Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010

Bô Xít – Tây Nguyên Trong Hấp Hối

Khi đề cập đến dự án bô xít, trong một bài viết của Nguyên Phong “SỨC ÉP CỦA TRUNG QUỐC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TBT NÔNG ĐỨC MẠNH,” Nguyên Phong 12/02/2009. Ông nói trong một thông cáo chung giữa Trung cộng và Việt cộng ngày 3/12/2001 có đề cập vấn đề bô xít trong điểm thứ 6. Trong điểm thứ 6 này tên tỉnh Đắc Nông được nói đến, nhưng thực tế tỉnh Đắc Nông được tách rời khỏi tỉnh Đắc Lắc nǎm 2004 sau đó đến 3 nǎm, rõ ràng ý định phân chia Đắc Nông vùng đặc biệt nhượng địa cho Trung cộng đã có từ 3 nǎm trước. Việc bô xít được nói tới trong thông cáo chung Trung cộng Việt cộng nǎm 2001 trong thời điểm cǎng thẳng của sự phân định biên giới trên bộ và trên biển trong Vịnh Bắc Bộ chứng tỏ ba vấn đề bô xít- biên giới trên đất liền – biên giới trong Vịnh Bắc Bộ là một giải pháp trọn gói cho lãnh thổ Việt Nam. Sự việc bô xít trong thời điểm nǎm 2001 khiến chúng ta liên tưởng một ý tưởng đen tối mà đảng cộng sản Việt Nam manh tâm dâng cho Trung cộng vùng Tây Nguyên hiểm yếu này để Trung cộng thực hiện mục tiêu chiến lược khống chế toàn thể Đông Dương. Chắc chắn chúng ta không quên khi phân định biên giới trên bộ biên giới Việt Nam và Trung cộng chỉ riêng khu vực cửa ải Nam Quan chúng ta đã mất gần 800 m vào sâu lãnh thổ, còn phân định biên giới trong Vịnh Bắc Bộ chúng ta đã mất 10.000 cây số vuổng và vị trí chiến lược Bạch Long Vĩ không còn nữa.


Con đường mòn chiến lược Hồ Chí Minh giờ đây đã chuyển sang nhiều giai đoạn mới, quốc lộ 14 nối liền Khê Sanh xuống tận Bình Phước (Phước Long cũ) đi xuyên Gia Nghĩa đến Nhân Cơ nơi có một hệ thống khai thác bô xít của Trung cộng bắt đầu triển khai vở đất từ 2008. Con đường 14 này xuyên suốt qua vùng cao nguyên ba biên giới được xem như một hành lang chiến lược theo dự trừ sẽ nối liền với các tỉnh lộ khác trong bán bình nguyên Basalt để chạy ra cảng Kê Gà. Như vậy cảng Kê Gà là một điểm ngừng quan trọng của những con tàu mang “lợi ích quốc gia quan trọng của Trung cộng” trong lúc vượt biển Đông tiến xuống Việt Nam. Nếu chúng ta hình dung ra các lộ trình và hải trình chiến lược này, Tây Nguyên thân yêu của chúng ta rõ ràng mang một sứ mạng quan trọng mà đảng cộng cộng sản Việt Nam đã quyết tâm bán cho Trung cộng trong một thời gian ít nhất 70 nǎm theo Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang làm chủ tịch (ông Quang đồng thời là chủ tịch HĐQT TKV) ngày 13-1-2010 đã nói trong “Khai thác bô-xit Đăk Nông: Siết lao động nước ngoài từ đầu”
Chúng ta cũng biết về sự thâm nhập của người Trung cộng vào vùng Tây Nguyên qua hộ chiếu du lịch, và con đường đến Tây Nguyên chính là con đường Trường Sơn trên quốc lộ 14 hoặc xuyên biên giới Lào hay Kampuchea. Vì lẽ hộ chiếu du lịch dưới hình thức là một cuộc di dân vô hạn trong toàn Tây Nguyên trong suốt 70 nǎm đó, bao nhiều người Trung cộng đã sống bất hợp pháp với mọi ngành nghề và phương tiện để hủy hoại cuộc sống chất phác vô tư của dân tộc Tây Nguyên? Con số người Trung cộng di dân sẽ là bao nhiêu trên một diện tích núi rừng Tây Nguyên hay Cao Nguyên Việt Nam trùng điệp? Ai biết hết những bí ẩn của một cuộc xâm lược không đổ máu và không tiếng súng này ngụy trang dưới dự án bô xít, hai lợi ích phục vụ một mục tiêu chiến lược?
Trong 70 nǎm người Trung cộng làm chủ mãnh đất Tây Nguyên, thì người M’Nong và K’Ho làm sao sống còn khi vǎn hoá của họ bị hủy diệt theo với sự sống còn với núi rừng mà nhiều thế kỷ qua cha ông họ đã sống trên mãnh đất thân yêu này với nương rẫy, heo bò, gà vịt và những đàn voi hiền lành dễ thương? Những nhà sàn mái tranh, những đàn lợn mọi không còn nữa. Những giàn khổ qua, những đám lúa non, những bãi mướp, bí và bắp ngô không còn nữa, những nương trà rừng cà phê không còn nữa và trên toàn diện Tây Nguyên sẽ nhìn thấy những vết sẹo lớn mà đất bùn đỏ trở thành vùng đất chết không một sinh vật nào sống sót. Nếu chúng ta tự vấn lương tâm khi ngư dân dân Việt Nam đánh bắt thủy sản trong vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa của tổ tiên ta, mà Trung cộng bắt bớ ngư dân, bắn giết ngư dân ta mà cấm không cho đánh cá trong vùng quần đảo của tổ quốc ta thì một ngày kia Tây Nguyên sẽ xãy ra những thảm kịch như vậy đối với người M’Nong và K’Ho khi họ lai vãng đến vùng đất cấm của người Trung cộng. Nhưng lần này ác nghiệt hơn vì chính lũ chó sǎn công an, những tên gác dan sẽ thay mặt chủ nhân ông của chúng mà thực thi quyền lực tối thượng của đế quốc Trung cộng. Chúng ta hãy suy nghĩ về thân phận người M’Nong và K’Ho khi họ bị dời chỗ xua đuổi ra đi về một nơi vô định với một kiếp sống bất hạnh, còn nếu họ phải chọn sự ở lại thì họ trở thành những kẻ nô lệ trong thời đại mới như những người Phi châu nghèo khổ trong những vùng bọn Trung cộng đến khai thác khoáng mỏ. Đất đai của họ nhường chỗ cho những đợt di dân Trung cộng được cộng sản Việt Nam bảo kê vào ở. Cộng sản Việt Nam đã nhẫn tâm chà đạp nhân phẫm và tước đoạt sự sống và quyền con người không hề có một chút lòng thương hại.
Nói chung hiểm hoạ bô xít Tây Nguyên trước nhất là một tai hoạ thảm khốc sẽ xãy ra đối với người M’Nong và K’Ho vì nó sẽ phá hủy toàn bộ di sản vǎn hoá người dân tộc M’Nong và K’Ho biến họ trở thành những người bị bỏ rơi trong cuộc sống và từ đó dân tộc Việt Nam sẽ bị tan vỡ.
Hởi người Kinh và các người M’Nong, K’Ho và tất cả các dân tộc anh em đang sinh sống trên cùng mãnh đất Việt Nam thân yêu, xin các bạn hãy suy nghĩ thật kỹ về thãm họa bô xít Tây Nguyên và hãy cùng nhau đoàn kết tìm một hướng đi thích hợp chống lại thãm hoạ này.
Quan Điểm Việt Nam 2011
Ngày 6 tháng 10, 2010

