họ thay đổi cách làm việc đi chứ, dâu cứ mãi như vậy.

Họ rẻ rúng mạng con người quá, họ chỉ biết lợi nhuận dành cho họ, họ bất chấp hậu quả tai hại như thế nào để lại cho người khác gánh chịu. Tôi không tin và tôi chắc rằng rất nhiều người không tin vào lời cam kết theo qui trình để tái tạo mặt bằng của những người chủ trương khai thác quặng oxid nhôm.

Khi khai thác, họ có tính đến việc những cơn mưa ở đầu nguồn sẽ đổ xuống không? Họ có biết những cơn mưa lũ đầu nguồn sẽ gây ra những tai hại gì khi đống đất dở dang đang được bóc? Hay họ sẽ “vắt đất thay trời làm mưa, nghiêng ruộng đổ nước ra biển”? Có thể lắm, xưa nay họ vẫn chủ trương như vậy mà, nếu vậy kinh nghiêm “chông bão, chống lũ, chống lụt, chống …”chống cả trời đất bao nhiêu năm nay sẽ dạy họ thêm bài học nào nữa? Bao nhiêu người dân vô tội, của cải ruộng vườn, cơ nghiệp, .. sẽ chịu thiệt hại để trả giá cho bài học kiêu ngạo?

Làm sao để bóc tách được oxid nhôm ra khỏi quặng thô? Sẽ phải dùng bao nhiêu nước, bao nhiêu điện cho công việc này? Ngay đầu nguồn, nước bị tận dụng vào khai thác quặng, mạch nước ngầm cũng như không ngầm sẽ ra sao? Số phận của bao nhiêu gia đình miền xuôi cuối nguồn nước sẽ ra sao? Ngay bây giờ đã thiều nước sạch sinh hoạt, khai thác quặng ở đầu nguồn thì thiếu cái gì? Mấy ngày nay trời chưa khô điện đã thiếu, “mấy ông lớn”đổ lỗi cho nhau, chỉ người dân nghèo chịu … chết, các ông vẫn nằm phòng máy điều hòa không khí, vẫn ngồi xe máy lạnh và vẫn đổ bia đổ rượu để trầm mình trong các cuộc truy hoan “vì công vụ”!

Để bóc tách quặng có dùng hóa chất không? Các nhà chuyên môn bảo rằng có, mà là hóa chất cực độc, vậy thì những giòng hóa chất thải ra len lỏi đến tận đâu, có thấm vào thịt đất không? Có tràn vào các giòng sông giòng suối không? Ai bảo đảm rằng ngăn chặn được giòng chảy này? Ai bảo đàm rằng không thấm vào thịt đất? Ai bảo đảm được xin trả lời cho công luận. Công trình hầm Thủ Thiêm, hàng chục chuyên gia, bao nhiêu máy móc tối tân, những bài tính được xây dựng bằng những phương pháp hiện đại, chọn lựa vật liệu rất kỹ lưỡng, thử nghiệm thiết kế cấp phối trước khi thi công, xay đá cục lạnh trộn vào để chống tăng nhiệt, tính toán phụ gia, hàng trăm cán bộ giám sát, thi công thử nghiệm mô hình thu nhỏ, ... Thế mà 4 đốt hầm vượt sông Saigon sang Thủ Thiên bị … nứt thê thảm !

Hóa chất tràn lan. Vụ án chất độc màu da cam còn có Mỹ để kiện, chất độc từ việc khai thác quặng này kiện ai? Cứ xem vụ án Vedan thì biết người dân sẽ kiện được ai? Nửa năm trôi qua của vấn đề, hàng chục năm đí qua trong thiệt hại, các chủ nhân ông vẫn sống nhởn nhơ, vẫn tiếp tục sản xuất, vẫn tắm bia tắm rượu. Cả một guồng máy công quyền hùng mạnh bách chiến bách thắng đứng cãi nhau, báo chí càng la to, sức ì càng lớn, rồi đây khi “cứt trâu hóa bùn”, nhặt vài anh “to miệng”ra tòa là xong mọi chuyện ! Đất nước này, người dân này oằn mình chịu khổ đau.

Một bộ phận rất lớn người anh em miền núi làm nên dân tộc Việt Nam, cuộc sống của những bộ tộc này gắn liền với núi rừng, rừng là nhà để sống, âm thanh của rừng là tiếng nhạc cồng chiêng. Ba mươi năm trước, cuộc di dân ồ ạt lên tây nguyên, biết bao nhiêu hecta rừng đã bị đốn sạch, rừng cạn kiệt, thú rừng cạn kiệt, người anh em miền núi thoi thóp sống, lẻ tẻ một vài thú rừng còn sót lại điên cuồng phá phách để chết, bài học đó vẫn còn sờ sờ trước mắt, nhưng người ta nhắm mắt lại để tận diệt rừng, hóa ra rừng như là “kẻ thù”của họ vậy ! Tội nghiệp rừng, rừng vẫn từng che chở nuôi sống họ, bây giờ họ tự sống được rồi, rừng không còn cần nữa.

Chúng ta đọc được trong học thuyết xã hội của Giáo Hội Công giáo các hướng dẫn sau đây có liên quan đến nỗi đau mà chúng ta đang gánh chịu (sách Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo Hội Công giáo, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Ủy Ban Bác ái Xã hội, Nhà xuất bản Tôn giáo, xuất bản quí 4 năm 2007, sách có bán tại các nhà sách công giáo).

