Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

Cồn Dầu: Chính quyền gia tăng khủng bố

Cồn Dầu: Chính quyền gia tăng khủng bố
Chưa biết những giáo dân Cồn Dầu chân chất sẽ còn phải chịu khổ, chịu đau đớn cả tinh thần và thể xác tới bao giờ, chỉ biết rằng có vẻ như “sự ác đang thắng thế”, “chân lý và tình thương” đang bị những người có quyền vùi dập một cách không thương tiếc.
Cồn Dầu ơi! Biết kêu ai bây giờ!
Sau khi ông Nguyễn Bá Thanh – Bí thư thành ủy Đà Nẵng, thăm chúc mừng lễ Giáng sinh giáo dân tại Tòa Giám mục Đà Nẵng và nhận được sự “đồng thuận cao” của Đức cha Châu Ngọc Tri về chủ trương “thành phố cướp đất nhân dân” nhằm phát triển kinh tế tại địa phương, những ngày qua, giáo dân Cồn Dầu bắt đầu nhận chịu một đợt bách hại mới.
Mỗi ngày có khoảng 5 tới 6 giáo dân đã từng ký đơn khiếu nại “xin được tái định cư tại chỗ”  bị công an quận Cẩm Lệ và thành phố Đà Nẵng gọi tới thẩm vấn không phải về những đề nghị chính đáng của họ mà về việc ai đã viết đơn khiếu nại và đe dọa bỏ tù tất cả nếu không rút lại chữ ký.
Trong số những giáo dân bị thẩm vấn những ngày qua, người chịu nhiều áp lực và bị khủng bố nhiều nhất là ông Thái Văn Liên – Ủy viên Ban phục vụ của giáo xứ.
Những ngày qua, ông liên tục bị công an Cẩm Lệ gọi lên thẩm vấn và bị buộc làm bản tường trình theo ý của công an, gồm các nội dung:
  • Công an không xuống cùng chính quyền khi chính quyền kiếm định đất đai
  • Công an không ép dân hay tôn giáo nào hết
  • Việc kiểm định đất đai là do dân tự nguyện chứ không bị ép buộc
  • Và yêu cầu ông chính thức rút chữ ký khỏi đơn khiếu nại
Nếu ông không làm bản tường trình với các nội dung trên, chính quyền sẽ bắt và bỏ tù từ 6 tháng tới 3 năm.
Sau vụ đám tang bà Hồ Nhu – nhũ danh Maria Đặng Thị Tân, đây có lẽ là đợt khủng bố khốc liệt và tàn độc nhất, khiến cho bầu khí  xứ đạo Cồn Dầu trong những ngày qua, trở nên ảm đạm, bầu khí sợ hãi bao trùm, người dân chỉ còn biết ngước mắt trông chờ Thiên Chúa – Đấng vừa Giáng sinh.
Đợt khủng bố này bắt nguồn từ lá đơn khiếu nại tập thể ngày 26/11/2010, do hơn 100 giáo dân Cồn Dầu cùng ký, gửi tới các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng và các cơ quan hữu quan đề nghị “xem xét lại các quyết định và xin được tái định cư tại quê nhà”, nhưng cho tới hôm nay, các giáo dân này vẫn chưa nhận được bất cứ hồi âm nào. Trái lại, kể từ ngày họ gửi đơn tới nay, họ liên tục bị khủng bố tinh thần. Thay vì trả lời đơn bằng văn thư theo qui định của luật pháp, chính quyền Đà Nẵng đã dùng mọi biện pháp để chỉ cốt ý điều tra xem ai đã soạn thảo lá đơn để chụp mũ và vu khống cho họ tội chống đối chính quyền.
Một lần nữa, chính quyền Trung ương và thành phố Đà Nẵng đang bước qua pháp luật để sử dụng luật rừng, bất chấp nhân tâm và những tiếng kêu xé lòng của những nạn nhân đang đòi hỏi những quyền lợi chính đáng, hợp pháp của họ.
Trong một diễn biến khác, hai giáo dân là nạn nhân còn đang bị giam giữ sau khi được cơ quan công an đe dọa, dụ dỗ và hứa hẹn nếu không “làm đơn phúc thẩm” sẽ được giảm án cho về, thì đã rút đơn phúc thẩm và ngay sau khi họ rút đơn phúc thẩm, thì đã được công an cho hay: “một ngày cũng không được giảm.”
Liên quan tới vụ án của sáu nạn nhân là giáo dân Cồn Dầu, cách đây chưa đầy một tháng, sau khi gửi đơn khiếu nại tới các cấp chính quyền, một đại diện các giáo dân đã mang đơn tới Tòa Giám mục và gửi lá đơn tới Đức cha Châu Ngọc Tri. Sau khi nhận đơn, Đức cha cho biết chính “Đức cha là người đã sắp xếp bản án nhẹ cho sáu giáo dân tại phiên tòa sơ thẩm vừa qua” và đề nghị “nếu sáu giáo dân rút đơn phúc thẩm và làm cam kết không chống đối chính quyền, thì Đức cha sẽ giúp sáu giáo dân này”.
Chưa biết những giáo dân Cồn Dầu chân chất sẽ còn phải chịu khổ, chịu đau đớn cả tinh thần và thể xác tới bao giờ, chỉ biết rằng có vẻ như “sự ác đang thắng thế”, “chân lý và tình thương” đang bị những người có quyền vùi dập một cách không thương tiếc.
Cồn Dầu ơi! Biết kêu ai bây giờ!
29/12/2010
Nữ Vương Công lý

