Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Nhà báo Lý Kiến Trúc phỏng vấn Tướng Nguyễn Cao Kỳ ngày 10 tháng 12 năm 2002


Nhà báo Lý Kiến Trúc phỏng vấn Tướng Nguyễn Cao Kỳ ngày 10 tháng 12 năm 2002

Source: http://quandiemvietnam.blogspot.com/2014/05/le-tuong-niem-quoc-han-30-4-tai-little.html  


Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887,
Thép Ɖã Tôi Trong Lửa


Ôi tổ quốc ta đã nghe lời réo gọi,
Trong oán hờn trong máu lửa ngụt trời,

Tổ quốc ơi ta đã nghe lời sông núi,
Lời hận thù còn vang trong con tim này,
Ta đi chiến đấu quyết đánh tan quȃn bạo tàn,
Bảo vệ Việt Nam, quê hương ta.

Tôi quen anh khi tôi vừa xong năm thứ nhất MGP của Ɖại Học Khoa Học Saigon và nộp đơn tình nguyện vào Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tại Ɖà Lạt. Anh người quê quán Nam Ɖịnh theo cha mẹ di cư vào Nam năm 1954 khi anh lên 4. Khói lửa chiến tranh lan tràn khắp mọi miền đất nước, nên ở những năm lớn lên, cha mẹ anh mong anh học hành thành tài để giúp nước. Tôi ở chung xóm với anh ở quận Bình Thới Saigon, hai nhà cách nhau khoảng 100 thước, tuy những năm cùng học chung dưới mái trường Chu Văn An, nhưng vì khác lớp, chúng tôi chẳng bao giờ quen nhau.
Khi địch tấn công đợt hai vào thủ đô Saigon vào đúng ngày sinh nhật của tôi, mẹ cha tôi gồng gánh dẫn dắt anh em tôi tìm nơi lánh nạn. Ngày gia đình tôi trở về mới nhận ra gia đình chúng tôi thoát chết, máy bay trực thăng Mỹ đã bắn nát mái tôn (tole) nhà, nếu ở bên trong nhà nhìn lên nóc lổ chỗ vết đạn như đan lưới. Bộ kaki vàng với chiếc mũ calô của tôi Sinh viên Phòng Vệ Thủ Ɖô đã bị bắn lủng nhiều dấu đạn. Mẹ cha tôi không muốn tôi ở nhà về đêm vì đêm nào cũng vậy gia đình chúng tôi nghe có tiếng nhiều người đi phía sau nhà hát điệu “sol đố mì” của Việt Cộng, hơn thế nữa mẹ cha tôi cho phép tôi đi vào quȃn đội vì hai ông bà nói rằng tôi đã lớn và cho tôi quyền quyết định.
Tôi đã nộp đơn vào Trường Võ Bị Quốc Gia cho năm ấy, nhưng tôi chờ mãi không thấy thơ cho biết số báo danh. Một người phát thơ, có lần tôi đã gặp, báo cho tôi biết cùng xóm tôi có một người có số báo danh. Tôi lần theo địa chỉ nhà này và gặp được anh và gia đình anh. Anh tên Nguyễn Bình Riên sinh năm 1950 tại Nam Ɖịnh. Giờ đȃy tôi viết những giòng chữ này về anh để vinh danh anh, để thương nhớ cho anh vì nếu không có sự hy sinh cao quý của anh dành cho tôi khi các chiến trường càng lúc trở nên ác liệt và sau cùng anh đã hy sinh tính mạng anh trên chiến trường quȃn khu 2 những ngày cuối tháng Tư 1975 năm ấy thì tác phẩm Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887 sẽ không bao giờ hiện thực.
