Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Vớt nhiều mảnh vỡ Casa 212 ở Bạch Long Vĩ

 - Tại phía Nam Bạch Long Vĩ 15 hải lý sáng nay, tàu Cảnh sát biển 4039 tập hợp đội hình đã thu vớt được một số mảnh vỡ của máy bay Casa 212 gồm mảnh khung vỏ, lốp và càng sau bên trái.
11h10
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, những mảnh vỡ và vật thể thu được của máy bay Casa 212 tại khu vực Nam Đông Nam Bạch Long Vĩ 20 hải lý, phía Đông đường phân định Vịnh Bắc bộ 3 hải lý, trong khoảng thời gian từ 11g30 đến 12g30 ngày 16/6. Tại thời điểm đó, thời tiết đột ngột thay đổi xấu, tầm nhìn hạn chế.
Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ đội Biên phòng, Đặc công phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tại địa phương và ngư dân tiếp tục dồn toàn lực tìm kiếm cứu nạn tại khu vực máy bay Casa2 12 gặp nạn, đặc biệt chú ý tìm kiếm các thành viên phi hành đoàn và phi công máy bay Su 30-KM2 Trần Quang Khải; các đơn vị quân y đã có mặt tại hiện trường sẵn sàng cấp cứu khi tìm thấy nạn nhân.
Các địa phương khu vực ven biển Vịnh Bắc Bộ đã huy động mọi khả năng, nguồn lực của ngư dân, chủ động phối hợp với các lực lượng của quân đội tìm kiếm với tinh thần và quyết tâm cao nhất.
Trong ngày 17/6/2016, Lãnh đạo Quân chủng Phòng không - Không quân, Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị và các đơn vị đã về địa phương thăm hỏi, động viên gia đình các đồng chí gặp nạn.
Cùng phối hợp hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, ngay sau khi nhận được thông tin từ phía Bộ Quốc phòng Việt Nam, đêm 16/6, Trung Quốc đã cử tàu Nam Hải Cứu - 101 cơ động từ Nam Hải có mặt tại hiện trường, phía Đông đường phân định, đối diện với khu vực máy bay Casa 212 gặp nạn vào lúc 5h00 sáng 17/6; tiếp đó, 7h00 ngày 17/6, 2 tàu Hải cảnh số hiệu 46021 và 45102 của Trung Quốc đã có mặt tại khu vực nêu trên, để cùng sẵn sàng phối hợp với Cảnh sát biển và các lực lượng chức năng Việt Nam tìm kiếm.
10h58
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có mặt ở Bộ Tư lệnh Hải quân trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn máy bay Casa 212 và các thành viên có mặt trên máy bay.
9 cán bộ, nhân viên trên máy bay Casa 212:
Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918 (Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Nội)
Thượng tá Nguyễn Đức Hảo, Phi đội trưởng Lữ đoàn 918 (Sơn Đà, Ba Vì, Hà Nội) 
Thiếu tá Nguyễn Văn Chính, Chính trị viên phi đội Phi công cấp 3 Lữ đoàn 918 (Mỹ Hà, Bình Lục, Hà Nam)
Thiếu ta Nguyễn Ngọc Chu, phi công kiêm dẫn đường Lữ đoàn 918 (Thanh Hồng, Thanh Hà, Hải Dương)
Đại úy Lê Văn Đình, nhân viên tuần thám trên không Lữ đoàn 918 (Hoành Bồ, Hạ Long, Quảng Ninh) 
Thượng úy Đỗ Văn Mạnh, Phó Đại đội trưởng kỹ thuật hàng không 918 (Bồ Sao, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) 
Trung úy Lê Đức Lam, công nhân cơ giới trên không Lữ đoàn 918 (Vân Hội, Ninh Giang, Hải Dương)
Trung úy Nguyễn Văn Thái, nhân viên tuần thám trên không Lữ đoàn 918 (Quỳnh Giang, Quỳnh Lưu, Nghệ An) 
Trung úy Nguyễn Bá Thế, nhân viên tuần thám trên không Lữ đoàn 918 (Quỳnh Thọ, Quỳnh Phụ, Thái Bình).
Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn không quân 918 là phi công dày dạn kinh nghiệm, có giờ bay tích lũy gần 3.000 giờ. 
{keywords}
Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918 được xác định lái chính chiếc Casa 212 gặp nạn - Ảnh: Zing.vn
Ông là một trong những phi công đầu tiên của không quân Việt Nam lái máy bay Casa khi được mua về từ Tây Ban Nha. 
Đại tá Toàn, 56 tuổi, chính là người đã lái chính máy bay Casa 212 tham gia chiến dịch của không quân Việt Nam tìm kiếm máy bay MH370 mất tích vào tháng 3/2014.

