Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Ngoại trưởng Hoa Kỳ kêu gọi tự do internet

Bà Hillary Clinton
Ngoại trưởng Hillary Clinton cảnh báo các quốc gia độc tài không nên hạn chế tự do internet vì sẽ không thể thành công.
Bà cũng nêu tên Việt Nam trong số các nước hạn chế tự do trên không gian ảo.

Trong bài phát biểu đầu tiên kể từ cuộc nổi dậy Ai Cập, bà Clinton nói Hoa Kỳ cam kết thúc đẩy tự do internet trên toàn cầu.
Phát biểu của bà Clinton được đưa ra đúng lúc các nhà vận động trên mạng đang tổ chức biểu tình chống chính phủ tại một số quốc gia Trung Đông.
Bà ngoại trưởng nói: "Đây là ưu tiên hàng đầu về chính sách ngoại giao và ưu tiên này sẽ ngày càng được chú trọng trong những năm tới".

Hạn chế tự do

Trong bài diễn văn quan trọng về chính sách đối ngoại, bà Hillary Clinton thông báo rằng chính phủ Mỹ sẽ đầu tư thêm 25 triệu đôla để hỗ trợ các nhân vật bất đồng chính kiến trên mạng internet, cũng như các nhà vận động chống lại sự trấn áp của chính quyền trên không gian ảo.
Bà nêu danh Trung Quốc, Syria, Cuba, Việt Nam và Miến Điện như các quốc gia đang hạn chế ngôn luận trên internet, và nói rằng cố gắng của Ai Cập nhằm bịt miệng người biểu tình bằng cách chặn mạng internet đã không thành công.
Theo bà Clinton, các mạng xã hội như Twitter và Facebook là công cụ quan trọng cho người dân cất tiếng nói bày tỏ nguyện vọng của mình.
Bà ngoại trưởng cũng thông báo rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ mở tài khoản Twitter bằng các thứ tiếng Hoa, Nga và Hindi, bên cạnh các tiếng đã sẵn có là Pháp, Tây Ban Nha, Ảrập và Farsi.
Bà thừa nhận rằng vấn đề còn tồn tại trên mạng internet là các lời lẽ hằn học có thể gây thù hận, nhưng cho là nhiều khi việc kiểm duyệt những lời lẽ đó lại là vi phạm quyền tự do ngôn luận.
"Cách trả lời tối ưu nhất cho những lời lẽ hằn học là có thêm tự do ngôn luận. Người dân cần phải lên tiếng chống lại sự hiềm khích và thù hằn."
Ngoại trưởng Clinton cũng gắn tự do internet với phát triển kinh tế.

Vụ Wikileaks

Bài phát biểu của bà Clinton cũng trùng hợp với thời điểm ở Mỹ đang có ý kiến không đồng nhất về việc rỏ rỉ trên mạng Wikileaks hàng trăm nghìn tài liệu mật.
Đây (tự do internet) là ưu tiên hàng đầu về chính sách ngoại giao và ưu tiên này sẽ ngày càng được chú trọng trong những năm tới.
Ngoại trưởng Hillary Clinton
Bà ngoại trưởng tuyên bố cần phân biệt rõ ràng việc Wikileaks nắm trong tay các điện tín mật của quốc gia với tự do internet.
"Về bản chất thì vụ Wikileaks bắt đầu bằng hành vi trộm cắp. Tài liệu của chính phủ bị ăn cắp cũng giống như bị lấy trộm ra ngoài vậy."
Bà phản ứng trước lập luận cho rằng chính phủ cần thực thi tất cả các hoạt động một cách công khai và minh bạch.
"Hoa Kỳ không thể bảo đảm an ninh cho người dân cũng như thúc đẩy nhân quyền và dân chủ trên thế giới nếu như chúng ta phải công bố tất cả các chi tiết của những chiến dịch nhạy cảm nhất."
Trước đó, Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ đã ra phúc trình chỉ trích nỗ lực của Bộ Ngoại giao trong việc đấu tranh chống kiểm duyệt internet tại Trung Quốc và một số quốc gia khác.
Ủy ban này nói quan chức ngành ngoại giao quá chậm chạp trong việc chi tiêu các khoản ngân quỹ mà Hạ viện đã cấp để phát triển công nghệ chống kiểm duyệt mạng.
Phúc trình này dự tính được công bố trùng thời điểm với bài phát biểu của bà Hillary Clinton tại Đại học George
Washington.

Quốc hội Mỹ đã dành cho chương trình tự do internet của Bộ Ngoại giao 50 triệu đôla kể từ tài khóa 2008, nhưng vẫn còn 30 triệu chưa được sử dụng và rất ít tiền được chi cho việc phát triển cá cphần mềm nhằm giúp chống lại việc kiểm duyệt mạng ở các nước như Trung Quốc, Miến Điện hay Việt Nam.

Xem lại hình ảnh cuộc biểu tình tại Bắc Giang
do đồng bào phẩn uất việc công an đánh chết thanh niên Nguyễn Vǎn Khương 21 tuổi. Cái chết của anh thật sự làm xúc động giới trẻ Bắc Giang vì nổi oan ức và sự bi thảm của mối tình son trẻ của anh và người thiếu nữ Phạm Thị Ngoãn 20 tuổi do công an cộng sản gây ra. Nếu ta nhìn kỹ thì trong cuộc biểu tình tự phát này, tất cả đến 99% là giới trẻ cả nam lẫn nữ và không có ý tưởng chính trị.
Như vậy điều gì có thể giúp những người trẻ dễ dàng đến với nhau?
25/07/2010
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

Công an mở chiến dịch trấn áp các nhà dân chủ trong dịp APEC http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/VnAuthoritiesPersecuteDissidentsNationwideInApecTime_VHung-20061114.html
2006-11-14
Việt Hùng, phóng viên đài RFA
Như Ðài chúng tôi đã loan tin, trong những ngày qua tin tức từ Việt Nam ghi nhận, từ Bắc vô Nam hàng loạt các nhà dân chủ trước cửa nhà công an đã đặt trạm gác để triển khai chiến dịch trấn áp các nhà dân chủ. Mời quí vị theo dõi bài ghi nhận của Việt Hùng.
• Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
• Download story audio

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang.
Chiến dịch trấn áp các nhà dân chủ tại Việt Nam đã được ghi nhận tại nhiều nơi mà trong đó cụ thể nhất tại Hà Nội với cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn, luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn Ðài, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, kỹ sư Bạch Ngọc Dương, kỹ sư Nguyễn Phương Anh, nhà văn nữ Trần Khải Thanh Thủy cũng như nhiều nhà dân chủ khác.
Thậm chí tại một số nơi nhà chức trách đã đặt những biển cấm như "Nguy hiểm cấm vào" như với trường hợp tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang. Từ Hà Nội ông phát biểu với Ðài Á Châu Tự Do:
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: Ðúng lúc 8 giờ sáng ngày hôm qua (11-11) khi mà khai mạc hội nghị SOM của tuần APEC tại Việt Nam thì một trạm gác công an đã được thiết lập ngay trước cổng ngõ nhà tôi.
Họ đặt ra đấy một cái bàn phía trên có một cái dù to để che và thường xuyên có mặt ở đó là 2 - 4 công an ngồi ở đó để canh chừng. Ngay trước ngõ nhà tôi họ dựng một cái biển với hàng chữ "Nguy hiểm cấm vào".
Ở bên đối diện ngõ nhà tôi là Ủy ban Nhân dân xã Trung Văn có khoảng 10 công an nữa túc trực ở đó, người thì mặc sắc phục, người thì mặc thường phục....

