Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

Thông Báo Khẩn của Ban Đại Diện Cộng Đồng
VN Bắc Cali

Kính thưa quý bậc Trưởng Thượng, Các Hội đoàn, Đoàn thể và quý Đồng Hương.

       Trong cơn bão Tự do, Dân chủ,  chỉ trong vòng 2 tháng mà các nước Tunisia và Ai cập đã tháo gỡ khỏi ách độc tài. Nước Libya cũng đang chiến thắng trong công cuộc chiến đấu cho tự do, dân chủ.

       Việc lật đổ chế độ cộng sản bạo tàn trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta đã cận kề.

      Khối truyền thông quốc nội Cộng đồng người Việt quốc gia Hoa Kỳ đang cùng các Ban truyền thông quốc nội Âu châu, Úc châu, Canada nỗ lực chuyển tin tức các cuộc nổi dậy tại Bắc Phi cho hàng triệu địa chỉ email trong nước. Trong tinh thần ủng hộ đồng bào ruột thịt quốc nội đứng lên lật đổ chế độ cộng sản bán nước, Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc California quyết định cùng các Cộng Đồng Việt Nam lân cận tổ chức biểu tình hàng ngày trước hang ổ cộng sản tại số 1700 đường California, thành phố San Francisco. Mỗi  ngày chúng ta cần từng nhóm nhỏ từ 2 đến 10 người thay phiên trưng bày hình ảnh tội ác Việt cộng và trương các biểu ngử đòi hỏi Việt cộng trả lại quyền tự quyết cho dân tộc.

Ông Nguyễn Phú, Hội HO S.F. sẽ cung cấp cờ xí và địa điểm lưu giữ những phương tiện biểu tình. Mỗi ngày chúng ta chỉ cần đến địa điểm trên để đem ra nơi biểu tình. Số điện thoại Ông Phú: 415-823-4559.

Chúng tôi rất cần sự hợp tác của tất cả quý vị. Xin quý vị vui lòng ghi tên với chúng tôi và cho chúng tôi biết các chi tiết:

- Tên, hội đoàn.
- Số phone liên lạc
- Ngày thuận tiện trong tuần quý vị có thể lên San Francisco biểu tình
- Cần phuong tiện di chuyển hay không
- Có giúp chở đồng hương đi cùng được không .

Xin quý vị liên lạc với chúng tôi tại số phone: 408 242 4056 hay email: nguyenngoctien_6@yahoo.com
Chân thành cảm ơn quý vị

Thay mặt Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc California
Nguyễn Ngọc Tiên.
26/02/2011
Security Council meets to consider Libya sanctions
http://news.yahoo.com/s/ap/20110226/ap_on_re_us/libya_diplomacy
UNITED NATIONS – The U.N. Security Council has begun urgent deliberations to consider imposing sanctions to punish Libya for violent attacks against anti-government protesters.
The sanctions under consideration at Saturday's session include an arms embargo against the Libyan government and a travel ban and asset freeze against Gadhafi, his relatives and key regime members.
U.N. Secretary-General Ban Ki-moon is urging council members to take concrete action to protect civilians in Libya where some estimates indicate more than 1,000 people have been killed in less than two weeks.
The council is also considering whether to refer the violent crackdown in Libya to the International Criminal Court to investigate charging the Gadhafi regime with crimes against humanity.
THIS IS A BREAKING NEWS UPDATE. Check back soon for further information. AP's earlier story is below.
ANKARA, Turkey (AP) — Turkey's prime minister urged the United Nations not to impose sanctions on Libya, warning Saturday that the Libyan people would suffer most, not Moammar Gadhafi's regime.
Prime Minister Recep Tayyip Erdogan also suggested the international community might be acting more out of concern about Libya's oil reserves than about the welfare of the country's people.
Erdogan spoke hours before U.N. Security Council members were to meet again to discuss ways to punish the Libyan leader for violent attacks against anti-government protesters. Up for consideration are an arms embargo against the Libyan government and a travel ban and asset freeze against Gadhafi, his relatives and key regime members.
"The people are already struggling to find food, how will you feed the Libyan people?" Erdogan asked. "Sanctions, an intervention, would force the Libyan people, who are already up against hunger and violence, into a more desperate situation."
"We call on the international community to act with conscience, justice, laws and universal humane values — not out of oil concerns," he said.
But German Chancellor Angela Merkel and British Prime Minister David Cameron talked on the phone Saturday and agreed the U.N. Security Council should approve harsh sanctions against the Libyan regime as soon as possible, Merkel's spokesman, Christoph Steegmans said in a statement.
Merkel and Cameron also were in favor of European Union sanctions against Libya, he said.
Cameron's office said he also spoke with Erdogan and Italian Prime Minister Berlusconi and "made clear that the Libyan regime would face the consequences of its actions."
"There can be no impunity for the blatant and inhuman disregard for basic rights that is taking place in Libya," Cameron was quoted as saying.
In Washington, the White House announced sweeping new sanctions and temporarily abandoned its embassy in Tripoli as a final flight carrying American citizens left the embattled capital.
State Department spokesman P.J. Crowley hit at Gadhafi in a Twitter posting Saturday.
"Despite Qaddafi's hardly sober claim that the protesters are on drugs, the people of Libya are clear-eyed in their demand for change," he tweeted.
The U.N. Security Council was meeting Saturday for the second time in two days, under pressure from Secretary-General Ban Ki-moon to take concrete action to protect civilians in Libya. On Friday, Libya's ambassador to the U.N. beseeched the council to help halt the deadly attacks that his once-close comrade has unleashed on his critics.
"I hope that within hours, not days, they can do something tangible, effective to stop what they are doing there — Gadhafi and his sons — against our people," Ambassador Mohamed Shalgham said after addressing the council.
A draft sanctions resolution circulated by France, Britain, Germany and the United States also would refer Gadhafi's violent crackdown to the International Criminal Court so it can investigate possible crimes against humanity.
Ban said some estimates indicate more than 1,000 people have been killed in less than two weeks since the protests broke out in the North African country, and that many people cannot leave their homes for fear of being shot.
"In these circumstances, the loss of time means more loss of lives," the U.N. chief said.
A nonviolent revolt against Gadhafi's four-decade-old rule began Feb. 15 amid a wave of uprisings across North Africa and has swept over most of the country's eastern half. Witnesses say Gadhafi's government has responded by shooting on protesters in numerous cities.
For the second time this week, the Security Council called for "an immediate end to the violence," expressing grave concern at the deteriorating situation, particularly "reports of civilian casualties on a very large scale."
In Geneva on Friday, the U.N. Human Rights Council called for an investigation into possible crimes against humanity in Libya and recommended Libya's suspension from membership of the top human rights body.
France's U.N. Ambassador Gerard Araud told reporters there was broad agreement among the council's 15 members on an asset freeze and travel ban, which will name about 20 top Libyans, and on an arms embargo.
Araud said the proposed sanctions do not include a no-fly zone over Libya and no U.N.-sanctioned military action was planned. NATO has also ruled out any intervention in Libya.
____
Associated Press reporters Anita Snow and Edith M. Lederer at the United Nations, and John Heilprin and Frank Jordans in Geneva, and Kirsten Grieshaber in Berlin contributed to this report.

