Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Mỗi đồ vật nhựa đều được đánh số hiệu, từ đó ta có thể biết cái nào sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Nếu bạn vô tình lật ngược một chiếc vỏ chai Lavie hoặc một hộp dầu gội đầu, bạn sẽ thấy những con số nằm gọn trong dấu hiệu “recycle”, vậy bạn có biết những con số này có ý nghĩa như thế nào không?
Nếu bạn là nhân viên một công ty tái chế đồ nhựa, thì những con số này giúp bạn có thể biết được loại đồ nhựa nào có thể tái chế được, loại nào không.
Còn nếu bạn muốn tìm hiểu xem loại hộp nhựa nào có thể sử dụng để đựng thức ăn an toàn và hợp vệ sinh nhất, thì những con số trên cũng sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc đó.
Có 7 loại số mà các bạn sẽ thấy chúng xuất hiện trên các hộp nhựa, phản ánh 7 loại khác nhau của đồ nhựa được phép lưu hành trên thị trường. Một số loại thì ít độc hại cho sức khỏe của chúng ta và thân thiện với môi trường, còn một số khác thì không. Một số loại dễ dàng tái chế, trong khi một số khác khả năng này ít hơn.
 
 
Số 1: Là loại nhựa polyethylene terephtalate, hay còn được gọi là PETE hoặc PET. Hầu hết các chai soda và chai nước khoáng... đều thuộc loại đồ nhựa số 1. Loại nhựa này nói chung là an toàn, tuy nhiên, với bề mặt xốp có thể cho phép vi khuẩn và mùi vị tích tụ lại, do đó, nó chỉ được xem là loại đồ nhựa chỉ sử dụng một lần và rất dễ dàng để tái chế.
 
 
 
Số 2: Đây là loại nhựa có tỷ trọng polyethylene cao, hay còn được gọi là HDPE. Hầu hết các bình sữa cho trẻ em, chai đựng sữa, nước trái cây, hoặc chứa các loại nước tẩy rửa... đều là loại nhựa số 2. Tuy có màu đục nhưng loại nhựa này được xem là an toàn và khả năng tích tụ vi khuẩn thấp. Nhựa số 2 cũng được xem là có thể dễ dàng tái chế.
 
Số 3: Đây là loại nhựa được làm từ polyvinyl clorua, hoặc PVC. Các loại giấy gói thực phẩm, chai đựng dầu ăn, đường ống dẫn nước... là nhựa PVC.
Trong thành phần của nhựa PVC có chứa phthalates – một trong những hợp chất hóa học gây cản trở sự phát triển của hormone, do đó, nó được xem là không an toàn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao - thông thường là đựng đồ ăn nóng hoặc nước nóng. Bạn nên hạn chế tối đa sử dụng loại nhựa số 3 trong việc lưu trữ thực phẩm càng nhiều càng tốt. Thông thường, nhựa PVC hiếm khi được chấp nhận trong các chương trình tái chế.
 
 
Số 4: Đây là loại nhựa có chứa polyethylene mật độ thấp (LDPE). Nó thường được sử dụng để làm các loại túi nhựa đựng hàng tạp hóa, giấy gói thực phẩm... Loại nhựa này được xem là khá an toàn, nhưng nó cũng không phải là đối tượng được chấp nhận trong các chương trình tái chế.
 
 
 
Số 5: Đây là loại nhựa được làm từ polypropylene. Hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng thuốc, chai đựng nước xiro hoặc nước sốt cà chua, tương ớt, ống hút... đều được thuộc loại nhựa số 5. Loại nhựa này được xem là an toàn, và ngày càng được chấp nhận bởi chương trình tái chế.
 
 
 
Số 6: Nhựa Polystyrene, hay còn được gọi là xốp, thường được sử dụng trong khâu đóng gói bao bì. Bạn cũng sẽ thấy rằng nhựa số 6 được sử dụng để làm ra các loại đĩa và ly dùng 1 lần. 
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng loại đồ nhựa này có khả năng tiết ra các chất hóa học độc hại, đặc biệt khi đun nóng. Do đó, chúng ta nên tránh xa các loại đồ nhựa mang nhãn số 6 càng tốt. Rất khó để tái chế các loại đồ nhựa số 6.
 
 
Số 7: Con số này về cơ bản có nghĩa là “Tất cả mọi thứ”. Đây là sản phẩm từ hỗn hợp các loại chất dẻo đã được phát minh sau năm 1987, trong đó có Polycarbonate và chất BPA rất đáng sợ.
Hầu như không có bất cứ loại đồ nhựa gia dụng nào mang nhãn số 7. Loại nhựa này đa phần chỉ được sử dụng trong công nghiệp, từ vỏ máy điện thoại, máy tính... Rất khó để tái chế nhựa số 7 và các chương trình tái chế đều không chấp nhận loại nhựa này.
Loại nhựa nào là an toàn?
Tóm lại, các loại đồ nhựa số 2, 4, 5 thường được coi là an toàn. Đồ nhựa số 1 cũng được xem là an toàn nếu chỉ được sử dụng 1 lần. Khi bạn lựa chọn đồ nhựa gia dụng, cần phải hết sức thận trọng và xem xét kỹ lưỡng những con số được đánh dấu dưới đáy các loại chai, hộp nhựa. Tốt nhất là không nên chọn những loại đồ nhựa không có nhãn mác gì nhé.
THỊT SẤY KHÔ Trung Quốc
làm từ thịt heo chết và được tẩm thuốc giữ lâu không bị thối

Tuần qua, tại Quảng Đông, các nhà chức trách đã phát giác ra một cơ sở dùng thuốc sâu tẩm ướp thịt heo chết để làm thịt sấy khô. Được biết, nơi sản xuất này đã hoạt động từ cách đây nhiều năm.