10h15
Theo QĐND, sáng nay, Trung tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn công tác đã lên tàu Cảnh sát biển 4039, cơ động ra khu vực đảo Bạch Long Vĩ, chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn phi công Trần Quang Khải và tổ bay Casa 212.
Tại phía Nam Bạch Long Vĩ 15 hải lý, tàu Cảnh sát biển 4039 tập hợp đội hình thu vớt được một số mảnh vỡ của máy bay Casa 212.
Sau khi cập mạn tàu CSB 4039, cán bộ, chiến sĩ tàu CSB 2008 đã chuyển lên tàu CSB 4039 một số bộ phận của chiếc máy bay Casa 212 gồm: Mảnh khung vỏ, lốp và càng sau bên trái.
{keywords}
Mảnh khung vỏ vỡ nát của Casa 212 được trục vớt. Ảnh: Báo Giao thông
{keywords}
Mảnh vỡ của máy bay Casa 212
{keywords}
Lốp của máy bay được tìm thấy
{keywords}
Trung tướng Phan Văn Giang (thứ ba từ trái sang) quan sát mảnh vỡ của chiếc máy bay Casa 212
CLIP:Mảnh vỡ máy bay Casa 212 tham gia tìm kiếm Su-30 được trục vớt sáng nay:
10h
Thông tin mới nhất từ lực lượng tìm kiếm trở về vừa cập cảnh Hải đội 2, cho biết, lực lượng này vừa phát hiện 2 chân dù nghi của máy bay Su-30MK2 đang mất tích.
Trao đổi với VietNamNet, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn máy bay CASA 212 chưa nhận được bất cứ thông tin về phi công Trần Quang Khải và Su 30. Các lực lượng tìm kiếm vẫn đang dốc sức tìm kiếm.
CLIP: Lực lượng tìm kiếm hộp đen trở về đất liền sau gần 2 ngày tìm kiếm trên khu vực biển Nghệ An.
9h
Huy động 32 tàu quân sự, 1.500 cán bộ, chiến sĩ tìm kiếm
Trao đổi với VietNamNet, Đại tá Dương Minh Hiền, Phó chỉ huy trưởng quân sự tỉnh Nghệ An cho biết, sáng nay, có 32 tàu quân sự của các lực lượng Quân chủng Hải quân; Cảnh sát biển; Biên phòng tỉnh Nghệ An và cứu nạn hàng hải (Bộ GTVT) với sự tham gia của 1.500 cán bộ, chiến sỹ đang tìm kiếm trên toàn bộ vùng biển từ Thanh Hoá vào Hà Tĩnh.
{keywords}
Tàu Biên phòng BO 06-13-01 cập cảng Hải đội 2
Ngoài ra, còn có sự tham gia của 50 tàu cá và 500 ngư dân. Phạm vi tìm kiếm trong bờ trở ra khoảng 60 đến 80 hải lý. Nhiệm vụ số một trong sáng nay được ưu tiên là tìm kiếm Thượng tá - phi công Trần Quang Khải. Tất cả các lực lượng được huy động tổng lực.
Cho đến sáng nay, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã xác định tương đối chính xác vị trí máy bay Su-30MK2 trên vùng biển Nghệ An.
Thiếu tá Nguyễn Đức Thuỷ, Tiểu đội trưởng Tiểu đội hỗn hợp đảo Mắt cho biết. tình hình thời tiết tại khu vực tìm kiếm cách đảo Mắt 12 hải lý tầm nhìn xa hạn chế.
Tuy nhiên, các lực lượng đang dốc toàn lực tìm kiếm với 32 tàu của bộ chỉ huy quân sự tỉnh.
6h41
Đề nghị TQ tạo điều kiện cho tàu, máy bay của Việt Nam tìm kiếm
Trong quá trình tìm kiếm, Cảnh sát biển Việt Nam và các lực lượng đã tìm được một số mảnh vỡ nghi là của máy bay CASA-212 số hiệu 8983 ở khu vực phía Tây Nam Bạch Long Vĩ, gần đường phân định Vịnh Bắc Bộ. 
Hiện các lực lượng chức năng đang tăng cường nỗ lực để sớm đưa ra nhận định về những khả năng xảy ra đối với chiếc máy bay CASA-212, tập trung cao nhất để tìm kiếm 9 nhân viên, phi hành đoàn trên máy bay CASA-212 và phi công Trần Quang Khải của máy bay SU30-MK2.