Tin Cồn Dầu: Nhà cầm quyền liên tục khủng bố giáo dân

Tin Cồn Dầu: Nhà cầm quyền liên tục khủng bố giáo dân
Đây là những hành vi khủng bố quen thuộc của nhà cầm quyền Đà Nẵng với giáo dân Xứ đạo Cồn Dầu nhằm buộc họ im lặng chấp nhận những thứ luật rú rừng của nhà cầm quyền CS áp đặt khi bị xâm phạm nhân quyền và cướp bóc tài sản.
Chúng tôi cực lực lên án những hành động của nhà cầm quyền CS tại Đà Nẵng đã chà đạp lên quyền con người, tài sản của giáo dân Cồn Dầu, chà đạp chính hiến pháp và pháp luật mà họ đã ban hành.
Sau khi lá đơn của các giáo dân Cồn Dầu được gửi đến các cơ quan Trung ương và địa phương, khiếu nại về việc đất đai Cồn Dầu đã bị nhà cầm quyền Đà Nẵng thực hiện cướp đoạt trắng trợn bằng những biện pháp vi hiến và trái pháp luật, nhà cầm quyền Đà Nẵng đã liên tục cho công an, an ninh đến Giáo xứ khủng bố tinh thần giáo dân tại đây.
Công an mặc thường phục thường xuyên xuống Cồn Dầu, vào Giáo xứ đến từng gia đình giáo dân, nhất là những người có ký tên trong lá đơn đó để tra vấn nguồn gốc lá đơn, ai là người viết, ai là người gửi…
Công an, an ninh mặc thường phục còn vặn hỏi nhiều người có phải lá đơn do ông Thái Văn Liên, Chủ tịch Hội Đồng Giáo xứ viết và chủ mưu chuyện đó hay không…?
Sáng chủ nhật, ngày 5/12, Công an Quận Cẩm Lệ có giấy triệu tập ông Thái Văn Liên lên Công an Quận làm việc từ 10 giờ sáng đến 14 giờ mới được về.
Cũng trong ngày chủ nhật, Phường Hòa Xuân cũng có giấy triệu tập ông Liên, nhưng ông đã không đến.
Ngày thứ hai, 6/12/2010, công an lại triệu tập tiếp ông Liên “làm việc” từ 8h đến 11h, chiều từ 14h đến 16h.
Những cán bộ công an làm việc với ông Liên gồm có Trung tá Chung phó trưởng công an quận Cẩm Lệ, ông Cường nhân viên an ninh.
Nội dung các buổi làm việc, công an liên tục vặn hỏi: “Tại sao lại ký vào lá đơn đó? Dự án đã được trên duyệt rồi, không có chuyện tái định cư, chúng tôi thất vọng về ông, tưởng ông là người theo và ủng hộ chính quyền…” và cuối cùng là buộc ông phải rút tên ra khỏi lá đơn đó.
Tuy nhiên, ông Thái Văn Liên – Chủ tịch HĐGX – đã khẳng định việc ký đơn, đòi hỏi quyền lợi của mình là chính đáng, đúng pháp luật, vì vậy không thể rút tên trong lá đơn đó.
Sau quá trình dụ dỗ, dọa nạt… không làm ông chùn ý chí, công an đã hăm dọa ông là sẽ tìm người làm chứng để kết tội ông chủ mưu việc làm đơn khiếu nại và sẽ bắt ông.
Ngày 7/12, công an lại tiếp tục triệu tập ông Thái Văn Liên để “làm việc” tiếp… thực chất là để quấy rối gây hoang mang cho người dân, dọa nạt những người khiếu nại đúng luật pháp.
Đây là những hành vi khủng bố quen thuộc của nhà cầm quyền Đà Nẵng với giáo dân Xứ đạo Cồn Dầu nhằm buộc họ im lặng chấp nhận những thứ luật rú rừng của nhà cầm quyền CS áp đặt khi bị xâm phạm nhân quyền và cướp bóc tài sản.
Chúng tôi cực lực lên án những hành động của nhà cầm quyền CS tại Đà Nẵng đã chà đạp lên quyền con người, tài sản của giáo dân Cồn Dầu, chà đạp chính hiến pháp và pháp luật mà họ đã ban hành.
Nữ Vương Công Lý
Libya forces shoot dead dozens, talks begin in Bahrain
TRIPOLI/MANAMA (Reuters) – Libyan security forces shot dead dozens of protesters to try to crush a revolt in the second city Benghazi, and the wave of unrest sweeping the Middle East also pushed Bahrain's rulers into talks with the opposition.
Anti-government demonstrators in Bahrain camped out overnight in Pearl Square in Manama after putting riot police to flight in a striking victory, confidently setting up camp for a protracted stay.
In Libya's eastern city of Benghazi, a witness told Reuters snipers had fired at protesters from a fortified compound.
"Dozens were killed... We are in the midst of a massacre here," said the resident, who did not want to be named. The man said he helped take the victims to a local hospital during Saturday's violence.
The Libyan authorities have not allowed foreign journalists into the country since the protests against Gaddafi erupted, and the witness' account could not be independently verified.
Human Rights Watch says 84 people have been killed in Libya since the protests began, reflecting the ferocity of the security crackdown mounted in response to anti-government protests that sought to emulate uprisings in neighboring Egypt and Tunisia.
Britain's Independent on Sunday newspapers said the death toll in Benghazi -- 1,000 km (625 miles) east of the capital -- may be as high as 200. Unverified posts on social network sites referred to minor skirmishes in the capital and of overnight gunfire in Nalut, to the west of Tripoli.
Unrest has also been seen in Yemen, Oman, Kuwait and Djibouti as people took to the streets demanding political and economic change.
Anti-government protests met varying degrees of force in Yemen, Algiers and Djibouti, while an Egyptian court approved a new party in a landmark ruling. Authorities in Saudi Arabia detained activists trying to set up the kingdom's first political party.
SNIPER FIRE
Twitter was abuzz with talk of unrest in Libyan towns other than Benghazi. Reports ranged from the use of mercenaries and aircraft to mortars and artillery against protesters, but with foreign media banned from entering the country, they were impossible to verify.
Internet service has been cut off in Libya, but local Muslim leaders called on soldiers to stop killing fellow Muslims:
"Do NOT kill your brothers and sisters. STOP the massacre NOW!," urged the appeal, sent to Reuters.
Italy's Ansa news agency quoted an Italian witness in Benghazi as saying the city was "completely out of control."
"All the government and institutional buildings and a bank have been burned, and the rebels have ransacked and destroyed everything. There's no one on the streets, not even the police," said the witness, who declined to be identified.
The government has not released casualty figures or made any official comment on the violence.
The unrest has helped drive up oil and gold prices.
BAHRAIN TALKS
In Bahrain, a key U.S. ally and home to the U.S. Fifth Fleet, thousands of protesters celebrated as they poured into Pearl Square after riot police pulled out.
"We don't fear death any more, let the army come and kill us to show the world what kind of savages they are," said Umm Mohammed, a teacher wearing a black abaya.
Bahrain's government said it had opened a dialogue with opposition groups demanding reform. The crown prince called for a national day of mourning for the six people killed in this week's protests and appealed for calm.
"All political parties in the country deserve a voice at the table," Crown Prince Salman told CNN late on Saturday of the dialogue, adding the king had appointed him to lead it and to build trust with all sides.
He had earlier announced that all troops had been ordered off the streets -- meeting one of the conditions for talks set out by an ex-lawmaker of the main Shi'ite opposition bloc Wefaq.
The Sunni Muslim Al-Khalifa dynasty rules Bahrain, but the Shi'ite majority has long complained about what it sees as discrimination in access to state jobs, housing and healthcare.
"The protesters in Pearl Roundabout represent a very significant proportion of our society and our political belief," the crown prince told CNN.
"But there are other forces at work here. This is not Egypt and this is not Tunisia. And what we don't want to do, like in Northern Ireland, is to descend into militia warfare or sectarianism."
The United States and top oil producer Saudi Arabia see Bahrain as a bulwark against neighboring Shi'ite Iran.
In Egypt, a court approved the Wasat Party (Center Party), the first new party to be recognized since President Hosni Mubarak was overthrown this month, and an official said there would soon be a limited cabinet reshuffle.
In Yemen, one protester was killed and seven were hurt in clashes with supporters of President Ali Abdullah Saleh in Sanaa.
Riot police in Algiers meanwhile prevented some 500 protesters marching in through the city center.
The uprisings sweeping through the region also reached the tiny Horn of Africa state of Djibouti, where three leading opposition politicians were detained on Saturday in a move to quash anti-government protests.
Djibouti, a former French colony between Eritrea and Somalia, hosts France's largest military base in Africa and a major U.S. base. Its port is used by foreign navies patrolling busy shipping lanes off the coast of Somalia to fight piracy. Unemployment runs at about 60 percent.
(Editing by Jon Boyle, Matthew Jones and Nick Macfie)