Description: http://www.tuoitreyeunuoc.com/wp-content/uploads/2011/05/1.thit-say-kho-300x199.jpg
Thuốc trừ sâu cực độc và thuốc nhuộm

Tại Trung Quốc, các vụ chế biến thực phẩm theo phương thức độc hại liên tiếp bị phát giác đã khiến nhiều người không khỏi kinh sợ. Có nhiều vụ việc tưởng chừng như vô lý không thể xảy ra nhưng nó vẫn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của người dân đất nước này.

Description: http://www.tuoitreyeunuoc.com/wp-content/uploads/2011/05/2.thit-say-kho-300x225.jpg
Heo chết chưa kịp chế biến

Công an địa phương đã kết hợp cùng Cục giám sát chất lượng, cơ quan chống hàng giả cùng các cơ quan hữu quan khác đột kích thành công cơ sở sản xuất thịt sấy khô độc hại này. Tại đây, họ đã bắt giữ kẻ tình nghi Trương Mỗ (21 tuổi, người Hồ Nam), thu giữ 650 kg thịt sấy khô, 2300 kg thịt heo và các chất phụ gia độc hại khác.
Khi nhân viên Cục quản lý chất lượng thực hiện lùng soát cơ sở này, khắp nơi chỗ nào cũng có thể bắt gặp những mảng thịt heo đen mốc, bốc mùi. Cơ sở và các dụng cụ sản xuất cũng rất mất vệ sinh.
Description: http://www.tuoitreyeunuoc.com/wp-content/uploads/2011/05/3.thit-say-kho-300x199.jpg
Thịt sấy khô làm từ thịt lợn chết ướp thuốc trừ sâu

Theo điều tra sơ bộ, Trương Mỗ đã thừa nhận cùng với những người khác sản xuất thịt sấy khô trái phép. Công an đã bắt giữ y với tội danh sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng. Hiện vụ việc vẫn đang được mở rộng điều tra .
Description: http://www.tuoitreyeunuoc.com/wp-content/uploads/2011/05/4.thit-say-kho.jpg
Cơ sở sản xuất mất vệ sinh

Thịt sấy khô do cơ sở này sản xuất, không chỉ len lỏi vào trong các chợ của người dân khu vực Bạch Vân (Quảng Tây), mà có thể còn được bày bán trong một siêu thị gần đó. Không thể thống kê được con số rõ ràng số người tiêu thụ sản phẩm này mỗi ngày. Các nhà chức trách địa phương hiện đang lấy mẫu thịt sấy khô tại một số siêu thị để kiểm định chất lượng.

Thịt này được kêu là LẠP DỤC , ở nhà hàng tàu họ nấu cơm trong nồi đất có tên là '' xá pú LẠP MỊ PHÀN '' có tí cơm cháy , rất hấp dẫn và thơm nứt lổ mũi trâu : NHƯNG CÓ NGỜ ĐÂU ,UNG THƯ đang đi vào bao tử rồi thì TỬ VONG ... ngon , ngon , ngon . . .

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Cụ nào  muốn thưởng thức ,lấy vé máy bay đi Trung Quốc.
   KT
 Subject: Fw: Hinh chup tu Quang Dong TQ, AN BAO THAI DE TAM BO


Hinh chup tu Quang Dong TQ, AN BAO THAI DE TAM BO
 Brief translation: Shocking news circulated in China . 
A town in Canton is now on trend taking baby herbal soup to increase health and sexual performance/ stamina. The cost in China currency = approx $4000. A factory manager
was interviewed and he testified that it is effective because he is a frequent customer.
It is a delicacy whereby expensive herbs are added to boil the baby with chicken meat for 8 hours boiling/steaming.

He pointed to his second wife next to him, who is 19 (he is 62), and testified that they have sex everyday. After waiting for a couple of weeks, he took this reporter to the restaurant when he was informed by restaurant Manager that the spare rib soup
(local code for baby soup) was now available.

This time, it was a couple who have 2 daughters and this 3rd one was confirmed to be a daughter again. So the couple aborted the baby which was 5 months old. Those babies
close to be born and die naturally costs 2000 in China currency. Those aborted ones cost a few hundreds in China Currency. Those couples who did not want to sell dead babies,
placentas can be accepted also for couple of hundreds.

The reporter making comment that is this the problem arise from Chinese being taking too much attention in healt h or is the backfire when China introduced one child in a
family policy (since majority prefers to have male babies and those poorer families need ended up selling their female babies.)


image001

image002
image003
image004
image005
image006
image007
image008




Trung Quốc ướt vẫn cháy khi đốt
Thời gian gần đây, ở Trung Quốc xôn xao về chuyện nhiều loại mì bán ở nước này có trộn thêm chất phụ gia bị cấm, khi ướt đốt vẫn cháy, có mùi khét và cháy như cao su.

Ch¥t phå gia màu vàng °ãc dùng à ch¿ bi¿n mì (¢nh: Huanqiu)
Chất phụ gia màu vàng được dùng để chế biến mì (Ảnh: Huanqiu)
Nhiều người tiêu dùng ở Trung Quốc phản ánh, trên thị trường xuất hiện nhiều loại mì khi đốt có mùi khét và cháy như cao su.