{keywords}
Vị trí vớt được mảnh vỡ của chiếc Casa (Nguồn: QPVN)
21h.30 đêm 16/6, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, ​Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương - Thứ trướng Bộ Quốc phòng đã gặp Đại sứ Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng, đề nghị phía Trung Quốc phối hợp, tạo điều kiện cho các tàu, máy bay và lực lượng của Việt Nam triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn ở phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ; đồng thời đề nghị lập tức cung cấp thông tin nếu phát hiện ra vật thể nghi là của máy bay hoặc của các phi công, thành viên phi hành đoàn bị trôi dạt sang phía Đông đường phân định.
6h
Theo Quân đội nhân dân, tại cuộc họp ngay trong đêm 16 rạng sáng 17/6, Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu ngày 17/6 mở rộng khu vực tìm kiếm ra phía Đông.
Công việc tìm kiếm có sự tham gia của tất cả các lực lượng, gồm: Phòng không - Không quân, Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Quân khu 3, tàu cá của ngư dân, đồng thời điều động tàu sona tìm kiếm mục tiêu chìm, cơ động đến khu vực đảo Bạch Long Vĩ thực hiện nhiệm vụ.
Trung tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, các lực lượng cần tích cực, khẩn trương, triển khai công tác cứu hộ cứu nạn, tiếp tục tìm kiếm Thượng tá Trần Quang Khải, máy bay Casa 212 và máy bay Su-30MK2.
Cần phân chia phạm vi, khu vực tìm kiếm cụ thể; triển khai các biện pháp tổ chức chỉ huy, tìm kiếm hiệu quả, đảm bảo an toàn.
Nếu xác định được vị trí máy bay rơi sẽ đưa lực lượng đặc công nước và thợ lặn chuyên môn cao tham gia tìm kiếm cứu nạn; tiếp tục thông tin và kêu gọi ngư dân khu vực đảo Bạch Long Vĩ, TP Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh tích cực tham gia tìm kiếm cứu nạn.
1h54
Ngay trong đêm 16 rạng sáng 17/6, tại Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân, Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì cuộc họp khẩn, bàn phương án cứu hộ cứu nạn phi công SU-30MK2, Thượng tá Trần Quang Khải và tổ bay trên chiếc máy bay tuần thám biển Casa 212 mang số hiệu 8983 của Lữ đoàn 918, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ).
{keywords}
Trung tướng Phan Văn Giang giao nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia cứu hộ cứu nạn
Cùng dự họp có đại diện lãnh đạo Quân chủng PK-KQ, Quân chủng Hải quân, Quân khu 3, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Cục Cứu hộ cứu nạn và một số cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng.
Căn cứ vào thực tế tình hình cứu hộ cứu nạn trong những ngày qua, đặc biệt là những diễn biến mới trong ngày 16/6, Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập Sở chỉ huy cứu hộ cứu nạn tại Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân (TP Hải Phòng).
Song An - Quốc Huy - Văn Bình - Đức Hạnh