CAIRO – Security forces in Libya and Yemen fired on pro-democracy demonstrators Saturday as the two hard-line regimes struck back against the wave of protests that has already toppled autocrats in Egypt and Tunisia. At least 15 died when police shot into crowds of mourners in Libya's second-largest city, a hospital official said.
Even as Bahrain's king bowed to international pressure and withdrew tanks to allow demonstrators to retake a symbolic square in the capital, Libya's Moammar Gadhafi and Yemen's Ali Abdullah Saleh made clear they plan to stamp out opposition and not be dragged down by the reform movements that have grown in nations from Algeria to Djibouti to Jordan.
Libyans returned to the street for a fifth straight day of protests against Gadhafi, the most serious uprising in his 42-year reign, despite estimates by human rights groups of 84 deaths in the North African country — with 35 on Friday alone.
Saturday's deaths, which would push the overall toll to 99, occurred when snipers fired on thousands of mourners in Benghazi, a focal point of unrest, as they attended the funerals of other protesters, a hospital official said. He spoke on condition of anonymity for fear of reprisal.
"Many of the dead and the injured are relatives of doctors here," he told The Associated Press in a telephone interview. "They are crying and I keep telling them to please stand up and help us."
Earlier, special forces had attacked hundreds of demonstrators, including lawyers and judges, who were camped out in front of a courthouse in Benghazi, Libya's second-largest city.
Authorities also cut off the Internet across Libya, further isolating the country. Just after 2 a.m. local time in Libya, the U.S.-based Arbor Networks security company detected a total cessation of online traffic. Protesters confirmed they could not get online.
Reports could not be independently confirmed. Information is tightly controlled in Libya, where journalists cannot work freely, and activists this week have posted videos on the Internet that have been an important source of images of the revolt. Other information about the protests has come from opposition activists in exile.
A female protester in Tripoli, the capital city to the west, said it was much harder to demonstrate there. Police were out in force and Gadhafi was greeted rapturously when he drove through town in a motorcade on Thursday.
Throughout the Middle East, protesters for weeks have been crying out against a similar litany of injustices: repressive governments, corrupt officials and pathetic wages among them. Government responses seem to be hardening. While there was violence during the uprisings in Egypt and Tunisia, the government retaliation in Yemen and Libya in particular appeared to be more sustained.
In Yemen's capital of Sanaa, riot police opened fire on thousands of protesters, killing one anti-government demonstrator and injuring five others on a 10th day of revolt against Saleh, a key U.S. ally in fighting al-Qaida.
As on other days earlier this week, protesters marching from Sanaa's university were met by police and government supporters with clubs and knives who engaged in a stone-throwing battle with the demonstrators. At one point, police fired in the air to disperse the march.
A medical official, speaking on condition of anonymity because he was not authorized to speak to the press, said one man was shot in the neck and killed, raising the total death toll from Yemen protests to seven.
In a meeting with civic leaders, Saleh said Yemenis have the right to express themselves peacefully and the perpetrators of the unrest were trying to seize power by fomenting instability.
"The homeland is facing a foreign plot that threatens its future," Saleh said, without elaborating.
Saleh, who has been in power for three decades, has tried to blunt discontent by promising not to seek re-election when his term ends in 2013.
But he is facing a restless population, with threats from al-Qaida militants who want to oust him, a southern secessionist movement and a sporadic armed rebellion in the north. To try to quell new outbursts of dissent, Saleh also has reached out to tribal chiefs, who are a major base of support for him. So far, however, that has not changed the response in the streets.
In the tiny island nation of Bahrain, thousands of joyful protesters streamed back into the capital's central Pearl Square after the armed forces withdrew from the streets following two straight days of a bloody crackdown.
The royal family, which was quick to use force earlier this week against demonstrators in the landmark square that has been the heart of the anti-government demonstrations, appeared to back away from further confrontation following international pressure.
President Barack Obama discussed the situation with King Hamad bin Isa Al Khalifa, asking him to hold those responsible for the violence accountable. He said in a statement that Bahrain must respect the "universal rights" of its people and embrace "meaningful reform."
In a telephone call to the crown prince, British Foreign Secretary William Hague said he welcomed the government's military withdrawal and strongly supported efforts to initiate a dialogue.
The demonstrators have emulated protesters in Tunisia and Egypt by attempting to bring political change to the government in Bahrain, home to the U.S. Navy's 5th Fleet — the centerpiece of Washington's efforts to confront Iranian military influence in the region.
Crown Prince Salman bin Hamad Al Khalifa, deputy supreme commander of the armed forces, appealed for calm and political dialogue in a brief address on state TV.
As night fell, though, defiant protesters in Pearl Square erected barriers, wired a sound system, set up a makeshift medical tent and deployed lookouts to warn of approaching security forces.
Protesters took over the square earlier in the week, setting up a camp with tents and placards, but they were driven out by riot police in a deadly assault Thursday that killed five people and injured more than 200. The government then clamped down on Manama by sending the tanks and other armored vehicles into the streets around the square, putting up barbed wire and establishing checkpoints to deter gatherings.
On Friday, army units shot at marchers streaming toward the square. More than 50 people were injured.
Some of the protesters were wary of Bahrain's leaders, despite the military withdrawal.
"Of course we don't trust them," said Ahmed al-Shaik, a 23-year-old civil servant. "They will probably attack more and more, but we have no fear now."
The cries against the king and his inner circle reflected a sharp escalation of the political uprising, which began with calls to weaken the Sunni monarchy's power and address claims of discrimination against the Shiite majority.
Algerian police, meanwhile, thwarted a rally by thousands of pro-democracy supporters, breaking up the crowd into isolated groups to keep them from marching.
Police brandishing clubs, but no firearms, weaved their way through the crowd in central Algiers, banging their shields, tackling some protesters and keeping traffic flowing through the planned march route.
A demonstrating lawmaker was hospitalized after suffering a head wound when he fell after police kicked and hit him, colleagues said.
The gathering, organized by the Coordination for Democratic Change in Algeria, comes a week after a similar protest, which organizers said brought an estimated 10,000 people and up to 26,000 riot police onto the streets of Algiers. Algeria has also been hit by numerous strikes over the past month.
President Abdelaziz Bouteflika has promised to lift the state of emergency, which has been in place since early 1992 to combat a budding insurgency by Islamist extremists. The insurgency, which continues sporadically, has killed an estimated 200,000 people.
Bouteflika has warned, however, that a long-standing ban on protests in Algiers would remain in place, even once the state of emergency is lifted.
Algeria does have many of the ingredients for a popular revolt. It is riddled with corruption and has never successfully grappled with its soaring jobless rate among youth — estimated by some to be up to 42 percent — despite its oil and gas wealth.
"The people are for change, but peacefully," said sociologist Nasser Djebbi. "We have paid a high price."
___
Ahmed al-Haj in Sanaa, Yemen; Hadeel al-Shalchi and Barbara Surk in Manama, Bahrain; Elaine Ganley in Algiers, Algeria, and John Affleck in Cairo contributed to this report.

