Thứ Tư, 8 tháng 9, 2010

Quan Điểm Việt Nam về vấn đề Bô Xít (8 tháng 9 nǎm 2010)

Kính thưa quý độc giả và tác giả:

Nhằm giúp cho người Việt hiểu rõ thêm về vấn nạn bôxít (bauxite) tại Việt Nam, chúng tôi xin phép được tuyển tập tất cả cá ý kiến và bài vở liên quan vấn đề bôxít hiện nay. Chúng tôi thành thật cám ơn lòng tốt của tất cả quý vị.

Tại Việt Nam có hai nơi đang được Trung cộng khai thác đó là Bô xít Tân Rai thuộc tỉnh Lâm Đồng trên thượng nguồn sông Đồng Nai và Bô Xít Nhân Cơ thuộc tỉnh Dak Nong trên thượng nguồn sông Srepok, tại Kampuchea Trung cộng khai thác Bô Xít tại tỉnh Mondul Kiri. Ba nơi này nằm vắt ngang biên giới Việt Miên và phía Nam Lào. Trong tưƠng lai các vị trí khai thác bô xít này có thể biến thành vùng tự trị, điều này có nghĩa ba nước Đông Dương sẽ có một cái nhân là một tiểu Trung quốc nằm giữa. Tân Rai và Nhân Cơ là những cao điểm cuối cùng của Cao nguyên Trung phần và nếu kéo dài ra tận biển Đông thì phía Nam là một vùng đồng bằng không có tuyến phòng thủ. Điều quan trọng hiện nay là số phận của các dân tộc thiểu số ra sao?

Tuyển tập Bôxít giúp các bạn và quý vị có cái nhìn tổng quát về hiện trạng bôxít tại Việt Nam hiện nay từ đó các quan điểm được cũng cố và tập trung. Chúng tôi sẽ phụ đính các bản đồ địa chất và giao thông nghiên cứu về Bô xít trong thời gian tới để giúp các bạn thêm.

Trong loạt bài nghiên cứu này chúng tôi sẽ gửi đến quý vị và các bạn 4 tuyển tập quan trọng:

1. Bô Xít
2. Bạo lực công an cộng sản Việt Nam
3. Tù chính trị tại Việt Nam
4. Biển Đông

Chúng tôi gọi đây là Kim Tự Tháp Việt Nam 2011. Điểm số 4 Biển Đông xin tham khảo thêm tại www.newsforce1.com

Xin tất cả quý vị có ai biết thêm về vấn đề Bô Xít xin gửi bài vở cho chúng tôi tại địa chỉ viettrade_net@yahoo.com chúng tôi sẽ đǎng trên Quan Điểm Việt Nam blogspot tại http://www.quandiemvietnam.blogspot.com

Trân trọng,

Hoàng Hoa
Ngày 8 tháng 9 nǎm 2010

QUỐC HỘI PHẢI BÀN VỀ BAUXITE 090506

thứ tư, 6 tháng 5, 2009


QUỐC HỘI PHẢI BÀN VỀ BAUXITE 090506

Thanh Thủy

Gửi đến BBC từ Hoa Kỳ

Cách ra quyết định trong vụ Bauxite hoàn toàn đi ngược lại với nguyên tắc nhà nước pháp trị, mà Việt Nam từ lâu đã hô hào xây dựng.

Điều 83 Hiến pháp 1992 quy định rằng Quốc hội là "cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất," có quyền "quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước...".

Dù điều 4 Hiến pháp quy định Đảng Cộng Sản là "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội", điều đó không có nghĩa Đảng Cộng Sản đứng trên Nhà nước và pháp luật, mà trái lại, điều 4 Hiến pháp ghi rõ: "Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".

Nguyên chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, trong một bài phỏng vấn gần đây với báo Tiền Phong, đã chỉ ra rõ ràng sự khác biệt giữa quyền lãnh đạo của ĐCSVN và quyền lực Nhà nước tối cao của Quốc Hội: "Lãnh đạo phải thông qua đường lối, cương lĩnh, thông qua tổ chức, cán bộ. Từ cương lĩnh, những ý tưởng chính trị phải được thể chế hóa bằng hiến pháp và pháp luật và quản lý đất nước bằng hiến pháp, pháp luật,"

Ông cũng nói: "Cho toàn dân. Nếu dân ủng hộ và nội dung những chỉ thị, nghị quyết đó được chuyển hóa vào hiến pháp, pháp luật, lúc bấy giờ biến thành của dân và chỉ có luật pháp mới có giá trị bắt buộc."

Việc Bộ chính trị ra nghị quyết, khẳng định như đinh đóng cột rằng đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, mà không trình Quốc hội bàn thảo và ra quyết định, là vi phạm hiến pháp.

Đây không phải là ý kiến mới, mà nhiều nhân sĩ trí thức đã lên tiếng. Nhà văn Nguyên Ngọc cũng khẳng định vấn đề khai thác Bauxite là không hợp pháp: "Ông Thủ tướng đã tuyên bố rằng đây là chủ trương lớn của Đảng và của Nhà nước, vậy thì vì sao mà không đưa ra trước Quốc hội? Phải trình Quốc hội chứ."

Trí thức trẻ Lê Minh Phiếu cũng đã chỉ ra rằng "Khoản 3 Điều 47 Luật Đầu tư Hiện hành quy định, đối với dự án quan trọng Quốc gia thì Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư và quy định tiêu chuẩn dự án, Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đầu tư."

Như vậy, theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật, kế hoạch khai thác, chế biến Bauxite ở Tây Nguyên cần phải đưa ra Quốc hội bàn thảo. Vấn đề đặt ra là trong hoàn cảnh bây giờ, Quốc hội có thể làm được gì?
Chỉ thị, nghị quyết là để lãnh đạo, chỉ mang ý nghĩa bắt buộc trong nội bộ Đảng và có ý nghĩa vạch đường, chỉ lối

Nguyên chủ tịch QH Nguyễn Văn An

Quốc hội có thể làm gì?

Cần phải làm rõ thực tế quyền lực của Quốc hội bây giờ. Thời gian họp của Quốc hội quá ít, mỗi năm hai lần, mỗi lần khoảng một tháng rưỡi. Để Quốc hội họp khẩn cấp, theo điều 63 Luật tổ chức Quốc hội, cần "Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu", hoặc cần Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội triệu tập.

Chủ tịch nước, Thủ tướng thuộc Bộ chính trị rồi Ủy ban Thường vụ QH toàn là lãnh đạo cấp cao của Đảng, vậy liệu có đại biểu Quốc hội nào dám đứng ra tập hợp một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội hay không?

Đó là chưa kể, ngay cả khi Quốc Hội họp, thì Ủy Ban Thường vụ QH "dự kiến chương trình làm việc" của kỳ họp (Điều 63).

Ai dám chắc vấn đề Bauxite sẽ được đưa ra, hay được dành thời gian bàn thảo, chất vấn đủ?

Nếu có được đưa ra biểu quyết, với tình hình như hiện nay là 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên và toàn bộ thành viên Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội là cán bộ cấp cao của Đảng, kết quả biểu quyết gần như chắc chắn sẽ thông qua dự án.

Với 90% đại biểu Quốc hội là người của Đảng, và UBTVQH, cơ quan có quyền lực rất lớn trong nội bộ Quốc hội, bao gồm các cán bộ cấp cao của Đảng - tức phải chấp hành các quy định của Bộ Chính trị mà không được bàn cãi - chính Quốc hội cũng trở thành bất lực khi muốn phản ánh nguyện vọng của hơn 80 triệu dân một cách trung thành, khi nguyện vọng đó trái với quyết định của Bộ chính trị.

Tuy vậy, ngay cả trong tình hình ấy, việc đưa ra bàn thảo công khai ở Quốc hội là điều phải làm để dự án Bauxite được hợp pháp.

Điều 75 Luật tổ chức Quốc hội quy định: "Quốc hội xem xét các dự án, công trình quan trọng Quốc gia sau khi nghe thuyết trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban hữu quan và biểu quyết thông qua sau khi Quốc hội đã thảo luận."

Trong kỳ họp Quốc hội giữa năm, dự án Bauxite cần được đưa ra trước Quốc hội để chất vấn, để có sự bàn thảo công khai làm sáng rõ vấn đề.

Quốc hội thậm chí có thể yêu cầu điều trần trước Ủy ban Dân tộc và các ủy ban hữu quan để vấn đề được mổ xẻ chi tiết hơn.

Quy trình này có hai điều lợi.

