Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010

Tây Nguyên Trong Thương Nhớ
Đó không phải một bất ngờ khi chúng tôi nghiên cứu về bô xít, nhiều nǎm tháng qua sự nghiên cứu về biên giới Việt Trung và biển Việt Nam đã lấy đi rất nhiều thời gian của chúng tôi. Hầu hết các nghiên cứu về biên giới lãnh thổ Việt Nam và Trung Hoa cũng như biển và hải phận được lưu trữ trên http://www.newsforce1.com/ và tôi hy vọng sẽ đǎng trên blog www.quandiemvietnam.blogspot.com  để nhiều người trong nước được đọc.
Tây Nguyên và vùng bán bình nguyên đã chiếm hết mười nǎm trong đời tôi, khi cuộc chiến bằng súng đạn và chính trị nối tiếp đan quyện nhau trên suốt một vùng đất rộng lớn của Cao nguyên Mơ Nông và bán bình nguyên đá huyền vũ, nhưng vẫn chưa đủ để tôi vơi thương nhớ mặc dù sau này chúng tôi không còn có dịp trở lại những nơi mà mặc dù tiếng súng đã ngừng, nhưng máu lệ và mồ hôi đã nhỏ xuống trên núi rừng bán bình nguyên.
Những ký ức về chuyến bay trên chiếc Caribou C123 của không quân Úc từ Đà Lạt đến Pleiku bụi đất đỏ phi trường bay mù mịt, rồi trở ra Cam Ranh, dừng chân đây trong đêm rồi sáng mai trở lại Sàigòn. Ký ức về nhiều nǎm tháng trên cao nguyên Lâm Viên, những nǎm trưởng thành trong khói lửa. Ký ức về những con đường mang tên Lâm Viên, Alpha, hồ Than Thở thơ mộng. Đà Lạt trong sương mù, những chiều nao khi đỉnh Trinh Nữ phủ lớp sương trắng như tấm voan mỏng trên đôi ngực trần của người con gái e ấp. Làm sao quên được những chuyến xe đò Minh Hưng dừng chân ở Bảo Lộc hớp ngụ chè xanh trước khi đi Di Linh. Phi trường Liên Khang nơi dừng chân hàng nǎm của nhiều người trai trẻ trong thời gian hết phép. Cũng không quên những lần bắn đêm bó gối dưới các hố cá nhân mà đôi lúc mưa phùn bay không đủ ướt chiếc khǎn choàng cổ màu xanh ngọc. Rồi Vallée d’Amour, thác Prenne, Couvent, Adrian, những con đường trữ tình trên sân Cù mà thấp thoáng phía xa giàn hoa giấy màu tím trước cửa nhà ai.
Rồi những nǎm tháng rời xa Lâm Viên, tôi đã có dịp trở lại bán bình nguyên basalt với một thân phận khác. Chinh chiến đã qua nhưng gió bụi vẫn bao trùm lên nhiều thân phận. Tôi đã không quên những chặn đường ngút ngàn trên thượng nguồn sông Bé, nơi mà những trưa tôi nằm ngủ nghe tiếng nước sông chảy qua kẻ đá dưới chân cầu 10 tấn, nơi mà trận lửa rừng nǎm nào khiến chúng tôi phải tìm đường thoát trên chiếc bè tre, nơi những người thiểu số M’Nong đã từng giúp tôi những ngày tháng lũ ngập sông Bé, những nhà tranh xiêu vẹo của họ bốc khói trong sương chiều cho tôi bữa cơm khoai sắn, những trái ớt cay, những củ khoai môn luộc, hay những củ khoai mài mà vào mùa mưa coi như không sao tìm được. Người M’Nong rất gần với tôi, sự chất phác hồn nhiên của họ khi mà muỗi mòng, vắt đỉa dường như họ không biết sợ, nhưng tình người không bao giờ mất. Những lon gạo đổi lấy chiếc áo rách đã giúp tôi sống sót vào những ngày đói rét như da bọc xương. Rồi một ngày qua cầu Phước Bình trên giòng sông dưới một thung lũng mà những trái bazooka của địch có thể chặn đứng một đoàn con voa, đến Thác Mơ nơi tiếng thác chảy thật dễ thương. Tôi đã lắng nghe tiếng chuông nhà thờ Bù Đǎng, từ ngã ba chợ Minh Hưng con đường đất đỏ dẫn đến Bù Loi gần sóc Bombo, nơi mà rừng khoai mì bạt ngàn nhưng chúng tôi vẫn đói. Những đêm nào đến “trọ” Bù Gia Mập gần trên biên giới Việt Kampuchea nghe nổi lòng xót xa thận phận lưu đày. Mùa mưa trên bán bình nguyên basalt đầy kỹ niệm và cay đắng khi phải sống với biết bao đau thương giữa kẻ thù con người tàn nhẫn và loài vật hút máu, nó chất chồng bao ký ức, vừa thấm thía vừa là một bài học, một chuỗi nổi nhớ thưƠng in sâu trong ký ức, chìm đắm trong mơ hoặc về ý nghĩa bạn thù.