Lời kể của phi công tiêm kích Su-30MK2

- Việc đầu tiên tôi thông báo cho gia đình biết mình còn sống. Thứ hai là bảo với vợ gọi điện báo ngay đơn vị - anh Cường mừng tủi.
11h40 trưa nay, Thượng tá Phan Văn Xuân - Hải đội trưởng Hải đội 2 cho biết, tàu cứu hộ Biên phòng đã tiếp cận tàu cá cứu Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường và đang trên đường vào bờ.
Sức khoẻ thiếu tá Cường ổn định, nói chuyện rõ ràng với mọi người xung quanh.
Dự kiến, khoảng 13h30 tàu cứu hộ Biên phòng sẽ cập cầu cảng Hải đội 2, Cửa Hội, đưa phi công Cường về Sở chỉ huy tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tại thị xã Cửa Lò, Nghệ An.
Ngôi nhà anh Phạm Văn Lệ, thôn 4, xã Thạch Bằng, Lộc Hà, sáng nay tấp nập lạ thường. Rất nhiều cán bộ từ các cơ quan quân sự, chính quyền đến để nắm thêm thông tin chuyện anh Lệ cứu sống được phi công vụ Su-30 gặp sự cố trên biển.
“Thấy người lạ đến nhà tôi rất hoảng. Sau khi nghe mọi người nói chồng cứu được phi công trong người nhẹ hẳn. Cầu mong mọi người khỏe mạnh, yên bình”, chị Trần Thị Lê, vợ anh Lệ nói.
phi công Nguyễn Hữu Cường, máy bay SU-30MK2, máy bay mất tích, Su 30, máy bay Su 30, tai nạn máy bay
Lực lượng chức năng sáng nay đã đến nhà ngư dân Phạm Văn Lệ để nắm thông tin. Ảnh: Duy Tuấn
Theo chị Lê, cách đây 6 ngày, tàu rời bến để đánh cá khu vực Nghệ An, trên tàu có 7 người.
Sáng nay, PV VietNamNet đã liên lạc với chủ tàu Phạm Văn Lệ, người đã cứu Thiếu tá phi công Nguyễn Hữu Cường.
“Tàu tôi cứu được phi công lúc 4 giờ sáng, bây giờ đang ở Nghệ An chờ tàu cứu hộ. Anh Cường mạnh khỏe”, anh Lệ nói ngắn gọn.
Tiếp đó, chúng tôi đã nối máy được với Thiếu tá Cường, lúc này đang ở cạnh anh Lệ chờ tàu ra cứu hộ.
phi công Nguyễn Hữu Cường, máy bay SU-30MK2, máy bay mất tích, Su 30, máy bay Su 30, tai nạn máy bay
Phi công Nguyễn Hữu Cường (ngoài cùng bên phải). Ảnh: Báo Nghệ An
“Lúc máy bay đang cách mục tiêu 15km, bỗng nghe một tiếng nổ từ trong buồng lái. Hai anh em bung dù bay cách nhau khoảng 3km. Lúc rơi xuống biển cách nhau khoảng 6km. Tôi rơi ở gần bờ hơn”, phi công Cường kể lại.
Sau khi được tàu anh Lệ cứu, khi lên tàu Thiếu tá Cường liền gọi điện cho vợ.
phi công Nguyễn Hữu Cường, máy bay SU-30MK2, máy bay mất tích, Su 30, máy bay Su 30, tai nạn máy bay
Vợ chồng anh hiện có 2 con trai. Anh từng được phân công nhiệm vụ ở nhiều đơn vị khác nhau như: Yên Bái (Trung đoàn 931), Nội Bài (Trung đoàn 921), Kép (Trung đoàn 927) và hiện nay thuộc quân số của Trung đoàn 923, sân bay Sao Vàng, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Ảnh: Báo Nghệ An
“Việc đầu tiên tôi thông báo cho gia đình biết mình còn sống. Thứ hai là bảo với vợ gọi điện báo ngay đơn vị. Lúc lênh đênh trên biển, tôi suy nghĩ nhiều lắm. Đến giờ mới thấy mình được sống rồi”, anh Cường mừng tủi.
Duy Tuấn

Casa 212 phát tín hiệu cấp cứu trước khi mất tích

 - Đã xác định vị trí chiếc máy bay Casa 212 rơi xuống biển, gần khu vực đảo Bạch Long Vĩ. Hiện, lực lượng chức năng chưa tìm thấy người, nhưng đã phát hiện các vật thể nghi là mảnh vỡ máy bay.
9h
 
