Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

9/15/2011


Sóc Trăng: Con ông Trương Văn Sương không được nhận xác cha

12:26 AM  CoVang  0 Ý Kiến
SÓC TRĂNG (NV) - Tù nhân bất khuất Trương Văn Sương đã được chôn ở chân núi Ba Sao gần nhà tù Nam Hà
hôm Thứ Ba, 13 tháng 9, bất chấp lời yêu cầu của các con trai ông là xin hỏa táng rồi mang về quê nhà.


trước mộ mới đắp của ông Trương Văn Sương ở chân núi Ba Sao tỉnh Nam

Hà. (Hình: Gia đình cung cấp)

Anh Trương Quang Dũng, con trai lớn của ông Sương, từ Nam Hà về tới nhà ở thành phố Sóc Trăng, cho báo Người Việt hay như vậy vào buổi tối (giờ Việt Nam) hôm Thứ Tư.
Hai người con trai, Trương Quang Dũng (trái) và Trương Tấn Tài (phải) đứng

Ông Trương Văn Sương qua đời hôm Thứ Hai, 12 tháng 9, sau gần một tháng bị buộc quay trở lại trại tù Nam Hà, miền Bắc Việt Nam.Anh Trương Quang Dũng kể lại đám tang của cha mình cho biết: “Xác ba con để ở nhà xác bên hông nhà thương ở Phủ Lý. Họ đã liệm hết rồi.

Con xin đừng mổ tử thi để ba con chết toàn thây mà người ta nói cái này luật của trại. Họ nói anh em con ký tên xác nhận mổ tử thi nhưng anh em con không chấp nhận. Con nói nếu là luật của trại thì trại mổ, còn chúng tôi không chấp nhận.”


Anh Dũng mang theo bộ quần áo vét tông mới để thay cho bộ đồ tù của cha anh nhưng không được chấp thuận cho thay.

“Người ta chỉ cho mở cái nắp phía trên có lỗ nhỏ có kiếng chừng một tấc vuông, nhìn thấy mặt ba con chớ không được ngó thấy tất cả. Con rờ mặt ba con một chút rồi nhét 2 bộ đồ mang theo cho ba con vào cái lỗ đó chớ không được mở hẳn nắp quan tài. Người ta đậy lại rồi bắt chở đi chôn liền. Mọi chuyện họ đã làm sẵn hết trơn rồi, không có cầu an cầu siêu gì cho ba con được.”

Hai người con bên cạnh quan tài ông Trương Văn Sương ở nhà xác bệnh viện Phủ Lý, tỉnh Nam Hà. (Hình: Gia đình cung cấp)

Theo anh kể, chiếc xe chở quan tài ông Sương từ nhà xác của bệnh viện Phủ Lý đi thẳng đến chân núi Ba Sao, gần nhà tù, nơi các tù nhân chết được chôn ở đây.

“Mười mấy người ở tù chung với ba con tới xe hạ quan tài ba con xuống rồi chôn liền.” Anh nói.

Theo anh Dũng, công an không đưa cho anh giấy tờ gì về cái chết của ba anh mà “chỉ đưa tờ giấy nói khen ngợi sự nhân đạo của nhà tù cùng với một triệu đồng.”

Anh Dũng kể: “Chôn ba con xong, con tính vào trong trại xin nhìn chỗ ở của ba con và lấy các đồ kỷ niệm của ba con. Nhưng họ nói tới đó xa xôi lắm, tới không được đâu. Họ chỉ dụ chúng con làm tờ cam kết cán bộ đối xử với ba con tốt này kia kia nọ, rồi đưa cho anh em con một triệu đồng coi như cảm tình của trại vậy đó. Biểu con ký thì con nói không biết chữ nên không ký. Còn em con ký nói trại lo lắng này nọ cho ba con thì em con ký, tội nghiệp mấy người tù phải đào huyệt rồi chôn ba con.”

Theo lời anh Dũng, anh có xin đem hài cốt của cha về, cuộc đấu tranh gần hai tiếng đồng hồ, nhưng họ nói đã sắp đặt hết rồi. Luật của trại từ xưa tới nay ai chết cũng phải chôn ở đây. Ba năm sau xin phép địa phương, có được chấp nhận thì cho mang hài cốt về quê.

“Chúng con có xin đem xác hỏa táng thì họ nói khéo là đã đào huyệt xong hết trơn rồi. Anh ra tới đây lại đòi đem thiêu, nói riết một hồi cũng dứt khoát là không cho.”