Xin đón xem Quan Điểm Việt Nam 2011 “Những Con Số Mang Ý Nghĩa Chính Trị”
Đánh Giá Chiến Lược Khai thác Bô-Xít Tây Nguyên

-Là một người nghiên cứu Tây Nguyên trong nhiều năm, ông nhận thấy thế nào khi một số lớn người dân thiểu số phải thay đổi chỗ ở hiện nay vì yêu cầu di dân của dự án. Liệu những ảnh hưởng này có lớn lắm không?
-Về mặt dân tộc và văn hóa như vậy tất nhiên nó sẽ xáo trộn hoàn toàn đời sống của người dân thiểu số. Theo tôi thì suốt mấy chục năm qua chưa có nơi nào giải quyết tốt cho người dân tộc khi có bất cứ một dự án nào.
(Khai thác Bô-Xít Đc Nông bt li cho người dân tc thiu s
Mc Lâm, phóng viên RFA
2008-10-29)

Nhà văn Nguyên Ngọc: Chuyến đi của chúng tôi kéo dài khoảng một tuần, từ Hà Nội bay vào TP Hồ Chí Minh, từ đó đi Kê Gà ở Bình Thuận, là nơi người ta dự kiến xây cảng nước sâu để sau này xuất khẩu bauxite thì đưa xuống đó. Từ Kê Gà, chúng tôi đi ngược lên Tân Rai, để xem con đường đó như thế nào.
Trong thời gian đó, trước chúng tôi hai ngày, có một đoàn công tác của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng vào thăm các dự án bauxite. Nhưng họ đi Nhân Cơ, Tân Rai rồi mới xuống Kê Gà, tức là từ trên đi xuống.

BBC: Thưa bản thân ông đã đưa ra nhiều cảnh báo về ảnh hưởng của các dự án khai thác bauxite với môi trường và không gian văn hóa của Tây Nguyên. Sau chuyến đi vừa rồi, ông có thấy quan ngại của mình được giải tỏa phần nào hay không ạ?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Chúng tôi có đến một xóm nhỏ có khoảng hai chục nhà ở của người K’Hor. Đây là khu tái định cư mà TKV xây cho người địa phương ở đó, nhưng nhìn nó thì không thể nào nghĩ đây là làng của người dân tộc được. Mỗi gia đình một cái nhà ống, trên lợp tôn.
Tôi gặp một bà cụ ở ngay nhà đầu, thấy bà ấy than là không thể nuôi được lợn gà, đi làm rẫy thì quá xa, nên chỉ còn cách là đi làm thuê cho người Kinh ở gần đây thôi. Con cái họ thì nghèo khổ, không có điều kiện học hành.
Bà con dân tộc không thể sống trong điều kiện như vậy được. Một thời gian nữa thì chẳng còn dân tộc, cũng chẳng còn văn hóa.
Trong quá trình chúng ta đã làm nhiều cái sai lớn. Có thể nói là mình đã phá nát Tây Nguyên rồi.
Rừng tự nhiên ở Tây Nguyên đã bị phá hết trong mấy chục năm nay. Một trong những chức năng của rừng là giữ nước, khi mưa nó không đổ ào xuống hạ nguồn mà chảy từ từ xuống đồng bằng, thiên nhiên đã tạo ra rừng tuyệt vời như vậy.

(Các dự án bauxite gặp nhiều khó khăn100520

20/05/2010

Nhà văn Nguyên Ngc)


Ngày 16/7, chủ trì cuộc họp với các cơ quan hữu quan, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam xây dựng phương án tuyến đường bộ tối ưu, đáp ứng lâu dài nhu cầu vận chuyển sản phẩm của dự án alumin Tân Rai, Nhân Cơ cũng như các dự án bô-xít khác sau này đến cảng Kê Gà (Bình Thuận).
Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam cho biết, việc triển khai các dự án alumin vẫn bám sát tiến độ đã đề ra.
Theo phương án vận tải đường bộ phục vụ phát triển ngành công nghiệp nhôm khu vực, trong giai đoạn chưa có cảng Kê Gà (phấn đấu hoàn thành giai đoạn 1 trước năm 2013), sản phẩm của tổ hợp bô-xít - nhôm Lâm Đồng có thể xem xét, triển khai vận chuyển theo 2 tuyến.

(Lên phương án giao thông tối ưu cho bô-xít Tây Nguyên090716)


Xung quanh một số diễn biến xung đột giữa lao động Trung Quốc và người dân Việt Nam ở một vài địa phương được báo chí và truyền thông trong nước đưa tin, kể cả các vụ đụng độ, xô xát giữa người di cư Trung Quốc ở Bắc Phi, như trường hợp ở Algeria mới đây, TS Vũ Đình Tôn nhận xét :
"Nhiều nước ngại vì người Trung Quốc đi đâu cũng rất đông, rất nhiều, tính cộng đồng, cố kết lại rất cao, và do đó đây có thể là điều phải suy nghĩ. Vùng Tây Nguyên của Việt Nam thì lại là một vùng nhạy cảm vì từ trước tới nay vốn dĩ đã hàm chứa nhiều bất ổn."

(Bauxite, khu công nghiệp và sân golf100814

thứ sáu, 14 tháng 8, 2009
Quốc Phương
BBCvietnamese.com)

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng dự án sẽ có tác động tốt cho Đắk Nông.
Ông K'Bot, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh nói các địa điểm của dự án bauxite nằm cách trung tâm tỉnh từ 15-30Km và ở các vùng đất trống, đồi trọc hầu như không có dân cư.

(Người M'Nong nói về dự án bauxite090614

14:16 - 06 2009 - 16 1387)
Thủ tướng giao Bộ Công Thương rà soát lại quy hoạch bô-xít trên cơ sở cập nhật tình hình và dự báo mới nhất về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu và đề xuất điều chỉnh Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bô-xít giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025, lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, trình duyệt theo quy định.
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương có hoạt động khoáng sản bô-xít phối hợp với các bộ, chủ đầu tư thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, bảo đảm đời sống của nhân dân tại nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ; đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển phong tục, tập quán và giữ gìn bản sắc của đồng bào dân tộc trong quá trình bố trí tái định cư.

