Thứ Tư, 8 tháng 9, 2010

BỘ CHÍNH TRỊ KẾT LUẬN VỀ BAUXITE 090426

chủ nhật, 26 tháng 4, 2009


BỘ CHÍNH TRỊ KẾT LUẬN VỀ BAUXITE 090426


Dự án Tân Rai tiếp tục tiến hành

Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa ra thông báo kết luận về việc khai thác bauxite, trong đó khẳng định đây là 'chủ trương nhất quán' của Đảng.

Giữa tháng Tư, Bộ Chính trị đã nghe Ban Cán sự đảng Chính phủ báo cáo về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxite giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025.

Thông báo đăng trên báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, cho hay điểm đầu tiên trong kết luận của Bộ Chính trị là: "Chủ trương thăm dò, khai thác, chế biến bauxite là chủ trương nhất quán từ Ðại hội IX và Ðại hội X của Ðảng đến nay".

Bộ Chính trị chỉ đạo "Tiếp tục thực hiện chủ trương triển khai hai dự án ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đăk Nông) do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư, chưa chủ trương bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân nước ngoài".

Như vậy đã có sự điều chỉnh trong chủ trương cũ là cho phép thành lập công ty cổ phần khai thác bauxite.

Chỉ đạo hồi giữa tháng Ba của Chính phủ viết: "Trong quá trình khai thác, tập đoàn Việt Nam được phép thành lập công ty cổ phần có sự tham gia của công ty nước ngoài. Chính phủ ra điều kiện phía Việt Nam giữ ít nhất 51% và phía nước ngoài không quá 40%".

"Tập đoàn Alcoa (Hoa Kỳ) do vậy có thể tham gia cổ phần vào dự án Nhân Cơ (Đăk Nông) với tỷ lệ đến 40%; và Tập đoàn luyện kim Vân Nam (Trung Quốc) có thể tham gia vào dự án Tân Rai (Lâm Đồng) với tỷ lệ không quá 20%".

Tuy nhiên nay theo chỉ đạo mới của Đảng, các công ty nước ngoài sẽ chỉ có thể làm nhà thầu.

Bộ Chính trị cũng kết luận: "Tiếp thu các ý kiến đúng đắn của các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Ðảng và Nhà nước, các nhà khoa học, Ban Cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp..."

Kế hoạch phát triển bauxite Tây Nguyên đã thu hút dư luận chưa từng thấy từ trước tới nay.

Nhiều nhân vật từ giới cựu quan chức, tướng lĩnh cao cấp tới các nhà khoa học hàng đầu, đấ lên tiếng phản đối các dự án mà họ cho là "chưa được cân nhắc kỹ" và có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng về cả môi trường, xã hội và an ninh quốc gia.

Lưu ý vấn đề

Kết luận của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản lưu ý một loạt các vấn đề trong phát triển bauxite Tây Nguyên, trong nhấn mạnh "Tây Nguyên là khu vực nhạy cảm, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh, quốc phòng cho cả trước mắt và lâu dài, đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa".

Ngoài môi trường, Bộ Chính trị cũng chỉ thị lưu ý tới các khía cạnh hiệu quả kinh tế, công nghệ và nhất là việc sử dụng lao động nước ngoài "phải theo đúng quy định của pháp luật".

Tiếp tục thực hiện chủ trương triển khai hai dự án ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đăk Nông) do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư, chưa chủ trương bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân nước ngoài.

Kết luận của Bộ Chính trị

Hai dự án bauxite đang thực hiện cần "sử dụng lao động trong nước, chỉ sử dụng lao động kỹ thuật nước ngoài khi cần thiết".

Kết luận của Bộ Chính trị viết: "Riêng Dự án Nhân Cơ, cần rà soát lại toàn bộ các vấn đề có liên quan, nhất là việc đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường, nếu thực sự có hiệu quả và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường thì mới tiếp tục triển khai thực hiện".

Cùng với thông báo kết luận của Bộ Chính trị, báo Đảng cũng có bài viết của tác giả Xuân Quang giải thích thêm về "sự cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng của Ðảng và Nhà nước ta trước một dự án lớn".

Tác giả này cho hay "đến ngày 24/04, số lao động Trung Quốc có mặt tại Tổ hợp bauxite Nhôm Lâm Ðồng là 583 người, trong đó có 38 nữ".

"Tại Đăk Nông, hiện nay mới có một số chuyên gia của Chalieco (nhà thầu Trung Quốc) sang làm việc với các ngành chức năng của tỉnh, chứ không có lao động phổ thông người Trung Quốc".

Tác giả Xuân Quang cảnh báo "cần cảnh giác... với những mưu toan chính trị hóa vấn đề của các thế lực thù địch, thiếu thiện chí, muốn chia rẽ nội bộ chúng ta; xuyên tạc sự thật, lợi dụng những tình cảm thiêng liêng trong trái tim, khối óc mỗi người để kích động hòng thực hiện những mưu đồ xấu xa của họ."

Ngô Bảo Châu Kính gửi Quí vị Đại biểu Quốc hội khóa 12

Về Báo cáo số 91/BC-CP ngày 22-5-2009 của Chính phủ gửi Quốc hội:


GS TSKH Ngô Bảo Châu

Thư viết từ Princeton, ngày 27 tháng 5 năm 2009

Kính gửi Quí vị Đại biểu Quốc hội khóa 12:

Đã có khá nhiều phản biện thuyết phục về kinh tế, ảnh hưởng môi trường và an ninh của dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, tôi không có gì bổ sung thêm. Tôi mạn phép cầm bút viết cho Quí vị với tư cách là một công dân suy nghĩ và trăn trở với vận mệnh của đất nước. Phần lớn các Quí vị cũng như tôi không phải chuyên gia trong các vấn đề kể trên, nhưng với những tư liệu được cung cấp, chúng ta có thể chắt lọc một số sự thật hiển nhiên, gọi chúng bằng tên của chúng, sắp xếp chúng một cách có logic để mỗi người có thể có quan điểm riêng của mình. Đó là phương pháp làm việc khoa học mà qua trải nghiệm hàng ngày trong công việc của một nhà toán học, tôi biết nó không dễ dàng. Nhưng đó chính là trách nhiệm mà Nhân dân đã phó thác lên vai của Quí vị.

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc dài và sâu như chính lịch sử Việt Nam. Người Việt Nam có phông văn hóa, cách suy nghĩ và ứng xử nhiều phần giống người Trung Quốc, không ít người Việt Nam có tổ tiên đến từ Trung Quốc. Quan hệ với Trung Quốc vừa là một phần hữu cơ vừa là một nguy cơ cho sự tồn vong của bản sắc Việt Nam. Đây là một dữ kiện lịch sử mà ta không nên mất thời gian bàn xem nó tốt hay xấu, đáng vui hay đáng buồn, mà dành thời gian để suy nghĩ đến hệ quả của nó. Suy nghĩ nghiêm túc có hệ thống tránh cho ta việc trong thời bình lại ứng xử tình thế như trong thời chiến: lúc thì “môi hở răng lạnh”, lúc lại xua đuổi Hoa kiều mà nhiều gia đình đã gắn bó với mảnh đất này qua nhiều thế hệ.