Thứ nhất, việc công khai đưa ra thảo luận trước Quốc hội khiến phía Chính phủ cần phải kỹ càng hơn và thận trọng hơn khi xây dựng dự án.

Bàn thảo trước Quốc hội có thể khiến thay đổi một số điểm quá phi lý của Dự án, làm giảm bớt thiệt hại. Giống như sau khi các trí thức có kiến nghị, Bộ Chính trị đã điều chỉnh lại một số quy định cho hợp lòng dân hơn.

Thứ hai, thảo luận công khai khiến người dân có cơ hội theo dõi, thực hiện quyền giám sát của mình. Các buổi làm việc này cần phải được truyền hình trực tiếp để người dân quan tâm trực tiếp theo dõi, giám sát.

Tôi vẫn tin rằng nhiều đại biểu sẽ nói lên tiếng nói của lương tâm và phản ánh nguyện vọng của nhân dân về vấn đề Bauxite, cho dù tiếng nói đó trái với chủ trương của Bộ chính trị.

Việc truyền hình trực tiếp các phiên họp đó, vì vậy, rất quan trọng, để những đại biểu Quốc hội đó biết rằng người dân đứng sau lưng họ, mong chờ ở họ và đang dõi theo họ.

Lá phiếu vì cuộc sống

Vấn đề về thể chế và Hiến pháp mà tôi muốn nói ở đây là vai trò Quốc hội, như cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất đất nước.

Muốn trả lại Quốc hội vai trò cao quý ấy, thì cần trả lại quyền lực của lá phiếu của người dân, bằng cách tổ chức bầu cử tự do, công bằng mà không có sự can thiệp của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và các cơ quan của Đảng.

Bầu cử tự do công bằng sẽ tạo tính chính danh cho Quốc hội, vì Quốc hội được chính người dân bầu ra, và được nhân dân đứng sau lưng ủng hộ, chừng nào Quốc hội phản ánh và giải quyết những vấn đề mà nhân dân trăn trở.

Đây không phải là vấn đề lý thuyết xa vời, mà là một vấn đề liên quan trực tiếp đến số phận những người dân ở Tây Nguyên, đến môi trường ở Tây Nguyên, và an ninh đất nước.

Việt Nam đang cần một Nhà nước biết lắng nghe, có lương tâm và có trách nhiệm.

Quốc hội là cầu nối giữa nhân dân và các thể chế của Nhà nước.

Đây cũng không phải một cuộc cách mạng gì ghê gớm, mà chỉ đơn giản là Làm đúng những gì chúng ta đã Nói: Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; Quyết tâm xây dựng Nhà nước pháp trị; và Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất đất nước.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của bạn Thanh Thủy, sinh viên Việt Nam hiện du học tại Indiana, Hoa Kỳ.

'GIỚI KHOA HỌC SẼ ĐƯA RA KHUYẾN CÁO' 090403

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2009


'GIỚI KHOA HỌC SẼ ĐƯA RA KHUYẾN CÁO' 090403

Các nhà khoa học đặc biệt quan ngại về tác hại đối với môi trường

Mới đây, trên mạng internet có lưu truyền một văn bản, được nói là báo cáo của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) về dự án khai thác bauxite Tây Nguyên.

Văn bản có tựa đề "Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam với bước đầu tìm hiểu các vấn đề xung quanh việc triển khai các dự án bauxite Tây Nguyên" gồm 16 trang, phân tích nhiều khía cạnh của ảnh hưởng mà các dự án khai khoáng sẽ mang lại cho xã hội-kinh tế-môi trường của địa phương.

Phản biện khoa học này, được nói là làm theo yêu cầu, nhận định rằng "đáng tiếc trong quá trình xây dựng quy hoạch, chúng ta đã thiếu một chiến lược tổng thể cho phát triển Tây Nguyên".

Khuyến cáo mà các nhà khoa học đưa ra trong văn bản là chính phủ nên thận trọng trong tiến hành các dự án bauxite, có thể bắt đầu bằng thí điểm, đánh giá kỹ lưỡng môi trường và chú trọng bảo đảm an ninh quốc phòng.

Đài BBC đã liên lạc với Phó Giáo sư - Tiến sỹ Hồ Uy Liêm, quyền Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hội Vusta, và được ông cho biết:

PGS-TS Hồ Uy Liêm: Tôi chưa được đọc văn bản nói trên nhưng nếu thực đó là văn bản của chúng tôi, thì đó chỉ là một nghiên cứu sơ thảo ban đầu mà chúng tôi chưa gửi đi. Tới nay, nghiên cứu về các dự án bauxite đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần.

BBC: Như vậy, đúng là Liên hội đã có thực hiện khảo sát về các dự án bauxite ở Tây Nguyên, thưa ông?

PGS-TS Hồ Uy Liêm: Đúng, chúng tôi đã làm khảo sát về chủ đề này theo đề nghị của bộ Công thương. Công trình khảo sát được tiến hành khoảng hai tháng nay, nhưng tất nhiên trong các chuyên gia của Liên hội thì có những người đã hoạt động trong lĩnh vực này cả mấy chục năm rồi.

Quan điểm chung của Liên hội là phải tập trung cho phát triển bền vững, tức là phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường và xã hội.

Kết quả đánh giá có lẽ tới thứ Hai này (06/04) sẽ hoàn tất và sẽ được mang ra trình bày tại hội thảo toàn quốc về các dự án bauxite mà bộ Công thương sắp chủ trì.

BBC: Thưa ông có thể tiết lộ một vài ý chính của nghiên cứu?

PGS-TS Hồ Uy Liêm: Thời điểm này có lẽ chưa thể, vì chúng tôi làm theo đơn đặt hàng, và không thể công bố nếu chủ đơn hàng chưa cho phép.

BBC: Vậy các nhà khoa học tham gia nghiên cứu này, ý kiến của họ như thế nào, thưa ông?

PGS-TS Hồ Uy Liêm: Quan điểm chung của Liên hội là phải tập trung cho phát triển bền vững, tức là phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường và xã hội. Các lĩnh vực phải hài hòa với nhau. Và như vậy, sẽ có một loạt khuyến cáo mà chúng tôi sẽ trình bày tại hội thảo.

Liên hội chúng tôi là tổ chức duy nhất ở Việt Nam có quyết định 22 năm 2002 (lúc đó là của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải) về hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội. Theo đó chúng tôi được phép và được quyền tư vấn và phản hồi các chính sách phát triển của đất nước.

Có thể chúng tôi làm theo đơn đặt hàng, nhưng cũng có thể chúng tôi tự đề xuất thực hiện nếu thấy đó là vấn đề bức xúc và cần phải nghiên cứu.

BBC: Ngay cả khi các vấn đề đó đi ngược lại điều tạm gọi là chủ trương lớn của nhà nước?

PGS-TS Hồ Uy Liêm: Không có vấn đề gì cả, chúng tôi đưa ra quan điểm của các nhà khoa học, có nghe hay không là lựa chọn của các nhà lãnh đạo. Có những điều chúng tôi đưa ra được chấp nhận, có những cái không.

Cuộc chiến bauxite ở Ấn Độ

Cuộc chiến bauxite ở Ấn Độ


TQ 18/08/2010 23:41

Hóa trang giống nhân vật trong phim Avatar để phản đối dự án của Vedanta tại London - Ảnh: Reuters

Người bản địa và các nhà hoạt động môi trường Ấn Độ đã có chiến thắng đầu tiên trong cuộc chiến chống khai thác bauxite ở miền Đông nước này.

Hồi tháng 2.2010, 5.000 người thuộc bộ tộc Dongria Kondh leo lên khu đồi Niyamgiri, được cho là chỗ ở của Sơn thần Niyam Raja, và khẳng định đó là nơi thiêng liêng bất khả xâm phạm. Những người này đang nỗ lực bảo vệ vùng đất tổ của họ là Lanjigarh, khu vực giàu bauxite ở huyện Kalahandi, thuộc bang Orissa, miền Đông Ấn Độ. Theo hãng tin IPS, đây là hành động phản kháng mới nhất của các cộng đồng dân cư, các nhà hoạt động nhân quyền và môi trường chống lại dự án trị giá 2,13 tỷ USD của Tập đoàn khai khoáng Vedanta Resources Plc có trụ sở ở London (Anh).