Việt Hùng: Cái biển mà tiến sĩ nói ghi hàng chữ "Nguy hiểm cấm vào" đặt từ bao giờ ạ?
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: Cái biển đó đặt từ sáng hôm qua ngày 12-11, nhưng mà trước đó một ngày, ngày 11-11 có một Thượng tá công an đi cùng với một phụ tá của ông ta đi vào nhà tôi.
Họ nói với tôi với giọng có vẻ thân tình, họ nói "thôi thì chúng em sẽ tích cực đề nghị với bên trên để nối lại điện thoại cho anh, nhưng mà em cũng nói thật với anh là thế này, từ nay trở đi Hội nghị APEC này, em biết là anh có trong danh sách mà các phóng viên báo chí quốc tế và một số chính khách đi dự Hội nghị APEC họ hoặc là đến nhà anh, hoặc là mời anh tham dự lễ tân.
Em cũng nói thật với anh họ đến cũng không được vào nhà đây đâu. Còn họ có mời anh đi đâu thì cũng đề nghị anh đừng có đi là vì không thể đến được, đôi khi phiền phức, rách việc cho anh nên chúng em nói thật sự với anh như thế"
Ðó là với trường hợp tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội nơi hiện là trung tâm điểm của giới truyền thông quốc tế đến tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC 2006.
Với trường hợp các nhà dân chủ từ thành phố Ðà Lạt theo lời tiến sĩ Hà Sĩ Phu hiện cũng đang trong tình trạng căng thẳng. Ngay trong lúc đang nói chuyện, tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã phải xin phép ngưng câu chuyện để mở cửa tiếp "những vị khách không mời mà đến" đó là những người hiện đang canh gách suốt ngày đêm trước cửa nhà ông. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nói:
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu: Hàng ngày ở ngay trước nhà từ 2 - 4 người canh gác cả ngày lẫn đêm. Buổi tối thì họ ke 2 cái ghế xếp thành giường để họ ngũ đắp chăn ngay trên vỉa hè và có 2 cái xe máy túc trực ngay ở cạnh. Còn một vài anh em khác cũng bị theo dõi cả.
Việt Hùng: Và chuyện đó xảy ra từ khi nào thưa tiến sĩ
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu: Cũng độ 10 ngày nay. Do chuyện APEC hay sao đó
Việt Hùng: Chúng tôi đang nói chuyện với tiến sĩ nhưng nghe những tín hiệu rất lạ... như muốn cắt ngang cuộc nói chuyện, phải chăng tiến sĩ có nghe thấy hay không ạ?

Ông Phương Nam-Ðỗ Nam Hải.
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu: Khó nghe lắm, hôm nay khó nghe lắm..... không như mọi hôm.
Ðó là với trường hợp tiến sĩ Hà Sĩ Phu và một số nhà dân chủ từ Ðà Lạt. Tình hình tại thành phố Hồ Chí Minh theo ghi nhận các cấp chính quyền đã khởi động việc trấn áp các nhà dân chủ từ nhiều tuần lễ qua. Nhà dân chủ Phương Nam - Ðỗ Nam Hải kể lại những diễn tiến ghi nhận cho đến tối ngày thứ Hai 13-11 như sau:
Ông Phương Nam-Ðỗ Nam Hải: Thường thì có công an đi theo bám đuôi, thế nhưng 3 ngày trở lại đây có nét rất rõ, trước đây thì thường họ theo từ đằng xa, nhưng bây giờ thì họ áp sát chúng tôi. Sáng nay tôi cũng mắng 2 cậu đi theo tôi.
Tôi bảo, các cậu là công an, các cậu đi theo tôi thì đấy là nhiệm vụ cấp trên giao cho các cậu thì thôi tôi không nói, nhưng các cậu đi thì các cậu phải đi xa ra, không được đi gần như thế, làm công an theo dõi mà để người ta phát hiện ra mình thì đấy là nghiệp vụ kém các cậu có biết không. Thì đấy là một cách mới họ làm.
Việt Hùng: Với cái nhìn của ông liệu có phải là vì trong dịp APEC các nhà báo quốc tế cũng như các phái đoàn chính giới đến Việt Nam và có thể là sẽ có những cuộc gặp?
Ông Phương Nam-Ðỗ Nam Hải: Ðúng, mục đích chính của họ là để cho chúng tôi không gặp được và không có khả năng gặp được các nhà báo hay là các nhà chính trị của khối APEC khi mà họ muốn gặp chúng tôi, đó là mục đích của nhà cầm quyền.
Thế nhưng khi làm việc với chúng tôi thì họ lại nói là chúng tôi đang chuẩn bị kích động nhân dân biểu tình, rồi phương pháp bạo loạn, rồi bom xăng....cụ thể là sáng nay tôi mới phải lên công an quận Phú Nhuận làm việc 3 tiếng đồng hồ thì họ cũng nói như thế.
Việt Hùng: Thưa ông Phương Nam, ông nói sáng ngày hôm nay thứ Hai 13-11 với công an quận Phú Nhuận thì họ nói các ông có ý định tổ chức biểu tình, bạo loạn rồi bom xăng rồi thế này thế khác.... nhưng mà những điều đó từ ai nói ra hay chỉ là những ghi nhận?
Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về
Vietweb@rfa.org
Ông Phương Nam-Ðỗ Nam Hải: Sự việc nó là thế này, chiều hôm qua có một sĩ quan công an là người thường thẩm vấn tôi có gọi điện cho tôi nói là 8 giờ sáng nay anh ta muốn gặp tôi để trao đổi một số công việc.
Tôi thì tôi nghĩ rằng đến để ấn định ngày giờ để tôi tra lời phỏng vấn mà họ đưa ra 11 câu hỏi về Phong trào Dân chủ Việt Nam về Liên minh Dân chủ Nhân quyền Việt Nam, tôi có trả lời rằng họ ghi hình thì tôi cũng được ghi âm thế thì tôi cứ tưởng hôm nay đến để làm việc đó, nhưng không khi đến thì họ nói rằng họ có một nguồn tin đáng tin cậy nói rằng chúng tôi Khối 8406 và Liên minh Dân chủ Nhân quyền là muốn qua APEC này để mà làm một cuộc biểu tình, rải truyền đơn, dùng bom xăng.....
Tôi mới nói với họ rằng, đây là cái trò mà các anh đã làm nhiều lần rồi, thực chất các anh muốn ngăn cản chúng tôi để chúng tôi không thể gặp được các nhà báo hoặc chính giới của APEC khi họ muốn gặp chúng tôi.
Việt Hùng: Nhưng mà trong tôn chỉ của Khối 8406 và Liên minh Dân chủ Nhân quyền Việt Nam minh định đấu tranh dưới hình thức bất bạo động, phải chăng những điều mà công an quận Phú Nhuận nói với ông vào sáng ngày hôm nay căn cứ từ đâu?
Ông Phương Nam-Ðỗ Nam Hải: Họ nói rằng đó là những nguồn tin đáng tin cậy nói như vậy, thì tôi bảo là chẳng nhẽ bây giờ các anh cứ có "nguồn tin đáng tin cậy" là các anh bắt tôi lên để giải thích à Không có chuyện đó đâu nhé.
Giấy mời, giấy triệu tập tôi sẽ không đi đâu. Còn các anh mời tôi phải có cơ sở chứ không phải vì nguồn tin vu vơ mà tôi lên tôi gặp các anh đâu. Còn đối với Khối 8406 và Liên minh Dân chủ Nhân quyền Việt Nam thì chúng tôi đã xác định rất rõ là dân chủ hóa đất nước bằng con đường hòa bình bất bạo động theo những tiến trình cụ thể đã được vạch ra và chúng tôi trung thành với tiến trình đó.
Vừa rồi là những diễn tiến được ghi nhận qua lời nhà dân chủ Phương Nam - Ðỗ Nam Hải được cập nhật cho tới tối ngày 13-11-2006.
© 2006 Radio Free Asia
Tranh chấp giữa công an và người dân ở Thanh Hóa, một cháu bé thiệt mạngThanh Trúc, phóng viên RFA
2010-05-26
Một cháu bé thiệt mạng và hai người khác bị thương trong vụ tranh cãi với công an hôm 25/5, về tiền bồi thường giải tỏa mặt bằng thi công Nhà máy lọc dầu Nghi sơn ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Photo courtesy of vnmedia
Mẹ cháu Lê Xuân Dũng (áo xanh) khi nghe tin con chết, ảnh chụp hôm 25-05-2010.
Bồi thường không thỏa đáng
Vụ tranh chấp và khiếu nại với chính quyền địa phương ở xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá, trên đất bị trưng dụng để xây nhà máy lọc dầu Nghi Sơn mà tiền bồi thường không thỏa đáng, thực ra âm ỉ từ lâu và chỉ bùng phát mạnh  khi dân chúng tập trung tại mặt bằng thi công mấy  ngày qua.
Bất cứ ai về cái mảnh đất này người ta đều nói rất cụ thể dân lên là vì trả đền bù không xứng đáng, vì thế mới có chuyện mới xảy ra sự kiện lớn.
Cư dân địa phương
Tranh cãi qua lại dẫn tới xô xát khiến một em bé tên Lê Xuân Dũng bị chết và hai người khác bị thương. Theo tin AFP, nơi xảy ra vụ việc là mặt bằng thi công nhà máy lọc dầu Nghi Sơn ở Thanh Hóa, cách Hà Nội hơn 150 kilômét về phía Nam.