Ngoài các bộ liên quan và TKV, văn bản này được gửi tới UBND các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước, Bình Thuận, Cao Bằng, Lạng Sơn.
(THỦ TƯỚNG TUYÊN BỐ
VietCatholic News (01 May 2009 22:54)

* Kết luận về hiệu quả kinh tế  được tính toán đối với dự án thí điểm nhà máy alumin ở quy mô 650.000 tấn/năm hay cả dự án khai thác bôxit dài hạn, thưa ông?
- Thủ tướng chỉ yêu cầu xem xét hiệu quả kinh tế đối với dự án này thôi. Dự án có công suất 650.000 tấn alumin/năm với tổng mức đầu tư khoảng 12.000 tỉ đồng. Dù thí điểm nhưng không thể làm bé được, trước đây đã dự tính quy mô 100.000 tấn/năm, rồi 300.000 tấn/năm nhưng quy mô nhỏ không thể hiệu quả.
* Theo kế hoạch, năm năm đầu tiên sẽ khai thác trên diện tích 293 ha, trong đó có đến 271 ha là đất người dân trồng cà phê, điều và cao su. Như vậy đối với người dân, hiệu quả kinh tế được tính toán ra sao?
- Số liệu thống kê cho thấy cây trồng ở vùng này năng suất thấp hơn những vùng khác. Khi khai thác bôxit xong thì phần đất còn lại sẽ tốt hơn, màu mỡ hơn nên sẽ trồng cấy tốt hơn.
* Đã có công trình nghiên cứu nào kết luận cây trồng trên đất có bôxit có năng suất thấp hơn các nơi khác hay chưa, thưa ông?
- Theo tôi biết là chưa có nhưng số liệu thống kê cho thấy năng suất ở đây thấp hơn nơi khác do có bôxit. Nhưng chỉ cần quan sát bằng mắt cũng dễ dàng thấy cây cối ở đây kém xanh tươi hơn nơi khác.
(Khai thác bô-xit Đăk Nông: Siết lao động nước ngoài từ đầu
Thứ bảy , 27 / 2 / 2010, 16: 5 (GMT+7))

(Ông Bùi Quang Tiến, tổng giám đốc Công ty cổ phần alumin Nhân Cơ thuộc Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản VN (TKV) cho biết, rút kinh nghiệm từ nhà máy Tân Rai, việc kiểm soát lao động nước ngoài ở Nhà máy alumin Nhân Cơ sẽ được siết ngay từ đầu.)
Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa ra thông báo kết luận về việc khai thác bauxite, trong đó khẳng định đây là 'chủ trương nhất quán' của Đảng.
Giữa tháng Tư, Bộ Chính trị đã nghe Ban Cán sự đảng Chính phủ báo cáo về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxite giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025.

(Bộ Chính trị kết luận về bauxite090426

chủ nhật, 26 tháng 4, 2009)
ÐÀ NẴNG - Công nhân Trung Quốc được đưa sang làm cho các dự án từ điện, xi măng, bauxite ở Việt Nam sống thành từng làng rất đông đúc và nhiều phần lao động bất hợp pháp.
Bài ký sự mới nhất của báo SGTT cho thấy như vậy về một tình trạng được báo động gần đây, dù Bộ Chính Trị CSVN đưa ra chỉ thị buộc nhà cầm quyền các cấp, các công ty CSVN phải kiểm soát và chỉ được chấp thuận cho công ty ngoại quốc đưa các chuyên viên cần thiết tới Việt Nam nếu không tìm được nhân lực địa phương.
“Trên cung đường Hồ Chí Minh, đoạn đi qua huyện Ðông Giang (tỉnh Quảng Nam) có một “làng” công nhân người Quảng Tây (Trung Quốc). Họ đã đến đây hơn ba năm qua để xây dựng hai công trình thủy điện Za Hung và Sông Kôn 2.” Tờ SGTT số ra ngày 6/5/2009 viết trong ký sự “Người Quảng Tây ở Quảng Nam”. “Cho đến thời điểm cuối tháng 4, trên đại công trường này, có 523 công nhân Trung Quốc. Khi thủy điện này sắp hoàn thành họ có ngay công trình thủy điện mới, cũng ở miền Trung Việt Nam, để thi công tiếp”.
Các công ty quốc doanh CSVN có biết luật lệ sử dụng công nhân lao động không? Chắc chắn họ phải biết. Các nhà thầu ngoại quốc khi đưa người từ nước họ hay từ nước khác vào Việt Nam có phải tìm hiểu và biết rành rẽ về luật lao động ở Việt Nam không? Chắc chắn họ phải biết. Nhưng ngày 27/3/2009, Tổng Hội Xây Dựng ở Việt Nam tố cáo rằng hàng vạn công nhân người Trung Quốc đã được đưa vào Việt Nam làm đủ mọi loại công việc. Luật lệ CSVN chỉ cho phép công ty ngoại quốc đưa các chuyên viên không kiếm được ở Việt Nam vào làm việc. Nhưng các công ty Trung Quốc đã đưa từ người nấu bếp, nhân viên bảo vệ, hay nói chung gọi là “lao động phổ thông” tức không đòi hỏi khả năng chuyên môn nào vào Việt Nam.
Ngày 14/4/09, bài báo của tờ SGTT cho thấy hàng trăm công nhân đủ loại đang hoạt động ở Tân Rai, nơi đang chuẩn bị khai thác bauxite và thành lập nhà máy “tuyển lọc” quặng bauxite thành bột nhôm thô (alumina) trong tỉnh Lâm Ðồng.
Một số bài báo khác cho thấy công nhân Trung Quốc có mặt từ nơi xây dựng nhà máy xi măng ở Hải Phòng, nhà máy điện ở Quảng Ninh, Cà Mau, Quảng Nam, chuẩn bị xây cất nhà mày luyện bột nhôm tại Nhân Cơ (Ðắc Nông).
(Công nhân Trung Quốc sống thành làng ở tỉnh Quảng Nam
  • Thursday, May 7, 2009, 9:35)

At the seminar in Hanoi on Thursday, many of the over 50 scientists in attendance said that Vinacomin's plans for bauxite mining and processing projects covering over 1,800 square kilometres in the mountainous Central Highlands will cause irreversible environmental damage.

'The government should rethink the way it is implementing the technology,' said Professor Pham Duy Hien, a former head of Vietnam's National Atomic Energy Academy. 'If they do it the way Vinacomin has suggested, it will cause a major disaster for us later on.'

Government officials said the mining of bauxite ore, that is used to produce aluminum, was integral to the economic guidelines Vietnam's Communist Party had laid out in its 2006 five-year plan.

'This project will bring significant benefits to the country as aluminum becomes more popular as a material for construction and airplane and car production,' said Vinacomin chairman Doan Van Kien. Vinacomin's plan envisions exploitation of 5.4 billion tons of bauxite ore in six projects in the region until 2015. Bauxite is generally mined in vast open pits. For each ton of aluminum produced, approximately five tons of caustic slag are created, which can degrade the environment without proper storage and revegetation.
(Vietnam scientists clash with government over bauxite project
VietCatholic News (26 Apr 2009 09:14) )

Dư luận và báo chí trong nước gần đây bắt đầu nói nhiều tới hiện tượng lao động phổ thông ồ ạt vào Việt Nam, với con số được ước tính có thể lên tới hàng vạn.
Đa số họ là người Trung Quốc, làm việc cho các dự án mà nước này đầu tư, hoặc là nhà thầu chính.

