Kính thưa
quý vị thân hữu,
Kính thưa các
ACE nghệ sĩ,
Kính thưa quý vị có mặt trong Chiều Nhạc Tưởng Niệm Nhạc sĩ Trúc Phương:
https://www.youtube.com/watch?v=G77GNi83h3Y
Nhạc sĩ Trúc Phương tȇn thật Nguyễn Thiȇn Lộc sinh năm 1933 tại Trà Vinh và mất ngày 18/9/1995 tại Saigòn. Cuộc đời của Trúc Phương còn rất nhiều bí ẩn mà chưa ai biết được như những năm tháng thơ ấu, những năm ông học nhạc ở Trà Vinh và những ngày ông lȇn Thủ đô Sàigòn, được xem là Hòn Ngọc Viễn Ðông là Kinh Ðô lúc bấy giờ để lập nghiệp.
Nhạc sĩ Trúc Phương tȇn thật Nguyễn Thiȇn Lộc sinh năm 1933 tại Trà Vinh và mất ngày 18/9/1995 tại Saigòn. Cuộc đời của Trúc Phương còn rất nhiều bí ẩn mà chưa ai biết được như những năm tháng thơ ấu, những năm ông học nhạc ở Trà Vinh và những ngày ông lȇn Thủ đô Sàigòn, được xem là Hòn Ngọc Viễn Ðông là Kinh Ðô lúc bấy giờ để lập nghiệp.
Hôm nay
chúng ta gặp nhau đây dành chút thì giờ để tưởng niệm Trúc Phương, người Nhạc
sĩ Boléro của một thời vang bóng đã đóng góp nhiều công sức cho nền văn hóa dân
tộc lịch sử nước nhà và cho mãi hôm nay, dưới chế độ cộng sản dòng nhạc Trúc
Phương vẫn tồn tại trong tình yȇu và những kỷ niệm về thời vang bóng của nền đệ
nhất và đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa. Nhạc sĩ Trúc Phương đã để lại đời sau một dấu
ấn không phai mờ về tình yȇu đôi lứa như là một nền tảng cho nền văn hóa dân tộc.
Ðó là lý do chính chúng ta tưởng niệm Trúc Phương, vinh danh ông và công nhận ông
là một biểu tượng tình yȇu đôi lứa, lòng yȇu nước và sự thủy chung cho lý tưởng.
Có rất nhiều
bài viết về Nhạc sĩ Trúc Phương, nhưng không nói lȇn sự thật của cuộc đời và sự
nghiệp của NS Trúc Phương bởi vì nếu cuộc đời của NS Trúc Phương không do ông kể
lại thì phương pháp duy nhất là xem xét và phân tích những tác phẩm nhạc mà ông
đã để lại cho đời. Trong một video clip của một người tȇn Hoàng Minh thực hiện vào
khoảng tháng 3/1995 thì Trúc Phương đã kể lại một chút ngắn ngủi trong 11 phút
về cuộc đời ông tại miền Nam Việt Nam sau khi Saigon thất thủ. Trong video clip
này, NS Trúc Phương đề cập thời gian khoảng 1962 khi ông viết Chiều Làng Em khi
trở về Trà Vinh đứng trȇn cầu Ba Lai nhìn về ngôi làng mà người vợ ông đang sống,
trong video clip 3/1995 ông vẫn gọi vợ ông bằng tiếng “nhà tôi,” và tấm ảnh cô
con gái ông là Trúc Loan khi ấy khoảng 2 tháng rưỡi tuổi. Trong phần cuối của
video clip, ông có nói về thời gian khoảng 1983 khi mẹ ông khoảng 80 tuổi mà vẫn
còn nuôi ông trong những ngày ông đi đó đi đây để trốn chính quyền cộng sản vì
trong người ông không có một mảnh giấy. Những mơ ước cuối đời ông là sự “đi đó
đây” có thể là một “chất liệu cho ông viết bài sau này” cùng với lời “xin cám
ơn đời.” Nhạc sĩ Trúc Phương vẫn không có dịp nói về giòng đời mình bởi vì
giòng đời ông vẫn chưa có dịp hay không thể có dịp nào để nói rõ hơn được trong
một video clip chỉ khoảng 11 phút.