Huy động 32 tàu quân sự, 1.500 cán bộ, chiến sĩ tìm kiếm
Trao đổi với VietNamNet, Đại tá Dương Minh Hiền, Phó chỉ huy trưởng quân sự tỉnh Nghệ An cho biết, sáng nay, có 32 tàu quân sự của các lực lượng Quân chủng Hải quân; Cảnh sát biển; Biên phòng tỉnh Nghệ An và cứu nạn hàng hải (Bộ GTVT) với sự tham gia của 1.500 cán bộ, chiến sỹ đang tìm kiếm trên toàn bộ vùng biển từ Thanh Hoá vào Hà Tĩnh.
Ngoài ra, còn có sự tham gia của 50 tàu cá và 500 ngư dân. Phạm vi tìm kiếm trong bờ trở ra khoảng 60 đến 80 hải lý. Nhiệm vụ số một trong sáng nay được ưu tiên là tìm kiếm Thượng tá - phi công Trần Quang Khải. Tất cả các lực lượng được huy động tổng lực.
Cho đến sáng nay, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã xác định tương đối chính xác vị trí máy bay Su-30MK2 trên vùng biển Nghệ An.
Thiếu tá Nguyễn Đức Thuỷ, Tiểu đội trưởng Tiểu đội hỗn hợp đảo Mắt cho biết. tình hình thời tiết tại khu vực tìm kiếm cách đảo Mắt 12 hải lý tầm nhìn xa hạn chế.
Tuy nhiên, các lực lượng đang dốc toàn lực tìm kiếm với 32 tàu của bộ chỉ huy quân sự tỉnh.
6h41
 
Đề nghị TQ tạo điều kiện cho tàu, máy bay của Việt Nam tìm kiếm
Trong quá trình tìm kiếm, Cảnh sát biển Việt Nam và các lực lượng đã tìm được một số mảnh vỡ nghi là của máy bay CASA-212 số hiệu 8983 ở khu vực phía Tây Nam Bạch Long Vĩ, gần đường phân định Vịnh Bắc Bộ.
Hiện các lực lượng chức năng đang tăng cường nỗ lực để sớm đưa ra nhận định về những khả năng xảy ra đối với chiếc máy bay CASA-212, tập trung cao nhất để tìm kiếm 9 nhân viên, phi hành đoàn trên máy bay CASA-212 và phi công Trần Quang Khải của máy bay SU30-MK2.
{keywords}
Vị trí vớt được mảnh vỡ của chiếc Casa (Nguồn: QPVN)
21h.30 đêm 16/6, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, ​Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương - Thứ trướng Bộ Quốc phòng đã gặp Đại sứ Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng, đề nghị phía Trung Quốc phối hợp, tạo điều kiện cho các tàu, máy bay và lực lượng của Việt Nam triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn ở phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ; đồng thời đề nghị lập tức cung cấp thông tin nếu phát hiện ra vật thể nghi là của máy bay hoặc của các phi công, thành viên phi hành đoàn bị trôi dạt sang phía Đông đường phân định.
6h
 
Theo Quân đội nhân dân, tại cuộc họp ngay trong đêm 16 rạng sáng 17/6, Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu ngày 17/6 mở rộng khu vực tìm kiếm ra phía Đông.
Công việc tìm kiếm có sự tham gia của tất cả các lực lượng, gồm: Phòng không - Không quân, Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Quân khu 3, tàu cá của ngư dân, đồng thời điều động tàu sona tìm kiếm mục tiêu chìm, cơ động đến khu vực đảo Bạch Long Vĩ thực hiện nhiệm vụ.
Trung tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, các lực lượng cần tích cực, khẩn trương, triển khai công tác cứu hộ cứu nạn, tiếp tục tìm kiếm Thượng tá Trần Quang Khải, máy bay Casa 212 và máy bay Su-30MK2.
Cần phân chia phạm vi, khu vực tìm kiếm cụ thể; triển khai các biện pháp tổ chức chỉ huy, tìm kiếm hiệu quả, đảm bảo an toàn.
Nếu xác định được vị trí máy bay rơi sẽ đưa lực lượng đặc công nước và thợ lặn chuyên môn cao tham gia tìm kiếm cứu nạn; tiếp tục thông tin và kêu gọi ngư dân khu vực đảo Bạch Long Vĩ, TP Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh tích cực tham gia tìm kiếm cứu nạn.
1h54
 