(Công nhân nước ngoài ồ ạt vào VN?
BBC.vietnamese.com)

Bản kiến nghị với chữ ký của hơn 130 người đầu tiên, đa số là các nhà trí thức, văn nghệ sĩ có tên tuổi trong và ngoài nước, đã bày tỏ mối quan ngại của họ về dự án khai thác bauxit ở Tây Nguyên.
Thứ nhất là kế hoạch khai thác bauxit được công khai hóa vào cuối năm 2008, nhưng thật ra đã được ký tắt với Trung Quốc cách đây nhiều năm mà không hề được thông qua ở Quốc hội.
Thứ hai, Trung Quốc đóng cửa các mỏ bauxit trong nước để chuyển sang khai thác ở Việt Nam, đem theo gánh nặng môi trường cho các thế hệ hôm nay và mai sau ở Việt Nam, như họ đã làm ở châu Phi với sự giúp đỡ của những chế độ cai trị tham nhũng tại đây.
Thứ ba, Trung Quốc không chỉ đem theo kỹ thuật, công nghệ, mà còn đưa nhân công vào Việt Nam.
Những người ký tên vào bản kiến nghị khẳng định rằng đất nước là của chung của cả dân tộc, chứ không là của riêng của một nhóm người nào, cho nên, họ đề nghị phải đưa vấn đề dự án bauxit Tây Nguyên ra trước Quốc hội và phải dừng ngay dự án này với sự giám sát chặt chẽ, cho tới khi nào Quốc hội xem xét toàn bộ báo cáo tiền khả thi và phê chuẩn. Các tác giả bản kiến nghị còn đòi là những nghiên cứu tiền khả thi về bauxit Tây Nguyên phải được dư luận rộng rãi tham gia và theo dõi.
(Giới trí thức, văn nghệ sĩ đồng thanh yêu cầu ngừng dự án khai thác bauxit Tây Nguyên
Thanh Phương
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/112/article_3334.asp
Bài đăng ngày 27/04/2009 Cập nhật lần cuối ngày  28/04/2009 15:11 TU)

Vụ Bauxite đã được chính phủ Việt Nam ký kết với Tầu cộng cách đây cả mười năm, nhưng bây giờ dân mới biết. Khi biết, dân muốn bàn thì bị kết án là kích động, chống phá nhà nước XHCN, bị đem ra đấu tố trên các phường tiện truyền thông và ngay cả vị Đại công thần của chế độ - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các nhà trí thức, các văn sĩ cũng bị qui kết, chụp mũ rằng:

“Cả ba nội dung trong Bản Kiến nghị ngày 17/4/2009 của các nhà trí thức gửi các đ/c lãnh đạo Đảng và Nhà nước là không có cơ sở và đúng với tình hình thực tế, hoàn toàn mang tính bịa đặt và kích động. Điều đáng buồn là các nhà khoa học do thiếu thông tin lại đi ký vào một bản kiến nghị sai trái như vậy” (trích văn bản của Bộ Công thương).
(
http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=66662
Đừng hy vọng quốc hội sẽ vì đồng bào Tây Nguyên
VietCatholic News (29 Apr 2009 15:25) )

Còn đối với đời sống nhân dân ở vùng này, tôi có đến thăm một làng của người Cơ Ho, bao gồm khoảng mấy chục hộ người Cơ Ho đã bỏ làng đi để nhường đất đai cho nhà máy. TKV đã làm tặng cho dân một cái làng, nhưng khi đến đó thì tôi thấy nó không còn hoàn toàn là cái làng dân tộc nữa, mà giống như một cái phố, nhưng hết sức là thô sơ. Mỗi nhà có bề ngang khoảng 3 mét, dưới dạng nhà ống. Người Cơ Ho chưa bao giờ sống như thế. Bà con ở đó cho biết là ở làng cũ họ có thể chăn nuôi gà, lợn, bò, còn ở đây thì không có điều kiện đó nữa. Cho nên, tổ chức lại đời sống người dân như thế cũng không ổn.

(Bauxite Tây Nguyên có nguy cơ bế tắc về vận chuyển1006

Thanh Phương/RFI tiếng Việt thực hiện)


Phó Tổng Giám đốc TKV Dương Văn Hòa cho rằng, đến 2020, do điều kiện cơ sở hạ tầng, chỉ có thể nâng cấp 2 nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ, chưa thể xây dựng thêm các nhà máy khai thác bô-xít, sản xuất alumin tại Tây Nguyên.
Đắk Nông có kinh nghiệm quản lao động nước ngoài
Gói thầu EPC Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ công suất 650.000 tấn/năm mới được khởi công hôm 28/2. Tuy vậy, theo báo cáo của Công ty cổ phần alumin Nhân Cơ, hiện chủ đầu tư và nhà thầu vẫn đang tiến hành đàm phán, điều chỉnh một số nội dung hợp đồng, như lùi thời gian tính tiến độ bắt đầu từ 18/10/2010, thống nhất chi tiết xuất xứ thiết bị… Dự kiến tháng 10 tới, hai bên sẽ hoàn thành việc tạm ứng hợp đồng EPC.
Tìm lại các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam trong 10 năm qua, càng thấy rõ phương án bôxít Tây Nguyên này do Trung Quốc đề ra từ năm 2001 và liên tục làm sức ép đối với Việt Nam. Và trong việc này, trách nhiệm của cá nhân tổng bí thư Nông Đức Mạnh là không thể chối cãi.
Thật vậy, trong « Tuyên bố về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Công hòa nhân dân Trung Hoa » công bố ngày 25.12.2000 (lúc đó tổng bí thư ĐCS Việt Nam là Lê Khả Phiêu, ĐCS Trung Quốc là Giang Trạch Dân) hoàn toàn không nói gì tới khai thác quặng bô xít, mà thậm chí còn nhấn mạnh tới việc hợp tác khoa học kĩ thuật trong cả lĩnh vực « bảo vệ môi trường » (xem toàn văn tuyên bố trên mạng của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kì).
Lần đầu tiên danh từ bôxít xuất hiện là ngày 3.12.2001 trong « Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh » (xem toàn văn: mạng của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kì) cụ thể là trong điểm thứ 6:
« 6- Hai bên xác định trong thế kỷ mới cần tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học-kỹ thuật và các lĩnh vực khác giữa hai nước theo phương châm bình đẳng, cùng có lợi, chú trọng hiệu quả, bổ sung ưu thế cho nhau, hình thức đa dạng, cùng nhau phát triển; tích cực khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp hai bên khai thác thêm thị trường hàng hóa của hai nước, tăng cường đầu tư và hợp tác, mở rộng quy mô hợp tác kinh tế và kỹ thuật, thực hiện các dự án hợp tác đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội thiết thực. 
Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định khung giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi và Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ; và nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông. 
Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng Trung Quốc trở thành thành viên Tổ chức thương mại thế giới. Trung Quốc tích cực ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. »

(Quy hoạch khai thác quặng bô-xít ở Đắc Nông

SỨC ÉP CỦA TRUNG QUỐC
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TBT NÔNG ĐỨC MẠNH

Nguyên Phong 12/02/2009)


Xin quay lại vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên. Đọc tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc năm 2001 khi Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh sang thăm Trung Quốc và năm 2006 khi Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam, ta nhận thấy một điều hiển nhiên là Trung Quốc rất quan tâm đến tài nguyên này và muốn ta khai thác bằng được. Trong những trường hợp như vậy, chỉ suy diễn ta cũng thấy việc này có lợi cho họ nhiều hơn cho ta.
(Về Báo cáo số 91/BC-CP ngày 22-5-2009 của Chính phủ gửi Quốc hội:
GS TSKH Ngô Bảo Châu
Thư viết từ Princeton, ngày 27 tháng 5 năm 2009
Kính gửi Quí vị Đại biểu Quốc hội khóa 12:)

Dự án có hiệu quả kinh tế nhưng có rủi ro

Đây là một trong những nội dung kết luận của Hội đồng kiểm tra, tính toán, đánh giá lại hiệu quả kinh tế dự án Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ do Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang làm chủ tịch (ông Quang đồng thời là chủ tịch HĐQT TKV) ngày 13-1-2010.

Theo đó, hiệu quả kinh tế của dự án được phân tích, tính toán trong điều kiện cập nhật những biến động mới nhất của thị trường alumin - nhôm thế giới và các yếu tố ảnh hưởng khác. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra hiệu quả kinh tế với cơ chế, chính sách hiện hành cho thấy về phía chủ đầu tư, “dự án có hiệu quả kinh tế nhưng có rủi ro”.