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

Khối 8406 kêu gọi hưởng ứng "Cuộc Cách Mạng Hoa Lài"

2011-02-23
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/block-8406-calls-for-change-in-vn-amid-north-africa-and-mideast-revolutions-tq-02232011190627.html
Hôm 21-2, Khối 8406 phổ biến một Bản Tuyên bố và Kêu gọi đến người dân trong và ngoài nước nhân phong trào cách mạng dân chủ đang trên đà lan rộng tại Bắc Phi, Trung Đông và cả Á Châu.
AFP photo
Dân chúng Yemen vùng dậy đòi thay đổi chế độ của lãnh tụ Ali Abdullah Saleh hôm 18/2/2011.

Đã lan sang châu Á

Trong bối cảnh làn sóng nhân quyền dân chủ của thế kỷ 21 tiếp tục làm chấn động thế giới Ả Rập, đặc biệt là sau 2 cuộc nổi dậy thành công của người dân tại Tunisia và Ai Cập, và đang lan tỏa tới Á Châu – cụ thể là tại Trung Quốc, thì Khối 8406, qua Bản Tuyên Bố, bày tỏ sự ủng hộ công cuộc đấu tranh đó và kêu gọi người dân VN theo chân “Cuộc Cách Mạng Hoa Lài” vốn phát xuất từ Tunisia.
Một thành viên trong Ban Đại Diện của Khối 8406, LM Phan Văn Lợi, từ Huế giải thích lý do tổ chức dân chủ này đưa ra Bản Tuyên Bố:
“Các cuộc cách mạng ở Bắc Phi và Trung Đông đã thổi một luồng gió tới những nước đang bị ách độc tài, nhất là độc tài CS. Sự thành công của dân chúng ở đó lật đổ các chế độ độc tài mà so với VN còn thua kém, thì chính những thành công đó đã làm cho người dân VN rất phấn khởi và đầy hy vọng.
Chúng tôi biết rằng người dân VN, sau hơn 60 năm bị ách CS với đủ thứ sự tàn hại hiện đang khao khát muốn thấy đất nước ngày càng tự do hơn. Cho nên chúng tôi nhân cơ hội thành công ở Bắc Phi và Trung Đông nói lên trước hết nhận định của chúng tôi về các biến cố đó.
Thứ hai là lời kêu gọi của chúng tôi gởi tới toàn dân, toàn giới trẻ, mọi tầng lớp trí thức và dân sự, đến các đảng viên CS nói chung, bộ Chính trị nói riêng cũng như đồng bào VN hải ngoại cùng thân hữu của tự do dân chủ.”
Cũng từ Huế, một thành viên chủ chốt khác của Khối 8406, LM Nguyễn Văn Lý, nhân tiện cho biết thêm 2 lý do để Khối 8406 đưa ra Bản Tuyến Bố này:
“Làn sóng chống độc tài và đòi dân chủ đã thực sự lây lan đến Trung Quốc và Việt Nam rồi. Tuy nhiên mức độ tác động như thế nào thì những nước CS còn lại chịu ảnh hưởng khác với các nước khác. Bởi vì các nước CS có một hệ thống độc tài toàn trị chặt chẽ hơn, sâu sắc hơn và do đó khó bị lung lay hơn.
Nhưng chắc chắn phong trào dân chủ này có ảnh hưởng đến tình hình ở TQ và VN. Vì vậy Khối 8406 nhân cơ hội này nhắm 2 mục đích: Thứ nhất là chúc mừng cho các dân tộc đã có thể chuyển đổi được số phận của mình như Tunisia và Ai Cập – diễn tiến khuyến khích các nước còn lại trong hệ thống Bắc Phi và Trung Đông.
Các cuộc cách mạng ở Bắc Phi và Trung Đông đã thổi một luồng gió tới những nước đang bị ách độc tài, nhất là độc tài CS.
LM Phan Văn Lợi
Thứ hai, nhân cơ hội đó, Khối 8406 nhắn gởi đến đồng bào VN rằng cơ hội đang nằm trong tầm tay của toàn dân, để toàn dân hãy mạnh dạn giành lấy quyền dân chủ của mình.”
Kỹ sư Phương Nam Đỗ Nam Hải thuộc Ban Đại Diện Lâm Thời Khối 8406 nêu lên những khác biệt giữa VN và Tunisia, Ai Cập, nhưng ông vẫn tin tưởng vào chính nghĩa:
“Đối với tình hình VN thì nó cũng có những điểm giống và điểm khác so với 2 nước Tunisia và Ai Cập. Giống ở chỗ khát khao đòi tự do và dân chủ của các dân tộc – các dân tộc đều căm phẫn chế độ độc tài. Nhưng khác nhau ở chỗ là dù sao đi chăng nữa, các nước kia đã có đối lập được công nhận trong Quốc Hội trong khi VN và tất cả nước CS khác thì họ đặt những người đối lập ra ngoài chính trường. Cho nên dân tộc VN gặp khó khăn hơn.
Tuy nhiên Khối 8406, và nói chung những người đấu tranh cho dân chủ VN, đều tin tưởng rằng Tunisia, Ai Cập hôm nay chính là VN ngày mai. Điều đó sẽ đến,thời cơ dân chủ sẽ đến với dân tộc VN vì đấy là quy luật, là nội dung của thời đại. Dù nhà cầm quyền CSVN có dùng trăm phương ngàn kế để ngăn chận làn sóng đấu tranh cho dân chủ thì cuối cùng họ cũng sẽ bị quật ngã trước sự đấu tranh của dân tộc và sự ủng hộ của quốc tế.”

