Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

Chất thải bôxit gây bỏng da, ung thư phổi
Ngoài khả năng giết chết toàn bộ cá trong sông, chất thải bô xit tại Hungary còn có thể gây ung thư và bỏng cho người, biến đất trồng thành đất hoang hóa và phá hoại hệ sinh thái trên diện rộng.
Chất thải từ bôxít của một nhà máy sản xuất nhôm ở miền tây Hungary hôm 4/10 tấn công ba thị trấn, giết chết 4 người và làm ít nhất 120 người bị thương. Hôm qua bùn độc đã tới sông Danube, Raab và Marcal. Toàn bộ cá trong sông Marcal đã bị giết chết.
Livescience đưa tin công nhân đang đổ thạch cao xuống sông Marcal để làm đông đặc bùn đỏ. Họ cũng dùng hóa chất để trung hòa các chất độc. Cơ quan Cứu hộ quốc gia Hungary thông báo các kỹ sư đề nghị chỉnh dòng chảy của sông Marcal để nước chảy vào những cánh đồng. Tuy nhiên, giới chức phản đối kế hoạch vì sợ rằng hành động đó sẽ gây nên tác hại lớn hơn.
Bùn đỏ là sản phẩm được thải ra trong quá trình xử lý bôxít để sản xuất nhôm. Loại bùn này thường được chứa trong các bể, hồ. Ở trạng thái bùn, chất thải có thể phá hủy quần áo và gây bỏng trên da. Sau khi nước trong bùn bốc hơi, bùn biến thành đất khô màu đỏ giống đất sét. Những hạt bụi siêu nhỏ tạo nên loại đất đó có thể bay lơ lửng trong không khí. Nếu người dân hít phải chúng, họ sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi rất cao. Các tổ chức môi trường cho rằng, sau thảm họa này các chính phủ nên cấm việc chứa chất thải bô xit trong các bể lộ thiên.
Giới chuyên gia vẫn chưa biết hết tên của những chất độc trong bùn đỏ. Các quan chức cho rằng trong số chất độc có arsen (thạch tín) và crom. Chưa ai dự đoán được những tác động lâu dài của bùn đỏ.
Giới chức Hungary và các chuyên gia nhận định việc làm sạch bùn và phục hồi cuộc sống tại những vùng bị bùn đỏ tấn công sẽ kéo dài vài năm. Nước uống có thể nhiễm độc do hóa chất ngấm xuống đất và mạch nước ngầm. Người dân cũng sẽ không thể trồng trọt hay sản xuất nông nghiệp trong nhiều năm.
Báo New Zealand Herald cho hay, các tổ chức bảo vệ môi trường lo ngại bùn đỏ có thể gây nên hậu quả lớn đối với hệ sinh thái biển quốc tế, bởi sông Danube chảy qua Hungary, Croatia, Serbia, Romania, Bulgaria, Bulgaria, Ukraine và Moldova trước khi đổ vào Biển Đen.
“Thảm họa tại Hungary có thể vượt qua biên giới nước này”, ông Joe Hennon, người phát ngôn của Liên minh châu Âu, nói.
Liên minh châu Âu từng kêu gọi giới chức Hungary thực hiện mọi biện pháp để ngăn cho bùn không tới sông Danube, nhưng điều họ không mong muốn đã xảy ra.
Minh Long
20 người mất tích vì lật xe do lũ ở Hà Tĩnh