Các cơ quan báo chí nước này đã vào cuộc điều tra và phát hiện trên thị trường xuất hiện mì trộn thêm nhiều chất phụ gia và các chất hóa học màu vàng chanh hoặc màu xám làm cho sợi mì có tính chất như cao su.
Một phóng viên họ Triệu của tờ báo Trịnh Châu cho biết: “Đây là một chiêu thức trong kinh doanh. Mì trộn thêm chất phụ gia khi nấu sẽ làm tăng cường hương vị. Tuy nhiên, nếu ăn một bát mì như thế này thì chẳng khác gì ăn một túi chun cao su”.

Theo một nông dân họ Trương: “
Trưa 20/2, tôi đã mua một vài gói mì về để ăn. Trong lúc nấu, một vài sợi mì vương vãi ra ngoài bén lửa rồi cháy rất nhanh và tỏa ra mùi khó chịu. Tôi dám chắc những gói mì này đã được cho thêm chất gì đó".

Điều tra về việc mì sợi khi ướt đốt vẫn cháy, phóng viên báo Đại Hà (dahe.cn) của Trung Quốc đã mua năm loại mì sợi, tẩm ướt rồi châm lửa đốt.

Mì Trung Quốc khi đốt cháy như cao su (Ảnh: Huanqiu)
Kết quả là, sợi mì khi được tẩm ướt vẫn bắt lửa cháy bình thường và có thể cháy hết cả sợi. Khi cháy, sợi mì có mùi khét như mùi da cháy. Phần sợi mì chưa cháy hết thì có màu đen và trở nên cứng.

Ông Đổng Kim Sư, Phó Chủ tịch Hiệp hội Đóng gói thực phẩm quốc tế Trung Quốc cho biết, sở dĩ mì sợi cháy là do có chứa chất protein hoặc chất phụ gia thực phẩm hữu cơ. Nếu trong mì sợi có phèn thì rất nguy hại. Phèn là chất được dùng trong chế biến quẩy (làm nở bột). Phèn có chứa nhôm là chất dễ tích tụ trong não, gan, thận, lá lách. Nếu chất này tích tụ trong não có thể gây suy thoái não, giảm trí nhớ, giảm trí tuệ, sa sút tinh thần...

( Nguồn Xã Luận)

"Rùng mình" với trứng luộc bằng nuoc tieu

 

Liệu nó sẽ có mùi vị như thế nào nhỉ?

Trứng luộc là 1 món ăn phổ biến trên thế giới, thế nhưng mỗi nơi lại có 1 cách làm khác nhau, đặc biệt ở Chiết Giang, Trung Quốc họ có 1 cách luộc trứng vô cùng kỳ lạ là luộc trứng trong nước tiểu. Đây là một cách làm truyền thống và đã tồn tại từ rất lâu đời của người dân nơi đây.
Người dân ở Chiết Giang, Trung Quốc luộc trứng bằng nước tiểu.
Nước tiểu họ sử dụng để luộc trứng là nước tiểu của trẻ con, họ sẽ cho trứng vào 1 trong nồi có chứa nước tiểu, đầu tiên họ cho trứng vào luộc, sau khi trứng chín, họ bóc vỏ và tiếp tục cho vào nồi luộc tiếp trong vòng 1 ngày 1 đêm nữa. Theo những người dân địa phương thì đây là một phương pháp luộc trứng rất tốt, những quả trứng này tốt cho sức khỏe và giúp nâng cao khả năng tập trung của trí óc.
Nước tiểu họ sử dụng được lấy từ những bé trai dưới 10 tuổi tại những trường học địa phương. Những bé trai dưới 10 tuổi tại trường học được hướng dẫn đi tiểu tại 1 chiếc xô ở ngoài hành lang, những thầy cô tại trường học phải đặc biệt quan tâm chú ý tới điều này, họ nhắc nhở các em học sinh không được phép đi tiểu ở đây nếu đang bị ốm hoặc bị bệnh.
Nước tiểu  dùng để luộc trứng là của những bé trai
dưới 10 tuổi tại những trường học địa phương.
Đầu bếp Lu Ming nói: “Nước tiểu được lấy từ những bé trai dưới 10 tuổi tại những trường học tại đây, người ta sẽ đựng nước tiểu trong xô và hàng ngày chúng tôi sẽ chắt lọc những xô nước tiểu đó để sử dụng.”

Ông Ming nói thêm: “Những quả trứng này rất ngon và tốt cho sức khỏe. Nó có tác dụng làm hết sốt và còn giúp bạn cảm thấy minh mẫn hơn khi nếu bạn có dấu hiệu mệt mỏi hay buồn ngủ. Chúng tôi mong muốn xuất khẩu món trứng này ra nơi khác bởi chúng tôi muốn tất cả mọi người đều được thưởng thức hương vị món trứng nói riêng cũng như cách nấu nướng của chúng tôi nói chung.”
Trứng được cho vào nồi nước tiểu để luộc.
Những quả trứng luộc này được bán với giá 1,5 tệ (tương đương 4.500 VNĐ) mỗi quả. Một người từng ăn món trứng này chia sẻ: “Nó rất ngon, tôi có thể ăn 10 quả một ngày.”, một người khác lại nói: “Tôi đã không dám thử nó, nhưng sau khi ăn rồi thì tôi đã bị nghiện món trứng này.”
Người dân ở đây cho rằng những quả trứng này rất tốt cho sức khỏe.