Quy luật chung của thời đại

LM Phan Văn Lợi cũng lưu ý tới quy luật chung của thời đại, xu hướng chung của thế giới như vừa nói, một ngày nào đó, sẽ diễn ra trên quê hương VN:

000_Nic545191-250.jpg
Tổng thống Moamer Kadhafi chụp qua truyền hình hôm 22/2/2011. AFP photo
“Những sự kiện đa diện tại Bắc Phi và Trung Đông cũng như các diễn biến trước đây vào năm 1989- 91 tại Đông Âu đã cho mọi người thấy rằng không có chế độ độc tài nào mà tồn tại lâu dài cả.
Trong Đệ Nhị Thế Chiến, chế độ độc tài phát-xít Hitler rồi phát xít Ý, quân phiệt Nhật đã lần lượt sụp đổ. Rồi đến tất cả chế độ CS Đông Âu sụp đổ.Bây giờ các chế độ độc tài trong thế giới Hồi giáo cũng lần lượt sụp đổ. Đó là quy luật chung của thời đại, xu hướng chung của thế giới.
Cho nên chúng tôi tin rằng xu hướng chung ấy, một ngày nào đó, sẽ được thể hiện trên đất nước VN của chúng ta, cũng như tại TQ. Bởi vì chúng ta cũng biết rằng mấy ngày hôm nay, bên TQ cũng có những lời kêu gọi làm cuộc Cách mạng Hoa Lài như ở Tunisia.”
Theo LM Nguyễn Văn Lý thì ngọn lửa dân chủ đang lan toả mạnh mẽ sẽ ảnh hưởng tới sự chuyển biến từ độc tài sang dân chủ tại quê hương VN:
“Thật sự VN chưa có đủ điều kiện để có thể tiến hành cuộc cách mạng như Tunisia và Ai Cập. Nhưng chắc chắn ngọn lửa dân chủ này đang lây lan. Bằng chứng là ở VN hiện nay có biểu tình ở từng địa phương mang tính tự phát, ở quy mô nhỏ. Rồi cũng có những cuộc biểu tình, tuy chưa đông lắm, nhưng đã nổ ra ngay giữa Saigon. Thí dụ như cuộc biểu tình trong ngày 21, 22 và 23 tháng này tại Saigon.
Việc rải các biểu ngữ, khẩu hiệu để đòi tự do dân chủ là dấu hiệu VN cũng muốn đốt lên ngọn lửa dân chủ tiếp sức với ngọn lửa dân chủ đang bùng cháy tại Bắc Phi và Trung Đông.
LM Nguyễn Văn Lý
Rồi việc rải các biểu ngữ, khẩu hiệu để đòi tự do dân chủ, đòi tẩy chay bầu cử Quốc Hội sắp tới, đòi VN phải có đa nguyên đa đảng. Những khẩu hiệu này đang được rải khắp toàn cõi VN, đặc biệt là ở những vùng lớn như Hà Nội, Saigòn, rồi Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, vùng Tây Nguyên, Cam Ranh, Nha Trang…
Đâu đâu cũng có những biểu ngữ như vậy trong một tuần vừa qua. Đó là dấu hiệu VN cũng muốn đốt lên ngọn lửa dân chủ tiếp sức với ngọn lửa dân chủ đang bùng cháy tại Bắc Phi và Trung Đông.”
Các thành viên đại diện Khối 8406 tin rằng lời kêu gọi của Tổ chức này sẽ đáp ứng khát vọng của người dân Việt, đáp ứng sự thao thức chung của mọi thành phần xã hội VN, kể cả những đảng viên CS, để họ ý thức rằng ách độc tài toàn trị còn đang đè nặng trên quê hương, dân tộc.

Quan ngại sự lan tỏa của “Cách Mạng Hoa Lài”

2011-02-25
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Dissidents-in-Saigon-continiously-have-been-questioning-by-the-authorities-02252011062313.html
Liên tiếp trong những ngày qua, không ít các nhà dân chủ tại Sài Gòn đã gặp khó khăn với các cấp chính quyền, thậm chí nửa đêm công an tới kiểm tra hộ khẩu, khám nhà, tịch thu máy tính…
AFP
Công an trên đường phố

Do đâu có những vụ việc này, phải chăng trước những quan ngại sức lan tỏa của “Cách Mạng Hoa Lài” từ Trung Đông và Bắc Phi, hay phải chăng vì những cuộc tiếp xúc tới đây của các nhà dân chủ với phái đoàn của ông Phó phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ về nhân quyền khi tới Việt Nam? Việt Hùng của Ban Việt Ngữ tìm hiểu vấn đề  qua cuộc trao đổi với luật sư Lê Trần Luật và nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyển.

