Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Chuyên đề Chiến Tranh Biên Giới Việt Trung 1979
Trích tác phẩm Chiến Tranh Biên Giới Việt Trung 1979, tác giả Sông Hồng bản in 2006








Thông cáo của Tòa Giám mục về Gx Tam Tòa và những vấn đề liên quan
VietCatholic News (04 Sep 2009 07:28)
TÒA GIÁM MỤC XÃ ĐOÀI
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An
Số 12/09 TB.TGM

http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=70847
Xã Đoài, ngày 04 tháng 9 năm 2009

Kính gửi: Quý Cha, quý tu sỹ, chủng sinh và anh chị em giáo dân Giáo phận Vinh,

Thưa quý Cha và anh chị em thân mến,
Từ ngày 20 tháng 7 năm 2009, sau khi 19 anh chị em giáo dân tại Tam Tòa bị đánh đập, bắt giữ; Thánh giá, tài sản của Giáo Hội và của giáo dân Tam Tòa bị chiếm đoạt bất công, toàn giáo phận đã hiệp thông cầu nguyện cho Tam Tòa.
Để nhắc nhở mọi người phải hết lòng cậy trông Chúa và thể hiện tình liên đới, các nhà thờ trong giáo phận đã treo biểu ngữ:

“CẦU NGUYỆN CHO GIÁO DÂN TAM TÒA,
BỊ CÔNG AN QUẢNG BÌNH ĐÁNH ĐẬP VÀ BẮT GIỮ”.

Tới nay tất cả 19 giáo dân Tam Tòa bị bắt giữ đã được thả về. Chúng ta cám ơn Chúa. Các giáo xứ dỡ biểu ngữ.

Tuy nhiên, tới nay tài sản của Giáo Hội và của giáo dân Tam Tòa vẫn chưa được trả hết, chúng ta yêu cầu chính quyền Quảng Bình phải bảo đảm công bằng.

Những anh chị em đã bị đánh đập, bắt giữ, nhất là 2 Cha đã bị đánh đập tàn nhẫn tại Đồng Hới, Quảng Bình bị tổn thương nặng về thể lý và tâm lý, đang cần được chữa trị. Chúng ta tiếp tục cầu nguyện, giúp đỡ để quý Cha và giáo dân Tam Tòa được mau bình phục, sớm ổn định cuộc sống.

Xin cám ơn quý Cha cùng tất cả anh chị em.

Thân mến,

Giám mục giáo phận Vinh
+ GM Phaolô Maria Cao Đình Thuyên
 
Tam Toà - Chứng tích tội ác CSVN thời Hoà Bình
VietCatholic News (31 Aug 2009 08:29)
Hơn một tháng qua, Nhà nước CSVN hẳn đã rất hồ hởi vì nhiều người trên thế giới bỗng dưng biết đến địa danh Tam Toà, nơi có ngôi nhà thờ bị tàn phá trong chiến tranh mà họ quy kết là do bom đạn Mỹ (?). Sự hồ hởi này chắc chắn không chỉ vì lại có thêm nhiều người biết đến cái gọi là "Chứng Tích Tội Ác Đế Quốc Mỹ ", một đề tài mà chính Nhà nước VN cũng biết là quá lỗi thời vì ngày nay, sau gần 35 năm “đánh cho Mỹ cút", họ lại đang nhờ chính kẻ thù cũ làm đối trọng quân sự trước thói tham lam lấn lướt của anh đồng chí thắm thiết Bắc phương, đồng thời cũng lại dựa vào vị trí hàng đầu của Hoa Kỳ trong số các nước đầu tư vào Việt nam, để mong được trở thành con rồng Kinh tế trong khu vực. Thế thì, cùng với sự khôn lanh giả dối cố hữu, Nhà nước VN chẳng dại gì vừa xin vừa chửi vào mặt kẻ đang thò tay vào hầu bao như vậy.

Để hiểu được ý đồ của Nhà nước trong biến cố Tam Toà, xin nhìn vào ngành Du lịch và bộ mặt Kinh tế tại Việt nam trong hai giai đoạn trước và sau khi Hoa Kỳ gỡ bỏ Cấm vận Thương mại - Tháng 2 năm 1994.

Trước tiên, nói đến "du lịch" là nói về một lãnh vực béo bở hái ra tiền, được mệnh danh là "kỹ nghệ không khói". Trong thời gian chiến tranh, ngành Du lịch cả hai miền Nam Bắc hầu như không có gì đáng kể. Sau chiến tranh, từ tháng Tư 1975 đến hết nửa đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, không phải vì chính quyền không nhìn ra lợi thế của ngành này, nhưng với con mắt đầy ngờ vực khi họ nhìn ngay cả đa số dân chúng miền Nam là những kẻ phản động, những CIA, thì việc cấm cửa khách du lịch từ những nước Âu Mỹ, trong đó có rất nhiều người Việt mong được về thăm gia đình là điều đương nhiên. Trong giai đoạn này, Nhà nước đặt "hồng" lên trên hết. Vì thế, trong một thời gian dài, tại những thành phố lớn, thỉnh thoảng mới có vài người khách ngoại quốc dạo phố hoặc kì kèo trả giá khi mua hàng. Hỏi ra thì toàn là khách Liên Xô hoặc những "bạn bè quốc tế" đến từ những nước Cộng sản Đông Âu. Riêng người Việt tị nạn CS định cư tại Hoa Kỳ, thì đến cuối thập niên này, mới có một số ít người lén về thăm thân nhân qua ngõ Thái Lan và vài nước Đông Nam Á.

Nhìn thêm về mặt Kinh tế, thì giai đoạn này quả là yếu kém. Sự cấm vận của Hoa Kỳ ảnh hưởng nặng nề tới nền Kinh tế vốn dĩ vẫn quen lệ thuộc vào sự viện trợ của nước ngoài, lại thêm cái gánh nợ chiến phí nặng nề phải trả cho hai đàn anh Liên Xô và Trung cộng đã dẫn Việt Nam đến sự kiệt quệ về mọi mặt. Tuy vậy, trong khi những ngành sản xuất èo uột không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, hoặc những hàng xuất nhập cảng không mấy đem lại lợi ích quốc dân, nhưng lại âm thầm đem nhiều lợi nhuận cho những cán bộ cao cấp. Riêng với những cán bộ cấp dưới, dù cũng có nhiều mánh khoé, nhiều thuận lợi để làm giàu, nhưng cơ hội được tiếp cận với Đô-la và dùng hàng ngoại nhập là rất hiếm, ngoại trừ những cán bộ làm việc tại các cửa khẩu.

Cũng may cho Việt Nam là kể từ tháng Hai năm 1992, khi Hoa Kỳ cho phép xuất cảng hàng nhu yếu phẩm và nhất là sau khi được cởi bỏ cấm vận vào năm 1994, thì không những chỉ có hàng hoá, mà khách nước ngoài vào Việt Nam tăng lên gấp bội; trong đó, chiếm đa số là những Việt kiều. Công bằng mà xét, cũng chính nhờ vào sự tiêu xài hào phóng trong những chuyến về thăm quê hương, và sự tận tụy chuyển tiền về giúp thân nhân bên quê nhà của những "khúc ruột xa ngàn dặm" mà nền Kinh tế của Việt Nam mới được thay da đổi thịt. Từ giai đoạn hết bị cấm vận này, đồng Đô-la Mỹ và những đồng tiền nhiều giá trị trên thế giới đã có mặt trên khắp đất nước, từ phố thị tới thôn quê. Cũng nhờ vào sự tiếp cận này mà rất nhiều sáng kiến đóng góp cho ngành Du lịch đã nảy ra từ những địa phương. Đầu tiên phải kể đến là những điểm du lịch với hình thức èo uột ăn tiền Cụ Hồ của khách nội, đã nhanh chóng biến thành những địa điểm "hoành tráng", để câu khách Việt kiều.

Nhưng, hai sáng kiến ưu việt được đưa ra để chiêu dụ Việt kiều và khách nước ngoài chính là sự khơi được nguồn cảm xúc thương nhớ quê hương, và sự đánh bóng những điểm du lịch. Vì thế, từ những câu hò điệu múa, những làng nghề truyền thống, những sản phẩm thô kệch cho tới các … hang cùng ngõ hẻm, nhất nhất đều được thổi vào đấy một ý nghĩa thắm thiết giục gọi mối tư hương, hay được khoác lên một nhãn hiệu mới. Nào là: "Di sản Văn hoá Thế giới", “Di sản Văn hoá vật thể … và phi vật thể", “Di sản Thiên nhiên Thế giới", "Di tích Lịch sử cấp Quốc gia"...v.v. Từ khi vịnh Hạ Long và động Phong Nha - Kẻ Bàng lần lượt được Unesco công nhận là di sản Thiên nhiên của thế giới, tạo sức hút mạnh cho ngành Du lịch làm ăn khấm khá, thì giới hữu quyền lớn bé đều ra sức nhào nặn, đánh bóng đủ mọi loại, kể cả những thứ tầm thường. Bằng mọi cách, họ đề nghị Unesco ban tặng, hoặc tự gắn vào những thứ đó cái huy hiệu "Di Sản" hoặc "Di Tích" để chiêu dụ du khách.

Di tích Tam Toà đương nhiên không thoát khỏi sự chiếu cố này!

Nhưng, nếu gọi đây là "Chứng tích Tội ác Đế quốc Mỹ" thì e rằng không ổn, vì trong chiến tranh, các phe tham chiến đều tìm mọi cách để triệt hạ đối phương. Hoa Kỳ chắc chắn đã không khờ khạo sai phi công đem bom bay thẳng tới dội vào nhà thờ Tam Toà. Sở dĩ họ bắn phá, dội bom vào nhà thờ là vì đã có bộ đội, có du kích Việt cộng chiếm cứ cao điểm này để bắn hạ máy bay Mỹ đang oanh tạc những điểm chiến lược vùng Đồng Hới. Điều này rất dễ hiểu vì trong cuộc xâm lăng miền Nam, khi tiến đánh bất cứ nơi nào, yếu điểm mà quân bộ đội miền Bắc cần chiếm cứ đầu tiên là những tháp nước, những tháp chuông, những cao ốc để dễ dàng bắn hạ máy bay. Trong chiến tranh, kẻ nào dại là chết. "Vỏ quýt dầy có móng tay nhọn". Các phi công Hoa Kỳ hay của Việt Nam Cộng Hoà cũng chẳng dại hay đạo đức đến mức vì sự an toàn của nơi thờ phượng, mà cứ để kẻ địch tha hồ xả đạn từ những gác chuông, như đã xảy ra tại nhà thờ Tam Toà vào những năm 1966 và 1968. Ít nhiều gì, họ cũng cần phải bắn trả.

