PRAGUE
(Reuters) - Slovakia said it had expelled a Vietnamese diplomat over a
case involving the abduction of a Vietnamese businessman in 2017 from a
Berlin street.
In a final ruling on the case, a German court on
Tuesday dismissed the appeal of the last suspect in the kidnapping of
businessman Trinh Xuan Thanh, who had been seeking asylum in Germany at
the time of his disappearance.
Trinh was taken - via Slovakia -
back to Vietnam, where he was tried and jailed for life in 2018 for
violating state regulations and embezzlement.
Slovakia's foreign
ministry said in a statement posted on its website late on Wednesday
that it had informed Vietnam's ambassador to Bratislava that one of his
diplomats must leave the country within 48 hours.
"Slovakia took
this step in connection with the German court ruling. The ministry had
flagged strong diplomatic consequences if the very serious suspicions of
abuse of Slovakia's hospitality are confirmed officially," the ministry
said.
The ministry declined to comment further on the case. Vietnam's embassy to Slovakia was not immediately available for comment.
Slovakia
has previously denied local media reports that it played any role in
facilitating the transfer of the businessman back to Vietnam.
(Reporting by Robert Muller; Editing by Gareth Jones)
Lãnh đạo Hà Nội và Viettel 'đã gặp cụ Kình' trong vụ Đồng Tâm
17 tháng 4 2017
Chủ tịch UBND thành phố Hà
Nội Nguyễn Đức Chung trao đổi qua điện thoại "khoảng một tiếng đồng hồ"
với người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, nơi đang bắt giữ hơn 30 người
thi hành công vụ.
Luật sư Trần Vũ Hải, đang có mặt tại địa phương, cho BBC biết ông gọi điện cho Chủ tịch Nguyễn Đức Chung hôm 17/4.
"Sau khi nối máy với ông Chung, tôi đưa điện thoại cho người dân, gồm một người cao tuổi và một phụ nữ," ông Hải cho BBC biết.
"Ông Chung nói với người dân khoảng một tiếng đồng hồ và hứa ngày mai sẽ về Đồng Tâm." Vụ Đồng Tâm - Mỹ Đức 'chưa có hồi kết' Dân Đồng Tâm đối đầu với công an
Đã xảy ra căng thẳng tại xã Đồng Tâm, cách trung tâm Hà Nội hơn 30 km, liên quan các vụ khiếu kiện đất đai.
Luật sư Trần Vũ Hải tường thuật: "Ông Chung nói người dân hay quan chức mà có hành động sai, cũng đều bị xử lý công bằng."
"Ví
dụ, ông nói tại sao lực lượng cảnh sát cơ động lại tham gia việc này.
Ông nói sẽ đề nghị Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thanh tra."
"Với người dân đang bắt giữ người thi hành công vụ, ông đề nghị họ hợp tác tránh làm phức tạp tình hình."
Theo thông tin trên truyền thông nhà nước từ mấy năm qua, đã có các vụ khiếu kiện, tố cáo ở xã Đồng Tâm liên quan đất đai.
Theo
luật sư Trần Vũ Hải, trao đổi với người dân qua điện thoại, Chủ tịch Hà
Nội Nguyễn Đức Chung nói ông được biết có 44 hồ sơ, thì "32 hồ sơ đã
được giải quyết".
Trên mạng internet xuất hiện một video, được cho là
quay vài tuần trước đó, cho thấy một cụ ông giải thích trước đám đông về
một số tranh cãi đất đai.
Cụ ông này sau đó được xác định tên là
Kình (một số nguồn ghi là cụ Lê Đình Kình), khoảng ngoài 80 tuổi. Theo
tố cáo của một số người dân, cụ ông này đã bị bắt giữ.
Tuy vậy,
luật sư Trần Vũ Hải cho biết Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nói cụ Kình được
tự do và ở Hà Nội để tham dự cuộc họp với Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải,
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và Chủ tịch công ty viễn thông
Viettel.
Có nhiều vụ kiện, tố cáo khác nhau tại xã Đồng Tâm nhưng
một số người dân tố cáo vụ việc dẫn đến người dân bao vây, bắt giữ hơn
30 người thi hành công vụ, trong đó có cảnh sát cơ động, hôm 15/4 là
liên quan một vụ đất đai của Viettel.
Video trên mạng
Trong
video phát tán trên mạng, cụ ông Kình nói Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức
vào cuối năm 2016 đã tham gia giải tỏa một khu đất để bàn giao cho
Viettel.
Trong video, cụ ông này nói: "Ngày 21/11/2016 chúng tôi
mang văn bản lên gặp ông Nguyễn Văn Hoạt, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
huyện, yêu cầu là 'thanh tra thành phố chưa có quyết định tại sao các
đồng chí lại ra quyết định giải tỏa mà không báo cáo Ủy ban Nhân dân
Thành phố'."
Luật sư Trần Vũ Hải cho biết ông chưa nắm rõ vụ việc,
nhưng theo tố cáo của một số người dân, Viettel "tìm cách mua gom đất
của một số cán bộ xã mà họ tố cáo tham nhũng và biến nó thành dự án quốc
phòng".