Hội đồng đề nghị Chính phủ chỉ đạo cho phép áp dụng chính sách khuyến khích đầu tư, điều chỉnh chính sách thuế, phí hợp lý nhằm bảo đảm cho dự án có hiệu quả vững chắc. Cụ thể, cho phép chủ đầu tư thuê đất với thời hạn tối đa theo quy định là 70 năm và được miễn thuế thuê đất đối với diện tích chiếm đất cố định trong suốt thời thạn thuê, đồng thời cho phép vay một phần vốn cố định từ nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Mặt khác, hội đồng cũng kiến nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh thuế xuất khẩu alumin từ 20% hiện hành xuống còn 10-15% và giảm phí môi trường đối với sản phẩm tinh quặng bôxit (hiện áp dụng mức 30.000 đồng/tấn quặng nguyên khai.

(Theo Tuổi trẻ)

(Khai thác bô-xit Đăk Nông: Siết lao động nước ngoài từ đầu

Thứ bảy , 27 / 2 / 2010, 16: 5 (GMT+7))


Bauxite, Khu Công Nghiệp và Sân Golf

thứ sáu, 14 tháng 8, 2009

Quốc Phương
BBCvietnamese.com
Lao động Trung Quốc thường có số đông và có tính cộng đồng cao.
Một chuyên gia về nông nghiệp và đất đai nông thôn vừa lên tiếng về dự án Bauxite tại Tây Nguyên và thực trạng sử dụng đất đai, quy hoạch liên quan tới phát triển nông thôn nói chung.
Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 12/8, Tiến sĩ Vũ Đình Tôn, Giám đốc Trung tâm Liên ngành về Phát triển Nông thôn, thuộc Đại học Nông nghiệp Hà Nội, trước hết, cho biết lý do thời gian qua vì sao xuất hiện các quan ngại về lao động phổ thông nước ngoài vào làm việc ở địa bàn Tây Nguyên trong các dự án khai khoáng:
"Đây là một vùng rất nhạy cảm và chiến lược của Việt Nam. Nhìn lại lịch sử từ trước đến nay, người Trung Quốc đi đến đâu, có bao giờ họ trở về một cách đơn giản đâu. Thường thì đi đến đâu, họ đều cắm rễ lại."
"Vài nghìn người lao động phổ thông Trung Quốc không phải là chuyện, nhưng nếu đi đến đâu, họ đều ở lại đấy, sinh con đẻ cái, phát triển dân số, mà lại ở một vùng chiến lược, nhạy cảm thì đó là vấn đề đáng nói hơn," ông nói.
Người Trung Quốc đi đâu cũng rất đông, rất nhiều, tính cộng đồng, cố kết lại rất cao, và do đó đây có thể là điều phải suy nghĩ
Theo kinh nghiệm di cư lao động quốc tế, việc lao động phổ thông từ thị trường lao động nước này sang thị trường lao động nước khác, sau đó kết hôn với người địa phương và định cư vẫn tồn tại như một thực tế.
Nhưng trước câu hỏi liệu đã có một tâm lý 'bài Trung Quốc' hay không, Tiến sĩ Tôn khẳng định: "Thực ra, nếu lập luận theo góc độ quyền con người, thì người lao động nói chung, về nguyên tắc đều có quyền tự do di cư lao động, kết hôn, định cư v.v… Nhưng trên thế giới, nhiều nước ngại người Trung Quốc."
"Tại châu Phi hiện nay, một số nơi có hiện tượng người Trung Quốc đi tới đâu, sau đó cũng biến thành ‘China Town’ và rõ ràng một ngày nào đó, nếu không khéo xử lý sẽ trở thành vấn đề."
Xung quanh một số diễn biến xung đột giữa lao động Trung Quốc và người dân Việt Nam ở một vài địa phương được báo chí và truyền thông trong nước đưa tin, kể cả các vụ đụng độ, xô xát giữa người di cư Trung Quốc ở Bắc Phi, như trường hợp ở Algeria mới đây, TS Vũ Đình Tôn nhận xét :
"Nhiều nước ngại vì người Trung Quốc đi đâu cũng rất đông, rất nhiều, tính cộng đồng, cố kết lại rất cao, và do đó đây có thể là điều phải suy nghĩ. Vùng Tây Nguyên của Việt Nam thì lại là một vùng nhạy cảm vì từ trước tới nay vốn dĩ đã hàm chứa nhiều bất ổn."
Những Người Chỉ Trích bauxite
Asia-News
VietCatholic News (29 Apr 2009 15:21)
Chính quyền lựa chọn tăng trưởng kinh tế thách thức tinh thần bài ngoại và an toàn môi sinh.

(Tựa của The Economist)

Trong một nhà nước độc đảng mà ở đó người phê phán chính quyền thường bị tống giam, rất hiếm ai dám nói thẳng trừ những cá nhân dũng cảm hoặc liều lĩnh nhất. Ấy vậy mà việc chính phủ Việt Nam toan tính để cho một công ty Trung Quốc bắt đầu khai thác một phần trong trữ lượng lớn quặng bauxite tàng ẩn dưới vẻ xanh mướt của Cao nguyên miền Trung đã kích động một làn sóng phản đối mạnh mẽ chưa từng thấy từ nhiều thành phần xã hội. Trong số họ có danh tướng đã non trăm tuổi Võ Nguyên Giáp, nhà sư bất đồng chính kiến Thích Quảng Độ cùng một loạt chuyên gia khoa học và nhà bảo vệ môi trường.

Việt Nam được thiên nhiên ban phú một trữ lượng bauxite (quặng để luyện ra nhôm) đứng thứ ba thế giới, và chính quyền cộng sản đang nôn nóng được thu lợi từ đấy. Trong một qui hoạch mà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gọi là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước”, chính phủ đang trông ngóng sẽ thu hút được 15 tỉ đô-la đầu tư để triển khai các dự án khai thác bauxite và tinh luyện nhôm vào năm 2025. Hợp đồng với một doanh nghiệp con của Chalco – tập đoàn khai khoáng quốc doanh của Trung Hoa – để xây dựng một xí nghiệp mỏ, và cả một thoả thuận với đại gia nhôm Alcoa của Hoa Kì về nghiên cứu tính khả thi của một mỏ khác, đã được kí kết.

Các chỉ trích vạch ra rằng việc tiến hành khai thác bauxite qui mô lớn tại vùng đất hiện đang canh tác cà-phê và các cây trồng khác sẽ gây nên một hiểm hoạ không thể hối cải đối với môi trường và một cuộc di dời vô hậu các nhóm sắc tộc thiểu số đang cư trú trên Cao nguyên. Việc khai thác bauxite trên các mỏ lộ thiên sẽ để lại những vết sẹo lớn về cảnh quan. Còn quá trình tinh luyện loại quặng này sẽ sản sinh một thứ “bùn đỏ” độc hại, khi trôi vào các dòng chảy có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Không chỉ có vậy, sự hiện diện của một công ty Hoa Lục trong dự án đang gây tranh cãi đã thổi bùng lên tình cảm chống Trung Quốc, người láng giềng lớn từng đô hộ Việt Nam trong 10 thế kỉ và vừa mới giao tranh với nước này trong một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu vào năm 1979. Hoà thượng Thích Quảng Độ, lãnh tụ Giáo hội Phật giáo Thống nhất đã bị cấm hoạt động, cảnh báo rằng Việt Nam “đang bị đe doạ thôn tính”, với việc “những cư xá công nhân Trung Quốc đang mọc lên như nấm trên Cao nguyên, và khoảng một vạn di dân người Hoa sẽ đến tái định cư trong năm tới.” Nhận định của ông đã được phụ hoạ lại bởi một đội quân blogger hăng hái, và một liên kết chống khai thác bauxite Tây Nguyên được thiết lập trên Facebook, một trang mạng xã hội phổ cập, đã thu hút gần 700 thành viên (vào thời điểm post bài này, số thành viên đã là gần 900 – Người dịch). Hoá ra các blogger Trung Quốc không phải là cộng đồng duy nhất được dưỡng dục tinh thần bài ngoại đầy phẫn nộ. Song le, mặc dù phần nhiều sự phản đối bị chi phối bởi tinh thần này, những quan ngại về thành tích môi trường tồi tệ của nhiều công ty khai khoáng Trung Quốc là xác thực.

