Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Chị Trần Thị Nga bị côn an tấn công tình dục và đánh đập man rợ

http://www.youtube.com/watch?v=LTPGd4W2w1s

Chị Trần Thị Nga tường thuật việc bị CA Hà Nội đánh đập và xúc phạm nhân phẩm một cách nghiêm trọng hôm 23/3.

CTV Danlambao - Hôm 23/3/2014, chị Trần Thị Nga đã bị lực lượng CA tấn công tình dục và đánh đập tàn nhẫn tại trụ sở côn an phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.

Viên côn an tên Lê Mạnh Tuấn (số hiệu 121-641) là kẻ đã chỉ đạo thuộc cấp lột quần áo của chị Trần Thị Nga để khám xét. Chính tên Lê Mạnh Tuấn này cùng với nhiều tên côn an nam khác sau đó đã giở trò xàm xỡ và xúc phạm nhân phẩm chị Nga trong tình trạng gần như bị lột truồng. Đây là một hành vi cực kỳ đê tiện và bỉ ổi của ngành côn an Việt Nam.

Vụ việc trên xảy ra sau khi chị Trần Thị Nga cùng hai thanh niên sắc tộc H'Mông tên Lý Văn Lềnh, Hầu Văn Thành bị CA bắt giữ vì tham dự cuộc biểu tình đòi trả tự do cho chị Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Quý Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh.

Khuôn mặt 2 tên Việt gian tay sai CS tham gia đàn áp, đánh đập chị Trần Thị Nga và những người H'Mông.

Đánh đập man rợ
Lúc 09 giờ sáng cùng ngày, chị Trần Thị Nga cùng một đoàn 50 người tuần hành từ nhà thờ Thái Hà đến điểm hẹn biểu tình Hồ Gươm. Khi vừa ra khỏi khu vực nhà thờ được vài trăm mét, đoàn biểu tình lập tức bị CA Hà Nội huy động lực lượng ngăn chặn và đàn áp khốc liệt.

Chị Trần Thị Nga cùng hai thanh niên sắc tộc H'Mông tên Lý Văn Lềnh, Hầu Văn Thành đã bị bọn chúng đánh đập và bắt lên xe đưa đi. Trên xe, 7 tên mật vụ côn đồ vẫn tiếp tục đánh cả 3 người một cách hung bạo. 

Chị Trần Thị Nga bị một tên mật vụ túm tóc và tát vào mặt, trong khi đó, một anh thanh niên H'Mông bị đánh đến mức ôm miệng nôn mửa.

“Họ xông vào đánh chúng tôi cứ như là những con mãnh thú muốn ăn thịt chúng tôi vậy”

“Họ đánh chúng tôi từ lúc lên xe, đánh túi bụi, cứ đánh vào bụng, đánh vào người, đánh vào đầu, đánh vào mặt... Từ lúc lên trên xe cho đến lúc đưa vào CA phường Quang Trung, họ đánh liên tiếp vậy đấy”

Côn an tấn công tình dục
<-- Người đàn ông già, đội mũ vải chính là kẻ đã đánh liên tục đánh chị Trần Thị Nga tại trụ sở CA phường Quang Trung.

Tại trụ sở CA phường Quang Trung, chị Nga bị một tên côn đồ già khoảng 60 tuổi tiếp tục xông đến tát mạnh vào mặt. Sau đó hắn dùng hết sức đấm tiếp nhiều lần nhưng chị Nga may mắn tránh được. CA sắc phục có mặt tại chỗ thậm chí không can thiệp mà còn bảo kê cho tên côn đồ già tiếp tục thực hiện hành vi côn đồ. 

“Cùng lúc đó, có ông Cường – phó công an quận có gọi điện nói với họ là 'Dừng đánh đập, chuyển sang khám xét người' vì tôi có quay phim, chụp ảnh”.

“Trước khi người an ninh nữ tên Nguyễn Thị Thùy Linh đến, những người công an mặc sắc phục và thường phục trong đó có ông Lê Mạnh Tuấn, mã số 121-641 đã dọa dẫm tôi là ngủ với ông ta thế này, thế kia... Họ dọa dẫm, xàm xỡ tôi.”

[* 'Ông Cường' - tức kẻ chỉ đạo khám xét người chị Trần Thị Nga chính là tên Tạ Nhuệ Cường, chức vụ: đội phá an ninh quận Đống Đa]

Sau đó, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tên CA Lê Mạnh Tuấn, một an ninh nữ tên Nguyễn Thị Thùy Linh (CA quận Đống Đa) và một người đàn bà khoảng 60 tuổi tên Hoa Thúy Ngân tự xưng là cựu bộ đội bắt đầu lột quần áo khám xét khắp người chị Nga.  Có 4 viên công an nam mặc sắc phục và 3 tên thường phục có mặt để tham gia và chứng kiến vụ khám xét, trong lúc chị Nga đã bị lột cả áo lót.