Cái tôi muốn đề cập đến trong bức thư này không phải là quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mà là chính sách “thực dân mới” của chính quyền Trung Quốc. Cũng như các nước Anh, Pháp trong thế kỷ 19, Mỹ trong thế kỷ 20, công nghiệp Trung Quốc trong thế kỷ 21 phát triển như vũ bão. Hệ quả hiển nhiên là Trung Quốc hôm nay, cũng như các nước kể trên hôm qua, đói nhiên liệu, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của mình. Như trong sách lịch sử cho học sinh phổ thông, ta gọi các nước Anh, Pháp cho quân đi chiếm thuộc địa là chính sách thực dân cũ, Mỹ trong thế kỷ 20 và Trung Quốc hôm nay dùng uy thế chính trị và kinh tế để dành nhiên liệu nguyên liệu và thị trường là chính sách “thực dân mới”. Đây cũng là một dữ kiện lịch sử mà ta không nên mất thời gian bàn xem thực dân cũ, mới là tốt hay xấu, gọi tên như thế có quá đáng hay không, mà dành thời gian để suy nghĩ đến hệ quả của nó. Hệ quả cho các nước bị thực dân như ở châu Phi thì ta biết: tài nguyên khai thác bừa bãi, môi trường tàn phá, kinh tế phát triển lệch lạc do quá phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên kéo theo tệ tham nhũng và bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng.

Trung Quốc thực hiện chính sách “thực dân mới” một cách có hệ thống ở châu Phi, châu Mỹ La tinh và mọi nơi có nhiên liệu, khoáng sản trong đó có Việt Nam. Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây: quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa. Đất nước, con người, văn hóa Trung Quốc có nhiều thứ để ta cảm phục và học tập. Nhưng nếu ta rập khuôn theo mô hình của họ, đi theo con đường họ đã đi, làm theo cái họ nói tức là cái họ muốn, thì ta chỉ nhận phần thiệt thòi, còn bản sắc ta thì tồn vong được bao lâu. Vấn đề độc lập văn hóa, giữ gìn bản sắc vô cùng hệ trọng, xin Quí vị lưu ý…

Xin quay lại vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên. Đọc tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc năm 2001 khi Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh sang thăm Trung Quốc và năm 2006 khi Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam, ta nhận thấy một điều hiển nhiên là Trung Quốc rất quan tâm đến tài nguyên này và muốn ta khai thác bằng được. Trong những trường hợp như vậy, chỉ suy diễn ta cũng thấy việc này có lợi cho họ nhiều hơn cho ta.

Tuy nhiên, suy diễn thôi không đủ. Nghiên cứu kỹ Báo cáo của Chính phủ và các phản biện đặc biệt quan tâm đến những con số, cá nhân tôi có ý kiến sau đây:

1) Dữ kiện chính của vấn đề là Việt Nam có nguồn tài nguyên bô-xít lớn thứ ba thế giới chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên. Dữ kiện này kéo theo sự quan tâm của các nước công nghiệp đói bô-xít chứ không kéo theo ta phải khai thác bô-xít. Về phía ta, dữ kiện trên kéo theo ta có thể lựa chọn có khai thác bô-xít hay không và nếu có, ta có thể lựa chọn thời điểm và qui mô thích hợp.

2) Báo cáo của Chính phủ cho biết qui hoạch bô-xít được lập trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng. Tại thời điểm này, kinh tế toàn cầu đi vào khủng hoảng, có nguy cơ kéo dài.

Dữ kiện chính về kinh tế vĩ mô không còn đúng nữa, không rõ hiệu quả kinh tế đã được tính toán lại như thế nào. Trong báo cáo của Chính phủ, phần chắc chắn là phần lỗ những năm đầu, vì là lỗ kế hoạch. Ngay cả tính toán giả định ta cũng chưa rõ là sẽ lỗ kế hoạch bao nhiêu năm. Phần lãi sau đó phụ thuộc vào nhiều giả thiết: giá nhôm tăng trở lại, mưa đủ để có nước rửa quặng, nhà nước đầu tư thêm vào đường sắt để vận chuyển quặng. Nếu cứ cho mỗi giả thiết xác suất 50-50 như cách diễn đạt của lãnh đạo Than- Khoáng sản, xác suất có lãi sau một số năm lỗ kế hoạch, nhiều nhất là một phần tám, chưa tính đến chi phí cho môi trường.

3) Diện tích sử dụng cho khai thác bô-xít dự kiến là 8,6% tỉnh Đắc Nông là một con số khổng lồ nếu ta nghĩ đó là 8,6 m2 trên tổng diện tích 100 m2 nhà của ta.

4) Báo cáo cho biết khai thác bô-xít không thể tránh khỏi ảnh hưởng nhất định đến môi trường và có nêu một số giải pháp công nghệ khắc phục. Trong các phản biện có nêu khó khăn đặc thù của ta là khai thác bô-xít ở đầu nguồn một số sông lớn như sông Đồng Nai, chưa có tiền lệ trên thế giới. Cá nhân tôi băn khoăn nhất chỗ thiếu hoàn toàn dự toán chi phí cho việc bảo vệ môi trường. Ngay trong nhưng trường hợp đơn giản hơn như Vedan, công nghệ thì đã có, nhưng vi phạm môi trường thì vẫn đỡ được 30% chi phí. Như vậy phần ảnh hưởng đến môi trường là phần chắc, phần bảo vệ môi trường còn phụ thuộc vào nhiều giả thiết, có cái phụ thuộc vào ta (chọn công nghệ), có cái không phụ thuộc vào ta (thời tiết, địa thế), có cái ta chưa tính toán đến (chi phí), vì vậy rất đáng lo.

5) Báo cáo cho biết dự án có ảnh hưởng tốt cho xã hội, cụ thể tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm cho nhân dân địa phương. Nếu so sánh với mức đầu tư hàng tỉ đô-la Mỹ, thì có nhiều cách hay hơn, an toàn hơn, hiệu quả kinh tế nhãn tiền hơn, để tạo vài ngàn việc làm. Lưu ý con số công ăn việc làm trong báo cáo tương đương với con số hộ dân bị di chuyển. Còn viễn cảnh xây dựng trung tâm dịch vụ, khách sạn, du lịch và giải trí xung quanh hồ chứa bùn đỏ, theo tôi, ít có sức thuyết phục.

Xin nhắc lại, cũng như phần đông Quí vị, tôi không phải chuyên gia ngành khai thác khoáng sản, nhưng qua nghiên cứu kỹ Báo cáo của Chính phủ và các phản biện của nó, tôi nhận thấy trong Quy hoạch chung khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh. Bối cảnh kinh tế thế giới rất không thuận lợi cho khai thác nguyên liệu thô, vậy cái gì thúc đẩy ta triển khai khai thác ào ạt vào thời điểm này.

Khác với các nước Châu Phi thế kỷ 19, đất nước chúng ta là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Quí vị, phần nhiều ở tuổi cha, tuổi chú của tôi, biết rõ hơn tôi: độc lập chủ quyền của ta không phải tự nhiên mà có. Nước ta có một Quốc hội do nhân dân bầu ra, một Chính phủ do Quốc hội chỉ định, một Quân đội phục tùng Chính phủ. Đó là một thành quả cũng không phải tự nhiên mà có.