Vẫn theo lời kể của anh Dũng, Luật Sư Nguyễn Văn Ðài (người từng ở tù chung phòng với ông Sương hơn một năm) đặt một vòng hoa mang theo nhưng bị cấm đi theo. Luật Sư Ðài muốn đưa tới một mục sư để cầu nguyện cho ông Sương cũng không được.

“Tất cả cái gì chúng con muốn đều không được mà tất cả đều là sự sắp xếp của trại hết. Họ chỉ cho con thắp nhang rồi nhìn mặt cha là hết,” anh Dũng nói.

Theo lời kể của anh Dũng, trước khi bị bắt đi, ông Trương Văn Sương như linh cảm mình không còn cơ hội trở lại với các con và các cháu nên nói rằng: “Ba đi chuyến này, ba năm sau con tới lấy hài cốt mang về.”Theo lời anh, trước khi chết, ông Sương có viết một bức thư về cho các con.

Thư chưa kịp gửi đi thì ông chết. Nhà tù có đưa cho anh lại bức thư này, chỉ là thư thăm hỏi.


“Nội dung bức thư là khuyên răn con cái lo làm ăn, lo cho gia đình.”
Ông Trương Văn Sương 68 tuổi, nguyên là một trung úy thuộc Ðịa Phương Quân VNCH, bị kết án tù chung thân năm 1983 khi từ Thái Lan về Việt Nam lập chiến khu phục quốc cùng trong nhóm với các ông Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh. Trước đó, khi miền Nam sụp đổ, ông bị bắt đi tù “cải tạo” 6 năm rồi vượt biên sang Thái Lan.

Quan tài ông Trương Văn Sương được các bạn tù khiêng tới huyệt mộ. (Hình: Gia đình cung cấp)

Trong nhà tù, ông nổi tiếng là một tù nhân bất khuất, từng cầm đầu các cuộc đấu tranh hay tuyệt thực chống sự hà khắc của nhà tù. Các thành quả mà tù nhân ở nhà tù Ba Sao được đối xử bớt hà khắc hơn trước cũng là nhờ sự đấu tranh can đảm của những người như ông Sương. Vì vậy, ông đã bị biệt giam và cùm rất nhiều lần.

Những năm sau này, ông bị bệnh hở van tim, sức khỏe cạn kiệt gần chết thì được cho về nhà tạm một năm để chữa bệnh từ giữa tháng 7, 2010. Hết hạn thì bị buộc quay lại nhà tù Ba Sao và chỉ ba tuần lễ sau thì lên cơn đau tim và qua đời. Con ông đã làm giấy bảo lãnh xin cho ông được tiếp tục chữa bệnh nhưng bị từ chối.

Tổng cộng, ông đã ở trong nhà tù cộng sản hai lần với gần 34 năm. (TN)

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011


Anh Trương Văn Sương:
Ðược tin anh mt do s tr thù ca cng sn, chúng tôi không th cm được nước mt. Mi ngày nào hng ngàn ch ký thnh nguyn chính ph Hoa K đòi cng sn Vit Nam tr t do tc khc cho các tù chính tr chưa ráo mc thì nay chúng tôi nhn được hung tin đau lòng, dù tôi chưa mt ln quen biết anh nhưng tôi luôn ngưỡng m anh. Cái chết ca anh cho thấy sự dã man bạo tàn của chế độ cộng sản Việt Nam, sự kinh tởm chế độ lao tù cộng sản, sự trả thù của những con quái vật trước loài người và vì thế bất cứ giây phút nào đảng cộng sản còn tồn tại trên quê hương Việt Nam ngày đó người dân Việt Nam còn chít trên đầu những mãnh khăn tang trắng cho thân nhân, cho tổ quốc.
Chúng tôi nguyện cầu linh hồn anh sớm siêu thoát.
Xin được an ủi chia sớt niềm đau với thân nhân gia đình của anh.
Hoàng Hoa 12/09/2011
-------------------------
Người Cộng Sản không có trái tim, không có lòng nhân đạo
Họ không khoan hồng một người bệnh hoạn trong tay không tất sắt
Chỉ vì họ còn mang hận thù sau ba mươi sáu năm chấm dứt chiến tranh
Đây là thí dụ cụ thể cho sự "xoá bỏ hận thù" của họ
----- Forwarded Message -----
From: Gop gio

 
     Bè lũ Việt gian CS Hànội phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về cái chết của một cựu Chiến sĩ VNCH, một tù nhân lương tâm, một người tù kiệt xuất... vừa mới bị VC bắt trở lại. Chính chúng là kẻ sát nhân.
     Xin Quý Vị nào có điều kiện, hãy nhờ Quý Vị Dân Biểu, Nghị sĩ Hoa Kỳ giúp lên tiếng đòi hỏi bọn việt gian CS phải điều tra làm sáng tỏ cái chết của Ông !
     GÓP GIÓ


 

CHXHCNVN- một chế độ gây tội ác chống nhân loại.