Cuối năm 1968 sau khi đậu kỳ thi tuyển và Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, anh em chúng tôi đã gặp nhau tại Trại Mát, Ɖà Lạt với biết bao tȃm sự lý tưởng và hoài bảo. Ɖặt chȃn vào Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam trên ngọn đồi 1515 và sau đó chúng tôi tiếp tục khóa học 4 năm với biết bao thȃn thương và kỷ niệm. Những ngày phép về với gia đình tại Sàigòn, tôi thường đến với gia đình anh và thường ăn cơm với gia đình anh. Những món ăn mà tôi thích nhất ở nhà anh thường ăn là rau muống luộc, nước luộc rau muống được vắt chanh vào, thịt gà luộc chặt ra từng miếng, chấm với nước mắm không pha chế. Thỉnh thoảng ông cụ thȃn sinh anh có món giò lụa hay giò chả cho bửa ăn, tôi rất thích món ăn người Bắc. Ông Bà thȃn sinh anh thương xem tôi như người con trong gia đình và tin rằng tôi là người bạn tốt của anh. Thời gian này, anh có một phòng riêng trên lầu và tại đó tôi khám phá anh có vẽ tranh ảnh trong đó có bức ảnh Vua Quang Trung và Kiếm Cung Kinh Sử. Ɖặc biệt, chúng tôi thường bàn luận về chiến tranh, binh thư, chuyện Tam Quốc, chuyện Ɖông Chȃu Liệt Quốc bên Tàu và có nhiều đêm anh em chúng tôi lắng nghe các buổi phát thanh của đài Bắc Kinh về Chiến Tranh của Mao Trạch Ɖông để nhận xét về quan điểm chiến tranh của Mao. Rời mái trường Võ Bị, chúng tôi trở lại Saigòn để học anh văn cho tài khóa du học Mỹ 1975, nhƯng đầu năm 1973 khi Mỹ ký Hiệp Ɖịnh Paris 1973 với Việt Cộng thì tài khóa du học bị hủy bỏ. Anh em chúng tôi về Bộ Tổng Tham Mưu để chọn đơn vị phục vụ tại chiến trường. Anh và tôi đã trao đổi đơn vị cho nhau vì anh muốn tôi vẫn còn có dịp đi Mỹ du học. Sau đó anh ra Diêu Trì để trình diện Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 22BB, còn tôi ra Dục Mỹ để trình diện Trường Pháo Binh.
Tháng 4 năm 1975, khi Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 22 rút lui về đóng quȃn tại Long An, gia đình có đến tìm tin tức anh, nhƯng không ai trong Sư đoàn 22 biết tin anh. Ɖại úy Nguyễn Bình Riên được ghi nhận mất tích trên chiến trường Quȃn khu 2 trước khi Sư đoàn 22 rút lui về đóng quȃn tại Long An.
Nguyễn Bình Riên 1950-1975, người bạn thȃn thời thơ ấu của tôi, người bạn chiến đấu với hoài bảo lý tưởng cho tổ quốc chung bước với tôi và những người trai hào hùng khác đã theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam mà lên đường chấp nhận kiếm cung tang bồng và cuộc sống da ngựa bọc thȃy, sự hy sinh cao quý của anh tôi mãi mãi khắc ghi trong tȃm khảm. Ngày nay, tác phẩm Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887 của Dr Paul Néis đã mãi mãi đi vào lịch sử và được nhiều người Việt trên Thế giới lắng nghe qua giọng đọc của Nam Dao từ nước Úc, tôi xin ghi vào tác phẩm cao quý này của dȃn tộc Việt Nam dấu ấn trang trọng nhất sự biết ơn sȃu xa của tôi dành cho người con yêu thương của dȃn tộc đã anh dũng hy sinh cuộc sống mình trên chiến trường quȃn khu 2 của Việt Nam Cộng Hoà để cho tác phẩm cao quý này của dȃn tộc Việt Nam trở thành hiện thực.
Hoàng Hoa (Sông Hồng)
Mountain View, Ca USA 06122014

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Ban do Bo xit Tay Nguyen Gia Nghia