Tôi kính mong Quí vị bỏ thời gian, nghiên cứu tường tận Báo cáo dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên, các phản biện khoa học của nó, lắng nghe ý kiến cử tri và suy nghĩ đến sự tồn vong của đất nước, để rồi xây dựng quan điểm riêng của Quí vị, trình bày nó rõ ràng trong nghị sự của Quốc hội và chịu trách nhiệm về nó trước các cử tri. Tôi rất biết đây là việc khó, nhưng dù Quí vị muốn hay không muốn, nhân dân đã đặt niềm tin lên vai của Quí vị.

GS. TSKH Ngô Bảo Châu

Giáo sư toán học Đại học Paris 11, Pháp,
Thành viên của Institute for Advanced Study, Princeton, Mỹ.
Địa chỉ hiện tại:
School of Mathematics
Institute for Advanced Study
Einstein Drive
Princeton NJ 08540 U.S.A.

VỀ DỰ ÁN KHAI THÁC CHẾ BIẾN BAUXITE Ở DAK NÔNG VÀ LÂM ĐỒNG CỦA TKV

Lê Văn Cương


Viện Chiến lược và Khoa học Công an

Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 2009



VỀ DỰ ÁN KHAI THÁC CHẾ BIẾN BAUXITE Ở DAK NÔNG VÀ LÂM ĐỒNG CỦA TKV

Sau khi dự các cuộc hội thảo khoa học do VUSTA và Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức và khảo sát các cơ sở khai thác, chế biến Bauxite ở Dak Nông, Lâm Đồng, tôi có một số ý kiến (bước đầu) như sau:

1. Dự án khai thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên do TKV làm chủ đầu tư là không hiệu quả về kinh tế, bởi lẽ:

Trong dự án TKV trình Thủ tướng Chính phủ có mấy vấn đề:

1. Một là, TKV chưa tính đến, hoặc tính chưa hết, chưa đủ các chi phí chắc chắn sẽ phát sinh như: vấn đề vận chuyển quặng, bán thành phẩm, hóa chất phục vụ khai thác, chế biến và xuất khẩu (trên quãng đường khoảng 250km), chi phí sử dụng điện, nước….

2. Hai là, Trung Quốc sẽ chuyển công nghệ lạc hậu sang Việt Nam (Trung Quốc có công nghệ tiên tiến hoặc có thể mua công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, nhưng họ không chuyển cho Việt Nam).

3. Ba là, việc TKV chọn Trung Quốc là đối tác duy nhất bao tiêu sản phẩm là hết sức rủi ro, nguy hiểm. Tôi không rõ TKV không biết, hay biết mà cố tình không báo cáo đầyđủ ? Tôi tin là có cả hai.

Còn nhiều vấn đề khác, nhưng với 3 vấn đề trên có thể đưa ra dự báo: chỉ riêng về mặt kinh tế, dự án khai thác, chế biến Bauxite của TKV ở Tây Nguyên chắc chắn không có hiệu quả, thậm chí có thể lổ lớn.

2. Dự án khai thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên của TKV về lâu dài, sẽ gây ra thảm họa về môi trường, sinh thái.

- Một là, các hồ chứa bùn đỏ ở Dak Nông và Lâm Đồng có thể an toàn trong khoảng 10 - 15 năm tới, ngoài 20 năm không ai có thể yên tâm. Mùa mưa Tây Nguyên kéo dài nhiều tháng; có những trận mưa lớn kéo dài tới 5 -7 ngày, thậm chí đến 10 ngàỵ. Trong điều kiện đó các hồ chứa bùn đỏ trên cao nguyên rất có thể xảy ra sự cố (tràn hồ, lún sụt, vỡ đập, rạn nứt đáy hồ…).

- Hai là, nơi khai thác, chế biến Bauxite ở Dak Nông và Lâm Đồng nằm ở thượng nguồn sông Đồng Nai và sông Sê-rê-Pôk (chảy sang đất Campuchia và sông Mê Kông). Không ai có thể bảo đảm là khai thác, chế biến Bauxite sẽ không làm ô nhiễm (nhiễm bẩn, nhiễmđộc) nguồn nước của hai con sông này. Có khoảng 15 triệu người sử dụng nước của hệ thống sông Đồng Nai (nước sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ, sản xuất…). Tập đoàn TKV hoàn toàn không có khả năng (về tài chánh, công nghệ…) khắc phục, xử lý ô nhiểm đốivới sông Đồng Nai và sông Sê-rê-Pôk.

Chi phí để khắc phục thảm họa môi trường sẽ lên đến hàng chục tỷđôla, sẽ lớn hơn hàng chục lần lợi ích thu được từ khai thác, chế biến Bauxite.

2. Dự án khai thác, chế biến Bauxiteở Tây Nguyên sẽ xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia.

Các đe dọa đối với an ninh quốc gia không diễn ra nhanh chóng và dễ nhận thấy như hiệu quả kinh tế và tai biến môi trường. An ninh quốc gia bị suy yếu nghiêm trọng do:

- Một là, dự án không có hiệu quả về kinh tế, thậm chí thua lỗ, từđó tác động lớn đến chính trị - xã hội của đất nước, dân mất lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước.

- Hai là, thảm họa về môi trường sinh thái sẽ tác động to lớn đến ổn định chính trị- xã hội. Hàng chục triệu người sẽ phải chịu hậu quả nặng nề về môi trường sống mà không thể khắc phục đư ợc trong thời gian ngắn.

- Ba là, Trung Quốc vào Tây Nguyên là họđã có điều kiện khống chế đối với cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiện nay Trung Quốc đã thuê một vùng đất rộng lớn ở tỉnh Munbunkiri - sát biên giới tỉnh Dak Nông với thời gian 99 năm, và Trung Quốc đã làm chủ các dự án kinh tế lớn ở tỉnh A-Ta-Pu - tỉnh cực Nam của Lào, giáp với Việt Nam và Campuchia (tại ngã baĐông Dương).Đây là hậu họa khôn lườngđối với an ninh quốc gia.

Không rõ những người quyết định cho Trung Quốc vào Tây Nguyên có biết điều này không ?

4. Kiến nghị

4.1.Đề nghị Thủ tướng Chính phủ trực tiếp nghe ý kiến của các nhà khoa học về dự án khai thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên.