Ông Trương Văn Sương đã chết sau khi bị bắt giam trở lại

Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok

2011-09-12

Ông Trương Văn Sương, cựu sĩ quan miền Nam bị án tù chung thân vì tội phản động, bị đưa trở lại nhà tù tháng trước sau một năm tạm tha để chữa bệnh, đã qua đời vào lúc 10:20 sáng nay, ngày 12 tháng Chín, hưởng thọ 68 tuổi.


RFA file
Ảnh chụp anh Trương văn Sương bên di ảnh vợ ngày được tạm tha về sau hơn 33 năm tù. Tại ngôi nhà nghèo nàn người vợ mỏi mòn đợi chờ đã không còn để đón anh. (tháng 7,2010)

Chỉ hai mươi lăm ngày sau

Từ Sóc Trăng, thứ nam của ông Trương Văn Sương là anh Trương Tấn Tài cho biết gia đình nhận tin là lúc một giờ trưa nay:
Vào 1 giờ thì ở trên trại điện cho cậu nói là báo cho anh Trương Văn Dũng biết ba đã mất rồi, 10:20 sáng ngày 12 tháng Chín. Thì Tài mới điện lên trên trại thì gặp một cán bộ, hỏi thì cán bộ đó không dám nói là chết rồi, cán bộ đó nói bây giờ tình cảnh nguy kịch lắm ráng  thu xếp lên liền đi. Mình mới hỏi ba con thật sự mất chưa chú, ông nói các cháu cứ lên lẹ đi. Thì anh Dũng mới điện lại cho cái ông thông báo đó thì ông mới nói là mất rồi. 
Trả lời đài Á Châu Tự Do về tin ông Trương Văn Sương mất, một cán bộ ở trại Nam Hà chỉ nói:
Cái đấy  chúng tôi không có trách nhiệm chúng tôi không biết, tôi không rõ, nên liên lạc với lãnh đạo của trại ...
Hiện trưởng nam của ông Trương Văn Sương là anh Trương Văn Dũng đang trên đường ra trại Nam Hà.
Ông Trương Văn Sương bị bắt năm 1984 , bị truy tố tội phản động, cấu kết  với một Việt kiều Pháp là Trần Văn Bá để chống phá chính quyền cách mạng  Việt Nam.
Sau đó ông Trấn Văn Bá bị án tử hình, ông Trương Văn Sương lãnh án chung thân và bị giam tại trại Nam Hà miền Bắc. Ngày 12 tháng Bảy 2010, vì đau ốm bệnh tật liên miên,  ông được tạm cho về nhà một năm để chữa chạy.
Đến ngày 19 tháng Tám ông Trương Văn Sương bị áp tải trở ra trại giam Nam Hà để tiếp tục thi hành án và đã qua đời   chỉ hai mươi lăm ngày sau khi trở lại vòng lao lý.  
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tran-v-suong-died-aft-bck-to-pris-09122011063136.html

Tù nhân chính trị Trương Văn Sương đã bị áp tải trở lại trại giam

Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok

2011-08-19

Ông Trương Văn Sương, một cựu sĩ quan miền Nam bị án tù chung thân vì tội phản động, được cho về nhà dưỡng bịnh hồi tháng Bảy năm 2010, đã được công an Sóc Trăng đưa trở lại trại giam Nam Hà sáng thứ Sáu hôm nay để tiếp tục thi hành án tù.


RFA file
Sau hơn 33 năm tù đầy trở về ngôi nhà nghèo nàn người vợ đã không còn. Anh Trương văn Sương chụp bên di ảnh vợ ngày được tạm tha về (12 tháng Bảy năm 2010)

Lệnh trình diện phường

Thanh Trúc hỏi thăm  con trai ông Trương Văn Sương là anh Trương Tấn Tài, nghe anh thuật lại như sau:
Trương Tấn Tài: Hồi sáng  ba ở nhà với anh hai, thì có công an phường gọi đến bảo ba phải lên phường gấp và nói là trên bộ có xuống. Tài đi ăn sáng khi nghe anh cho hay tin thì Tài chạy lại Công An Phường 2, đường Phú Lợi thành phố Sóc Trăng.
Thấy ba đang ngồi làm việc với mấy chú công an thì Tài  mới vô, mấy chủ bảo bây giờ trại Nam Hà gởi bản thi hành của tòa án Nam Hà bảo ba phải vô. Em mới nói ba cháu cũng còn đột quị, vừa rồi mới chở lên bệnh viện.