Thật khó mà luận về con gà với quả trứng thứ nào có trước, thì với sự tàn phá nhà thờ Tam Toà, cũng khó mà đổ lỗi cho bên nào. Trong chiến tranh, phe nào cũng đúng, cũng có lý do để xả bom đạn. Chỉ có dân chúng luôn là kẻ chịu thiệt thòi! Giáo dân xứ Tam Toà từ những năm chiến tranh khốc liệt đã đau khổ nhìn ngôi thánh đường đổ nát. Họ chỉ biết cầu nguyện, cố gắng dành dụm, quyên góp và mong có ngày hoà bình để dựng lại từ đầu trên nền nhà thờ cũ ngày một rêu phong.

Bất hạnh thay! Hoà bình đã đến trên quê hương gần 35 năm trời nhưng thanh bình vẫn còn xa vời vợi ! Ước nguyện của giáo dân Tam Toà cũng ngày một mong manh vì kể từ tháng Ba năm 1997, khi chính quyền tỉnh Quảng Bình nhận ra rằng ngành Du lịch khắp nơi đã gặt được những mùa bội thu nhờ vào những huy hiệu "Di Sản" và "Di Tích", thì họ đã vội vàng gắn cho nhà thờ đổ nát Tam Toà danh hiệu Di Tích Lịch Sử - Chứng Tích Tội Ác của Mỹ - để cướp trắng toàn bộ khuôn viên nhà thờ và cướp đi cả niềm hy vọng từ những giáo dân nghèo nàn.

Trên quê hương Việt Nam, chứng tích tội ác chiến tranh nơi nào cũng có. Nếu đem ra đếm, thì chứng tích do Việt cộng gây ra cho dân chúng miền Nam có lẽ trội hơn. Nhưng nếu chỉ gọi chứng tích do Mỹ gây ra mới là tội ác, thì tại sao Nhà nước CSVN không lấy những nơi công cộng, những tài sản chung của đất nước đã bị tàn phá vì bom đạn Mỹ làm di tích, mà lại nuốt chửng phần còn lại đổ nát của ngôi thánh đường đã thuộc quyền sở hữu của giáo dân Tam Toà hơn một thế kỷ qua?

Một khi đã kết án là Mỹ Ngụy độc ác gây ra tang thương trong chiến tranh, thì trong hoà bình, Nhà nước cần phải chứng minh cho thế giới biết cái chính nghĩa mà họ luôn rêu rao, là đánh đuổi ngoại xâm, đem lại tự do hạnh phúc cho người dân. Đáng lẽ ra, khi lên án Hoa Kỳ đã phá huỷ cả nơi thờ phượng của người theo đạo thì khi đất nước đã im tiếng súng, Nhà nước phải chứng tỏ được trách nhiệm bảo quốc an dân, ra tay giúp đỡ đồng bào xây dựng lại những gì đã bị kẻ thù tàn phá.

Hơn nữa, chứng tích tội ác chiến tranh của Mỹ (?) dù được lập luận thiên lệch thế nào, cũng không thể sánh được với tội ác cướp đất cướp biển của anh đồng chí đểu cáng Trung Quốc. Tại sao Nhà nước phải tránh né, không dám nhìn vào nỗi đau đang xé thịt, mà lại cố cào trên vết thẹo đã liền da ? Không phải chính Nhà nước VN vẫn luôn kêu gọi quên đi quá khứ đó sao ?

Và, tội ác của Mỹ gây ra cho nhân dân Việt Nam trong thời chiến dù có bị phóng đại đến đâu, cũng không thể sánh bằng tội ác và sự đê tiện của Nhà nước CSVN đã và đang gây ra cho chính con dân của mình, mà Tam Toà là một chứng tích còn nóng bỏng.

Như thế, sự thật của vấn đề Tam Toà là gì? Là Nhà nước cần giữ di tích tội ác chiến tranh để nhắc nhở cho toàn dân truyền thống bảo vệ đất biển mà cha ông để lại, hay họ cần chiếm ngôi nhà thờ đổ nát như con gà đẻ trứng vàng ? Cứ nhìn vào sự hèn nhát của Nhà nước CSVN trước sự xâm lấn của Trung Quốc hiện nay, thì có ngay câu trả lời.

Trong thời đại thông tin toàn cầu, qua biến cố đang xảy ra trên nền ngôi nhà thờ đổ nát Tam Toà, mọi người trên khắp thế giới đang quên dần chứng tích tội ác chiến tranh để nhìn vào đó một tội ác mới: Tội Ác CSVN Thời Hoà Bình - Một thứ tội ác mà Nhà nước CSVN đang đổ ngay trên đầu con dân nước Việt !

Nhìn vào quá trình cai trị đất nước của đảng CSVN, mọi người đều thấy đã có rất nhiều sai lầm và Nhà nước đã chính thức lên tiếng xin lỗi, sửa sai (!) - Điển hình là những giọt nước mắt cá sấu của cụ Hồ sau cuộc Cải Cách Ruộng Đất. Nhưng dù sự sửa sai có nặng tính mị dân cỡ nào, thì trong đó cũng có ít nhiều thiện chí. Có còn hơn không. Đảng CSVN không thể dùng phương pháp chụp giựt, “ăn xổi ở thì” để vận hành cả một guồng máy quốc dân như cách họ đang áp dụng ở mọi nơi. Lãnh đạo mà đánh mất niềm tin nơi quần chúng là điều tối kị, là đồng nghĩa với sự tự huỷ diệt.

Nếu có thiện chí thì cũng chẳng muộn. Để lấy lại phần nào niềm tin của cả nước và của nhân dân thế giới đang nhìn vào biến cố Tam Toà, Nhà nước CSVN không còn cách nào hơn là phải:

1. Ngưng ngay sự đàn áp giáo dân.
2. Trả lại giáo dân ngôi nhà thờ đổ nát.
3. Tích cực trợ giúp giáo dân Tam Toà xây dựng lại ngôi nhà thờ mới.

Nếu được như thế, thì Nhà nước có đổ tội lên đầu "Mỹ Ngụy" cũng không phải ngượng với thiên hạ.

Hy vọng ngày một tiến bộ, khi mọi sự thật đều hiện ra trên màn hình của mạng lưới toàn cầu, chính quyền Cộng sản Việt Nam cũng đã biết ngượng. /
Dallas, 30/8/2009
Joseph Nguyễn Anh Điện
 
quandiemvietnam:
"cộng sản rất thù ghét tôn giáo, nhưng lần này chúng phải nhượng bộ tại Tam Tòa, Quảng Bình. Các giáo dân (19 người được trả tự do vô điều kiện, và các yêu sách sắp được thỏa mãn) Tại sao? Tại vì 500 ngàn Cao Đình Thuyên, vì 200 ngàn giáo dân biểu tình, vì hành động dã man của công an núp dưới dạng du dãng, vì “yêu kẻ thù,” hay vì “đồng hành cùng dân tộc?”
Rất tiếc sau vụ Tam Toà cộng sản nhượng bộ, nhưng tại Cồn Dầu, tấn bi kịch thật thê thảm đến nổi gần 40 gia đình giáo dân Cồn Dầu phải bỏ quê hương xứ sở chạy sang Thái Lan lánh nạn, anh Nguyễn Thành Nǎm bị đánh đập và khủng bố đến chết. Vụ việc Cồn Dầu đâu phải nhỏ vì sự vụ đã lan đến Quốc hội Hoa Kỳ."
Hơn 200.000 giáo dân đổ về Vinh dự lễ bổn mạng giáo phận
"Thử hình dung một cuộc tập trung lớn Vinh 18 tháng 8, 2009 khác với cuộc tập trung của thanh niên tại Bắc Giang 25 tháng 7, 2010. Sự khác nhau đó là gì? Những cuộc tập trung lớn này vẫn không thể so sánh với cuộc tập trung trên quảng trường Tahrir ở Ai Cập ngày 11 tháng 2, 2011 cả về hình thái và lý tưởng chính trị."
quandiemvietnam
VietCatholic News (18 Aug 2009 01:10)
 
Hôm qua, chủ nhật 16 tháng 8, Giáo hội Công giáo toàn cầu tổ chức lễ kính Đức mẹ Hồn xác lên trời. Lễ Đức Mẹ Hồn xác lên trời là quan thầy của Giáo phận Vinh – nơi đang còn rất “nóng” vì sự kiện Công an Quảng Bình, cấm dựng nhà tạm trên nền nhà thờ Tam Toà làm nơi phụng tự, đánh đập linh mục, giáo dân, bắt giữ giáo dân - nên việc mừng lễ quan thầy giáo phận trở thành hết sức đặc biệt.

Chung tay vì Tam Tòa

Hình ảnh Giáo phận Vinh mừng lễ quan thầy tại quảng trường Toà Giám mục Vinh, tỉnh Nghệ An, vừa được đưa lên nhiều diễn đàn điện tử.

Cả một rừng người với cờ giáo hội, với các bandrole có nội dung: “Công lý sẽ đẩy lùi bất công”, “Cả giáo phận chung tay hành động để cứu lấy Tam Toà”, “Tam Toà vững tin”, “Chính quyền Quảng Bình phải chịu quả báo vì hành động bất công của mình”, “Cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về công lý, về những người yêu mến giáo hội”,... gây ấn tượng đặc biệt nơi tất cả người xem.

Linh mục Võ Thanh Tâm, Tổng đại diện Giáo phận Vinh kể về lễ mừng quan thầy hết sức đặc biệt của giáo phận này:

Nói về số lượng thì chừng 200.000 người về dự lễ. Họ biểu thị lòng thương mến đối với Tam Toà. Họ cầu nguyện cho nơi đau khổ đó nhưng mà họ không làm gì là bạo động hết. Chỉ nói lên chí khí bất khuất của mình thôi chứ không đả đảo, không làm gì khác.