Những hiểm họa thấy trước

Nhà máy nhôm của Vedanta, mỗi năm có thể sản xuất khoảng 1 triệu tấn ô-xít nhôm từ bauxite, đã đi vào hoạt động từ hơn 1 năm qua tại Kalahandi. Kể từ năm 2007, Vedanta nỗ lực xin phép mở rộng nhà máy lên 6 lần cũng như thực hiện dự án khai thác bauxite trên một diện tích rộng 721 ha. Tuy nhiên, dự án bauxite bị chựng lại do một đạo luật về bảo tồn rừng của Ấn Độ.

Nhiều ý kiến cho rằng dự án khai khoáng của Vedanta sẽ phá hỏng khu rừng linh thiêng tồn tại từ nhiều thế kỷ qua của người Dongria Kondh ở Niyamgiri, đe dọa lối sống truyền thống, quyền sử dụng nước, lương thực, sinh kế và đặc tính văn hóa của họ. “Những ngôi làng này chưa bao giờ có những tiện nghi cơ bản như cơ sở y tế, nước uống và trường học. Giờ đây, dự án khai khoáng thậm chí sẽ tước đi các nguồn sống của họ”, ông Dadhi Pusika, lãnh đạo Ủy ban Bảo vệ Niyamgiri, tổ chức được thành lập bởi dân cư ở các ngôi làng bị ảnh hưởng, nói với IPS. Trong vòng một năm qua, ít nhất 6 người ở các ngôi làng gần hồ chứa nước thải của nhà máy nhôm nói trên đã chết vì những căn bệnh hô hấp không chẩn đoán được. Ủy ban Kiểm soát ô nhiễm bang Orissa đã nhiều lần cảnh báo Vedanta, yêu cầu họ chú ý đến việc để rò rỉ nước thải ra sông Vamsadhara, nguồn nước chính của dân địa phương.

Người dân cũng thường xuyên bị phát ban và đau nhức mà không rõ nguyên nhân. Theo nhà hoạt động môi trường Biswajit Mohanty ở Bhubaneswar, thủ phủ bang Orissa, hiện có khoảng 40.000 đợt vận chuyển bauxite từ bên ngoài Orissa đến nhà máy của Vedanta mỗi năm, gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Trước tình trạng trên, nhiều tổ chức như Ân xá quốc tế, ActionAid và Survival International đã vận động mạnh mẽ việc chống lại dự án của Vedanta. Nhiều nhà đầu tư, trong đó có Nhà thờ Anh, đã chỉ trích mạnh mẽ Tập đoàn này và bán cổ phần của họ để phản đối dự án khai thác bauxite ở Kalahandi.

Dấu chấm hết cho Vedanta?

Có vẻ như cuộc chiến chống dự án khai thác bauxite của Vedanta đã bắt đầu đến hồi kết với bản báo cáo được công bố hôm 16.8. Báo cáo này là kết luận điều tra của một Ủy ban do Bộ Môi trường Ấn Độ thành lập nhằm tìm hiểu các cáo buộc Vedanta vi phạm luật bảo vệ môi trường.

Theo báo cáo, việc xúc tiến dự án sẽ gây ra hậu quả lớn về môi trường, “làm thay đổi nghiêm trọng” nguồn nước của khu vực, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và cộng đồng dân cư. Báo cáo kết luận rằng dự án sẽ phá hủy khoảng 7 km2 đất rừng và đe dọa sự tồn tại của các bộ tộc bản địa. Ủy ban điều tra cũng khẳng định Vedanta đang “chiếm giữ trái phép” 26 ha đất trong khu vực, đồng thời ghi nhận “mức độ câu kết kinh hoàng” giữa các quan chức địa phương với Tập đoàn này.

Ngoài ra, Ấn Độ hiện đang phải đối phó với lực lượng chống đối ở các khu vực bộ tộc của nước này, và Ủy ban trên lo ngại việc lấy đất đai của người bản địa giao cho các tập đoàn khai khoáng lớn ở miền Trung và Đông có thể làm gia tăng bất ổn. “Việc tước đoạt quyền lợi của các bộ tộc ở Kalahandi nhằm làm lợi cho một công ty tư nhân, sẽ làm lung lay niềm tin của người dân với luật pháp, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho an ninh và thịnh vượng của toàn quốc gia”, Ủy ban cho biết.

Bộ Môi trường Ấn Độ là cơ quan cao nhất có quyền phê duyệt các dự án khai khoáng. Ủy ban Cố vấn của bộ này sẽ nhóm họp vào ngày 20.8 để xem xét báo cáo nói trên và trình bày quan điểm với Bộ trưởng Jairam Ramesh trước khi ông đưa ra phán quyết. Theo báo Times of India, trừ phi có những can thiệp về chính trị, ông Ramesh chắc chắn sẽ bác bỏ dự án. Những người chống dự án bauxite của Vedanta coi báo cáo trên là “chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài đựng các kế hoạch của Vedanta”. Về phần mình, Tập đoàn Anh cho biết họ sẽ tuân thủ quyết định cuối cùng và sẵn sàng tìm địa điểm khai thác bauxite mới thay cho địa điểm gây tranh cãi.

TQ Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201034/20100818234154.aspx

TIẾP TỤC TRIỂN KHAI DỰ ÁN BAUXITE 090318

Thứ Tư, 18 Tháng 3, 2009


TIẾP TỤC TRIỂN KHAI DỰ ÁN BAUXITE 090318
Cảnh quan môi trường Tây Nguyên sẽ bị ảnh hưởng?

Báo Việt Nam đưa tin chính phủ vừa chỉ đạo triển khai dự án bauxite Tây Nguyên 'đúng tiến độ đã đề ra'.

Trang mạng VietnamNet cho hay Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ra thông báo ngày 17/3, yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản tiếp tục chỉ đạo chủ đầu tư triển khai các dự án khai thác quặng nhôm, là tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng và dự án Nhân Cơ ở Đăk Nông.

Trong khi đó, trên các trang mạng và ngay cả các tờ báo chính thống, vẫn có các ý kiến phản đối từ người dân và giới học giả, chủ yếu do quan ngại về ảnh hưởng môi trường của các dự án bauxite.

Được biết tháng Tư này, chính Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sẽ chủ trì một hội thảo khoa học để "trình bày với tất cả các nhà khoa học, các nhà báo về phương án khai thác, công nghệ khai thác" nhằm đạt đồng thuận cho kế hoạch của chính phủ.

Thông báo của ông phó thủ tướng nói "chủ đầu tư cần ưu tiên thực hiện tốt các dự án bảo vệ môi trường tại khu vực khai thác, đồng thời cần xây dựng phương án cụ thể vận chuyển lượng alumin ra cảng biển khi hai nhà máy nêu trên đi vào hoạt động sau năm 2010".

Trong quá trình khai thác, tập đoàn Việt Nam được phép thành lập công ty cổ phần có sự tham gia của công ty nước ngoài. Chính phủ ra điều kiện phía Việt Nam giữ ít nhất 51% và phía nước ngoài không quá 40%.

Tập đoàn Alcoa (Hoa Kỳ) do vậy có thể tham gia cổ phần vào dự án Nhân Cơ (Đắk Nông) với tỷ lệ đến 40%; và Tập đoàn luyện kim Vân Nam (Trung Quốc) có thể tham gia vào dự án Tân Rai (Lâm Đồng) với tỷ lệ không quá 20%.

Cơ chế hợp tác với Tập đoàn BHP (Anh - Australia) đang được xem xét.

Mới đây, lãnh đạo tỉnh Đăk Nông trong chuyến thăm của đoàn Quốc hội cấp cao đã kiến nghị xem xét đẩy mạnh dự án bauxite để thúc đẩy kinh tế trong tỉnh.

Tham gia của Trung Quốc

Việc hợp tác khai thác bauxite tại Tây Nguyên đã được thỏa thuận và ghi nhớ trong tuyên bố chung ngày 1/6/2008 giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh.

Tuyên bố chung này viết: "Hai bên tích cực ủng hộ và thúc đẩy các doanh nghiệp của hai nước hợp tác lâu dài cùng có lợi trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác. Hai bên tăng cường hợp tác trong các dự án như bauxite Đăk Nông... và các dự án lớn khác".

Tuy nhiên, sự tham gia của Trung Quốc, quốc gia đông dân, khát khoáng sản, đang khiến nhiều người đặt câu hỏi.

Trong bức thư của mình gửi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu dừng triển khai dự án bauxite Tây Nguyên hồi đầu năm, đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng nhắc tới hiện diện của "hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có mặt trên công trường (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một dự án)'.