Phương  pháp khủng bố tinh thần của cộng sản

Lên tiếng với Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do trong lúc đang đau bệnh và mệt mỏi vì những buổi làm việc với cơ quan an ninh trong suốt thời gian qua, luật sư Lê Trần Luật từ Sài Gòn.
Luật sư Lê Trần Luật: Trước Tết (Nguyên đán 2011) họ có mời tôi lên làm việc về việc tôi có ký đơn cùng với Linh mục Nguyễn Văn Lý tố cáo Bộ Chính trị đảng CSVN. Sau Tết họ lại mời tôi lên, nhưng tôi cương quyết không lên làm việc. Tôi có nói với họ việc tôi ký vào đơn cùng với Linh mục Nguyễn Văn Lý tôi đã ký ngay trước mặt cơ quan an ninh  rồi nên giờ không có gì để phải làm việc nữa. Nếu phạm tội thì hãy cho tôi đi tù, chứ còn kêu tôi lên làm việc thì tôi không đi!
Tôi có trả lời họ đây là tài sản của tôi nên tôi không giao cho ai hết trừ khi có quyết định tạm giữ của các cơ quan chính quyền thì họ bảo riêng trường hợp của tôi thì không cần quyết định gì cả.
LS. Lê Trần Luật
Tiếp tục ngày thứ Hai (21-02-2011) vừa rồi họ lại kêu tôi lên làm việc nhưng tôi không đi, tôi khóa cửa và ở trong nhà. Tới
Quyền hành vô hạn của công an Việt Nam. RFA file
Quyền hành vô hạn của công an Việt Nam. RFA file
đêm thì tôi bị nhiễm siêu vi và sốt rất cao, nhưng họ gửi cho tôi giấy mời nữa nhưng tôi không có đi. Tới đêm (21-02-2011) có khoảng 11 người nhân viên an ninh tới nói với tôi nếu không làm việc thì mở cửa để họ vào nói chuyện thôi.
Lịch sự tôi mở cửa thì 7 – 8 người họ ào vào trong nhà và nói những việc làm của tôi đã liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia cho nên nghĩa vụ của tôi là phải cung cấp thông tin và tài liệu cũng như hiện vật có liên quan tới an ninh, trong đó đặc biệt là cái máy tính tôi đang để ở trong nhà, họ đề nghị tôi phải giao cái máy tính đó cho cơ quan an ninh.
Tôi có trả lời họ đây là tài sản của tôi nên tôi không giao cho ai hết trừ khi có quyết định tạm giữ của các cơ quan chính quyền thì họ bảo riêng trường hợp của tôi thì không cần quyết định gì cả.
Họ đọc cho tôi nghe khoản 4 điều 17 luật An ninh Quốc gia “công dân Việt Nam phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho cơ quan an ninh nếu như biết được sự việc có liên quan”. Tôi trả lời với họ rằng tôi không cung cấp bất cứ thông tin nào, còn bây giờ nếu lấy tài sản của tôi ra khỏi nhà thì phải có quyết định, nếu không có quyết định thì coi như vào nhà “ăn cướp” tài sản của tôi…
Việt Hùng: Luật sư nói, chuyện vừa xảy ra vào hôm thứ Ba (22-02-2011) vừa rồi, nhưng khi họ tới như vậy họ có đọc lệnh khám nhà hay không?
không có đọc lệnh. Họ mời công an khu vực và chủ nhà chứng kiến việc thu giữ máy tính của tôi, tôi không ký vào biên bản thu giữ, họ chuyển cái máy tính đó đi và yêu cầu tôi đi làm việc. Tôi nói tôi không đi vì tôi đang bệnh nặng, khoảng 15 phút sau họ cho 4 người vào khiêng hai chân, hai tay tôi lên bỏ vào xe
LS. Lê Trần Luật
Luật sư Lê Trần Luật: Dạ không, không có đọc lệnh. Họ mời công an khu vực và chủ nhà chứng kiến việc thu giữ máy tính của tôi, tôi không ký vào biên bản thu giữ, họ chuyển cái máy tính đó đi và yêu cầu tôi đi làm việc. Tôi nói tôi không đi vì tôi đang bệnh nặng, khoảng 15 phút sau họ cho 4 người vào khiêng hai chân, hai tay tôi lên bỏ vào xe rồi chở thẳng tôi về công an phường 28 quận Bình Thạnh. Tại đây khi họ thấy tôi quá mệt thì họ cho xe chở tôi về lại nhà và yêu cầu sáng hôm nay (25-02-2011) phải lên làm việc nhưng tôi từ chối.
Họ lại gửi giấy yêu cầu ngày thứ Sáu (26-02-2011) phải lên làm việc, nhưng tôi trả lời với họ rằng cứ bắt tôi đi, tôi cương quyết là tôi không đi làm việc với họ!
Vừa rồi là với trường hợp luật sư Lê Trần Luật, người từng đứng ra bào chữa cho giáo dân tại Giáo xứ Thái Hà trong phiên Tòa Phúc thẩm vào tháng 3 năm 2009. Một trường hợp khác là nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyển hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn với các cấp chính quyền.

Quyền hành vô hạn của công an cộng sản

Ông Nguyễn Bắc Truyển: Hiện nay tôi đang bị áp lực rất lớn từ cơ quan an ninh. Thời gian gần đây họ liên tục mời tôi lên làm việc. Sau đó họ đến nhà tôi và văn phòng làm việc của tôi cứ vài ngày là họ lại “khám xét” hộ khẩu vào buổi đêm, thành ra họ đẩy tôi vào gia đình vào áp lực rất nặng, nhất là khi họ mặc đồ thường phục vào nhà tôi khám xét. Tôi không đồng ý cho họ vào, nhưng họ vẫn ngang nhiên vào nhà tôi. Họ đi vào nhà tôi, đi vào phòng ngủ của chị dâu tôi, đi vào phòng ngủ các cháu gái của tôi để mà kiểm tra.
cứ vài ngày là họ lại “khám xét” hộ khẩu vào buổi đêm, thành ra họ đẩy tôi vào gia đình vào áp lực rất nặng, nhất là khi họ mặc đồ thường phục vào nhà tôi khám xét. Tôi không đồng ý cho họ vào, nhưng họ vẫn ngang nhiên vào nhà tôi. Họ đi vào nhà tôi, đi vào phòng ngủ của chị dâu tôi, đi vào phòng ngủ các cháu gái của tôi để mà kiểm tra.
Ô.Nguyễn Bắc Truyển
Hình ảnh công an thường phục bắt anh Nguyễn Tiến Nam. Ảnh minh họa
Hình ảnh công an thường phục bắt anh Nguyễn Tiến Nam tại chợ Đồng Xuân. Ảnh minh họa. AFP
Tôi đã lên tiếng phản đối những nhân viên mặc thường phục không được vào khám xét như vậy. Cứ vài ngày họ lại vào khám xét vào ban đêm, mà anh biết tôi đang sống với mẹ già đã 80 tuổi.
Trong tuần vừa rồi tôi phải làm việc 3 buổi với cơ quan an ninh ở cấp bộ, cấp thành phố và cấp quận. Trước ngày họ mời tôi thì họ cũng tiến hành kiểm tra hộ khẩu bên nhà mẹ tôi rồi sau đó họ qua bên văn phòng làm việc kiểm tra vì lúc đó tôi đang ở bên văn phòng.
Cho đến ngày hôm qua (23-02) họ lại tiếp tục đưa “thư mời” để yêu cầu tôi 2 giờ chiều nay thứ Năm (24-02) phải có mặt tại cơ quan an ninh phường 4 quận 4 để làm việc. Nhiều lần tôi đã nói với họ, muốn mời thì phải thông báo trước 3 ngày vì tôi còn có những công việc cá nhân, tôi còn phải có những công việc để duy trì cuộc sống của mình chứ không thể báo là đi liền được.
Tôi đã trả lời với công an khu vực tôi sẽ không lên làm việc vào ngày mai, các ông muốn làm gì thì các ông làm. Nếu có đủ chứng cớ thì cứ bắt tôi đi, tôi sẵn sàng để cho bắt!
Việt Hùng: Nhưng mà hiện nay, anh đang chịu lệnh quản chế sau khi mãn hạn tù thì việc các cấp chính quyền mời anh lên làm việc thì cũng là dễ hiểu mà tại sao anh lại nói anh phản đối việc đó…
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Thưa anh, tôi chịu lệnh quản chế là về mặt hành chánh tức là không được đi ra khỏi địa phận của phường và tôi đã chấp hành điều đó. Tôi đã không đi đâu hết, tôi chỉ quanh quẩn từ nhà mẹ tôi tới văn phòng làm việc của tôi thôi, trong phạm vi phường 4 mà thôi. Tôi không đi đâu, tôi không vi phạm gì hết. Thực ra giấy mời tôi làm việc về lệnh quản chế, nhưng trong quá trình làm việc họ hỏi tôi rất nhiều vấn đề khác nữa.
tôi chịu lệnh quản chế là về mặt hành chánh tức là không được đi ra khỏi địa phận của phường và tôi đã chấp hành điều đó. Tôi đã không đi đâu hết, tôi chỉ quanh quẩn từ nhà mẹ tôi tới văn phòng làm việc của tôi thôi, trong phạm vi phường 4 mà thôi. Tôi không đi đâu, tôi không vi phạm gì hết.
Ô.Nguyễn Bắc Truyển
Việt Hùng: Anh nói liên tiếp xảy ra kiểm tra hộ khẩu với gia đình anh vào 11 – 12 giờ đêm khám nhà, khám văn phòng. Khi họ kiểm tra, khám nhà và văn phòng như vậy họ có đọc lệnh hay không?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Thưa không có, về phía chúng tôi, chúng tôi chấp hành, nhưng việc thường xuyên kiểm tra thì có ý gì? Họ muốn điều gì với gia đình tôi? Phải chăng là họ muốn “khủng bố” tinh thần mọi người trong gia đình tôi? Và tôi phản đối là phản đối vấn đề đó.
Việt Hùng: Trong tuần qua có ít nhất 3 – 4 lần anh làm việc với cơ quan an ninh, nội dung quanh những vấn đề gì?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Nội dung của những buổi làm việc là họ hỏi tôi về những bài viết của tôi ở trên mạng Internet và những tổ chức trước đây tôi tham gia và hiện nay tôi vẫn đang tham gia…
Họ cho rằng việc tôi quan hệ với những tù nhân chính trị là nguy hiểm như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Thượng tọa Thích Thiện Minh hay Mục sư Nguyễn Hồng Quang…
Việt Hùng: Theo chỗ chúng tôi ghi nhận phải chăng những khó khăn mà ông vừa trình bày là vì ông sẽ có những cuộc gặp gỡ với phái đoàn của ông Phó Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ về nhân quyền tới Việt Nam…
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Việc gặp ông Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới đây lãnh sự quán Hoa Kỳ có gởi thơ, gọi điện thoại mời tôi đến, nhưng tôi trả lời là hiện tôi đang bị quản chế do đó sẽ rất khó khăn trong việc đi tới gặp thì toà Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn nói có thể họ sẽ cố gắng thu xếp đến gặp tôi…
Bởi vì sự nghi ngờ của nhà nước Việt Nam mỗi khi có phái đoàn Hoa Kỳ sang thì các cấp chính quyền họ đều cố làm sao kìm giữ các nhà dân chủ không cho đi gặp và tôi cũng là một trong số những người mà nhà cầm quyền nhắm tới để hạn chế tôi trong việc đi gặp và tiếp xúc với phái đoàn  ngoại giao Hoa Kỳ lần này.