Trong buổi cầu nguyện ban đêm, họ cũng xin Chúa tha thứ cho những người lầm lỗi, làm mà không biết hoặc là những người bách hại khiến mình đau khổthì cũng xin Chúa thứ tha, để họ nhận biết đường sáng mà đi. Với Công giáo, điểm đặc biệt là không hận thù.

Đánh linh mục, đánh giáo dân thì họ cương quyết nói đấy là sai trái, không đúng với pháp luật nhưng mà họ không hận thù.

Điểm tốt là 200.000 người về nhưng mà Công an giúp cho giao thông dễ dàng. Tuy nhiên số lượng nhiều quá nên bị nghẹt. Ở vùng này được chừng 100.000 – 120.000 thôi, còn 60.000 – 70.000 thì ở cách đây 4km – 5km. Có người đứng cách đây cả cây số để xem lễ, vọng về đây. Đông đến thế đấy! Tất cả các ngả đường đều nghẹt kín mà không xảy ra chuyện gì.

Công giáo có cờ vàng – trắng từ thời 1950 tới nay. Màu trắng ở phía trên, màu vàng ở phía dưới. Nó như cờ của Giáo hội Công giáo. Trắng là công bình, vàng là bác ái. Sau lễ họ hát bài hướng về Tam Toà, họ phất cờ, rất đẹp, rất xúc động.

Chỉ thế thôi. Tôi thấy yên ổn. Không có chuyện gì. Không có án mạng. Không có đổ máu. Tôi thấy mừng
.”

Ứng xử của chính quyền

Trước thực tế đó, ngoài việc cử cảnh sát giao thông giữ và điều hoà trật tự giao thông, chính quyền ứng xử ra sao, Linh mục Võ Thanh Tâm nhận xét:

Công an đề nghị cử những người trong Ban Hành giáo của giáo hội đứng với họ bởi họ sợ giáo dân không biết, tưởng họ ngăn cản, đánh rồi sinh sự ra. Cho nên những tổ mà có Công an huyện giữ trật tự giao thông cho xe lui, xe tới thì có cả trật tự của Công giáo đứng đó để giáo dân biết là những anh em đó giúp cho giao thông khỏi bị đình trệ thôi chứ không phải ra để ngăn cản.

Hai, ba tỉnh ngoài này là yên ổn.

Ngoài này họ khôn lắm. Có những chuyện như trong Tam Toà, họ để cho làm. Nếu mà thất lý với họ, họ mời Toà Giám mục đến làm việc có trước, có sau. Cũng được! Chứ không như Quảng Bình
.”

Riêng tình hình Tam Toà, Linh mục Võ Thanh Tâm cho biết, trong số các giáo dân đã bị bắt chỉ còn chị Cao Thị Tình chưa được thả. Ông nói:
“Không biết tại sao giữ lại mãi. Có phải chỉ vì dấu bầm ở trên mặt thôi hay là họ giữ lại để làm việc gì nữa thì chúng tôi chưa rõ.

Chúng tôi vẫn còn đang yêu cầu về đường lối, khi mà Giáo hội đã muốn tìm hoà bình thì Nhà nước cũng phải nhận thấy, điều Quảng Bình đã làm là không đúng.

Thế là được thôi. Chứ còn khoét sâu nữa, xảy ra đổ máu thì Mẹ Tổ quốc cũng đau đớn mà người mẹ Giáo hội cũng chẳng vui sướng gì! Bình ổn cuộc sống càng nhanh để làm ăn, thờ Chúa thì hay hơn.

Trong đó người ta bức xúc là không có đất. Hứa giao cho người ta một miếng đất để làm nhà thờ mà không giải quyết. Đó là điều phải lưu tâm.

Không biết tương lai như thế nào nhưng bây giờ Đức cha Cao Đình Thuyên đang ổn định. Ngài bảo không nên hận thù, không nên theo định luật “mắt thay mắt, răng thay răng”. Công giáo không có điều đó và sẵn sàng tha thứ cho những kẻ làm khốn mình, làm khổ mình!

Chúng tôi hy vọng sớm được bình yên. Tôi cũng mong xứ Tam Toà nhanh bình ổn, bằng yên và chính quyền giải quyết vấn đề này theo nguyện vọng của Công giáo cho nó xuôi, tốt đẹp.

Mặc dù đã xảy ra chuyện không đẹp nhưng ta phải tô lại, làm cho đẹp. Chứ nó đã không đẹp rồi mà lại móc ra để làm cho không đẹp hơn thì tôi nghĩ điều đó là không có thiện chí.”
Trân Văn, RFA
Lá chắn của csVN: "Bọn côn đồ lưu manh"
VietCatholic News (17 Aug 2009 18:37)
 
- Định nghĩa ngắn về côn đồ: kẻ chuyên gây sự, hành hung, trấn áp.

- Bọn côn đồ: kẻ vô lại, thuộc loại người tồi trong xã hội.

Mới đây nhất qua vụ Thái Hà, Tam Tòa, Bát Nhã danh xưng côn đồ đã được biên cải thành dạng "quần chúng tự phát", hay nôm na theo mùi vị trinh thám hành động sẽ hóa thành „xã hội đen“.

Công thức chung đang được csVN thực hiện tàn bạo tại nhà thờ Tam Tòa và chùa Bát Nhã: côn đồ = quần chúng tự phát = xã hội đen

Theo giới an ninh của VN cho biết loại hình tội phạm nổi cộm hiện nay ở thành phố là những bọn côn đồ hung hãn. Chúng thường tụ tập với số lượng đông hình thành nên các ổ nhóm. Chúng có thể chém giết nhau vì bất cứ lý do gì. Dọc từ Bắc vào Nam đang thành hình rất nhiều ổ nhóm như thế, nhất là tại các thành phố lớn đông dân cư. Nhiều khi đám côn đồ còn đi theo bước chân giang hồ dong duổi về tới tận làng quê.

Theo một tờ báo quốc nội nhận định: „Đây là tội phạm xã hội đen, hoạt động thành băng đảng, có quan hệ với giới chức chính quyền, doanh nghiệp và chúng gây án với những ai cản trở công việc làm ăn của chúng. Hiện nay các ổ nhóm côn đồ hung hãn ở Hải Phòng cơ bản là những thanh thiếu niên rất trẻ. Động cơ phạm tội thường vì sĩ diện, ganh đua và đạt sở thích tội lỗi.“

Theo kinh nghiệm của chị Tạ Phong Tần thì khi côn đồ thanh toán với nhau đều để người dân bàng quang đứng qua một bên, miễn là đừng xâm hại gì đến quyền lợi riêng của họ.

Nếu đúng như vậy thì tại VN đang có một thế lực ngầm trong giới thanh thiếu niên, tuy nhỏ, lẻ tẻ nhưng các băng nhóm này luôn gây xáo động đời sống của dân. Càng nguy hiểm hơn cho người dân khi bọn công an hoặc cán bộ mua chuộc sử dụng băng đảng tội ác này.

Để đạt tới sở thích tội lỗi và lại được công an nhà nước, người giữ luật hỗ trợ thì bọn cô đồ này chẳng khác nào rồng thêm cánh.

Nếu hình dung bạo quyền csVN độc tài đang nắm giữ hoàn toàn hệ thống an ninh và đây chính là công cụ vẹn toàn để bao che, gìn giữ cho một chế độ độc đảng và cộng thêm vây cánh của bọn côn đồ với biện hộ "vì dân vì nước" được quyền biệt lập đứng ra khỏi khuôn khổ luật pháp thì đó đúng là một „đảng cướp riêng“của nhà nước csVN. Đã vậy thủ phạm lại "đánh trống la làng" thậm chí còn viện dẫn qua thông tin báo chí, truyền hình với những lời lẽ lớn lao như „chống phản động“, "chỉ muốn gìn giữ an ninh xóm làng" để quay sang quy chụp, bắt bớ, đánh đập, đổ tội, cướp bóc trắng trợn tài sản của nhà thờ, nhà chùa cũng như của dân nghèo thấp cổ bé họng. Đôi khi chức năng của công an thay vì gìn giữ an ninh thì trở thành những tên KHỦNG BỐ như đã xảy ra tại dòng tu Thái Hà, nhà thờ Tam Tòa và chùa Bát Nhã.

Trong tình cảnh chênh lệch to lớn về quyền hành nắm trong tay bọn cướp và người dân không còn ai đứng ra bảo vệ cho nên hầu hết đều phải chịu ngậm đáng nuốt cay, đó là các nguyên nhân bùng nổ cho các cuộc dân oan xuống đường đòi công lý, đòi đất, đòi lẽ phải cho mình…

Một đất nước mất an ninh khi có dịp tổng kết trong một tuần lễ về các nhóm côn đồ đang hoành hành trên mọi địa bàn và có những bọn côn đồ đang là tay sai của các cán bộ, công an nhà nước csVN.

- Khởi tố côn đồ “làm luật” với tài xế xe chở đất (nld.com.vn - 15-08-2009): Vụ án “cưỡng đoạt tài sản” để tiếp tục điều tra một nhóm côn đồ chuyên trấn lột các tài xế xe ben. Chuyện ngược đời: Côn đồ ngang nhiên chặn xe thu 'phí'.

- Cán bộ phường gọi côn đồ đánh 3 bố con là cử nhân Luật (dantri.com.vn - 13-08-2009): Một số người dân ra can ngăn cũng bị nhóm côn đồ gây thương tích, trong đó có anh Nguyễn Tiến Dũng. Rất nhiều người bất bình với hành vi côn đồ của Nguyễn Ngọc Qúy – cán bộ văn phòng UBND phường Ngọc Khánh (Ba Đình).

- Cán bộ phường gọi côn đồ “giải quyết” va chạm giao thông (cand.com.vn - 12-08-2009): Như tin đã đưa, khoảng 21 giờ 30 phút ngày 7/8, Nguyễn Ngọc Quý, 33 tuổi, đi xe máy ngược chiều trên đường Láng Hạ và va chạm với xe máy do anh Nguyễn Đức Hưng (36 tuổi) điều khiển, chở 2 con là Nguyễn Đức Huy (14 tuổi) và Nguyễn Đàm Quân (4 tuổi). Sau khi xảy ra va chạm, Quý đã gọi khoảng 10 thanh niên đến, dùng hung khí tấn công 3 bố con nạn nhân trọng thương… Nguyễn Ngọc Quý (hiện là cán bộ làm công tác thống kê tại UBND phường, có bằng cử nhân Luật) vịn cớ say rượu nên không nhớ việc mình làm nhưng thừa nhận đã gọi đồng bọn đến hành hung 3 bố con nạn nhân.