Từ lâu, nhiều người đã công nhận nước tiểu của trẻ em tốt cho sức khỏe, nhưng không hiểu rằng cách luộc trứng này có để lại… mùi vị đặc biệt gì không? Nhưng dù sao đi nữa không phải ai cũng đủ dũng cảm để ăn thử món trứng luộc đặc biệt này nhỉ?
Bên trong quả trứng.

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

HẾT TÀU "LẠ", ĐẾN PHỐ "LẠ"


(PTPNVNHĐCN) Về mặt lý thuyết, luật lao động của CSVN không cho phép các doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức sử dụng lao động phổ thông là người nước ngoài. Nhưng đó chỉ là lý thuyết, còn về thực tế thì tại Việt Nam hiện nay có trên 300.000 công nhân Hán Chệc là cháu con của Mao Xếng Xáng đang thường trú lưu niên tại các nhà máy và các công trường xây dựng. Chỉ riêng tại tỉnh Ninh Bình nơi có công trường xây dựng nhà máy sản xuất phân đạm Urea đã có số công nhân lao động phổ thông Hán Chệc lên đến trên 1.500 người.
Không phải ngẫu nhiên mà người dân xã Khánh Phú, Huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình đã đặt cho một đoạn đường của quốc lộ 10 chạy qua địa bàn cái tên nghe rất chi là hữu nghị trên tinh thân 4 tốt và 14 chữ vàng ấy là “Phố của người Trung Quốc”, bởi mỗi buổi chiều muộn, khi vũ trụ lên đèn, là hàng trăm, hàng trăm thanh niên Hán Chệc từ các ngả đường đổ xô về con phố này nơi có những hàng quán phục vụ đặc biết dành cho những người láng giềng tốt đến từ que hương của Mao Chủ Tịch. Một người dân địa phương cho biết: “Trước kia ở đây bình yên lắm, nhưng từ khi cái bọn Tàm Man này đến đây thì phố chợ ồn ào hẳn lên. Tối tối, nhiều thanh niên Hán Chệc cởi trần trùng trục uống rượu, cãi nhau, khạc nhổ, rồi trêu chọc, sàm sở với thiếu nữ địa phương qua lại trên đường”. Còn theo một công nhân Việt Nam đang làm việc tại công trường xây dựng Nhà máy phân đạm Ninh Bình thì ở đây cũng thường xảy ra xung đột giữa lao động Việt và lao động Tàu Man hoặc ngay cả giữa lao động Tàu Man với nhau.
 
 Những hàng quán dành cho người Trung Quốc đua nhau mọc lên


Tiếp xúc với PV chúng tôi, anh Nguyễn Hoàng Tâm, ngụ tại xã Khánh Phú, cho biết: “Ngay sau khi khởi công Nhà máy phân đạm Ninh Bình, vùng quê này đã đổi thay hẳn đi: Các nhà hàng, quán cóc, tiệm gội đầu, mát-xa, nhà nghỉ, đua nhau mọc lên như nấm để phục vụ các nhu cầu tươi mát thư giản cho những lao động Tàu Man. Mà những lao động Tàu man này thì..., họ cứ kéo từng tốp mươi người, đánh độc một chiếc quần đùi, đi nghênh ngang trên đường, gặp con gái là thế nào cũng xông tới sờ soạn, bóp nắn, khiến không ít thiếu nữ địa phương đã bị hoang thai”. Anh Tâm kể thêm, cách đây mấy tháng, có một hộ dân xây nhà trọ cho công nhân Tàu Man thuê, nhưng sau vài tuần đã phải cắt bỏ hợp đồng vì không chịu nổi sự nhếch nhác luộm thuộm trong sinh hoạt của họ. Mỗi buổi chiều, sau giờ tan ca, họ về nhà trọ và tạo ra cảnh sinh hoạt rất, rất chướng mắt, chướng tai: đi chơi về khuya, nói to bô thủng, khiến người dân mất ngủ. “Có hôm, trong lúc đang tắm rửa, mấy thanh niên đùa nghịch, rồi gào thét, đuổi nhau tồng ngồng chạy ra phố, rồi tụt luôn cái quần lót của người chạy trước, chạy nhông nhông tồng ngồng, đánh phành phạch hết phố nọ đến phố kia khiến cả phố náo loạn lên!”, anh Tâm kể.
Một người dân ở khu “phố Tàu Chệc” bức xúc: “Cứ rượu xong là họ lại kéo từng toán vài chục người, nghênh ngang, xiêu vẹo trên đường, rồi dòm ngó vào nhà dân, trông rất khó chịu. Kinh khủng hơn, có lần họ còn tụt quần tiểu tiện giữa thanh thiên bạch nhật ngay trước nhà tôi và trước nhiều nhà dân khác. Chúng tôi bức xúc, thậm chí xua đuổi, nhưng những lúc như thế, bọn họ dừng lại gầm gừ, chửi lại mắng lại, nên ai cũng ngại, không dám va chạm với họ”. 
 
 
 Những hàng quán dành cho người Trung Quốc đua nhau mọc lên
Trên 1.600 lao động không phép
Theo thống kê của Sở LĐ-TB-XH tỉnh Ninh Bình, hiện trên địa bàn tỉnh có 26 công ty, doanh nghiệp và nhà máy sử dụng lao động người nước ngoài, với tổng số 2.400 lao động (chiếm 15,2% số lao động đang làm việc tại 26 công ty, doanh nghiệp này). Trong số 2.400 người nước Tàu Man này chỉ có 717 người được cấp giấy phép lao động, còn lại chưa được cấp phép, trong đó Nhà máy phân đạm Ninh Bình có tới 1.448 lao động Tàu Man không được cấp phép.