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Thỉnh Nguyện Thư đệ trình Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phản đối khai thác bô xít tại Cao Nguyên (2011/01/01)

Ngày 1 tháng 1, 2011
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Bộ Trưởng Ngoại Giao Hillary R. Clinton
2201 C Street NW
Washington, DC 20520

Kính thưa Ngoại trưởng:
Nhân danh cộng đồng Việt Nam Bắc California và tất cả người Việt Nam trong nước và những người Việt tỵ nạn cộng sản khắp thế giới có tên kèm trong danh sách Phụ đính A, và thay mặt cho các dân tộc thiểu số Việt Nam tại Tây Nguyên Việt Nam, chúng tôi đệ trình bản Thỉnh Nguyện Thư này đến Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (BNGHK) để cứu xét những nổi thống khổ của người Việt Nam trong những vụ việc sau đây:
1.     Nǎm 1997 chính phủ Việt Nam bí mật thành lập những cơ hội đầu tư khai thác bô xít tại Cao Nguyên, nǎm 2005 chính phủ VN đã sẳn sàng cung cấp các hướng dẫn cho việc đầu tư khai thác quặng bô xít, và nǎm 2006 họ bắt đầu dọn đất để xây dựng các nhà máy alumina (Phụ đính B). Nǎm 2004, đảng cs Việt Nam tách một phần ba tỉnh DakLak để thành lập tỉnh Dak Nong có diện tích 651.2 km vuông và 120 ngàn người M’nong và còn lại là 400 ngàn là người Việt Nam và các dân tộc thiểu số khác theo thống kê dân số của nước CHXHCN VN nǎm 2009. Từ 2001 đến 2004 đã có nhiều rối loạn tại Cao Nguyên khi người dân tộc đã gia nhập những cuộc biểu tình tại Ban Mê Thuột và Gia Lai để phản đối nhà cầm quyền VN chiếm đoạt đất đai của họ và ngǎn cấm tín ngưỡng. Nhiều người đã bị đánh đập, bị thương tích hay giết chết trongnhững cuộc đụng độ với lực lượng công an Việt Nam; tuy nhiên, dự án bô xít không bị ngưng lại mà vẫn được tiếp tục và nǎm 2008 đảng csvn cho phép các công ty Trung cộng khai thác quặng bô xít tại Tây Nguyên theo kế hoạch từ 90 đến 100 nǎm, trong lúc người dân thiểu số và không thể lên tiếng để bảo vệ quyền làm người và lợi ích trồng trọt và sống trên mãnh đất mà tổ tiên họ và tổ tiên Việt đã sống cùng nhau tại đấy trong nhiều thế kỷ.
2.     Nǎm 2008 Ủy ban thường trực bộ chính trị Việt Nam bắt đầu xây dựng các công trình tại Tân Rai thuộc Bảo Lâm, quận Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng nơi được coi là tổng hành dinh của Trung cộng tại Cao Nguyên nhằm kiểm soát và điều hành dự án khai thác bô xít tại Tây Nguyên (TN). Dự án chưa bao giờ được Quốc hội thông qua và do đó đã gặp sự chống đối và đặt vấn đề từ tất cả mọi khuynh hướng, và tất cả người Việt Nam quan tâm như những người đấu tranh cho dân chủ cho Việt Nam, tất cả cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại nước ngoài, các blogger chính trị, người truy cập Internet, các ký giả, khoa học gia, các nhà kinh tế, các thanh niên và sinh viên. Mặc dù bị chống đối dữ dội, đảng csvn tự quyết định cho Trung cộng tiếp tục khai thác quặng bô xít và nói rằng đó là dự án lớn của chính phủ và không có gì thay đổi được. Trong thờigian này đảng csvn bắt đầu kế hoạch khủng bố bằng cách phá hoại các trang blogs và bắt giữ tất cả ai; đặc biệt, các bloggers nào thảo luận về bô xít. Sự thiệt hại nặng nề nhất xãy ra cho người dân M’nong tại Nhân Cơ Dak Nong và người K’Ho tại Tân Rai Lâm Đồng. Nhà cửa bị phá hủy, san bằng; khiến họ trở thành người không có nơi cư ngụ mà không được đền bù hay trả đất để họ trồng trọt hay chǎn nuôi gia súc. Sự khai thác quặng bô xít sẽ gây chết chóc cho các loài thủy sản và chim muông; những đàn voi sẽ không có đủ đất để sinh tồn, tất cả giống vật sẽ bị tận diệt bởi vì bụi đất đỏ bô xít từ quặng bô xít và sự ô nhiểm vào nguồn nước. Sự phá hủy bi thảm đó sẽ dẫn đến sự diệt chủng và sự sụp đổ của vǎn hóa Tây Nguyên trong tương lai gần.
Vô số vụ vỡ đập và các vụ xã đập vô trách nhiệm đã gây nên những vụ nước ngập lụt chết người tại miền Trung VN vào mùa mưa nhiệt đới nǎm 2010; sự chảy tràn chất bùn đỏ từ hồ chứa bùn đỏ khổng lồ ở Cao Bằng, Việt Nam, sự ô nhiểm môi trường gây nên bởi các nhà máy kim loại khi chúng thải chất lỏng độc hại vào sông ngòi gây cái chết, sự dị dạng và bệnh tật cho con người và các loài thủy sản. Cây trên rừng bị đốn ngã và dọn dẹp vô trật tự để xây đập, cây rừng bị nhổ bật gốc, kết quả là khi mưa đến như thác lũ và đổ xuống những lượng nước khổng lồ chảy xuống hạ nguồn sẽ gây vụ ngập lụt chết người và không sao kiểm soát. Những tai hoạ nghiêm trọng và chết chóc nhất là từ hằng chục đập nước tại miền Trung VN khi chúng xã nước thoát ra từ một độ cao. Những bể chứa bùn đỏ với dung tích hằng tỉ mét khối bùn đỏ bô xít tích tụ hằng chục nǎm từ độ cao 1000 thước trên mặt biển sẽ gây cái chết bất ngờ và chưa từng có từ xưa đến nay cho hơn hai mươi triệu người đang sống hạ lưu sông Cửu Long. những hồ chứa chất bùn đỏ lại rất gần với các hồ nước thiên nhiên và khu cư dân; vì vậy, khi chất bùn đỏ tràn ra ngoài khu vực sẽ không còn một sinh vật nào dưới khu đất thấp sống sót.
….
(Còn tiếp)