- Nữ phóng viên bị côn đồ đánh giữa đường (vietnamnet.vn - 13-08-2009): Chị Hồ Thu Thuỷ đang trên đường từ toà soạn trở về nhà thì bị 4 đối tượng đi trên 2 xe máy chặn lại hành hung ngay gần nhà tại khu tập thể trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội).

- Một phóng viên bị dọa giết (vietnamnet.nv - 17/08/2009): Liên tiếp trong những ngày gần đây, phóng viên Trần Ngọc Thọ của Báo Thanh Niên nhận được hàng loạt tin nhắn, điện thoại đe dọa tính mạng. Ngày 17/8, anh Trần Ngọc Thọ - phóng viên thuộc Ban thư ký, Báo Thanh Niên – đã có “đơn yêu cầu được bảo vệ tính mạng” gửi đến Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC14) Công an TP.HCM để nhờ cơ quan này can thiệp, bảo vệ tính mạng.

- Khởi tố nhóm côn đồ bịt mặt chém người trong quán bi-da (dantri.com.vn - 11-08-2009): đã khởi tố và bắt tam giam đối tượng Uông Ngọc Đá và nhóm côn đồ bịt mặt đã dùng hung khí tấn công 3 thanh niên trọng thương.

- Côn đồ đánh trọng thương công nhân (cand.com.vn - 10-08-2009): Đi đến ngã 3 Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt, các anh gọi một người đi xe đạp bán bánh mỳ rong để mua thì bất ngờ xuất hiện 4 thanh niên đằng đằng sát khí ập đến. Chúng lao vào đấm đá khiến anh Nguyễn Văn Hùng bị ngất… Thế rồi các đối tượng rút “hàng nóng” xông vào chém vào đầu cả hai anh. Anh Luân bị chấn thương sọ não hiện đang trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện.

- Côn đồ vào bệnh viện chém người trọng thương (ngoisao.net - 07-08-2009): Trong lúc cùng mọi người chăm sóc cô gái bị tai nạn, gia đình chị Hải bị 7 thanh niên lạ mặt dùng dao kiếm xông vào bệnh viện chém khiến 2 người thương tích. Trước đó, khoảng 0h30 ngày 5/8, anh Vũ ở 128C Đại La đi xe máy va chạm với một xe máy khác trên đường Trần Nhật Duật, làm người phụ nữ bị tai nạn phải đưa vào bệnh viện Việt Đức cấp cứu. Khoảng 3h cùng ngày, có khoảng 7 thanh niên xông vào phòng cấp cứu. Bọn chúng chém hai người nhà chị Hải trọng thương.

- Côn đồ miền quê lộng hành (60s.com.vn - 05/08/2009): Đêm 3-8, hơn 50 thanh niên xã Điện Thắng Nam (H. Điện Bàn, Quảng Nam) với gậy gộc, mã tấu và bom xăng tự tạo đã bất ngờ ập vào tấn công người dân thôn Thanh Quýt 2, xã Điện Thắng Trung (H. Điện Bàn). Nhiều ngôi nhà ven đường bị ném xăng, đập phá khiến người dân bỏ chạy, gây náo loạn cả vùng quê yên bình.

- Một số côn đồ tiếp tục đánh đập các tín đồ Ðạo Tin Lành ở Thanh Hóa (nguoiviet.net – 16/8/2009): Trong một văn bản cầu cứu gửi đi khắp nơi, Mục Sư Nguyễn Trung Tôn của một hội thánh Tin Lành trong tỉnh Thanh Hóa cho hay tín hữu thuộc hội thánh của ông và cả cá nhân ông đã bị công an xã cùng một số đoàn thể của nhà cầm quyền địa phương tới hành hung… “Sáng nay, Chúa Nhật 16 Tháng Tám, vào lúc khoảng 8 giờ 30, khi hội thánh đang học lời Chúa tại nhà anh Nguyễn Văn Thịnh thì lại có ông Nguyễn Viết Bộ xưng là đại diện Mặt Trận Tổ Quốc, ông Dung, ông Kiều - nhân viên an ninh thôn và một số côn đồ khác tiếp tục vào nhà anh Thịnh đánh đập các tín đồ và bản thân tôi.”

Giáo phận Vinh tố cáo bọn „côn đồ nấp bóng“ công an Quảng Bình trước công luận thế giới như một người tiên phong trong công cuộc đòi công lý và sự thật

- Theo thông cáo thứ 4 của VP Thư ký Tòa Giám mục Giáo phận Vinh ngày 30/07/2009 đã tố cáo mạnh mẽ thói côn đồ của công an Quảng Bình trước dư luận thế giới (giaophanvinh.net): Tin 2 linh mục và một số giáo dân Vinh bị nhóm "côn đồ" đánh đập tại Tam Tòa trước sự chứng kiến của những người mang sắc phục công an, làm cho dư luận khắp nơi thêm phẫn nộ, bàng hoàng, lo lắng. Nhiều nơi điện thoại về Tòa Giám mục thăm hỏi tình hình và phỏng vấn. Cha Fx. Võ Thanh Tâm, Tổng đại diện Giáo phận Vinh đã xác định chắc chắn có sự việc trên.

- Nếu công an nói rằng họ đến để dẹp việc gây rối trật tự công cộng thì tại sao lại lấy hết tất cả các máy quay phim, chụp hình của giáo dân, tới nay cũng chưa trả lại. Nếu họ làm việc chính nghĩa thì phải để cho dân thấy chứ?

- Cụ thể hơn cả là tại sao trong mấy ngày qua, công an không bắt nhóm "côn đồ" đông tới hàng 100 đánh đập 2 linh mục và các giáo dân trong ngày 27/7/2009 ?

- Tiếp theo là Văn thư của Tòa Giám mục Xã Đoài (ngày 06/8/2009) trả lời các công văn 1652/UBND-NC và 1684/UBND-NC của UBND tỉnh Quảng Bình như một bản án vạch mặt chỉ tên: §2. Chúng tôi luôn khẳng định với lý chứng rõ ràng rằng: công an Quảng Bình đã đánh đập, bắt giữ giáo dân và chiếm đoạt trái phép tài sản của giáo dân và của Giáo Hội là trái pháp luật. §3. Việc 2 linh mục và các giáo dân bị đánh đập ngày 27/7/2009 tại Đồng Hới, chúng tôi có đầy đủ chứng cứ để nói rằng hành động ấy có chủ mưu rõ ràng. Các linh mục và Đại diện Hội đồng mục vụ các giáo xứ hạt Kỳ Anh, Hà Tĩnh vào Tam Tòa với mục đích thăm các gia đình bị nạn, và không có một hành vi nào gây mất trật tự tại đó mà đã bị đánh đập tàn nhẫn. Điều làm cho nhiều người phẫn nộ là 2 linh mục và các giáo dân bị đánh trọng thương trước sự chứng kiến của những người mang sắc phục công an. §4. Chúng tôi cho rằng ông Trần Công Thuật - phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc linh mục Ngô Thế Bính bị đánh trọng thương.

Kết luận

Ngoài Biển Đông nhà nước csVN để giặc phương Bắc xâm ngang nhiên chiếm bờ cõi tổ quốc còn trong nước đang bị giặc nội xâm hoành hành qua các bàn tay lông lá của bọn công an tiếp sức cho các băng đảng côn đồ, vậy ai còn có thể bảo vệ pháp luật, giữ gìn an ninh cho người dân được nữa?

Văn thư của Tòa Giám mục Xã Đoài (ngày 06/8/2009) trả lời UBND tỉnh Quảng Bình như một lời tố cáo công khai cho việc mất an ninh của người dân: "Cho tới nay trên địa bàn thành phố Đồng Hới chưa bảo đảm an toàn tính mạng cho giáo dân và các linh mục, nên Tòa Giám mục Giáo phận Vinh chúng tôi chưa thể vào làm việc với Ủy Ban được."

CsVN đang đánh đu với bọn côn đồ, băng đảng quần chúng tự phát và các nhóm tội phạm xã hội đen chính là lúc người dân sẽ thấy rõ một chính thể băng hoại và đang tự đào mồ chôn chính mình.

Thật hổ thẹn khi một tờ báo Đức Flensburg Online loan tin về Tam Tòa bằng tựa đề: „Jagd auf Frauen und Kinder. Eskalation der Gewalt gegen Christen in Vietnam“ (Săn bắt phụ nữ và trẻ em. Gia tăng đàn áp người Tín Hữu tại Việt Nam).

Như thế chỉ có bọn cướp hoặc côn đồ được bao che bởi csVN mới dám liều lĩnh làm điều này!
Hà Long

Ngoại trưởng Hoa Kỳ kêu gọi tự do internet

Bà Hillary Clinton
Ngoại trưởng Hillary Clinton cảnh báo các quốc gia độc tài không nên hạn chế tự do internet vì sẽ không thể thành công.
Bà cũng nêu tên Việt Nam trong số các nước hạn chế tự do trên không gian ảo.

Trong bài phát biểu đầu tiên kể từ cuộc nổi dậy Ai Cập, bà Clinton nói Hoa Kỳ cam kết thúc đẩy tự do internet trên toàn cầu.
Phát biểu của bà Clinton được đưa ra đúng lúc các nhà vận động trên mạng đang tổ chức biểu tình chống chính phủ tại một số quốc gia Trung Đông.
Bà ngoại trưởng nói: "Đây là ưu tiên hàng đầu về chính sách ngoại giao và ưu tiên này sẽ ngày càng được chú trọng trong những năm tới".