(470) Các chương trình phát triển kinh tế cần phải cẩn thận lưu ý tới “nhu cầu tôn trọng sự tòan vẹn và chu kỳ tuần hoàn của thiên nhiên”, vì các tài nguyên thiên nhiên thì có hạn, thậm chí có một số tài nguyên không thể tái tạo được. …

(471) Mối quan hệ của những dân bản địa với đất đai của họ và tài nguyên là một điều rất đáng chú ý, vì đó là cách biểu hiệu cốt yếu nhất bản sắc của họ. Vì những nguồn lợi lớn lao về công – nông nghiệp hay vì tiến trình đồng hóa và đô thị hóa quá cao, nên nhiều người trong số các dân tộc này đã đành để mất hay liều mất đất đai mà họ đang sống trên đó, những mảnh đất đã từng gắn chặt với ý nghĩa cuộc đời họ. Quyền lợi của các dân bản địa cần phải được bảo vệ một cách thích đáng. Các dân tộc này cho ta một điển hình về đời sống hài hòa với môi trường mà họ đã rất quen thuộc và đã bảo tồn bấy lâu nay. Kinh nghiệm đặc biệt của họ, vốn là nguồn di sản tinh thần không thể thay thế được cho toàn thể nhan loại, đang có nguy cơ bị đánh mất cùng với môi trường đã khai sinh ra họ.

Không phải Giáo Hội không có lập trường của mình về các vấn đề xã hội, đặc biệt là môi trường trong tương quan với con người. Bây giờ phải làm sao?

Lm. VĨNH SANG, DCCT,

Mùa Chay 2009

BỘ CHÍNH TRỊ KẾT LUẬN VỀ BAUXITE 090426

chủ nhật, 26 tháng 4, 2009


BỘ CHÍNH TRỊ KẾT LUẬN VỀ BAUXITE 090426

Dự án Tân Rai tiếp tục tiến hành

Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa ra thông báo kết luận về việc khai thác bauxite, trong đó khẳng định đây là 'chủ trương nhất quán' của Đảng.

Giữa tháng Tư, Bộ Chính trị đã nghe Ban Cán sự đảng Chính phủ báo cáo về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxite giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025.

Thông báo đăng trên báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, cho hay điểm đầu tiên trong kết luận của Bộ Chính trị là: "Chủ trương thăm dò, khai thác, chế biến bauxite là chủ trương nhất quán từ Ðại hội IX và Ðại hội X của Ðảng đến nay".

Bộ Chính trị chỉ đạo "Tiếp tục thực hiện chủ trương triển khai hai dự án ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đăk Nông) do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư, chưa chủ trương bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân nước ngoài".

Như vậy đã có sự điều chỉnh trong chủ trương cũ là cho phép thành lập công ty cổ phần khai thác bauxite.

Chỉ đạo hồi giữa tháng Ba của Chính phủ viết: "Trong quá trình khai thác, tập đoàn Việt Nam được phép thành lập công ty cổ phần có sự tham gia của công ty nước ngoài. Chính phủ ra điều kiện phía Việt Nam giữ ít nhất 51% và phía nước ngoài không quá 40%".

"Tập đoàn Alcoa (Hoa Kỳ) do vậy có thể tham gia cổ phần vào dự án Nhân Cơ (Đăk Nông) với tỷ lệ đến 40%; và Tập đoàn luyện kim Vân Nam (Trung Quốc) có thể tham gia vào dự án Tân Rai (Lâm Đồng) với tỷ lệ không quá 20%".

Tuy nhiên nay theo chỉ đạo mới của Đảng, các công ty nước ngoài sẽ chỉ có thể làm nhà thầu.

Bộ Chính trị cũng kết luận: "Tiếp thu các ý kiến đúng đắn của các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Ðảng và Nhà nước, các nhà khoa học, Ban Cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp..."

Kế hoạch phát triển bauxite Tây Nguyên đã thu hút dư luận chưa từng thấy từ trước tới nay.

Nhiều nhân vật từ giới cựu quan chức, tướng lĩnh cao cấp tới các nhà khoa học hàng đầu, đấ lên tiếng phản đối các dự án mà họ cho là "chưa được cân nhắc kỹ" và có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng về cả môi trường, xã hội và an ninh quốc gia.

Lưu ý vấn đề

Kết luận của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản lưu ý một loạt các vấn đề trong phát triển bauxite Tây Nguyên, trong nhấn mạnh "Tây Nguyên là khu vực nhạy cảm, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh, quốc phòng cho cả trước mắt và lâu dài, đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa".

Ngoài môi trường, Bộ Chính trị cũng chỉ thị lưu ý tới các khía cạnh hiệu quả kinh tế, công nghệ và nhất là việc sử dụng lao động nước ngoài "phải theo đúng quy định của pháp luật".

Tiếp tục thực hiện chủ trương triển khai hai dự án ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đăk Nông) do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư, chưa chủ trương bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân nước ngoài.

Kết luận của Bộ Chính trị

Hai dự án bauxite đang thực hiện cần "sử dụng lao động trong nước, chỉ sử dụng lao động kỹ thuật nước ngoài khi cần thiết".

Kết luận của Bộ Chính trị viết: "Riêng Dự án Nhân Cơ, cần rà soát lại toàn bộ các vấn đề có liên quan, nhất là việc đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường, nếu thực sự có hiệu quả và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường thì mới tiếp tục triển khai thực hiện".

Cùng với thông báo kết luận của Bộ Chính trị, báo Đảng cũng có bài viết của tác giả Xuân Quang giải thích thêm về "sự cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng của Ðảng và Nhà nước ta trước một dự án lớn".

Tác giả này cho hay "đến ngày 24/04, số lao động Trung Quốc có mặt tại Tổ hợp bauxite Nhôm Lâm Ðồng là 583 người, trong đó có 38 nữ".

"Tại Đăk Nông, hiện nay mới có một số chuyên gia của Chalieco (nhà thầu Trung Quốc) sang làm việc với các ngành chức năng của tỉnh, chứ không có lao động phổ thông người Trung Quốc".

Tác giả Xuân Quang cảnh báo "cần cảnh giác... với những mưu toan chính trị hóa vấn đề của các thế lực thù địch, thiếu thiện chí, muốn chia rẽ nội bộ chúng ta; xuyên tạc sự thật, lợi dụng những tình cảm thiêng liêng trong trái tim, khối óc mỗi người để kích động hòng thực hiện những mưu đồ xấu xa của họ."