Số lao động người nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn nhất là Hán Chệc tập trung chủ yếu ở hai ngành xây dựng và xi măng. Tại công trường xây dựng Nhà máy phân đạm Ninh Bình có tới 1.988 người Tàu Man đang làm việc. Trong đó, chỉ có 82 người giữ chức danh tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, 514 người làm kỹ thuật, còn lại là lao động phổ thông, họ đều làm những công việc bình thường như phụ hồ, kéo sắt, kéo cáp...
Ông Vũ Đức Dương - Phó phòng Việc làm, Sở LĐ-TB-XH tỉnh Ninh Bình - cho biết: Lao động Trung Quốc đang làm việc tại Ninh Bình chủ yếu nhập cảnh qua đường du lịch rồi cứ thế ở lại làm việc luôn, nhiều người trong số họ tìm cách quan hệ với gái làng, để rồi sinh con đẻ cái và cứ thế là ở lại hợp pháp luôn.
“Luật pháp vẫn chưa mở cửa đối với đối tượng lao động phổ thông nước ngoài nhưng dường như một dòng chảy lao động phổ thông lớn vẫn vào Việt Nam”, ông Dương nói. Cũng theo ông Dương: “Sở đã nhiều lần phối hợp với Ban quản lý các Khu Công Nghiệp  đề nghị Ban Quản Lý nhà máy phân đạm yêu cầu các nhà thầu Trung Quốc cung cấp đầy đủ thông tin, chi tiết lao động được thuê nhưng hiện nay vẫn chưa được triển khai”. Theo ông Dương thì các chủ đầu tư thường nại rằng, nếu trục xuất lao động “chui” này thì tiến độ dự án chậm, hoặc sẽ phải dừng hẵn.
 
 
Công nhân Trung Quốc trở lại khu nhà tạm sau giờ tan ca
Sau rất nhiều lần cố gắng, vượt qua rất nhiều thủ tục, chúng tôi vẫn không có được bất kỳ câu trả lời nào từ Công an tỉnh Ninh Bình về nguy cơ tiềm ẩn những diễn biến an ninh trật tự khó lường từ số lao động chui là những công nhân "quốc phòng" đến từ Tàu Cộng này. Theo ông Màn Chí Nguyện, Trưởng phòng PX15, thì: “Thông tin nghiệp vụ không thể cung cấp được”.
Thật vô cùng nghịch lý là thanh niên trai tráng ở địa phương từ bao năm nay phải cầm ruộng cố nhà để lo chi phí cho các xuất đi làm lao nô ở các nước trong khu vực, cũng với những công việc phổ thông đó, như Osin, chăm sóc người già, phụ việc gia đình, phu hồ ở các công trường xây dựng, nhiều người còn bị các công ty môi giới quỵt hết tiền lương tháng, nhiều phụ nữ còn bị đánh đập dã man, bị gia đình chủ hãm hiếp tập thể, hoặc bị bán vào làm nô lệ tình dục ở các nhà chứa... Thì ngay tại que nhà, bên bờ tr gốc lúa của họ... những công việc phổ thông đó lại dành hết cho con cháu của Mao Xếnh Xáng của bè lủ Tàu man... Không biết 15 ông to bà lớn trong Bộ Chính Trị có biết điều này chăng?
Báo VN: Thợ TQ Tràn Ngập VN, Trả Lương Gấp 3 Thợ Việt...
Nhiều Phố Tàu dựng lên trên đất VN, bảng hiệu toàn tiếng Hoa ngữ
HAI PHONG (VB) -- Hiện đang có hàng chục Phố Tàu mọc lên tại Việt Nam, theo một bản tin từ báo Thanh Niên hôm 20-6-2011 cho biết.
Bản tin báo nàY đã nêu lên một cuộc chiến biển người kiểu mới tại VN: “Lao động nước ngoài tràn ngập Việt Nam: Tấp nập lao động phổ thông Trung Quốc.”
Điều bi thảm là trong các Phố Tàu mới mọc lên tại VN, thí dụ như tại Hải Phòng và Quảng Ninh, nhiều nơi chỉ dựng lên bảng tiếng Hoa, không sử dụng tiếng Việt, làm người dân Việt tự cảm thấy thân phận mình y hệt như dân Tây Tạng bị dân Hán tộc vào lấn ép, theo bản tin trên báo Thanh Niên.
Chưa hết, báo này còn cho biết, nhiều công trường Trung Quốc trên đất VN sẵn sàng thuê thợ mộc, thợï hồ người Việt  nhưng trả lương chỉ bằng 1/3 lương thợ Trung Quốc, chỉ vì tuy cùng làm một việc nhưng người kia biết nói tiếng Trung Hoa với các ông chủ mới trên lãnh thôå Việt.
Báo Thanh Niên  hôm 20-6-2011 viết:
“Luật không cho phép các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động (LĐ) phổ thông là người nước ngoài. Thế nhưng, tại nhiều địa phương hiện vẫn tồn tại hàng ngàn LĐ phổ thông nước ngoài, dù từ năm 2009 Thủ tướng đã yêu cầu các cơ quan chức năng rà soát xử lý số LĐ này...
Phố Trung Quốc bên hông công trường
Tại Hải Phòng, Quảng Ninh, đi kèm một nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) do nhà thầu Trung Quốc (TQ) đảm nhận là hàng trăm công nhân (CN) TQ đổ về. Cứ thế, xung quanh NM những "phố Tàu" cũng xuất hiện, làm đảo lộn cuộc sống của người dân địa phương.
Chạy dọc con đường nối từ TP Hải Phòng ra bến phà Rừng, qua xã Ngũ Lão, H.Thủy Nguyên, khách sẽ thấy bất ngờ bởi nơi đây mọc lên hàng loạt hàng quán với biển hiệu chữ Tàu, đèn lồng treo đỏ rực. Một bà hàng nước chỉ vào khu nhà dành cho CN TQ: “Hàng trăm CN người Hoa họ ở trong kia nên ngoài này mới biến thành một góc phố Tàu thế chú ạ”.
Theo số liệu từ Công an xã Ngũ Lão, hiện trên địa bàn xã có khoảng 300 người TQ đang tạm trú, đại đa số là CN làm việc tại công trường NMNĐ Hải Phòng II.
Đi dọc con đường nhỏ từ Ngũ Lão hướng về xã Tam Hưng, những biển hiệu chữ TQ màu đỏ vẫn liên tục mọc lên, từ hàng ăn, quán massage chân cho đến dịch vụ cà phê, cắt tóc...
Cũng ghép cốt pha, buộc sắt...
Cách những con "phố Tàu" ở Hải Phòng vài chục cây số, tại Đông Triều, Quảng Ninh, hơn 700 CN nước ngoài đang làm xáo trộn cuộc sống của người dân bản địa.
Chúng tôi đến cổng NMNĐ Mạo Khê - Vinacomin (440 MW) tại xã Bình Khê, H.Đông Triều khi trời đã chập choạng tối. Trên con đường nhỏ trước cổng NM, vài tốp CN TQ cởi trần đi dàn hàng ngang chiếm nửa lề đường. Trong quán bia, một nhóm khác oang oang tiếng xì xồ, vài người khạc nhổ bừa bãi.
Từ đầu năm nay, khi công trường NM sôi động với lượng CN TQ về nhiều, cuộc sống của dân cư quanh NM đã thay đổi đột biến. Khi trời tối, ánh đèn điện của biển hiệu chữ Trung lập lòe chi chít, có những tấm biển đề song ngữ như vịt quay, nhà hàng, có cả biển hiệu toàn chữ Trung khiến người Việt nhìn vào đành... chào thua.
Hàng trăm CN nước ngoài cũng tạo ra một số việc làm và thu nhập cho vài hộ gia đình quanh NM qua việc cho thuê chỗ ở, bán quán..., nhưng họ lại khiến nhiều người dân bản địa mất đi cơ hội có việc làm và nếu có việc cũng phải chịu thiệt thòi vì không biết ngoại ngữ.
Anh Lê Văn Hưng, nhà ở Bình Khê, người làm tại công trường đã nửa năm, chỉ sang một người TQ bên cạnh: “Cậu này cũng làm ghép cốt-pha, buộc sắt như chúng tôi, nhưng lương họ được gấp 3 lần, khoảng 500.000-600.000 đồng/ngày. Anh ta hưởng lương cao vì anh ta là người TQ, chủ nói gì là hiểu. Chúng tôi không có phiên dịch nên chỉ làm việc theo bằng các động tác tay, chân ra hiệu”...”
Như thế, có phải đây là một cuộc chiến đa diện: tàu chiến TQ lấn biển, chiếm đảo... trong khi cả biển người TQ tràn sang VN dựng lên các Phố Tàu?
VIETBAO