25 năm cách mạng Philippines

25 năm trước, đúng vào ngày 25/02/1986, người đã làm tổng thống Philippines hơn 20 năm bị lật đổ trong cái gọi là Cách mạng Quyền lực Nhân dân.
Ferdinand Marcos đã cai trị nước này bằng bàn tay sắt, áp đặt thiết quân luật và hầu như không cho có đối lập.
Nhưng ông đã phải ra đi sau các cuộc biểu tình - tương tự như những gì đang diễn ra tại Trung Đông và Bắc Phi ngày hôm nay.
Trong bốn ngày tháng Hai 1986, Xa lộ Epifanio de Los Santos đông đặc hàng chục ngàn người xuống đường.
Jose Dalisay là một trong những người như thế.
Ông nói với BBC: "Tôi kinh ngạc vì số lượng người dân tụ họp ở đó. Cả biển người. Họ hát ca vui vẻ. Chả giống biểu tình chút nào."
Đám đông không chịu ra về cho đến khi Tổng thống Ferdinand Marcos từ chức.
Chỉ sau bốn ngày, ông nhận ra mình không còn kiểm soát được đất nước hay người dân, vì thế ông bỏ chạy.
Người biểu tình chiến thắng mà không tốn một nhân mạng.
25 năm đi qua, Xa lộ Epifanio de Los Santos vẫn chật kín xe cộ đi lại.
Cách mạng Quyền lực Nhân dân ngày hôm nay được ăn mừng vì đã đưa dân chủ trở lại với Philippines.
Ông Jose Dalisay nhớ lại bốn ngày của 1986 với lòng tự hào.
Nhưng ông thừa nhận cuộc cách mạng không phải là phép màu hoàn hảo cho đất nước.
Tỉ lệ nghèo đó và tham nhũng vẫn cao.
Ông nói: "Chúng tôi đã có sự thay đổi chính thể quan trọng, và đó là một đổi thay chúng tôi xứng đáng có và cần có."
"Nhưng thay đổi thật sự có lẽ chỉ đạt được dần dần, và đó là điều mà chúng tôi vẫn đang đấu tranh."
WASHINGTON – The Obama administration froze assets of the Libyan government, leader Moammar Gadhafi and four of his children Friday, just hours after it closed the U.S. Embassy in Tripoli and evacuated its remaining staff. U.S. officials said announcements of the steps were withheld until Americans wishing to leave the country had departed as they feared Gadhafi might retaliate amid worsening violence in the North African country.
The measures announced Friday ended days of cautious U.S. condemnation of Gadhafi that had been driven by concerns for the safety of U.S. citizens in Libya. They struck directly at his family, which is believed to have amassed great wealth over his four decades in power.
President Barack Obama accused the Gadhafi regime of violating "human rights, brutalization of its people and outrageous threats." In a statement issued by the White House, the president said "Gadhafi, his government and close associates have taken extreme measures against the people of Libya, including by using weapons of war, mercenaries and wanton violence against unarmed civilians."
"I further find that there is a serious risk that Libyan state assets will be misappropriated by Gadhafi, members of his government, members of his family, or his close associates if those assets are not protected," Obama said.
"By any measure, Moammar Gadhafi's government has violated international norms and common decency and must be held accountable," the statement said. He added that the instability in Libya constituted an "unusual and extraordinary threat" to U.S. national security and foreign policy.
As Obama's statement was released, the Treasury Department identified the initial subjects of the sanctions: three of Gadhafi's sons — heir apparent Seif al-Islam, Khamis and Muatassim — and a daughter, Aisha. The presidential order also directs the secretaries of state and treasury to identify other individuals who are senior officials of the Libyan government, children of Gadhafi and others involved in the violence.
Stuart Levey, undersecretary for terrorism at the Treasury Department, said officials believe "substantial sums of money" will be frozen under the order. He declined to give an estimate.
The sharper U.S. tone and pledges of tough action came after American diplomatic personnel were evacuated from the capital of Tripoli aboard a chartered ferry and a chartered airplane, escorting them away from the violence to Malta and Turkey. As they left, fighting raged on in Tripoli and elsewhere in Libya as Gadhafi vowed to crush the rebellion that now controls large parts of the country.
With U.S. diplomats and others out of harm's way, the administration moved swiftly. Shortly after the chartered plane left Libyan airspace, White House spokesman Jay Carney said the U.S. had been constrained in moving against Gadhafi and his loyalists due to concerns over the safety of Americans but was now ready to bring more pressure on the government to halt its attacks on opponents.
"It's clear that Col. Gadhafi has lost the confidence of his people," Carney told reporters. "He is overseeing the brutal treatment of his people, the fatal violence against his own people and his legitimacy has been reduced to zero in the eyes of his people."
Carney said sanctions would "make it clear that the regime has to stop its abuses, it has to stop the bloodshed." International officials say thousands may be dead.
The hesitancy to outline a broader range of sanctions may reflect in part the administration's skepticism that it had few options to influence Gadhafi and more particularly to assess a successor. The 68-year-old leader has had a rocky relationship with the West, and American officials are worried about his unpredictability as he desperately seeks to maintain his four-decade grip on power.
U.S. military action is considered unlikely, although the Obama administration has not ruled out participation in an internationally administered protective no-fly zone.
Carney said some sanctions would be unilateral, and others would be coordinated with international allies and the United Nations, whose chief, Ban Ki-moon, was invited to Washington for Monday talks with Obama. Carney cited U.N. negotiations on a possible weapons embargo.
The U.S. suspended operations at its Tripoli embassy after a chartered flight took the last embassy staff out of the country at 1:49 p.m. ES. That followed a ferry that departed earlier Friday and arrived in Malta with nearly 338 passengers aboard, including 183 Americans.