Công nhân Trung Quốc sống thành làng ở tỉnh Quảng Nam

Công nhân Trung Quốc sống thành làng ở tỉnh Quảng Nam
• Thursday, May 7, 2009, 9:35
• 8,005 views
Cư xá xây cho người Trung Quốc ở Tân Rai, Lâm Ðồng. (Hình: CLB NBTD)

ÐÀ NẴNG - Công nhân Trung Quốc được đưa sang làm cho các dự án từ điện, xi măng, bauxite ở Việt Nam sống thành từng làng rất đông đúc và nhiều phần lao động bất hợp pháp.

Bài ký sự mới nhất của báo SGTT cho thấy như vậy về một tình trạng được báo động gần đây, dù Bộ Chính Trị CSVN đưa ra chỉ thị buộc nhà cầm quyền các cấp, các công ty CSVN phải kiểm soát và chỉ được chấp thuận cho công ty ngoại quốc đưa các chuyên viên cần thiết tới Việt Nam nếu không tìm được nhân lực địa phương.

“Trên cung đường Hồ Chí Minh, đoạn đi qua huyện Ðông Giang (tỉnh Quảng Nam) có một “làng” công nhân người Quảng Tây (Trung Quốc). Họ đã đến đây hơn ba năm qua để xây dựng hai công trình thủy điện Za Hung và Sông Kôn 2.” Tờ SGTT số ra ngày 6/5/2009 viết trong ký sự “Người Quảng Tây ở Quảng Nam”. “Cho đến thời điểm cuối tháng 4, trên đại công trường này, có 523 công nhân Trung Quốc. Khi thủy điện này sắp hoàn thành họ có ngay công trình thủy điện mới, cũng ở miền Trung Việt Nam, để thi công tiếp”.

Các công ty quốc doanh CSVN có biết luật lệ sử dụng công nhân lao động không? Chắc chắn họ phải biết. Các nhà thầu ngoại quốc khi đưa người từ nước họ hay từ nước khác vào Việt Nam có phải tìm hiểu và biết rành rẽ về luật lao động ở Việt Nam không? Chắc chắn họ phải biết. Nhưng ngày 27/3/2009, Tổng Hội Xây Dựng ở Việt Nam tố cáo rằng hàng vạn công nhân người Trung Quốc đã được đưa vào Việt Nam làm đủ mọi loại công việc. Luật lệ CSVN chỉ cho phép công ty ngoại quốc đưa các chuyên viên không kiếm được ở Việt Nam vào làm việc. Nhưng các công ty Trung Quốc đã đưa từ người nấu bếp, nhân viên bảo vệ, hay nói chung gọi là “lao động phổ thông” tức không đòi hỏi khả năng chuyên môn nào vào Việt Nam.

Ngày 14/4/09, bài báo của tờ SGTT cho thấy hàng trăm công nhân đủ loại đang hoạt động ở Tân Rai, nơi đang chuẩn bị khai thác bauxite và thành lập nhà máy “tuyển lọc” quặng bauxite thành bột nhôm thô (alumina) trong tỉnh Lâm Ðồng.

Một số bài báo khác cho thấy công nhân Trung Quốc có mặt từ nơi xây dựng nhà máy xi măng ở Hải Phòng, nhà máy điện ở Quảng Ninh, Cà Mau, Quảng Nam, chuẩn bị xây cất nhà mày luyện bột nhôm tại Nhân Cơ (Ðắc Nông).

Ngày 24/4/09 Bộ Chính Trị CSVN ra chỉ thị nói nhà cầm quyền phải “tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, việc sử dụng lao động nước ngoài phải đúng pháp luật”. Nhưng trên thực tế, phần lớn công nhân Trung Quốc có mặt ở Việt Nam đều là những người lao động bất hợp pháp. Họ tới Việt Nam bằng hộ chiếu du lịch. Nhà cầm quyền địa phương, “chủ đầu tư” và nhà thầu biết là trái luật nhưng lờ đi.

Bài báo của tờ SGTT viết về chuyện công nhân Trung Quốc gốc Quảng Ðông làm lậu và ở thành làng ở Quảng Nam như sau:

“Công ty CP Za Hưng (thuộc tập đoàn Hà Ðô, Bộ Quốc Phòng, 25 Láng Hạ, Ba Ðình, Hà Nội) là chủ đầu tư của công trình thủy điện Za Hung (xã Za Hung, Ðông Giang). Ông Nguyễn Văn Ðảm, phó tổng giám đốc công ty, cho biết tổng đầu tư cho công trình là 600 tỉ đồng, người Trung Quốc đã thắng hai trong ba gói thầu chính của công trình. Trong đó gói thầu xây lắp thuộc về công ty CP Quế Năng, gói thầu lắp đặt thiết bị thuộc công ty CP Quế Võng. Theo chân hai công ty này có 340 người Trung Quốc. Ông Ðảm nhận xét, công nhân Trung Quốc làm việc hiệu quả hơn công nhân Việt Nam, thể hiện ở ba khía cạnh: sức khỏe tốt hơn, chuyên nghiệp hơn và có ý thức kỷ luật cao hơn.

Ở đầu hồi khu nhà làm việc của cán bộ Trung Quốc có ghi dòng chữ: Tạo dựng thương hiệu quốc tế. Ngoài công trình thì có bảng hiệu: Liêm chính, hài hòa. Thượng tá phó trưởng công an huyện Ðông Giang, Nguyễn Văn Tê cho biết, ba năm hai công trình của người Trung Quốc chỉ có hai vụ ẩu đả (với người địa phương) mà công an phải xử lý, nếu so với những công trình chỉ có lao động Việt Nam là quá êm thấm. Ông Tê cũng khen: họ biết gìn giữ môi trường, chứ không cày xới vung vãi như các thủy điện chỉ có lao động Việt (ở huyện Ðông Giang hiện có bốn thủy điện đang được xây dựng). Người Trung Quốc cũng không vào rừng săn bắn như lao động Việt. Alăng Mứ, thôn trưởng thôn Cà Dâu (nơi cư dân địa phương sống gần thủy điện Za Hung nhất), nói mỗi khi đến thăm chơi nhà đồng bào, các công nhân Trung Quốc đều mang quà, nào cơm nguội để cho heo, chăn màn, thuốc lá…”