Hồi sáng  ba ở nhà với anh hai, thì có công an phường gọi đến bảo ba phải lên phường gấp và nói là trên bộ có xuống.
anh Trương Tấn Tài
Mấy anh đó mới nói coi như giờ ở đây không có quyền giải quyết , bây giờ coi như cho ba về trại giam, còn muốn gì thì viết thư kiến nghị sau. Ngoài ra không nói được gì hết.
Thanh Trúc: Lúc đó ông Trương Văn Sương ngồi tại đồn công an rồi đi luôn hay được trở về nhà lấy đồ đạt?
Trương Tấn Tài: Ngồi tại đồn công an rồi đi luôn, không được về nha lấy đồ đạc gì hết.
Thanh Trúc: Ông Trường Văn Sương có biết mình bị mời lên đồn công an để rồi đưa về trại giam Nam Hà hay không?
Trương Tấn Tài: Coi như trước đó, còn hai chục ngày là tới hạn 12 tháng Bảy thì họ có thông báo, sau đó thì cứ biểu ở nhà đợi quyết định của tòa án đem xuống rồi giải quyết. Bửa này là đúng một tháng bảy ngày, coi như cũng hơi bất ngờ, cũng tính biết đâu họ thấy mình già yếu rồi tha luôn. Bửa nay cũng bất ngờ tới phường rồi họ  giữ làm thủ tục rồi đưa đi luôn chứ không không cho về nhà lấy quần áo hay gì hết, chỉ có con mới được quyền về lấy thôi.
: Như vậy anh Tài có kịp thời về nhà để lấy vật dụng cá nhân cho  ông Trương Văn Sương đem vào trong tù không?
Bửa nay cũng bất ngờ tới phường rồi họ  giữ làm thủ tục rồi đưa đi luôn chứ không không cho về nhà lấy quần áo hay gì hết, chỉ có con mới được quyền về lấy thôi.
anh Trương Tấn Tài
Trương Tấn Tài: Cái đó cũng xin mấy người đó. Coi như Tài lên rồi cho anh chạy về thu vật dụng này nọ rồi sách vở của ba. Ba nói là vô trỏng buồn lắm, lấy cho ba vài cuốn sách để ba đọc,,,Ba nói số mạng là do Trời, cho ở nhà thì ở mà vô tù thì vô chứ chẳng có gì hết, nếu mà chết ở ngoài cũng vẫn chết. Thành ra ba không có gì phàn nàn, chỉ là nhìn con cháu  và khuyên là ba vô trỏng tụi con ở ngoài cố gắng làm ăn với người ta. ..

Lên xe bít bùng

Thanh Trúc: Xin anh Trương Tấn Tài nhắc lại năm nay ông Trương Văn Sương bao nhiêu tuổi, tình trạng sức khỏe từ ngày được về nhà?
Trương Tấn Tài: Ông Trương Văn Sương năm nay sáu mươi tám tuổi, về nhà thì thuốc uống mỗi ngày. Coi như là có bị đột quị rồi choáng, đi đứng thì cũng được, khi vui vẻ thì cũng xách xe chạy vòng vòng được. Nhưng mà thường thường hay bị choáng lắm, lúc ở Sài Gòn thì còn hơi khỏe, về tới đây thì đuối, xin đi chữa bịnh này nọ thì cũng hơi khó khăn.
Thanh Trúc: Khi đem vật dụng cá nhân lên cho ông Trương Văn Sương thì công an đưa ông đi liền  hay là…