It did not break, however, break diplomatic relations with Libya because it wants to retain the ability to communicate directly with Libyan officials to appeal for restraint and an end to the violence, State Department officials said. The embassy will be re-opened once security conditions permit, they said.
The administration stressed that the U.S. pressure was part of a broader movement to bring peace to Libya, with several officials saying the international community was speaking with a single voice on the matter. Secretary of State Hillary Rodham Clinton is headed to Switzerland on Sunday to meet foreign policy chiefs from key allies.
The U.S. maintained a stiff embargo against Libya for years, calling it a terrorist sponsor. Washington eased restrictions over the past several years in recognition of Gadhafi's decision to renounce his nuclear weapons program and his cooperation in anti-terror operations. Carney said the U.S. would suspend the limited military cooperation it had with the country.
Libya ranks among the world's most corrupt countries and has enormous assets to plunder. Confidential State Department cables suggest that U.S. banks manage hundreds of millions in Libyan assets and the government has built a multibillion-dollar wealth fund from oil sales.
In Geneva, U.S. diplomats joined a unanimous condemnation of Libya at the U.N. Human Rights Council, which launched an investigation into possible crimes against humanity by Gadhafi's regime and recommended Libya's suspension from the body.
The U.N. Security Council in New York was discussing action simultaneously Friday, and NATO was talking about deploying ships and surveillance aircraft to the Mediterranean Sea.
Carney insisted the sanctions could work.
"Sanctions that affect the senior political leadership of a regime like Libya have been shown to have an effect," he said. We are also ... pursuing actions that will ensure that the perpetrators of violations of human rights are held accountable."
___
Associated Press writers Ben Feller and Darlene Superville contributed to this report.

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

Trung Quốc phản ứng chuyện Libya

Ông Mã Triều Húc, phát ngôn viên của chính phủ Trung Quốc lo ngại về biến động ở Libya
Trung Quốc chính thức bày tỏ lo ngại về an toàn của công dân họ tại Libya đồng thời kêu gọi "phục hồi ổn định" tại nước Bắc Phi trên sáu triệu dân đang có biến động chống chính quyền.
Các quan chức Đảng của Trung Quốc cũng lên tiếng cảnh báo "sự can thiệp của nước ngoài" vào tình hình Libya, nơi các cuộc biểu tình chống chính quyền Gaddafi đang tạo ra cảnh hỗn loạn ở nhiều nơi.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Mã Triều Húc phát biểu tại cuộc họp báo hôm thứ Ba 22/2 rằng "một số công dân Trung Quốc ở Libya bị thương trong cuộc biến động".
Ông Mã cũng nói tài sản, doanh nghiệp của một số công ty Trung Quốc bị phá hoại.
"Phục hồi ổn định?"
Thay mặt chính phủ Trung Quốc, ông kêu gọi Libya "sớm phục hồi ổn định và bình thường càng nhanh càng tốt và không bỏ qua nỗ lực nào nhằm đảm bảo an toàn cho người, tổ chức và tài sản của Trung Quốc".
Các thế lực thù địch từ Phương Tây lập ra mưu đồ chia rẽ, gương cao ngọn cờ bảo vệ nhân quyền để nhúng tay vào các xung đột
Trần Kí Bình
Báo chí Trung Quốc cho hay "một số tay súng không rõ danh tính đã vào khu xây cất tại thành phố phía Đông Bắc Libya là Ajdabiya vào tối Chủ Nhật và cướp phá máy móc, đồ đạc".
Đây là cơ sở của công ty Huafeng tuyển 1000 người Trung Quốc.
Theo trang Sina.com của Trung Quốc thì những công nhân này bị nhóm vũ trang đuổi ra.
Thông tin từ trụ sở công ty ở Chiết Giang cho báo chí hay họ đã đảm bảo an toàn cho các công nhân của mình sau vụ việc hôm Chủ Nhật.
Tuy thế, khác với một số nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc chưa ra lệnh di tản công dân của họ khỏi Libya, mà chỉ yêu cầu các công ty làm ăn tại đây hoãn các chuyến công du của doanh nghiệp đến Libya.
Cảnh sát bắt người tham gia tuần hành ở Thượng Hải
Hiện số công nhân Trung Quốc tại Libya lên tới chừng 30 nghìn.
Một số nước EU đã ra lệnh cho các nhà ngoại giao của họ rời Tripoli vì nguy hiểm.
Cùng thời gian, một quan chức Đảng của Trung Quốc vừa lên tiếng trên báo chí, cáo buộc "các nước Phương Tây thổi lên bạo động" trên thế giới.
Ông Trần Kí Bình, phó bí thư thuộc ủy ban chính pháp, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết trên một tạp chí chuyên đề rằng chính các nền dân chủ Phương Tây phải chịu trách nhiệm về những bất ổn trên thế giới.
Tuy không nêu ra Ai Cập, Libya, lời của ông Trần đăng trên tuần báo Liễu Vọng phản ảnh nỗi lo ngại về bất ổn của chính Trung Quốc:
"Các thế lực thù địch từ Phương Tây lập ra mưu đồ chia rẽ, gương cao ngọn cờ bảo vệ nhân quyền để nhúng tay vào các xung đột nội địa, và nhằm tìm cách tạo ra các vụ việc xấu xa."
Cảnh sát tại Bắc Kinh và Thượng Hải đã vây bắt một số người xuống đường hôm 20/02 sau khi có thông điệp lan tỏa trên mạng Internet kêu gọi một cuộc "cách mạng hoa nhài".
Tuy bản thân sự kiện này không lớn, và số người bị giữ chỉ chừng 100, theo một hội nhân quyền tại Hong Kong, nhưng nó cho thấy chính quyền Bắc Kinh lo ngại tác động lan tỏa của biến động tại Bắc Phi.
Cuối tuần qua, Đảng và Chính quyền cấp trung ương và cấp tỉnh ở Trung Quốc đã triệu tập cán bộ chủ chốt để bàn về các cách thức "quản trị xã hội" nhằm ngăn ngừa và diệt trừ "bất ổn".
Cũng liên quan đến quan hệ Trung Quốc và Libya, một nhà ngoại giao Libya ở Trung Quốc, ông Hussein El-Sadek El-Mesrati tuyên bố từ chức vì không muốn làm cho "sứ quán của Hitler".
Ông El-Mesrati không phải là người đầu tiên trong số các nhà ngoại giao Libya phản đối chính quyền của Đại tá Gaddafi, người đã giữ chức trên 40 năm ở nước Bắc Phi.
Thanh niên Libya chiếm xe tăng của quân đội