Hạn chế tự do

Trong bài diễn văn quan trọng về chính sách đối ngoại, bà Hillary Clinton thông báo rằng chính phủ Mỹ sẽ đầu tư thêm 25 triệu đôla để hỗ trợ các nhân vật bất đồng chính kiến trên mạng internet, cũng như các nhà vận động chống lại sự trấn áp của chính quyền trên không gian ảo.
Bà nêu danh Trung Quốc, Syria, Cuba, Việt Nam và Miến Điện như các quốc gia đang hạn chế ngôn luận trên internet, và nói rằng cố gắng của Ai Cập nhằm bịt miệng người biểu tình bằng cách chặn mạng internet đã không thành công.
Theo bà Clinton, các mạng xã hội như Twitter và Facebook là công cụ quan trọng cho người dân cất tiếng nói bày tỏ nguyện vọng của mình.
Bà ngoại trưởng cũng thông báo rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ mở tài khoản Twitter bằng các thứ tiếng Hoa, Nga và Hindi, bên cạnh các tiếng đã sẵn có là Pháp, Tây Ban Nha, Ảrập và Farsi.
Bà thừa nhận rằng vấn đề còn tồn tại trên mạng internet là các lời lẽ hằn học có thể gây thù hận, nhưng cho là nhiều khi việc kiểm duyệt những lời lẽ đó lại là vi phạm quyền tự do ngôn luận.
"Cách trả lời tối ưu nhất cho những lời lẽ hằn học là có thêm tự do ngôn luận. Người dân cần phải lên tiếng chống lại sự hiềm khích và thù hằn."
Ngoại trưởng Clinton cũng gắn tự do internet với phát triển kinh tế.

Vụ Wikileaks

Bài phát biểu của bà Clinton cũng trùng hợp với thời điểm ở Mỹ đang có ý kiến không đồng nhất về việc rỏ rỉ trên mạng Wikileaks hàng trăm nghìn tài liệu mật.
Đây (tự do internet) là ưu tiên hàng đầu về chính sách ngoại giao và ưu tiên này sẽ ngày càng được chú trọng trong những năm tới.
Ngoại trưởng Hillary Clinton
Bà ngoại trưởng tuyên bố cần phân biệt rõ ràng việc Wikileaks nắm trong tay các điện tín mật của quốc gia với tự do internet.
"Về bản chất thì vụ Wikileaks bắt đầu bằng hành vi trộm cắp. Tài liệu của chính phủ bị ăn cắp cũng giống như bị lấy trộm ra ngoài vậy."
Bà phản ứng trước lập luận cho rằng chính phủ cần thực thi tất cả các hoạt động một cách công khai và minh bạch.
"Hoa Kỳ không thể bảo đảm an ninh cho người dân cũng như thúc đẩy nhân quyền và dân chủ trên thế giới nếu như chúng ta phải công bố tất cả các chi tiết của những chiến dịch nhạy cảm nhất."
Trước đó, Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ đã ra phúc trình chỉ trích nỗ lực của Bộ Ngoại giao trong việc đấu tranh chống kiểm duyệt internet tại Trung Quốc và một số quốc gia khác.
Ủy ban này nói quan chức ngành ngoại giao quá chậm chạp trong việc chi tiêu các khoản ngân quỹ mà Hạ viện đã cấp để phát triển công nghệ chống kiểm duyệt mạng.
Phúc trình này dự tính được công bố trùng thời điểm với bài phát biểu của bà Hillary Clinton tại Đại học George
Washington.

Quốc hội Mỹ đã dành cho chương trình tự do internet của Bộ Ngoại giao 50 triệu đôla kể từ tài khóa 2008, nhưng vẫn còn 30 triệu chưa được sử dụng và rất ít tiền được chi cho việc phát triển cá cphần mềm nhằm giúp chống lại việc kiểm duyệt mạng ở các nước như Trung Quốc, Miến Điện hay Việt Nam.

Xem lại hình ảnh cuộc biểu tình tại Bắc Giang
do đồng bào phẩn uất việc công an đánh chết thanh niên Nguyễn Vǎn Khương 21 tuổi. Cái chết của anh thật sự làm xúc động giới trẻ Bắc Giang vì nổi oan ức và sự bi thảm của mối tình son trẻ của anh và người thiếu nữ Phạm Thị Ngoãn 20 tuổi do công an cộng sản gây ra. Nếu ta nhìn kỹ thì trong cuộc biểu tình tự phát này, tất cả đến 99% là giới trẻ cả nam lẫn nữ và không có ý tưởng chính trị.
Như vậy điều gì có thể giúp những người trẻ dễ dàng đến với nhau?
25/07/2010
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

Công an mở chiến dịch trấn áp các nhà dân chủ trong dịp APEC http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/VnAuthoritiesPersecuteDissidentsNationwideInApecTime_VHung-20061114.html
2006-11-14
Việt Hùng, phóng viên đài RFA
Như Ðài chúng tôi đã loan tin, trong những ngày qua tin tức từ Việt Nam ghi nhận, từ Bắc vô Nam hàng loạt các nhà dân chủ trước cửa nhà công an đã đặt trạm gác để triển khai chiến dịch trấn áp các nhà dân chủ. Mời quí vị theo dõi bài ghi nhận của Việt Hùng.
• Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
• Download story audio

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang.
Chiến dịch trấn áp các nhà dân chủ tại Việt Nam đã được ghi nhận tại nhiều nơi mà trong đó cụ thể nhất tại Hà Nội với cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn, luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn Ðài, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, kỹ sư Bạch Ngọc Dương, kỹ sư Nguyễn Phương Anh, nhà văn nữ Trần Khải Thanh Thủy cũng như nhiều nhà dân chủ khác.
Thậm chí tại một số nơi nhà chức trách đã đặt những biển cấm như "Nguy hiểm cấm vào" như với trường hợp tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang. Từ Hà Nội ông phát biểu với Ðài Á Châu Tự Do:
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: Ðúng lúc 8 giờ sáng ngày hôm qua (11-11) khi mà khai mạc hội nghị SOM của tuần APEC tại Việt Nam thì một trạm gác công an đã được thiết lập ngay trước cổng ngõ nhà tôi.
Họ đặt ra đấy một cái bàn phía trên có một cái dù to để che và thường xuyên có mặt ở đó là 2 - 4 công an ngồi ở đó để canh chừng. Ngay trước ngõ nhà tôi họ dựng một cái biển với hàng chữ "Nguy hiểm cấm vào".
Ở bên đối diện ngõ nhà tôi là Ủy ban Nhân dân xã Trung Văn có khoảng 10 công an nữa túc trực ở đó, người thì mặc sắc phục, người thì mặc thường phục....

Việt Hùng: Cái biển mà tiến sĩ nói ghi hàng chữ "Nguy hiểm cấm vào" đặt từ bao giờ ạ?
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: Cái biển đó đặt từ sáng hôm qua ngày 12-11, nhưng mà trước đó một ngày, ngày 11-11 có một Thượng tá công an đi cùng với một phụ tá của ông ta đi vào nhà tôi.
Họ nói với tôi với giọng có vẻ thân tình, họ nói "thôi thì chúng em sẽ tích cực đề nghị với bên trên để nối lại điện thoại cho anh, nhưng mà em cũng nói thật với anh là thế này, từ nay trở đi Hội nghị APEC này, em biết là anh có trong danh sách mà các phóng viên báo chí quốc tế và một số chính khách đi dự Hội nghị APEC họ hoặc là đến nhà anh, hoặc là mời anh tham dự lễ tân.
Em cũng nói thật với anh họ đến cũng không được vào nhà đây đâu. Còn họ có mời anh đi đâu thì cũng đề nghị anh đừng có đi là vì không thể đến được, đôi khi phiền phức, rách việc cho anh nên chúng em nói thật sự với anh như thế"
Ðó là với trường hợp tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội nơi hiện là trung tâm điểm của giới truyền thông quốc tế đến tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC 2006.
Với trường hợp các nhà dân chủ từ thành phố Ðà Lạt theo lời tiến sĩ Hà Sĩ Phu hiện cũng đang trong tình trạng căng thẳng. Ngay trong lúc đang nói chuyện, tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã phải xin phép ngưng câu chuyện để mở cửa tiếp "những vị khách không mời mà đến" đó là những người hiện đang canh gách suốt ngày đêm trước cửa nhà ông. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nói:
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu: Hàng ngày ở ngay trước nhà từ 2 - 4 người canh gác cả ngày lẫn đêm. Buổi tối thì họ ke 2 cái ghế xếp thành giường để họ ngũ đắp chăn ngay trên vỉa hè và có 2 cái xe máy túc trực ngay ở cạnh. Còn một vài anh em khác cũng bị theo dõi cả.
Việt Hùng: Và chuyện đó xảy ra từ khi nào thưa tiến sĩ
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu: Cũng độ 10 ngày nay. Do chuyện APEC hay sao đó
Việt Hùng: Chúng tôi đang nói chuyện với tiến sĩ nhưng nghe những tín hiệu rất lạ... như muốn cắt ngang cuộc nói chuyện, phải chăng tiến sĩ có nghe thấy hay không ạ?