4.2. Cho làm thử với quy mô nhỏ (khoảng 300 ngày tấn alunune/năm), sau 5-10 năm sẽ quyết định quy mô lớn.


NGƯỜI BÁO CÁO

Thiếu tướng, PGS TS Lê Văn Cương

http://www.scribd.com/doc/14603633/LeVanCuongBoxit

Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2010

Có ai biết mộ ba cháu hoặc tin tức về ba cháu Thiếu Tá Ninh Huy Tôn

Ngày 20 tháng 8 năm 2010
Kính thưa quý chú quý bác cựu quân nhân Quân Lực VNCH:
Gia đình cháu gửi thư này đển quý bác, xin quý bác giúp lưu chuyển vào các diển đàn
cựu quân nhân QL-VNCH để hy vọng có ai biết mộ ba cháu hoặc tin tức về ba cháu:
Thiếu Tá Ninh Huy Tôn, mất tích tại trại cải tạo Yên Bái, Bắc Việt năm 1977.
Sau đây là một số chi tiết về ông Ninh Huy Tôn:
- Sỹ Quan Trừ Bị Thủ đức: khoá IV, tháng 03-1954
- Giải ngũ: 1958
- Tái ngũ: 1961
- Bị bắt làm tù binh tại mặt trận Phước Long ngày 7-1-1975.
- Bị chết hay mất tích khoãng tháng 7-1977 tại trại 5, Đoàn 776, Yên Bái
Địa chỉ hòm thơ trước khi mất: AH 81 NT
* Co’ 2 giả thuyết về cái chết của ông Tôn:
1. Theo hồ sơ của trại thì: Ông Ninh trốn trại ngày 27 tháng 7 năm 1977 va`
mất tích từ đó (qua thơ của Cục An Ninh trả lời cho gia đình năm 1992).
2. Theo một người bạn tù tên Thành, binh chủng Nhảy Dù (không biết họ), nhà ở Cư Xá
Đô Thành Sàigòn. Sau khi ông Thành ra trại được 1 tuần (không nhớ năm) ông co’
nhắn mẹ đến gặp ông ta.i nhà ông ở Cư Xá Đô Thành. Ông Thành kể: “Khi chúng tôi
lao động vác củi đi qua một con suối, đi hàng một, có một anh sức yếu bị té xuống
suối mà không biết bơi, anh Tôn nhảy xuống cứu, anh Tôn cứu được người kia vào bờ
thì anh Tôn kiệt sức và bị nước cuốn đi, sau đó mọi người cùng nhau đi tìm anh Tôn
nhưng không thấy. Ba ngày sau thì xác anh Tôn nằm sấp nổi lên cách đó khá xa, các
bạn tù khác đã chôn anh Tôn, vì anh Tôn có đạo nên họ cắm lên mộ anh cây thánh giá
bằng cây có khắc tên Tôn”.
* Như vậy thì lời kể của ông Thành và lời ghi chú trong hồ sơ của trại khác nhau:
- Ông Thành, bạn tù, nói rằng: Ông Tôn mất vì chết đuối.
- Hồ sơ của trại nói rằng: Ông Tôn trốn trại rồi mất tích luôn.
Cháu xin gửi kèm theo đây hình của ba cháu, với hy vọng các bạn tù ở cùng trại tù Yên Bái với ba cháu sẽ cho gia đình cháu biết mộ của ba cháu ở đâu. Hoặc cho gia đình cháu biết được nguyên nhân chính xác về cái chết của ba cháu.
Những tin tức này sẽ giúp gia đình tìm được mộ ba cháu.
Gia đình con cháu ông Ninh Huy Tôn xin chân thành cảm tạ quý chú quý bác đã giúp chuyển lá thư này vào các diển đàn cựu quân nhân Quân Lực VNCH.
Nay kính,
Con: Ninh Thị Mai Phương
Email: phuongninh56@yahoo.com

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2010

Kính gửi Bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary R. Clinton (Cộng Đồng Việt Nam Bắc California)

Cộng Đồng Việt Nam Bắc California
775 North 10th Street, Suite # 116, San Jose, CA 95112

18 August 2010

Kính gửi Bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, Bà Hillary R. Clinton

Kính thưa Bà Ngoại Trưởng,

Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu xa nhất đối với Bà và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, khi vào ngày 23 tháng 7 nǎm 2010 Bà đã tuyên bố trước Hội Nghị Diễn Đàn An Ninh Khu Vực (ARF) tại Hà Nội rằng các tranh chấp về đất đai và vùng biển tại Biển Đông cần phải phù hợp với các luật lệ quốc tế nhất là luật biển LHQ 1982; như vậy, không bên nào được dùng vũ lực để chiếm đoạt đất biển của nước khác hay có quyền dùng vũ lực để giết hại ngư dân để chiếm đất biển của nước khác, phù hợp với mong muốn của quốc gia Hoa Kỳ về một khu vực hợp tác vì sự thịnh vượng chung và mọi người đều có quyền tự do đi lại trên biển. Sau lời tuyên bố của Bà tại ARF đã khiến chính quyền Trung quốc phải lên tiếng trước thế giới rằng họ tôn trọng quyền tàu bè quốc tế tự do đi lại trong khu vực Biển Đông. Dĩ nhiên người ta còn phải chờ xem Hải quân Trung quốc có giảm bớt tàn bạo đối với ngư dân vô tội Việt Nam nữa hay không trong thời gian tới và mức độ tôn trọng quyền tàu bè quốc tế đi lại trong Biển Đông của họ, mới có thể tin vào sự lên tiếng của họ hay không.

Thưa Bà Ngoại Trưởng,

Kể từ sau cuộc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hoà nǎm 1974 bằng vũ lực, Hải quân Trung quốc bắt đầu một cuộc chiếm đất biển của Việt Nam xuống tận phía Nam quần đảo Trường Sa, cuộc tranh chấp Biển Đông biến thành một tai họa lớn giáng xuống số phận khốn khó của ngư dân vô tội Việt Nam chúng tôi. Hải quân Trung quốc đã gây biết bao tang thương chết chóc, hạ nhục, đánh đập, cướp bóc các phương tiện sinh sống của ngư dân Việt Nam đến nỗi có những làng ngư dân bị Hải quân Trung cộng giết chết hết không có người trở về; Có những làng ngư dân phải bỏ nghề, và có những ngư dân bị đánh đập dã man bắt đòi tiền chuộc, tài sản ghe tàu bị cướp, phá sạch. Thật không sao kể hết thảm cảnh xảy ra cho những làng ngư dân: Con không có cha, vợ trông ngóng tin chồng biền biệt không ngày về, cha mẹ mỏi mòn chờ đợi tin con, trong nhà không còn gạo thóc, tài sản vốn liếng dành dụm để mưu sinh đột nhiên mất trắng. Ngư dân vô tội Việt Nam không sợ giông bão thiên nhiên, nhưng nỗi sợ chính yếu là lực lượng Hải quân Trung quốc ngang nhiên giết người cướp của trên biển. Thảm kịch ấy lại xảy ra ngay trên chính vùng biển chủ quyền của người Việt mà bao nhiêu đời ông cha các ngư dân đã từng đi biển sinh sống, nhưng giờ đây Hải quân Trung quốc ỷ vào sức mạnh đã tự nhận là biển của họ và chiếm đoạt. Hằng nǎm Hải quân Trung quốc còn đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, nhưng chính họ lại ngang nhiên tập trận và cho tàu ngư nghiệp họ đánh bắt thủy sản trên Biển của tổ tiên người Việt.