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

Trung Quốc cho tàu ra Biển Đông

Tàu Hải Tuần 31 
16/06/2011
Tàu Hải Tuần 31 sẽ đi qua Hoàng Sa và Trường Sa trên đường tới Singapore
Truyền thông Trung Quốc nói nước này đã cử tàu hải giám lớn nhất của họ ra Hoàng Sa và Trường Sa giữa lúc căng thẳng gia tăng tại vùng biển tranh chấp này.
Tàu Hải Tuần 31 rời Trung Quốc trong ngày hôm qua, 15/6.
Tờ Bắc Kinh Nhật báo chạy hàng tít: "Tàu tuần tra hàng hải lớn nhất đất nước ta tuần tra Nam Hải".
Các tàu tương tự như thế này đã bị tố cáo cản trở hoạt động của các tàu nước ngoài trên Biển Đông bao gồm cả tàu khảo sát của Hoa Kỳ.
Người phát ngôn Hồng Lỗi trong khi đó nói: "Hôm 15/6, tàu của Cục An toàn Hàng hải Quảng Đông đã rời đi Singapore trong chuyến thăm thường xuyên".
Tuy nhiên để tới Singapore tàu này sẽ đi qua Hoàng Sa và Trường Sa.
Bắc Kinh Nhật Báo nói tàu Hải Tuần 31 dự kiến sẽ tới Singapore vào thứ Năm tuần tới sau chặng đường dài 2.600km.
Báo này cũng nói Hải Tuần sẽ ở lại Singapore sáu ngày trước khi quay trở lại Trung Quốc.
Vào cuối tháng này, Hoa Kỳ và Philippines dự kiến có Bấm cuộc tập trận CARAT ở Biển Đông.
Lo ngại
Hải Tuần là một trong hai tàu dân sự cùng cỡ và được coi là lớn nhất Trung Quốc với bãi đỗ cho trực thăng và có thể ở ngoài khơi trong vòng 40 ngày.
Hạ viện Anh lo ngại về sự leo thang xung đột ở Biển Nam Trung Hoa.
Kiến nghị của hai dân biểu Anh, George Howard và Mark Hendrick
Tàu này dài 112 mét nhưng không có vũ khí hạng nặng như các tàu hải quân.
Một biên tập viên BBC Tiếng Trung tại London cho hay dù chính thức là tàu dân sự, Hải Tuần số 31 hoàn toàn "có năng lực quân sự" khi cần.
Trung Quốc tuyên bố họ cam kết giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua đàm phán và cam kết "giữ hòa bình và ổn định" trên vùng biển này.
Trước các diễn biễn căng thẳng mới đây ở Biển Đông, một số nghị sỹ Anh đã có kiến nghị lên Hạ viện trong phiên họp sáng 16/6.
Kiến nghị có nội dung:"Hạ viện Anh lo ngại về sự leo thang xung đột ở Biển Nam Trung Hoa và công nhận có những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ khác nhau.
"Hạ viện hoan nghênh tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về việc không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp và cũng hoan nghênh lời kêu gọi của các nước ASEAN về việc giải quyết xung đột bằng các biện pháp hòa bình dựa trên Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên tại Biển Nam Trung Hoa."
Việt Nam đã có phản ứng mạnh mẽ sau khi Trung Quốc bị cho đã quấy nhiễu tàu Việt Nam hoạt động ở Trường Sa.
Trong hai dịp cuối tuần gần đây, chính quyền Hà Nội có vẻ cũng đã cho phép người dân biểu tình phản đối Trung Quốc dù chỉ ở quy mô họ có thể kiểm soát được.
Được biết Hoa Kỳ và Việt Nam dự kiến sẽ có Bấm diễn tập hải quân chung sau khi Việt Nam cho tập bắn đạn thật hôm đầu tuần tại vùng gần bờ, không thuộc vùng biển tranh chấp ngoài khơi Quảng Nam, khiến báo chí Trung Quốc lên tiếng phản đối.