Khai thác khoáng sản bừa bãi khiến sông Đà cạn tôm cá

Khai thác khoáng sản bừa bãi khiến sông Đà cạn tôm cá


RFA 15.05.2010

Đầu nguồn sông Đà bị tận thu vàng sa khoáng bằng hóa chất độc hại. Cá tôm biến mất hết. Con sông này là nguồn nước ăn uống, sinh hoạt cho người dân Hà Nội.

Tin báo Dân Trí hôm nay cho hay đại biểu tỉnh Lai Châu loan tin này trong buổi hội thảo trực tuyến hôm thứ sáu về dự thảo luật khoáng sản sửa đổi lần thứ sáu.

Trong buổi hội thảo này, các đại biểu từ thành phố Hồ Chí Minh đến Tây Ninh, Lai Châu đều chỉ trích vấn đề cấp phép khai thác khoáng sản bừa bãi do nhiều bộ ngành dẫm chân lên nhau để đua nhau cấp phép.

http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/vietnamnews/Ores-exploitment-with-toxic-chemical-kill-all-fish-of-river-that-provide-water-to-hanoi-05152010105842.html

Khai thác khóang sản đang tràn lan không kiếm soát nổi

RFA-07-14-2010

Tình trạng khai thác khóang sản vượt quá khả năng kiểm tra đang là mối lo ngại cho các lãnh đạo bộ Tài nguyên-Môi trường.

Thống kê đuợc báo mạng Dân Trí loan đi hôm nay cho thấy hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp có giấy phép khai thác khoáng sản.Theo báo cáo của đơn vị quản lý thuộc Bộ Tài nguyên-Môi trường cho biết, hơn 17 doanh nhiệp có giấp phép khai thác khoáng sản đã bị thu hồi từ đầu năm đến nay do vi phạm nghiêm trọng những quy định của nhà nước trong lĩnh vực này.

Bộ TNMT cho biết do cơ chế quản lý chồng chéo và sự tham gia của nhiều bộ cho cùng một vấn đề nên việc giải quyết sai phạm rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn.

Cá sông Đồng Nai chết do nước bị ô nhiễm

RFA 19.06.2010

Cá bè sông Đồng Nai chết hằng loạt là do nước bị ô nhiễm. Chi cục Thủy sản Đồng Nai kết luận như vừa nói, theo tin Thông tấn xã Việt Nam loan hôm thứ bảy.

Số lượng cá chết gần 55 tấn tính đến ngày 8 tháng 6, ở đoạn thuộc Tân Mai, An Bình, Thống Nhất và xã Hiệp Hòa thuộc thành phố Biên Hòa. Riêng phường Thống Nhất mất 34 tấn, xã Hiệp Hòa chết 15 tấn cá.

Kết quả xét nghiệm của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II phổ biến hôm qua cho thấy mẫu nội tạng cá âm tính với vi khuẩn gây bệnh, nhưng có dấu vết sắc tố lạ làm chết cá do môi trường ô nhiễm.

Chi cục Thủy sản Đồng Nai nhận xét rằng lúc đầu cá phải nổi lên há miệng thở là vì nước thiếu oxy do bị ô nhiễm, và mưa đầu mùa cuốn cặn bã hữu cơ trong mùa nắng từ rạch suối ra sông đã gây nạn ô nhiễm. Tuy nhiên cơ quan này nói không loại bỏ giả thuyết các nhà máy quanh khu vực xả nước thải chưa xử lý xuống sông.

Đến nay hiện tượng cá chết đã chấm dứt, nhưng sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai vẫn mở cuộc điều tra tìm nguyên nhân đích xác.

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.

'Khai thác bauxite là chủ trương lớn' ?

06 Tháng 2 2009 - Cập nhật 07h14 GMT
'Khai thác bauxite là chủ trương lớn'

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên là 'chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước', cho dù dự án này gặp phản đối từ nhiều phía.

Website Chính phủ Việt Nam cho biết ông Dũng đã khẳng định như vậy tại cuộc họp báo đầu năm diễn ra hôm thứ Tư 4/2/2009 tại Hà Nội.

Tuy nhiên, ông Thủ tướng cho hay sắp tới, Chính phủ sẽ tổ chức một hội thảo về các phương án khai thác "nguồn tài nguyên to lớn này một cách bền vững, hiệu quả, đảm bảo môi trường sinh thái và an ninh quốc gia".

Ngày 1/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 167 phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015.

Theo đó, từ 2007-2015 riêng tại tỉnh Đăk Nông dự kiến hình thành đến bốn tổ hợp công nghiệp bauxite nhôm. Trong năm 2008 đã có hai dự án khai thác bauxite và sản xuất nhôm tổng công suất 1,2 triệu tấn/năm được phép triển khai tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ ( Đắk Nông).

Đề nghị dừng dự án

Dự án bauxite là một trong những chủ đề đang thu hút quan tâm của dư luận trong nước.

Ngày 5/1/2009, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư tới Thủ tướng Dũng đề nghị dừng triển khai dự án khai thác bauxite này.

Ông Giáp, người từng theo dõi chỉ đạo việc khảo sát khai thác bauxite Tây Nguyên hồi những năm 1980, nêu quan ngại về "nguy cơ nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên và xã hội" của dự án.

Đây cũng là nỗi lo của nhiều người trong giới khoa học gia. Đầu tháng 11/2008 một số nhà khoa học và quản lý có tên tuổi đã gửi kiến nghị để nghiên cứu, xem xét việc khai thác bauxite Tây Nguyên một cách toàn diện.

Nhiều người cho rằng dự án này không có hiệu quả lớn về kinh tế đối với khu vực Tây Nguyên.

Ngoài quan ngại về sinh thái, Tướng Giáp còn nêu lên một thực tại:

"Trong tháng 12/2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có mặt trên công trường (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một dự án)."

Dự án bauxite Tây Nguyên dự tính có sự tham gia của các công ty Trung Quốc, quốc gia đông dân vốn đang "khát" khoáng sản và nhiên liệu.

________________________________________

Paul

Đất nước là của toàn dân nhưng do đảng cầm quyền mà, dân đâu có quyền gì đâu. Dân có phản đối, thì cũng chỉ là dư luận ở đầu đường xó chợ. Báo chỉ thì "đi lề phải", sau một thời gian thì cũng rơi vào quên lãng thôi.

Ông TT Dũng có tổ chức hội thảo, thì chắc cũng chỉ cho những nhà Khoa học ủng hộ tham dự thôi. Nói chung, mọi việc đã được định đoạt cả rồi.

Sen

Tây Nguyên là khu vực quá nhạy cảm cả về lịch sử, văn hóa, chính trị, quân sự. Vì vậy TQ muốn khai thác quậng ở đây chắc chắn ko chỉ đơn thuần vì lợi ích kinh tế. Lãnh đạo và toàn dân tộc VN cần phải tỉnh táo, cân nhắc thấu đáo trước khi quá muộn.

Chang

Tôi thấy vấn đề này nên nghiêm túc hội họp và bàn tính cả về phương diện kinh tế và chính trị.Nói cho cùng thì quyết định vẫn là chính phủ nên mấy vị cứ yên tâm mà chờ tin. Nhưng tôi tin chắc rằng TQ sẽ không mang lại sự đảm bảo về tài nguyên môi trường về lâu dài vì cái họ cần là bauxite nhôm, vàng và một số kim loại quí khác mà ta chưa nghiên cứu hết. Họ đâu cần phải quan tâm tới môi trường và họ mang theo vô số hóa chất độc hại đổ lên Tây Nguyên như họ đã và đang làm bên Campodia, vì tôi vừa cùng với đoàn chuyên gia của họ tham gia với đoàn Việt Nam tham gia thí nghiệm lấy mẫu vàng.

Đúng là công nghệ của họ hiện đại thật, họ lấy rất nhanh và kết quả rất khả quan. Nhưng số hóa chất để lại thì cũng rất lớn. Chúng ta cứ hình dung xem nhé: nếu cây bị đào gốc, sau đó tưới hóa chất để thu gom quặng rồi thải ra môi trường thì đố mọi người cây cỏ thôi có mọc lại được không?

Còn sâu xa hơn nữa là họ ở lại Tây Nguyên và hình thành một khu người TQ khắp Tây Nguyên và kết hợp với Campodia như khi xưa họ đã từng làm thì tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra trong 25 năm tới?

Nói tóm lại, là chúng ta nên đưa vấn đề lấy ý kiến toàn dân và cho công khai vấn đề khai thác bauxite với nhiều nhà đầu tư khác nữa trên thế giới để chọn nhà đầu tư có năng lực khai thác và cam kết bảo đảm môi trường và phúc lợi xã hội nếu sự cố đáng tiếc xảy ra.