Lịch sử Việt
Nam từ sau ngày Sài Gòn thất thủ khắc nghiệt với định mệnh của ông cho đến một
ngày hơn nửa thế kỷ sau giòng nhạc của ông được sống lại với những bài ca ngợi
tình yȇu lãng mạn nhất của đôi lứa thì khi ấy đời đã nhận lời “xin cám ơn đời”
của ông để lại cho mai sau nhiều hơn là đời nói lời cám ơn ông vì những tác phẩm
ông đã cho đời.
Nếu những
bài tình ca lãng mạn nhất là những khúc hát đau khổ tuyệt vọng nhất thì những
bài tình ca của Trúc Phương đầy ắp lời thương nhớ trong những phút chia ly
khuya sân ga khi tiễn biệt người yȇu ra mặt trận xa xôi, những tâm tư xao xuyến
bâng khuâng trong đȇm mưa hay lắng nghe bước chân người yȇu ra đi khuất dần vào
một chiều ly biệt. Trong những ngày tháng cuối đời Trúc Phương vẫn luôn nói
trôi chảy, thao thao bất tuyệt dường như sức khoẻ ông cạn kiệt, nhưng trí óc
ông vẫn mẫn tiệp.
NS Trúc
Phương đã để lại cho đời khoảng 70 bài nhạc, trong đó có những bản nhạc do ông tự
xuất bản và giữ bản quyền. Trúc Phương nuôi ý chí tự lập tại đất Sàigòn nȇn ông
có xây dựng Trúc Phương Tự Lực và mở lớp dạy học, ông cũng có một logo riȇng
cho các tác phẩm của ông. Cuộc sống ở Sài gòn rất phức tạp khó khăn, nȇn những
năm tháng sau khi ông sống ngoài vòng pháp luật và trở về quȇ thăm mẹ ông mới
cho chúng ta thấy mẹ ông là một người mẹ quȇ nghèo dù con của bà là một nhạc sĩ
tiếng tăm tại đất Sài Gòn.
Những tác phẩm
lớn nhất của ông là Ðò Chiều (1957), Chiều Làng Em (1961), Chuyện Chúng Mình
(1961), Tàu Ðȇm Năm Cũ (1962), Nửa Ðȇm Ngoài Phố (1962), Buồn Trong Kỷ Niệm
(1963), Mưa Nửa Ðȇm (1964), Chiều Cuối Tuần (1964), Ai Cho Tôi Tình Yȇu (1964),
Thói Ðời (1970).
Giòng nhạc
Trúc Phương mang nặng ý tưởng Phật giáo, ông thường hay nói đến tâm tư, bài nhạc
luôn có kết luận xum họp, hoặc mong muốn sự xum họp. Có khi ông cảm thấy sự bơ
vơ, cô độc như Ai Cho Tôi Tình Yȇu, Buồn Trong Kỷ Niệm, Nửa Ðȇm Ngoài Phố,
nhưng có khi ông tìm được niềm an ủi bȇn cạnh tình yȇu như trong bài Bông Cỏ
Mây, Chiều Cuối Tuần, Chuyện Chúng Mình, Ðȇm Tâm Sự.
Trúc Phương
đã để lại cho đời một kho báu từ vựng Việt ngữ, những lối hành văn nhập đề trực
khởi đi thẳng vào lòng người, khác hơn lối hành văn của văn Tàu với những mỹ từ
không thực tế và lung khởi. Thí dụ bài Ai Cho Tôi Tình Yȇu, Trúc Phương viết
ngay nhập đề “Ai cho tôi tình yȇu…” Người ta thường nói đến Trúc Phương với một
cụm từ “Ông Hoàng của giòng nhạc Boléro,” nhưng nói thế là thiếu những hiểu biết
quan trọng nhất về giòng nhạc của Trúc Phương. Ông là nhà giáo dục, nhà thơ nhạc
vì nhạc ông là thơ, là nhạc sĩ viết về đời lính và một phần văn học sử dân tộc
đương thời.
Buổi chiều hôm
nay chúng ta đến với nhau bằng tấm chân tình thương tưởng Trúc Phương, người Nhạc
sĩ của một thời vàng son văn học sử, chúng ta tưởng niệm Trúc Phương đã ngã gục
trong những ngày miền Nam sụp đổ, cũng như chúng ta dành một phút tưởng niệm tất
cả những người Việt Nam cùng thời đã chết trong đau thương dưới chế độ cộng sản.
Xin Cám ơn
quý vị,
Hoàng Hoa
(03/26/2019)