"Chúng tôi chưa thể khẳng định nhưng người dân nói họ đã kiện bao nhiêu năm nay, bị lừa nhiều lần nên họ rất cảnh giác."
Viettel chưa lên tiếng về vụ việc tại xã Đồng Tâm.
Tuy
vậy, theo luật sư Trần Vũ Hải, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói ông
đã mời cụ ông Kình lên làm việc, có mặt cả Bí thư Hà Nội Hoàng Trung
Hải và Chủ tịch Viettel.
"Ông Chung không nói ông kết luận gì, mà cho biết họ đang xem xét và ông Chung sẽ trực tiếp giải quyết."
Bao nhiêu người bị mỗi bên bắt giữ?
Con số cảnh sát và người của chính quyền bị bắt giữ cho đến nay vẫn chưa được kiểm chứng.
Hôm
thứ Bảy 15/4, ngày đầu tiên xảy ra vụ đối đầu giữa hai bên, một người
dân địa phương nói với BBC số người thuộc bên công an và giới chức mà
dân xã bắt giữ đưa vào Nhà Văn hóa xã là "khoảng 10 người".
Hôm
16/4, qua điện thoại, người trực ban của Công an huyện Mỹ Đức đề nghị
không nêu danh tính, nói với BBC: "Có xảy ra việc người dân bắt giữ tổng
cộng 32 người gồm cảnh sát cơ động và một số người thuộc ban ngành khác
từ hôm qua."
Truyền thông nhà nước hôm 16/4 đưa tin: "Ngày 15/4,
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã áp dụng biện pháp
ngăn chặn, bắt giữ bốn công dân về hành vi gây rối trật tự công cộng để
điều tra, làm rõ."
Những tin tức lan truyền trên mạng xã hội nói có 15 người dân của xã bị bắt đi.
Tuy
nhiên, một người dân địa phương cho BBC biết giới chức ban đầu bắt năm
người, khi những người này theo lời mời của chính quyền "ra khu vực đất
đang tranh chấp để cùng đo đạc, xác định mốc, ranh giới giữa đất quốc
phòng và đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm".
Một người khác cho
biết khi một số người dân khác đuổi theo đòi người thì bị bắt tiếp bốn
người nữa, khiến tổng số người Đồng Tâm bị bắt là chín người. Người này
cho biết thêm tới nay tất cả những người bị bắt đã được thả về, trừ một
người tên là Kình. Được biết chính quyền đã thông báo cho gia đình rằng
cụ ông Kình hiện đang ở bệnh viện Việt Đức do bị 'rạn xương'.
Luật sư Trần Vũ Hải xác nhận thông tin ông Kình đang khám ở bệnh viện Việt Đức.
"Người
dân vẫn không tin ông Kình được tự do. Ông Kình cho biết ông vẫn phải ở
lại Hà Nội để làm việc với các lãnh đạo, và cũng cần đi khám bệnh."
"Theo lịch thì lúc 4h30 chiều 17/4 ông có hẹn ở bệnh viện, và khi đó sẽ xác định ông được tự do hoàn toàn hay không."
Tại sao Chính phủ Việt Nam đổi tên Tập đoàn Viettel?
19 tháng 1 2018
Tập đoàn Viễn thông
Quân đội Viettel vừa chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công Nghiệp -
Viễn thông Quân đội, theo nghị định chính phủ công bố hôm 12/1.
Hai nhà quan sát và phân tích quân sự, Jon Grevatt và Carl Thayer, chia sẻ hai quan điểm tương đối khác nhau về động thái này.
Mở rộng chương trình quốc phòng tại Viettel
Nhà
phân tích công nghiệp quốc phòng của hãng chiến lược Jane's, ông Jon
Grevatt nói với BBC hôm 19/1 rằng việc đổi tên cho thấy Viettel, hay Bộ
Quốc phòng, đang tái cấu trúc và mở rộng việc phát triển công nghiệp
quốc phòng của Việt Nam. Đại tá Viettel về Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng 'Cần phấn đấu có nhiều Viettel hơn nữa' Việt Nam: Quân đội vẫn làm kinh tế, nhưng sẽ giảm?
Nghị
định 05/2018/ND-CP cho phép Viettel quản lý hệ thống viễn thông cũng
như "thiết kế, nghiên cứu, phát triển, sản xuất, lắp ráp và sửa chữa hệ
thống liên lạc quân sư và các thiết bị khác".
Ông Grevatt nhận định động thái này có thể là hướng
phát triển hệ thống C4ISR, là hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin
liên lạc tình báo và trinh sát.
Ông Grevatt nói C4ISR dùng kỹ
thuật điện tử để tăng cường khả năng tác chiến giữa các hệ thống phòng
thủ và tấn công, giúp tăng cường quy mô phòng vệ, gia tăng khả năng phát
hiện kẻ thù, hay giám sát trong vùng đặc quyền kinh tế v.v...