DALAT :Cháy Nha Địa Dư cũ

2h ngày 9/6, lửa bốc lên ngùn ngụt sau nhiều tiếng nổ từ tòa nhà của Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt, một công trình kiến trúc bằng đá xanh rất kiên cố.
chay-Da-Lat-2-5154-1402279977.jpg
Lửa bốc cao rồi nhanh chóng bao trùm tòa nhà kiên cố. Ảnh: Quốc Dũng.
Ông La Văn Đắc sống tại khu quy hoạch Yersin, cạnh xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt, cho biết đã nghe nhiều tiếng nổ lớn như pháo từ phía tòa nhà. "Chỉ dăm bảy phút sau thì lửa bốc lên nên tôi đã gọi điện báo 114", ông Đắc nói.
Do lửa bùng mạnh và lan nhanh từ tầng 1 đến tầng 4 nên các xe cứu hỏa được điều tới chi viện mỗi lúc mỗi đông, trong đó có cả lực lượng chữa cháy của sân bay Liên Khương cách hiện trường 30 km.
chay-Da-Lat-3-9945-1402279977.jpg
1/3 tòa nhà bị thiêu rụi sau hỏa hoạn. Ảnh: Quốc Dũng
Đến hơn 6h đám cháy mới được dập tắt, nhưng tòa nhà vẫn nghi ngút khói. Gần một nửa tòa nhà gồm khu văn phòng, xưởng chế bản, hệ thống máy tính... đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Tòa nhà Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt được xây dựng từ năm 1939 bằng đá xanh rất kiên cố, tường của tòa nhà này dày gần 1m. Đây là công trình kiến trúc đặc trưng của Đà Lạt rất được nhiều người nhắc tới.
chay-Da-Lat-1-3112-1402279977.jpg
Đến 7h, khói vẫn nghi ngút. Ảnh: Quốc Dũng
Trước đây, nơi này là Nha Địa dư quốc gia, hiện nay là xí nghiệp bản đồ Đà Lạt trực thuộc Cục bản đồ Bộ Quốc Phòng.

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Tin về Nghị Madison đứng thứ Ba nghị trường Bầu cử :

- Dave Cortese                Madison                     Bại
   42.236 phiếu            25.306 phiếu            16.930 phiếu
- Sam Liccardo
   32.460 phiếu             25.306 phiếu             7.154 phiếu

----- Forwarded Message -----
From: John Nhan Nguyen <johnnhannguyen@yahoo.com>
To: 911Nhan H. NGUYEN <johnnhannguyen@yahoo.com> 
Sent: Saturday, June 7, 2014 3:29 AM
Subject: 

Kết quả tính đến 02:45 AM ngày 07 tháng 06 năm 2014
Dân biểu Tiểu bang Đơn vị 25:
171 of 171 Precincts Reporting
Choice  
 
Votes
Percent

2.- BOB BRUNTON

8,525
23.32%

1.-KANSEN CHU

12,947
35.41%

TERESA COX

5,420
14.83%

ARMANDO GOMEZ

6,798
18.59%

CRAIG T. STECKLER

2,869
7.85%

Total

36,559


 
Thị Trưởng San Jose
485 of 485 Precincts Reporting
Choice  
 
Votes
Percent

PIERLUIGI C. OLIVERIO

12,768
10.19%

1.- DAVE CORTESE

42,236
33.72%

BILL CHEW

1,490
1.19%

TIMOTHY HARRISON

1,626
1.30%

ROSE HERRERA

7,541
6.02%

MIKE ALVARADO

1,830
1.46%

MADISON NGUYEN

25,306
20.20%

2.- SAM LICCARDO

32,460
25.91%

Total

125,257


 
SAN JOSE City Council, Dist 7 (Vote For 1)
39 of 39 Precincts Reporting
Choice  
 
Votes
Percent

BUU THAI

1,285
12.74%

1.-TAM NGUYEN

3,146
31.20%

2.- MAYA ESPARZA

2,949
29.24%

VAN LE

2,704
26.81%

Total

10,084


  From: "trung do trungnghia6331@yahoo.com [ChinhNghiaViet]" <ChinhNghiaViet@yahoogroups.com>
To: 