Hoa Kỳ lên án hành động 'tàn bạo' tại Libya

Tổng thống Mỹ Barak Obama
Tổng thống Mỹ Barak Obama lên án đàn áp người biểu tình tại Libya.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama lên án chính quyền Libya dùng bạo lực đàn áp người biểu tình ôn hòa, gọi đó là hành động "tàn bạo và không chấp nhận được".
Ông Obama nói thế giới cần có tiếng nói chung, rằng Hoa Kỳ đang thảo ra một loạt các đề nghị hành động, và sẽ mang ra bàn thảo với đồng minh.
Ông Obama nói chính quyền Libya phải chịu trách nhiệm với hành động của họ.
Phát biểu của ông Obama xuất hiện khi lãnh tụ Libya, Muammar Gaddafi tìm mọi cách duy trì kiểm soát miền tây đất nước, trong đó có thủ đô Tripoli.
Các nhóm biểu tình đòi thay đổi chế độ, với sự hậu thuẫn của nhiều binh lính đào tẩu, nay đang thiết lập kiểm soát ở miền đông của Libya.
Cư dân Tripoli cho hay họ không dám ra ngoài đường, nhiều người lo sợ quân chính phủ sẽ nhắm bắn khi nhìn thấy họ.
Trong khi đó hàng ngàn kiều dân nước ngoài đang tìm cách rời Libya bằng đường biển, đường hàng không. Một số người rời Libya qua đường biên giới giữa Tunisia và Ai Cập.
Tình trạng bắn giết, cảnh người dân bị đàn áp thật dã man và không chấp nhận được
Barak Obama
Rất khó xác minh số người chết tại Libya. Tổ chức Human Rights Watch nói, cho đến nay 300 người chết đã được xác nhận. Tuy nhiên Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (International Federation for Human Rights) cho hay ít nhất 700 người bị đã bị giết.
'Đủ loại giải pháp'
Trong phát biểu công khai lần đầu về cuộc nổi dậy tại Libya, ông Obama không chỉ trích Đại tá Gaddafi một cách trực tiếp. Tuy nhiên ông lên án nhóm người hậu thuẫn lãnh tụ Libya dùng bạo lực đàn áp phản đối ôn hòa.
"Tình trạng bắn giết, cảnh người dân bị đàn áp thật dã man và không chấp nhận được," ông Obama phát biểu từ Tòa Bạch ốc. "Những lời đe dọa, các chỉ thị nhắm bắn người biểu tình ôn hòa hoàn toàn không chấp nhận được."
"Những hành động như vậy không phù hợp với hành xử quốc tế, chúng vi phạm cách đối nhân xử thế giữa con người với nhau. Cần phải ngưng ngay bạo lưc."
Ông Obama cho hay ông ra lệnh nội các thảo ra một loại các đề nghị hành động nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng. Trong đó có một số hành động chưa được nói rõ mà Hoa Kỳ sẽ thực hiện một mình. Hoặc làm cùng đồng minh.
"Trong tình hình biến chuyển nhanh như thế này, điều cần thiết là các quốc gia nói cùng tiếng nói," ông Obama nói thêm.
Geneva
Người biểu tình đang thiết lập kiểm soát ở miền đông của Libya.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton sẽ lên đường đi Geneva hôm thứ Hai. Tại đây bà Clinton và ngoại trưởng của một số nước đứng ra triệu tập cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Tại Brussels, các đại sứ của EU cho hay nếu cần thiết, Liên hiệp Âu châu sẵn sàng áp đặt các biện pháp cấm vận đối với Libya.
Phái viên BBC Kim Ghattas từ Washington nhận xét phát biểu của ông Obama mang theo thông điệp cứng rắn và sự bất bình, tuy nhiên chưa đưa ra được hành động cụ thể nhằm giúp chấm dứt bạo lực – ngoài việc điều bà Clinton đến Âu châu.
Phái viên BBC nói, khả năng cấm vận và phong tỏa tài sản của Libya hoàn toàn có thể làm được, tuy nhiên chúng không ngưng ngay bạo lực nhắm đến người biểu tình. Ít nhất trong thời gian trước mắt.
Chuyện ông Obama kêu gọi cộng đồng quốc tế nói cùng tiếng nói cho thấy hiện đang có một số chia rẽ trong việc tìm giải pháp đối với chính quyền của Đại tá Gaddafi, phái viên nói thêm.

Ai đang chống đỡ cho Gaddafi?