họ đọc bảng lịnh rồi là đưa đi luôn. Chiếc xe cũng hơi bít bùng, có cửa chận ngang và thêm một cửa ngoài nữa. Họ nói cấp trên biểu làm vậy họ không giải thích được cái gì hết.
anh Trương Tấn Tài
Trương Tấn Tài: Đem lên xong họ đọc bảng lịnh rồi là đưa đi luôn. Chiếc xe cũng hơi bít bùng, có cửa chận ngang và thêm một cửa ngoài nữa. Họ nói cấp trên biểu làm vậy họ không giải thích được cái gì hết.
Thanh Trúc: Anh có hỏi mấy người công an khi nào anh được ra ngoài trại Nam Hà thăm nuôi không?
Trương Tấn Tài: Lúc đó vì lung  túng lo buồn quá không có hỏi được này nọ. Ba thì biểu hàng tháng gởi đồ lên nuôi ba, một tháng tụi con cứ cho ba hai ba trăm ngàn ba sống chứ ở trong trỏng cũng khổ lắm, đói lắm.
Tài cũng không hỏi mấy chú công an là được đi thăm hay không, nhưng mà trước kia khi mẹ còn sống thì cũng có đi thăm được mà chỉ nửa tiếng đồng hồ thôi là họ đuổi về.
Vừa rồi là thông tin về việc người tù lương tâm Trương Văn Sương  phải  trở lại nhà tù sau một năm được tạm tha vì  sức khỏe quá yếu. Ông Trần Văn Sương bị bắt và bị truy tố hồi năm 1984 vì tội  cấu kết với ông Trần Văn Bá, một Việt kiều ở Pháp, để chống phá chính quyền cách mạng.
Sau đó ông Trần Văn Bá bị án tử hình, ông Trương Văn Sương lãnh án chung thân và bị giam ở trại Nam Hà miền Bắc.
Ngày 12 tháng  Bảy năm 2010, do sức khỏe sa sút và bịnh tật liên miên, ông Trương Văn Sương được  tạm tha một năm để chữa chạy. Sau thời gian đáo hạn  12 tháng Bảy 2011, đến ngày 19 tháng Tám 2011 ông bị bắt lại và đưa trở ra Nam Hà theo án lịnh  của trại Nam Hà.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/life-priso-ordr-bck-to-pris-08192011064129.html
Anh Trương văn Sương thắp nhang cho người vợ đã chịu đựng chờ chồng đến chết. RFA file
Anh Trương văn Sương thắp nhang cho người vợ đã chịu đựng đau khổ chờ chồng đến chết. RFA file
Thanh Trúc

From:

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

Thnh Nguyn Thư kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ yễm trợ dân chủ cho Việt Nam đã đến Toà Bạch c và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong hai ngày 2/9 và 30/8. Click trên hình để thấy rõ hơn.
Kính, Hoàng Hoa. 02/09/2011