Một cư dân địa phương, vốn là cán bộ phục viên, xác nhận với RFA:
“Mặt bằng nhà máy lọc dầu hai hôm nay, có cái chuyện bắn chết người nữa chứ. Bảo vệ mặt bằng và công an bắn thì có đứa chết. Mới chôn đứa bé 13 tuổi đấy. Có lên báo lên mạng đấy. Đó là sự thật đang diễn ra, đang điều tra cho nên lắm chuyện lắm.”
Vẫn tin AFP thì một công dân sáu mười tám tuổi ở địa phương nói chính công an đã gây ra cái chết của cháu Lê Xuân Dũng. Một cán bộ về hưu khác cũng khẳng định cháu Lê Xuân Dũng chết vì công an nhưng không rõ bị bắn hay bị đánh.
Cảnh sát địa phương cũng đã xác nhận có vụ xô xát hôm thứ Ba nhưng không cho biết chi tiết.
Người dân bất bình kéo đến nhà chủ tịch xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá hôm 25-05-2010. Photo courtesy of vnmedia.
Người dân bất bình kéo đến nhà chủ tịch xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá hôm 25-05-2010. Photo courtesy of vnmedia.

Công an bắn người?
Trong khi đó một  người dân thứ hai tại thôn Thắng Hải, xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, cho biết đầu đuôi câu chuyện:
“Nói chung người dân ở đây người ta biết cả đấy mà, cơ bản làm sai là từ cán bộ xã cán bộ địa phương, cho nên là sau đó dân lên thì công an bắn chết một người, hai người bị thương đang còn nằm ở bệnh viện thì chắc cũng chết.”
Mặt bằng nhà máy lọc dầu hai hôm nay, có cái chuyện bắn chết người nữa chứ. Bảo vệ mặt bằng và công an bắn thì có đứa chết. Mới chôn đứa bé 13 tuổi đấy.
Cư dân địa phương
Ông còn nói tiếp rằng sở dĩ ra nông nổi là vì người dân có đốt xe và phá nhà của cán bộ địa phương:
“Bất cứ ai về cái mảnh đất này người ta đều nói rất cụ thể dân lên là vì trả đền bù không xứng đáng, vì thế mới có chuyện mới xảy ra sự kiện lớn. Người ta còn đốt còn phá cả nhà chủ tịch kia kìa, đốt cả xe máy luôn .
Cơ bản sai là do cái ông chủ tịch xã, lên nói năng không khiêm tốn, mang tính chất đe dọa dân, tham ô lung tung, ăn nhậu phá  phách  thế ấy mà. Cái tên công an nó làm thế nào mà nó bắn chết một đứa bé. Chỉ nói thế là quá  hiểu rồi , mọi người dân ở đây người ta biết rất rõ, như tôi thì lại còn quá rõ có điều chỉ nói thế thôi nhé.”
Hôm thứ Tư một viên chức địa phương loan báo vụ việc đang trong vòng điều tra.
Tưởng cần nhắc lại, dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn có tổng vốn đầu tư sáu tỷ hai trăm triệu đô la. Đây là công trình liên doanh giữa Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, tức PetroVietnam, với các đối tác công ty dầu khí quốc tế Kuwait và hai công ty Nhật Bản là Idemitsu Kosan và hóa chất Mitsui.