Nhiều nǎm tháng sau, tôi đã có dịp đến Dầu Tiếng lên tận nguồn sông Sàigòn, mà mỗi khi mùa mưa đến nước sông dâng cao, chảy như thác đổ. Từ đó đến Bến Cát, những chiều mưa cô đơn, những giòng sông hiu quạnh mà chỉ còn nghe tiếng máy đuôi tôm xé nước tạo những bọt trắng dưới ánh trǎng sao. Khi ấy đập Trị An vẫn chưa hoàn thành, và đêm trên thượng nguồn sông Sài gòn còn là nơi cho những người lang bạt dị kỳ không mang một tung tích rõ rệt.
Tây Nguyên đất đỏ, ở đâu cũng màu đất đỏ, màu đất đỏ như máu của dân tộc Tây Nguyên. Màu đất đỏ có thể nhìn thấy từ trên trời cao, màu đất đỏ thấm vào lòng đất, lòng người. Tôi là người lữ hành trên đất nước quê tôi, gánh thời gian chinh chiến trên đôi vai, ôm trọn trong lòng bao ký ức khó nhạt phai về tình yêu và sự ghét, giờ đây tuy xa cách Tây Nguyên nhưng vẫn chôn sâu nơi đấy trọn tình yêu thương muôn thuở. Có lẽ sự thơ ngây, chất phác hiền hoà của dân tộc Tây Nguyên khiến tôi dâng trào bức xúc khi khi nghĩ về thảm kịch của thân phận dân tộc Tây Nguyên đang và sẽ nằm trọn dưới gót sắt của một chính sách xâm lược mới với sự tiếp tay của đảng cộng sản Việt Nam vào một ngày không xa nữa.
Hoàng Hoa
MAL's Red Sludge Reservoir at Ajka, Hungary
MAL the only company extracting bauxite in Hungary
Thursday 16:32, October 7th, 2010
Budapest Business Journal
The MAL Hungarian Aluminum Production and Trading Company is the only company in Hungary currently mining bauxite and refining the ore to make aluminum oxide, official company data reveals.
A reservoir burst at MAL's aluminum-oxide sludge-containment reservoir in Ajka (east-central Hungary) on Monday, killing at least four people and flooding two nearby villages with toxic red sludge.
MAL sustained pre-tax losses of HUF 362 million on revenue of more than HUF 28 billion in 2009 after posting profit of HUF 413 million on revenue of HUF 43 billion in 2008.
The company mined 240,000 tons of bauxite in 2009 at its two underground and three surface mines in Hungary, and targeted extraction of 310,000 tons of bauxite in 2010.
Ákos Zoltay of the Hungarian Mining Federation told MTI that aluminum-oxide sales fell sharply following the onset of the global economic and financial crisis, though demand has rebounded recently.
MAL also imports bauxite from Montenegro and Bosnia. The company furthermore owns a 51% stake in a bauxite mine in Bosnia and signed a contract in 2008 to locate and extract 350,000 tons of bauxite at a mine in Montenegro by 2009, though the global economic and financial crisis prevented the company from carrying through with the project by the stipulated deadline. MAL expected to begin extraction of bauxite at the mine in Montenegro in 2012.
Environmental Protection State Secretary Zoltán Illés on Tuesday ordered MAL to cease production at its aluminum oxide plant in Ajka and repair the reservoir that ruptured on Monday. (MTI-Econews)

