Tìm Hiểu Những Chuyển Ðộng sau các cuộc Biểu Tình trong
nước trung tuần tháng 6, 2018
Lưu Ý:
Những bài “Tìm Hiểu Những Chuyển Ðộng sau các cuộc Biểu
Tình đầu tháng 6, 2018” sau đây trích từ những Web Site trong nước.
Những bài này hoàn toàn không phải quan điểm của Quan Ðiểm
Việt Nam mà chỉ là phương tiện giúp tìm hiểu những tư tưởng và hoạt động của những
phát biểu từ trong nước.
Trên từng bài viết chúng tôi có dẫn đường link(s)
Trân trọng
Hoàng Hoa
June 22, 2018
Bí thư Trương Quang
Nghĩa thông tin vụ gây rối ở Đà Nẵng
22/06/2018 13:21 GMT+7
- Bí thư Trương Quang Nghĩa cho biết,
sáng 10/6 có xảy ra tụ tập ở Đà Nẵng nhưng lực lượng chức năng đã tiếp
cận, giải tán cuộc biểu tình một cách ôn hòa, không gây ồn ào gì.
Tại buổi tiếp xúc cử
tri quận Hải Châu sáng nay, nhiều ý kiến bày tỏ sự quan tâm đến việc
Quốc hội bàn bạc sau đó quyết định lùi việc công bố luật đặc khu.
Cử tri Nguyễn Trí Tổng
cho rằng, dự thảo đưa thời hạn 99 năm cho thuê đất là quá dài, cần xem xét kỹ
những hệ lụy khi cho thuê đất 99 năm.
|
Cử tri Nguyễn Trí
Tổng. Ảnh: Cao Thái
|
Ông đề xuất rằng, thay
vì gọi là "đặc khu" hay "khu kinh tế đặc biệt" - thì có thể
gọi là "khu kinh tế trọng điểm hoặc thí điểm".
“Chữ đặc biệt có nhiều ý nghĩa phía sau, khiến
người dân cũng dễ hiểu sai”, ông Tổng nói.
Một số cử tri bày tỏ bức xúc khi chứng
kiến cuộc bạo loạn xảy ra ở Bình Thuận.
Để xảy ra tình trạng gây rối, cử tri đề nghị làm rõ trách nhiệm chính quyền địa
phương.
Không chấp nhận việc gây rối, bạo loạn
Bí thư Thành ủy Đà
Nẵng Trương Quang Nghĩa cho rằng, luật về đặc khu sẽ tiếp tục được thảo
luận, lấy ý kiến người dân. Quốc hội sẽ thảo luận kỹ. Ông đề nghị cử tri
bình tĩnh tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước.
Nói thêm về luật an
ninh mạng cũng đang được người dân quan tâm, Bí thư Đà Nẵng cho biết luật này
không hạn chế tự do thông tin của người dân, mà đó là cơ sở để xử lý
hành động tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá của các phần tử phản động.
|
Bí thư Thành ủy Đà
Nẵng Trương Quang Nghĩa tiếp xúc cử tri quận Hải Châu
|
Ông Nghĩa cho rằng không thể chấp nhận việc
người dân xuống đường rồi gây bạo loạn, đập phá tài sản, chiếm đoạt trụ sở.
Phải có ranh giới, giới hạn và phải xử lý nghiêm minh.
“Ở Đà Nẵng, sáng 10/6
có xảy ra tụ tập. Nhưng lực lượng chức năng đã tiếp cận, chia nhỏ ra để trao
đổi và giải tán cuộc biểu tình một cách ôn hòa, không gây ồn ào gì.
Tôi đồng tình với một số ý kiến cho rằng, để
xảy ra các vụ gây rối phải xem xét trách nhiệm của Giám đốc Công an ở
địa phương; trách nhiệm của Chủ tịch, Bí thư địa phương ở đấy thế nào”, Bí
thư Đà Nẵng nêu quan điểm.
'Không thể có một quốc
gia độc quyền đầu tư, mua đứt đặc khu'
08/06/2018 13:16 GMT+7
- TS. Nguyễn Văn Phúc - nguyên Phó Chủ
nhiệm UB Kinh tế của QH mổ xẻ nhiều góc độ, phân tích các khía cạnh khác nhau
về phương án cho thuê đất tại đặc khu.