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

Dự Án Z30A Xuân Lộc
Kính thưa quý bạn, quý độc giả trong ngoài nước:
Cho đến nay, blog Quan Điểm Việt Nam 2011 với tiêu đề “Thanh Niên Việt Nam vì Tự do và Hạnh phúc toàn dân hãy đốt lên ngọn lửa Cách mạng” đã tuyển tập rất nhiều bài viết trích từ rất nhiều trang mạng trên thế giới liên quan đến cuộc Cách mạng tại Tunisie và Ai Cập vừa qua, chúng ta cũng đã xem rất nhiều bài vỡ nghiên cứu về các hành vi dã man đàn áp bắn giết tất cả dân thường vô tội hoặc các giáo dân bảo vệ đất đai, chùa chiền, nhà thờ. Thí dụ, qua vụ nhiều ngàn dân Bắc Giang tự phát biểu tình đòi hỏi công lý trước cổng trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh vì công an tỉnh đã giết vô cớ thanh niên Nguyễn Vǎn Khương, vụ Cồn Dầu khi công an giết chết anh Nguyễn Thành Nǎm cùng như vô số vụ công an đánh đập giết người khác mà chúng ta chưa liệt kê hết trong lúc này. Những vụ giết người do công an Việt Nam chủ trương còn có những hành vi đàn áp bỏ tù và hành hạ các bloggers, các công dân, các luật sư đấu tranh đòi hỏi công lý và công bằng cho người dân oan, các nhà báo, các nhân sĩ trí thức dám lên tiếng bảo vệ quyền làm người. Hiện nay số tù nhân chính trị bị giam giữ trong các nhà tù khắp miền đất nước không sao kể hết, các bản án dành cho các tù nhân chính trị được ấn định một cách man trá nhằm mục đích thỏa mãn thú tính đê tiện của cộng sản Việt Nam. Các tù nhân chính trị chịu mức án có khi 20 nǎm, 30 nǎm mà không có bất cứ ai có thể bênh vực bào chữa cho quyền làm con người của mình. Nhiều tù nhân bị oan ức bị tra khảo hành hạ đến chết, không có thuốc men khi bệnh tật, những nhà giam bẩn thỉu nhằm hành hạ các tù nhân đến chết.  Có khi tù nhân được thả ra về gia đình rồi chết vì cǎn bệnh trong tù.
Mùa Xuân nǎm nay, Tân Mão 2011, trong không khí Xuân hạnh phúc và vui tươi nơi quê người, chúng ta không thể bỏ quên những người tù chính trị này hiện đang chịu nổi thống khổ trong vòng tù đày chỉ vì những lý tưởng họ đã ôm ấp cho quê hương và dân tộc mà cộng sản Việt Nam đang trấn áp dã man. Chúng ta do đó triển khai dự án giải cứu tù chính trị Việt Nam mang tên “Dự Án Z30A Xuân Lộc” nhằm mục đích sau:
  1. Triển khai tòan bộ các bài viết và hình ảnh dã man, sự độc ác của  cộng sản Việt Nam xử dụng công an công khai hay bí mật hoặc các lực lượng đặc nhiệm của chúng để đàn áp người dân vô tội, cướp đất cướp của và giết người của chúng.
  2. Giải cứu các tù nhân chính trị Việt Nam hiện đang bị giam giữ trên khắp đất nước. Cộng sản Việt Nam phải bạch hóa tất cả danh sách và án tù chính trị, các dân oan, các tù nhân vô danh; bạch hoá tất cả các trại tù giam giữ các tù hình sự, các tội phạm do chính chế độ xã hội chủ nghĩa tạo ra.
  3. Mùa Xuân dân tộc 2011 không quên tù chính trị và theo trào lưu cách mạng dân chủ, tự do tại Bắc Phi và Trung Đông chúng ta quyết tâm giải cứu toàn dân tộc Việt Nam thoát khỏi chế độ cộng sản Việt Nam phi nhân, dã man, gian dối, quỷ quyệt và phản trắc của chúng.
Do đó, ngoài việc thu thập thêm rất nhiều chữ ký mới, chúng tôi kính xin tất cả 1.067 quý đồng hưƠng trong và ngoài nước đã ký tên trong Thư Cám Ơn tháng 10, 2010 gửi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Clinton  và trong Thỉnh Nguyện Thư tháng 12, 2010 gửi Bộ NGoại Giao Hoa Kỳ phản đối việc cộng sản Việt Nam cho Trung cộng khai thác bô xít Tây Nguyên hãy dành trọn tất cả chữ ký tình nghĩa này vào Thỉnh Nguyện Thư sắp tới gửi các tổ chức nhân quyền thế giới Liên Hiệp Quốc, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Tổng Thống Hoa Kỳ trước tháng 8 nǎm 2011.
Cho dù bất cứ tình huống nào, sự kêu gọi quốc tế giúp chúng ta giải cứu các tù nhân chính trị Việt Nam chỉ là một phần nhỏ trong cuộc vận động toàn dân đốt lên ngọn lửa cách mạng thay đổi cộng sản Việt Nam. Tính đến hôm nay, cuộc cách mạng Bắc Phi do chính công trình và sự hy sinh tận tụy và đoàn kết son sắt của tất cả tầng lớp nam nữ thanh niên, tầng lớp lao động, tất cả trí thức với lòng dũng cảm sẳn sàng hy sinh cho tổ quốc của họ. Để thống nhất đoàn kết trong tổ chức và trật tự ôn hoà nhưng rất quyết liệt đó các thanh niên Bắc Phi làm cách mạng thì chứng tỏ họ thông minh, biết sáng tạo và tổ chức. Chúng ta chỉ cần xem các sinh hoạt của triệu lượt người biểu tình chống tổng thống Ai Cập Hosni Mubarack trên quảng trường Tahrir (Giải phóng) mà vấn đề vệ sinh, sinh hoạt chung chạ với nhau, biết đùm bọc nhau dưới một ngọn cờ triệu người như một thì đâu phải dễ. Lãnh đạo một cuộc cách mạng như vậy phải biết tôn trọng sự thật và lẽ phải và đến với nhau qua mạng lưới Internet và nhu cầu thông tin lien lạc, nó khác với sự xô đẩy của đảng cộng sản Việt Nam lùa thanh niên mù quáng ra trận giết chính đồng bào ruột thịt bằng cái lý tưởng gian trá Mác-xít. Nó khác với sự thanh toán thù hận tranh giành quyền lực chính trị theo chủ nghĩa ngoại lai mà cộng sản gieo rắc trong đầu óc của trẻ thơ để các thế hệ hôm nay bệnh hoạn, vô cảm tính con người và thù hận chính bản thân mình. Các trẻ gái thơ ngây đã bị bán vào các ổ chứa mãi dâm, các phụ nữ chịu bán thân mình vì tiền, các giáo viên mua dâm nữ sinh, con số các tú bà hành nghề mãi dâm không sao đếm xuể. Sự suy xụp đạo đức thật ghê khiếp khi các nữ sinh đánh nhau cấu xé quần áo nhau trước sự chứng kiến vô tri của mọi người. Giờ đây, điều tệ hại ghê gớm nhất chính là cộng sản Việt Nam phản quốc, bán đứng giang sơn cho kẻ thù truyền kiếp như Nguyễn Tấn Dũng triều cống bô xít Tây Nguyên cho kẻ thù truyền kiếp. Thế nhưng, thanh niên Việt Nam vẫn vô cảm, sống tiêu cực và chon vùi tuổi thanh xuân vào các tệ nạn sa đọa… Còn có bao nhiêu người nhận