Lũ đang làm ngưng trệ giao thông miền Trung Việt Nam -hình của trang VietnamNet
Mưa lũ đã làm lật và cuốn trôi một chiếc xe khách chở 37 hành khách trên đoạn quốc lộ 1A tại Hà Tĩnh xuống sông Lam khiến 20 người bị mất tích, chưa kể 30 người khác đã bị thiệt mạng do lũ lụt tại Việt Nam, vào khi cơn bão lớn Megi đang kéo vào.
Hãng AP trích thuật ông Nguyễn Hiền Lương, chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, cho biết 17 người trên xe, trong đó có tài xế đã đập cửa kính thoát ra ngoài nhờ bơi vào bờ hoặc bám vào cây hay cột điện.
Trong số những người sống sót có một phụ nữ 46 tuổi bế con gái ngụp lội trong nước lũ suốt ba tiếng rưỡi đồng hồ khi nước cuốn bà đi trên ba cây số dọc sông Lam và vì đuối sức bà đã để tuột con trước khi được vớt và bé gái này là trong số ba trẻ em bị mất tích.
Được biết đoạn đường nơi xảy ra vụ lật và trôi xe một bên là cánh đồng và một bên là sông Lam và xe bus này xuất phát từ bến Dak Nông ra Bắc và khi đi đến xã Xuân Lam, qua đoạn nước xiết ngập cao 60 cm khiến xe mất thăng bằng và bị lật lúc 4.30 sáng thứ Hai.
Khoảng 500 binh lính, cảnh sát và ngư dân đã tham gia giúp tìm kiếm chiếc xe bus và những người có thể còn sống sót và ông Lương được hãng AP trích thuật nói rằng những người còn lại trên xe bus có lẽ là đã chết.
Các viên chức phòng chống thiên tai cho biết một lượng 800mm nước mưa đã trút xuống vùng này trong vài ngày qua khiến 126 ngàn người phải rời bỏ nhà cửa ra đi.
Đường xe lửa tuyến Bắc Nam đã bị gián đoạn do nhiều đoạn đường sắt bị ngập lụt buộc hàng ngàn hành khách phải chuyển sang đi xe buýt.
Miền Trung Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt hồi đầu tháng này khiến 66 người thiệt mạng và 17 người bị mất tích.
Truyền thông trong nước đưa tin rằng do ảnh hưởng lũ lụt, giao thông trên trục Bắc - Nam những ngày qua đang bị tê liệt.
Các tuyến đường bộ qua Nghệ An, Hà Tinh, Quảng Bình bị sạt lở nghiêm trọng trong khi ngành đường sắt phải bỏ nhiều chuyến tàu, còn máy bay thì không thể hạ cánh.
Chất thải bô xít Hungary đe dọa ô nhiễm diện rộng


Chất độc từ kho chứa chất thải bô xít ở Hungary đã giết chết toàn bộ cá trên một dòng sông, trong khi nước này tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì vụ tràn bùn đỏ.