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011

Nhìn cảnh này, người Việt nào còn dám dùng tăm xỉa răng?
Khi đọc xong và xem những hình ảnh này chắc hẳn các Gia Đình Việt Nam đã không tránh khỏi mua tăm của Việt Nam, răng cộ hư hết còn mang bệnh Ung Thư mà Bác Sĩ bó tay…!!!
29/08/2011 // No Comment // Categories: Tin Việt Nam.
Tăm là thói quen với mỗi người Việt Nam sau những bữa ăn, ít ai biết rằng, phía sau đó là công đoạn sản xuất đáng giật mình, đặc biệt là công đoạn tẩy trắng tăm bằng đủ các loại hóa chất, đến người làm cũng phải đeo găng tay, khẩu trang mới dám “xông” vào.
Xung quanh các bể ngâm tăm là ngổn ngang các can nhựa đựng hóa chất
Có dịp đến thăm các xưởng làm tăm tại xã Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa – Hà Nội), điều dễ khiến du khách nhận ra là công nghệ sản xuất mặt hàng tăm tre ở đây đã khác xưa rất nhiều. Từ một xã chuyên sản xuất tăm bằng lao động thủ công cách đây vài năm thì nay, việc sản xuất gần như phụ thuộc vào máy móc. Tuy nhiên, có một công đoạn mà không máy móc nào có thể thay thế được và cũng là công đoạn khiến nhiều người dùng tăm lo sợ nhất từ trước tới nay chính là khâu tẩy trắng tăm.
Nhiều hộ làm tăm ở Quảng Phú Cầu vẫn đinh ninh, việc dùng các loại hóa chất để tẩy trắng tăm là đương nhiên nếu muốn ra thành phẩm bắt mắt. Hơn nữa, việc này lại không tốn điện, không… độc hại.
Khu vực dành cho việc tẩy trắng tăm rất đơn giản nhưng kín đáo
Ông T, chủ một xưởng sản xuất tăm tại xã Quảng Phú Cầu cho biết: Cả xã này trước đây rất nhiều người sử dụng các hóa chất để tẩy trắng tăm nhưng giờ chỉ còn một số hộ gia đình vẫn giữ công thức cũ, trong đó có xưởng nhà ông. Theo ông T, việc tẩy trắng và chống mốc cho tăm bằng hóa chất… không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Để minh chứng, ông dẫn chúng tôi vào khu vực ngâm, ủ tăm để “mục kích”. Tuy nhiên, đến nơi, khái niệm “không độc hại” của ông T dường như không “ăn nhập” gì với những hình ảnh chúng tôi chứng kiến.
Trong các bể ngâm tăm được xây bằng bê tông dày là thứ nước màu vàng đục đang sủi bọt. Các nhân viên phải bịt kín khẩu trang, đeo găng tay rất cẩn thận trong khi đảo các bó tăm. Xung quanh bể là ngổn ngang các can đựng hóa chất.
Tăm được ngâm trong hóa chất để tẩy trắng và chống mốc
Mùi hôi từ các hóa chất trong bể xộc lên khiến chúng tôi cảm thấy xốn xang, tức ngực. Khi chúng tôi muốn nhấc đầu một bó tăm lên để xem tác dụng của chất tẩy trắng, một nhân viên cảnh báo: không đeo găng tay thì đừng sờ vào, kẻo bỏng rộp tay.
Lúc này, ông T mới cho biết: các hóa chất này ông vẫn nhập tại các kho ở phường Đức Giang (Long Biên – Hà Nội). Do quen biết nên mỗi khi mua, chỉ cần bảo lấy chất để ngâm tẩy tăm là họ xuất hàng. Cứ thế mang về, sử dụng theo công thức cố định mà không cần biết đó là… chất gì. “Nông dân như chúng tôi thì không cần phải biết các thành phần của nó đâu”, ông T nói.
Sau khi tẩy trắng bằng nước hóa chất, tăm được đưa vào bể khô để ủ trong vòng 10h đồng hồ. Sau đó, theo yêu cầu  của khách, tăm sẽ được tiện tròn, và ủ hương quế hoặc các mùi hương vị thơm khác.
Tuy nhiên, theo anh B.Đ – chủ một xưởng sản xuất tăm hương lâu năm trong xã, thì các chất tẩy trắng phần lớn là NAHSO3, H2O2 (oxi đậm đặc). Theo đó, những bó tăm sau khi được tiện tròn ở xưởng sẽ được tẩy trắng và chống mốc rồi cho vào bể ủ khoảng 4 giờ, sau đó tiếp tục cho vào dung dịch xút ngâm thêm 2-3 giờ nữa trước khi vớt ra, phơi khô rồi đóng bó. Nhiều gia đình chỉ gia công đến giai đoạn này là xuất hàng. Nhưng nếu khách có nhu cầu, các xưởng ở đây sẽ tiếp tục thao tác cho ra tăm thành phẩm ở công đoạn cắt, làm trơn bóng tăm và ủ hương liệu quế.
Khi được hỏi các hóa chất đó có gây độc hại cho sức khỏe không, anh B.Đ thừa nhận: ”Dung dịch này nếu bắn vào da sẽ làm rát và phồng đỏ, đặc biệt là xút. Mùi của xút cũng khiến người làm choáng váng mỗi khi mang tăm đi phơi dưới trời nắng gắt”. Nhưng chốt lại, anh BĐ khẳng định: “Tăm không ngâm hóa chất thì không thể trắng được và rất mau mốc”.
ông Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ thực phẩm, đại học Bách Khoa Hà Nội – cho biết: Bất cứ một loại hóa chất nào khi dùng để tẩy trắng tăm đều có thể gây độc hại, và mức độ độc hại tùy theo nồng độ của các hóa chất. Hiện nay, một số hóa chất như Na2SO3, K2SO3, H2O2 được cho phép sử dụng trong việc tẩy trắng thực phẩm, nhưng theo tôi, dù ở góc độ nào thì cũng không nên sử dụng vì các loại hóa chất này khó bảo quản, trong quá trình vận chuyển có thể “biến chất” thành các hóa chất khác. Mặt khác, khi ngâm hóa chất để tẩy trắng tăm trong thời gian dài, các hóa chất này ngấm sâu vào trong, người tiêu dùng sử dụng sản phẩm vẫn rất nguy hiểm.