3.     Cùng với việc khai thác bô xít tại Tây Nguyên (TN,) nhiều người lạ mặt không lý lịch đến thành từng nhóm và sống rải rác mà không ai có thể tìm ra lý lịch của họ. Phía Tây của TN là Cambodia, và phía Bắc của TN là Nam Lào. Một mạng lưới đường mòn chằng chịt và ẩn khuất nối liền ba nước Đông Dương như đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam trước nǎm 1975. Sự hiện diện của những kẻ lạ mặt trong khu vực nhạy cảm này sẽ làm nguy hiểm sự bình yên và an ninh mong manh của Đông Dương; đặc biệt, sự đụng chạm giữa người bản xứ và những người lạ mặt có thể dẫn đến sự bất ổn không kiểm soát được trong khu vực. Trong lúc người dân tộc thiểu số rất vô tư và đơn giản, những kẻ lạ mặt đến và lẫn lộn và các cộng đồng miền núi với mục đích ẩn ý sẽ mang đến sự suy đồi và phá hoại cho vǎn hóa TN mà nhiều thế kỷ qua tổ tiên họ đã nuôi dưỡng và phát triển. Sự phá sản và suy đồi của vǎn hóa TN là không tránh khỏi vì cuộc xung đột khủng hoảng có thể bị kích động bất cứ khi nào bởi những kẻ lạ mặt; như vậy, sự an toàn và an ninh của Đông Dương trở nên khó kiểm soát và dẫn đến các tổn thất đến các quyền lợi các quốc gia Đông Dương.
Hôm nay, nhân danh Cộng Đồng Việt Nam Bắc California và tất cả những Việt Nam trong nước và những người Việt tỵ nạn cộng sản trên thế giới có tên trong Đính kèm A, và thay mặt cho những cộng đồng người dân tộc thiểu số vô tội tại TN, chúng tôi đệ trình Thỉnh Nguyện Thư này đến BNG Hoa Kỳ nhằm mạnh mẽ phản đối và yêu cầu đảng cộng sản VN phải chấm dứt việc khai thác bô xít ngay lập tức và v kiện, và cũng yêu cầu:
1.     Khẩn cấp yêu cầu điều tra các vi phạm nhân quyền, tìm ra những biện pháp cứu giúp vǎn hóa TN,  xem xét các điều kiện và sự thống khổ của người dân tộc thiểu số đang bị áp bức, cô lập và bị tước đoạt đất đai do việc khai thác bô xít.
2.     Khẩn cấp yêu cầu điều tra, xem xét và đánh giá các nguyên tắc an toàn và an ninh, các tiến trình của các nhà máy bô xít và các bể chứa bùn đỏ vì sinh mạng của các dân tộc thiểu số và hơn hai mươi triệu người sống ở vùng thấp châu thổ sông Cửu Long.
3.     Khẩp cấp yêu cầu BNGHK quan tâm theo dõi đặc biệt về an ninh và an toàn của các quốc gia Đông Dương vì sự hiện diện của nhiều kẻ lạ mặt tại TN nơi là tâm điểm nhạy cảm chiến lược của Đông Dương.

Chân thành cám ơn Ngoại trưởng,

Chữ ký của
Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc California,
Các Ủy viên Giám sát.