Hôm nay, chúng tôi thay mặt cộng đồng Việt Nam Bắc California cùng với tất cả người Việt tỵ nạn cộng sản trên khắp các tiểu bang Hoa Kỳ có tên trong bản danh sách đính kèm, xin thay mặt ngư dân vô tội Việt Nam thành thật cám ơn Bà vì lẽ phải và công bằng khi Bà lên tiếng trước dư luận thế giới muốn cuộc tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết phù hợp với luật pháp quốc tế và luật Biển của LHQ 1982. Chúng tôi cám ơn Bà vì Bà còn là một phụ nữ can đảm và giầu lòng nhân ái vì Bà đã chẳng quên sự đau khổ của ngư dân vô tội Việt Nam khi lên tiếng yêu cầu tất cả tranh chấp cần phải được giải quyết không bằng một áp lực hay đe doạ vũ lực nào. Những quan tâm đặc biệt của Bà và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về sự bất hợp lý và các bi thảm trong tranh chấp Biển Đông đã khiến chúng tôi và tất cả ngư dân vô tội Việt Nam được an ủi phần nào, cho dù họ đã trải qua không biết bao nhiêu chết chóc và đau khổ cả về vật chất lẫn tinh thần. Xin Bà càng có thêm nhiều quan tâm hơn nữa về hiện trạng bi thảm của ngư dân vô tội Việt Nam trên Biển Đông.


Chúng tôi nguyện xin Ơn Trên che chở và ban phúc lành cho Bà và cầu nguyện Bà luôn gặt hái mọi sự thành công tốt đẹp nhất trong sự nghiệp một nhà ngoại giao lỗi lạc của Hoa Kỳ.

Trân trọng,

Nguyễn Ngọc Tiên

Chủ tịch Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc Cali

Ban Đại Diện Cộng Đồng VN Bắc Cali

Lê Thị Cẩm Vân, Phó Chủ tịch Ngoại Vụ
Nguyễn John, Phó Chủ Tịch Nội Vụ
Đỗ Christine, Thủ Quỹ
Thái Hào, Ủy Viên Thanh Niên
Trần Mai, Quản Lý Trụ Sở Cộng Đồng
Ủy Ban Giám Sát

Nguyễn Mộng Hùng
Phan Quang Nghiệp
Nguyễn Thiếu Nhẫn

A Petition for the help of the Innocent Vietnamese Fishermen

The United States of America
The State Department



Concerning to the Tragic Situation of  the Innocent Vietnamese Fishermen
In the East Sea
THE VIETNAMESE AMERICAN COMMUNITY
of
NORTHERN CALIFORNIA (VAC-NORCAL)

A Petition for the help
of the Innocent Vietnamese Fishermen

May 27, 2010

The Vietnamese American Community of Northern California (VAC-NORCAL)

775 N. 10 St. #116
San Jose, CA 95112
(408) 298-6174 – (408) 242-4056
May 27, 2010

The U.S. State Department
The State Secretary
Hillary Rodham Clinton
2201 C Street NW
Washington, DC 20520

Dear State Secretary:

On behalf of the Vietnamese Community of Northern California and the undersigned people supporting this Petition to the U.S. State Department, I am honored to present to you and the State Department our utmost sincerity and respect.

Dear State Secretary,

As the Vietnamese people fled away from the Communists, leaving their beloved country behind after its fall on April 30, 1975, we have been lucky to settle in this free U.S.A and received full assistance of any kind, material as well as spiritual. This land teaches us further on freedom, democracy and human rights the American citizens are benefiting. And we are having a safe life under an ideal democratic and judicial government safeguarding the fairness and happiness of each individual. However this happy and safe life does not make us forget Viet Nam, our native land that groomed us before we become U.S. citizens. As a matter of fact, the Communist-refugee Vietnamese Community in the U.S.A. always hopes that those Vietnamese people currently in Viet Nam, under the government of the Vietnamese Communist Party soon have enough to eat and wear warmly, and are happy in a real democratic and free society.

Viet Nam never had bona fide democracy, freedom and welfare since April 30, 1975. Adversely, the Vietnamese society is full of corruptions, partialities, without human rights, injustice. It does not have free elections for people’s representatives. The Vietnamese Legislature is not really elected by the people; consequently, the current Vietnamese Government is not the official and legitimate representative of the Vietnamese people.

Dear State Secretary, in this petition, we wish to present and call for your concern about the safety and misfortune of all the fishermen along the Vietnamese coastal area when they go fishing in the East Sea which belongs to Viet Nam. The alarming news concerning the danger the Vietnamese fishermen are facing with happens every day.

The Vietnamese fishermen may encounter death, their fishing boats and gear might be collided to break or shot by the PRC ships to sink. They might leave their lives and properties behind in the open seas. They might be pirated, abducted, kidnapped, held against their will, tortured, and left alone on desert and remote tiny islands, ransomed, resulting in a myriad of misfortunes sustained by their families and relatives impatiently and freakily praying for their returning home after braving the dangerous journeys to earn the family bread.

Please allow me to briefly go over the history of the Vietnamese East Sea:

1. For the past hundreds of years, our ancestors have settled and lived on the Paracel islands. They used to patrol these islands. The islands are registered in the history books and the 1975 Republic of Viet Nam White Pages did confirm the Vietnamese sovereignty with its Armed Forces stationing and protecting the islands (Annex D).

2. During the Viet Nam war, from 1960 to 1973, when the U.S. Navy was present in the East Sea to support the Republic of Viet Nam and its struggle for freedom against the North Vietnamese Communists, but the People’s Republic of China (PRC) never claimed its sovereignty over the East Sea.

3. In 1971 the U.S. nuclear submarine Sculpin patrolled the lengthy East Sea from North to South. It detected and shadowed a trawler departed from South Hainan island, the trawler carried ammunition and weapons for Viet Cong in South Vietnam where it was blown up by the RVN naval forces; however, the PRC did not claim its sovereignty over the East Sea (Annex E).

4. At the San Francisco Conference from August 5th to August 8th, 1951 the PRC and the Taiwanese Administrative were not present because they were not invited; however, the Vietnamese Government delegation led by Prime Minister Tran Van Huu was present as one of the legal signatory and signed in the Treaty in which the Japanese Representative who surrendered and renounced its ownership of the Spratley and Paracel islands and returned them to Viet Nam pursuant to Chapter 2, Article 2, Section f (Annex G). The PRC or the Taiwanese Administrative never rejected the San Francisco Treaty.

5. The July 20th, 1954 Geneva Agreement which temporarily partitions Viet Nam into North and South confirms that the islands South of the 17th parallel belong to the French Union (later known as the Republic of Viet Nam) and the islands North of the 17th parallel belong to the Democratic Republic of Viet Nam (Annex A). The PRC signed to acknowledge this fact without any opposition.

6. On April 23rd, 1965 the U.S. President Lyndon B. Johnson declared the U.S. Armed Forces combat zone that includes the whole territory of Viet Nam inland and about 240 nautical miles from the baseline to the East Sea (Annex B). The PRC never complained this declaration. However, on January 19th, 1974 the PRC suddenly attacked and sank a Vietnamese warship on patrol of the Paracel to protect it and killed 54 crew members (Annex F). On March 14th 1988 the PRC massacred 71 Vietnamese on Garma rocks and occupied these rocks (Annex F).

The People’s Liberation Armed Navy’s (PLAN’s) activities obviously were neither consistent with the international law nor loyal to the international diplomatic treaties that the PRC has signed or participated; especially, not unique during the whole era the US army involved in the Viet Nam war.