Muốn có việc làm, không muốn định cư

Cai quản 300 lao động Trung Quốc tại Za Hung là một cán bộ rất trẻ sinh năm 1979 ở Quảng Tây - Ngô Hải Hoa (phó giám đốc dự án công trình thủy điện Za Hung). Hoa nói thẳng: Chúng tôi đã làm ba công trình thủy điện ở Trung Quốc, ở Việt Nam thì đây là công trình đầu tiên. Tuy nhiên chúng tôi đến đây không phải để làm một công trình này. Hai cái Tết rồi chúng tôi không về nhà. Chúng tôi chấp nhận mọi thiệt thòi để hoàn thành xuất sắc công trình này và đó là cơ hội để chúng tôi đến với những công trình khác tại Việt Nam.

Hoa cũng giải thích là muốn làm việc ở Việt Nam chứ không phải định cư ở đây như có lời đồn. “Không người Trung Quốc nào muốn định cư tại đây cả. Công nhân tôi phần lớn đều có gia đình, chúng tôi sinh ra ở thành phố, không có lý do nào để chúng tôi ở lại vùng rừng núi này cả”. Hoa cũng tâm sự không dễ kiếm việc ở Trung Quốc. Làm việc ở đây xa nhà nhưng thu nhập cao hơn trong nước. Thu nhập lao động phổ thông 4.000 tệ/tháng, cán bộ quản lý như Hoa trên 6.000. Cuộc sống ở đây không có gì phàn nàn. Thức ăn thì có đầu bếp Trung Quốc nấu. Mùa nào thức nấy, chợ không thiếu thứ gì. Chỗ ở cũng không chật chội gì. Mỗi công nhân 4m2, tổ trưởng 2 người/phòng 20m2, cán bộ như Hoa được riêng một phòng. Tại công trình có Internet, có chảo vệ tinh bắt được 30 đài Trung Quốc, có sân bóng đá, bóng chuyền… “Không khác gì ở nhà cả” - Hoa khoe.

Nơi người Trung Quốc làm việc và sinh sống tại hai công trình thủy điện ở Ðông Giang đều tách biệt với cư dân địa phương. Việc ra vào nơi đây đều được kiểm soát chặt chẽ bởi những nhóm vệ sĩ người Việt làm nhiệm vụ bảo vệ. Ngoài ra huyện Ðông Giang cũng tăng cường hai đồn công an làm nhiệm vụ giữ gìn trị an ở hai công trình này. Trung tá Nguyễn Quang Cảng, phó đồn công an ở Za Hung, cho biết trước kia, người Trung Quốc thuê nhà ở chung với dân nhưng sau, việc này bị cấm. Lý do tại sao thì ông Cảng không nói…

Ở hai công trình thủy điện Za Hung và Sông Kôn hai này, người Việt đã bị gạt ra trong cuộc kiếm tìm việc làm ở ngay trên quê hương mình. Ðây là những công việc phổ thông ai làm cũng được. Ông Ðỗ Tài - phó chủ tịch UBND huyện Ðông Giang nói: “Khi triển khai các dự án này, chúng tôi yêu cầu các nhà đầu tư phải ưu tiên sử dụng lao động địa phương. Họ có thực hiện, có tuyển một vài người nhưng so với lao động Trung Quốc là quá nhỏ bé”.

Nguồn : Nguoiviet

Để khôi phục một cách bền vững Bauxite Việt Nam, không thể không đặt câu hỏi

Đăng bởi tuldvnhloc on Tháng Tư 23, 2010


Minh Huệ

- Cả chủ đầu tư là Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và các tỉnh đều chưa khẳng định được tính khả thi của các phương án vận chuyển alumin từ Tây Nguyên xuống cảng biển. Ngày 21 và 22/4, trong chuyến khảo sát thực tế các tại các dự án khai thác bô-xít ở Nhân Cơ (Đắk Nông) và Tân Rai (Lâm Đồng), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đặc biệt quan tâm đến vấn đề giao thông phục vụ cho việc xuất khẩu alumin.

Phó Tổng Giám đốc TKV Dương Văn Hòa cho rằng, đến 2020, do điều kiện cơ sở hạ tầng, chỉ có thể nâng cấp 2 nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ, chưa thể xây dựng thêm các nhà máy khai thác bô-xít, sản xuất alumin tại Tây Nguyên.

Đắk Nông có kinh nghiệm quản lao động nước ngoài

Gói thầu EPC Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ công suất 650.000 tấn/năm mới được khởi công hôm 28/2. Tuy vậy, theo báo cáo của Công ty cổ phần alumin Nhân Cơ, hiện chủ đầu tư và nhà thầu vẫn đang tiến hành đàm phán, điều chỉnh một số nội dung hợp đồng, như lùi thời gian tính tiến độ bắt đầu từ 18/10/2010, thống nhất chi tiết xuất xứ thiết bị… Dự kiến tháng 10 tới, hai bên sẽ hoàn thành việc tạm ứng hợp đồng EPC.

Hiện chủ đầu tư đang thực hiện việc đăng ký lao động nước ngoài, chuẩn bị cơ sở vật chất sinh hoạt để phục vụ nhà thầu vào thi công.

Ông Trần Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông chia sẻ, tỉnh ít nhiều đã có kinh nghiệm trong việc quản lý người nước ngoài vào làm việc. Tại khu công nghiệp Tâm Thắng (huyện Cư Jut), luôn có khoảng 100 lao động người Trung Quốc làm việc trong nhà máy cồn công nghiệp và nhà máy đường Đắk Nông.

Trên các công trình xây dựng thủy điện ở tỉnh, số lao động người nước ngoài làm việc cũng không phải ít. Tuy vậy, chưa xảy ra những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự liên quan đến lao động người nước ngoài.