"Không
chỉ Việt Nam, mà Thái Lan, Campuchia và Singapore đều đang mở rộng phát
triển trong mảng phòng thủ C4ISR này. Nếu như anh không cập nhật và
phát triển, anh sẽ tạo ra mở ra một lỗ hổng điểm yếu.
"So sánh
với các nước trong khu vực, Việt Nam thật ra chậm hơn một chút. Chắc
chắn là không thể sánh với Singapore vì nó là nước có nhiều mối liên kết
quốc tế nhất trong khu vực. Nhưng Thái Lan có lẽ cũng vượt mặt Việt
Nam, trong việc hiểu và sử dụng C4ISR," ông Grevatt nói.
Đổi tên để 'hợp thức hóa và thu giữ lợi nhuận'?
Nhưng
theo giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt
Nam và bang giao quốc tế, việc Viettel đổi tên tạo ra một "vỏ bọc hoàn
hảo".
Theo vị giáo sư của Học viên Hải quân Úc, việc đổi tên là
một cách để Bộ Quốc Phòng hợp thức hoá tính sở hữu của bộ đối với tập
đoàn Viettel.
Ông Thayer nói bộ có thể sử dụng ngân sách để đầu tư
vào mục đích quốc phòng nhưng đồng thời thu giữ các nguồn lợi nhuận
khác bao gồm cả thương mại lẫn quốc phòng.
Carl Thayer nói ông
nghi ngờ liệu chính phủ Việt Nam có bất cứ hệ thống nào giám sát hiệu
quả các hoạt động thu chi ngân sách của Bộ Quốc Phòng.
Năm 2017, tổng doanh thu của Viettel đạt mức kỷ lục với 250.800 tỷ VND và nhắm tới 500.000 tỷ VND vào 2020.
Vốn điều lệ hiện tại của Viettel tính tới 5/1/2018 là 121.520 tỷ và dự kiến sẽ tăng lên 300.000 tỷ VND đến hết năm 2020. Lãnh đạo Hà Nội và Viettel 'đã gặp cụ Kình' Các góc nhìn 'Quân đội VN trong kinh doanh' Viettel mở mạng di động ở Tanzania
Tuy
nhiên NĐ 05/2018/ND-CP cũng cho thấy chính phủ Việt Nam, hiện đang sở
hữu 100% vốn điều lệ của Viettel, có khả năng cổ phần hoá tập đoàn này.
Theo ông Thayer, từ 2007, Viettel đã được chỉ thị là
một trong những doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng cần phải cổ phần hoá
những mảng đầu tư không thuộc quân đội.
Nhưng đã hơn 10 năm qua,
Viettel vẫn hoàn toàn thuộc quyền sở hữu và quản lý của Bộ Quốc Phòng và
không chỉ thống lĩnh mảng viễn thông, Viettel còn có nhiều công ty con
trên nhiều mảng, như mạng Internet 4G, bất động sản, ngân hàng, bưu
chính, truyền thông, trung tâm thể thao...
"Nếu chỉ phát triển
quân sự thì anh thu lợi nhuận bằng cách nào? Và việc xây dựng trung tâm
bóng đá thì liên quan gì đến quân đội?" ông Thayer đặt câu hỏi.
Ông
nhận định, Viettel rõ ràng đang là viên ngọc quý, đem về lợi nhuận vô
cùng lớn trong và cả ngoài nước, không dễ gì Bộ Quốc phòng từ bỏ.
Viettel
hiện có hơn 85 triệu người sử dụng các loại dịch vụ tập đoàn này cung
cấp trên 12 quốc gia, phần lớn nằm trong khu vực Đông Nam Á, Nam Mỹ và
Châu Phi.
Tướng Nguyễn Mạnh Hùng về Bộ Thông tin - Truyền thông
23 tháng 7 2018
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ
tịch Viettel, vừa được Đảng Cộng sản chỉ định giữ chức Bí thư Ban cán sự
Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.
Tin này được báo chí Việt Nam tường thuật hôm 23/7,
cùng ngay khi chính phủ Việt Nam thông báo ông Trương Minh Tuấn bị tạm
đình chỉ chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trước đó, ngày 12/7, ông Tuấn đã chính thức bị buộc thôi chức Bí thư Ban cán sự Đảng của Bộ này.
Trang
VTC News và báo Pháp luật TPHCM nói Ban Bí thư đã chỉ định ông Nguyễn
Mạnh Hùng giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ông Hùng vẫn chưa chính thức nhận nhiệm vụ tại Bộ, nhưng các nguồn tin đánh giá nhiều khả năng ông sẽ là tân bộ trưởng.
Chủ
tịch nước Trần Đại Quang, theo sau đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc, vào ngày 23/7 đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn.
Hôm 12/7,
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản kết luận ông Trương Minh Tuấn, khi còn là Thứ
trưởng Bộ Thông tin, phải chịu trách nhiệm trong vụ Tổng công ty Viễn
thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu
AVG.
Bộ trưởng thời kỳ 2011-2016, Nguyễn Bắc Son, bị Bộ Chính trị kết luận "chịu trách nhiệm chính" về các sai phạm.