Ngay trong đêm 16 rạng sáng 17/6, tại Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân, Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì cuộc họp khẩn, bàn phương án cứu hộ cứu nạn phi công SU-30MK2, Thượng tá Trần Quang Khải và tổ bay trên chiếc máy bay tuần thám biển Casa 212 mang số hiệu 8983 của Lữ đoàn 918, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ).
{keywords}
Trung tướng Phan Văn Giang giao nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia cứu hộ cứu nạn
Cùng dự họp có đại diện lãnh đạo Quân chủng PK-KQ, Quân chủng Hải quân, Quân khu 3, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Cục Cứu hộ cứu nạn và một số cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng.
Căn cứ vào thực tế tình hình cứu hộ cứu nạn trong những ngày qua, đặc biệt là những diễn biến mới trong ngày 16/6, Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập Sở chỉ huy cứu hộ cứu nạn tại Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân (TP Hải Phòng).
Song An - Quốc Huy - Văn Bình

Bạch Long Vĩ huy động tìm kiếm máy bay Casa

"Chúng tôi hiện đã và đang huy động lực lượng cao nhất để tìm kiếm phi công và máy bay mất tích"- ông Đỗ Đức Hòa, Bí thư kiêm Chủ tịch huyện đảo Bạch Long Vỹ nói rõ.
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quan-su/310713/bach-long-vi-huy-dong-tim-kiem-may-bay-casa.html
Tin từ Văn phòng Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, máy bay Casa212 (số hiệu 8983) mất liên lạc lúc 12h30 ngày 16/6, tại tọa độ 19o25'40"N-107o19'54"E (cách Nam Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ/Hải Phòng khoảng 44 hải lý).
Máy bay Casa212 thuộc Lữ đoàn 918/Quân chủng Phòng không - Không quân trong khi bay tìm kiếm cứu nạn phi công máy bay Su30-MK2 bị mất liên lạc.
Trên máy bay có 9 người do Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn 918 lái chính.
Bạch Long Vỹ, máy bay Casa212, Casa mất liên lạc, Su30-MK2 mất tích, tìm kiếm phi công
Tàu HQ 211 cùng các cán bộ chiến sỹ hải quân, biên phòng, chuyên gia kỹ thuật lên đường tìm kiếm máy bay và phi công
Ngay sau khi sự cố xảy ra, Bộ Quốc phòng đã có công điện chỉ đạo: BTL Quân khu 3, Quân chủng Hải quân, các BTL: Biên phòng, Cảnh sát biển tập trung tìm mọi biện pháp triển khai các tàu có tốc độ cao đến khu vực xác định máy bay mất liên lạc; đồng thời thông báo cho các tàu, thuyền, ngư dân đang hoạt động trên khu vực vịnh Bắc Bộ, tham gia tìm kiếm cứu nạn.
2.695 người tìm kiếm 2 máy bay bị mất liên lạc, trong đó Bộ đội: 1.583; CBCS (QK4: 415, BP: 232, HQ: 378, CSB: 94, PKKQ: 464), TT PH TKCN HH VN: 42 và 1.070 ngư dân.
Trong ngày cũng đã huy động 257 phương tiện các loại tham gia tìm kiếm, trong đó có: 14 máy bay (KQ: 12, HQ: 02); 183 tàu (HQ: 12, CSB: 05, BP: 10, QK3: 03, QK4: 14, Hàng hải: 02, tàu cá: 137), 60 ô tô (KQ: 27, HQ: 04, CSB: 01, BP: 10, QK4: 18).
Trong một diễn biến khác, Đại tá Đào Quang Thức, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng cho biết, đang phối hợp với các lực lượng tìm kiếm máy bay tuần thám Casa bị mất tích trên vùng biển Bạch Long Vỹ.
Biên phòng Hải Phòng đã điều 2 tàu tuần tra, phối hợp với tàu hải quân, đồng thời kêu gọi tàu ngư dân đang hoạt động trong khu vực phối hợp tìm kiếm.
Bí thư huyện ủy, Chủ tịch huyện đảo Bạch Long Vỹ Đỗ Đức Hòa cũng cho biết, hồi 12h30 trưa nay đã nhận được thông tin tại vùng biển Bạch Long Vỹ xảy ra vụ việc máy bay tuần thám Casa bị mất tích.
Ngay lập tức, huyện đã chỉ đạo Đồn biên phòng Bạch Long Vỹ điều động tàu biên phòng ra vị trí máy bay mất liên lạc.
"Chúng tôi hiện đã và đang huy động lực lượng cao nhất để tìm kiếm phi công và máy bay mất tích" - ông Hòa nói rõ.
Được biết, lãnh đạo Hải Phòng đã giao Phó chủ tịch Nguyễn Văn Tùng chỉ đạo lực lượng tìm kiếm cứu nạn.
Về công tác tìm kiếm phi công máy bay SU30-MK2 mất tích, trong ngày 16/6, Ủy ban Quốc gia TKCN, Bộ Quốc phòng cũng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tăng cường lực lượng, phương tiện tiếp tục mở rộng vùng tìm kiếm về phía Đông Bắc vịnh Bắc Bộ.
Đến 12h 30' ngày 16/6, lực lượng tìm kiếm xác định có vật thể màu vàng nghi là áo phao hoặc dù của phi công máy bay SU30-MK2 ở Nam Đông Nam đảo Bạch Long Vĩ/Hải Phòng;
Ngoài ra, cùng ngày, tàu 886/Hải quân tổ chức rà quét Sonar tại hiện trường tìm xác máy bay Su30-MK2, nhưng chưa có kết quả. Đến 14h, do thời tiết xấu, sóng cấp 4-5, tàu dừng quét quay về đảo Mắt tránh trú an toàn.
H.Nhì - Q.Minh