ra lẽ phải, nổi lòng xót xa trước hiểm hoạ dân tộc sẽ phải hứng chịu? Những con người ưu tú ấy bị cộng sản Việt Nam bắn giết, vùi dập, bóp cổ bịt miệng và hǎm dọa, giam lõng, quản chế và bị tấn công gây thương tích. Chúng ta cần phải giải cứu những con người này vì lưƠng tâm của chúng ta, vì đạo đức và công lý, vì quyền làm con người bình đẳng và bởi vì chúng ta không thể để cho những kẻ bạo ác cướp đoạt chính quyền con người để đàn áp con người. Chúng ta phải yêu cầu tước đoạt vũ khí của chúng vì vũ khí của chúng không phải để bảo vệ dân mà chúng xử dụng để bắn giết người dân vô tội, chúng ǎn những hạt gạo từ trong đất nước nhưng chúng tiếm đọat đất tổ tiên của người dân, của lǎng miếu xã tắc, của nhà thờ chùa chiền nước, mạo nhận danh nghĩa lãnh đạo để bán đứng biển cả, núi rừng và tài nguyên đất nước. Tunisie và Ai Cập kia chỉ vì nghèo và bất công, độc tài mà cách mạng xãy ra trong khi đất nước ta dẫy đầy tội ác và phản quốc mà những kẻ độc tài, gian trá và phản quốc kia vẫn mãi mãi ngự trị trên ngai vàng một cách bình yên như các thiên tử bất khả xâm phạm. Thật đáng tủi nhục cho một dân tộc!
Khi chúng ta kêu gọi sự giúp đỡ của quốc tế thì chỉ là một biện pháp sơ khởi, nhưng muốn có cuộc cách mạng xãy ra thay đổi chế độ cộng sản phi nhân thì thanh niên Việt Nam cần phải có trách nhiệm, phải cáng đáng và phải biết học hỏi những bài học cách mạng để quyết đưa cuộc cách mạng thành công. Thanh niên Việt Nam cần phải sánh vai với các thanh niên dân tộc khác, và biết đem trái tim và quả cảm so với các hy sinh cao cả của các thanh niên dân tộc khác.
  Thỉnh Nguyện Thư quan trọng này sẽ được đǎng tải trên blog Quan Điểm Việt Nam 2011 vào thời gian tới, nhưng việc bắt đầu thu thập chữ ký tên cả quý đồng bào, thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước sẽ được loan báo trong thời gian ngắn nhất. Những lần trước, chúng tôi sẽ giữ kín tên của tất cả quý vị, nhưng lần này chúng tôi sẽ công bố toàn danh sách (không công bố  email và địa chỉ) sau khi Thỉnh Nguyện Thư này được gửi đến các tổ chức chính trị Hoa Kỳ và quốc tế.
Chúng tôi mong ước tất cả mọi người chúng ta hãy đóng góp chữ ký mình cho công cuộc giải phóng các tù chính trị khỏi các nhà tù trên khắp đất nước Việt Nam. Xin nguyện cầu ơn Trên che chở và trợ giúp chúng ta vượt qua mọi chông gai để tiến đến thành công.
Trân trọng,
Ban Biên tập Quan Điểm Việt Nam 2011.
"Tù nhân thế k" Trn Văn Thiêng được t do
Thanh Quang, phóng viên RFA
2011-02-14
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/prisoner-tranvanthieng-reunited-with%20family-at-last-tquang-02142011153126.html
Ông Trần Văn Thiêng, một “tù nhân thế kỷ” ở Việt Nam vừa thoát khỏi cảnh lao lý, đoàn tụ với gia đình ở Tiền Giang.
Hình do gia đình ông Trần Văn Thiêng gửi RFA
Ông Trần Văn Thiêng được tự do sau 26 năm tù đày.
Hồi năm ngoái, công luận trong và ngoài nước xôn xao và xúc động sau khi được tin các “tù nhân thế kỷ” như ông Trương Văn Sương, Nguyễn Anh Hảo trở về với gia đình và bằng hữu sau hơn 30 năm và trên 20 năm lâm cảnh đoạ đày, thì hôm nay một “tù nhân thế kỷ” khác cũng vừa thoát khỏi cảnh lao lý.
Người tù “thâm niên”
Vào lúc 8 giờ sáng thứ Hai ngày 14 tháng Hai này, tù nhân chính trị bất khuất Trần Văn Thiêng, 75 tuổi, từ trại giam Xuân Lộc được trở về với gia đình sau tổng cộng 26 năm trong cảnh tù đày. Ông trước hết bày tỏ nỗi thương nhớ vợ con:
“Có lúc nhớ…(khóc). Nhớ nhiều khi đau quả tim (khóc). Nhiều khi tôi nhớ mẹ con nó quả tim tôi đau. Đang hạnh phúc bị cộng sản nó làm (khóc) con xa cha, vợ xa chồng.”
Đi rước người tù chính trị này tại trại Xuân Lộc có con gái ông, cô Trần Thị Thiên Kim, cùng một số người thân. Cô Thiên Kim bày tỏ nỗi vui mừng trong ngày mà cô gọi là “đại hỷ” này:
“Nói chung gia đình chúng tôi rất là mừng. Cả tuần nay gia đình nôn nóng đi lo cho Ba. Thứ nhất là sức khoẻ của Ba. Thứ nhì là hôm nay ngày 14 tháng 2 là ngày kỷ niệm, ngày đại hỷ của gia đình khi gia đình được xum họp với nhau. Và gia đình cũng tự hào có một người Cha rất là vỹ đại.”
Là sĩ quan thuộc lực lượng cảnh sát đặc biệt của VNCH, nên sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975, ông Trần Văn Thiêng, quê quán ở Tiền Giang, phải chấp hành lệnh gọi là “học tập cải tạo” và trải qua tù đày 6 năm trước khi ông bị Hà Nội bắt vào tháng 2 năm 1991 vì tội gọi là “viết tài liệu chống phá cách mạng”, “ âm mưu lật đổ chính quyền”, nhất là cuốn “Chiến Quốc Sách VN – Thí Điểm Chiến Lược Hoa Kỳ” – qua đó ông dự báo về chiến lược Hoa Kỳ tại Đông Dương cùng những thách thức mà Hà Nội gặp phải sau khi chiếm được Miền Nam tự do.
Năm 1991 ấy, ông bị án tù 20 năm – và thọ án cho tới hôm thứ Hai này. Ông Trần Văn Thiêng phản ứng trước hành động của giới cầm quyền Việt Nam:
“Họ vi phạm Hiệp định Paris, xâm lăng miền Nam, là tội phạm chiến tranh mà  lại vô bắt người ta bỏ tù. Hiện nay tôi trở về nhà sau trên 35 năm sống xa nhà, trên 25 năm sống trong tù. Thì tôi thấy là trên thế giới này chỉ có nước CHXHCNVN là nhốt người ta lâu như vậy, mà nhốt người vô tội.  
Ông bà Trần Văn Thiêng đoàn tụ sau hàng chục năm lao lý. Hình do thân nhân ông Trần Văn Thiêng gửi RFA
Những người vô tội mà bị nhốt 20 năm trở lên là rất nhiều. Hiện nay trong tù Xuân Lộc còn những người 20 năm mà vẫn còn ở trại K2. Nghĩa là trên thế giới này chỉ có nước VNCS là bỏ tù người ta quá nhiều.
Tại Châu Phi, có ông Nelson Mandela ở tù 25 năm, rồi ra tù làm Tổng thống Nam Phi lúc bảy mươi mấy tuổi. Mai mốt tôi sẽ viết thư gởi ông thông báo rằng “Tôi ở tù hơn Ngài 1 năm”. Trên thế giới này ông ấy ở tù nhiều nhất là 25 năm mà tôi phải ở tù tới 26 năm, tức trên ông 1 năm.”