Thời gian qua, đã có gần 50 người nước ngoài vào làm việc tại Nhân Cơ, nhưng đi thành nhiều đợt (mỗi lần vài người) và trong thời gian ngắn. Tỉnh đã chỉ đạo ngành công an phối hợp chặt chẽ với Công ty cổ phần alumin Nhân Cơ và chính quyền địa phương đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trong toàn bộ quá trình xây nhà máy.

Tân Rai: chậm so với kế hoạch

Có tổng vốn đầu tư 11.300 tỷ đồng, đến nay tổ hợp bô-xít nhôm Tân Rai đã xây dựng đạt 46% giá trị. Riêng gói thầu Nhà máy alumin Tân Rai đã thi công 85% khối lượng công trình.

Việc nhập khẩu, vận chuyển, lắp đặt thiết bị ở dự án này còn chậm so với hợp đồng ký kết; các hạng mục đập hồ bùn đỏ, đường dây 110Kv, nhà máy tuyển quặng đều thực hiện chậm so với kế hoạch.

Với chung cả 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo, chủ đầu tư, các đơn vị thi công cần tăng cường phối hợp cho thật đồng bộ, để triển khai dự án đạt kết quả cao nhất, bởi đây là động lực chính nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả khu vực Tây Nguyên.

TKV cần tiếp tục quan tâm cuộc sống của người đồng bào, tiếp tục thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo lao động, kể cả kỹ sư là người địa phương, chứ không chỉ đội ngũ công nhân.

Cần xây dựng hai Nhà máy alumin Tân Rai và Nhân Cơ thống nhất về kiến trúc, cảnh quan môi trường, đảm bảo một cách tối ưu nhất các giải pháp về môi trường.

Bộ GTVT sắp trình phương án vận chuyển

Đến nay, TKV đã chuẩn bị được một nửa số vốn cho dự án Nhân Cơ. Hiện chủ đầu tư đang làm việc với các ngân hàng nước ngoài để vay khoảng 300 triệu USD.

TKV đề nghị ngành giao thông cần nhanh chóng đầu tư nâng cấp một số tuyến đường, vì nguồn vốn của chủ đầu tư không kham nổi.

Theo phương án của TKV, giai đoạn đầu dự án Nhân Cơ, alumin sẽ được vận chuyển bằng đường bộ từ Đắk Nông theo quốc lộ 14 sang Bình Phước, xuôi quốc lộ 51 qua Đồng Nai xuống cảng Gò Dầu. Giai đoạn 2, đơn vị sẽ vận chuyển alumin theo quốc lộ 28 sang Lâm Đồng, và xuôi quốc lộ 55 xuống Cảng Kê Gà (Bình Thuận), rút ngắn 1/3 tuyến đường so với giai đoạn đầu.

Hiện Cảng Kê Gà mới đang lập thiết kế cơ sở, phải đến 2015 mới hoàn thành giai đoạn 1. Về lâu dài, nhà nước cần đầu tư tuyến đường sắt nối Đắk Nông – Lâm Đồng – Bình Thuận để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của Tây Nguyên nói chung và xuất khẩu alumin nói riêng.

TKV đề nghị, cùng với việc mở rộng tuyến quốc lộ 28 và quốc lộ 55, Chính phủ cần nhanh chóng đầu tư nâng cấp tuyến quốc lộ 14 từ Đắk Nông đi Bình Phước, để kịp cho việc vận chuyển alumin vào cuối năm 2012. Phía UBND tỉnh Đắk Nông cũng đã có văn bản trình Chính phủ cho phép xây dựng tuyến được này theo hình thức BOT.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay là không có vốn để nâng cấp các tuyến đường này.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ rõ, các phương án vận chuyển alumin của TKV đều chưa khẳng định được tính khả thi. Các phương án này chưa được khảo sát cụ thể bằng những con số khoa học và chưa có ý kiến của các tỉnh có tuyến đường đi qua.

Phó Thủ tướng lưu ý “TKV cần thật kỹ lưỡng trong việc chọn phương án vận chuyển alumin”, yêu cầu “Bộ Giao thông Vận tải trong hai tuần tới phải hoàn thành và trình phương án vận chuyển tối ưu nhất, cùng với những đề xuất về phương thức triển khai với chủ đầu tư”.

http://tuldvnhloc.wordpress.com/2010/04/23/bo-xit-tay-nguyen-tim-d%c6%b0%e1%bb%9dng-d%e1%bb%83-xu%e1%ba%a5t-kh%e1%ba%a9u-alumin/

Tháng Một 9, 2010 by Da Vàng

Rate This
Phải khẳng định rằng đối với Loài Người Văn Minh, thông tin chuyển tải trên Internet đã trở nên thiết yếu tới mức không có nó thì không thể tồn tại, như oxy đối với sự sống vậy. Cũng như thế, từ 8 tháng nay với 17 triệu rưỡi lượt truy cập – một con số kỷ lục, trang mạng Bauxite Việt Nam do Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn và Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng khởi xướng, tập hợp trên 3 nghìn chữ ký của giới trí thức Việt Nam và các tầng lớp nhân dân vào Kiến nghị quyết liệt phản đối Chính phủ cho phép khai thác bauxite tại Tây Nguyên tiếp nối những bức tâm thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về cùng vấn đề, đã thực sự trở thành dinh dưỡng hàng ngày của tất cả những ai “con Lạc cháu Hồng” ứa máu với Hoàng Sa, đau đáu với Trường Sa, với sinh mệnh của Tổ quốc đang lâm nguy bởi “liên minh ma quỷ” giữa các thế lực tham nhũng trong nước và bành trướng phương Bắc. Cũng chính vì vậy, với Bauxite Việt Nam, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam Cộng sản, “xã hội dân sự” – thành phần quyết không thể thiếu của bất kỳ quốc gia Dân chủ và Pháp quyền nào, đã được thị phạm một cách vô cùng hoành tráng và sinh động!