Dự thảo luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu) đang
làm nóng diễn đàn QH cũng như dư luận những ngày qua vì câu chuyện cho thuê đất
99 năm. Nhiều ý kiến tỏ ra nghi ngại, cảnh báo ở đây “có yếu tố Trung Quốc”,
giao đất như vậy có khả năng khiến người nước ngoài độc chiếm những bộ phận
lãnh thổ chiến lược của quốc gia. Ý kiến của ông?
|
TS. Nguyễn Văn Phúc,
nguyên Phó chủ nhiệm UB Kinh tế của QH
|
Đúng là với dự luật này, một trong những vấn đề được ĐBQH, cử
tri, chuyên gia, các nhà khoa học quan tâm là quy định về đất đai. Theo dự thảo
luật trình QH cho ý kiến lần thứ 2 này có quy định rất rõ ràng “tuỳ tính chất
và quy mô của dự án, thời hạn thuê đất tại đặc khu có thể tới 70
năm, trường hợp cụ thể với các dự án cụ thể do Thủ tướng quyết định nhưng không
quá 99 năm”.
Theo tôi, trước hết ta phải đặt câu hỏi, tại
sao theo quá trình phát triển của đất nước, quy định về thời hạn thuê đất với
nhà đầu tư (cả trong và ngoài nước) ngày càng kéo dài hơn.
Xu thế khách quan
Trước đây thời hạn này là 50 năm, giờ luật hiện hành quy định là
70 năm và nay, tới luật này, đề xuất được đưa ra là tới 99 năm?
Đó là một xu thế khách quan xuất phát từ nhu
cầu đầu tư các dự án với quy mô tính chất rất khác nhau.
Trước đây các dự án đầu tư quy mô có mức độ,
nền kinh tế cũng mới mở cửa một cách thận trọng, theo điều kiện phát triển kinh
tế xã hội, quản lý của đất nước. Đến nay, chúng ta đã mở ra, nới trần quy định
về thời hạn cho thuê đất ngày càng dài hơn để đáp ứng nhu cầu các dự án, hoạt
động kinh tế lớn cần triển khai.
Ví dụ, với những dự án đặc biệt lớn như đầu tư
làm cảng biển quốc tế, cảng trung chuyển hàng hải lớn… thì thời hạn đầu tư, vận
hành, khai thác thậm chí không chỉ là 99 năm nữa mà phải tới 150-200 năm.
Nói như ông thì nghĩa là nếu duy trì giới hạn thời gian giao đất,
cho thuê đất tại các đặc khu ở mức 70 năm như hiện tại thì tính chất đột phá,
vượt trội như là yêu cầu tiên quyết đặt ra với một đặc khu kinh tế sẽ không
còn?
Luật Đất đai hiện hành (luật năm 2013) và luật Đầu tư năm 2014
đều đã quy định thời hạn giao đất, cho thuê đất cao nhất là 70 năm rồi. Tại các
khu kinh tế hiện nay chúng ta đều đang thực hiện như vậy. Thực tế, Vân Đồn, Bắc
Vân Phong, Phú Quốc hiện
nay đều đang áp dụng quy định 70 năm rồi.
Luật này sẽ chỉ khác ở quy định về trường hợp
đặc biệt, việc giao đất có thể tới 99 năm nhưng việc đó sẽ do Thủ tướng quyết
định, mà trước đó sẽ còn bao nhiêu cơ chế để Thủ tướng xin ý kiến các cơ quan,
báo cáo QH, UB Thường vụ QH nữa.
Tôi nghĩ có thể thông tin đưa ra chưa trọn vẹn
khiến dư luận nghĩ là nhà nước sẽ cho thuê cả hòn đảo, cho thuê toàn bộ đặc khu
trong 99 năm nên mới lo lắng như vậy nhưng bản chất không phải thế. Quy định
pháp luật ở đây là “case by case”, tức là xét trong từng trường hợp, theo từng
dự án cụ thể.
Tôi thấy Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc khi trao đổi với báo chí cũng đã nhấn mạnh điểm này.