“Họ cởi cả áo lót của tôi ra để khám... Từ lúc đó, tôi đã bất hợp tác. Tôi cứ ngồi nhắm mắt vào. Bởi vì trước những hành vi đó, tôi không đủ khả năng mở mắt ra để đối diện với họ nữa. Mặc dù tôi đã nhắm mắt và không nói gì, họ vẫn dùng lời lẽ để mà xàm xỡ và chửi bới tôi”.

Viên CA sắc phục này có mặt trong nhóm CA tham gia khám xét và xàm xỡ chị Trần Thị Nga

Tra tấn tinh thần

Đến khoảng 16 giờ chiều, CA phường Quang Trung tự lập biên bản vi phạm hành chính và phạt chị Trần Thị Nga 750.000 VNĐ với cáo buộc 'tụ tập đông người, gây rối an ninh trật tự' theo khoản D điều 35. 

Do chị Nga bất hợp tác, nên bọn chúng tự lập biên bản và ký với nhau. Sau đó, chị tiếp tục bị lôi lên xe đưa về trụ sở CA thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Tại đây, phó CA thành phố Phủ Lý là ông Vũ Hồng Phương tiếp tục xuất hiện và dùng thủ đoạn nhằm tra tấn tinh thần chị Nga. Vũ Hồng Phương chính là tên CA ác ôn trước đó đá mạnh vào bụng chị Nga khi đang mang thai bé Tài. 

Đồng thời, nhiều tên CA từng tham gia đánh đập mẹ con chị Nga cũng xuất hiện, thay nhau chửi bới, xúc phạm nhân phẩm. Thậm chí, bọn chúng còn dùng thủ đoạn mang hai đứa con của chị ra để đe dọa  và tra tấn tinh thần. Khi ấy, chị hoàn toàn không biết 2 bé trai con mình hiện nay ra sao, nỗi lo lắng cho con đã khiến chị không thể kìm nén những giọt nước mắt. 

“Đó là cái lúc mà tôi đã phải nhắm mắt. Đó cũng là lúc mà sự uất hận trong tôi đối với ngành công an Việt Nam đã lên đến tột đỉnh. Và tôi đã phải nhắm mắt để cầu nguyện nhưng không thể kìm chế được nước mắt, lúc đó họ liên tục lấy con tôi, lấy chính bé Tài – tức là người đã liên tục bị họ đánh đập, để nói tôi thế này thế kia...

Lúc đó tôi chỉ biết ngồi nhắm mắt cầu nguyện và khóc. Đến 19h20, họ đẩy tôi ra khỏi đồn công an, khi ra đến ngoài đường thì sự kìm nén của tôi đã hêt. Lúc đó tôi đã khóc rất to”

Sau đó, chị Trần Thị Nga cố lấy lại bình tĩnh để gọi điện thoại cho người thân thì được biết bé Tài đang được một người bạn chăm sóc chu đáo. Tối cùng ngày, người bạn của chị đã đưa bé Tài từ Hà Nội về Hà Nam cho mẹ tiếp tục chăm sóc.

Trao đổi với CTV Danlambao sau khi về đến nhà, chị Nga cho biết đã lo cho bé Tài và bé Phú ăn tối xong. Dù cơ thể còn rất đau đớn và mệt mỏi, nhưng chị vấn cố gắng 'úp ảnh lên phây' để kịp thời 'tố cáo tội ác chúng nó'.

Khi được hỏi thăm về những vết thương trên cơ thể, bà mẹ đơn thân Trần Thị Nga gượng cười nói:

“Đối với những người đấu tranh thì cái đau thể xác nó đâu có ăn thua gì đâu. Chấp nhận đấu tranh thì phải phải chấp nhận...[gượng cười]”

Chân gà trung quốc ở cửa khẩu đang được tẩm thuốc chuẩn bị xuất sang Việt Nam!Hãy chuyển hình ảnh này tới tất cả bạn bè để tẩy chay thực phẩm Trung Quốc!


Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Chuyện Trong Tun ca SaigonFilms www.SaigonFilms.com
Tấm hình khó coi nhƯng có thật. Khi những “nhà chính trị” sexy! Không biết quý bà đang nghe hay nhìn?


Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Nhạc Ɖêm Hoa Hậu 23/02/2014









Thumbnail
 

Nhạc Ɖêm Hoa Hậu 23/02/2014
Guest singer Phương Thảo
Thí sinh Quỳnh Nhi, Vivian Oanh

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Công nghệ làm đũa dùng một lần bằng lưu huỳnh ở Trung Cộng.