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Thnh Nguyn Thư gửi Chính phủ Hoa Kỳ
đã đến Bộ Ngoại Giao HK hôm nay 30/08/2011,
Thỉnh Nguyện Thư sẽ đến Toà Bạch c và ngày mai 31/08/2011

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Tổng thống Nga và Mỹ tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) kể từ năm 2011
Về quan hệ đối ngoại của ASEAN, các nhà Lãnh đạo đánh giá cao những phát triển tốt đẹp thời gian vừa qua,  nhất trí cần thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN với các Đối tác đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn, thiết thực hỗ trợ mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN và huy động sự tham gia đóng góp tích cực của các Đối tác vào việc xử lý các vấn đề khu vực. Theo đó, các vị Lãnh đạo nhất trí tiếp tục quan hệ giữa ASEAN với các Đối tác lên tầm cao mới, cũng như đề ra nhiều biện pháp hợp tác mới cho giai đoạn tiếp theo. Các vị Lãnh đạo khẳng định lại quan điểm của ASEAN rằng một cấu trúc hợp tác hiệu quả ở khu vực cần phải bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN và dựa trên các tiến trình hiện có, đan xen, bổ trợ cho nhau. Trên cơ sở quyết định của Hội nghị Cấp cao 16 về mở rộng Cấp cao Đông Á (EAS), Lãnh đạo các nước ASEAN hoan nghênh đóng góp xây dựng của các đối tác vào việc xử lý các ván đề khu vực và nhất trí sẽ thống nhất với các Đối tác EAS chính thức mời Tổng thống Nga và Mỹ tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) kể từ năm 2011.
Thnh Nguyn Thư gi Chính ph Hoa K đã được gửi đi t thành ph Mountain View
Kính Thông Báo:
Hôm nay 25/08/2011, hai bn Thnh Nguyn Thư gi Chính ph Hoa K đã được gi đi t thành ph Mountain View, CA USA lúc 11:48:05 gi sáng gi California:
Hai thư đăng ký mang s: RE713585375US và RE713585384US
Theo d trù hai TNT s đến Tòa Bch c và B Ngoi Giao Hoa K vào Th Hai 29/08/2011.
Ni dung được gi:
VAC-NORCAL Petition to the US Government concerning to the request the Vietnamese rulers to release all political prisoners in Vietnam
Table of Contents:
1.      A Petition to President Barack Obama
2.      An Introductory Letter and a Petition to Secretary of State Hillary R. Clinton
3.      Annexes:
-          Annex A: List 1, List 2, List 3 of 1,104 signatures, names, states (countries) and email addresses.
-          Annex B: The Communist Vietnamese rulers murdered more than 4,000 unarmed Vietnamese including women and children in their Tet Offensive in Hue 1968. Text and photos.
-          Annex C: The Flight of the Vietnamese Refugees after 30 April 1975
-          Reference: Major Web site and blog http://www.newsforce1.com/, www.quandiemvietnam.blogspot.com
-          A VAC-NORCAL Petition 2011/08/24 on a CD with all documents listed above
Hoàng Hoa

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Kính thưa quý độc giả và thân hữu
Chúng tôi sẽ không thu nhận chữ ký trên Thỉnh Nguyện Thư gửi Chính phủ Hoa Kỳ vào 19 giờ (7 giờ tối) chiều hôm nay Thứ Tư 24/08/2011 miền Tây HK, California, tức 9 giờ sáng giờ Việt Nam ngày Thứ Năm 25/08/2011. Chỉ còn vài giờ thì chúng tôi sẽ ngừng lại thu nhận chữ ký. Xin quý vị hãy ký tên trên TNT trước thời hạn chấm dứt.
Trân trọng,
Hoàng Hoa

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

The U.S. embassy in Vietnam voiced concern on Tuesday about the detention ...