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

Bô Xít – Ký Tên Thỉnh Nguyện Thư

Tây Nguyên ơi, Chúng tôi không bao giờ bỏ Tây Nguyên

Tây Nguyên ơi, Chúng tôi không bao giờ bỏ Tây Nguyên

Tây Nguyên ơi, hãy tiến lên phía trước
Người lính BĐQ Việt Nam Cộng Hoà di tản hai em bé Thượng bị mù

Cuộc nghiên cứu về các diễn biến và hậu quả do việc cộng sản Việt Nam bán đất Tây Nguyên cho Trung cộng khai thác bô xít có thể xem là hoàn tất. Nhờ ơn Thượng đế, sự vỡ bờ tường ngǎn của bể chứa chất bùn đỏ độc hại bô xít tại thành phố Ajka, Hungary ngày 4 tháng 10, 2010 đã thật sự là một biến cố quan trọng góp phần vào cuộc nghiên cứu trọn vẹn các chất thải độc hại có trong chất bùn đỏ do chính các chuyên viên quốc tế và viên chức môi trường Hungary xác nhận đối với hệ sinh thái, môi trường, sự sống của con người, các động vật và thủy sản. Tác hại lâu dài và bền vững có thể gây ung thư, ô nhiễm nguồn nước từ ngọn và đỗ xuống sông biển gây tác hại sức khoẻ con người trong một diện rộng. Cùng lúc ấy, một cơn bão lớn Megi đã đánh vào miền trung Việt Nam gây ngập lụt, mưa lớn và phá hoại mùa màng, nước dâng cao do mưa lớn, vỡ đê đập, nước tràn ngập đường phố như biển khiến người chết đến nay trong hai cơn bão tháng 10, 2010 đã lên đến 125 người. Hai biến cố kết hợp nhau đã khiến người Việt Nam chúng ta không khỏi rùng mình kinh sợ khi một ngày kia lũ lụt, mưa giông, đê đập vỡ khiến các hồ chứa nước thải chảy tràn lan vào toàn bộ suối nguồn Tây Nguyên bị nhiễm độc gây chết chóc cho tất cả loài thủy sản như tôm các, cua, sò, ốc, hến. Nguy hiểm hơn nữa, khi con người ǎn vào những loài thủy sản này sẽ bị ung thư, gây nhiễm độc và từ đó gây tử vong, và di truyền đến nhiều thế hệ.
Những sự độc hại này, ảnh hưởng đến các dân tộc anh em Tây Nguyên khi sống và ǎn uống, tắm giặt sử dụng nước sông hồ thiên nhiên, gây tác hại đến vùng bán bình nguyên basalt (đá huyền vũ) và đổ xuống sông ngòi kênh rạch miền Nam trong châu thổ Cửu Long gây tử vong đến con số hơn 20 triệu người. Sự nhiễm độc trong các sông ngòi còn ghê sợ hơn khi địch xây dựng hằng trǎm con đập trên thượng nguồn sông Cửu Long hòng gây cạn kiệt nước sinh hoạt, mùa màng cho các quốc gia hạ nguồn sông này.
Thế nhưng cộng sản Việt Nam không bao giờ công bố những sự độc hại này cho toàn dân được biết, chúng chỉ nói về những lợi ích có thể có được trong viễn cảnh qua khai thác bô xít, thực tế là chúng dâng Tây Nguyên cho Trung cộng làm một Tổng Hành Dinh Chiến Lược Đông Dương và đồng thời chính chúng làm tay sai hủy diệt dân tộc Việt Nam. Cộng sản Việt Nam trở thành một tay sai hèn hạ, một tập đoàn phản quốc.