Lưu huỳnh và parafin là những chất không thể thiếu tại nhà máy sản xuất để giữ cho đũa khô, và lưu giữ được lâu sau khi đóng gói.


Công nhân một nhà máy sản xuất đũa đang đánh bóng những đôi đũa dùng một lần bằng sáp parafin độc hại tại Liễu Châu, khu tự trị Quảng Tây, Trung Cộng.




Tre dùng để làm đũa dùng một lần được xếp ngổn ngang trong nhà kho của nhà máy.




Bể ngâm đũa với số lượng lớn có màu đỏ vàng, và có mùi hăng.




Để làm trắng, và giữ cho những đôi đũa dùng một lần không bị nấm mốc, các công nhân của nhà máy sử dụng chất sodium metabisulfite, một loại chất thường sử dụng trong việc lưu giữ dụng cụ thực phẩm.




Lưu huỳnh và sáp parafin là những chất không thể thiếu tại nhà máy sản xuất đũa này để giữ cho đũa được khô, và lưu giữ được lâu sau khi đóng gói.




Một công nhân nhà máy đang sắp xếp đũa sau khi đã được ngâm chất lưu giữ, và sấy khô.




Không ít người bị ngỡ ngàng khi xem những hình ảnh về sự sản xuất loại đũa tre dùng một lần này.




Ông Dong Jinshi – Tổng thư ký Hiệp hội bao bì thực phẩm quốc tế, cho biết hầu hết loại đũa này được sản xuất ở những xưởng khu vực miền núi,  nơi mà không có giấy phép sản xuất.





Hướng Dương

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

‘Bò viên’ từ thịt chuột vào nhà hàng Việt như thế nào?
 

 

    ‘Bò viên’ từ thịt chuột vào nhà hàng Việt như thế nào?
    
Hàng ngày, bò viên làm bằng thịt chuột ở Campuchia được vận chuyển trái phép qua biên giới và từ đó phân phối rộng khắp trong hệ thống nhà hàng, quán ăn ở Việt Nam.
Từ cơ sở “bò đểu” ở Phnom Penh
Nằm sâu trong một con hẻm vắng vẻ ở Steung Meanchey, phía sau đường Choam Chao, là một nhà kho nhỏ chỉ rộng 40m². Sau cánh cửa nhôm có 5 người đàn bà lớn tuổi, tóc đều bạc, ngồi dưới đất. “Bò viên” từ nơi đây xuất ra không hề thơm tự nhiên hoặc có nhiều gia vị như bò viên thật, bởi nguyên liệu chính là thịt chuột cống.
Trong 2 cái thùng xốp là hàng trăm thớ thịt chuột được xếp thành lớp, hôi nồng nặc, da đã lột, đầu cũng đã cắt ra, chỉ còn chiếc đuôi dài khoảng 15cm thì vẫn gắn liền với tấm thân thối rữa. Phần đầu tiên trong công đoạn chế biến: màu nhân tạo sẽ được bỏ vào trong thùng thịt để có “màu bò tự nhiên”. Hai người đàn bà ngồi ghế đẩu sẽ cho từng con vào một cái máy nghiền cũ. Ở đầu bên kia “ói” ra một thứ thịt vàng vàng, vẫn cứ hôi thối. Sau khi tất cả bị ném xuống cái sàn nhà kho bẩn, quy trình chế biến đổi từ “chuột cống thành phố” thành “bò đểu” bắt đầu.
Nguyên liệu làm mòn bò viên giả từ thịt chuột.
 