Nhà nước có đầy đủ quy định để đảm bảo duy trì cơ cấu cần thiết số lượng nhà
đầu tư của một quốc gia chứ không phải chỉ một nước, một quốc gia nào đó đầu tư
độc quyền trong lĩnh vực này, “mua đứt” cả đặc khu.
Tất nhiên, quan tâm của cử tri, của ĐBQH, của
các chuyên gia về vấn đề cho thuê đất ở những khu vực đặc biệt, nhạy cảm như
vậy là chính đáng, thể hiện trách nhiệm cao nhưng tôi cũng tin là QH có đủ hiểu
biết, đủ tỉnh táo để tính toán, cân nhắc nhiều vấn đề, đưa ra quyết định sao để
đặc khu vừa vận hành hiệu quả vừa đảm bảo được quốc phòng an ninh, chủ quyền
quốc gia.
Cân nhắc toàn diện các mặt
Trả lời báo chí, Thủ tướng giải thích, việc quy định thời hạn thuế
đất đặc khu 99 năm là trường hợp đặc biệt. Ví dụ những cơ sở hạ tầng quan trọng
đầu tư vốn rất lớn chứ không phải nhà đầu tư nào cũng được thuê đất 99
năm?
Đúng như vậy. Tôi ví dụ, cảnh biển, cảng trung
chuyển quốc tế gắn với dịch vụ logistics và trung tâm tài chính thương mại quốc
tế chính là định hướng cơ bản, một dự án chính, trọng tâm mà chúng ta đang mong
muốn làm tại Bắc Vân Phong. Với hạng mục công trình này thì chắc chắn tầm nhìn
phải tới hàng trăm năm chứ không chỉ dừng ở 70 năm. Thời hạn khai thác, sử dụng
của những công trình kết cấu hạ tầng đó đòi hỏi thời hạn sử dụng đất dài. Vậy
nên nguyên lý đưa ra mới là thời hạn cho thuê đất/giao đất căn cứ vào thời hạn
dự án.
Ở các nước khác tôi cũng thấy đang áp dụng
“công thức” cho thuê đất đến 99 năm, tiêu biểu là Thái Lan, Malaysia, Dubai,
Úc, đảo Bristish Virgin Island hay Cayman. Đó đều là những đặc khu rất thành
công của thế giới.
Đúng là chúng ta cần xem xét, cân nhắc toàn
diện các mặt và như Thủ tướng đã trả lời báo chí, việc quy định nới thời hạn
giao đất lên mốc 99 năm không phải là điểm mấu chốt với đặc khu. Xét về mặt kỹ
thuật, quy định 50 năm cũng được, 70 năm cũng được nhưng nguyên tắc đặt ra là,
dự án kết cấu hạ tầng đòi hỏi việc sử dụng rất dài hạn, tới cả trăm năm, như
cảng biển chẳng hạn, vẫn phải có quy định để đảm bảo công trình đó vẫn có thể
được khai thác với thời gian lâu hơn rất nhiều so với thời hạn giao đất đề ra.
Bởi, khi công trình vẫn tồn tại, vẫn phục vụ
sự phát triển của đất nước thì không thể nói cho thuê đất đến 70 năm xong rồi
là nhà nước chấm dứt sự tồn tại của công trình vĩnh cửu như thế. Theo đó, khi
hết thời hạn, người ta có thể hợp thức hoá bằng cách lập lại dự án mới để tiếp
tục đầu tư, khai thác.
Như vậy thì nên cân nhắc áp dụng “công thức” nào là tối ưu, nâng
giới hạn thời gian cho thuê đất trong luật hay áp dụng cách thức xử lý kỹ thuật
như ông nói?
Nếu ta cho nhà đầu tư thuê đất dài hạn thì
người ta sẽ lập dự án, phương án đầu tư trên mảnh đất đó với tầm nhìn dài hạn,
còn nếu thời gian ngắn hơn, người ta sẽ tính toán đầu tư với tầm nhìn ngắn đi,
quy mô dự án giảm đi hoặc người ta sẽ không đầu tư.