Reality proves that the PRC never owned the Paracel islands. Consequently, the issue of the Paracel Islands is not a dispute between the PRC and Viet Nam but in fact the PRC has used its force to invade and so stirred up the instability in the East Sea. The PRC always reinforces and maintains the critical parts of the islands such as on the Woody Island of the Paracel islands. The artificial structures on the existing undersea natural foundations constitute the urgency of the situation: they want their occupation to be permanent and thus the permanent owners of the area. The PRC never have enough reasons to defend their claim of the East Sea except they based on the so-called cow-tongued map that has not ever been recognized by the international communities, but the important fact that they use force to occupy and annex different islands to their existing territory. Can those invasions and killings by the PRC justify that this country is peaceful, friendly and deserved to be a permanent member of the United Nations?

Dear State Secretary, the Vietnamese Community of Northern California is heartbroken seeing innocent Vietnamese fishermen’s fishing boats hit and sunk by China. They were killed year in and year out when the Chinese unilaterally ordered East Sea a non-fishing zone during the calm season of the sea very appropriate for fishing, a pattern practiced by the Vietnamese fishermen’s ancestors. When that cruel and ridiculous order comes to a halt the tempestuous season is around the corner: the Vietnamese fishermen end up empty-handed. Their lives are really miserable (Annex C).

Dear State Secretary, the Vietnamese Community of Northern California respectfully presents to you this Petition, as a Vietnamese communist refugee community currently living in the U.S.A., we believe that our voice is the opportunity to represent the Vietnamese currently living in the grip of the communist regime. Based on the crucial outcomes generated by the PLAN and the number of Vietnamese fishermen killed in the East Sea, we believe that the PRC has gone too far and caused hardship to the Vietnamese fishermen.

Dear State Secretary, the following is the content included in our Petition, may we have your consideration:

1. The Vietnamese Community of Northern California earnestly asks the State Department if there are ways to help the Vietnamese fishermen or their relatives’ families for their endured.

2. The Vietnamese Community of Northern California believes that the situation in the East Sea is so urgent that we strongly protest the PLAN’s military activities in the East Sea that caused uncountable deaths, injuries and in-compensable losses to the innocent Vietnamese fishermen.

3. The Vietnamese Community of Northern California honestly asks the State Department to pay special attention and concern to the urgent situation in the East Sea.

I have the honor to present to you and the State Department this Petition on this date of May 25th 2010, and also please accept my profound appreciation. I am looking forward to hearing from you soon.

May God bless you anytime, anywhere and with great success when you are on the way working for our beloved country.

Tien N. Nguyen

Chairman of the VAC-NORCAL’s Representatives Committee

VAC-NORCAL’s Representatives Committee:

Nhan H. Nguyen, San Jose, CA <johnnhannguyen@yahoo.com>;
Van Le, San Jose, CA <van.le.j144@statefarm.com>; or <cvan888@yahoo.com>;
Christine Do, Milpitas, CA <christinehdo@gmail.com>;
Thai Hao, San Jose, CA <hao.thai@gmail.com>;
Mai Tran, San Jose, CA <phucphosj@gmail.com>;
Nghiep Phan, San Jose, CA <nghiepphan@sbcglobal.net>;
Mong Hung Nguyen, San Jose, CA <h_nguyen1935@sbcglobal.net>;
Nghiem Nguyen, San Jose, CA <laomoc45@yahoo.com>;

Sông Hồng Data Analyst of the East Sea Study and Research
PO Box 391063
Mountain View, CA 94039,
viettrade_net@yahoo.com, iPhone (408) 940-7646

Annexes

Annex A

On this day 23rd April in 1965, President Johnson signed an Executive Order designating Vietnam and waters adjacent thereto as a combat zone for the purposes of section 112 of the Internal Revenue Code of 1954.

"Pursuant to the authority vested in me by section 112 of the Internal Revenue Code of 1954, I hereby designate, for the purposes of that section, as an area in which Armed Forces of the United States are and have been engaged in combat: Vietnam, including the waters adjacent thereto within the following-described limits: From a point on the East Coast of Vietnam at the juncture of Vietnam with China southeastward to 21° N Lat., 108° 15' E Long.; thence southward to 18° N Lat., 108° 15' E Long.; thence southeastward to 17° 30' N Lat., 111° E Long.; thence southward to 11° N Lat., 111° E Long.; thence southwestward to 7° N Lat., 105° E Long.; thence westward to 7° N Lat., 103° E Long.; thence northward to 9° 30' N Lat., 103° E Long.; thence northeastward to 10° 15' N Lat., 104° 27' E Long.; thence northward to a point on the West Coast of Vietnam at the juncture of Vietnam with Cambodia.

The date of the commencing of combatant activities in such area is hereby designated as January 1, 1964." http://www.lbj100.org/otd/april/

Map of combat zone of the US army in Vietnam War as declared by President Lyndon B. Johnson 04 23, 1965

Annex B

Geneva Accord July 20, 1954

CHAPTER I-PROVISIONAL MILITARY DEMARCATION LINE AND DEMILITARIZED ZONE

Article 1

A provisional military demarcation line shall be fixed, on either side of which the forces of the two parties shall be regrouped after their withdrawal, the forces of the People's Army of Viet-Nam to the north of the line and the forces of the French Union to the south.

The provisional military demarcation line is fixed as shown on the map attached (omitted).

Article 4

The provisional military demarcation line between the two final regrouping zones is extended into the territorial waters by a line perpendicular to the general line of the coast.

All coastal islands north of this boundary shall be evacuated by the armed forces of the French union, and all islands south of it shall he evacuated by the forces of the People's Army of Viet-Nam.

http://newsforce1.com/itlos/reference/geneva_agreement_1954.htm

Modern History Sourcebook:

The Final Declaration of The Geneva Conference:

On Restoring Peace in Indochina, July 21, 1954

________________________________________

Final declaration, dated July 21, 1954, of the Geneva Conference on the problem of restoring peace in Indochina, in which the representatives of Cambodia, the Democratic Republic of Viet-Nam, France, Laos, the People's Republic of China, the State of Viet-Nam, the Union of Soviet Socialist Republics, the United Kingdom and the United States of America took part.

Xem toàn bộ Hội Nghị Geneva

http://newsforce1.com/itlos/itlos.html

Annex C

The Fishery Ban and the Military Activities of the PRC under the cover of the Fishery Patrols in the East sea.

1. On May 6, 2010 the PRC delared the Fishery Ban in the East Sea from May 16, 2010 to August 1, 2010 in the East Sea.

- January 2005 PLAN shot 9 and wounded many fishermen in Thanh Hoa sea.

- In 2007 PLAN shot and killed more 9 fishermen in the Quang Ngai Sea while the PRC declared tha Fishery Ban.

- May 19, 2009 Xinhua News Agency said Fishery Politics 44183 for the first time patrols the Paracel archipelago after coming to Tam A port on May 17, 2009. Another Fishery Politics 44061 came from Tram Giang city will come to Tay Sa on May 19, 2009 to start patrolling and protecting the sovereignty.

- May 23, 2009 a fishing boat of Binh Chanh, Binh Son, Quang Ngai was sunk after being hit by “foreign ships” last week at 10°54 N Latitude, 111° E Longitude, exact time is 3:00 am on May 19, 2009. 26 fishermen were thrown into water and they had to use plastic empty cans to survive. The foreign ship did not stop to save the fishermen. These 26 fishermen were saved by a nearby squid angling boat.

- May 26, 2009 11:30 May 24, 2009 China News Service said the PLAN patrolling ship the Fishery Politics 44183 arrested 9 Vietnamese fishermen.