Những cái chết thương tâm
Nhân dịp này, cựu tù nhân bất khuất Trần Văn Thiêng kể lại những gì ông chứng kiến trong nhà tù CS, và kể lại cái chết cận kề với chính mình khi ông thường xuyên trong tình trạng bệnh nặng  phải cấp cứu – và đang bị suy thận cấp độ 4, bị bứu tiền liệt tuyến nguy hiểm.
“Ở tù tôi chứng kiến bao nhiêu cái chết của anh em chính trị, chứng kiến bao nhiêu cái chết của anh em hình sự. Tôi vô bệnh xá hổm rày có mấy tháng mà chứng kiến khoảng 10 anh em hình sự chết. Họ chết giống con chó chết, chỉ hơn con chó có cái hòm thôi.
Tội nghiệp ghê lắm. Cho về với gia đình đi thì họ chết còn mát thân hơn. Đàng này để đó khiến họ bị dằn vặt trước khi chết cả tuần lễ. Lúc tôi còn ở chung với anh em tại trại K3, tôi hỏi tại sao trại này chết nhiều quá vậy?
Họ cố ý giết mình về vấn đề vết thương, toan tính giết bằng tuổi già ăn uống không được. Tôi đi không nổi mà. Có lúc rán bước lên xe để đi bệnh viện nhưng tôi đi không nổi ! Nhưng tới bệnh viện thì trị sơ sài, trị mới mười mấy ngày thì tôi bị chở về trại bỏ đó khiến bệnh tái phát. Tới một, hai tháng khi mình gần chết thì họ chở đi nữa.
Tôi bị 3 lần đi bệnh viện mà 9 lần đổi bệnh viện. Mỗi lần phải đợi người ta làm thủ tục rồi trị mình mười mấy ngày thì lại chở về trại bỏ đó. Cứ làm vậy hoài bệnh không thể nào hết được. Người ta nói họ nuôi bệnh chớ không phải trị bệnh."
Và ông không quên nêu ra một dẫn chứng cụ thể như sau:
“Nhân đây tôi xin báo động với công luận thế giới là hiện nay họ đối xử với tù nhân nói chung và bệnh tù nói riêng rất là ác độc. Bây giờ nếu thế giới muốn biết VN có nhân đạo hay không thì cứ đi tới thăm nghĩa địa của trại Z30A thì sẽ thấy mộ nhiều hơn nấm.”
Báo động…
Vừa thoát khỏi vòng lao lý sau gần 3 thập niên trong cảnh đoạ đày, tù nhân chính trị Trần Văn Thiêng có nhận xét về chế độ CS như sau:
“Cảm xúc của tôi là kể từ khi CS chiếm Miền Nam VN thì hiện nay lần đầu tiên tôi mới được tự do – lần đầu tiên gần 40 năm tôi mới được tự do. Được tự do về với gia đình thì tôi không biết rồi đây họ có làm khó làm dễ mình hay không?
Bây giờ tôi xin báo động với thế giới rằng chế độ CS là một chế độ kém văn minh. Nếu họ tồn tại ở nước VN nầy 1 thế kỷ, 1 thiên niên kỷ nữa thì VN vẫn giậm chân tại chỗ hoặc là thụt lùi chớ không thể nào tiến bộ được. Bởi vì sự văn minh chỉ do con người - con người là yếu tố quan trọng.
Cho dù đem thứ văn minh gì tới đây người CS vẫn không áp dụng được. Luật pháp họ nói một đàng xử một nẻo. Họ bắt tội tôi là lật đổ chính quyền trong khi không có chứng cứ nào, tôi không có cây súng nào thì làm sao lật đổ chính quyền được?
Tôi hồi nhỏ, khi còn là sĩ quan thì học với Mỹ rồi làm việc với Mỹ thì họ nói tôi là CIA của Mỹ - họ chỉ nhắm chừng nói vậy thôi. Khi tôi gởi một cuốn sách sang Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để trình luận án thì họ nói tôi hoạt động để lật đổ chính quyền. Họ chụp mũ như vậy. Do đó tôi xin báo động với thế giới là chế độ này vẫn còn nằm trong u ám.”
Và ông không quên lo cho số phận của những anh em bạn tù còn tiếp tục trong cảnh đoạ đày:
“Tôi về thì anh em có gởi lời cảm ơn thế giới, gởi lời cảm ơn Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ, Chính phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ. Chúng tôi chỉ xin làm sao Tổ chức Y tế Thế giới hoặc Hội Chữ thập Đỏ quản lý sức khỏe cho anh em tù chính trị. Bằng không thì sinh mạng của họ rất lâm nguy!”
Nhân lúc tù nhân chính trị Trần Văn Thiêng rời khỏi cảnh lao lý, một số bạn tù trước kia của ông bày tỏ tâm trạng của mình. Chẳng hạn như cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển không bao giờ quên tinh thần bất khuất cùng tâm sự khắc khoải của ông Trần Văn Thiêng trước sự tồn vong của quê hương và tự do, dân chủ của dân tộc.
Nguyễn Bắc Truyển: “Là người từng được sống trong nhà tù với ông Trần Văn Thiêng, tôi cảm thấy rất là xúc động ngày hôm nay khi được tin ông Trần Văn Thiêng đã rời khỏi nhà tù Xuân Lộc để về với gia đình. Trong thời gian qua, khi ở tù chung với ông, tôi cảm nhận được tình cảm của ông đối với đất nước và dân tộc vẫn còn nhiều lắm. Sức khoẻ của ông bị sút giảm rất nhiều sau thời gian tù đày 26 năm, thời gian xa gia đình là ba mươi mấy năm. Khi tôi còn trong đó thì bác Thiêng bệnh rất nặng làm cho tôi nghĩ ông rất khó vượt qua. Do đó phải nói rằng hôm nay tôi rất vui khi thấy ông được trở về mặc dù sức khỏe của ông còn phải được chữa trị rất nhiều. Nhưng ông đã về với gia đình, về với đồng bào của mình. Và có những người bạn tù rất trông đợi bác về.”
Một bạn tù khác của ông Trần Văn Thiêng là Thượng Toạ Thích Thiện Minh, bày tỏ cảm xúc như sau:
Thượng Toạ Thích Thiện Minh: “Tôi vừa cảm động vừa vui mừng, nghĩa là nửa vui nửa buồn. Tôi vui là vui ông Trần Văn Thiêng được ra khỏi tù. Còn buồn là lo rằng trong tù hiện vẫn còn nhiều người lâm hoàn cảnh túng khó trong lao tù CS. Và tôi cũng buồn lo vì hiện ông Trần Văn Thiêng bị bệnh nặng lắm, không biết ra ngoài có điều trị được không những chứng bệnh nan y của ông. Tôi mong rằng tất cả đồng bào VN trong và ngoài nước – những người yêu chuộng tự do, dân chủ, nhân quyền cũng như hoà bình nên có tinh thần giúp đỡ ông Trần Văn Thiêng khi ông ra ngoài điều trị.”
Sau khi những “người tù thế kỷ” như ông Trần Văn Thiêng, và trước đó là các ông Trương Văn Sương, Nguyễn Anh Hảo…được rời khỏi cảnh đoạ đày, thì câu hỏi được nêu lên là thân phận của những tù nhân chính trị bất khuất, lâu năm khác, nhất là cựu đại uý Nguyễn Hữu Cầu, sẽ ra sao?
Đó là chưa kể còn biết bao người tù chính trị vô danh khác mà công luận cho là đang bị giam đâu đó trong hơn 80 trại tù lớn nhỏ rải rác trên khắp đất nước Việt Nam.