Tuy nhiên, bất luận được thúc đẩy bởi động cơ nào, sự phản đối Trung Quốc của công chúng đang khiến nhà đương cục Việt Nam lo lắng. Mới đây, chính quyền đã ra lệnh đình bản tờ bán nguyệt san Du Lịch trong ba tháng do báo này đã cho đăng tải một series bài về bất đồng lãnh thổ giữa hai quốc gia. Chính quyền viện lẽ rằng Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam đang phải hứng chịu một thâm hụt thương mại khổng lồ với nước láng giềng phía bắc và đang hối thúc giới chức Trung Quốc đầu tư mạnh hơn để hòng được bù đắp khoản thâm hụt. Với việc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đã thuyên giảm 40 phần trăm trong quí đầu của năm 2009 so với một năm về trước, khi mà hầu hết các nước giàu đang cạn tiền, Việt Nam lúc này cần tiền của Trung Quốc hơn bao giờ hết.

Khoét sâu hơn sự xúc phạm đối với cuộc vận động chống Trung Quốc, thủ tướng Dũng vừa mới bỏ ra cả tuần lễ trong tháng này để thăm thú Hoa Lục, ra sức hô hoán đầu tư và hứa hẹn tạo mọi thuận tiện để các công ty Trung Hoa hoạt động dễ dàng trên đất nước ông. Trong cuộc hội kiến với thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Dũng phát biểu rằng hai nước cần phấn đấu nâng kim ngạch thương mại song phương từ 20 tỉ đô-la năm 2008 lên 25 tỉ đô-la vào năm 2010, đồng thời nỗ lực loại bỏ sự bất cân bằng mậu dịch.

Trong hội nghị vừa qua (nhóm họp trong một ngày ở Khách sạn Meliã Hà Nội hôm mồng 9 tháng Tư – Người dịch) của các nhà khoa học đang quan ngại về hiểm hoạ môi trường, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã phát biểu rằng Việt Nam sẽ theo đuổi qui hoạch khai thác bauxite “bằng mọi giá”. Song trong thời buổi quẫn bách hiện nay của nền kinh tế, kẻ ăn mày đừng hòng mơ xôi gấc!

Dịch từ “Bauxite bashers” – The Economist April 23rd 2009
La Thành

Cuộc chiến bauxite ở Ấn Độ

TQ 18/08/2010 23:41
Hóa trang giống nhân vật trong phim Avatar để phản đối dự án của Vedanta tại London - Ảnh: Reuters

Người bản địa và các nhà hoạt động môi trường Ấn Độ đã có chiến thắng đầu tiên trong cuộc chiến chống khai thác bauxite ở miền Đông nước này.
Hồi tháng 2.2010, 5.000 người thuộc bộ tộc Dongria Kondh leo lên khu đồi Niyamgiri, được cho là chỗ ở của Sơn thần Niyam Raja, và khẳng định đó là nơi thiêng liêng bất khả xâm phạm. Những người này đang nỗ lực bảo vệ vùng đất tổ của họ là Lanjigarh, khu vực giàu bauxite ở huyện Kalahandi, thuộc bang Orissa, miền Đông Ấn Độ. Theo hãng tin IPS, đây là hành động phản kháng mới nhất của các cộng đồng dân cư, các nhà hoạt động nhân quyền và môi trường chống lại dự án trị giá 2,13 tỷ USD của Tập đoàn khai khoáng Vedanta Resources Plc có trụ sở ở London (Anh).
Những hiểm họa thấy trước
Nhà máy nhôm của Vedanta, mỗi năm có thể sản xuất khoảng 1 triệu tấn ô-xít nhôm từ bauxite, đã đi vào hoạt động từ hơn 1 năm qua tại Kalahandi. Kể từ năm 2007, Vedanta nỗ lực xin phép mở rộng nhà máy lên 6 lần cũng như thực hiện dự án khai thác bauxite trên một diện tích rộng 721 ha. Tuy nhiên, dự án bauxite bị chựng lại do một đạo luật về bảo tồn rừng của Ấn Độ.
Nhiều ý kiến cho rằng dự án khai khoáng của Vedanta sẽ phá hỏng khu rừng linh thiêng tồn tại từ nhiều thế kỷ qua của người Dongria Kondh ở Niyamgiri, đe dọa lối sống truyền thống, quyền sử dụng nước, lương thực, sinh kế và đặc tính văn hóa của họ. “Những ngôi làng này chưa bao giờ có những tiện nghi cơ bản như cơ sở y tế, nước uống và trường học. Giờ đây, dự án khai khoáng thậm chí sẽ tước đi các nguồn sống của họ”, ông Dadhi Pusika, lãnh đạo Ủy ban Bảo vệ Niyamgiri, tổ chức được thành lập bởi dân cư ở các ngôi làng bị ảnh hưởng, nói với IPS. Trong vòng một năm qua, ít nhất 6 người ở các ngôi làng gần hồ chứa nước thải của nhà máy nhôm nói trên đã chết vì những căn bệnh hô hấp không chẩn đoán được. Ủy ban Kiểm soát ô nhiễm bang Orissa đã nhiều lần cảnh báo Vedanta, yêu cầu họ chú ý đến việc để rò rỉ nước thải ra sông Vamsadhara, nguồn nước chính của dân địa phương.
Người dân cũng thường xuyên bị phát ban và đau nhức mà không rõ nguyên nhân. Theo nhà hoạt động môi trường Biswajit Mohanty ở Bhubaneswar, thủ phủ bang Orissa, hiện có khoảng 40.000 đợt vận chuyển bauxite từ bên ngoài Orissa đến nhà máy của Vedanta mỗi năm, gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Trước tình trạng trên, nhiều tổ chức như Ân xá quốc tế, ActionAid và Survival International đã vận động mạnh mẽ việc chống lại dự án của Vedanta. Nhiều nhà đầu tư, trong đó có Nhà thờ Anh, đã chỉ trích mạnh mẽ Tập đoàn này và bán cổ phần của họ để phản đối dự án khai thác bauxite ở Kalahandi.
Dấu chấm hết cho Vedanta?
Có vẻ như cuộc chiến chống dự án khai thác bauxite của Vedanta đã bắt đầu đến hồi kết với bản báo cáo được công bố hôm 16.8. Báo cáo này là kết luận điều tra của một Ủy ban do Bộ Môi trường Ấn Độ thành lập nhằm tìm hiểu các cáo buộc Vedanta vi phạm luật bảo vệ môi trường.
Theo báo cáo, việc xúc tiến dự án sẽ gây ra hậu quả lớn về môi trường, “làm thay đổi nghiêm trọng” nguồn nước của khu vực, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và cộng đồng dân cư. Báo cáo kết luận rằng dự án sẽ phá hủy khoảng 7 km2 đất rừng và đe dọa sự tồn tại của các bộ tộc bản địa. Ủy ban điều tra cũng khẳng định Vedanta đang “chiếm giữ trái phép” 26 ha đất trong khu vực, đồng thời ghi nhận “mức độ câu kết kinh hoàng” giữa các quan chức địa phương với Tập đoàn này.
Ngoài ra, Ấn Độ hiện đang phải đối phó với lực lượng chống đối ở các khu vực bộ tộc của nước này, và Ủy ban trên lo ngại việc lấy đất đai của người bản địa giao cho các tập đoàn khai khoáng lớn ở miền Trung và Đông có thể làm gia tăng bất ổn. “Việc tước đoạt quyền lợi của các bộ tộc ở Kalahandi nhằm làm lợi cho một công ty tư nhân, sẽ làm lung lay niềm tin của người dân với luật pháp, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho an ninh và thịnh vượng của toàn quốc gia”, Ủy ban cho biết.
Bộ Môi trường Ấn Độ là cơ quan cao nhất có quyền phê duyệt các dự án khai khoáng. Ủy ban Cố vấn của bộ này sẽ nhóm họp vào ngày 20.8 để xem xét báo cáo nói trên và trình bày quan điểm với Bộ trưởng Jairam Ramesh trước khi ông đưa ra phán quyết. Theo báo Times of India, trừ phi có những can thiệp về chính trị, ông Ramesh chắc chắn sẽ bác bỏ dự án. Những người chống dự án bauxite của Vedanta coi báo cáo trên là “chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài đựng các kế hoạch của Vedanta”. Về phần mình, Tập đoàn Anh cho biết họ sẽ tuân thủ quyết định cuối cùng và sẵn sàng tìm địa điểm khai thác bauxite mới thay cho địa điểm gây tranh cãi.
TQ Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201034/20100818234154.aspx