- May 30, 2009 The family of the fishing boat having two fishermen killed after their boat was hit by a “foreign ship” discovered their bodies of Truong Minh Tri (45), Nguyen Van Tam (39) living at Ho Phong city, Gia Rai district, Bac Lieu Province. About 19:00 May 26, 2009 fishing boat BL 3221TS, captain Vo Ba Loi (36, Ho Phong city) were angling at 8°27’N Latitude, 105°17’E Longitude was hit to break in halves and sunk by a “foreign ship”. A nearby fishing boat CM 8054 saved 12; another fishing boat saved one, the other two victims members were missing.

2. The crime scene happened, as the co-ordinates indicated, in the RVN internal waters and about 18 nautical miles off the RVN seashore. Illegally, the People’s Liberation Army Navy (PLAN) has violated the sovereignty of the RVN in its internal sea pursuant to the UNCLOS 1982 Part II, Section 1, Article 2(1, 2) which reads:

“1. The sovereignty of a coastal State extends, beyond its land territory and internal waters and, in the case of an archipelagic State, its archipelagic waters, to an adjacent belt of sea, described as the territorial sea.”

2. June 08, 2009

Quynh Di village, Quynh Luu district, Nghe An province: 9:00 am June 03, 2009 a fishing boat with 9 members of the local residents were hit and attacked by two “foreign ships” with bottles, rocks. The fishing boat ran for its life but was pursued and hit to sink by the foreign ships. On seeing the fishing boat was hit and sunk, the foreign ships left the scene.

July 1, 2009

Video from www.sina.com, Fishery Politics 44183 fired at a Vietnamese fishing boat in Tonkin Gulf where according to the SINA news is the common fishing area.

List of the two innocent Vietnamese Fishermen killed by PLAN May, 2009

The family of the fishing boat having two fishermen killed after their boat was hit by a “foreign ship” discovered their bodies of Truong Minh Tri (45), Nguyen Van Tam (39) living at Ho Phong city, Gia Rai district, Bac Lieu Province.

In 2007

In 2007 PLAN shot and killed more 9 fishermen in the Quang Ngai Sea while the PRC declared tha Fishery Ban.

List of the innocent Vietnamese fishermen killed in January 2005

1) Nguyễn Văn Tùng, 37 tuổi, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa
2) Lê Văn Tuyên, 37 tuổi, thuyền trưởng, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa
3) Nguyễn Xuân Trọng, 27 tuổi, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa
4) Nguyễn Hữu Biên, 27 tuổi, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa
5) Đinh Văn Đông, 20 tuổi, xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa
6) Nguyễn Văn Trung, 20 tuổi, xã Hòa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa
7) Trần Nghiệp Hùng, 39 tuổi, xã Hòa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa
8) Phan Văn Dũng, 24 tuổi, chưa xác định được xã, huyện, chỉ biết là người Thanh Hóa
9) Nguyễn Văn Tâm, 27 tuổi, xã Hòa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa
Annex E

Sculpin’s path
Source Naval History Feb. 2008 – Naval Institute Press

Annex F

The Battle of the Paracel Islands January 19, 1974. CIA’s documents
http://newsforce1.com/official_documents_rvn/cia_paracel_spratly/paracel1974_cia.pdf  

The Battle of the Spratlys Islands March 14, 1988. CIA’s documents
http://newsforce1.com/official_documents_rvn/cia_paracel_spratly/spratlys1988_cia.pdf  

Annex G

TREATY OF PEACE WITH JAPAN

WHEREAS the Allied Powers and Japan are resolved that henceforth their relations shall be those of nations which, as sovereign equals, cooperate in friendly association to promote their common welfare and to maintain international peace and security, and are therefore desirous of concluding a Treaty of Peace which will settle questions still outstanding as a result of the existence of a state of war between them;

WHEREAS Japan for its part declares its intention to apply for membership in the United Nations and in all circumstances to conform to the principles of the Charter of the United Nations; to strive to realize the objectives of the Universal Declaration of Human Rights; to seek to create within Japan conditions of stability and well-being as defined in Articles 55 and 56 of the Charter of the United Nations and already initiated by post-surrender Japanese legislation; and in public and private trade and commerce to conform to internationally accepted fair practices;

WHEREAS the Allied Powers welcome the intentions of Japan set out in the foregoing paragraph;

THE ALLIED POWERS AND JAPAN have therefore determined to conclude the present Treaty of Peace, and have accordingly appointed the undersigned Plenipotentiaries, who, after presentation of their full powers, found in good and due form, have agreed on the following provisions:

CHAPTER I

PEACE

Article 1

(a) The state of war between Japan and each of the Allied Powers is terminated as from the date on which the present Treaty comes into force between Japan and the Allied Power concerned as provided for in Article 23.

(b) The Allied Powers recognize the full sovereignty of the Japanese people over Japan and its territorial waters.

CHAPTER II

TERRITORY

Article 2

(a) Japan recognizing the independence of Korea, renounces all right, title and claim to Korea, including the islands of Quelpart, Port Hamilton and Dagelet.

(b) Japan renounces all right, title and claim to Formosa and the Pescadores.

(c) Japan renounces all right, title and claim to the Kurile Islands, and to that portion of Sakhalin and the islands adjacent to it over which Japan acquired sovereignty as a consequence of the Treaty of Portsmouth of 5 September 1905.

(d) Japan renounces all right, title and claim in connection with the League of Nations Mandate System, and accepts the action of the United Nations Security Council of 2 April 1947, extending the trusteeship system to the Pacific Islands formerly under mandate to Japan.

(e) Japan renounces all claim to any right or title to or interest in connection with any part of the Antarctic area, whether deriving from the activities of Japanese nationals or otherwise.

(f) Japan renounces all right, title and claim to the Spratly Islands and to the Paracel Islands.

…..

For Saudi Arabia:

Asad AL-FAQIH

For Syria:

F. EL-KHOURI

For Turkey:

Feridun C. ERKIN

For the Union of South Africa:
G.P. JOOSTE

For the United Kingdom of
Great Britain and Northern Ireland:

Herbert MORRISON
Kenneth YOUNGER
Oliver FRANKS

For the United States of America:

Dean ACHESON
John Foster DULLES
Alexander WILEY
John J. SPARKMAN

For Uruguay:
José A. MORA

For Venezuela:
Antonio M. ARAUJO
R. GALLEGOS M.

For Viet-Nam:

T.V. HUU

T. VINH

D. THANH

BUU KINH

For Japan:

Shigeru YOSHIDA
Hayato IKEDA

http://newsforce1.com/diplomacy/Treaty%20of%20Peace%20with%20Japan.htm

Annex D

White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands
Republic of Vietnam

Ministry of Foreign Affairs
Saigon, 1975

Foreword

The Vietnamese archipelagoes of Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) are both situated in the South China Sea off the Republic of Vietnam's shore. Their very modest size by no means lesser the importance given them by the Vietnamese: to Vietnamese hearts, these remote insular territories are as dear as could be any other part of the fatherland. The Hoang Sa Islands to the North were occupied by force of arms by the People's Republic of China on January 20, 1974, following a brazen act of invasion which left the world extremely indignant. As for the Truong Sa Islands 500 km to the South, two other foreign powers are illegally stationing troops on four of the main islands in the archipelago.