LMinh, TP HCM

Việc khai thác quặng bauxite ở TN có thể đem lại nhiều lợi ích, nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, môi trường ..., cụ thể như thế nào thì nhà nước cũng tương đối rõ.

Tôi chỉ mong dù quyết định thế nào thì Đảng và nhà nước cũng phải nghĩ cho lợi ích lâu dài của quốc gia dân tộc, nhất là nhân dân. Đặc biệt khi có sự dính dáng của TQ trong vấn đề này (không rõ là tới đâu), nhưng tôi tin rằng sự có mặt của TQ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các ý kiến phản đối trong dư luận (cả tôi cũng không ngoại lệ), vì TQ thế nào thì mọi người cũng đã quá rõ. Tôi mong Đảng và nhà nước sẽ có quyết định đúng đắn.

Youger

Dưới sự làm việc rất ''chuyên nghiệp' của bộ máy nhà nước, tôi nghĩ vấn đề này sẽ được cho chìm không sủi tăm. Thứ hai, dù cho dân có phản đối thì đó cũng chỉ là nêu ý kiến và ngồi nhà bảo nhau, đa số thờ ơ với vấn đề này, có cái nhìn sai hoặc vẫn còn ngoan hiền nên chưa có động thái mạnh mẽ nào khác ngoài '' nêu ý kiến''.

Thứ ba cái dự án này giờ bàn nên làm hay không nghe nó có vẻ không thời sự, bởi người ta đã làm rồi. Có chăng là bàn làm sao để chấm dựt sớm mà thôi.

Hùng, Sài Gòn

Thật sự tôi không nghiên cứu nhiều về lãnh vực khoáng sản này tuy nhiêu một việc lớn vậy nên để dân biết và góp ý trươc khi quyết định.

Nếu có nhà đầu tư phương Tây thì tốt hơn (không muốn nói về chính trị) về mặt công nghệ, Môi trường, lao động và quản lý họ hơn hẵn TQ. Nhà nước nên để dân có thời gian suy ngẫm và góp ý và minh bạch hoá các quyết định của minh càng sớm càng tốt. Tôi thấy việc quyết định này là vội vàng.

FairPlay

Dạ thưa ông Trần Kiên HN, ước gì công dân VN có được cơ hội để nghiên cứu và tranh luận, thậm chí công khai phản đối (mà không bị kết tội phản động). Nhưng chúng tôi chỉ được phép nghe thôi chứ không được nói, thì có đi mời tiến sĩ chuyên gia hàng đầu thế giới để nghiên cứu, đối chiếu, chất vấn cái báo cáo khả thi và tác động môi trường xã hôi của các ông đi chăng nữa thì cũng chỉ tốn thời gian vô ích thôi.

Vấn đề ở đây là chúng tôi bức xúc về tài nguyên, môi trường, an ninh quốc gia và chỉ có BBC Vietnamese cho chúng tôi tiếng nói. Còn các ông đã làm gì cho chúng tôi, đừng nói là các ông có công giải phóng thống nhất đất nước nhé, vì công đó thuộc về thế hệ trước, những chiến sĩ và cán bộ hết mình về nước hết sức về dân.

Nguyen, Hà Nội

Thưa bạn Trần Kiên, liệu ở cái đất nước này đã có việc gì mà những người tham gia diễn đàn này được biết, được bàn? Bạn có biết thật sự có bao nhiêu người dân Việt Nam đồng ý với việc mở rộng Hà Nội? bao nhiêu người dân Việt Nam đồng ý với việc phá bỏ hội trường Ba Đình? bao nhiêu người dân Việt Nam đồng ý với việc bỏ ra hàng nghìn tỉ đồng để xây bảo tàng Hà Nội vào thời điểm kinh tế đất nước đang có vô vàn khó khăn?....

Bạn có biết nếu không có ý kiến phản biện của nhân dân thì vì lợi ích nhóm mà chắc chắn người ta đã làm nhà máy luyện thép tại vịnh Vân phong rồi? người ta đã làm trung tâm thương mại tại chợ âm phủ Hà Nội? Và vì không cho dân biết, không nghe tiếng nói của dân nên người sẽ còn làm biết bao điều tai hại cho cái đất nước này như người ta đã làm trong bao năm qua.

Mê Linh

Mong rằng Chính phủ sẽ hết sức thận trọng và lắng nghe các phản biện. Nếu Thủ Tướng vẫn kiên quyết thực hiện một dự án phi kinh tế, gây ra nhiều tác hại về môi trường, xã hội và chỉ có lợi cho phía Trung Quốc, đã bị các nhà khoa học, văn hóa, quân sự lão thành và đông đảo quần chúng phản đối mạnh mẽ như vậy, thì người dân phải hỏi “Nhà nước này là của ai, do ai, vì ai” đây?

Xin Thủ Tướng đặc biệt lưu ý đến vấn đề an ninh quốc gia như nhiều nhà quân sự và người dân đã bày tỏ quan ngại. Nguyên nhân 1000 năm Bắc thuôc trong lịch sử Việt Nam là do ông cha ta cả tin, vô tình rước giặc vào nhà mà mất nước vào tay ngọai bang. Hàng nghìn người Trung Quốc (công nhân hay quân nhân mặc thường phục??) theo dự án này vào làm việc và sinh sống lâu dài tại Tây Nguyên Việt Nam, một trong những vị trí chiến lược trọng yếu của quốc gia, sẽ là một hiểm họa khôn lường.

Theo sự hiểu biết của tôi hai trong ba chức năng chính của Quốc hội là quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước. Rất mong các vị Đại biểu quốc hội phối hợp với các nhà chuyên môn để khẩn cấp làm việc với Chính phủ về dự án này.

Trần Kiên Hà Nội

Trên diễn đàn này, bao nhiêu người đã nghiên cứu kỹ đề án? Bao nhiêu người là nói leo? Đã biết kế hoạch khai thác thế nào chưa mà đã nhặng xị hết cả lên? Tôi đề nghị mỗi người phải tự nghiên cứu trước đi rồi hẵng phát biểu - Mà phải nghiên cứu cho kỹ chứ đừng có hơi tý là hoắng hết cả lên.

Linh-Yokohama

Vụ Vedan đã giết chết một con sông lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống của bao nhiêu người, chưa kể ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài của những người dùng nước sinh hoạt từ con sông đó. Nay đến vấn đề khai thác bauxite.

Tôi đặt dấu hỏi lớn về khả năng quản lý môi trường của chính phủ hiện tại khi mà vấn Vedan, nhỏ gấp nhiều lần so với dự án Bauxite này mà còn làm không xong (đến nay cũng không nghe thấy bồi thường thiệt hại cho dân chúng như thế nào).

Đừng vì lợi ít trước mắt, vùng Tây Nguyên đất đai màu mỡ có thể thu lợi được nhiều hơn nếu có chính sách khái thác nông nghiệp đúng đắn, mà không để lại hậu quả khôn lường về sau nhất là về an ninh quốc gia và môi trường sinh thái.

Zukov Hà Nội

Trung Quốc đang muốn làm suy yếu Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, làm bất ổn xã hội, kích thích sự đấu tranh ly khai của các dân tộc thuộc khu vực Tây Nguyện Trung Phần Việt Nam, làm suy yếu Việt Nam, chia cắt Việt Nam để cưỡng chiếm khu vực Biển Đông của Việt Nam.

Chúng ta còn nhớ trong các cuộc chiến dịch biên giới chống Pháp mà phe Việt Minh thực hiện đước sự cố vấn của của Trung Quốc.

Với vai trò cố vấn từ cấp Trung đoàn trở lên, các cố vấn TQ đã đựơc tự do vào lãnh thổ Việt Nam, được quyền xác định vạch sơ đồ hành quân, đo đạc pháo binh và nắm rõ các cao độ cho pháo binh nắm trên các ngón núi phía bắc và được chuyển về Trung ương đảng TQ, được phân tích kỹ và đã sự dụng các số liệu quân sự này trong cuộc xâm lăng Việt Nam năm 1979.

Mai Viết Tư

Nếu quốc hội VN không bù nhìn như QH của các nước Tây phương thì kế hoạch khai thác này sẽ nằm trên kệ sách một thời gian nữa. Nếu không chắc thì do nothing mua thời gian. Không biết TT Dũng đi chuyến TQ vừa rồi có "thỏa thuận" gì không mà sao gấp thế.