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

Mưa to kéo dài liên tục trong 5 ngày ở Đắc Lắc đã gây nên lũ lụt tại nhiều nơi
Thứ hai, 06 Tháng tám 2007, 06:34 GMT+7
Mưa to kéo dài liên tục trong 5 ngày ở Đắc Lắc đã gây nên lũ lụt tại nhiều nơi, làm thiệt hại về người và tài sản cho địa phương.
Đến chiều 5/8, mực nước các con sông đã dâng lên đến mức báo động III và trên mức báo động III. Hiện nay, trời vẫn tiếp tục mưa, mực nước sông dâng cao nhanh. Dự báo đỉnh lũ đạt trên báo động III, đe doạ các công trình thủy lợi và gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân.
Mưa to kéo dài, tạo dòng lũ quét làm chết 1 người, cuốn trôi và làm mất tích 9 người; cuốn trôi 27 nhà dân ở các huyện Chư M"ga, Krông Năng, Krông Ana và Krông Buk. Toàn tỉnh đã có 498 nhà dân bị ngập lụt, phải di dời đến nơi ở tạm an toàn. Diện tích cây trồng bị ngập úng 10.528 ha, trong đó có 7.672 ha lúa, 2.992 ha ngô, 293 ha hoa màu các loại.
Mưa to kéo dài đã làm xói lở, vỡ 7 đập nhỏ (dưới 1 triệu m3 nước) và 26 đập bổi, đồng thời làm hư hại nhiều công trình thuỷ lợi khác của các huyện Krông Bông, Krông Ana, Chư M"ga và Krông Buk. Lũ lụt đã cuốn trôi 3 cầu của huyện Ea Kar và huyện Krông Bông. Tỉnh lộ 8 thuộc địa bàn huyện Chư M"ga có nhiều đoạn ngập sâu trong nước, gây ách tắc giao thông. Hầu hết các xã tại huyện Ea Súp bị ngập lụt.
Mực nước hồ Ea Súp thượng đã đạt đến 218,7 m, vượt trên mực nước gia cường 44cm. Hiện nay, tỉnh đang xả lũ qua tràn chính hết công suất 980 m3/giây và đang cắt đập phụ để xả lũ. Vết nứt cũ trên thân đập chính Ea Súp thượng tiếp tục phát triển rộng thêm đang đe doạ sự an toàn của công trình. Hiện nay, UBND huyện Ea Súp đã thông báo lệnh sơ tán dân khu hạ lưu đề phòng lũ do xả nước hồ Ea Súp thượng.
Huyện Lắc là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề: 3.227 ha lúa ngô bị ngập có nguy cơ mất toàn bộ, nhiều trâu bò và hàng ngàn gia cầm bị cuốn trôi, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn bị ngập, một số xã bị chia cắt và cô lập.
Tại huyện Krông Pách đã có nhiều con đường liên xã bị ngập sâu trong nước làm nhiều khu dân cư bị cô lập. Chiều ngày 5/8, đập phụ của công tình thuỷ lợi lớn Krông Buk hạ bị vỡ, gây ngập đoạn đường gần cầu 42 trên quốc lộ 26, gây ách tắc giao thông trên tuyến đường huyết mạch này. Tại huyện M"Đắc do mưa to kéo theo gió mạnh đã làm tốc mái và hư hại 6 nhà dân.
Nguyễn Tiên Tri
TTXVN
Việt Báo (Theo Tien Phong)
Nguyên Nhân Lũ Lụt Lớn tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
Trần Tiễn Khanh (8/2001)

Đây là bài đầu tiên trong loạt bài Nguyên Nhân Lũ Lụt Lớn ở Việt Nam. Hai bài khác trình bày nguyên nhân lũ lụt ở miền TrungĐồng Bằng Sông Hồng. Mục đích của loạt bài là tìm hiểu nguyên nhân gây nên lũ lụt một cách khoa học và khách quan, để đề phòng lũ lụt một cách hữu hiệu và giảm thiểu các tổn thất.
 