The Government of the Republic of Vietnam and the Vietnamese people, determined to defend their sovereignty and the territorial integrity of the country, solemnly denounce the occupation of these Vietnamese territories by foreign troops. Regarding the Hoang Sa (Paracel) Islands, not only was the gross violation of Vietnamese sovereignty by the People's Republic of China a defiance of the law of nations and the Charter of the United Nations: in-as-much as this involved the use of force by a world power against a small country in Asia, it also constitutes a threat to peace and stability in South East Asia In the case of the Truong Sa (Spratly) Islands, although foreign occupation was not preceded by bloodshed, it nevertheless represents a grave violation of the territorial integrity of the Republic of Vietnam. The rights of the Vietnamese people over those islands have been as firmly established there as on the Hoang Sa archipelago.

The Republic of Vietnam fulfils all the conditions required by international law to assert its claim to possession of these islands. Throughout the course of history, the Vietnamese had already accomplished the gradual consolidation of their rights on the Hoang Sa Islands. By the early 19th century, a systematic policy of effective occupation was implemented by Vietnamese emperors The Truong Sa Islands, known to and exploited by Vietnamese fishermen and laborers for many centuries, were formally incorporated into Vietnamese territory by France on behalf of Vietnam. On both archipelagoes, Vietnamese civil servants assured a peaceful and effective exercise of Vietnamese jurisdiction. The continuous display of state authority was coupled with the constant Vietnamese will to remain the owner of a legitimate title over those islands. Thus military defense of the archipelagoes and diplomatic activities were put forth in the face of false claims from other countries in the area. Vietnamese rights being indisputable, the People's Republic of China chose to resort to military force in order to assert her sudden claims to the Hoang Sa (Paracel) Islands. Two other foreign powers took advantage of the war situation in Vietnam to militarily occupy some of the Truong Sa (Spratly) Islands over which they have no legal rights. Since both the Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes are situated below the 17th parallel, this is primarily a matter of concern for the Republic of Vietnam.

This White Paper is designed to demonstrate the validity of the claims made by the Republic of Vietnam. It is also an appeal for justice to the conscience of all law-abiding and peace-loving nations in the world.

Proclamation by the Government of the Republic of Vietnam (1974)

The noblest and most imperative task of a Government is to defend the sovereignty, independence and territorial integrity of the Nation. The Government of the Republic of Vietnam is determined to carry out this task, regardless of difficulties it may encounter and regardless of unfounded objections wherever they may come from.

In the face of the illegal military occupation by Communist China of the Paracels Archipelago which is an integral part of the Republic of Vietnam, the Government of the Republic of Vietnam deems it necessary to solemnly declare before world opinion, to friends and foes alike, that :

The Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) archipelagoes are an indivisible part of the territory of the Republic of Vietnam. The Government and People of the Republic of Vietnam shall not yield to force and renounce all or part of their sovereignty over those archipelagoes.

As long as one single island of that part of the territory of the Republic of Vietnam is forcibly occupied by another country, the Government and People of the Republic will continue their struggle to recover their legitimate rights.

The illegal occupant will have to bear all responsibility for any tension arising wherefrom (therefrom).

On this occasion, the Government of the Republic of Vietnam also solemnly reaffirms the sovereignty of the Republic of Vietnam over the islands off the shores of Central and South Vietnam, which have been consistently accepted as a part of the territory of the Republic of Vietnam on the basis of undeniable geographic, historical and legal evidence and on account of realities.

The Government of the Republic of Vietnam is determined to defend the sovereignty of the Nation over those islands by all and every means.

In keeping with its traditionally peaceful policy, the Government of the Republic of Vietnam is disposed to solve, through negotiations, international disputes which may arise over those islands, but this does not mean that it shall renounce its sovereignty over any part of its national territory.

(Proclamation by the Government of the Republic of Vietnam dated February 14, 1974)

CHAPTER I

The Early Historical Rights of Vietnam

The Vietnamese have had knowledge of the Hoang Sa Islands long before the arrival to the South China Sea of Westerners who publicized internationally the name of "Paracels" for this part of their territory. It has been scientifically determined that the Vietnamese presence on this archipelago started in the 15th century. The systematic exploitation of the islands' resources started early and gradually developed Vietnamese interest in these territories, leading in the 18th century to official state decision such as the formation of the Hoang Sa Company to ensure a rational exploitation of those islands. As evidenced by reliable Vietnamese and foreign sources, Vietnam progressively asserted her rights and the Hoang Sa archipelago was formally taken possession of the Vietnamese authorities in the year 1816.

Geographic position.

The Hoang Sa Archipelago is a string of islets off the Vietnamese coast between 111 and 113 degrees longitude East of Greenwich, and between 15045' and 17015' North latitude. The nearest island in the archipelago is roughly at equal distance from the coast of Vietnam and the southern shore of Hainan Island in China. Using Pattle Island (dao Hoang Sa), the largest of the group, as a point of reference, the distances are as follows:

Pattle to the Vietnamese harbor of Danang: 200 nautical miles. (Pattle to the closest shore of Cu Lao Re' Vietnam: 123 nautical miles).

Pattle to the closest shore on Hainan (Island): 150 nautical miles.
Pattle to the closest shore in the Philippines: 450 nautical miles.
Pattle to the closest shore in Taiwan: 620 nautical miles.
The Hoang Sa Islands are divided into two groups: to the East lies the Tuyen Duc (or Amphitrite) Group and to the West lies the Nguyet Thiem (or Crescent) Group. The main islands are:

Tuyen Duc Group:

Dao Bac-North Island
Dao Trung - Middle Island
Dao Nam - South Island
Phu Lam-Wooded Island (French: Ile Boisee)
Hon Da - Rocky Island
Dao Linh Con -Lincoln Island
Dao Cu Moc-Tree Island
Con Nam - South Bank
Nguyet Thiem Group:
……

Please read the whole document at:
http://www.newsforce1.com/diplomacy/White%20Paper%20on%20the%20Hoang%20Sa.htm

TUYÊN CÁO CỦA CHÁNH PHỦ VIỆT-NAM CỘNG HOÀ VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT-NAM CỘNG HOÀ TRÊN NHỮNG ĐẢO Ở NGOÀI KHƠI BỜ BIỂN VIỆT-NAM CỘNG HOÀ (14-2-1974)

TUYÊN CÁO


CỦA CHÁNH PHỦ VIỆT-NAM CỘNG HOÀ

VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT-NAM CỘNG HOÀ TRÊN

NHỮNG ĐẢO Ở NGOÀI KHƠI BỜ BIỂN

VIỆT-NAM CỘNG HOÀ

(14-2-1974)


Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một Chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu phát xuất từ đâu.

Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước công luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng:

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chánh Phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy.

Chừng nào còn một hòn đảo thuộc phần lãnh thổ ấy của Việt Nam Cộng Hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chánh đáng của mình.

Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có.

Trong dịp này, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hòn đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Trung Phần và bờ biển Nam Phần Việt Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không thể chối cãi được.

Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.

Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình. Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa sẳn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xãy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này.

http://newsforce1.com/hoangsa_case/hoangsa_case.htm
http://newsforce1.com/hoangsa_case/rvn_tuyencao021474.htm