Ông Phương Nam-Ðỗ Nam Hải.
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu: Khó nghe lắm, hôm nay khó nghe lắm..... không như mọi hôm.
Ðó là với trường hợp tiến sĩ Hà Sĩ Phu và một số nhà dân chủ từ Ðà Lạt. Tình hình tại thành phố Hồ Chí Minh theo ghi nhận các cấp chính quyền đã khởi động việc trấn áp các nhà dân chủ từ nhiều tuần lễ qua. Nhà dân chủ Phương Nam - Ðỗ Nam Hải kể lại những diễn tiến ghi nhận cho đến tối ngày thứ Hai 13-11 như sau:
Ông Phương Nam-Ðỗ Nam Hải: Thường thì có công an đi theo bám đuôi, thế nhưng 3 ngày trở lại đây có nét rất rõ, trước đây thì thường họ theo từ đằng xa, nhưng bây giờ thì họ áp sát chúng tôi. Sáng nay tôi cũng mắng 2 cậu đi theo tôi.
Tôi bảo, các cậu là công an, các cậu đi theo tôi thì đấy là nhiệm vụ cấp trên giao cho các cậu thì thôi tôi không nói, nhưng các cậu đi thì các cậu phải đi xa ra, không được đi gần như thế, làm công an theo dõi mà để người ta phát hiện ra mình thì đấy là nghiệp vụ kém các cậu có biết không. Thì đấy là một cách mới họ làm.
Việt Hùng: Với cái nhìn của ông liệu có phải là vì trong dịp APEC các nhà báo quốc tế cũng như các phái đoàn chính giới đến Việt Nam và có thể là sẽ có những cuộc gặp?
Ông Phương Nam-Ðỗ Nam Hải: Ðúng, mục đích chính của họ là để cho chúng tôi không gặp được và không có khả năng gặp được các nhà báo hay là các nhà chính trị của khối APEC khi mà họ muốn gặp chúng tôi, đó là mục đích của nhà cầm quyền.
Thế nhưng khi làm việc với chúng tôi thì họ lại nói là chúng tôi đang chuẩn bị kích động nhân dân biểu tình, rồi phương pháp bạo loạn, rồi bom xăng....cụ thể là sáng nay tôi mới phải lên công an quận Phú Nhuận làm việc 3 tiếng đồng hồ thì họ cũng nói như thế.
Việt Hùng: Thưa ông Phương Nam, ông nói sáng ngày hôm nay thứ Hai 13-11 với công an quận Phú Nhuận thì họ nói các ông có ý định tổ chức biểu tình, bạo loạn rồi bom xăng rồi thế này thế khác.... nhưng mà những điều đó từ ai nói ra hay chỉ là những ghi nhận?
Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về
Vietweb@rfa.org
Ông Phương Nam-Ðỗ Nam Hải: Sự việc nó là thế này, chiều hôm qua có một sĩ quan công an là người thường thẩm vấn tôi có gọi điện cho tôi nói là 8 giờ sáng nay anh ta muốn gặp tôi để trao đổi một số công việc.
Tôi thì tôi nghĩ rằng đến để ấn định ngày giờ để tôi tra lời phỏng vấn mà họ đưa ra 11 câu hỏi về Phong trào Dân chủ Việt Nam về Liên minh Dân chủ Nhân quyền Việt Nam, tôi có trả lời rằng họ ghi hình thì tôi cũng được ghi âm thế thì tôi cứ tưởng hôm nay đến để làm việc đó, nhưng không khi đến thì họ nói rằng họ có một nguồn tin đáng tin cậy nói rằng chúng tôi Khối 8406 và Liên minh Dân chủ Nhân quyền là muốn qua APEC này để mà làm một cuộc biểu tình, rải truyền đơn, dùng bom xăng.....
Tôi mới nói với họ rằng, đây là cái trò mà các anh đã làm nhiều lần rồi, thực chất các anh muốn ngăn cản chúng tôi để chúng tôi không thể gặp được các nhà báo hoặc chính giới của APEC khi họ muốn gặp chúng tôi.
Việt Hùng: Nhưng mà trong tôn chỉ của Khối 8406 và Liên minh Dân chủ Nhân quyền Việt Nam minh định đấu tranh dưới hình thức bất bạo động, phải chăng những điều mà công an quận Phú Nhuận nói với ông vào sáng ngày hôm nay căn cứ từ đâu?
Ông Phương Nam-Ðỗ Nam Hải: Họ nói rằng đó là những nguồn tin đáng tin cậy nói như vậy, thì tôi bảo là chẳng nhẽ bây giờ các anh cứ có "nguồn tin đáng tin cậy" là các anh bắt tôi lên để giải thích à Không có chuyện đó đâu nhé.
Giấy mời, giấy triệu tập tôi sẽ không đi đâu. Còn các anh mời tôi phải có cơ sở chứ không phải vì nguồn tin vu vơ mà tôi lên tôi gặp các anh đâu. Còn đối với Khối 8406 và Liên minh Dân chủ Nhân quyền Việt Nam thì chúng tôi đã xác định rất rõ là dân chủ hóa đất nước bằng con đường hòa bình bất bạo động theo những tiến trình cụ thể đã được vạch ra và chúng tôi trung thành với tiến trình đó.
Vừa rồi là những diễn tiến được ghi nhận qua lời nhà dân chủ Phương Nam - Ðỗ Nam Hải được cập nhật cho tới tối ngày 13-11-2006.
© 2006 Radio Free Asia
Tranh chấp giữa công an và người dân ở Thanh Hóa, một cháu bé thiệt mạngThanh Trúc, phóng viên RFA
2010-05-26
Một cháu bé thiệt mạng và hai người khác bị thương trong vụ tranh cãi với công an hôm 25/5, về tiền bồi thường giải tỏa mặt bằng thi công Nhà máy lọc dầu Nghi sơn ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Photo courtesy of vnmedia
Mẹ cháu Lê Xuân Dũng (áo xanh) khi nghe tin con chết, ảnh chụp hôm 25-05-2010.
Bồi thường không thỏa đáng
Vụ tranh chấp và khiếu nại với chính quyền địa phương ở xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá, trên đất bị trưng dụng để xây nhà máy lọc dầu Nghi Sơn mà tiền bồi thường không thỏa đáng, thực ra âm ỉ từ lâu và chỉ bùng phát mạnh  khi dân chúng tập trung tại mặt bằng thi công mấy  ngày qua.
Bất cứ ai về cái mảnh đất này người ta đều nói rất cụ thể dân lên là vì trả đền bù không xứng đáng, vì thế mới có chuyện mới xảy ra sự kiện lớn.
Cư dân địa phương
Tranh cãi qua lại dẫn tới xô xát khiến một em bé tên Lê Xuân Dũng bị chết và hai người khác bị thương. Theo tin AFP, nơi xảy ra vụ việc là mặt bằng thi công nhà máy lọc dầu Nghi Sơn ở Thanh Hóa, cách Hà Nội hơn 150 kilômét về phía Nam.

Một cư dân địa phương, vốn là cán bộ phục viên, xác nhận với RFA:
“Mặt bằng nhà máy lọc dầu hai hôm nay, có cái chuyện bắn chết người nữa chứ. Bảo vệ mặt bằng và công an bắn thì có đứa chết. Mới chôn đứa bé 13 tuổi đấy. Có lên báo lên mạng đấy. Đó là sự thật đang diễn ra, đang điều tra cho nên lắm chuyện lắm.”
Vẫn tin AFP thì một công dân sáu mười tám tuổi ở địa phương nói chính công an đã gây ra cái chết của cháu Lê Xuân Dũng. Một cán bộ về hưu khác cũng khẳng định cháu Lê Xuân Dũng chết vì công an nhưng không rõ bị bắn hay bị đánh.
Cảnh sát địa phương cũng đã xác nhận có vụ xô xát hôm thứ Ba nhưng không cho biết chi tiết.
Người dân bất bình kéo đến nhà chủ tịch xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá hôm 25-05-2010. Photo courtesy of vnmedia.
Người dân bất bình kéo đến nhà chủ tịch xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá hôm 25-05-2010. Photo courtesy of vnmedia.

Công an bắn người?
Trong khi đó một  người dân thứ hai tại thôn Thắng Hải, xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, cho biết đầu đuôi câu chuyện:
“Nói chung người dân ở đây người ta biết cả đấy mà, cơ bản làm sai là từ cán bộ xã cán bộ địa phương, cho nên là sau đó dân lên thì công an bắn chết một người, hai người bị thương đang còn nằm ở bệnh viện thì chắc cũng chết.”
Mặt bằng nhà máy lọc dầu hai hôm nay, có cái chuyện bắn chết người nữa chứ. Bảo vệ mặt bằng và công an bắn thì có đứa chết. Mới chôn đứa bé 13 tuổi đấy.
Cư dân địa phương
Ông còn nói tiếp rằng sở dĩ ra nông nổi là vì người dân có đốt xe và phá nhà của cán bộ địa phương:
“Bất cứ ai về cái mảnh đất này người ta đều nói rất cụ thể dân lên là vì trả đền bù không xứng đáng, vì thế mới có chuyện mới xảy ra sự kiện lớn. Người ta còn đốt còn phá cả nhà chủ tịch kia kìa, đốt cả xe máy luôn .
Cơ bản sai là do cái ông chủ tịch xã, lên nói năng không khiêm tốn, mang tính chất đe dọa dân, tham ô lung tung, ăn nhậu phá  phách  thế ấy mà. Cái tên công an nó làm thế nào mà nó bắn chết một đứa bé. Chỉ nói thế là quá  hiểu rồi , mọi người dân ở đây người ta biết rất rõ, như tôi thì lại còn quá rõ có điều chỉ nói thế thôi nhé.”
Hôm thứ Tư một viên chức địa phương loan báo vụ việc đang trong vòng điều tra.
Tưởng cần nhắc lại, dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn có tổng vốn đầu tư sáu tỷ hai trăm triệu đô la. Đây là công trình liên doanh giữa Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, tức PetroVietnam, với các đối tác công ty dầu khí quốc tế Kuwait và hai công ty Nhật Bản là Idemitsu Kosan và hóa chất Mitsui.

