Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Thứ trưởng VN: Câu hỏi về cá chết làm ‘tổn hại đất nước’

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đã cắt ngang câu hỏi của một nữ phóng viên trong cuộc phỏng vấn tối 27/4 và nói câu hỏi đó làm ‘tổn hại đất nước’.
Trong video clip quay trực tiếp của Báo Thanh Niên được đăng tải trên mạng xã hội Facebook về cuộc phỏng vấn với Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, sau cuộc họp báo thông báo về nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, một nữ nhà báo đặt câu hỏi:
“Thưa ông trong cái kiểm nghiệm gần đây nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế, chỗ có một loạt các bè cá chết, thì họ có nói trong nước kiểm nghiệm ra có kim loại nặng. Vấn đề ở đây là trong thời gian tới, chúng tôi muốn là mình có thể trong một thời gian ngắn, vì mùa du lịch sắp tới rồi, mà cá thì…”
Nghe tới đây, ông Võ Tuấn Nhân liền khoát tay ra hiệu dừng lại và nói: “Tắt máy. Tắt máy nghe. Xin lỗi. Không, không, để anh nói riêng với em. Đừng hỏi câu đó. Hỏi câu đó tổn hại cho đất nước của mình. Nhá. Em hỏi câu đó làm tổn hại cho đất nước của mình”.
Cuộc họp báo chóng vánh, chỉ khoảng 10 phút với một thông báo ngắn của Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, tối 27/4 đã khiến nhiều nhà báo bức xúc nói họ ‘hụt hẫng’, ‘phẫn nộ’, ‘thất vọng’…, nhất là sau khi phải chờ đợi nhiều tiếng đồng hồ vì các bộ, ngành phải họp kín.
Vụ cá chết hàng loạt, mà dư luận nghi là do ống xả thải của công ty thép Đài Loan Formosa ở Hà Tĩnh gây ra, đã khiến cho người dân cả nước hoang mang theo dõi. Tất cả các video truyền hình trực tiếp trên mạng xã hội của các hãng thông tấn trong nước đều thu hút lượng người xem khổng lồ.
Sau khi đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra 2 lý do là do tác động của độc tố hóa học của con người trên đất liền và trên biển hoặc do hiện tượng‘tảo nở hoa’ hay ‘thủy triều đỏ’, nhiều người đã phản ứng giận dữ qua các phát biểu trên mạng.
Đa số ý kiến tỏ ý nghi ngờ có sự khuất tất khi cả 7 Bộ và 1 viện với hàng chục ngàn tiến sĩ lại không thể đưa ra kết luật rõ ràng về nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường hiện nay. Thậm chí một số người nói tuyên bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường là ‘vô lý’ và ‘xem thường’ người dân.
Ý kiến ‘phản biện’ về 2 lý do trên lập tức được đưa lên mạng rằng “1. Hóa chất do hoạt động con người thải ra không đủ lớn để chết nhiều trên một diện rộng như vậy. Để có số lượng nhiều như thế phải do máy móc thải ra mà thôi! 2. Thủy triều đỏ và hóa chất do con người thải ra chỉ có thể ảnh hưởng tầng nước trên mặt, chứ không thể ảnh hưởng tới tầng đáy đại dương được. Trong khi cá chết là của tầng đáy”.
Đề nghị “Hãy trả lại thuế môi trường cho chúng tôi’ của tác giả Nguyễn Đình Bổn trên mạng cũng đã nhận được nhiều sự ủng hộ khi tác giả này cho rằng khoản thuế môi trường được tính 3.000 đồng/lít xăng hay ở các sản phẩm khác là ‘chưa thấy tác dụng gì mà chỉ thấy tác hại’.
Hiện tượng cá chết hàng loạt đã xuất hiện từ ngày 6/4, nhưng đến nay các cơ quan chức năng Việt Nam vẫn chưa có lời giải đáp cho thảm họa đang tác động mạnh đến đời sống hàng ngày của người dân và nền kinh tế vốn phục thuộc nặng vào biển ở các tỉnh miền Trung.