Những Đính kèm khác về hình ảnh khai thác bô xít tại TN, các tài liệu về sự phá hoại cây rừng dẫn đến sự nguy hiểm cho sự sống còn của các dân tộc thiểu số, các hình ảnh về nhà cửa các dân tộc bị phá sập, Danh sách 1066 chữ ký, email và địa chỉ của tất cả đồng hương Việt Nam trên khắp thế giới ký tên ủng hộ bản TNT này.
Chuyên đề Chiến Tranh Biên Giới Việt Trung 1979
Trích tác phẩm Chiến Tranh Biên Giới Việt Trung 1979, tác giả Sông Hồng bản in 2006








Thông cáo của Tòa Giám mục về Gx Tam Tòa và những vấn đề liên quan
VietCatholic News (04 Sep 2009 07:28)
TÒA GIÁM MỤC XÃ ĐOÀI
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An
Số 12/09 TB.TGM

http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=70847
Xã Đoài, ngày 04 tháng 9 năm 2009

Kính gửi: Quý Cha, quý tu sỹ, chủng sinh và anh chị em giáo dân Giáo phận Vinh,

Thưa quý Cha và anh chị em thân mến,
Từ ngày 20 tháng 7 năm 2009, sau khi 19 anh chị em giáo dân tại Tam Tòa bị đánh đập, bắt giữ; Thánh giá, tài sản của Giáo Hội và của giáo dân Tam Tòa bị chiếm đoạt bất công, toàn giáo phận đã hiệp thông cầu nguyện cho Tam Tòa.
Để nhắc nhở mọi người phải hết lòng cậy trông Chúa và thể hiện tình liên đới, các nhà thờ trong giáo phận đã treo biểu ngữ:

“CẦU NGUYỆN CHO GIÁO DÂN TAM TÒA,
BỊ CÔNG AN QUẢNG BÌNH ĐÁNH ĐẬP VÀ BẮT GIỮ”.

Tới nay tất cả 19 giáo dân Tam Tòa bị bắt giữ đã được thả về. Chúng ta cám ơn Chúa. Các giáo xứ dỡ biểu ngữ.

Tuy nhiên, tới nay tài sản của Giáo Hội và của giáo dân Tam Tòa vẫn chưa được trả hết, chúng ta yêu cầu chính quyền Quảng Bình phải bảo đảm công bằng.

Những anh chị em đã bị đánh đập, bắt giữ, nhất là 2 Cha đã bị đánh đập tàn nhẫn tại Đồng Hới, Quảng Bình bị tổn thương nặng về thể lý và tâm lý, đang cần được chữa trị. Chúng ta tiếp tục cầu nguyện, giúp đỡ để quý Cha và giáo dân Tam Tòa được mau bình phục, sớm ổn định cuộc sống.

Xin cám ơn quý Cha cùng tất cả anh chị em.

Thân mến,

Giám mục giáo phận Vinh
+ GM Phaolô Maria Cao Đình Thuyên
 
Tam Toà - Chứng tích tội ác CSVN thời Hoà Bình
VietCatholic News (31 Aug 2009 08:29)
Hơn một tháng qua, Nhà nước CSVN hẳn đã rất hồ hởi vì nhiều người trên thế giới bỗng dưng biết đến địa danh Tam Toà, nơi có ngôi nhà thờ bị tàn phá trong chiến tranh mà họ quy kết là do bom đạn Mỹ (?). Sự hồ hởi này chắc chắn không chỉ vì lại có thêm nhiều người biết đến cái gọi là "Chứng Tích Tội Ác Đế Quốc Mỹ ", một đề tài mà chính Nhà nước VN cũng biết là quá lỗi thời vì ngày nay, sau gần 35 năm “đánh cho Mỹ cút", họ lại đang nhờ chính kẻ thù cũ làm đối trọng quân sự trước thói tham lam lấn lướt của anh đồng chí thắm thiết Bắc phương, đồng thời cũng lại dựa vào vị trí hàng đầu của Hoa Kỳ trong số các nước đầu tư vào Việt nam, để mong được trở thành con rồng Kinh tế trong khu vực. Thế thì, cùng với sự khôn lanh giả dối cố hữu, Nhà nước VN chẳng dại gì vừa xin vừa chửi vào mặt kẻ đang thò tay vào hầu bao như vậy.

Để hiểu được ý đồ của Nhà nước trong biến cố Tam Toà, xin nhìn vào ngành Du lịch và bộ mặt Kinh tế tại Việt nam trong hai giai đoạn trước và sau khi Hoa Kỳ gỡ bỏ Cấm vận Thương mại - Tháng 2 năm 1994.

Trước tiên, nói đến "du lịch" là nói về một lãnh vực béo bở hái ra tiền, được mệnh danh là "kỹ nghệ không khói". Trong thời gian chiến tranh, ngành Du lịch cả hai miền Nam Bắc hầu như không có gì đáng kể. Sau chiến tranh, từ tháng Tư 1975 đến hết nửa đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, không phải vì chính quyền không nhìn ra lợi thế của ngành này, nhưng với con mắt đầy ngờ vực khi họ nhìn ngay cả đa số dân chúng miền Nam là những kẻ phản động, những CIA, thì việc cấm cửa khách du lịch từ những nước Âu Mỹ, trong đó có rất nhiều người Việt mong được về thăm gia đình là điều đương nhiên. Trong giai đoạn này, Nhà nước đặt "hồng" lên trên hết. Vì thế, trong một thời gian dài, tại những thành phố lớn, thỉnh thoảng mới có vài người khách ngoại quốc dạo phố hoặc kì kèo trả giá khi mua hàng. Hỏi ra thì toàn là khách Liên Xô hoặc những "bạn bè quốc tế" đến từ những nước Cộng sản Đông Âu. Riêng người Việt tị nạn CS định cư tại Hoa Kỳ, thì đến cuối thập niên này, mới có một số ít người lén về thăm thân nhân qua ngõ Thái Lan và vài nước Đông Nam Á.