Philippines điều tàu chiến ra Biển Đông

Báo Philippines cho hay nước này sẽ điều chiếc tàu chiến lớn nhất ra tuần tra quanh Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông trong một động thái có thể sẽ làm tăng căng thẳng trong khu vực.
Tin này được đưa ra một ngày sau khi Trung Quốc loan báo về việc phái tàu tuần tra lớn nhất - Hải Tuần 31 - tới Singapore qua các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.
Tờ Philippine Star dẫn nguồn hải quân cho hay hôm thứ Sáu 17/06 rằng tàu chiến BRP Rajah Humabon sẽ được phái tới làm công việc tuần tra quanh Bãi Scarborough, một đảo mà Philippines chiếm giữ, ở vùng biển mà nay nước này gọi là Tây Philippine.
Việc đổi tên từ Biển Nam Trung Hoa (South China Sea) sang Biển Tây Philippine (West Philippine Sea) vừa mới được Tổng thống Benigno Aquino III quyết định hôm thứ Hai vừa rồi như một biện pháp khẳng định chủ quyền.
Với việc khu trục hạm chống tàu ngầm BRP Rajah Humabon trọng lượng 1.400 tấn, tàu chiến hàng đầu của hải quân Philippines, được điều tới Biển Đông sau tàu Hải Tuần 31, tình hình tranh chấp hàng hải trong khu vực có nguy cơ tiếp tục leo thang.
Người đứng đầu Hải quân Philippines, Phó Đô đốc Alexander Pama, khẳng định hải quân nước này "sẽ không có hành động khiêu khích nào ở Biển Tây Philippine".
Ông nói lực lượng hải quân sẽ chỉ thực hiện công việc tự vệ trong vùng biển chủ quyền của Philippines.
Chiến hạm Humabon, với 68 thủy thủ và 8 sỹ quan, hôm thứ Năm còn neo đậu tại cảng Poro Point trước khi lên đường tới Bãi Scarborough.

Hoạt động thường kỳ

Chỉ huy trưởng tàu chiến Humabon Celestino Abalayan nói:" Chúng tôi sẽ theo dõi để phát hiện các đe dọa an ninh trong khu vực, cũng như các kẻ đánh bắt trộm vi phạm chủ quyền của Philippines".
Ông Abalayan nói hoạt động của chiếc tàu không liên quan gì tới tranh chấp quanh quần đảo Trường Sa và rằng đây chỉ là hoạt động thường kỳ.
Bãi cạn Scarborough (Scarborough Shoal) không thuộc Trường Sa và hiện do Philippines chiếm giữ, nhưng Trung Quốc và Đài Loan đều cũng tuyên bố chủ quyền đối với đảo này.
Địa điểm của đảo là nằm cách Vịnh Subic 198km về phía Tây. Bãi Scarborough rộng chừng 150 cây số vuông.
Phó Đô đốc Pama trong khi đó nói hải quân Philippines cùng các quân chủng khác sẽ tiếp tục giữ hiện diện tại các đảo Trường Sa mà Philippines gọi là Kalayaan.
Chúng tôi không bắn trước, nhưng sẽ có hành động tự vệ. Chúng tôi không thể thoái lui hay đứng nhìn nước ngoài bắn vào mình.
Phó Đô đốc Alexander Pama
Ông nói: "Chúng tôi sẽ tiếp tục tuân thủ quy tắc đề cao đối thoại và nếu như có nổ súng trong các bên tranh chấp ở Trường Sa thì phát súng đầu tiên chắc chắn sẽ không phải từ phía chúng tôi".
"Chúng tôi không bắn trước, nhưng sẽ có hành động tự vệ. Chúng tôi không thể thoái lui hay đứng nhìn nước ngoài bắn vào mình."
Người đứng đầu Hải quân Philippines bác đề xuất rằng nước này nên có hành động mạnh mẽ hơn, thí dụ diễn tập bắn đạn thật như Việt Nam vừa làm hồi đầu tuần.
Ông nói với các nhà báo: "Chúng tôi có hoạt động riêng, kế hoạch quân sự riêng".
Vào cuối tháng này, Hoa Kỳ và Philippines dự kiến cùng tham gia Bấm cuộc tập trận CARAT ở Biển Đông.