Ông
Trương Minh Tuấn bị Bộ Chính trị cảnh cáo, buộc thôi chức Bí thư Ban
cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Người của quân đội
Mới
hồi tháng 6/2018, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương
Đảng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội Viettel,
được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel.
Ông
Nguyễn Mạnh Hùng, sinh năm 1962 ở Bắc Ninh, được Thường vụ Quân ủy
Trung ương bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc Viettel khi ông đang là
Phó Tổng giám đốc Viettel năm 2014.
Ông tốt nghiệp chuyên ngành
Điện tử viễn thông ở Liên Xô (cũ), thạc sỹ viễn thông ở Australia, thạc
sỹ quản trị kinh doanh ở Đại học Kinh tế Quốc dân.
Ông là một trong những người đầu tiên làm việc ở Viettel khi công ty này thành lập năm 1989.
Năm 2000, ông lên chức Phó Giám đốc Công ty Viettel và đến năm 2010 lên làm Phó tổng giám đốc Viettel.
Sang năm 2014, ông lên làm Tổng Giám đốc Viettel thay ông Hoàng Anh Xuân.
Ông cũng là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 12 và ủy viên Quân ủy Trung ương của ĐCSVN.
Viettel là một trong số ít đại công ty của Việt Nam bành trướng ra quốc tế.
Hồi tháng 4/2018, Viettel cho biết liên doanh này đã sẵn sàng tung ra các dịch vụ tại Myanmar.
Theo
thông tin từ Viettel thì họ nắm giữ 49% cổ phần trong liên doanh, Star
High sở hữu 28% và Công ty TNHH Viễn thông Quốc gia Myanmar nắm 23%.
Theo
điều lệ mới nhất, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel là
doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ,
trực thuộc Bộ Quốc phòng. Vụ Phan Văn Vĩnh: Lãnh đạo VNPT Epay bị bắt Viettel chính thức vào thị trường Myanmar Đại tá Viettel về Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng Tại sao Chính phủ Việt Nam đổi tên Tập đoàn Viettel?
Đội ngũ an ninh
mạng 'hùng hậu' của Việt Nam mang tên Lực lượng 47 đã được truyền thông
nước ngoài đưa tin và bình luận trong vài ngày qua.
Lực lượng
47, gồm 10.000 người, sẽ 'là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng',
'vừa hồng vừa chuyên, kiên định lập trường, có trình độ, kỹ năng sử dụng
công nghệ cao', truyền thông trong nước dẫn lời Thượng tướng Nguyễn
Trọng Nghĩa, Phó chủ tịch Tổng cục Chính trị hôm 25/12.
Hãng tin Anh Reuters
ngày 26/12 có bài bình luận về lực lượng an ninh mạng với nhiệm vụ
"chống lại quan điểm 'sai trái'" trên internet này trong bối cảnh "cuộc
đàn áp những người chỉ trích nhà nước độc đảng ngày càng lan rộng".
"Nhà
nước Cộng sản Việt Nam tăng cường nỗ lực kiểm soát Internet, kêu gọi
kiểm soát chặt chẽ hơn các mạng xã hội và xóa bỏ nội dung có vẻ mang
tính công kích, nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy những nỗ lực này khiến
sự chỉ trích lắng xuống trong bối cảnh các công ty cung cấp dịch vụ
mạng xã hội là công ty toàn cầu", bài báo của Reuters viết. Kiểm soát mạng: VN học Trung Quốc được không? VN chủ trì 'diễn tập chống sự cố an ninh mạng' ASEAN
Số nhân lực 10.000 người của Lực lượng 47 được so
sánh với con số 6.000 nhân viên của Bắc Hàn. Tuy nhiên, ý kiến của
Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa gợi ý rằng lực lượng này tập trung chủ
yếu vào người sử dụng internet trong nước, trong khi Bắc Hàn tập trung
vào trên phạm vi quốc tế vì internet không được phổ biến cho người dân
nước này, vẫn theo Reuters.
Việt Nam, một trong 10 quốc gia hàng
đầu về số người sử dụng Facebook, vừa qua đã soạn thảo một dự luật về an
ninh mạng, yêu cầu đặt các máy chủ của Facebook và Google tại Việt Nam.
Dự luật này được bàn luận sôi nổi tại Quốc hội và vẫn đang chờ được
thông qua. Chủ tịch Quang kêu gọi quản lý chặt internet FireEye: Tin tặc từ VN 'tấn công Philippines'
Công
ty an ninh mạng Hoa Kỳ FireEye cho Reuters biết Việt Nam đã "xây dựng
được các chức năng gián điệp trên mạng đáng kể trong một khu vực có hệ
thống phòng thủ tương đối yếu".
Phát ngôn viên của FireEye, người
yêu cầu giấu tên, nói với Reuters rằng: "Việt Nam chắc chắn không đơn
độc. FireEye đã quan sát sự gia tăng các khả năng tấn công ... Sự gia
tăng này có ý nghĩa đối với nhiều bên, bao gồm các chính phủ, nhà báo,
nhà hoạt động và thậm chí cả các công ty đa quốc gia".