Thế nhưng từ ngày 12 tháng 12 năm ngoái, 2009, Bauxite Việt Nam liên tục bị “tin tặc” đánh phá khốc liệt, mạng bị sập nhiều lần, thậm chí cả các hộp thư điện tử cá nhân của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Nhà giáo Phạm Toàn cũng bị chúng trộm cắp mật khẩu hoặc “nhái” địa chỉ để “chế” và phát tán một số thư mạo danh người này để đả kích người nọ. Nếu như hành vi đầu cùa “tin tặc” dù là thô bạo và trắng trợn nhưng cũng chẳng làm nhụt được chí của ai thì hành vi sau của chúng quả vô cùng hiểm độc bởi không chỉ nhằm ly gián những người chủ trương Bauxite Việt Nam với nhau mà chính là nhằm ly gián những người ký Kiến nghị và ủng hộ với trang mạng hòng đẩy cả một phong trào yêu nước và dân chủ rầm rộ nhất từ trước đến nay đi đến chỗ tan rã.

Thế nhưng như mọi người đã thấy, những mưu đồ nói trên đã thất bại thảm hại với lời kết án “bọn lưu manh tin học” thật đanh thép và đầy khinh bỉ của Nhà giáo Phạm Toàn, với các thư “chế” sặc mùi mật thám tuốt tuột bị vụt vô sọt rác mà bằng chứng là không có bất cứ trang mạng nào dù trong hay ngoài nước đăng lại. Mặc dù vậy, để khôi phục một cách bền vững Bauxite Việt Nam, không thể không đặt câu hỏi: Ai là kẻ chủ mưu và ai là kẻ thực hiện những hành vi bỉ ổi ấy?!

Tất cả những ý kiến mà tôi nghe được cho đến nay đều cho rằng hỏi tức trả lời: Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo “xoá” Bauxite Việt Nam bởi run sợ trước ảnh hưởng xã hội ngày một lớn của trang mạng có được bằng những phản biện quyết liệt mà khoa học và đúng pháp luật đối với quyết định cho phép khai thác bauxite tại Tây Nguyên và các quyết định trái pháp luật khác của Chính phủ và Thủ tướng, bằng những phanh phui không khoan nhượng những bất cập, tha hoá và phản dân chủ của hệ thống chính trị hiện hành cốt lành mạnh hoá hệ thống, và chỉ đạo này đã được “ẩn” dưới Công văn 8500/VPCP-TH do Thủ tướng ký đầu tháng 12/2009 giao Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành kiểm tra các trang mạng “có phép và không phép” và báo cáo Thủ tướng trước 15/12/2009! Tuy nhiên tôi khẳng định những ý kiến trên là không đúng vì đã đánh giá quá thấp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bởi dẫu có bất đồng chính kiến với Bauxite Việt Nam dến đâu, không đời nào Thủ tướng – người không ngớt hô hào xây dựng Nhà nước pháp quyền vì Dân – lại có thể hành xử phản pháp luật đến như vậy! Thực thế, các hành vi phá hoại trên của “tin tặc” đã xâm phạm nghiêm trọng những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và Pháp luật bảo hộ và bị các Nhà lập pháp liệt vào danh sách tội phạm thể hiện tại các quy định pháp luật sau:

- Điều 69 Hiến pháp: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin…”

- Điều 73 Hiến pháp: “Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo an toàn, bí mật”.

- Khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh bưu chính, viễn thông: “Nghiêm cấm thu trộm, nghe trộm thông tin trên mạng viễn thông, trộm cắp, sử dụng trái phép mật khẩu, khoá mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác”.

- Điều 125 Bộ Luật hình sự về “Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác” quy định: “Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền bằng phương tiện viễn thông và máy tính, hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác” với hình phạt “cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” trong trường hợp “có tổ chức, lợi dụng chức vụ quyền hạn, phạm tội nhiều lần, gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều này.

Vậy để trực tiếp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đồng thời gián tiếp chứng minh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “vô can” một cách có căn cứ pháp luật, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Nhà giáo Phạm Toàn với tư cách chủ nhân trang mạng Bauxite Việt Nam, chủ nhân của những hộp thư điện tử bị tin tặc trộm cắp mật khẩu, khoá mật mã và chủ nhân của những thư điện tử bị tin tặc chiếm đoạt, hoàn toàn có quyền yêu cầu Nhà nước “nhập cuộc” bằng cách căn cứ Điều 100 (Căn cứ khởi tố vụ án hình sự) và Điều 101(Tố giác và tin báo về tội phạm) Bộ Luật tố tụng hình sự để làm đơn tố cáo hoặc tố giác gửi Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về các tội phạm trên của “tin tặc” và đề nghị khởi tố vụ án hình sự “Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác” theo Điều 125 Bộ Luật hình sự để truy tìm và đưa ra trước vành móng ngựa “bọn lưu manh tin học” và những kẻ chủ mưu (nếu có).

Song song, hai ông có thể cậy tới sự giúp đỡ của Hiệp sĩ Công nghệ thông tin Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng BKIS thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội, người đã rất thành công trong việc tổ chức tấn công và chiếm quyền kiểm soát hai máy chủ ở Anh được cho là nguồn gốc điều khiển các cuộc tấn công vào các trang web của Hàn Quốc và Mỹ vào tháng 7 nắm ngoái. Tôi tin Tử Quảng không hổ danh Hiệp sĩ và cũng là một người yêu nước chân chính (bố vợ là Nhà báo Đăng Ngọc, Phó Tổng biên tập báo Đại đoàn kết bị buộc thôi việc do ngày 6/11/2007 đã đăng bức thư của Đại tướng Võ Nguyên giáp phản đối phá bỏ Hội trường Ba Đình để xây Nhà Quốc Hội), sẽ hết mình vì Bauxite Việt Nam!