Văn phòng Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam trong dự án Bauxite Tân Rai, Lâm Đồng.Ảnh Dương Trần Diên Khoa
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/pictures/2009/05/090507_ugcbauxitesite.shtml 
Quan điểm Việt Nam 2011 sẽ gửi đến quý vị và các bạn trong và ngoài nước, một bản thu thập chữ ký trong thời gian sắp tới, chúng tôi sẽ tuyệt đối giữ kín các thông tin về quý vị một khi quý vị ký tên vào thu thập chữ ký này. Xin tất cả quý vị và các bạn chuyển email này đến tất cả thân hữu khác trong và ngoài nước. Xin tham khảo thêm blog http://quandiemvietnam.blogspot.com
Xin hãy ký tên vào Bô Xít – Thỉnh Nguyện Thư gửi các Tổ Chức Y Tế Quốc Tế, các Tổ Chức Hoà Bình Xanh, các Cơ Quan Chức Nǎng Nhân Quyền, và Chính Trị để giúp Việt Nam trở lại màu xanh không còn thảm trạng bô xít tại Tây Nguyên.
Quan Điểm Việt Nam 2011
Chất thải bôxit gây bỏng da, ung thư phổi
Ngoài khả năng giết chết toàn bộ cá trong sông, chất thải bô xit tại Hungary còn có thể gây ung thư và bỏng cho người, biến đất trồng thành đất hoang hóa và phá hoại hệ sinh thái trên diện rộng.
Chất thải từ bôxít của một nhà máy sản xuất nhôm ở miền tây Hungary hôm 4/10 tấn công ba thị trấn, giết chết 4 người và làm ít nhất 120 người bị thương. Hôm qua bùn độc đã tới sông Danube, Raab và Marcal. Toàn bộ cá trong sông Marcal đã bị giết chết.
Livescience đưa tin công nhân đang đổ thạch cao xuống sông Marcal để làm đông đặc bùn đỏ. Họ cũng dùng hóa chất để trung hòa các chất độc. Cơ quan Cứu hộ quốc gia Hungary thông báo các kỹ sư đề nghị chỉnh dòng chảy của sông Marcal để nước chảy vào những cánh đồng. Tuy nhiên, giới chức phản đối kế hoạch vì sợ rằng hành động đó sẽ gây nên tác hại lớn hơn.
Bùn đỏ là sản phẩm được thải ra trong quá trình xử lý bôxít để sản xuất nhôm. Loại bùn này thường được chứa trong các bể, hồ. Ở trạng thái bùn, chất thải có thể phá hủy quần áo và gây bỏng trên da. Sau khi nước trong bùn bốc hơi, bùn biến thành đất khô màu đỏ giống đất sét. Những hạt bụi siêu nhỏ tạo nên loại đất đó có thể bay lơ lửng trong không khí. Nếu người dân hít phải chúng, họ sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi rất cao. Các tổ chức môi trường cho rằng, sau thảm họa này các chính phủ nên cấm việc chứa chất thải bô xit trong các bể lộ thiên.
Giới chuyên gia vẫn chưa biết hết tên của những chất độc trong bùn đỏ. Các quan chức cho rằng trong số chất độc có arsen (thạch tín) và crom. Chưa ai dự đoán được những tác động lâu dài của bùn đỏ.
Giới chức Hungary và các chuyên gia nhận định việc làm sạch bùn và phục hồi cuộc sống tại những vùng bị bùn đỏ tấn công sẽ kéo dài vài năm. Nước uống có thể nhiễm độc do hóa chất ngấm xuống đất và mạch nước ngầm. Người dân cũng sẽ không thể trồng trọt hay sản xuất nông nghiệp trong nhiều năm.
Báo New Zealand Herald cho hay, các tổ chức bảo vệ môi trường lo ngại bùn đỏ có thể gây nên hậu quả lớn đối với hệ sinh thái biển quốc tế, bởi sông Danube chảy qua Hungary, Croatia, Serbia, Romania, Bulgaria, Bulgaria, Ukraine và Moldova trước khi đổ vào Biển Đen.
“Thảm họa tại Hungary có thể vượt qua biên giới nước này”, ông Joe Hennon, người phát ngôn của Liên minh châu Âu, nói.
Liên minh châu Âu từng kêu gọi giới chức Hungary thực hiện mọi biện pháp để ngăn cho bùn không tới sông Danube, nhưng điều họ không mong muốn đã xảy ra.
Minh Long
20 người mất tích vì lật xe do lũ ở Hà Tĩnh