Không giống như ở Ai Cập hay Tunisia, lực lượng giữ cân bằng quyền lực ở Libya không phải là quân đội chính qui.
Thay vào đó là một hệ thống phức tạp các binh đoàn tự vệ, các "ủy ban cách mạng" của những thành viên đáng tin cậy, các lãnh đạo sắc tộc và lính đánh thuê nhập khẩu.
Quân đội Libya hiện nay hầu như chỉ là hình thức, là một đội quân yếu kém chưa đầy 40.00 quân, trang bị và huấn luyện kém.
Đó là một phần trong chiến lược dài hạn của đại tá Muammar Gaddafi để loại nguy cơ đảo chính quân sự, mà chính ông đã dùng để lên nắm quyền hồi 1969.
Cho nên chuyện một số lãnh đạo quân đội bỏ ngũ theo người biểu tình ở Benghazi sẽ khó gây ra phiền phức gì cho đại tá Gaddafi.
Không chỉ ông ta có thể tồn tại không cần đến họ, bộ máy an ninh của ông không ngại gọi máy bay đến ném bom vào các doanh trại nổi loạn ở miền đông đất nước.
Vậy thì ai đang chống đỡ cho chính quyền của ông ta và cho phép bộ máy đó tiếp tục nắm quyền trong lúc hai lãnh đạo láng giềng phải bỏ chạy giữa phong trào quần chúng nổi dậy làm thay đổi khắp Trung Đông?
An ninh nội địa
Như nhiều nước trong khu vực, Libya có một bộ máy an ninh nội địa hung ác, mở rộng và được trang bị tốt.
Đại tá Gaddafi thường đi giữa nhóm vệ sĩ riêng mỗi lần ra trước công chúng.
Hãy nghĩ đến bộ máy Stasi của Đông Đức và Securitate của Rumania trước 1989, nơi không ai dám chỉ trích chính quyền ở nơi công cộng, vì sẽ bị báo cho cảnh sát chìm, thì quí vị sẽ hiểu điều tương tự.
Khi đến Libya tôi luôn thấy khó tìm được người bình thường nào chịu nói chuyện thoải mái cho nhà báo ghi âm, vì người của chính phủ luôn đi theo, quan sát và ghi chú xem ai nói gì.
Một số con trai của đại tá Gaddafi làm trong ngành an ninh nhưng hôm nay nhân vật then chốt trong bộ máy an ninh ở Libya, cả nội địa lẫn hải ngoại, là nằm trong tay người anh em rể của ông ta Abdullah Senussi.
Vốn cứng rắn nổi tiếng là côn đồ, ông ta bị nghi ngờ rất nhiều là quyền lực chỉ đạo đằng sau vụ đàn áp bạo lực với các vụ biểu tình, đặc biệt là ở Benghazi và miền đông đất nước.
Đến khi nào ông ta còn tiếp tục cố vấn cho Gaddafi thì vẫn còn ít khả năng vị đại tá này chịu từ chức.
Dân quân
Libya có nhiều "binh đoàn đặc biệt" không thuộc quyền điều động của quân đội mà Các ủy ban cách mạng của Gaddafi.
Quyền lực bộ lạc nay không còn quan trọng như thời 1969
Một trong số các binh đoàn đó được tin là thuộc quyền chỉ huy, ít nhất là về mặt tượng trưng, của người con trai nổi tiếng của ông Gaddafi là Hannibal, gần đây từng va chạm với cảnh sát Thụy Sĩ ở Geneva sau cáo buộc rằng ông ta hành hạ các nhân viên phục vụ khách sạn ở đó.
Các lực lượng bán vũ trang mà thỉnh thoảng được gọi là "dân quân" cho đến nay rất trung thành với đại tá Gaddafi mà giới thân cận hay gọi bằng tiếng Ả-rập là Ahl al-Khaimah, tức là "Người trong Phủ".
Nếu phe dân quân chuyển hướng và tham gia cuộc biểu tình đông người này thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tồn tại của đại tá Gaddafi.
Lính đánh thuê
Đây là một trong số những mặt đen tối và khó chịu nhất trong cuộc nổi dậy của người Libya.
Có những tin liên tục báo rằng chính quyền của đại tá Gaddafi dùng nhiều lính đánh thuê người châu Phi, đa số từ các quốc gia thuộc khối Sahel như Chad và Niger, để thực hiện các vụ tàn sát nhắm vào thường dân biểu tình không vũ khí.
Các nhân chứng người Libya nói các nhóm này bắn từ mái nhà xuống đám đông người biểu tình, thực chất là thực hiện các lệnh mà nhiều binh sĩ Libya không chịu tuân theo.
Đại tá Gaddafi từ lâu xây dựng quan hệ thân thiết với các nước châu Phi, một thời gian từng quay lưng lại các nước Ả-rập, và có chừng 500.000 người châu Phi ở Libya trên tổng số dân là 6 triệu.
Con số lính đánh thuê ủng hộ Gaddafi được cho là khá nhỏ nhưng lòng trung thành của họ với chế độ được coi là không có gì nghi ngờ, và có tin về các vụ giao tranh mới nổ ra thêm trong những ngày qua.
Các bộ lạc
Libya cũng giống các nước cộng hòa cách mạng khác ở khối Ả-rập như Yemen và Iraq, là một nước bộ lạc của lãnh đạo thể hiện lòng trung thành, nhưng trong những năm qua sự phân biệt giữa các bộ lạc mờ dần và đất nước này ít lệ thuộc vào các bộ lạc hơn là thời 1969.
Bản thân đại tá Gaddafi là người của bộ tộc Qadhaththa.
Trong 41 năm cầm quyền ông đưa rất nhiều người trong bộ lạc của mình vào các vị trí quan trong trong chính quyền, bao gồm cả những người lo về an toàn cho chính ông.
Giống như Saddam Hussein từng làm ở Iraq hay tổng thống Saleh ở Yemen, đại tá Gaddafi cũng giỏi đặt các bộ lạc vào thế chống lại nhau, bảo đảm không có lãnh đạo nào dám mạo hiểm tạo ra nguy cơ cho chính quyền của ông.
Những người quan sát Libya hiện đang dự đoán liệu chính quyền của đại tá Gaddafi liệu có thực hiện điều họ đã dự đoán về nội chiến hay không, đưa súng cho các bộ tộc trung thành với chính quyền để dập tắt biểu tình như tình trạng ở nửa miền đông của đất nước.
-------
Note:
Bài viết về Libya do Frank Gardner của BBC thể hiện quan điểm của tác giả; tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn trên tổng quan để có khái niệm về hiện tình Libya. Hoàng Hoa
Hình ảnh cuộc cách mạng tại Libya