“Quyết sống!”, đó là câu trả lời của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi gửi cá nhân tôi ngay khi Bauxite Việt Nam bị đánh sập. Không nghi ngờ gì nữa, đó cũng là lời tuyên thệ long trọng của những người khởi xướng trang mạng, tiếp nối lời thề “Quyết Tử cho Tổ quốc quyết Sinh” của những bậc Anh hùng nước Việt Mùa Đông năm 1946. Hậu sinh Cù Huy Hà Vũ này chỉ có thể nghiêng mình và noi theo trước khí phách của các Ông, những Chu Văn An – “Thất trảm sớ” thời nay, với niềm tin chắc nịch rằng những Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn và Nguyễn Thế Hùng cùng hàng ngàn Nghĩa sĩ của Phong trào Kiến nghị 2009 đã và đang làm nên Lịch sử!

Hà Nội Mùa Đông 4/01/1010

TS Cù Huy Hà Vũ

http://vedinh.wordpress.com/2010/01/09/bauxite-vi%e1%bb%87t-nam-quy%e1%ba%bft-s%e1%bb%91ng-ts-cu-huy-ha-vu/

Quan Điểm Việt Nam về vấn đề Bô Xít (8 tháng 9 nǎm 2010)

Kính thưa quý độc giả và tác giả:

Nhằm giúp cho người Việt hiểu rõ thêm về vấn nạn bôxít (bauxite) tại Việt Nam, chúng tôi xin phép được tuyển tập tất cả cá ý kiến và bài vở liên quan vấn đề bôxít hiện nay. Chúng tôi thành thật cám ơn lòng tốt của tất cả quý vị.

Tại Việt Nam có hai nơi đang được Trung cộng khai thác đó là Bô xít Tân Rai thuộc tỉnh Lâm Đồng trên thượng nguồn sông Đồng Nai và Bô Xít Nhân Cơ thuộc tỉnh Dak Nong trên thượng nguồn sông Srepok, tại Kampuchea Trung cộng khai thác Bô Xít tại tỉnh Mondul Kiri. Ba nơi này nằm vắt ngang biên giới Việt Miên và phía Nam Lào. Trong tưƠng lai các vị trí khai thác bô xít này có thể biến thành vùng tự trị, điều này có nghĩa ba nước Đông Dương sẽ có một cái nhân là một tiểu Trung quốc nằm giữa. Tân Rai và Nhân Cơ là những cao điểm cuối cùng của Cao nguyên Trung phần và nếu kéo dài ra tận biển Đông thì phía Nam là một vùng đồng bằng không có tuyến phòng thủ. Điều quan trọng hiện nay là số phận của các dân tộc thiểu số ra sao?

Tuyển tập Bôxít giúp các bạn và quý vị có cái nhìn tổng quát về hiện trạng bôxít tại Việt Nam hiện nay từ đó các quan điểm được cũng cố và tập trung. Chúng tôi sẽ phụ đính các bản đồ địa chất và giao thông nghiên cứu về Bô xít trong thời gian tới để giúp các bạn thêm.

Trong loạt bài nghiên cứu này chúng tôi sẽ gửi đến quý vị và các bạn 4 tuyển tập quan trọng:

1. Bô Xít
2. Bạo lực công an cộng sản Việt Nam
3. Tù chính trị tại Việt Nam
4. Biển Đông

Chúng tôi gọi đây là Kim Tự Tháp Việt Nam 2011. Điểm số 4 Biển Đông xin tham khảo thêm tại www.newsforce1.com

Xin tất cả quý vị có ai biết thêm về vấn đề Bô Xít xin gửi bài vở cho chúng tôi tại địa chỉ viettrade_net@yahoo.com chúng tôi sẽ đǎng trên Quan Điểm Việt Nam blogspot tại http://www.quandiemvietnam.blogspot.com

Trân trọng,

Hoàng Hoa
Ngày 8 tháng 9 nǎm 2010

QUỐC HỘI PHẢI BÀN VỀ BAUXITE 090506

thứ tư, 6 tháng 5, 2009


QUỐC HỘI PHẢI BÀN VỀ BAUXITE 090506

Thanh Thủy

Gửi đến BBC từ Hoa Kỳ

Cách ra quyết định trong vụ Bauxite hoàn toàn đi ngược lại với nguyên tắc nhà nước pháp trị, mà Việt Nam từ lâu đã hô hào xây dựng.

Điều 83 Hiến pháp 1992 quy định rằng Quốc hội là "cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất," có quyền "quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước...".

Dù điều 4 Hiến pháp quy định Đảng Cộng Sản là "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội", điều đó không có nghĩa Đảng Cộng Sản đứng trên Nhà nước và pháp luật, mà trái lại, điều 4 Hiến pháp ghi rõ: "Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".

Nguyên chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, trong một bài phỏng vấn gần đây với báo Tiền Phong, đã chỉ ra rõ ràng sự khác biệt giữa quyền lãnh đạo của ĐCSVN và quyền lực Nhà nước tối cao của Quốc Hội: "Lãnh đạo phải thông qua đường lối, cương lĩnh, thông qua tổ chức, cán bộ. Từ cương lĩnh, những ý tưởng chính trị phải được thể chế hóa bằng hiến pháp và pháp luật và quản lý đất nước bằng hiến pháp, pháp luật,"

Ông cũng nói: "Cho toàn dân. Nếu dân ủng hộ và nội dung những chỉ thị, nghị quyết đó được chuyển hóa vào hiến pháp, pháp luật, lúc bấy giờ biến thành của dân và chỉ có luật pháp mới có giá trị bắt buộc."

Việc Bộ chính trị ra nghị quyết, khẳng định như đinh đóng cột rằng đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, mà không trình Quốc hội bàn thảo và ra quyết định, là vi phạm hiến pháp.

Đây không phải là ý kiến mới, mà nhiều nhân sĩ trí thức đã lên tiếng. Nhà văn Nguyên Ngọc cũng khẳng định vấn đề khai thác Bauxite là không hợp pháp: "Ông Thủ tướng đã tuyên bố rằng đây là chủ trương lớn của Đảng và của Nhà nước, vậy thì vì sao mà không đưa ra trước Quốc hội? Phải trình Quốc hội chứ."