Xin xem hình phíadưới những nhânvật có liênquan đến Madison Nguyễn

Xin hỏi....?
Về rồi nhưng vẫn chưa yên
Thiết Kế Vườn Việt số tiền nay đâu ?
Cỏ hoang một bãi rầu rầu  (1)
Công trình Đồ án chớ hầu phi tang !
Chùa Một Cột, Viện Bảo Tàng v.v...?
Mau mau xây dựng rõ ràng phân minh !
Nghị Ma, Bác Ngải làm thinh
Của Dân có nọc chẳng mình Ai đâu ?!
 1)- Buồn trông nội cỏ rầu rầu (Truyện Kiều)
Kính mong những Vị nào  biết tường tận về Vườn Việt như kinh phí bao nhiêu...$Triệu...?  đồ án, thiết kế  xây dựng.....?   kỳ hạn v.v...? xin bạch hóa cho Đồng Hương rõ.  Mong thay.
image
Bác sĩ Ngãi tươi cười bên nghị Ma.
imageBac  sĩ Nguyễn xuân Ngải kêu gọi ủng hộ nghị Ma.
Than ôi thời oanh liệt của nghị Ma nay sắp tàn ,Ai phản bội lại Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn cộng sản trước sau gì cũng bi  thân bại danh  liệt!
 Dưới đây là những nhân vật có dính líu "
THƯ CÁM ƠN CỬ TRI NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT THÀNH PHỐ SAN JOSÉ"

 Những nhân vật dưới đây chống lại vụ đặt tên cho Khu Thương mãi LITTLE SAIGON. Riêng Bình Vôi ca tụng nghị Ma đứng dưới lá Cờ Vàng tuyên thệ khi nghi Ma đươc Chuck Reed đề cử làm phó thị trưởng Sanjose.

Bà Đoan Trang  mếu máo khóc lóc trong cuộc họp báo tại đài phát thanh Quê hương v/v bà ta vu vạ cho ai đó đã dùng cái đinh dài 10 centimét đâm thủng lốp xe của bà.
 image

image
                                                                                                                        Hoàng Thưởng Hội nem chả Thủ đức đứng trên đường ALVIN xỉa xói vào Nhóm RECAlLMadison Nguyễn
image
Madison và chồng Terry về thăm bãi rác Đa Phước năm 2011 ngữi thấy mùi thơm 

image
     Tướng Bình Vội bắt tay than mật với nghị Ma sau khi nghị Ma đứng dưới lá Cờ Vàng  tuyên thệ Phó thị trưởng

image

Hoàng thế Dân Việt Tân và Hồ van Khởi theo nghi Ma chống lại vụ đặt tên LITTLE SAIGON.


 image

Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30-4 tại Little Saigon, và cộng đồng gỡ lá cờ Vàng tại tiệm nhà báo Lý Kiến Trúc xuống vì ông đi du lịch Trường Sa hòa hợp hòa giải với Việt cộng

Ngô Kỷ tham dự Lễ Tưởng NIệm Quốc Hận tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ vào chiều thứ Tư ngày 30 tháng 4 năm 2014

Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30-4 tại Little Saigon, và cộng đồng gỡ lá cờ Vàng tại tiệm nhà báo Lý Kiến Trúc xuống vì ông đi du lịch Trường Sa hòa hợp hòa giải với Việt cộng

* Ngô Kỷ

Trưa nay tại trung tâm thủ đô Little Saigon, đúng vào Ngày Quốc Hận 30 tháng 4, gió thổi mạnh với cái nắng gắt bất thường, đông đảo đồng hương, nhiều tổ chức đấu tranh, đảng phái chính trị, hội đoàn Quân Nhân VNCH, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali, Hội Đồng Liên Tôn, và một số dân cử Việt - Mỹ tập họp trên bãi cỏ Asian Village trước thương xá Phước Lộc Thọ để tham dự buổi Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận lần thứ 39. 




Quang cảnh buổi Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30-4 trên đại lộ Bolsa, thủ đô Little Saigon (Hình VB)