Tiếp tục ví dụ với khu Bắc Vân Phong, có nhà
đầu tư muốn làm cảng biển nhưng dự án dự kiến phải khai thác tới 80-90 năm mới
hiệu quả thì với giới hạn 70 năm chúng ta đề ra, có thể người ta sẽ không đầu
tư, hoặc nếu có thì cũng đầu tư ở tầm quy mô khác đi.
Ngoài ra còn một tình huống khác có thể tính
là duy trì thời hạn cho thuê đất/giao đất như hiện nay, sau một thời gian nữa,
trong quá trình vận hành thực tế đặc khu, đứng trước yêu cầu phát triển của đất
nước là phải có những công trình kết cấu hạ tầng lớn với thời hạn khai thác dài
hơn thì QH lại xem xét sửa luật thôi.
Nói chung có nhiều phương án nên ta cứ yên tâm
về vấn đề thời hạn, không có gì phải quá lo về việc này. Quy định thế nào cũng
được nhưng phải xuất phát từ quan điểm phát triển kinh tế như vậy để quyết định
cho đúng đắn, sáng suốt.
Đặc khu: Giữ đất hút
‘đại bàng’, không để 'chim sẻ', 'chim sâu' chiếm hết
28/05/2018 03:09 GMT+7
- Trao đổi bên hành lang QH về
tình trạng đặc khu chưa
ra đời, đất đai đã bị đầu cơ, Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh nói, trong báo
cáo thẩm tra dự luật Đặc khu đã có cảnh báo.
Ông Thanh cho rằng, phải làm sao để dừng
chuyện đầu cơ đất tại các đặc khu tương lai và tất nhiên cũng có nhiều ý kiến
cho rằng việc tạm dừng các giao dịch chuyển nhượng đất đai lại sẽ thế nọ thế
kia nhưng nếu không làm vậy, chưa xây đặc khu, đất đã sốt hết lên.
"Để các thế lực ngầm thôn tính hết đất,
sau này không còn gì để kéo nhà đầu tư vào. Khi ấy ‘đại bàng’ đến không còn
đất, ‘chim sẻ’, ‘chim sâu’ chiếm hết đất”, Chủ nhiệm UB Kinh tế ví von.
Vì vậy, phải có sàng lọc để ‘đại bàng’ vào đặc
khu, còn ‘chim sẻ’, ‘chim sâu’ thì phải vào chỗ khác.
|
Chủ nhiệm UB Kinh tế
Vũ Hồng Thanh. Ảnh: T.Hằng
|
“Chủ trương của lãnh đạo Quảng Ninh là dừng,
vừa rồi ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy đã xuống trực tiếp chỉ đạo dừng lại
việc này, chờ luật Đặc khu rồi mới triển khai. Từ khi tôi còn ở Quảng Ninh đã
dừng hết các dự án để dành đất cho đặc khu”, ông Khanh nói.
Nói về số tiền 1,5 triệu tỷ đồng để xây dựng 3
đặc khu mà ĐB Trương Trọng Nghĩa băn khoăn tại phiên thảo luận tuần qua, ông
Thanh cho hay đó chỉ là vốn mồi để thu hút các nhà đầu tư. Ông dẫn chứng
cách làm của Quảng Ninh, nhà nước chỉ bỏ vốn mồi, còn lại tìm cách khác kéo vốn
nước ngoài vào.
Theo ông, quan trọng là phải kéo được những
nhà đầu tư chiến lược, những DN hàng đầu thế giới, có công nghệ, có tiềm lực
vào.
Tiền đẻ ra tiền
ĐBQH Hoàng Văn Cường, ủy viên UB Kinh tế nhấn mạnh, 1,5 triệu
tỷ này không phải vốn của nhà nước bỏ ra hoàn toàn mà là tổng
nguồn đầu tư xã hội, trong đó vốn nhà nước chỉ chiếm khoảng 20% trong 1,5 triệu
tỷ.
“Đó được coi là vốn mồi để đầu tư vào các khâu
của hạ tầng hoặc về giải phóng mặt bằng để tạo tiền đề cho nhà đầu tư vào đầu
tư một cách thuận lợi nhất”, ông Cường giải thích.