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

Dự Án Z30A Xuân Lộc
Kính thưa quý bạn, quý độc giả trong ngoài nước:
Cho đến nay, blog Quan Điểm Việt Nam 2011 với tiêu đề “Thanh Niên Việt Nam vì Tự do và Hạnh phúc toàn dân hãy đốt lên ngọn lửa Cách mạng” đã tuyển tập rất nhiều bài viết trích từ rất nhiều trang mạng trên thế giới liên quan đến cuộc Cách mạng tại Tunisie và Ai Cập vừa qua, chúng ta cũng đã xem rất nhiều bài vỡ nghiên cứu về các hành vi dã man đàn áp bắn giết tất cả dân thường vô tội hoặc các giáo dân bảo vệ đất đai, chùa chiền, nhà thờ. Thí dụ, qua vụ nhiều ngàn dân Bắc Giang tự phát biểu tình đòi hỏi công lý trước cổng trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh vì công an tỉnh đã giết vô cớ thanh niên Nguyễn Vǎn Khương, vụ Cồn Dầu khi công an giết chết anh Nguyễn Thành Nǎm cùng như vô số vụ công an đánh đập giết người khác mà chúng ta chưa liệt kê hết trong lúc này. Những vụ giết người do công an Việt Nam chủ trương còn có những hành vi đàn áp bỏ tù và hành hạ các bloggers, các công dân, các luật sư đấu tranh đòi hỏi công lý và công bằng cho người dân oan, các nhà báo, các nhân sĩ trí thức dám lên tiếng bảo vệ quyền làm người. Hiện nay số tù nhân chính trị bị giam giữ trong các nhà tù khắp miền đất nước không sao kể hết, các bản án dành cho các tù nhân chính trị được ấn định một cách man trá nhằm mục đích thỏa mãn thú tính đê tiện của cộng sản Việt Nam. Các tù nhân chính trị chịu mức án có khi 20 nǎm, 30 nǎm mà không có bất cứ ai có thể bênh vực bào chữa cho quyền làm con người của mình. Nhiều tù nhân bị oan ức bị tra khảo hành hạ đến chết, không có thuốc men khi bệnh tật, những nhà giam bẩn thỉu nhằm hành hạ các tù nhân đến chết.  Có khi tù nhân được thả ra về gia đình rồi chết vì cǎn bệnh trong tù.
Mùa Xuân nǎm nay, Tân Mão 2011, trong không khí Xuân hạnh phúc và vui tươi nơi quê người, chúng ta không thể bỏ quên những người tù chính trị này hiện đang chịu nổi thống khổ trong vòng tù đày chỉ vì những lý tưởng họ đã ôm ấp cho quê hương và dân tộc mà cộng sản Việt Nam đang trấn áp dã man. Chúng ta do đó triển khai dự án giải cứu tù chính trị Việt Nam mang tên “Dự Án Z30A Xuân Lộc” nhằm mục đích sau:
  1. Triển khai tòan bộ các bài viết và hình ảnh dã man, sự độc ác của  cộng sản Việt Nam xử dụng công an công khai hay bí mật hoặc các lực lượng đặc nhiệm của chúng để đàn áp người dân vô tội, cướp đất cướp của và giết người của chúng.
  2. Giải cứu các tù nhân chính trị Việt Nam hiện đang bị giam giữ trên khắp đất nước. Cộng sản Việt Nam phải bạch hóa tất cả danh sách và án tù chính trị, các dân oan, các tù nhân vô danh; bạch hoá tất cả các trại tù giam giữ các tù hình sự, các tội phạm do chính chế độ xã hội chủ nghĩa tạo ra.
  3. Mùa Xuân dân tộc 2011 không quên tù chính trị và theo trào lưu cách mạng dân chủ, tự do tại Bắc Phi và Trung Đông chúng ta quyết tâm giải cứu toàn dân tộc Việt Nam thoát khỏi chế độ cộng sản Việt Nam phi nhân, dã man, gian dối, quỷ quyệt và phản trắc của chúng.
Do đó, ngoài việc thu thập thêm rất nhiều chữ ký mới, chúng tôi kính xin tất cả 1.067 quý đồng hưƠng trong và ngoài nước đã ký tên trong Thư Cám Ơn tháng 10, 2010 gửi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Clinton  và trong Thỉnh Nguyện Thư tháng 12, 2010 gửi Bộ NGoại Giao Hoa Kỳ phản đối việc cộng sản Việt Nam cho Trung cộng khai thác bô xít Tây Nguyên hãy dành trọn tất cả chữ ký tình nghĩa này vào Thỉnh Nguyện Thư sắp tới gửi các tổ chức nhân quyền thế giới Liên Hiệp Quốc, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Tổng Thống Hoa Kỳ trước tháng 8 nǎm 2011.
Cho dù bất cứ tình huống nào, sự kêu gọi quốc tế giúp chúng ta giải cứu các tù nhân chính trị Việt Nam chỉ là một phần nhỏ trong cuộc vận động toàn dân đốt lên ngọn lửa cách mạng thay đổi cộng sản Việt Nam. Tính đến hôm nay, cuộc cách mạng Bắc Phi do chính công trình và sự hy sinh tận tụy và đoàn kết son sắt của tất cả tầng lớp nam nữ thanh niên, tầng lớp lao động, tất cả trí thức với lòng dũng cảm sẳn sàng hy sinh cho tổ quốc của họ. Để thống nhất đoàn kết trong tổ chức và trật tự ôn hoà nhưng rất quyết liệt đó các thanh niên Bắc Phi làm cách mạng thì chứng tỏ họ thông minh, biết sáng tạo và tổ chức. Chúng ta chỉ cần xem các sinh hoạt của triệu lượt người biểu tình chống tổng thống Ai Cập Hosni Mubarack trên quảng trường Tahrir (Giải phóng) mà vấn đề vệ sinh, sinh hoạt chung chạ với nhau, biết đùm bọc nhau dưới một ngọn cờ triệu người như một thì đâu phải dễ. Lãnh đạo một cuộc cách mạng như vậy phải biết tôn trọng sự thật và lẽ phải và đến với nhau qua mạng lưới Internet và nhu cầu thông tin lien lạc, nó khác với sự xô đẩy của đảng cộng sản Việt Nam lùa thanh niên mù quáng ra trận giết chính đồng bào ruột thịt bằng cái lý tưởng gian trá Mác-xít. Nó khác với sự thanh toán thù hận tranh giành quyền lực chính trị theo chủ nghĩa ngoại lai mà cộng sản gieo rắc trong đầu óc của trẻ thơ để các thế hệ hôm nay bệnh hoạn, vô cảm tính con người và thù hận chính bản thân mình. Các trẻ gái thơ ngây đã bị bán vào các ổ chứa mãi dâm, các phụ nữ chịu bán thân mình vì tiền, các giáo viên mua dâm nữ sinh, con số các tú bà hành nghề mãi dâm không sao đếm xuể. Sự suy xụp đạo đức thật ghê khiếp khi các nữ sinh đánh nhau cấu xé quần áo nhau trước sự chứng kiến vô tri của mọi người. Giờ đây, điều tệ hại ghê gớm nhất chính là cộng sản Việt Nam phản quốc, bán đứng giang sơn cho kẻ thù truyền kiếp như Nguyễn Tấn Dũng triều cống bô xít Tây Nguyên cho kẻ thù truyền kiếp. Thế nhưng, thanh niên Việt Nam vẫn vô cảm, sống tiêu cực và chon vùi tuổi thanh xuân vào các tệ nạn sa đọa… Còn có bao nhiêu người nhận ra lẽ phải, nổi lòng xót xa trước hiểm hoạ dân tộc sẽ phải hứng chịu? Những con người ưu tú ấy bị cộng sản Việt Nam bắn giết, vùi dập, bóp cổ bịt miệng và hǎm dọa, giam lõng, quản chế và bị tấn công gây thương tích. Chúng ta cần phải giải cứu những con người này vì lưƠng tâm của chúng ta, vì đạo đức và công lý, vì quyền làm con người bình đẳng và bởi vì chúng ta không thể để cho những kẻ bạo ác cướp đoạt chính quyền con người để đàn áp con người. Chúng ta phải yêu cầu tước đoạt vũ khí của chúng vì vũ khí của chúng không phải để bảo vệ dân mà chúng xử dụng để bắn giết người dân vô tội, chúng ǎn những hạt gạo từ trong đất nước nhưng chúng tiếm đọat đất tổ tiên của người dân, của lǎng miếu xã tắc, của nhà thờ chùa chiền nước, mạo nhận danh nghĩa lãnh đạo để bán đứng biển cả, núi rừng và tài nguyên đất nước. Tunisie và Ai Cập kia chỉ vì nghèo và bất công, độc tài mà cách mạng xãy ra trong khi đất nước ta dẫy đầy tội ác và phản quốc mà những kẻ độc tài, gian trá và phản quốc kia vẫn mãi mãi ngự trị trên ngai vàng một cách bình yên như các thiên tử bất khả xâm phạm. Thật đáng tủi nhục cho một dân tộc!
Khi chúng ta kêu gọi sự giúp đỡ của quốc tế thì chỉ là một biện pháp sơ khởi, nhưng muốn có cuộc cách mạng xãy ra thay đổi chế độ cộng sản phi nhân thì thanh niên Việt Nam cần phải có trách nhiệm, phải cáng đáng và phải biết học hỏi những bài học cách mạng để quyết đưa cuộc cách mạng thành công. Thanh niên Việt Nam cần phải sánh vai với các thanh niên dân tộc khác, và biết đem trái tim và quả cảm so với các hy sinh cao cả của các thanh niên dân tộc khác.
  Thỉnh Nguyện Thư quan trọng này sẽ được đǎng tải trên blog Quan Điểm Việt Nam 2011 vào thời gian tới, nhưng việc bắt đầu thu thập chữ ký tên cả quý đồng bào, thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước sẽ được loan báo trong thời gian ngắn nhất. Những lần trước, chúng tôi sẽ giữ kín tên của tất cả quý vị, nhưng lần này chúng tôi sẽ công bố toàn danh sách (không công bố  email và địa chỉ) sau khi Thỉnh Nguyện Thư này được gửi đến các tổ chức chính trị Hoa Kỳ và quốc tế.
Chúng tôi mong ước tất cả mọi người chúng ta hãy đóng góp chữ ký mình cho công cuộc giải phóng các tù chính trị khỏi các nhà tù trên khắp đất nước Việt Nam. Xin nguyện cầu ơn Trên che chở và trợ giúp chúng ta vượt qua mọi chông gai để tiến đến thành công.
Trân trọng,
Ban Biên tập Quan Điểm Việt Nam 2011.
"Tù nhân thế k" Trn Văn Thiêng được t do
Thanh Quang, phóng viên RFA
2011-02-14
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/prisoner-tranvanthieng-reunited-with%20family-at-last-tquang-02142011153126.html
Ông Trần Văn Thiêng, một “tù nhân thế kỷ” ở Việt Nam vừa thoát khỏi cảnh lao lý, đoàn tụ với gia đình ở Tiền Giang.
Hình do gia đình ông Trần Văn Thiêng gửi RFA
Ông Trần Văn Thiêng được tự do sau 26 năm tù đày.