Cũng tại đây, một số đồng hương cầm biểu ngữ "Đả đảo Lý Kiến Trúc hòa hợp hòa giải với Việt cộng" vì nhà báo Lý Kiến Trúc vừa đi về Việt Nam tham dự chuyến du lịch Trường Sa do "Ủy Ban Người Việt Ở Nước Ngoài" của thứ trưởng ngoại giao Việt cộng Nguyễn Thanh Sơn tổ chức. Trong phần phát biểu, ông Phan Văn Chính, một cựu Cán Bộ Xây Dựng Nộng Thôn VNCH và là người phụ trách treo hàng trăm lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và cờ Hoa Kỳ trên các đại lộ thuộc vùng Little Saigon tuyên bố rằng: “Tôi là Phan Văn Chính, Trưởng Ban Treo Cờ, xin thông báo cùng đồng hương, lá cờ Việt Nam Cộng Hòa treo trước quán Zen của Lý Kiến Trúc là do Lý Kiến Trúc nhờ tôi treo. Nay Lý Kiến Trúc về Việt Nam đi theo Việt Cộng ra Trường Sa hội họp. Nhận thấy quán Zen của Lý Kiến Trúc không xứng đáng được treo lá cờ Việt Nam Cộng Hòa, tôi xin đồng bào ngay bây giờ tuần hành đến quán Zen chứng kiến tôi gỡ lá cờ xuống." Để làm sáng tỏ lý do, ông Chính giải thích cặn kẻ thêm là vào dịp Tết vừa qua, khi thấy lá cờ Vàng treo trước nhà hàng Zen bị cũ mèm, ông Chính đã tặng cho nhà báo Lý Kiến Trúc lá cờ Vàng, và đích thân ông Chính đã treo lá cờ Vàng lên cột cờ trước nhà hàng Zen, và nay ông Chính không chấp nhận việc nhà báo Lý Kiến Trúc về hòa hợp hòa giải với Việt cộng, nên ông muốn lấy lại lá cờ Vàng mà ông đã tặng trước kia.


Ông Phan Văn Chính gỡ lá cờ Vàng xuống để lấy lại vì cho rằng Lý Kiến Trúc không còn tư cách giữ nữa



Nhà hàng chay ZEN của nhà báo Lý Kiến Trúc

Đúng như ý của ông Chính, khi đoàn tuần hành đi tới trước cửa nhà hàng Zen thì ngừng lại, và ông Chính đã bắt thang leo lên gỡ lá cờ Vàng xuống để lấy lại, mọi đồng hương có mặt tại chỗ đã hoan hô nhiệt liệt hành động quyết liệt và dứt khoát của ông Chính đối với những kẻ bị cho là phản bội cộng đồng. 


Nhà báo Lý Kiến Trúc đứng với cờ Vàng và các bản tuyên dương

Vài giờ sau đó thì có tin đồn là nhà báo Lỳ Kiến Trúc sẽ đâm đơn kiện ông Chính và ban tổ chức Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận vì cho rằng họ đã tự động gỡ lá cờ Vàng là tài sản riêng và nằm trên mãnh đất cơ sở tư nhân của ông Lý Kiến Trúc. 

Vào 6:30 chiều cùng ngày, tôi (Ngô Kỷ) có gặp lại ông Phan Văn Chính trong buổi Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng 4 do Cộng Đồng Việt Nam Nam Cali và các đoàn hể trẻ tổ chức tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, lúc nói chuyện với nhau, tôi nhận thấy ông Chính không hề nao núng hay sợ hãi gì về cái tin đồn kiện cáo cả, và một lần nữa ông Chính xác định với tôi là ông từng tặng lá cờ Vàng cho nhà báo Lý Kiến Trúc, bây giờ ông xét thấy nhà báo Lý Kiến Trúc không còn tư cách và không còn xứng đáng giữ lá cờ Vàng cao quý đó nữa, thì ông gỡ xuống lấy lại, vậy thôi.

Vào tối cùng ngày, tôi nhận một cái email của nhà báo Lý Kiến Trúc từ Việt Nam gởi qua Mỹ với nội dung như sau:

From: Kientruc Ly <lykientrucvaama@gmail.com>
Date: 2014-04-30 22:39 GMT-07:00
Subject: KG QUÝ NIÊN TRƯỞNG - THÔNG BÁO CỦA CÂU LẠC BỘ VĂN HÓA & TRUYỀN THÔNG
To: Kientruc Ly <lykientrucvaama@gmail.com>

Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Truyền Thông
Nhật Báo Văn Hóa Online
Date: May 01, 2014

THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Kính gởi:
-        Quý Cơ Quan Truyền Thông, Báo Chí
-        Quý Hội Đoàn người Việt tại hải ngoại
-        Quý Đồng Hương người Việt tại hải ngoại

Với tư cách của một người làm truyền thông trong cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại suốt hơn 20 năm qua, và là Chủ nhiệm nhật báo Văn Hóa Magazine Online, Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí tại Quận Cam nam California, tôi xin trình bày với tất cả quý vị rằng:

1 - Tôi tham dự chuyến viếng thăm quần đảo Trường Sa do lời mời chính thức của ông Chủ Nhiệm Ủy Ban Người Việt Nam Ở Nước Ngoài với mục đích tìm hiểu thực tế về tình hình biển đảo của Việt Nam. Trong chuyến viếng thăm Trường Sa, tôi đứng ở cương vị một người nghiên cứu về chủ quyền biển đảo của Việt Nam hầu phục vụ nhu cầu hiểu biết của cộng đồng Việt hải ngoại và CÓ HOÀI BÃO ĐÓNG GÓP VÀO CÔNG CUỘC BẢO VỆ SỰ TOÀN VẸN LÃNH THỔ, LÃNH HẢI VIỆT NAM TRƯỚC NGUY CƠ HÁN HÓA BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG CỘNG.

2 - Trong vai trò đó, tôi không đồng hành về tư tưởng, quan điểm chính trị, hoặc những phát biểu của một vài người ở nam Cali đi trong phái đoàn.

3 - Xác định vị trí của một người VN tị nạn, tôi hoàn toàn tôn trọng việc phản đối của một số đồng hương về chuyến đi của tôi, thực sự là do muốn bảo vệ tôi với tất cả lòng thương mến, tuy nhiên, tôi xin kêu gọi sự bình tĩnh của cộng đồng trước khi nghe những lời phát biểu của tôi TRONG CUỘC HỌP BÁO TẠI CÂU LẠC BỘ VĂN HÓA & BÁO CHÍ ở Quận Cam.

- CUỘC HỌP BÁO SẼ ĐƯỢC TỔ CHỨC CÔNG KHAI VÀO KHOẢNG CUỐI THÁNG 5, 2014, NGÀY giờ chính xác sẽ thông báo sau. Kính mời tất cả cơ quan truyền thông báo chí, hội đoàn và đồng hương tham dự, để tôi được tường trình về chuyến đi và trả lời mọi thắc mắc của quý vị./

Kính chào đoàn kết và xây dựng.

Lý Kiến Trúc
Chủ nhiệm Cân Lạc Bộ Văn Hóa & Truyền Thông

(hết trích)

Và cũng cùng thời điểm này, tôi lại nhận thêm một mail có trang Facebook từ Việt Nam gởi qua ghi lại nội dung lời phát biểu của nhà báo Lý Kiến Trúc trong chuyến đi thăm Trường Sa như sau:



Cũng cần giới thiệu sơ qua về tiểu sử nhà báo Lý Kiến Trúc, ông từng là sĩ quan cấp úy trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, qua Mỹ ông làm phóng viên cho nhật báo Người Việt, rồi sau đó ông tự phát hành “Tuần báo Điện tử VanHoaMagazineOnline.com / bộ mới, là tờ báo hàng tuần thay thế cho Tạp chí Văn Hóa Magazine (in trên giấy láng 4 mầu (từ năm 1996-2012), và trang nhà Văn Hóa Magazine.net (từ 2006-2013).



Nhà báo Lý Kiến Trúc từng gây nhiều dư luận "sóng gió" tại Little Saigon, và ông Lý Kiến Trúc là người được làng báo và cộng đồng nhớ tới qua giai thoại về bài phỏng vấn ông Nguyễn Cao Kỳ trên tivi mà ông đã xưng hô  “thưa Ngài Phó Tổng Thống," và chương trình phỏng vấn này chỉ được phát hình mới được một lần đầu thì bị dẹp bỏ luôn vì đài truyền hình bị đồng hương tỵ nạn biểu tình phản đối dữ dội nên ông Phan Ngọc Tiếu, chủ nhân của đài truyền hình đã quyết định cắt ngang việc phát hình chương trình phỏng vấn ông Nguyễn Cao Kỳ cho yên chuyện và tránh khỏi rắc rối với cộng đồng.

Lý Kiến Trúc phỏng vấn Tướng Nguyễn Cao Kỳ năm 2004 trước khi Tướng Kỳ về VN.
(10/01/2013 07:46 PM) (Xem: 357)

 
Nhà báo Lý Kiến Trúc đang phỏng vấn Tướng Nguyễn Cao Kỳ tháng 2 năm 2004 trước khi Tướng Kỳ về VN.