ANH CÒN NHỚ HAY ANH ĐÃ QUÊN


Vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, Phan Văn Tuấn là một thiếu niên ở tuổi 16, đang là học sinh lớp Đệ Tam, trường tư thục Nguyễn Du, Gia Hội Huế, nhà ở khu Chợ Xép, sát cửa Đông Ba.

Rạng sáng ngày mồng hai Tết, anh cũng như toàn thể dân chúng thành phố Huế nghe nhiều tiếng nổ chát chúa liên hồi, tiếng đạn pháo kích vào thành phố và tiếng súng giao tranh càng lúc càng nhiều. Lúc đầu, họ chợt choàng tỉnh dậy, và tưởng như nghe tiếng pháo mừng xuân của ai đó chợt nổ giữa khuya, nhưng sau đó vài phút, trưởng thành trong chiến tranh, người dân đều biết rằng thành phố đang bị tấn công và những cuộc giao tranh đang xẩy ra, bây giờ đang ở ngay trong thành phố.

Tất cả đều xuống hầm trú ẩn hoặc ẩn nấp sát dưới sàn nhà, được che chở bởi những chiếc giường hay những chiếc “phản ngựa” bằng gỗ, và lo lắng theo dõi động tĩnh, từ đó cho đến sáng với niềm lo âu, giữa tiếng súng lớn nhỏ khi dồn dập khi thưa thớt trải dài trong đêm tối, giữa một đêm Huế mùa Xuân khá lạnh. Việt Cộng phản bội lệnh hưu chiến để đem quân tấn công nhiều thành phố và thị trấn miền Nam!

Vào tờ mờ sáng, từng đoàn dân chúng từ phía ngoài hớt hải chạy vào thành nội theo ngõ cửa Đông Ba và loan tin Việt Cộng đã về thành phố, ít lâu sau những toán Việt Cộng khác đã hiện diện trong vùng của Phan Văn Tuấn.

Việt Cộng có hai thành phần, theo trang bị, cán bộ với dép râu, nón cối, quần dài màu olive, áo sơ mi trắng, đeo xắc cột và mang K.54., đứng tuổi, binh lính Việt Cộng với đầu trần hay nón tai bèo, dép râu, hầu hết mặc quần ngắn, áo đủ loại, mang ba lô, trang bị AK 47, lựu đạn, bộc phá.

Ngay trưa mồng hai Tết, Phan Văn Tuấn chạy theo đám trẻ, chứng kiến cảnh xử bắn năm người dân tại ngay cửa Đông Ba, nạn nhân bị trói tay, đứng dựa lưng vào vách thành. Trong số thường dân này, có người đang mặc áo quần ngủ, có người còn đi chân đất, Phan Văn Tuấn chỉ nhận ra một người quen, đó là một viên chức cảnh sát trong thành phố đã về hưu.

Chỉ huy toán võ trang và ban lệnh hành quyết năm người dân này là ông thầy dạy Việt Văn trước đây tại trường Nguyễn Du của Phan Văn Tuấn: Tôn Thất Dương Tiềm. Năm người bị bắn phơi xác giữa trời nắng, đầy kiến, ruồi và mãi mấy hôm sau gia đình mới lén lút mang về chôn cất.

Ba ngày sau, khi phi cơ của VNCH và Đồng Minh bắt đầu can thiệp bắn vào các mục tiêu của Cộng Sản, thì gia đình Phan Văn Tuấn quyết định chạy về phía đồn Mang Cá tức là bộ Tư Lệnh SĐ1BB. Họ tránh đi theo các con đường lớn và đi băng qua những khu vườn nhà dân, nhưng đến giữa đường thì bị Việt Cộng chặn lại.

Phan Văn Tuấn bị tách khỏi gia đình và bị bắt dẫn đi cùng với một toán thiếu niên khác khoảng 10 người trở lại vùng chiếm đóng của Việt Cộng tại chùa Diệu Đế, Gia Hội. Toán thiếu niên này, dưới sự canh gác cẩn mật của những tên lính Việt Cộng, tuổi cũng còn rất nhỏ, được dùng trong việc khiêng vác những nhu yếu phẩm như gạo, nước mắm , mì gói từ các hiệu buôn trong thành phố về bộ chỉ huy. 

Năm ngày sau, toán dân công thiếu niên của Phan Văn Tuấn, vào mỗi đêm, được lệnh mang cuốc đi đào những giao thông hào trong vùng Gia Hội. Toán thiếu niên này đứng theo chiều dọc, đào những chiếc hố bề ngang khoảng hai thước, bề sâu một thước.