Ông nói
thêm: "Hoạt động gián điệp qua mạng đang ngày càng hấp dẫn các quốc gia,
một phần bởi nó có thể cung cấp quyền truy cập một số lượng thông tin
đáng kể với đầu tư khiêm tốn, khả năng phủ nhận hợp lý và rủi ro thấp".
Reuters cũng nhắc lại việc Việt Nam tháng trước bỏ
tù một blogger bất đồng chính kiến với thời hạn mười năm và vài tháng
trước đó tuyên án bảy năm tù một blogger khác vì tội 'tuyên truyền chống
phá nhà nước'.
Hãng tin Bloomberg
hôm 27/12 nhân thông tin về Lực lượng 47, cho biết thêm trong những năm
gần đây, Việt Nam đã mở cửa cho Thung lũng Silicon, trong đó có Tập
đoàn Alphabet Inc. Không giống như Trung Quốc chặn Facebook, Google và
Twitter, chỉ mở đường cho các dịch vụ mạng xã hội nội địa như WeChat,
QQ, Baidu và Weibo.
Bloomberg cũng trích dẫn thông tin từ một
website của chính phủ cho hay Facebook, vốn có quy chế cho chính phủ các
nước thông tin về các hoạt động bất hợp pháp, đã gỡ bỏ các tài khoản
giả mạo và các nội dung phát ngôn vi phạm chính sách. Chủ tịch điều hành
Alphabet Inc, ông Eric Schmidt, cũng hứa trong cuộc gặp hồi tháng Năm
với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Hà Nội sẽ cùng Việt Nam chống lại các
nội dung "xấu" trên YouTube.
Mô hình "đội quân 50 xu" của Trung Quốc
Từ
năm 2010, Trung Quốc đã có một đội ngũ các "bình luận viên" được nhà
nước trả lương để tung các bài viết và bình luận theo đường lối chính
quyền lên mạng.
Những người này, mà con số ước tính ở thời điểm
2010 là 300.000, được mệnh danh là "đội quân 50 xu" vì cứ mỗi comment
mà họ tung lên mạng, họ được trả công 50 xu. Thế nhưng dần dần ngay cả
những người này cũng tỏ ra hoài nghi về hiệu quả công việc của họ. Internet: Kẻ thù của chính thể? Đội tin tặc APT32 tung hoành ở VN? Gián điệp mạng TQ 'gia tăng tấn công VN'
Không
chỉ nhắm vào người sử dụng mạng trong nước, chính phủ Trung Quốc được
cho là còn có đội ngũ gián điệp mạng chuyên tấn công vào các quan chức
và doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Hồi tháng
9/2017, FireEye nói với Reuters rằng các cuộc tấn công xảy ra trong
những tuần cuối tháng tám cho thấy Trung Quốc bắt đầu nhắm vào lĩnh vực
thương mại đầy tiềm năng ở Việt Nam và cố gắng thu thập nguồn thông tin
rộng lớn ở đó.
Theo Bộ Công an Việt Nam, chỉ trong nửa đầu 2017,
cả nước có hơn 4600 trang thông tin có tên miền quốc gia bị tin tặc tấn
công hoặc chiếm quyền điều khiển, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2016.
Cuối
tháng 7/2017, hãng Vietnam Airlines bị tấn công tin tặc với màn hình ở
các sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất bị mất quyền điều khiển giao diện
và hiển thị nội dung đả kích Việt nam và Phillipines.
Mạng xã hội nói gì về 'lực lượng 47'?
Thông tin về đội quân 10.000 người của lực lượng 47 được bình luận rộng rãi trên các trang mạng xã hội Việt Nam.
Nhà văn Đoàn Bảo Châu
viết trên trang Facebook của ông hôm 26/12: "Tôi tự hỏi lực lượng này
có khác gì với đội ngũ dư luận viên (DLV) lương tháng 3 triệu mà sứ mệnh
cao cả nhất của họ là chửi bới cục cằn, ngôn ngữ hạ cấp, lý luận cùn,
thiếu não và có thể nói là ngu một cách "kiên định" và "bền vững" trong
thời gian qua không?
Nếu là một lực lượng mới thì đây là một tin
rất buồn cho đất nước vốn đã xơ xác bởi nạn tham nhũng kinh hoàng, bởi
môi trường ô nhiễm, giáo dục càng cải cách càng lạc hậu...
Tôi
nghĩ với tư tưởng lãnh đạo sáng suốt, con đường đi đúng đắn thì chừng
800 tờ báo đã là quá đủ cho công tác tuyên truyền rồi, tại sao lại khoác
thêm một gánh nặng cho ngân sách vốn đã rất hạn hẹp?"
Nhà báo Trương Huy San
thì bình luận ngắn gọn trên Facebook: "Lâu nay, cứ đọc những tin nhắn
tục tĩu, những cmts khiên cưỡng, ngờ nghệch mà không biết ở đâu ra."
Đại tá Tống Viết
Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, được điều sang làm Phó tư
lệnh - Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, thuộc Bộ Quốc phòng, vừa
được công bố thành lập ngày 8/1/2018.