Nhà báo Lý Kiến Trúc phỏng vấn Tướng Nguyễn Cao Kỳ ngày 10 tháng 12 năm 2002

Vào tháng 9 năm 2008, ông Lý Kiến Trúc là một nhà báo "đặc biệt" và "ưu tiên" được đại sứ Việt cộng tại Hoa Thịnh Đốn là Lê Công Phụng đồng ý cho phép phỏng vấn ngay tại tòa đại sứ Việt cộng tại DC, và cuộc phỏng vấn này đã được ông Lý Kiến Trúc đăng tải liên tiếp trong nhiều số báo Văn Hóa với hàng trăm hình lá cờ đỏ sao vàng "hồ hởi" tràn ngập trên bài viết. Sự kiện lấy cớ "hành nghề truyền thông" nhưng  mục đích chính là để tuyên truyền cho Việt cộng này đã  bị cộng đồng phản đối xôn xao một thời.


W.DC 23/9/2008: Nhà báo Lý Kiến Trúc phỏng vấn Đại sứ Lê Công Phụng về Biên giới trên bộ Việt Trung, Hải giới Vịnh Bắc Bộ và Hoàng Sa Trường Sa Biển Đông
(09/23/2013 08:48 PM) (Xem: 987)
Lời giới thiệu của bổn báo:
Hôm nay là ngày Thứ Ba 23 tháng 9 năm 2008 tại Hoa Thịnh Đốn, chúng tôi đại diện cho báo Văn Hóa Magazine xuất bản tại California qua sự dàn xếp của các thông tín viên báo chí thân hữu, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, ông Lê Công Phụng.
Xin trân trọng kính chào ông Đại sứ.
Chúng tôi xin nhắc lại, trước khi nhậm chức đại sứ tại Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng nguyên là Thứ trưởng của Bộ ngoại giao, ông đã tham dự các cuộc hội đàm thảo luận từ thời ông Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam đi qua Trung Quốc để bàn về vấn đề biên giới giữa hai nước.
Vào tháng 2 năm 1999 ông cũng đi tham dự và cùng với chủ tịch Trần Đức Lương qua Trung Quốc vào ngày 25 tháng 12 năm 2000 tham dự đàm phán Vịnh Bắc Bộ. Từ những cuộc gặp gỡ này đã dẫn tới việc ký kết hiệp ước Việt Nam với Trung Quốc về Vịnh Bắc Bộ và Nghị định thư về hợp tác đánh cá trong vùng Vịnh Bắc Bộ. Sau các cuộc hội đàm của các vị chủ tịch nước và tổng bí thư, hiệp ước đã được ký kết giữa hai bộ trưởng ngoại giao Việt-Trung.
Với vai trò của một Thứ trưởng ngoại giao, ông Lê Công Phụng đã tương đối nắm vững các vấn đề này, các bản hiệp ước ranh giới trên đất liền và trên hải giới ở Vịnh Bắc Bộ bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa; hiện nay sự kiện này đã trở thành điểm khá gay gắt trong mối bang giao tay ba giữa Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ, về an ninh biển đông và về vấn đề quyền lợi kinh tế đang gây nhiều tranh cãi và có thể sẽ đưa ra tòa án quốc tế.
Hiện nay nước Việt Nam của chúng ta, Hoàng Sa, Trường Sa là gia tài của quốc gia thiêng liêng đối với người Việt Nam. Để cho dư luận quần chúng hiểu rõ thêm về các vấn đề mà chúng tôi vừa mới nêu trên cho cuộc gặp gỡ ngày hôm nay với ông Đại sứ Lê Công Phụng, chúng tôi nghĩ rằng, cuộc phỏng vấn này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho moị người.
Tôi rất hân hạnh và một lần nữa xin cám ơn ông Đại sứ đã đồng ý cho chúng tôi có cuộc phỏng vấn này, cám ơn ông Đại sứ.
Đại sứ Lê Công Phụng (trái) và nhà báo Lý Kiến Trúc trong cuộc phỏng vấn tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn ngy 23 tháng 9 năm 2008. Ảnh TƠANXO
Lý Kiến Trúc: Thưa ông Đại sứ, nếu đúng là bản hiệp ước bên giới Việt Trung ký vào cuối năm 1999 là hệ quả của trận thư hùng giữa quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội nhân dân Trung Quốc vào năm 1979, thì tôi xin phép được hỏi ngài Đại sứ vì sao cho đến hai mươi năm sau tức là từ năm 1979 cho đến năm 1999 các cột mốc biên giới của Việt Nam và Trung Quốc mới được cắm mốc rõ ràng?
Đại sứ Lê Công Phụng:
Tôi rất cám ơn báo Văn Hóa đã tổ chức cuộc hội luận nói chuyện hôm nay, tôi rất là hân hạnh được bày tỏ tình cảm của nhân dân Việt Nam với bà con cộng đồng người Việt hải ngoại, đặc biệt là ở Mỹ hiện nay. Nhân dịp này,lần đầu tiên tôi muốn nhà báo chuyển đến tất cả những người Việt Nam dù là có quốc tịch Việt Nam hay là quốc tịch Mỹ những lời chúc mừng tốt đẹp nhất, những sự cầu chúc cho mọi quý vị, mọi gia đình an khang, thịnh vượng và mọi sự như ý....................................(ngưng trích)
Trên thực tế thì nhà báo Lý Kiến Trúc còn làm, còn nói, còn viết rất nhiều việc, nhiều điều có lợi cho Việt cộng và có hại cho người Quốc Gia, mà điển hình là việc năm 2007, ông tuyên bố trên đài Á Châu Tự Do RFA rằng ông ủng hộ việc nên cầm cờ Vàng đứng chung với cờ máu cộng sản để bày tỏ sự đoàn kết dân tộc. Trong buổi họp của thành phố Santa Ana cách đây vài năm để thành phố ban hành đạo luật "cấm cửa" các phái đoàn Việt cộng đến thành phố Santa Ana, giống như các đạo luật "cấm cửa Việt cộng" đến hai thành phố Garden Grove và Westminster đã được ban hành từ lâu, thì ngay trong phòng họp, nhà báo Lý Kiến Trúc đứng lên tuyên bố "sảng" rằng "cộng đồng người Việt hải ngoại mạnh mẽ ủng hộ việc Mỹ bang giao với Việt cộng," lời phát biểu lố bịch và sai sự thật này đã bị tôi (Ngô Kỷ) đứng lên phản đối và đả đảo lời phát biểu ngu xuẩn và tào lao, bưng bô Việt cộng này của ông Lý Kiến Trúc ngay tại buổi họp thành phố. 