Sau khi xay hết thịt, một cô gái người Khmer sẽ bỏ nước mắm, bột thịt bò, bột tiêu, bột nêm vào thịt trộn đều cho đến lúc thịt quánh lại. Khi đã được “vị thịt tự nhiên”, những thợ làm thịt Khmer đó sẽ vô tư bọc thêm một lớp bột thịt bò bên ngoài, tức là bao miếng thịt chuột cống vào trong một lớp bột dày màu vàng. Sau khi được phủ bột gia vị và màu nhân tạo, thịt chuột cống bây giờ trông giống như thịt bò đàng hoàng, và trông không khác gì bò bằm thứ thiệt.
Trong góc kho, bên một nồi đun nước khổng lồ là một người đàn bà Khmer khoảng 60 tuổi, một tay cầm xẻng gỗ, một tay cho thịt đã quết vào nồi để luộc cho đến chín. Khi thịt chín đều, bà lấy “chuột viên” ra, bỏ vào một tô thép, chờ xe tải đến chở đi giao hàng qua biên giới Việt Nam. Hàng sẽ được cân tại kho theo từng bịch nhựa loại 15, 25, 30kg không nhãn mác, để khi qua biên giới, sẽ chỉ còn là những túi nhỏ từ 3kg trở lên.
Đến nơi chế biến thịt chuột
Theo lời kể của anh Seapchey Som, một lái buôn đường dài theo xe từ Phnom Penh thường xuyên đi Poi Pet, số thịt chuột này đều lấy từ một đại lý dưới gầm cầu Steng Meanchey, ngay phía sau bãi rác trung tâm của thành phố Phnom Penh. Chuột sau khi cân và lột da mà chưa cắt đầu thì có giá 3 ngàn riel/kg (mua vào) và còn giá bán là 5.000 đến 6.000 riel/kg. Ngoài thị trường, chuột cống và chuột đồng có giá bán như nhau. Chuột cân xong được vào thùng xốp không ướp đá, mùi hôi thối của thịt bốc ra nồng nặc, được chở đi chờ chế biến. “Trên quãng đường gần 400km này, tụi tôi rất dễ bị công an kiểm tra để phải ‘cúng’ thường từ 50 -100 USD tùy theo số lượng”.
Nghề bắt chuột có thể mang lại thu nhập 450 USD/tháng cho nhiều người Campuchia, cao hơn mức lương của một cảnh sát.
Phần lớn số thịt này sẽ đem bán ở Thái Lan với mác “chuột đồng”. Nhưng chính tay Som khi đi mua thịt đã mang nó đến xưởng làm bò viên ở 2 cơ sở: một là ở biên giới Thái còn một nữa ở trong khu Steung Meanchey. Chỉ có mấy cơ sở thủ công nhỏ tại nhà thì mới làm thịt chuột, còn các công ty lớn thì không bao giờ. Nguy cơ bị công an bắt rất cao, nên ít ai dám đánh liều tiền bạc của mình vào đầu tư máy móc.Một phần số chuột cống bẩn này sẽ gửi qua cửa khẩu Khánh Bình, xã Khánh Bình, huyện An Phú, An Giang để đem bán lậu cho người Việt Nam.
Ở Campuchia, sát biên giới Khánh Bình, cơ quan chức năng nhìn chung vẫn còn hoạt động rất lỏng lẻo. Nhiều hàng hóa chỉ được xử lý hay kiểm dịch rất vội vã và tắc trách. Những ai trông giống người bản địa qua lại hai bên đều không bị khám xét. Chiếc xe nào có biển số quen đều có thể chạy tự do qua cổng với những binh sĩ biên phòng Khmer đứng nhìn thờ ơ. Thật không may cho người tiêu dùng Việt Nam, chính tình tình trạng lỏng lẻo này đã tạo điều kiện cho các đường dây mua bán thịt chuột hoạt động.
Lộc (nhân vật đã được đổi tên), một tiểu thương Việt Nam quen mua bán chuột giữa Phnom Penh và cửa khẩu Khánh Bình giải thích: “Tôi mua chuột với giá 4-5 riel rồi bán lại với giá 6-7 riel, tùy theo sức mua của thị trường vào ngày hôm đó. Chuột đồng rất có giá vào mùa khô và khi qua chế biến rồi thì chuột đồng và chuột cống chỉ là một”.
Thùng xốp không đá là cách bảo quản duy nhất của những nguyên liệu làm thịt viên giả.
Đối với dân buôn bán người Việt, chuyện làm thịt giả là đi quá giới hạn luật pháp và cả sức tưởng tượng. Nhiều cửa hàng làm giò chả, từng đồng ý làm hàng của mình từ tôm hoặc cá cũ, nay nếu làm giả từ… thịt chuột thì thật quá “nghiêm trọng”. “Người ta sợ Sở Y tế phát hiện ra thì sẽ bị phạt hoặc bị bắt” – Anh Nguyễn Vi Hưng, một cò xe ôm làm ăn giữa hai bên biên giới cho biết.
Thế là để làm “bò đểu xuất khẩu”, những nhà cung cấp chuột sẽ tìm đến một số cơ sở nhỏ ít vốn đầu tư, không thu hút sự chú ý của các cơ quan kiểm tra, nằm ở ngoại ô Phnom Penh. Ngay ở tầng hầm và sân sau của những trung tâm mua bán lớn ở Phnom Penh, là một nhóm những cơ sở nhỏ, bất hợp pháp đang đánh cược số phận của mình vào nguy cơ bị phạt tiền và thậm chí bị bỏ tù để chế biến những viên thịt chuột cống nhiễm bẩn thành những miếng bò viên được đóng gói cẩn thận. Không quan tâm đến phúc lợi cộng đồng hay người tiêu dùng có thể bị mắc bệnh. Lợi nhuận đã làm mờ mắt tất cả những con người này khi họ tham gia vào cả một ngành công nghiệp sản xuất “bò đểu”.