Báo Dân Trí cho hay ông
Trung "đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phổ cập
dịch vụ di động của Viettel 14 năm trước cũng như đưa ra chiến lược cho
cuộc cách mạng số hiện nay." Bàn tròn BBC: Về Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng và Lực lượng 47 Việt Nam lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng Truyền thông quốc tế nói về 'Lực lượng 47' Nơi 'dư luận viên' tung hoành trên mạng xã hội Việt Nam áp dụng nghe lén trong điều tra hình sự
Hôm 11/1, trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt, ông
Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu
Quốc tế Sài Gòn (SCIS), nói: "Viettel là tổ hợp công nghiệp quốc phòng
được coi là lớn nhất hiện nay và họ tập trung vào công nghệ thông tin và
mạng, phù hợp với định hướng hiện đại hóa toàn diện của lực lượng tác
chiến mạng."
"Nếu theo dõi những sản phẩm công nghiệp quốc phòng
mới nhất của Viettel thì thấy rõ là họ đầu tư cho các hệ thống quản lý
big data cho quân đội và các tổ hợp radar hay không người lái cho không
quân."
"Viettel có nhân lực, chuyên gia, kinh nghiệm và sụ hỗ trợ đủ để phát triển lực lượng tác chiến mạng mới."
"Và
nhiệm vụ của đại tá Trung là tích hợp phần nào hoạt động của Viettel
cho phù hợp với định hướng phát triển của lực lượng tác chiến mạng trong
tương lai."
"Cần phải nhấn mạnh là điều này hết sức có lợi cho
Viettel, họ sẽ nhận đầu tư lớn hơn, có định hướng chính trị và nhiệm vụ
rõ ràng và có sức ép lớn hơn trong phát triển các sản phẩm của mình, đặc
biệt là cho tương lai xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng ra nước ngoài." Bắt 'bác sĩ Hồ Hải' để dập tắt tiếng nói phản biện? Việt Nam: Tự do Internet dậm chân tại chỗ? 'Tin vịt' lên ngôi và sự trăn trở ở phương Tây
Lực lượng 47 'khác Bộ tư lệnh mới'
Ông Thế Phương nhấn mạnh: "Cần phân biệt lực lượng 47 với Bộ tư lệnh mới được thành lập. Hai lực lượng này khác nhau."
"Lực lượng 47 không có cơ chế điều hành và quản lý rõ
ràng rành mạch như các đơn vị quân đội khác, vì đặc thù nhiệm vụ của lực
lượng này."
"Nói về đặc thù nhiệm vụ của Lực lượng 47, họ là người của quân đội tham gia chống diễn biến hòa bình trên không gian mạng."
"Thành
viên của Lực lượng 47 là những cán bộ, chiến sĩ, phần lớn là cán bộ
chính trị trong toàn quân, mà theo quân đội là có 'bản lĩnh chính trị,
có kiến thức, trình độ lý luận, khả năng xử lý thông tin'".
"Mô
tả Lực lượng 47 'vừa hồng vừa chuyên' có lẽ là mô tả tóm tắt nhất: quân
nhân mà đặc biệt là cán bộ chính trị rất thấm nhuần tư tưởng của Đảng.
Quan trọng nhất, không cần kinh phí để nuôi Lực lượng 47, vì về căn bản
là nhân lực có sẵn."
Đề cập về Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng, ông
Thế Phương nói: "Từ trước tới nay không gian tác chiến truyền thống
trong chiến tranh là trên đất liền, trên không, trên mặt biển hay dưới
lòng biển."
"Trong thời đại Internet và big data hiện nay thì
xuất hiện thêm không gian mạng, có thể thấy rõ tác động của môi trường
tác chiến mới này qua hoàng loạt các vụ tấn công mạng của Bắc Hàn nhắm
tới Mỹ, hay trong trường hợp Việt Nam là vụ tấn công vào hê thống các
sân bay năm ngoái mà người ta vẫn cho rằng do các nhóm hacker Trung Quốc
tiến hành."
"Mối đe dọa này trong tương lai đối với an ninh quốc
gia là rất lớn và việc thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng là
tối cần thiết."
"Thử tưởng tượng trong 5, 10 năm tới, mọi thủ tục hành
chính, mọi hoạt động giao dịch tài chính tiền tệ đều được giao dịch qua
mạng, IoT hay big data được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam."
"Hệ
thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của quốc gia như điện, năng lượng, lưu trữ
thông tin cá nhân… Khi đó, nếu không được bảo vệ, hệ thống này sẽ bị
đánh sập trong tích tắc, hoặc bị ăn cắp dữ liệu."
"Việt Nam đang
hô hào cách mạng 4.0, bản chất 4.0 dựa vào không gian mạng, và để bảo vệ
lợi ích quốc gia trên Không gian mạng thì thành lập Bộ Tư lệnh Tác
chiến mạng như đã đề cập là quan trọng. Cái chính ở đây là đâu tư như
thế nào và đâu tư lĩnh vực gì cho tác chiến mạng."