Tuần tra hay nói chuyện?

Tàu tuần tra biển Hải Tuần 31 thuộc Cục An toàn Hàng hải Quảng Đông, Trung Quốc, đã rời đất liền hôm 15/06.
Để tới Singapore tàu này sẽ đi qua Hoàng Sa và Trường Sa.
Bắc Kinh Nhật Báo nói tàu Hải Tuần 31 dự kiến sẽ tới Singapore vào thứ Năm tuần tới sau chặng đường dài 2.600km.
Báo này cũng nói Hải Tuần 31 sẽ ở lại Singapore sáu ngày trước khi quay trở lại Trung Quốc.
Hải Tuần là một trong hai tàu dân sự cùng cỡ và được coi là lớn nhất Trung Quốc với bãi đỗ cho trực thăng và có thể ở ngoài khơi trong vòng 40 ngày.
Tàu này dài 112 mét nhưng không có vũ khí hạng nặng như các tàu hải quân.
Một biên tập viên BBC Tiếng Trung tại London cho hay dù chính thức là tàu dân sự, Hải Tuần 31 hoàn toàn "có năng lực quân sự" khi cần.
Cùng ngày 17/6, nhật báo Bấm Jakarta Post của Indonesia có bài xã luận mạnh mẽ kêu gọi lãnh đạo nước này hãy làm tất cả để đưa các bên tranh chấp tại vùng biển Đông Nam Á nói chuyện lại với nhau.
Jakarta Post nói ở cương vị nước chủ tịch luân phiên năm nay của ASEAN, và có uy tín ngoại giao quốc tế, Indonesia cần giúp giải tỏa bất đồng quanh vùng biển mà "căng thẳng đang thành điểm nóng có nguy cơ dẫn tới chiến tranh".
Ngoài tranh chấp lãnh thổ và nguồn lợi thiên nhiên, bài báo cho rằng "Sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của Trung Quốc cũng là một yếu tố nữa" khiến các quốc gia không sớm thì muộn "cũng đối mặt nhau".
Bài báo cũng nhắc lại vai trò của Indonesia trong việc làm tương tự hồi thập niên 1990, đưa đến chỗ ký Quy tắc Ứng xử Biển Đông 2002.
Tuy nhiên, Quy tắc này không có tính ràng buộc và cũng không có hệ luỵ pháp lý gì cho bất cứ bên nào gây hấn, theo báo Indonesia.
VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - BIỂN ĐÔNG - 
Bài đăng : Thứ sáu 17 Tháng Sáu 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 17 Tháng Sáu 2011

Tàu đánh cá Việt Nam lại bị Trung Quốc tịch thu tài sản
Tàu thuyền của ngư dân Quảng Ngãi neo đậu tại cảng Dung Quất.
Tàu thuyền của ngư dân Quảng Ngãi neo đậu tại cảng Dung Quất.
REUTERS
Anh Vũ
Theo AFP hôm nay, 17/06/2011, quan chức Việt Nam cho biết một tầu cá của ngư dân Việt Nam lại bị Trung Quốc tịch thu hàng trăm kilogram cá và ngư cụ đánh bắt ngay trong khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Các phương tiện truyền thông tại Việt Nam cũng xác nhận thông tin trên. Báo Thanh Niên online hôm nay cho biết chi tiết : Sáng 16/06, tàu cá QNg-66074TS của anh Trần Hiền, 31 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, đã cập cảng cá Lý Sơn và báo cáo với đồn biên phòng 328 Lý Sơn về việc bị phía Trung Quốc tịch thu tài sản trong khi đang hành nghề trên biển.
Địa điểm xảy ra sự việc là đảo Đá Lồi, thuộc quần đảo Hoàng Sa, trong lúc các ngư dân đang nghỉ ngơi, chuẩn bị trở về đảo Lý Sơn. Báo Thanh niên cũng cho biết thêm tàu Trung Quốc có vũ trang, tuy nhiên không nói rõ thuộc loại tàu gì.
Một cán bộ của huyện đảo Lý Sơn khẳng định với AFP là ông được thông báo rằng phía Trung Quốc đã tịch thu 500 kg cá và nhiều ngư cụ của tàu cá nói trên với trị giá khoảng 55 triệu đồng.
Việc tàu Trung Quốc bắt giữ và tịch thu phương tiện của tàu cá Việt Nam họat động trên ngư trường trong vùng biển đang có tranh chấp vẫn diễn ra thường xuyên trong nhiều năm qua. Thậm chí, không ít lần các ngư dân còn bị bắt giữ để đòi tiền chuộc.
Lần này, sự việc diễn ra vào thời điểm căng thẳng trên Biển Đông lên cao. Đặc biệt từ cuối tháng 5 trở lại đây, Hà Nội đã hai lần chính thức tố cáo tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, phá hoại thiết bị của tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam. Tiếp theo đó, hai bên liên tiếp có nhiều động thái cứng rắn để chứng tỏ chủ quyền của mình trên vùng biển tranh chấp.
Theo AFP, nhiều nhà phân tích nhận định khả năng xảy ra xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc đang gia tăng.