Thoạt đầu Phan Văn Tuấn nghĩ đây chỉ là những công sự cho bộ đội Việt Cộng tránh bom đạn trong thời gian VNCH bắt đầu phản công chiếm lại Huế, nhưng đến đêm giữa ánh đèn chập chờn, Việt Cộng bắt đầu dẫn ở đâu về từng toán người, cũng như năm người bị giết trong những ngày đầu tại cửa Đông Ba, đều mặc thường phục, có người mang dép, có người đi chân đất. Tất cả đều bị trói tay quặt ra sau lưng và được cột nối liền với nhau như những xâu người bằng những sợi giây điện thoại, giây kẽm hay lạt tre.

Phan Văn Tuấn bắt đầu kinh hoàng khi thấy bọn lính Việt Cộng, giọng miền Bắc, ra lệnh cho hàng người đứng sát và xoay lưng về phía giao thông hào. Một tên cán bộ bắt đầu đọc bản án tử hình, đại khái cho rằng những người này là “phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân”. Sau một cái khoát tay, một tràng AK chát chúa nổ, nhưng Việt Cộng chỉ nhắm bắn vào người đứng ở đầu hàng, trước sức mạnh của loạt đạn bắn gần, ông già bị hất ngữa ra, chới với trong mấy giây và lăn xuống hố. Sức nặng kéo theo người bên cạnh, người tiếp theo cũng đổ nhào, và cứ như thế kéo theo những người khác, tất cả đều ngã xuống giao thông hào.

Giữa tiếng la khóc, van xin, não lòng vang cả một góc trời, bọn Việt Cộng bắt đầu thúc giục đám dân công của Phan Văn Tuấn: “Nấp, nấp (lấp đất) nhanh lên, nhanh lên! Địt mẹ, nhanh lên!” Tiếng báng súng AK dọng vào vai, vào đầu, khi toán đào hố ngần ngừ, chậm tay. Phan Văn Tuấn sững sờ, một lưỡi lê đâm sát vào sườn, máu chảy đầm vạt áo. “Nấp đi mày”.

Tiếng khóc la, những cái đầu muốn ngẩng cao hơn, những cái miệng đầy đất cát, nhưng đôi mắt trợn trừng, tức giận, tuyệt vọng, u uất. Những cú nện vào đầu nạn nhân đang vùng vẫy dưới hố, những tiếng chửi rủa tục tằn, thêm một tràng AK tiếp theo. “Nấp nhanh lên”. Tiếng ồn ào, kêu gào than khóc. Rồi tất cả trở lại im lặng như địa ngục. Hố sâu đã trở thành mặt bằng, nhưng đất còn cựa quậy, có nơi bỗng sụp xuống. Những người dân Huế dưới hầm mộ kia chưa chết hẳn, trừ ông già xếp hàng đầu, may mắn hưởng tràng AK đầu tiên.

Những lần sau, có lúc sợ ánh sáng từ họng súng khai hỏa sẽ bị phi cơ trinh sát phát giác, không cần dùng đến một viên đạn, tên lính Việt Cộng chỉ cần trở cán cuốc lại, đánh thẳng vào đầu nạn nhân đứng đầu hàng, người này ngã ngửa ra đằng sau, cứ tuần tự như thế, bị chôn sống từng hố từng hố một. Dưới áp lực của lưỡi lê, báng súng và sự canh gác cẩn mật, Phan Văn Tuấn và bạn bè đã trải qua những giây phút kinh hoàng: đào hố, lấp đất chôn chính đồng bào ruột thịt của mình!

Đó là nỗi đau đớn mà Phan Văn Tuấn phải chịu đựng, mục kích trong hơn chục lần trên mười hố chôn sống người như thế trong vùng đất quê hương hiền lành của Tuấn. Cuối cùng, Phan Văn Tuấn và hai người bạn đồng lứa khác đã trốn thoát được, chạy về phía phòng tuyến quốc gia, ôm chặt lấy người lính đầu tiên mà khóc nức nở.

Sau khi quân đội VNCH chiếm lại Huế, Phan Văn Tuấn và hai người bạn đã đi tìm lại những giao thông hào chôn người cho chính quyền địa phương cải táng. Tất cả những người khác trong toán “dân công” cùng với Phan Văn Tuấn đều đã bị bị Việt Cộng thủ tiêu trước khi rút ra khỏi thành phố.

Phan Văn Tuấn lớn lên, vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và trở thành một sĩ quan Pháo Binh, năm 1975, bị tập trung trong trại Cộng Sản và cuối cùng vượt biển sang Úc. Nhưng từ những ngày xẩy ra vụ thảm sát Mậu Thân, anh không bao giờ muốn trở lại Huế, quê hương của mình, không muốn nhìn lại cảnh Huế, nghe tiếng Huế, thưởng thức một dòng nhạc Huế với nỗi ám ảnh và mặc cảm khôn nguôi.

Có ai lại ghê sợ chính với quê hương mình. Phan Văn Tuấn dấu cả với vợ con của anh những gì đã xẩy ra tại vùng Gia Hội trong những ngày tết Mậu Thân tại Huế. Anh muốn quên đi nhưng cơn ác mộng vẫn vò xé tâm hồn anh qua nhiều năm tháng, anh nhớ lại những cái đầu cọ quậy, những cái miệng đầy đất cát, những đôi mắt trợn trừng, van xin hay tuyệt vọng của đồng bào anh.

Năm ngoái, nhân dịp nhớ lại vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế, sau gần 40 năm im lặng, Phan Văn Tuấn đã dành cho nhà văn Nam Dao trong chương trình phát thanh “Tiếng Dân Tôi” ở Adelaide, Úc một cuộc phỏng vấn mà qua đó, không những Phan Văn Tuấn đã xúc động vì hồi tưởng, khóc nức nở, mà chính người phỏng vấn cũng nghẹn ngào khóc theo.

Nhắc lại vụ chôn người ở Huế, Phan Văn Tuấn như bị đưa vào một trạng thái mê sảng, điên cuồng, đau đớn như đang ở trong chính cơn ác mộng. Anh hứa rằng anh sẽ không bao giờ nhắc lại câu chuyện này một lần nữa với bất cứ ai, vì không chịu đựng nỗi đau đớn, dày vò đang hành hạ tâm hồn anh khi phải vận dụng trí não để hồi tưởng những câu chuyện cũ.

Không, anh Phan Văn Tuấn ơi, anh phải can đảm để sống và nhớ lại những gì anh đã trải qua, không phải riêng để cho những bà con xứ Huế, cho đồng bào mình, mà cả nhân loại cần có những nhân chứng như anh, để nói lên sự độc ác của con người, trong đó có sự độc ác từ bản chất, không thể tha thứ được của những con người Cộng Sản, mà ngày nay chế độ này đang còn ngự trị, làm tình làm tội cả dân tộc của chúng ta. Những con người này không còn lương tri, sống trong dối trá, nên Huế ngày nay mới có những con đường tủi nhục mang tên Mậu Thân, 68, để chúng cười cợt như lũ quỷ đói trên những linh hồn oan khuất của hàng nghìn đồng bào Huế vô tội của chúng ta.