Vô Danh

Có lẽ nên sửa lại Bộ luật lao động về tỉ lệ lao động nước ngoài. Bao nhiêu người VN sẽ mất việc nếu theo dự án này?

Tuấn HN

Sao không dùng công nhân Việt Nam mà lại cứ phải là Trung Quốc vậy. Không lẽ công nhân Việt Nam chê ngành này độc hại nên không làm?

Giang NCT Hà Nội

Đất nước Việt Nam rừng vàng biển bạc và thuộc sở hữu của Đảng CS. Đó là một chân lý đơn giản chừng nào ĐCS còn cầm quyền. Hãy nhớ và suy ngẫm!

Shooter Bình Dương

Càng ngày tôi càng thấy Việt Nam có những chủ trương chính sách lạ đời như thế. Chủ trương gì thì cũng phải xuất phát từ lợi ích của đất nước, của nhân dân.

Tại sao Ông Dũng lại không cọi trọng việc này. Thử đặt ra một câu hỏi rằng ông đã phân tích được sự lợi, hại trong dự án này hay chưa? Càng ngày tôi càng cảm thấy bị phản bội bởi kiểu làm ăn này. Hay có sự đánh đổi gì ở đây chăng?

Chúng ta không cần công nhân Trung Quốc sang VN khai thác nếu như việc khai thác quặng là điều có thể làm được. Chính phủ đã tỏ ra không thông minh khi hợp tác với TQ trong dự án này sau những biến cố tồi tệ đối với Hoàng Sa và Trường sa năm ngoái.

ĐCSVN Việt Nam

Có lẽ ông Dũng và ông Mạnh muốn trở thành bí thư (tỉnh, hoặc thành ủy) và chủ tịch của một tỉnh/thành phố của Trung Quốc hơn là Tổng bí thư và thủ tướng của nước VN.

Phạm Lợi TP. HCM

Tôi đặt câu hỏi thế này. Khai thác bauxit thì cần rất nhiều hóa chất. Vậy TQ sẽ cho xây cả một bể hóa chất khổng lồ ở Tây Nguyên. Nếu kho hóa chất đó đổ vỡ thì sao? Cả một lưu vực rộng lớn sẽ bị ảnh hưởng. Mà còn bị TQ độc quyền ở mỏ bauxit lớn nhất VN này. Vài trăm triệu USD là cái ghì chứ.

Vô Danh

Tôi không thích để Trung Quốc vào Việtnam. Tôi không thích TQ mó vào bất cứ công trình nào trên đất nước Việtnam! Tôi bất cần các chủ trương của Đảng! Như các bạn đã dẫn các chủ trương lớn về CCRĐ, NVGP, HTX, v.v... , tôi xin nói thêm là mỗi tỉnh đều có nhà máy đường, mỗi tỉnh đều có sân golf... và cái có vẻ lớn nhất đó là xây dựng CNCS!

Humanrights Sài Gòn

Những người có thẩm quyền quyết định khai thác quặng Bauxite trong Bộ Chính trị, Chính phủ cũng như thân nhân của họ đâu có sống ở Tây Nguyên đâu mà họ sợ. Đất đai, nhà của của họ đều tập trung ở các thành phố lớn.

Môi trường ở Tây Nguyên bị hủy hoại thì đâu có "ăn nhậu" gì đói với họ. Miễn sao quyết định đó đem lại lợi ít cho họ là được. Theo tôi, chủ quyền của Việt Nam đang bị Trung Quốc lấn đến Tây Nguyên chứ không còn ở Hoàng Sa, Trường Sa hay thác Bản Giốc nữa. Với dự án này, Trung Quốc "xâm lược" VN mà không cần tốn bất kỳ một viên đạn nào. Vì suy cho cùng sự xâm chiếm lãnh thổ cũng là nhầm mục tiêu khai thác tài nguyên phục vụ kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay đang thực hiện chiến lược thực dân kiểu mới trên nền tảng của khái niệm "Biên giới mềm"

Trần Hòa Hà Nội

Đã có thời gian rất dài đọc thông tin trên BBC Việt ngữ nhưng tôi chưa từng thấy một topic nào có sự đồng thuận cao như chủ đề này. Nhưng sự đồng thuận này càng cao thì lại càng chứng tỏ một điều nguy hiểm: chủ trương của Đảng và Nhà nước (lớn và nhỏ) ngày càng xa rời đa số bộ phận dân chúng. Xin hỏi các bạn: chúng ta fải làm gì đây để thay đổi tình hình này?

Ẩn Danh

TQ có lý do khi cho đóng cửa phần lớn việc khai thác quặng bauxite trong nước và chuyển hướng khai thác ra bên ngoài lãnh thổ. Giới KHVN cũng như ĐT Giáp rất trăn trở phải đánh tiếng cảnh báo trước những hậu quả khôn lường về nhiều mặt (nếu bauxite được khai thác ở TN). Chủ trương lớn của Đảng và nhà nước có tính đến nỗi trăn trở của người dân không?

Aluminium TP HCM

Tại sao VN không làm nhôm từ quặng Bauxite ngay tại VN mà chỉ xuất khẩu quặng thôi. Có khó lắm không khi công nghệ này có từ thập niên 40, gần 70 năm về trước. Nếu trong quặng có cả kim cương hay vàng thì sao ? Khi nhà thầu TQ mang máy móc thiết bị sang vùng miền núi này có đảm bảo họ không xen vào vài thiết bị quân sự hay không? Hay đây là một trong những điều lo ngại của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp?

Tương lai đất Việt ra sao và cuộc sống của con cháu chúng tôi mai sau như thế nào, xin "thuyền trưởng" Đảng CSVN cho chúng tôi một câu trả lời, chứ chúng tôi cảm thấy mình đang trên một con thuyền ra khơi trong sương mù vậy. Với tài nguyên rừng vàng biển bạc và hơn 80 triêu dân có học, mà VN cứ chậm tiến mãi như thế này sao, vẫn kẹt xe mãi như thế này sao ? Buồn rơi nước mắt!

Duy Tu TP HCM

Hàng nghìn công nhân Trung Quốc thế nào cũng có hàng trăm quan hệ tình cảm tình cảm với phụ nữ địa phương, dẫn đến hôn nhân và con lai. Chỉ với Fulro, mấy chục năm nay Tây Nguyên đã lên bờ xuống ruộng rồi, nay thêm cộng đồng người Hoa nữa, làm sao chịu nổi hở trời?!

Hiền Nguyễn USA

Ông TT Dũng đã được đào tạo ở Trung quốc. Đã được Trung quốc đề nghị làm thủ tướng. Được đón tiếp long trọng trong chuyến thăm Trung quốc. Mọi chuyện chẳng phải tự nhiên mà có. Ngày hôm nay phải mghe lời chứ không chúng nó khai bậy ra thì còn gì nồi cơm.

Tam Đa BBC

Đã có các nghiên cứu khoa học cho thấy việc khai thác Boxít ở Tây Nguyên mang lại rất nhiều hậu quả về môi trường hơn là lợi ích về kinh tế, nếu ông Dũng nói đây là "chủ trương lớn" thì cũng nên đưa ra những hiệu quả kinh tế và các biện pháp bảo vệ môi trường của việc khai thác này để cho người dân yên tâm chứ không thể đứng mà hô khẩu hiệu được.

Dĩ nhiên nếu kết quả là một hậu quả về môi trường thì chính người dân phải lãnh đủ chứ chẳng có ông nào thay mặt Đảng và nhà nước ló mặt ra lãnh, đấy là chưa nói vấn đề về an ninh quốc gia (đã có nhiều ý kiến về vấn đề này), nếu điều xấu xảy ra thì đã có NHÂN DÂN là lực lượng nòng cốt rồi.

QS Sài gòn

Việt Nam thực thi chủ trương bị ngược. Đúng ra phải lấy ý kiến từ các nhà khoa học và những người yêu nước trước, sau đó quyết định chính sách. Đàng này, lãnh đạo đã thống nhất ngầm trước, sau đó việc trao đổi chỉ là cho vui. Đừng để cho nhân dân quá chán việc này nữa. Trung Quốc đất rộng, họ không thiếu mỏ nhôm. Đừng xẻ thịt dãi đất Việt Nam thiếu cân nhắc nữa.

Trần Thanh TPHCM

Cả đất nước đang bị đào xới để lấy quặng mỏ khiến môi trường ô nhiễm trầm trọng. Hiện một số công ty khai thác titan dọc bờ biển miền Trung Việt Nam đã đào bới cát, cây xanh ven biển để đãi titan khiến người dân kêu trời vì ô nhiễm môi trường mà cả trăm năm sau chưa khôi phục được.