Trí thức trẻ Lê Minh Phiếu cũng đã chỉ ra rằng "Khoản 3 Điều 47 Luật Đầu tư Hiện hành quy định, đối với dự án quan trọng Quốc gia thì Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư và quy định tiêu chuẩn dự án, Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đầu tư."

Như vậy, theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật, kế hoạch khai thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên cần phải đưa ra Quốc hội bàn thảo. Vấn đề đặt ra là trong hoàn cảnh bây giờ, Quốc hội có thể làm được gì?
Chỉ thị, nghị quyết là để lãnh đạo, chỉ mang ý nghĩa bắt buộc trong nội bộ Đảng và có ý nghĩa vạch đường, chỉ lối

Nguyên chủ tịch QH Nguyễn Văn An

Quốc hội có thể làm gì?

Cần phải làm rõ thực tế quyền lực của Quốc hội bây giờ. Thời gian họp của Quốc hội quá ít, mỗi năm hai lần, mỗi lần khoảng một tháng rưỡi. Để Quốc hội họp khẩn cấp, theo điều 63 Luật tổ chức Quốc hội, cần "Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu", hoặc cần Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội triệu tập.

Chủ tịch nước, Thủ tướng thuộc Bộ chính trị rồi Ủy ban Thường vụ QH toàn là lãnh đạo cấp cao của Đảng, vậy liệu có đại biểu Quốc hội nào dám đứng ra tập hợp một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội hay không?

Đó là chưa kể, ngay cả khi Quốc Hội họp, thì Ủy Ban Thường vụ QH "dự kiến chương trình làm việc" của kỳ họp (Điều 63).

Ai dám chắc vấn đề Bauxite sẽ được đưa ra, hay được dành thời gian bàn thảo, chất vấn đủ?

Nếu có được đưa ra biểu quyết, với tình hình như hiện nay là 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên và toàn bộ thành viên Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội là cán bộ cấp cao của Đảng, kết quả biểu quyết gần như chắc chắn sẽ thông qua dự án.

Với 90% đại biểu Quốc hội là người của Đảng, và UBTVQH, cơ quan có quyền lực rất lớn trong nội bộ Quốc hội, bao gồm các cán bộ cấp cao của Đảng - tức phải chấp hành các quy định của Bộ Chính trị mà không được bàn cãi - chính Quốc hội cũng trở thành bất lực khi muốn phản ánh nguyện vọng của hơn 80 triệu dân một cách trung thành, khi nguyện vọng đó trái với quyết định của Bộ chính trị.

Tuy vậy, ngay cả trong tình hình ấy, việc đưa ra bàn thảo công khai ở Quốc hội là điều phải làm để dự án Bauxite được hợp pháp.

Điều 75 Luật tổ chức Quốc hội quy định: "Quốc hội xem xét các dự án, công trình quan trọng Quốc gia sau khi nghe thuyết trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban hữu quan và biểu quyết thông qua sau khi Quốc hội đã thảo luận."

Trong kỳ họp Quốc hội giữa năm, dự án Bauxite cần được đưa ra trước Quốc hội để chất vấn, để có sự bàn thảo công khai làm sáng rõ vấn đề.

Quốc hội thậm chí có thể yêu cầu điều trần trước Ủy ban Dân tộc và các ủy ban hữu quan để vấn đề được mổ xẻ chi tiết hơn.

Quy trình này có hai điều lợi.

Thứ nhất, việc công khai đưa ra thảo luận trước Quốc hội khiến phía Chính phủ cần phải kỹ càng hơn và thận trọng hơn khi xây dựng dự án.

Bàn thảo trước Quốc hội có thể khiến thay đổi một số điểm quá phi lý của Dự án, làm giảm bớt thiệt hại. Giống như sau khi các trí thức có kiến nghị, Bộ Chính trị đã điều chỉnh lại một số quy định cho hợp lòng dân hơn.

Thứ hai, thảo luận công khai khiến người dân có cơ hội theo dõi, thực hiện quyền giám sát của mình. Các buổi làm việc này cần phải được truyền hình trực tiếp để người dân quan tâm trực tiếp theo dõi, giám sát.

Tôi vẫn tin rằng nhiều đại biểu sẽ nói lên tiếng nói của lương tâm và phản ánh nguyện vọng của nhân dân về vấn đề Bauxite, cho dù tiếng nói đó trái với chủ trương của Bộ chính trị.

Việc truyền hình trực tiếp các phiên họp đó, vì vậy, rất quan trọng, để những đại biểu Quốc hội đó biết rằng người dân đứng sau lưng họ, mong chờ ở họ và đang dõi theo họ.

Lá phiếu vì cuộc sống

Vấn đề về thể chế và Hiến pháp mà tôi muốn nói ở đây là vai trò Quốc hội, như cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất đất nước.

Muốn trả lại Quốc hội vai trò cao quý ấy, thì cần trả lại quyền lực của lá phiếu của người dân, bằng cách tổ chức bầu cử tự do, công bằng mà không có sự can thiệp của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và các cơ quan của Đảng.

Bầu cử tự do công bằng sẽ tạo tính chính danh cho Quốc hội, vì Quốc hội được chính người dân bầu ra, và được nhân dân đứng sau lưng ủng hộ, chừng nào Quốc hội phản ánh và giải quyết những vấn đề mà nhân dân trăn trở.

Đây không phải là vấn đề lý thuyết xa vời, mà là một vấn đề liên quan trực tiếp đến số phận những người dân ở Tây Nguyên, đến môi trường ở Tây Nguyên, và an ninh đất nước.

Việt Nam đang cần một Nhà nước biết lắng nghe, có lương tâm và có trách nhiệm.

Quốc hội là cầu nối giữa nhân dân và các thể chế của Nhà nước.

Đây cũng không phải một cuộc cách mạng gì ghê gớm, mà chỉ đơn giản là Làm đúng những gì chúng ta đã Nói: Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; Quyết tâm xây dựng Nhà nước pháp trị; và Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất đất nước.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của bạn Thanh Thủy, sinh viên Việt Nam hiện du học tại Indiana, Hoa Kỳ.