>
Bùn đỏ có thể gây bỏng, ung thư
Bọt trắng nổi trên đoạn sông Raba tại thị trấn Gyor, Hungary hôm 7/10 sau khi bùn đỏ tràn tới dòng sông này. Thảm họa bùn đỏ xảy ra khi bể chứa cặn lắng của quá trình luyện bô xít của một nhà máy địa phương bị vỡ, khiến dòng bùn đỏ ồ ạt chảy xuống các làng mạc lân cận, gây ngập lụt nhà cửa và hủy hoại môi trường. Ảnh: AFP.
Xác cá trôi trên sông Marcal tại Hungary hôm 7/10 sau khi bùn độc tràn xuống sông. Người phát ngôn của lực lượng cứu hộ Hungary cho biết, toàn bộ cá của sông Marcal đã chết bởi chất độc. Ảnh: AFP.
1,1 triệu m3 bùn đã đỏ tràn xuống các thị trấn và làng mạc xung quanh. 4 người dân trong làng Kolontar tử vong vì bùn độc. Kolontar là nơi mà sông Torna hợp lưu với sông Marcal.
“Mọi sinh vật sống trong sông Marcal bị hủy diệt bởi nồng độ kiềm trong nước quá cao. Mọi con cá đều chết và chúng tôi cũng không thể cứu được hệ thực vật”, Tibor Dobson, chỉ huy lực lượng cứu hộ địa phương, phát biểu với hãng thông tấn MTI.
Trong ảnh Những xác cá được vớt trên sông. Ảnh: AFP.
Sông Marcal là một nhánh của sông Raab và sông Raab chảy vào Danube – dòng sông dài thứ hai của châu Âu. Chất độc tới sông Danube vào trưa qua. Công nhân dọn bùn tại làng Kolontar ở phía tây Hungary vào ngày 7/10. Ảnh: AP.
Bôxit là một loại quặng nhôm trầm tích có màu hồng, nâu được hình thành từ quá trình phong hóa các đá giàu nhôm hoặc tích tụ từ các quặng có trước bởi quá trình xói mòn. Chất thải từ bôxit chứa nhiều kim loại nặng cực độc. Trong ảnh, một chiếc xe hơi trong làng bị bùn cuốn trôi. Ảnh: AP.
Quang cảnh thị trấn Devecser - cách thủ đô Budapest của Hungary khoảng 164 km về phía tây nam - sau khi bùn đỏ tràn vào. Ảnh: AP.
Một máy đào đổ thạch cao công nghiệp xuống sông Marcal hôm 7/10 để làm đông đặc bùn đỏ. Ảnh: AFP.
Ông Gbor Figeczky, quyền giám đốc điều hành của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) tại Hungary, cảnh báo   
rằng sau khi tràn xuống sông Danube, chất thải bôxít có thể gây nên tác hại có quy mô quốc tế.
“Một số loài động vật và thực vật chết ngay lập tức, một số loài khác sẽ bị nhiễm độc trong thời gian dài do bùn độc tích tụ trong cơ thể chúng”, ông nói. Ảnh: AP.
Minh Long