Các vùng đất đãi titan đen ngòm khiến không loài sinh vật nào sống nổi. Nay khai thác bauxite, rừng Tây Nguyên trù phú có cả ngàn năm sẽ bị bứng, bị đốn, đào đất lấy bauxite và luôn tiện chắc chắn cũng sẽ tận thu gỗ rừng. Ai làm trong dự án này sẽ giàu to. Nhưng xã hội và người dân sẽ phải gánh chiụ hậu quả nặng nề khi hệ sinh thái bị đảo lộn, ô nhiễm và hiện tượng trùi đất từ việc khai thác bauxite là không tránh khỏi.

Quang, Hà Nội

Việc phát triển kinh tế là đúng đắn. Song môi trường và thiên tai là vấn đề rất đáng quan ngại. Hi vọng nhà nước sẽ có những quyết sách đúng đắn trong việc phát triển kinh tế .

Tumnus, Saigon

Tây nguyên là xương sống của Việt Nam. Nên nhớ Quân đội Chính quyền Sài Gòn trước 1975 sụp đổ bắt đầu từ chiến trường Tây Nguyên. Mong chính phủ cân nhắc cho kỹ. Lợi bất cập hại.

Hoang Anh, Moscow

Là một nước sản xuất và tiêu thụ nhôm lớn nhất thế giới, cùng với tham vọng trở thành một trong những quốc gia sản xuất xe hơi và máy bay lớn trên thế giới, Trung Quốc đang trở thành một con hổ đói bôxit để phục vụ ngành công nghiệp nhôm nội địa. Vấn đề đặt ra ở đây chính là hệ sinh thái xung quanh những nơi khai thác quặng mỏ, đặc biệt là bôxit, ở nước này đã bị hủy hoại nghiêm trọng.

Theo Chinanews, nhiệt độ quanh khu vực quặng mỏ ở Thái Nguyên (Sơn Tây), Tịnh Tây (Quảng Tây) đã tăng cao một cách bất thường kể từ khi những mỏ khai thác bôxit được dựng lên ở đây. Đóng cửa hơn 100 mỏ khai thác bôxit trên khắp đất nước Từ năm 2004-2008, Trung Quốc đã thực thi quy định về “pháp lệnh nguồn tài nguyên khoáng sản” trong đó đóng cửa hơn 100 mỏ khai thác bôxit trên khắp đất nước, trong đó lớn nhất là quyết định ngưng dự án khai thác bôxit để sản xuất nhôm trị giá 1,5 tỉ nhân dân tệ ở huyện Nhữ An chỉ sau một năm đưa vào hoạt động do gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh khu vực khá nặng nề, kéo theo là những chứng bệnh lạ.

Chuyển hướng ra nước ngoài Chính vì nhu cầu tiêu thụ quá lớn, nên ngay từ năm 2006 Chính phủ Trung Quốc đã “bật đèn xanh” cho các doanh nghiệp sản xuất nhôm đổ bộ khai thác bôxit ở nước ngoài theo kế hoạch “quốc tế hóa chiến lược kinh doanh” cho các doanh nghiệp.

Anh Nguyen, Hanoi

Khai thác quặng bauxite sẽ gây nhiều hậu quả khôn lường về môi trường và đời sống xã hội. Ngoài ra sự có mặt của hàng trăm mà sau này là của hàng ngàn công nhân Trung Quốc sẽ được giải thích ra sao trong khi tỉ lệ hộ đói nghèo theo chuẩn mới vẫn đang còn cao trong cả nước và những ảnh hưởng lâu dài nếu những công nhân Trung Quốc đó định cư vĩnh viễn ở Tây Nguyên.

TN

Đây là một chủ trương sai lầm chứ không phải là lớn như ông TT tuyên bố. Thứ nhất nguồn tài nguyên này là của toàn dân chứ không phải của Đảng hay nhà nước, cần có sự đồng thuận của dân. Thứ hai để TQ khai thác, hầm mỏ ở xứ họ còn chưa an toàn, làm ăn cẩu thả, ô nhiễm môi sinh không lẽ họ làm tốt hơn ở VN đó là chưa kể yếu tố chính trị. Xin ông Dũng hãy vì tương lai các thế hệ sau này mà quyết định và nên nhớ rằng ô nhiễm môi sinh đang là một vấn nạn toàn cầu, đang xảy ra khắp nơi.

Dang Dung, Đức

Không hiểu ông thủ tướng nói dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên là "chủ trương lớn" của đảng và nhà nước là gì? Vì là chủ trương của đảng nên bất chấp nguyện vọng của nhân dân và lời phản đối dự án của các nhà khoa học?! Tại sao ông TT cứ khăng khăng cho tiến hành dự án không hiệu quả về kinh tế cho đất nước, mà còn có nguy cơ nghiêm trọng về môi trường, xã hội và an ninh quốc gia? Đất nước ta còn nghèo, nhưng hãy cố gắng để lại tài nguyên cho con cháu mai sau. Các vị quan chức đừng vì lợi ích cá nhân hay đảng phái mà làm những việc thất đức, có tội với nhân dân, với đất nước.

Tây Nguyên, Daklak

Trung Quốc đang muốn làm suy yếu Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, làm bất ổn xã hội, kích thích sự đấu tranh ly khai của các dân tộc thuộc khu vực Tây Nguyện Trung Phần Việt Nam, làm suy yếu Việt Nam, chia cắt Việt Nam để cưỡng chiếm khu vực Biển Đông của Việt Nam.

Chúng ta còn nhớ trong các cuộc chiến dịch biên giới chống Pháp mà phe Việt Minh thực hiện đước sự cố vấn của của Trung Quốc. Với vai trò cố vấn từ cấp Trung đoàn trở lên, các cố vấn TQ đã đựơc tự do vào lãnh thổ Việt Nam, được quyền xác định vạch sơ đồ hành quân, đo đạc pháo binh và nắm rõ các cao độ cho pháo binh nắm trên các ngón núi phía bắc và được chuyển về Trung ương đảng TQ, được phân tích kỹ và đã sự dụng các số liệu quân sự này trong cuộc xâm lăng Việt Nam năm 1979.

Kick

Chủ trương lớn thì cần có sự đồng thuận lớn chứ không nên vội vã. Thảm họa môi trường là điều ắt sẽ xảy ra nếu dự án khai thác bauxite được tiến hành, cần nói thêm rằng VN đã nhận được quá nhiều cay đắng từ TQ. Lẽ nào như thế là chưa đủ? "Chủ trương lớn" chưa hẳn đã đem lại kết quả tốt. Chủ trương đúng mới là điều mà dân cần.

NN Tam, Lâm Đồng

Thật đáng lo ngại, hàng triệu tấn quặng được khai thác mỗi năm đồng nghĩa với việc hàng chục ngàn hecta rừng phòng hộ bị tàn phá, người dân sẽ lại chịu hậu quả nặng nề của mưa lũ. Việc dùng một lượng lớn nước ở đầu nguồn để rửa quặng sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng nước ở hạ nguồn (sông Đồng Nai), ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người.

Liệu nguồn lợi từ việc khai thác này có đủ bù đắp cho những thiệt hại về môi trường và sức khỏe con người không? Chưa nói đến những nguy cơ xâm lược hay gì đó... Những hậu quả trước mắt thật khôn lường. Mong ông Thủ Tướng hãy lắng nghe tiếng nói của nhân dân, đừng nhắm mắt làm bừa.

Ecosy

Xin TT xem xét lại việc cho phép triển khai dự án Bauxite tại Tây Nguyên.Nên chăng hãy để các nhà khoa học có ý kiến chính thức rồi sau đó TT có quyết định cuối cùng.

VTH

Việc để người Trung quốc vào khai thác Bauxite ở Tây nguyên ẩn chứa bao hiểm hoạ khôn lường. Cảnh quan, môi trường và sức khoẻ của người dân sẽ bị tàn phá nghiêm trọng. Họa diệt vong đất nước lẩn khuất đâu đây. Nhưng khi Thủ tướng đã ký quyết định thì không thể thay đổi được nữa. Cũng còn may khi người Trung quốc không xin lập dự án xây dựng nhà máy thép bên vịnh Vân phong. Chỉ mong sao mọi người dân nước Việt hãy xiết chặt tay nhau, cùng góp công góp sức xây dựng Đất nước, không cần tới những đồng tiền mà chính phủ có được từ dự án khai thác Bauxite ở Tây nguyên !