Lũ đang làm ngưng trệ giao thông miền Trung Việt Nam -hình của trang VietnamNet
Mưa lũ đã làm lật và cuốn trôi một chiếc xe khách chở 37 hành khách trên đoạn quốc lộ 1A tại Hà Tĩnh xuống sông Lam khiến 20 người bị mất tích, chưa kể 30 người khác đã bị thiệt mạng do lũ lụt tại Việt Nam, vào khi cơn bão lớn Megi đang kéo vào.
Hãng AP trích thuật ông Nguyễn Hiền Lương, chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, cho biết 17 người trên xe, trong đó có tài xế đã đập cửa kính thoát ra ngoài nhờ bơi vào bờ hoặc bám vào cây hay cột điện.
Trong số những người sống sót có một phụ nữ 46 tuổi bế con gái ngụp lội trong nước lũ suốt ba tiếng rưỡi đồng hồ khi nước cuốn bà đi trên ba cây số dọc sông Lam và vì đuối sức bà đã để tuột con trước khi được vớt và bé gái này là trong số ba trẻ em bị mất tích.
Được biết đoạn đường nơi xảy ra vụ lật và trôi xe một bên là cánh đồng và một bên là sông Lam và xe bus này xuất phát từ bến Dak Nông ra Bắc và khi đi đến xã Xuân Lam, qua đoạn nước xiết ngập cao 60 cm khiến xe mất thăng bằng và bị lật lúc 4.30 sáng thứ Hai.
Khoảng 500 binh lính, cảnh sát và ngư dân đã tham gia giúp tìm kiếm chiếc xe bus và những người có thể còn sống sót và ông Lương được hãng AP trích thuật nói rằng những người còn lại trên xe bus có lẽ là đã chết.
Các viên chức phòng chống thiên tai cho biết một lượng 800mm nước mưa đã trút xuống vùng này trong vài ngày qua khiến 126 ngàn người phải rời bỏ nhà cửa ra đi.
Đường xe lửa tuyến Bắc Nam đã bị gián đoạn do nhiều đoạn đường sắt bị ngập lụt buộc hàng ngàn hành khách phải chuyển sang đi xe buýt.
Miền Trung Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt hồi đầu tháng này khiến 66 người thiệt mạng và 17 người bị mất tích.
Truyền thông trong nước đưa tin rằng do ảnh hưởng lũ lụt, giao thông trên trục Bắc - Nam những ngày qua đang bị tê liệt.
Các tuyến đường bộ qua Nghệ An, Hà Tinh, Quảng Bình bị sạt lở nghiêm trọng trong khi ngành đường sắt phải bỏ nhiều chuyến tàu, còn máy bay thì không thể hạ cánh.
Chất thải bô xít Hungary đe dọa ô nhiễm diện rộng


Chất độc từ kho chứa chất thải bô xít ở Hungary đã giết chết toàn bộ cá trên một dòng sông, trong khi nước này tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì vụ tràn bùn đỏ.
>
Bùn đỏ có thể gây bỏng, ung thư
Bọt trắng nổi trên đoạn sông Raba tại thị trấn Gyor, Hungary hôm 7/10 sau khi bùn đỏ tràn tới dòng sông này. Thảm họa bùn đỏ xảy ra khi bể chứa cặn lắng của quá trình luyện bô xít của một nhà máy địa phương bị vỡ, khiến dòng bùn đỏ ồ ạt chảy xuống các làng mạc lân cận, gây ngập lụt nhà cửa và hủy hoại môi trường. Ảnh: AFP.
Xác cá trôi trên sông Marcal tại Hungary hôm 7/10 sau khi bùn độc tràn xuống sông. Người phát ngôn của lực lượng cứu hộ Hungary cho biết, toàn bộ cá của sông Marcal đã chết bởi chất độc. Ảnh: AFP.
1,1 triệu m3 bùn đã đỏ tràn xuống các thị trấn và làng mạc xung quanh. 4 người dân trong làng Kolontar tử vong vì bùn độc. Kolontar là nơi mà sông Torna hợp lưu với sông Marcal.
“Mọi sinh vật sống trong sông Marcal bị hủy diệt bởi nồng độ kiềm trong nước quá cao. Mọi con cá đều chết và chúng tôi cũng không thể cứu được hệ thực vật”, Tibor Dobson, chỉ huy lực lượng cứu hộ địa phương, phát biểu với hãng thông tấn MTI.
Trong ảnh Những xác cá được vớt trên sông. Ảnh: AFP.
Sông Marcal là một nhánh của sông Raab và sông Raab chảy vào Danube – dòng sông dài thứ hai của châu Âu. Chất độc tới sông Danube vào trưa qua. Công nhân dọn bùn tại làng Kolontar ở phía tây Hungary vào ngày 7/10. Ảnh: AP.
Bôxit là một loại quặng nhôm trầm tích có màu hồng, nâu được hình thành từ quá trình phong hóa các đá giàu nhôm hoặc tích tụ từ các quặng có trước bởi quá trình xói mòn. Chất thải từ bôxit chứa nhiều kim loại nặng cực độc. Trong ảnh, một chiếc xe hơi trong làng bị bùn cuốn trôi. Ảnh: AP.
Quang cảnh thị trấn Devecser - cách thủ đô Budapest của Hungary khoảng 164 km về phía tây nam - sau khi bùn đỏ tràn vào. Ảnh: AP.
Một máy đào đổ thạch cao công nghiệp xuống sông Marcal hôm 7/10 để làm đông đặc bùn đỏ. Ảnh: AFP.
Ông Gbor Figeczky, quyền giám đốc điều hành của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) tại Hungary, cảnh báo   
rằng sau khi tràn xuống sông Danube, chất thải bôxít có thể gây nên tác hại có quy mô quốc tế.
“Một số loài động vật và thực vật chết ngay lập tức, một số loài khác sẽ bị nhiễm độc trong thời gian dài do bùn độc tích tụ trong cơ thể chúng”, ông nói. Ảnh: AP.
Minh Long