Khởi công dự án bô xít tại Tây Nguyên

Dự án bauxite tại Lâm Đồng
Cuối tháng Hai TKV khởi công dự án khai thác bauxite tại Nhân Cơ, Đăk Nông.
Báo trong nước đưa tin ngày 28/2 Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) khởi công dự án xây dựng nhà máy sản xuất alumina tại Nhân Cơ, Đăk Nông.
Đây là dự án khai thác và chế biến bô xít thứ hai của TKV. Không có thông tin về nhà thầu xây dựng.
Trước đó TKV đã trao gói thầu EPC cho nhà thầu Chalieco, Trung Quốc xây nhà máy alumina ở Tân Rai, Lâm Đồng.
Tại Tân Rai, phía Trung Quốc lo việc thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị và xây lắp dự án. TKV là chủ đầu tư.
Chính phủ Việt Nam cho hay họ sẽ kêu gọi đối tác trong và ngoài nước tham gia góp vốn cổ phần vào hai dự án khai thác bô xít, tuy TKV sẽ nắm cổ phần chi phối và chịu trách nhiệm chính.
Báo trong nước đưa tin, từ nay đến cuối năm Việt Nam dự tính sẽ khởi công thêm một dự án bô xít nữa tại Kon Hà Nừng, Gia Lai. Và dự án hydroxit nhôm tại Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Chủ đầu tư của dự án Kon Hà Nừng nghe nói là Công ty Thương mại và Công nghệ Hà Nội. Còn tổng Công ty Hóa chất Việt Nam sẽ làm chủ đầu tư dự án khai thác mỏ bô xít tại Bảo Lộc.
Website Bộ Công thương cho hay bốn dự án khai thác bô xít này mới chỉ là loại ‘thử nghiệm’ tại ba tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên.
Giai đoạn 2011-2015 việc khai thác và sản xuất bô xít mới đi vào chiều sâu, với ba dự án alumina tại Đăk Nông. Các dự án này có tên Đăk Nông 2 – 3 – 4, công suất dự kiến 4,5 cho đến 6 triệu tấn alumina mỗi năm.
Mỏ lớn
Tin của báo Việt Nam nói Đăk Nông có tới 7 mỏ bô xít. Lâm Đồng có 2. Bình Phước có 2. Theo đánh giá của Bộ Công thương, trữ lượng bô xít của Việt Nam khoảng 5,4 tỷ tấn.
Giới chức Việt Nam nhìn đến Trung Quốc như là đối tác khai thác và tiêu thụ bô xít. “Công ty TKV đã mời một số nhà sản xuất nhôm lớn của Trung Quốc hợp tác đầu tư kèm theo cam kết tiêu thụ sản phẩm,” báo điện tử vnexpress.net viết.
Nhà máy bô xít Tân Rai, Đăk Nông khởi công cuối tháng Hai có công suất thiết kế 650.000 tấn alumina. Báo trong nước nói, “dự án sẽ áp dụng công nghệ Bayer để sản xuất alumnia” và chú ý đến việc bảo vệ môi trường.
Vốn xây dựng của dự án Tân Rai là 655 triệu USD, khoảng 11 nghìn tỷ đồng tiền Việt.
Chủ đề khai thác bô xít tại Tây Nguyên đã làm dấy lên các cuộc tranh luận, lúc sôi nổi, lúc gay gắt tại Việt Nam.
Phía chính phủ muốn thực hiện dự án, coi đó là phương tiện để giúp Tây Nguyên xóa đói giảm nghèo.
Một số cựu tướng lãnh quân đội, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, đã viết thư ngỏ yêu cầu ngừng dự án. Họ lo ngại vùng Tây Nguyên sẽ mất an ninh khi có quá nhiều công nhân nước ngoài. Cạnh đó là chuyện xử lý bùn đỏ, và bản sắc văn hóa của người thiểu số.
Một nhóm trí thức trong nước lập website đăng ý kiến phản biện, kêu gọi ngưng dự án bô xít, kênh thông tin thu hút được sự quan tâm lớn của độc giả trong và ngoài nước. Sau các vụ tin tặc, bauxitevietnam.info đã chuyển sang địa chỉ khác.
Source:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/02/100226_nhanco_bauxit.shtml

Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010

Hồ chứa bùn đỏ tại thành phố Ajka, Hungary

Hồ chứa bùn đỏ tại thành phố Ajka, Hungary có một diện tích bề mặt khoảng 185.000m2, nhưng chúng ta biết lượng nước bùn đỏ chảy ra là khoảng 1 triệu m3 (10^6m3) như vậy chiều cao của tường khoảng từ 6-7m khỏi mặt bằng của đất. Hồ chứa bùn đỏ này cách làng Kolontar khoảng 1.2km và cách Devecser khoảng 3km. Bản đồ không ảnh của Google.


Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010

Bô xít Việt Nam – Nâng lên Quan điểm
Tuyển tập về cuộc nghiên cứu thảm họa bô xít Việt Nam là một đúc kết một chuỗi những bài vỡ và hệ luận của rất nhiều tác giả người Việt và ngoại quốc, và các phỏng vấn, các bài vở chọn lọc trên các chương trình phát thanh, các trang liên mạng mà có lúc chúng tôi thành thật nhận lỗi đã không ghi chú đầy đủ tên tác giả, phóng viên…  Tuyển tập này được chúng tôi xem xét và đánh giá hướng đến việc nâng thảm họa bô xít Việt Nam lên hàng quan điểm để sử dụng cho mục đích nhân bản khi cần thiết.
Vì lý do quan trọng này, chúng tôi đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu và phân tích vô tư và vô vị lợi chỉ nhằm giúp các dân tộc Tây Nguyên, người Việt Nam trong bán bình nguyên basalt và châu thổ song Cửu Long thoát khỏi nạn diệt chũng hoặc một sự nhiễm độc chết chóc, phá hủy môi sinh và các loài thủy sản bị tận diệt cũng như các nguồn nước bị thẩm thấu các độc tố qua việc sản xuất chất alumina. Rất tiếc giờ đây chưa ai được phép vào thǎm Tây Nguyên, kiểm tra nghiêm chỉnh các quy trình sản xuất alumina cũng như trực tiếp quan sát các hệ thống bảo vệ môi sinh chống việc ô nhiễm môi trường, gia tǎng sự nóng dần trái đất, tạo thay đổi thời tiết khí hậu Tây Nguyên, gây nên giông tố. bão lụt, vỡ để, vỡ đập, và sau cùng các quy hoạch khai thác bô xít sẽ hủy hoại nét đẹp Tây Nguyên biến nó trở thành một vùng đất chết không hồi phục dù đến nhiều thế kỷ.
Chúng ta rất cần một quan điểm nghiêm chỉnh cho khai thác bô xít Đắc Nông và Lâm Đồng vì Tây Nguyên là trái tim của ba nước Đông Dương, vì nó đe doạ sự sống còn của ba dân tộc anh em, và trên hết ảnh hưởng trực tiếp đến các thủy đạo trên Biển Đông.
Khai thác bô xít Tây Nguyên không qua quá trình nghị sự công khai trước toàn dân Việt Nam, trước biểu quyết của toàn dân tộc Tây Nguyên về sự đồng ý cho phép hay không cho phép khai thác bô xít là một sự vi phạm quyền làm con người được sống trên chính mãnh đất tổ tiên của họ.
Quan điểm Việt Nam 2011
Số Liệu Đất và Con Người Dân Tộc Tây Nguyên
Một số dữ liệu có giá trị tương đối giúp chúng ta biết được các con số về người và đất Tây Nguyên, trong đó có Đắc Nông được thành lập nǎm 2004 không có thành phố trực thuộc tỉnh, mà chỉ có thị xã Gia Nghĩa mà thôi. Đắc Nông có một diện tích 6.515,6 km2, nǎm 2009 dân số 492.000 người. Người M’Nong có dân số 92.000 người nǎm 1999 trong lúcở Lâm Đồng dân số người K’Ho là 112.926 người nǎm 1999. Dân số Đắc Nông mỗi nǎm gia tǎng khoảng 17.000 người. Đắc Lak nǎm 1999 có dân số 1.793.400 so với người M’Nong 92.000 người. Nǎm 2009 dân số Đắc Lak và Đắc Nông là 1.733.100+492.000= 2.225.100; như vậy số người M’Nong có thể được ước lượng như sau: 114.145 người cho nǎm 2009. Tỷ lệ người M’Nong đối với dân số Đắc Nông là 114.145/492.000 = 23% tức là cứ 5 người dân Đắc Nông thì có một người M’Nong.
Sẽ mất 1/3 diện tích Đắc Nông cho khai thác bô xít trên 6.515,6 km2 diện tích tức là có thể sử dụng đến 2/3 đất cho khai phá rừng và lưu trữ chất thải bùn đỏ tức 2/3*(6.515,6) =  4.343,73km2 khoảng 65.9 km chiều dài mỗi cạnh hình vuông. Với diện tích khai thác bô xít này, chắc chắn sẽ gây nên thảm họa cho dân tộc M’Nong tại Đắc Nông và K’Ho tại Lâm Đồng và dĩ nhiên cũng chính là một tội ác diệt chũng.
Theo số liệu thống kê dân số nǎm 2009 trên bán bình nguyên Basalt là 1.409.570 và dân số châu thổ sông Cửu Long 17.213.400 thì tổng số người sẽ bị ảnh hưởng bởi chất độc hại bô xít thải ra trên Tây Nguyên và thấm xuống lòng đất, sng ngòi, sông suối trên thượng nguồn cộng với dân số Đắc Nông là 19.114.970 người. Nghĩa là có 20 triệu người Việt Nam sẳn sàng hứng chịu mọi hậu quả do khai thác bô xít tại Tây Nguyên. Chúng ta lưu ý là người M’Nong sống gần với ao hồ do đó chất độc chắc chắn gây tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của người M’Nong.
Xin đón xem bài tới Nói Với Người M’Nong và K’Ho
Quan điểm Việt Nam 2011