Theo ông, việc bỏ tiền vốn ngân sách ra không
phải làm thay chủ đầu tư mà chỉ làm tiền đề để nhà đầu tư bỏ vốn vào một cách
thuận lợi.
|
ĐBQH Hoàng Văn
Cường, ủy viên UB Kinh tế. Ảnh: Quang Phúc
|
“Để thu hút vốn của nhà đầu tư, chúng ta đưa
ra rất nhiều ưu đãi trong luật, ví dụ nhà đầu tư chiến lược mà đầu tư vào hạ
tầng thì sẽ được miễn thuế trong nhiều năm, được giảm thuế cho nhiều lĩnh vực
hoạt động. Khi người ta nhìn thấy những cơ hội như thế thì người ta sẵn sàng bỏ
tiền vào để đầu tư ban đầu, mục tiêu là được hưởng lợi từ những chính sách đó”,
ĐB TP Hà Nội phân tích.
“Xây dựng đặc khu là bước đầu tư vào kinh tế,
mà đầu tư phải có lợi nhuận, làm cho “tiền đẻ ra tiền”, nhưng bất kể việc đầu
tư nào cũng cần phải bỏ tiền ra trước”, ông nhấn mạnh.
Ông cho rằng, chúng ta cũng không lo ngại bỏ
tiền ra hay cho nhiều ưu đãi nhưng sẽ không thu được lợi nhuận, bởi trong 3 ưu
đãi hấp dẫn nhất của đặc khu, ưu đãi thuế chỉ có được khi nhà đầu tư vào và đã
sản xuất kinh doanh mới được hưởng. “Thậm chí, khi hoạt động kinh doanh tốt thì
dù được miễu thuế hay giảm sâu vẫn có lợi hơn việc thu thuế cao mà hiệu quả
kinh doanh không tạo ra được sự phát triển. Chúng ta phải tạo ra những cái đó
trước mới thu hút được đầu tư chứ không thể thu hút bằng “tay trắng”, ĐB Cường
nói.
Theo ông, nguồn lợi của đặc khu đừng nghĩ 1
năm hay 5 năm sau Nhà nước thu về được bao nhiêu, mà phải nghĩ nếu như không có
cơ chế tốt thì 5 năm hay 10 năm nữa cũng không có tiền tạo ra những khu vực
phát triển như thế.
Nhà nước chỉ bỏ ra một phần nhỏ vốn mồi trong 1,5 triệu tỷ
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho
biết, nguồn vốn 1,5 triệu tỷ đồng chỉ là tính toán sơ bộ về tổng nhu cầu đầu tư
toàn xã hội của cả 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Như
trong số 1,5 triệu tỷ, nhà nước chỉ hỗ trợ một phần rất nhỏ mang ý nghĩa vốn
mồi, còn lại sẽ là huy động các nguồn lực khác.
|
Bộ trưởng KH&ĐT
Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Phạm Hải
|
“Cho đến nay, tỷ lệ vốn mồi mà ngân sách bỏ ra
để đầu tư vào 3 đặc khu cũng chưa thể xác định là bao nhiêu vì luật chưa thông
qua, chưa lập quy hoạch, chưa xác định được các công trình dự án, vì thế, chưa
xác định được tiền”, Bộ trưởng Dũng nói.
Theo Bộ trưởng, về định hướng, sau này khi các
địa phương có đặc khu có nguồn thu để lại trong bao nhiêu năm, sau đó cộng với
nguồn vốn từ các nhà đầu tư bỏ ra nữa để đầu tư, chứ không phải nhà nước bỏ ra
hoàn toàn 1,5 triệu tỷ đó.
“Giờ chúng ta phải chờ luật Đặc khu thông qua
mới lập quy hoạch, rồi mới xác định từng công trình, dự án để xem đầu tư hết
bao nhiêu tiền, trong đó Nhà nước bỏ bao nhiêu”, Bộ trưởng KH-ĐT giải thích.
Ông cũng cho rằng, nếu chúng ta không đưa ra
được những cơ chế chính sách đủ để hấp dẫn, để thu hút nhà đầu tư thì mức độ
thành công đối với các khu này sẽ giảm đi.