Truyền thông
Việt Nam nói việc thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng xuất
phát từ một quyết định ngày 15/8/2017 của Thủ tướng Việt Nam, tuy không
cho biết rõ nội dung cụ thể của quyết định này.
Có rất ít thông
tin về lực lượng mới này, nhưng chính phủ và quân đội Việt Nam từ lâu
không giấu giếm sự quan tâm đến vấn đề tác chiến mạng.
Đồng Tâm: Thêm video ông Lê Đình Kình khi có kêu gọi tẩy chay Vietcombank
18 tháng 1 2020
Video mà BBC News
Tiếng Việt mới nhận được cho thấy thi thể của ông Lê Đình Kình có nhiều
thương tích giữa lúc cộng đồng mạng lại dậy sóng vụ Vietcombank phong
tỏa tài khoản tiền phúng viếng ông và xuất hiện thêm thông báo hay kêu
gọi khác trên mạng về quyên góp mới trên trang gofundme nhằm 'chung tay giúp đỡ đồng bào' Đồng Tâm.
Video
này hiện cũng đang lan truyền trên mạng xã hội. Trong video, có thể
thấy ngoài vết mổ kéo dài từ cổ xuống bụng và vết thủng ở ngực vị trí
tim, trên người ông Kình còn có các vết thương và vết bầm khác. Bàn Tròn Thứ Năm về biến cố Đồng Tâm và hướng giải quyết Đồng Tâm: 'Chính quyền sai về phương pháp dẫn đến án mạng' Tài khoản quyên tiền phúng điếu cụ Kình 'bị phong tỏa' EU và dân biểu Úc quan ngại 'vi phạm nhân quyền' ở Đồng Tâm 'Thú tội trên truyền hình' là 'ép cung', 'vi phạm pháp luật'
Ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, thiệt mạng trong vụ cảnh sát đưa người vào thôn Hoành, Đồng Tâm rạng sáng 9/1.
Hiện chính quyền Việt Nam chưa làm rõ ông Kình thiệt
mạng tại nhà hay ở đâu, và vì sao phải mang xác ông đi, nhưng xác nhận
việc trả thi thể ông cho người nhà là con gái, chị Lê Thị Nhung, tại
UBND xã Đồng Tâm, chiều 10/1.
Đây là video mới nhất được cộng đồng
mạng tung ra sau video đầu tiên cho thấy rõ lỗ thủng, mà một số người
cho có thể là vết đạn bắn, trên ngực ông Kình, kèm vết mổ dài đã được
khâu.
Các video mới xuất hiện hôm
18/1 này được cho là quay lại cảnh thi thể ông Kình sau khi được công an
trả về gia đình sau một ngày rưỡi mang đi, kể từ vụ đụng độ chết người
xảy ra rạng sáng 9/1.
Trong video, có thể thấy trên khắp cơ thể ông Lê Đình Kình đều có những vết thương tích lớn.
Đi
kèm với video là các bức ảnh được cho là chụp tại nhà ông Lê Đình Kình.
Trong ảnh, tường, trần và cửa nhà đầy vết thủng lỗ chỗ. Trong một bức
ảnh, có thể thấy giường, màn, chăn tung tóe. Tủ và rương gỗ cạnh giường
bị mở tung. Sàn nhà loang vết máu.
Video và các hình ảnh này xuất
hiện trong bối cảnh cộng đồng mạng đang lên tiếng tẩy chay Ngân hàng
Vietcombank đã 'đóng băng tài khoản' của nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh,
với lý do mà Bộ Công an Việt Nam nói là 'chuyển tiền khủng bố'.
Cộng đồng mạng đòi tẩy chay Vietcombank
Dư
luận dường như còn chưa nguôi ngoai sau vụ công an đưa người vào thôn
Hoành, xã Đồng Tâm rạng sáng 9/1, gây ra đụng độ và làm chết 4 người,
thì một làn sóng giận giữ mới lại bùng lên.
Ngay sau thông tin
tài khoản tiền phúng viếng ông Kình tại Vietcombank với số tiền hơn nửa
tỷ đồng, do nhiều người dân khắp cả nước gửi cho bà Nguyễn Thúy Hạnh bị
phong tỏa, nhiều người cho hay trên Facebook họ đã đi rút tiền, khóa tài
khoản.
Một số người đăng kèm ảnh dẫn chứng là thẻ ATM bị cắt hoặc bẻ gập.
Bà
Nguyễn Thúy Hạnh cũng tuyên bố trên Facebook cá nhân rằng sẽ khởi kiện
Bộ Công an về việc này. Bà cho hay đang làm việc với một số luật sư.
Cuối ngày 17/1, ngay sau khi mạng xã hội bùng lên
thông tin tài khoản tiền phúng viếng cụ Kình bị phong tỏa, Bộ Công an
chính thức thông báo xác nhận việc này.
Bộ Công an cho hay trong
vụ án 'Giết người; Tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng
và Chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, Cơ quan Cảnh
sát Điều tra - Công an thành phố Hà Nội phát hiện một số cá nhân, tổ
chức trong và ngoài nước tài trợ tiền cho các đối tượng có liên quan
trong vụ án."