    Những năm gần đây đã có những trận lũ lụt lớn chưa từng thấy xảy ra tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đặc biệt là cơn lũ lụt từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2000 được gọi cơn lũ thế kỷ. Cơn lũ này đã làm gần 1000 người thiệt mạng và tổn thất về tài sản và mùa màng được ước lượng đến 500 triệu Mỷ Kim. Hiện nay mực nước sông Cửu Long đang ở trong tình trạng báo động.     Lũ lụt là một hiện tượng thiên nhiên xảy ra hàng năm tại vùng ĐBSCL. Các cơn lũ bắt đầu khi nước sông Cửu Long dâng cao làm ngập vùng Savannakhet và Pakse ở miền Nam Lào rồi đến vùng Kratie ở miền Đông Kampuchea. Nước lũ từ thượng lưu theo sông Tiền và sông Hậu chảy vào nước ta rồi thoát ra biển Đông. Mùa lũ thường kéo dài từ cuối tháng 6 cho đến cuối tháng 12 và được chia ra ba giai đoạn. Trong giai đoạn 1, từ tháng 7 đến tháng 8, nước lũ chảy vào các kinh và các mương rạch thiên nhiên vùng Đồng tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Cao điểm lũ lụt xảy ra trong giai đoạn 2 khi mực nước sông Tiền ở Tân Châu cao hơn 4,2 m, và mực nước sông Hậu ở Châu Đốc cao hơn 3,5 m. Đây là những tiêu chuẩn của Ủy ban Quốc tế Sông Mekong (Mekong River Commission) dùng để định nghỉa mổi khi ĐBSCL bị lụt. Giai đoạn 3 bắt đầu từ tháng 10 khi mực nước hạ thấp dần cho đến cuối tháng 12.
    Như trên đã trình bày lũ lụt ở ĐBSCL bắt đầu do nước lũ ở thượng lưu sông Cửu Long. Nước lũ vùng thượng lưu do đâu mà có? Hàng năm những trận bão biển và gió mùa Tây Nam đã gây nên những trận mưa lớn làm mực nước sông Cửu Long dâng cao. Đặc biệt vào năm 2000, gió mùa bắt đầu sớm hơn đến 6-8 tuần. Những trận mưa lớn vào tháng 7 ở phía Bắc Lào và vùng Tây Nam Trung Hoa đã nâng cao mực nước sông Cửu Long ở Vạn Tượng. Mực nước cứ dâng cao trong vòng hai tháng tới. Đến cuối tháng 8, sông chính và các sông phụ ở Nam Lào đả tràn bờ. Cọng thêm những cơn bão biển Đông đã liên tiếp mang đến những trận mưa lớn ở miền Trung nuớc ta, những tỉnh thành miền Đông nước Kampuchea, và vùng ĐBSCL. Đến đầu tháng 10 đã có một vùng biển nội địa sâu đến 2 m, phá hoại các đê đập và cô lập hoá nhiều làng mạc ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang. Cơn lũ năm 2000 đã gây nên những tổn thất nặng nề nhất từ trước đến nay ở miền Nam. Trong số gần 1000 người bị thiệt mạng, 80% là trẻ em, và hơn 500,000 gia đình đã phải xin cứu trợ.
    Ngoài nguyên nhân chính là các trận mưa bão ở miền thượng lưu, còn có nhiều lý do thường được nhắc đến như (1) các đập thủy điện ở thượng nguồn Trung Hoa, (2) sự di dân đến những vùng lũ lụt, (3) nạn phá rừng và (4) hệ thống kinh thủy nông và đê đập ngăn mặn.
    Trong các lý do nêu trên, hai lý do đầu tiên có thể trả lời một cách dể dàng nhất. Các đập ở Vân Nam, Trung Hoa chỉ ảnh hưởng tối đa 2% lưu lượng sông Cửu Long; hơn 50% lưu lượng này do các sông phụ ở Lào chảy vào. Các đập thủy điện có thể không ảnh hưởng gì mấy đến lũ lụt, nhưng có nhiều ảnh hưởng tai hại đến môi sinh, nông nghiệp và ngư nghiệp của ĐBSCL. 
    Sự di dân đến những vùng như Đồng Tháp có thể gây thêm nhiều thiệt hại hơn, vì các di dân mới này thường đến từ những vùng ít lũ lụt cho nên họ không quen với các biện pháp đề phòng lũ lụt. Họ sống trong những căn nhà đơn sơ, nỗi trên mặt nước nên dể bị hư hại. Đa số nạn nhân chết đuối vì lũ lụt là trẻ em, vì hàng ngày các trẻ em thường ở nhà một mình, không được các người lớn trông coi.
    Ảnh hưởng của nạn phá rừng đối với lũ lụt đã và đang đuợc tranh luận trên khắp thế giới. Theo Cơ quan Lương Nông của Liên Hiêp Quốc (FAO), mức độ phá rừng cao nhất xảy ra ở Á Châu, từ 9.5% trong thập niên 1960 đến 11% trong thập niên 1980. Dựa theo nghiên cứu của FAO, diện tích rừng được ước tính khoảng 37% trong hạ lưu vực sông Cửu Long. Rừng vẫn chiếm hơn phân nửa diện tích của Lào và Kampuchea, nơi cung cấp 60-75% lưu lượng lũ của sông Cửu Long tại Kratie, Kampuchea. Dữ kiện thủy học đo được tại Kratie từ năm 1924 đến 1986 cho thấy chu kỳ tái diển, lưu lượng lũ cao nhất, và khối lượng lũ cao nhất của các trận lụt lớn trong khoảng thời gian này đã không vượt qua các con số của các những trận lụt lớn xảy ra trong thập niên 1930. Các cuộc nghiên cứu và điều tra ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi khác trên thế giới đã chứng minh rằng nguyên nhân hàng đầu của lũ lụt là có quá nhiều mưa xảy ra trong một số điều kiện thuận lợi, và việc phá rừng có thể ảnh hưởng quan trọng đối với những trận lũ lụt nhỏ trong các lưu vực hạn hẹp.
    Từ giữa thập niên 1980, các kinh hiện có đã được nới rộng. Một số lớn kinh chính và một mạng lưới kinh phụ đã được đào xuyên qua vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và các vùng khác trên khắp ĐBSCL với mục đích chính là thủy nông. Hệ thống kinh này đã trở thành những lòng lạch thuận lợi cho nước lũ từ Kampuchea chảy vào Việt Nam sớm hơn, nhiều hơn và nhanh hơn. Đồng thời, một hệ thống đê đập ngăn mặn đã được xây dựng ở cuối đường thoát lũ ở hạ lưu cùng với một hệ thống đường giao thông được nâng cao. Vì không đủ khả năng thoát lủ, hệ thống đê đập ngăn mặn và đường giao thông này đã làm cản trở nước lũ trong vùng ĐBSCL thoát ra biển Đông và vịnh Thái Lan. Hậu quả là mực nước ngập trong vùng ĐBSCL ngày càng sâu hơn và thời gian ngập ngày càng dài hơn.
    Nói tóm lại nguyên nhân chính của lũ lụt ở ĐBSCL là những trận mưa lớn ở thượng lưu và ĐBSCL. Các nguyên nhân khác như nạn phá rừng, di dân và đê đập chỉ có thể làm lũ lụt trầm trọng hơn mà thôi. Những trận mưa lớn do các cơn bão biển Đông và gió mùa Tây Nam gây nên. Từ tháng 7 năm 2001, chúng tôi đã thành lập một trang Web tênhttp://www.vnbaolut.com/index_uni.html để cung cấp miễn phí các dự báo bão biễn và gió mùa. Hàng ngày trang Web VNBAOLUT.COM cho biết thời tiết trước 48 tiếng đồng hồ ở 60 tỉnh thành từ Lạng Sơn đến Cà Mâu. Riêng ĐBSCL có dự báo cho Cần Thơ, Châu Đốc, Long Xuyên, Mỹ Tho và Sóc Trăng. Các dự báo được cập nhật bốn lần trong ngày (1 giờ, 7 giờ, 13 giờ và 19 giờ) và có thể tự động gởi qua e-mail. Một mô hình tối tân và chính xác nhất hiện nay, mô hình MM5, được dùng để làm các dự báo. Ngoài ra trang Web VNBAOLUT.COM còn cung cấp ảnh vệ tinh và tin tức thời tiết cũng như dự báo lũ lụt sông Cửu Long của  Ủy ban Quốc tế Sông Mekong (MRC) . Tất cả các dịch vụ nói trên đều miển phí!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) E.C. Chapman, 2001. "Disastrous Floods on the Mekong", ASEAN Focus Group, Australian National University.
(2) Nguyễn Minh Quang, 2000. "Lũ Lụt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long - Ngày Xưa và Ngày Nay", MekongForum.
(3) Nguyễn Minh Quang, 2001. "Phá Rừng và Lũ Lụt", MekongForum.