Nhìn thêm về mặt Kinh tế, thì giai đoạn này quả là yếu kém. Sự cấm vận của Hoa Kỳ ảnh hưởng nặng nề tới nền Kinh tế vốn dĩ vẫn quen lệ thuộc vào sự viện trợ của nước ngoài, lại thêm cái gánh nợ chiến phí nặng nề phải trả cho hai đàn anh Liên Xô và Trung cộng đã dẫn Việt Nam đến sự kiệt quệ về mọi mặt. Tuy vậy, trong khi những ngành sản xuất èo uột không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, hoặc những hàng xuất nhập cảng không mấy đem lại lợi ích quốc dân, nhưng lại âm thầm đem nhiều lợi nhuận cho những cán bộ cao cấp. Riêng với những cán bộ cấp dưới, dù cũng có nhiều mánh khoé, nhiều thuận lợi để làm giàu, nhưng cơ hội được tiếp cận với Đô-la và dùng hàng ngoại nhập là rất hiếm, ngoại trừ những cán bộ làm việc tại các cửa khẩu.

Cũng may cho Việt Nam là kể từ tháng Hai năm 1992, khi Hoa Kỳ cho phép xuất cảng hàng nhu yếu phẩm và nhất là sau khi được cởi bỏ cấm vận vào năm 1994, thì không những chỉ có hàng hoá, mà khách nước ngoài vào Việt Nam tăng lên gấp bội; trong đó, chiếm đa số là những Việt kiều. Công bằng mà xét, cũng chính nhờ vào sự tiêu xài hào phóng trong những chuyến về thăm quê hương, và sự tận tụy chuyển tiền về giúp thân nhân bên quê nhà của những "khúc ruột xa ngàn dặm" mà nền Kinh tế của Việt Nam mới được thay da đổi thịt. Từ giai đoạn hết bị cấm vận này, đồng Đô-la Mỹ và những đồng tiền nhiều giá trị trên thế giới đã có mặt trên khắp đất nước, từ phố thị tới thôn quê. Cũng nhờ vào sự tiếp cận này mà rất nhiều sáng kiến đóng góp cho ngành Du lịch đã nảy ra từ những địa phương. Đầu tiên phải kể đến là những điểm du lịch với hình thức èo uột ăn tiền Cụ Hồ của khách nội, đã nhanh chóng biến thành những địa điểm "hoành tráng", để câu khách Việt kiều.

Nhưng, hai sáng kiến ưu việt được đưa ra để chiêu dụ Việt kiều và khách nước ngoài chính là sự khơi được nguồn cảm xúc thương nhớ quê hương, và sự đánh bóng những điểm du lịch. Vì thế, từ những câu hò điệu múa, những làng nghề truyền thống, những sản phẩm thô kệch cho tới các … hang cùng ngõ hẻm, nhất nhất đều được thổi vào đấy một ý nghĩa thắm thiết giục gọi mối tư hương, hay được khoác lên một nhãn hiệu mới. Nào là: "Di sản Văn hoá Thế giới", “Di sản Văn hoá vật thể … và phi vật thể", “Di sản Thiên nhiên Thế giới", "Di tích Lịch sử cấp Quốc gia"...v.v. Từ khi vịnh Hạ Long và động Phong Nha - Kẻ Bàng lần lượt được Unesco công nhận là di sản Thiên nhiên của thế giới, tạo sức hút mạnh cho ngành Du lịch làm ăn khấm khá, thì giới hữu quyền lớn bé đều ra sức nhào nặn, đánh bóng đủ mọi loại, kể cả những thứ tầm thường. Bằng mọi cách, họ đề nghị Unesco ban tặng, hoặc tự gắn vào những thứ đó cái huy hiệu "Di Sản" hoặc "Di Tích" để chiêu dụ du khách.

Di tích Tam Toà đương nhiên không thoát khỏi sự chiếu cố này!

Nhưng, nếu gọi đây là "Chứng tích Tội ác Đế quốc Mỹ" thì e rằng không ổn, vì trong chiến tranh, các phe tham chiến đều tìm mọi cách để triệt hạ đối phương. Hoa Kỳ chắc chắn đã không khờ khạo sai phi công đem bom bay thẳng tới dội vào nhà thờ Tam Toà. Sở dĩ họ bắn phá, dội bom vào nhà thờ là vì đã có bộ đội, có du kích Việt cộng chiếm cứ cao điểm này để bắn hạ máy bay Mỹ đang oanh tạc những điểm chiến lược vùng Đồng Hới. Điều này rất dễ hiểu vì trong cuộc xâm lăng miền Nam, khi tiến đánh bất cứ nơi nào, yếu điểm mà quân bộ đội miền Bắc cần chiếm cứ đầu tiên là những tháp nước, những tháp chuông, những cao ốc để dễ dàng bắn hạ máy bay. Trong chiến tranh, kẻ nào dại là chết. "Vỏ quýt dầy có móng tay nhọn". Các phi công Hoa Kỳ hay của Việt Nam Cộng Hoà cũng chẳng dại hay đạo đức đến mức vì sự an toàn của nơi thờ phượng, mà cứ để kẻ địch tha hồ xả đạn từ những gác chuông, như đã xảy ra tại nhà thờ Tam Toà vào những năm 1966 và 1968. Ít nhiều gì, họ cũng cần phải bắn trả.

Thật khó mà luận về con gà với quả trứng thứ nào có trước, thì với sự tàn phá nhà thờ Tam Toà, cũng khó mà đổ lỗi cho bên nào. Trong chiến tranh, phe nào cũng đúng, cũng có lý do để xả bom đạn. Chỉ có dân chúng luôn là kẻ chịu thiệt thòi! Giáo dân xứ Tam Toà từ những năm chiến tranh khốc liệt đã đau khổ nhìn ngôi thánh đường đổ nát. Họ chỉ biết cầu nguyện, cố gắng dành dụm, quyên góp và mong có ngày hoà bình để dựng lại từ đầu trên nền nhà thờ cũ ngày một rêu phong.

Bất hạnh thay! Hoà bình đã đến trên quê hương gần 35 năm trời nhưng thanh bình vẫn còn xa vời vợi ! Ước nguyện của giáo dân Tam Toà cũng ngày một mong manh vì kể từ tháng Ba năm 1997, khi chính quyền tỉnh Quảng Bình nhận ra rằng ngành Du lịch khắp nơi đã gặt được những mùa bội thu nhờ vào những huy hiệu "Di Sản" và "Di Tích", thì họ đã vội vàng gắn cho nhà thờ đổ nát Tam Toà danh hiệu Di Tích Lịch Sử - Chứng Tích Tội Ác của Mỹ - để cướp trắng toàn bộ khuôn viên nhà thờ và cướp đi cả niềm hy vọng từ những giáo dân nghèo nàn.