Do đó, 'Cơ quan điều tra đã đề nghị các tổ chức tín dụng trong
và ngoài nước phối hợp rà soát, phong tỏa một số tài khoản có liên
quan", gồm tài khoản ở VCB của bà Nguyễn Thúy Hạnh.
Trung tướng
Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an được báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh
dẫn lời nói rằng quyết định phong tỏa tài khoản nói trên là vì có "dấu
hiệu khủng bố".
Kêu gọi mới trên mạng về quyên góp
Trong một diễn biến riêng rẽ, hôm thứ Bảy, 18/01, xuất hiện trên mạng xã hội một thông báo với lời kêu gọi quyên góp 'giúp đỡ đồng bào' Đồng Tâm trên trang gofundme.
Thông
báo này, mà ở dưới có danh sách gồm năm người đứng ra kêu gọi gồm các
nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Thị Ngọc Anh,
Trần Quỳnh Vi và Phạm Thanh Nghiên, có đoạn viết:
"Một phong trào
ủng hộ bà con Đồng Tâm diễn ra ngay sau thảm kịch 09/01. Chỉ trong vòng
vài ngày, số tiền người dân cả nước gửi về phúng viếng cụ Lê Đình Kình
đã lên tới hơn nửa tỉ đồng. Bản quyền hình ảnhOtherImage caption
Thông báo quyên góp 'chung tay giúp đỡ đồng bào Đồng Tâm' xuất hiện hôm 18/01
"Dưới sức ép của công an, ngày 17/01, Vietcombank
(Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam) tiến hành phong tỏa
tài khoản của chị Nguyễn Thúy Hạnh, trong đó có 528.453.669 đồng tiền
phúng viếng cụ Lê Đình Kình. Bộ Công an thậm chí còn cảnh cáo những
người muốn ủng hộ tài chính cho gia đình cụ Lê Đình Kình và bà con Đồng
Tâm...
"Hãy chung tay giúp đỡ gia đình cụ Lê Đình Kình và bà con
Đồng Tâm, ít nhất để những người sống sót còn có thể tiếp tục cuộc đấu
tranh đòi quyền của mình, để thuê luật sư bảo vệ tính mạng những người
đang bị giam cầm với các tội danh do công an dựng lên.
"Hãy chung
tay giúp đỡ gia đình cụ Lê Đình Kình và bà con Đồng Tâm, để chính quyền
công an trị hiểu rằng họ không thể mãi dối trời lừa dân, ngậm máu phun
người. Công lý phải được thực thi và nhân quyền phải được bảo vệ trên
mảnh đất Việt Nam này.
"Hãy chung tay giúp đỡ gia đình cụ Lê Đình
Kình và bà con Đồng Tâm, như một cách thể hiện lòng dân và thể hiện
chính lương tri của mình: Chúng ta phải đứng về phía công lý, về phía
những đồng bào chịu áp bức, bất công.
"Chúng tôi cam kết: Toàn bộ
số tiền đóng góp sẽ được dùng cho mục đích giúp đỡ, hỗ trợ gia đình cụ
Lê Đình Kình và bà con dân oan mất đất ở Đồng Tâm, cũng như bảo vệ nhân
chứng và góp phần vào các nỗ lực thực thi công lý cho bà con, đặc biệt
cho hương hồn người đã khuất. Xin chân thành cảm ơn!," thông báo này
viết. Mời quý vị bấm vào các đường dẫn sau để theo dõi Bàn Tròn Thứ Năm về nhận dạng và hướng giải quyết vụ việc Đồng Tâm và Bàn Tròn Đặc Biệt được phát từ hôm 09/01/2020 đã có trên 4,4 triệu lượt xem từ khán, thính giả quan tâm sau một tuần diễn ra vụ tấn công, bố ráp.
Xuân Canh Tý
2020 Chia Sớt những đau thương của người dân Ðồng Tâm.
Nhân dịp Xuân
Canh Tý 2020 về Kính mong quý đồng hương và thân hữu dành những phút giây thương
cảm và chia sớt những đau thương, tang tóc và thương khó mà người dân Ðồng Tâm đang
gánh chịu tại quȇ nhà trước sự đàn áp dã man của cộng sản Việt Nam
Kính chúc đồng
hương Ðồng Tâm chân cứng đá mềm, nuôi dưỡng ý chí, bền lòng can đãm, vững tâm bước
tiến trȇn đường đòi lại công lý và sớm thu hồi lại những gì đã bị cộng sản Việt
Nam đàn áp cướp đoạt.
Tôi đã khóc
khi nghe thảm cảnh Ðồng Tâm dù trước đây tôi và Ông LÐKình các anh các chị ở
hai bờ chiến tuyến.
Hoàng Hoa
Video Vụ Đồng Tâm: Kinh hoàng những hình ảnh mới trong buồng ngủ cụ Lê Đình Kình
video thoibao.de Le Trung Khoa
Trịnh Bá Phương vừa được thả ra sau gần 20 giờ giam giữ trái phép. chúng đã đánh tôi khi bắt lên xe