America Should Treat China As A Regional, Not A Global Player

Forbes 2 hours 8 minutes ago 

China's Secret Strategy to Dominate the South China Sea

The National Interest Fri, Jun 10 1:00 AM PDT 

Will U.S. Restrain 'Provocative' South China Sea Actions? Beijing Wants To Know

Forbes 11 hours ago 

China Is Slowly Turning the South China Sea Into Its Own Territory
http://nationalinterest.org/feature/china-slowly-turning-the-south-china-sea-its-own-territory-16554

The National Interest Fri, Jun 10 1:00 AM PDT 

Alleged nuclear spy for China should be released, defense says

USA Today 23 hours ago 

Jury convicts woman accused of S. Fla. plot to sell $50M drone to China

Sun-Sentinel Thu, Jun 9 6:15 PM PDT 

Why China wants U.S. military jet engines

CNN Money Fri, Jun 10 9:38 AM PDT 

China's Message to Asia (And America): We Own the Air and Seas Off Our Shores

The National Interest Fri, Jun 10 1:00 AM PDT 

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Vụ Án Vũng Áng và Biển Ɖông Xích Bích
Hoàng Hoa

Vào đầu tháng 4 năm 2016, tại bờ biển miền Trung Việt Nam đã xãy ra thảm kịch cá biển và các loài thủy vi sinh vật chết trôi dạt vào bờ, hoặc chìm dưới đáy biển hoặc mắc kẹt dưới san hô, hoặc từ ngoài khơi các loài cá voi, cá hố, cá vùng sâu và ngoài khơi chết trôi dạt vào bờ không biết bao nhiêu mà kể. Cùng lúc đó, những cụm san hô bị chết, các loài cua ốc biển cũng bị chết; nói tóm lại, toàn vùng biển miền Trung Việt Nam từ Hà Tỉnh xuống đến Bình Thuận đều chịu chung số phận. Bài viết phȃn tích này, không ai được xem là một tài liệu pháp lý, và thực tế nó chỉ là một sự tổ chức những dữ kiện để tìm ra ánh sáng sự thật và có thể giúp tìm ra thủ phạm.
Thảm kịch Vũng Áng tháng 4/2016 có thể xem ngang hàng với tội ác Việt cộng thảm sát dân chúng ở Huế năm 1968 trước khi chúng rút lui khỏi các chiến trường mà chúng đã chịu thảm bại trong cuộc tổng công kích bất ngờ vào các thành phố Việt Nam Cộng Hoà. Trong tổng công kích Mậu Thân, Võ Nguyên Giáp đã tàn bạo cho nướng toàn bộ quân Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) đến nổi quân MTGPMN gần như bị xóa sổ sau đó.
Sau đȃy, chúng ta sẽ xem xét các điểm sau đây trong vụ án Vũng Áng.
1.   Vụ Vũng Áng xãy ra, bọn cán bộ chóp bu Việt cộng đã lần lửa, trì hoãn và chập chạp điều tra. Bọn chúng phát biểu vu vơ cáo buộc cho là người tắm biển thải hóa chất trong người như tiểu tiện làm cá chết. Người dân đã lặn sâu xuống vùng có đường ống thải chất độc tạo tên nghi vấn do nhà máy thép Vũng Áng đổ chất độc ra biển. Báo VNExpress cho đăng hình ban quản lý nhà máy Vũng Áng cúi đầu xin lỗi. Sự thực đó chỉ là hình ghép và không rõ xuất xứ. Sự kiện Chu Xuȃn Phàm phát biểu chỉ là nhằm đánh lạc hướng dư luận.
2.   Nhằm đánh lạc hướng dư luận, Việt cộng đăng tải vụ các chết ở Sông Bưởi, vụ cá chết ở một đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, vụ cá chết ở Sài gòn.
3.   Nhằm tăng cường việc đánh lạc hướng bọn chúng cho đốt cháy nhà máy bỏ hoang trong khu công nghiệp Vũng Áng. Vụ cháy nhà máy làm thiệt hại hàng ngày tỷ đồng bạc Việt Nam, và khiến chúng ta liên tưởng đến vụ đốt cháy Nha Ɖịa Dư Ɖà Lạt nhằm thiêu hủy toằn bộ dữ kiện bản đồ biên giới Việt-Trung do Việt cộng và Trung cộng ký kết vào năm 2000. Rõ ràng 16 năm trôi qua, toàn dân không ai thấy tấm bản đồ biên giới Việt-Trung ra sao.