Tôi có cái tật  xấu là nói gì thì phải trưng dẫn bằng cớ vì tôi luôn chủ trương "nói có sách mách có chứng," nhưng vì muốn bản tin này ra sớm cho kịp thời, nên tôi chưa có đủ thì giờ để soạn ra các Video, hình ảnh và tài liệu cũ để chứng minh, do đó tôi xin khất với quý vị trong thời gian ngắn tới tôi sẽ trưng dẫn bằng chứng vì tôi không muốn bị thiên hạ cho tôi "chụp mũ" ông Lý Kiến Trúc. Tôi chắc chắn là bằng chứng lời tuyên bố của ông Lý Kiến Trúc với đài Á Châu Tự Do RFA, và tại phòng họp của thành phố Santa Ana là có thật và tôi sẽ kiếm ra trong ngày gần đây. Xin quý vị chờ đợi để thấy sự thật.

Tôi xin ngừng tại đây, và chắc chắn là trong thời gian ngắn nữa thì các thông tin, phim, ảnh về chuyến đi Trường Sa và lời phát biểu của nhà báo Lý Kiến Trúc tại Việt Nam và ý kiến đồng bào về hành động phản bội cộng đồng của nhà báo Lý Kiến Trúc sẽ được công bố đầy đủ trên các hệ thống báo chí, truyền thông, website, diễn đàn v.v.., và lúc đó thì quý đồng hương sẽ thấy đầy đủ chi tiết và sự thật về nhà báo Lý Kiến Trúc. Chúng ta cùng chờ xem diễn tiến sẽ ra sao, từ nhà báo Lý Kiến Trúc cũng như từ phía cộng đồng tỵ nạn cộng sản hải ngoại.

Trân trọng kính chào,

Ngô Kỷ