Duc Huy, SG

Có thể sẽ có biểu tình nếu chuyện khai thác tài nguyên quốc gia bán rẻ cho không TQ, và nếu tiếp diễn trong thời gian dài thì chắc chắn 100% sẽ có vô số người con VN yêu nước chân chính theo chân ông Giáp đổ máu để giữ gìn giang sang này khỏi gót giầy xâm lượt kinh tế độc ác như thế.

Nam, Hà Nội

Mong thủ tướng hãy cân nhắc thật kỹ việc khai thác bauxite tại Tây nguyên vì đã được cảnh báo, không có sau này có tội với Quốc gia. Đúng là chúng ta đang rất cần khai thác tài nguyên để phát triển đất nước nhưng không vì vậy mà vội vã. Còn nhiều phương pháp tối ưu hơn việc khai thác để ảnh hưởng tới nhiều mặt của quốc gia mà các vị đại thần và các nhà khoa học, dân chúng cũng vì dân tộc mà góp ý.

Thang, Hà Nội

Người dân chúng tôi cực lực phản đối dự án phi môi trường, xâm hại an ninh quốc gia này. Tây nguyên nói chung và tài nguyên nói riêng và đặc biệt đất nước này là của người dân Việt. Ông Thủ tướng chỉ là đại diện do Đảng chỉ định không phải đại diện chân chính của người dân Ông không có quyền thay mặt toàn bộ dân tộc này. Vì vậy, mọi quyết sách của Ông cần phải phù hợp với lòng dân, bảo vệ chủ quyền đất nước và nguồn lợi dân tộc. Lịch sử sẽ phán quyết những gì ông làm hôm nay. Ông nên nhớ rằng Quan nhất thời dân vạn đại.

Thien Trieu, SG

Tây nguyên là một vị trí trọng yếu về quân sự. Việc đưa hàng ngàn công nhân Trung quốc vào nước ta khai thác quặng bauxite là một điều cực kỳ nguy hiểm. Mấy anh TQ bên kia đất chật người đông sang đây làm việc, rồi lấy vợ sinh con đẻ cái ở lì không chịu về ở ngay, trở thành một thế lực hùng mạnh có thể kiểm sóat lãnh đạo địa phương. Đó cũng là điều mà tướng Giáp lo ngại. Tại sao cứ phải là Trung quốc mà không là nước khác?

Ta Đi Tới, SG

Chẳng phải lợi ích của Dân của nước gì hết, đây là lợi ích của một nhóm nhỏ mà báo chí vẫn gọi là " nhóm lợi ích" đang khuynh đảo kinh tế đất nước, từ lập ngân hàng ồ ạt đến đầu tư trái ngành trái nghề gây ra lạm phát qui mô lớn. Sao không thấy ông Dũng nhắc gì đến đám "công nhân Trung Quốc' nhỉ?

Đây đúng là 'chủ trương lớn", cũng giống như hàng ngàn chủ trương của Đảng như : Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm, 'đánh tư bản ' sau 1975, hợp tác xã…mà hậu quả thế nào thì mọi người đã rõ, tôi nhận thấy ông Dũng có niềm tin tuyệt đối với các 'chủ trương' của Đảng Cộng sản mà có vẻ như là không bao giờ sai, thưa ông, Sài Gòn sẽ là nơi 'lãnh đủ' sau khi người TQ vơ vét hết bauxite.

Pham Loi, TP HCM

Chẳng hiểu sao các ông cứ làm mà chẳng tham vấn dân gì hết. Biết bao nhiều bài học về môi trường rồi mà không xét lại. Lại đi chọn TQ một nước công nghệ lạc hậu và không quan tâm đến môi trường. Hiện TQ đang ô nhiễm nặng do khai thác. Chúng ta thu mấy trăm triệu USD nhưng đáng mất môi trường sống.... cả một khu vực từ Daknông đến Dồng Nai, Bà Rịa, TP HCM sẽ phải chịu hậu quả.

Minh, Đồng Nai

Khai thác khoáng sản để phát triển kinh tế đất nước là cần thiết. Nhưng có điều là phải đảm bảo việc quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên không bị thất thoát bởi kẻ gian, bảo đảm kinh tế & quốc phòng của ta không bị bàn đạp phía Lào & Cambodia làm ảnh hưởng đến an ninh quân sự cũng như thất thoát nguồn tài nguyên, đảm bảo giải quyết việc làm cho lao động Việt Nam và môi trường sống của nhân dân vùng dưới. Tây nguyên là vị trí chiến lược, là yết hầu sống còn của tổ quốc.

PPT, VN

Nếu Thủ Tướng đã quyết thì điều đó không còn gì để thay đổi. Trách nhiệm bây giờ thuộc về Thủ Tướng. Người dân chỉ muốn nói cho Thủ tướng biết rằng Ông đã SAI, cũng như Ông đã khen SAI ngành công an và ban thưởng hai tờ HNM và VTV1 về phong trào "khủng bố nhà nước" đối với dân chúng khắp nơi trong nước và giáo dân. Trách nhiệm lịch sử thuộc về Thủ Tướng, và cũng như các người cộng sản khác, Thủ tướng đã không thể quay đầu lại được dù thấy cái sai, dù được "đàn anh" chỉ dạy, dù được các nhà chuyên môn "tham vấn".

Và chính vì cung cách này mà tháng 8/2008 các báo ở Ba Lan và Đức dùng từ TT Việt Nam phản bội lời hứa. Tuy vậy, mọi người dân vẫn có trách nhiệm của các "thất phu hữu trách" và sẽ tiếp tục góp ý cho Thủ Tướng, với tinh thần tôn trọng một uy quyền Đất Nước.

Cdtan, VN

Đất nước còn rất nghèo, có thêm nguồn thu để xây dựng bệnh viện, trường học, mở rộng đường xá... là điều nên làm. Mong rằng chính phủ quản lý cho tốt nguồn thu từ mảnh đất mà ông cha mất bao xương máu để gìn giữ.

Kim

Chủ trương lớn và tác hại trong tương lai gần cũng rất lớn. Tây nguyên là nóc nhà và cũng là xương sống của VN, thật đáng lo ngại!

Nguoi dan

Tại sao TT phải ra quyết định vội vàng như vậy, và sau khi công nhân TQ đã có mặt ở mỏ mấy tháng rồi mới mở hội thảo khoa học?

Vu Phap

Việc này vừa giúp người TQ có thêm khóang sản vừa giúp có thêm việc làm vào thời điểm này.

Maida, Hoa Kỳ

Hậu quả vụ sông Thị Vải sờ sờ trước mắt nhưng tỉnh đẩy lên Bộ, Bộ giao trở về tỉnh.. có đóng cửa được đâu? Nhưng dân nghèo sống nhờ Thị Vải thì lãnh đủ, đến nỗi muốn kiện thì tự lo.. Như vậy bauxite là "chủ trương lớn của Đảng và nhà nước" thì liệu ai ngăn cản nỗi? Ông đại tướng, cho dù là người đặc trách nghiên cứu một thời, có phản đối thì cũng chỉ làm chậm tiến độ hơn mà thôi! Khi người anh cả đang đói nguyên liệu mà không thỏa mãn thì có mà chết cả đám à?

Ba Thai, Long An

Đây là một bài học phải nói là xương máu, khi phải đối mặt với hậu quả khôn lường. Chính phủ đặt ra một chủ trương lớn trong đó phải hợp lòng dân, khi dân họ yêu cầu CP thì trong đó đã có vấn đề. Tâm huyết của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đặt vấn đề Tây nguyên là một vùng hết sức nhạy cảm trong mọi lãnh vực đặc biệt là về lãnh vực quân sự. Nếu một mai TQ kiểm sóat tòan bộ trung tâm khu vực Tây nguyên thì hậu quả thật là khủng khiếp.

Rocket

Tại sao không là nước nào khác mà là Trung quốc khai thác? Hãy nhớ đến Ấn Độ đã lãnh hậu quả thế nào từ khai thác Bauxite. Bản thân TQ có công nghệ lạc hậu hơn nước khác lại có nhiều dã tâm trong khi Tây Nguyên là vị trí trọng yếu của VN nên tôi hoàn toàn phản đối TQ tham gia. Dự án Bauxite chúng ta nên cân nhắc hơn đến môi trường vì bản thân đại tướng Giáp là người có tâm huyết với dân tộc đã bác bỏ dự án.