Khởi công dự án bô xít tại Tây Nguyên

Dự án bauxite tại Lâm Đồng
Cuối tháng Hai TKV khởi công dự án khai thác bauxite tại Nhân Cơ, Đăk Nông.
Báo trong nước đưa tin ngày 28/2 Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) khởi công dự án xây dựng nhà máy sản xuất alumina tại Nhân Cơ, Đăk Nông.
Đây là dự án khai thác và chế biến bô xít thứ hai của TKV. Không có thông tin về nhà thầu xây dựng.
Trước đó TKV đã trao gói thầu EPC cho nhà thầu Chalieco, Trung Quốc xây nhà máy alumina ở Tân Rai, Lâm Đồng.
Tại Tân Rai, phía Trung Quốc lo việc thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị và xây lắp dự án. TKV là chủ đầu tư.
Chính phủ Việt Nam cho hay họ sẽ kêu gọi đối tác trong và ngoài nước tham gia góp vốn cổ phần vào hai dự án khai thác bô xít, tuy TKV sẽ nắm cổ phần chi phối và chịu trách nhiệm chính.
Báo trong nước đưa tin, từ nay đến cuối năm Việt Nam dự tính sẽ khởi công thêm một dự án bô xít nữa tại Kon Hà Nừng, Gia Lai. Và dự án hydroxit nhôm tại Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Chủ đầu tư của dự án Kon Hà Nừng nghe nói là Công ty Thương mại và Công nghệ Hà Nội. Còn tổng Công ty Hóa chất Việt Nam sẽ làm chủ đầu tư dự án khai thác mỏ bô xít tại Bảo Lộc.
Website Bộ Công thương cho hay bốn dự án khai thác bô xít này mới chỉ là loại ‘thử nghiệm’ tại ba tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên.
Giai đoạn 2011-2015 việc khai thác và sản xuất bô xít mới đi vào chiều sâu, với ba dự án alumina tại Đăk Nông. Các dự án này có tên Đăk Nông 2 – 3 – 4, công suất dự kiến 4,5 cho đến 6 triệu tấn alumina mỗi năm.
Mỏ lớn
Tin của báo Việt Nam nói Đăk Nông có tới 7 mỏ bô xít. Lâm Đồng có 2. Bình Phước có 2. Theo đánh giá của Bộ Công thương, trữ lượng bô xít của Việt Nam khoảng 5,4 tỷ tấn.
Giới chức Việt Nam nhìn đến Trung Quốc như là đối tác khai thác và tiêu thụ bô xít. “Công ty TKV đã mời một số nhà sản xuất nhôm lớn của Trung Quốc hợp tác đầu tư kèm theo cam kết tiêu thụ sản phẩm,” báo điện tử vnexpress.net viết.
Nhà máy bô xít Tân Rai, Đăk Nông khởi công cuối tháng Hai có công suất thiết kế 650.000 tấn alumina. Báo trong nước nói, “dự án sẽ áp dụng công nghệ Bayer để sản xuất alumnia” và chú ý đến việc bảo vệ môi trường.
Vốn xây dựng của dự án Tân Rai là 655 triệu USD, khoảng 11 nghìn tỷ đồng tiền Việt.
Chủ đề khai thác bô xít tại Tây Nguyên đã làm dấy lên các cuộc tranh luận, lúc sôi nổi, lúc gay gắt tại Việt Nam.
Phía chính phủ muốn thực hiện dự án, coi đó là phương tiện để giúp Tây Nguyên xóa đói giảm nghèo.
Một số cựu tướng lãnh quân đội, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, đã viết thư ngỏ yêu cầu ngừng dự án. Họ lo ngại vùng Tây Nguyên sẽ mất an ninh khi có quá nhiều công nhân nước ngoài. Cạnh đó là chuyện xử lý bùn đỏ, và bản sắc văn hóa của người thiểu số.
Một nhóm trí thức trong nước lập website đăng ý kiến phản biện, kêu gọi ngưng dự án bô xít, kênh thông tin thu hút được sự quan tâm lớn của độc giả trong và ngoài nước. Sau các vụ tin tặc, bauxitevietnam.info đã chuyển sang địa chỉ khác.
Source:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/02/100226_nhanco_bauxit.shtml

Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010

Hồ chứa bùn đỏ tại thành phố Ajka, Hungary

Hồ chứa bùn đỏ tại thành phố Ajka, Hungary có một diện tích bề mặt khoảng 185.000m2, nhưng chúng ta biết lượng nước bùn đỏ chảy ra là khoảng 1 triệu m3 (10^6m3) như vậy chiều cao của tường khoảng từ 6-7m khỏi mặt bằng của đất. Hồ chứa bùn đỏ này cách làng Kolontar khoảng 1.2km và cách Devecser khoảng 3km. Bản đồ không ảnh của Google.


Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010

Bô xít Việt Nam – Nâng lên Quan điểm
Tuyển tập về cuộc nghiên cứu thảm họa bô xít Việt Nam là một đúc kết một chuỗi những bài vỡ và hệ luận của rất nhiều tác giả người Việt và ngoại quốc, và các phỏng vấn, các bài vở chọn lọc trên các chương trình phát thanh, các trang liên mạng mà có lúc chúng tôi thành thật nhận lỗi đã không ghi chú đầy đủ tên tác giả, phóng viên…  Tuyển tập này được chúng tôi xem xét và đánh giá hướng đến việc nâng thảm họa bô xít Việt Nam lên hàng quan điểm để sử dụng cho mục đích nhân bản khi cần thiết.
Vì lý do quan trọng này, chúng tôi đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu và phân tích vô tư và vô vị lợi chỉ nhằm giúp các dân tộc Tây Nguyên, người Việt Nam trong bán bình nguyên basalt và châu thổ song Cửu Long thoát khỏi nạn diệt chũng hoặc một sự nhiễm độc chết chóc, phá hủy môi sinh và các loài thủy sản bị tận diệt cũng như các nguồn nước bị thẩm thấu các độc tố qua việc sản xuất chất alumina. Rất tiếc giờ đây chưa ai được phép vào thǎm Tây Nguyên, kiểm tra nghiêm chỉnh các quy trình sản xuất alumina cũng như trực tiếp quan sát các hệ thống bảo vệ môi sinh chống việc ô nhiễm môi trường, gia tǎng sự nóng dần trái đất, tạo thay đổi thời tiết khí hậu Tây Nguyên, gây nên giông tố. bão lụt, vỡ để, vỡ đập, và sau cùng các quy hoạch khai thác bô xít sẽ hủy hoại nét đẹp Tây Nguyên biến nó trở thành một vùng đất chết không hồi phục dù đến nhiều thế kỷ.
Chúng ta rất cần một quan điểm nghiêm chỉnh cho khai thác bô xít Đắc Nông và Lâm Đồng vì Tây Nguyên là trái tim của ba nước Đông Dương, vì nó đe doạ sự sống còn của ba dân tộc anh em, và trên hết ảnh hưởng trực tiếp đến các thủy đạo trên Biển Đông.
Khai thác bô xít Tây Nguyên không qua quá trình nghị sự công khai trước toàn dân Việt Nam, trước biểu quyết của toàn dân tộc Tây Nguyên về sự đồng ý cho phép hay không cho phép khai thác bô xít là một sự vi phạm quyền làm con người được sống trên chính mãnh đất tổ tiên của họ.
Quan điểm Việt Nam 2011