Hồi năm ngoái, công luận trong và ngoài nước xôn xao và xúc động sau khi được tin các “tù nhân thế kỷ” như ông Trương Văn Sương, Nguyễn Anh Hảo trở về với gia đình và bằng hữu sau hơn 30 năm và trên 20 năm lâm cảnh đoạ đày, thì hôm nay một “tù nhân thế kỷ” khác cũng vừa thoát khỏi cảnh lao lý.
Người tù “thâm niên”
Vào lúc 8 giờ sáng thứ Hai ngày 14 tháng Hai này, tù nhân chính trị bất khuất Trần Văn Thiêng, 75 tuổi, từ trại giam Xuân Lộc được trở về với gia đình sau tổng cộng 26 năm trong cảnh tù đày. Ông trước hết bày tỏ nỗi thương nhớ vợ con:
“Có lúc nhớ…(khóc). Nhớ nhiều khi đau quả tim (khóc). Nhiều khi tôi nhớ mẹ con nó quả tim tôi đau. Đang hạnh phúc bị cộng sản nó làm (khóc) con xa cha, vợ xa chồng.”
Đi rước người tù chính trị này tại trại Xuân Lộc có con gái ông, cô Trần Thị Thiên Kim, cùng một số người thân. Cô Thiên Kim bày tỏ nỗi vui mừng trong ngày mà cô gọi là “đại hỷ” này:
“Nói chung gia đình chúng tôi rất là mừng. Cả tuần nay gia đình nôn nóng đi lo cho Ba. Thứ nhất là sức khoẻ của Ba. Thứ nhì là hôm nay ngày 14 tháng 2 là ngày kỷ niệm, ngày đại hỷ của gia đình khi gia đình được xum họp với nhau. Và gia đình cũng tự hào có một người Cha rất là vỹ đại.”
Là sĩ quan thuộc lực lượng cảnh sát đặc biệt của VNCH, nên sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975, ông Trần Văn Thiêng, quê quán ở Tiền Giang, phải chấp hành lệnh gọi là “học tập cải tạo” và trải qua tù đày 6 năm trước khi ông bị Hà Nội bắt vào tháng 2 năm 1991 vì tội gọi là “viết tài liệu chống phá cách mạng”, “ âm mưu lật đổ chính quyền”, nhất là cuốn “Chiến Quốc Sách VN – Thí Điểm Chiến Lược Hoa Kỳ” – qua đó ông dự báo về chiến lược Hoa Kỳ tại Đông Dương cùng những thách thức mà Hà Nội gặp phải sau khi chiếm được Miền Nam tự do.
Năm 1991 ấy, ông bị án tù 20 năm – và thọ án cho tới hôm thứ Hai này. Ông Trần Văn Thiêng phản ứng trước hành động của giới cầm quyền Việt Nam:
“Họ vi phạm Hiệp định Paris, xâm lăng miền Nam, là tội phạm chiến tranh mà  lại vô bắt người ta bỏ tù. Hiện nay tôi trở về nhà sau trên 35 năm sống xa nhà, trên 25 năm sống trong tù. Thì tôi thấy là trên thế giới này chỉ có nước CHXHCNVN là nhốt người ta lâu như vậy, mà nhốt người vô tội.  
Ông bà Trần Văn Thiêng đoàn tụ sau hàng chục năm lao lý. Hình do thân nhân ông Trần Văn Thiêng gửi RFA
Những người vô tội mà bị nhốt 20 năm trở lên là rất nhiều. Hiện nay trong tù Xuân Lộc còn những người 20 năm mà vẫn còn ở trại K2. Nghĩa là trên thế giới này chỉ có nước VNCS là bỏ tù người ta quá nhiều.
Tại Châu Phi, có ông Nelson Mandela ở tù 25 năm, rồi ra tù làm Tổng thống Nam Phi lúc bảy mươi mấy tuổi. Mai mốt tôi sẽ viết thư gởi ông thông báo rằng “Tôi ở tù hơn Ngài 1 năm”. Trên thế giới này ông ấy ở tù nhiều nhất là 25 năm mà tôi phải ở tù tới 26 năm, tức trên ông 1 năm.”
Những cái chết thương tâm
Nhân dịp này, cựu tù nhân bất khuất Trần Văn Thiêng kể lại những gì ông chứng kiến trong nhà tù CS, và kể lại cái chết cận kề với chính mình khi ông thường xuyên trong tình trạng bệnh nặng  phải cấp cứu – và đang bị suy thận cấp độ 4, bị bứu tiền liệt tuyến nguy hiểm.
“Ở tù tôi chứng kiến bao nhiêu cái chết của anh em chính trị, chứng kiến bao nhiêu cái chết của anh em hình sự. Tôi vô bệnh xá hổm rày có mấy tháng mà chứng kiến khoảng 10 anh em hình sự chết. Họ chết giống con chó chết, chỉ hơn con chó có cái hòm thôi.
Tội nghiệp ghê lắm. Cho về với gia đình đi thì họ chết còn mát thân hơn. Đàng này để đó khiến họ bị dằn vặt trước khi chết cả tuần lễ. Lúc tôi còn ở chung với anh em tại trại K3, tôi hỏi tại sao trại này chết nhiều quá vậy?
Họ cố ý giết mình về vấn đề vết thương, toan tính giết bằng tuổi già ăn uống không được. Tôi đi không nổi mà. Có lúc rán bước lên xe để đi bệnh viện nhưng tôi đi không nổi ! Nhưng tới bệnh viện thì trị sơ sài, trị mới mười mấy ngày thì tôi bị chở về trại bỏ đó khiến bệnh tái phát. Tới một, hai tháng khi mình gần chết thì họ chở đi nữa.
Tôi bị 3 lần đi bệnh viện mà 9 lần đổi bệnh viện. Mỗi lần phải đợi người ta làm thủ tục rồi trị mình mười mấy ngày thì lại chở về trại bỏ đó. Cứ làm vậy hoài bệnh không thể nào hết được. Người ta nói họ nuôi bệnh chớ không phải trị bệnh."
Và ông không quên nêu ra một dẫn chứng cụ thể như sau:
“Nhân đây tôi xin báo động với công luận thế giới là hiện nay họ đối xử với tù nhân nói chung và bệnh tù nói riêng rất là ác độc. Bây giờ nếu thế giới muốn biết VN có nhân đạo hay không thì cứ đi tới thăm nghĩa địa của trại Z30A thì sẽ thấy mộ nhiều hơn nấm.”
Báo động…
Vừa thoát khỏi vòng lao lý sau gần 3 thập niên trong cảnh đoạ đày, tù nhân chính trị Trần Văn Thiêng có nhận xét về chế độ CS như sau:
“Cảm xúc của tôi là kể từ khi CS chiếm Miền Nam VN thì hiện nay lần đầu tiên tôi mới được tự do – lần đầu tiên gần 40 năm tôi mới được tự do. Được tự do về với gia đình thì tôi không biết rồi đây họ có làm khó làm dễ mình hay không?
Bây giờ tôi xin báo động với thế giới rằng chế độ CS là một chế độ kém văn minh. Nếu họ tồn tại ở nước VN nầy 1 thế kỷ, 1 thiên niên kỷ nữa thì VN vẫn giậm chân tại chỗ hoặc là thụt lùi chớ không thể nào tiến bộ được. Bởi vì sự văn minh chỉ do con người - con người là yếu tố quan trọng.
Cho dù đem thứ văn minh gì tới đây người CS vẫn không áp dụng được. Luật pháp họ nói một đàng xử một nẻo. Họ bắt tội tôi là lật đổ chính quyền trong khi không có chứng cứ nào, tôi không có cây súng nào thì làm sao lật đổ chính quyền được?
Tôi hồi nhỏ, khi còn là sĩ quan thì học với Mỹ rồi làm việc với Mỹ thì họ nói tôi là CIA của Mỹ - họ chỉ nhắm chừng nói vậy thôi. Khi tôi gởi một cuốn sách sang Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để trình luận án thì họ nói tôi hoạt động để lật đổ chính quyền. Họ chụp mũ như vậy. Do đó tôi xin báo động với thế giới là chế độ này vẫn còn nằm trong u ám.”
Và ông không quên lo cho số phận của những anh em bạn tù còn tiếp tục trong cảnh đoạ đày:
“Tôi về thì anh em có gởi lời cảm ơn thế giới, gởi lời cảm ơn Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ, Chính phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ. Chúng tôi chỉ xin làm sao Tổ chức Y tế Thế giới hoặc Hội Chữ thập Đỏ quản lý sức khỏe cho anh em tù chính trị. Bằng không thì sinh mạng của họ rất lâm nguy!”
Nhân lúc tù nhân chính trị Trần Văn Thiêng rời khỏi cảnh lao lý, một số bạn tù trước kia của ông bày tỏ tâm trạng của mình. Chẳng hạn như cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển không bao giờ quên tinh thần bất khuất cùng tâm sự khắc khoải của ông Trần Văn Thiêng trước sự tồn vong của quê hương và tự do, dân chủ của dân tộc.
Nguyễn Bắc Truyển: “Là người từng được sống trong nhà tù với ông Trần Văn Thiêng, tôi cảm thấy rất là xúc động ngày hôm nay khi được tin ông Trần Văn Thiêng đã rời khỏi nhà tù Xuân Lộc để về với gia đình. Trong thời gian qua, khi ở tù chung với ông, tôi cảm nhận được tình cảm của ông đối với đất nước và dân tộc vẫn còn nhiều lắm. Sức khoẻ của ông bị sút giảm rất nhiều sau thời gian tù đày 26 năm, thời gian xa gia đình là ba mươi mấy năm. Khi tôi còn trong đó thì bác Thiêng bệnh rất nặng làm cho tôi nghĩ ông rất khó vượt qua. Do đó phải nói rằng hôm nay tôi rất vui khi thấy ông được trở về mặc dù sức khỏe của ông còn phải được chữa trị rất nhiều. Nhưng ông đã về với gia đình, về với đồng bào của mình. Và có những người bạn tù rất trông đợi bác về.”
Một bạn tù khác của ông Trần Văn Thiêng là Thượng Toạ Thích Thiện Minh, bày tỏ cảm xúc như sau:
Thượng Toạ Thích Thiện Minh: “Tôi vừa cảm động vừa vui mừng, nghĩa là nửa vui nửa buồn. Tôi vui là vui ông Trần Văn Thiêng được ra khỏi tù. Còn buồn là lo rằng trong tù hiện vẫn còn nhiều người lâm hoàn cảnh túng khó trong lao tù CS. Và tôi cũng buồn lo vì hiện ông Trần Văn Thiêng bị bệnh nặng lắm, không biết ra ngoài có điều trị được không những chứng bệnh nan y của ông. Tôi mong rằng tất cả đồng bào VN trong và ngoài nước – những người yêu chuộng tự do, dân chủ, nhân quyền cũng như hoà bình nên có tinh thần giúp đỡ ông Trần Văn Thiêng khi ông ra ngoài điều trị.”
Sau khi những “người tù thế kỷ” như ông Trần Văn Thiêng, và trước đó là các ông Trương Văn Sương, Nguyễn Anh Hảo…được rời khỏi cảnh đoạ đày, thì câu hỏi được nêu lên là thân phận của những tù nhân chính trị bất khuất, lâu năm khác, nhất là cựu đại uý Nguyễn Hữu Cầu, sẽ ra sao?
Đó là chưa kể còn biết bao người tù chính trị vô danh khác mà công luận cho là đang bị giam đâu đó trong hơn 80 trại tù lớn nhỏ rải rác trên khắp đất nước Việt Nam.