Casa lượn vòng xuống vật thể nghi áo phao trước khi mất tích

Trước khi mất liên lạc với bộ phận không lưu, chiếc máy bay Casa212 đã thông báo về vừa nhìn thấy một vật thể giống như thuyền phao trên mặt biển.
Tuần thám Casa được mệnh danh là mắt thần Biển đông lượn vòng xuống và ngay sau đó mất tín hiệu tại tọa độ 19o25'40"N-107o19'54"E (phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ).
máy bay Casa212, máy bay mất tích, không quân
Tàu tuần thám Casa của lực lượng Phòng không Không quân
Ngay khi nhận được thông báo từ Bộ Quốc phòng và yêu cầu từ Cục Hàng không VN, trong chiều nay, các máy bay dân dụng được lệnh bật các tần số khẩn nguy để có thể bắt được tín hiệu định vị của chiếc máy bay vừa mất liên lạc.
Nếu bắt được tín hiệu, ngay lập tức phải thông báo về Đài chỉ huy. Tần số khẩn nguy gồm VHF 121.5 và HF3430 trong đó tần số HF có thể bắt tín hiệu từ vị trí cách xa 1.000km còn tần số VHF chỉ có thể bắt được tín hiệu cách vài trăm km.
Các phi công lái máy bay dân dụng cũng được yêu cầu khi bắt được tín hiệu khẩn nguy phải báo cáo nhà chức trách, cần thiết phải bay vòng ở ngay vị trí đó để có thể đánh giá mục tiêu cụ thể hơn. Tuy nhiên trong ngày hôm nay đã không có bất cứ báo cáo nào từ các tổ lái gửi về Đài chỉ huy.
Một phi công nhiều kinh nghiệm cho biết rất khó có thể phát hiện vật thể lạ trên biển từ độ cao của máy bay dân dụng, tuy nhiên việc nhận được tín hiệu khẩn nguy là hoàn toàn có thể. Thông thường tàu bay gặp nạn chỉ đủ pin để để phát tín hiệu trong vòng 24h nên nếu trong ngày mai không nhận được tín hiệu khẩn nguy thì việc tìm kiếm sẽ vô cùng khó khăn.
Theo thông tin chính thức từ Văn phòng UB quốc gia tìm kiếm cứu nạn, lúc 12h30 chiều nay, máy bay Casa212 (số hiệu 8983) mất liên lạc tại tọa độ 19o25'40"N-107o19'54"E (cách Nam Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ/Hải Phòng khoảng 44 hải lý).
Máy bay Casa212 số hiệu 8983 thuộc Lữ đoàn 918/Quân chủng Phòng không - Không quân đang làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn phi công máy bay SU30-MK2 bị mất liên lạc. Trên máy bay có 9 người do Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn 918 lái chính.
Như vậy, chỉ trong vòng 3 ngày, đã có 2 tàu bay của lực lượng Phòng không Không quân mất tín hiệu trên biển. Đến nay mới chỉ cứu được 1 phi công.
Theo Giao thông