4.   Vùng biển bị thảm kịch có bề rộng ra khơi khoảng trung bình 6 hải lý, tương đương 10.8 km và kéo dài suốt 5 tỉnh ven biển khoảng 500km trên một diện tích ước chừng 5.400km2. Với một diện tích tương đối lớn và chiều sâu của biển, chất độc từ cống của nhà máy thép Vũng Áng xả ra không thể tạo nên một tác hại mãnh liệt và sâu rộng đến như vậy. Nếu chúng ta quan sát kỹ vùng biển hẹp giữa đảo Hải Nam và bờ biển Hà Tỉnh thì một con tàu của kẻ lạ có thể tiến vào bờ biển Việt Nam có bề rộng hải phận khoảng 40 hải lý sau Hiệp ước Vịnh Bắc Bộ ký kết giữa Việt cộng và Trung cộng và tàu này đã thả chất độc xuống biển trong đêm thì không ai biết được thủ phạm.
5.   Vụ Vũng Áng cho chúng ta tin tức về một hoặc nhiều khu đất tự trị toàn quyền của Trung cộng mà Việt cộng đã bán cho Trung cộng. Vụ việc cá chết xãy ra, ngoài bọn chóp bu Việt cộng ở Hà Nội, bọn chóp bu Việt cộng ở Hà Tỉnh cũng im hơi lặng tiếng. Nó chứng tỏ niềm đau và oan ức của dân oan khi tập đoàn Việt cộng cướp đất của dân để dâng bán cho quan thầy Trung cộng của chúng. Những khu tự trị này dẫy đầy trên xứ sở ta chứng minh rằng dân chúng Việt Nam thực tế không còn làm chủ được quê hương mình.
6.   Vụ Vũng Áng đã xãy ra trên chiều dài của miền Trung nghèo nàn đầy sỏi đá. Nó gȃy thêm nổi khốn khó ngho đói cho dân miền Trung. Nó cắt lìa Việt Nam ra ba mãnh và tạo sự kiệt quệ cho dân đánh cá, nó tạo gánh nặng kinh tế xã hội và trên hết nó tạo cơ hội cho các tàu cá Trung cộng vơ vét tài nguyên biển Việt Nam.
7.   Vũng Áng còn có thể là một căn cứ chiến lược trá hình của Trung cộng nơi trở thành đầu cầu (bridgehead) đối diện với căn cứ hải quân và tàu ngầm Trung cộng tại đảo Hải Nam được xem là căn cứ chiến lược của hạm đội Nam Hải của Trung cộng. Chiếm Vũng Áng nghῖa là cắt đứt huyết mạch và chia đôi Việt Nam và biến Bắc Việt lọt trọn trong vòng tay Trung cộng. Những công trình quy mô của Trung cộng xây dựng trá hình trên đặc khu Vũng Áng cho thấy nó sẳn sàng cho những nhiệm vụ chiến lược bí mật mà không ai từng hiểu hết.
8.   Tại sao vụ Vũng Áng xãy ra trước chuyến ghé thăm Việt Nam của Tổng Thống Hoa Kỳ Obama vào cuối tháng 5/2016? Nó là cú đánh phủ đầu (pre-emptive attack) mà kẻ địch muốn răn đe bọn chóp bu Việt cộng vì đã hối lộ tham những nên ngậm cȃm miệng không dám hó hé bởi vì nếu hó hé ra thì toàn bộ cán bộ Việt cộng có thể tự hủy diệt lẫn nhau. Nó răn đe Việt cộng không dám có những cam kết về vũ khí với Mỹ. Nhưng chính vụ thảm sát biển này đã gây nên sự đau thương và biến thành cơn sóng dữ dội nhất khi gần trăm ngàn người ở khắp nơi Việt Nam chào mừng chuyến ghé thăm Việt Nam của Tổng Thống Hoa Kỳ Obama. Ta có thể nghe tiếng gào thết nhịp nhàng Obama, Obama, Obama từ khắp mọi nơi trong đoàn người chào đón, nhất là nhìn sự hân hoan rạng rỡ trên từng khuôn mặt trẻ, già, tàn tật. Từ nhiều báo chí và trên Youtube™ người ta đã gọi người dân chào đón TT Obama bằng những từ rất dễ thương “Người Sàigòn chào đón TT Obama.” Ɖó chính là lần đầu tiên Sàigòn đã trở lại tên thân thương của nó. Tất cả giới trí thức trong nước hoàn toàn im lặng, tất cả công an cán bộ Việt cộng hoàn toàn yên lặng, một nổi xúc động tràn dâng trên từng trái tim, từng khuôn mặt của tất cả người dȃn Sàigòn hay Hà Nội khi xếp hàng dài trong trật tự chào đón phái đoàn Mỹ đến Việt Nam.
Vũng Áng, một thảm kịch mà chúng ta có thể hình dung thủ phạm là ai. Rủi thay, nó không mang lại một kết quả mà thủ phạm mong muốn. Nó khiến toàn dân Việt xích lại với nhau và cùng trông chờ chào đón một vị cứu tinh.
Trung cộng đừng quên bài học hồ Xích Bích phủ trùm trong lửa mà quân Tào chịu thảm bại trong cơn gió Ɖông. Biển Ɖông Xích Bích đang chờ ngọn Ɖông Phong.
Hoàng Hoa

Mountain View 06/08/2016