Trên quê hương Việt Nam, chứng tích tội ác chiến tranh nơi nào cũng có. Nếu đem ra đếm, thì chứng tích do Việt cộng gây ra cho dân chúng miền Nam có lẽ trội hơn. Nhưng nếu chỉ gọi chứng tích do Mỹ gây ra mới là tội ác, thì tại sao Nhà nước CSVN không lấy những nơi công cộng, những tài sản chung của đất nước đã bị tàn phá vì bom đạn Mỹ làm di tích, mà lại nuốt chửng phần còn lại đổ nát của ngôi thánh đường đã thuộc quyền sở hữu của giáo dân Tam Toà hơn một thế kỷ qua?

Một khi đã kết án là Mỹ Ngụy độc ác gây ra tang thương trong chiến tranh, thì trong hoà bình, Nhà nước cần phải chứng minh cho thế giới biết cái chính nghĩa mà họ luôn rêu rao, là đánh đuổi ngoại xâm, đem lại tự do hạnh phúc cho người dân. Đáng lẽ ra, khi lên án Hoa Kỳ đã phá huỷ cả nơi thờ phượng của người theo đạo thì khi đất nước đã im tiếng súng, Nhà nước phải chứng tỏ được trách nhiệm bảo quốc an dân, ra tay giúp đỡ đồng bào xây dựng lại những gì đã bị kẻ thù tàn phá.

Hơn nữa, chứng tích tội ác chiến tranh của Mỹ (?) dù được lập luận thiên lệch thế nào, cũng không thể sánh được với tội ác cướp đất cướp biển của anh đồng chí đểu cáng Trung Quốc. Tại sao Nhà nước phải tránh né, không dám nhìn vào nỗi đau đang xé thịt, mà lại cố cào trên vết thẹo đã liền da ? Không phải chính Nhà nước VN vẫn luôn kêu gọi quên đi quá khứ đó sao ?

Và, tội ác của Mỹ gây ra cho nhân dân Việt Nam trong thời chiến dù có bị phóng đại đến đâu, cũng không thể sánh bằng tội ác và sự đê tiện của Nhà nước CSVN đã và đang gây ra cho chính con dân của mình, mà Tam Toà là một chứng tích còn nóng bỏng.

Như thế, sự thật của vấn đề Tam Toà là gì? Là Nhà nước cần giữ di tích tội ác chiến tranh để nhắc nhở cho toàn dân truyền thống bảo vệ đất biển mà cha ông để lại, hay họ cần chiếm ngôi nhà thờ đổ nát như con gà đẻ trứng vàng ? Cứ nhìn vào sự hèn nhát của Nhà nước CSVN trước sự xâm lấn của Trung Quốc hiện nay, thì có ngay câu trả lời.

Trong thời đại thông tin toàn cầu, qua biến cố đang xảy ra trên nền ngôi nhà thờ đổ nát Tam Toà, mọi người trên khắp thế giới đang quên dần chứng tích tội ác chiến tranh để nhìn vào đó một tội ác mới: Tội Ác CSVN Thời Hoà Bình - Một thứ tội ác mà Nhà nước CSVN đang đổ ngay trên đầu con dân nước Việt !

Nhìn vào quá trình cai trị đất nước của đảng CSVN, mọi người đều thấy đã có rất nhiều sai lầm và Nhà nước đã chính thức lên tiếng xin lỗi, sửa sai (!) - Điển hình là những giọt nước mắt cá sấu của cụ Hồ sau cuộc Cải Cách Ruộng Đất. Nhưng dù sự sửa sai có nặng tính mị dân cỡ nào, thì trong đó cũng có ít nhiều thiện chí. Có còn hơn không. Đảng CSVN không thể dùng phương pháp chụp giựt, “ăn xổi ở thì” để vận hành cả một guồng máy quốc dân như cách họ đang áp dụng ở mọi nơi. Lãnh đạo mà đánh mất niềm tin nơi quần chúng là điều tối kị, là đồng nghĩa với sự tự huỷ diệt.

Nếu có thiện chí thì cũng chẳng muộn. Để lấy lại phần nào niềm tin của cả nước và của nhân dân thế giới đang nhìn vào biến cố Tam Toà, Nhà nước CSVN không còn cách nào hơn là phải:

1. Ngưng ngay sự đàn áp giáo dân.
2. Trả lại giáo dân ngôi nhà thờ đổ nát.
3. Tích cực trợ giúp giáo dân Tam Toà xây dựng lại ngôi nhà thờ mới.

Nếu được như thế, thì Nhà nước có đổ tội lên đầu "Mỹ Ngụy" cũng không phải ngượng với thiên hạ.

Hy vọng ngày một tiến bộ, khi mọi sự thật đều hiện ra trên màn hình của mạng lưới toàn cầu, chính quyền Cộng sản Việt Nam cũng đã biết ngượng. /
Dallas, 30/8/2009
Joseph Nguyễn Anh Điện
 
quandiemvietnam:
"cộng sản rất thù ghét tôn giáo, nhưng lần này chúng phải nhượng bộ tại Tam Tòa, Quảng Bình. Các giáo dân (19 người được trả tự do vô điều kiện, và các yêu sách sắp được thỏa mãn) Tại sao? Tại vì 500 ngàn Cao Đình Thuyên, vì 200 ngàn giáo dân biểu tình, vì hành động dã man của công an núp dưới dạng du dãng, vì “yêu kẻ thù,” hay vì “đồng hành cùng dân tộc?”
Rất tiếc sau vụ Tam Toà cộng sản nhượng bộ, nhưng tại Cồn Dầu, tấn bi kịch thật thê thảm đến nổi gần 40 gia đình giáo dân Cồn Dầu phải bỏ quê hương xứ sở chạy sang Thái Lan lánh nạn, anh Nguyễn Thành Nǎm bị đánh đập và khủng bố đến chết. Vụ việc Cồn Dầu đâu phải nhỏ vì sự vụ đã lan đến Quốc hội Hoa Kỳ."