Related Content

  • Plainclothes policemen push a protester (L, in red) into a police bus during an anti-China demonstration in Hanoi August 21, 2011. REUTERS/Tu Quang
    Plainclothes policemen push a protester (L, in red) into a police bus during an anti-China …
HANOI (Reuters) - The U.S. embassy in Vietnam voiced concern on Tuesday about the detention of dozens of people who held an anti-China protest on Sunday, saying the action breached Vietnam's treaty obligations.
Fifty people were rounded up in connection with the peaceful demonstration, the eleventh such protest in Hanoi since early June. The demonstrators are angry about what they see as infringements on Vietnam's sovereignty in the South China Sea by China.
"We are concerned by the detention of several individuals for what appears to be the peaceful expression of their views. No individual should be detained for exercising the right to peacefully assemble," an embassy spokesman said.
"This contradicts Vietnam's obligations under the International Covenant on Civil and Political Rights. We call on the Vietnamese government to release all individuals detained for exercising their human rights and fundamental freedoms."
Police quickly forced the demonstrators onto buses in rainy central Hanoi on Sunday morning after they ignored a government order to stop the rallies. The Hanoi government said the demonstrations were complicating Vietnam's diplomatic efforts, and marring the city's image.
The newspaper Hanoi Moi reported on Monday that 50 people had been detained in connection with the protests and that all but eight had been released.
Vietnam, China, the Philippines, Brunei, Taiwan and Malaysia all have claims of sovereignty over portions of the South China Sea that have sparked naval clashes in the past.
(Reporting by John Ruwitch; Editing by Daniel Magnowski)
Remarks on the Situation in Syria
Message: 7
From: U.S. Department of State <usstatebpa@subscriptions.fcg.gov>
Date: Thu, 18 Aug 2011 10:35:37 -0500 (CDT)
Subject: Democracy, Human Rights, Refugees: Remarks on the Situation in Syria

Democracy, Human Rights, Refugees: Remarks on the Situation in Syria
Thu, 18 Aug 2011 10:13:59 -0500

Remarks on the Situation in Syria


Remarks
Hillary Rodham Clinton
Secretary of State
Treaty Room
Washington, DC
August 18, 2011



Date: 08/18/2011 Description: Secretary Clinton speaking on Syria before the press at the State Department. - State Dept Image
SECRETARY CLINTON: Good morning. For months, the world has borne witness to the Asad regime’s contempt for its own people. In peaceful demonstrations across the nation, Syrians are demanding their universal human rights. The regime has answered their demands with empty promises and horrific violence, torturing opposition leaders, laying siege to cities, slaughtering thousands of unarmed civilians, including children.
The Asad government has now been condemned by countries in all parts of the world and can look only to Iran for support for its brutal and unjust crackdown.
This morning, President Obama called on Asad to step aside and announced the strongest set of sanctions to date targeting the Syrian Government. These sanctions include the energy sector to increase pressure on the regime. The transition to democracy in Syria has begun, and it’s time for Asad to get out of the way.
As President Obama said this morning, no outside power can or should impose on this transition. It is up to the Syrian people to choose their own leaders in a democratic system based on the rule of law and dedicated to protecting the rights of all citizens, regardless of ethnicity, religion, sect, or gender.
We understand the strong desire of the Syrian people that no foreign country should intervene in their struggle, and we respect their wishes. At the same time, we will do our part to support their aspirations for a Syria that is democratic, just, and inclusive. And we will stand up for their universal rights and dignity by pressuring the regime and Asad personally to get out of the way of this transition.
All along, as we have worked to expand the circle of global condemnation, we have backed up our words with actions. As I’ve repeatedly said, it does take both words and actions to produce results. Since the unrest began, we have imposed strong financial sanctions on Asad and dozens of his cronies. We have sanctioned the Commercial Bank of Syria for supporting the regime’s illicit nuclear proliferation activities. And we have led multilateral efforts to isolate the regime, from keeping them off the Human Rights Council, to achieving a strong presidential statement of condemnation at the UN Security Council.
The steps that President Obama announced this morning will further tighten the circle of isolation around the regime. His executive order immediately freezes all assets of the Government of Syria that are subject to American jurisdiction and prohibits American citizens from engaging in any transactions with the Government of Syria or investing in that country. These actions strike at the heart of the regime by banning American imports of Syrian petroleum and petroleum products and prohibiting Americans from dealing in these products.
And as we increase pressure on the Asad regime to disrupt its ability to finance its campaign of violence, we will take steps to mitigate any unintended effects of the sanctions on the Syrian people. We will also continue to work with the international community, because if the Syrian people are to achieve their goals, other nations will have to provide support and take actions as well.
In just the past two weeks, many of Syria’s own neighbors and partners in the region have joined the chorus of condemnation. We expect that they and other members of the international community will amplify the steps we are taking both through their words and their actions.
We are heartened that, later today, the UN Security Council will meet again to discuss this ongoing threat to international peace and stability. We are also working to schedule a special session of the United Nations Human Rights Council that will examine the regime’s widespread abuses. Earlier this week, I explained how the United States has been engaged in a relentless and systematic effort with the international community, pursuing a set of actions and statements that make crystal clear where we all stand, and generating broader and deeper pressure on the Asad regime.
The people of Syria deserve a government that respects their dignity, protects their rights, and lives up to their aspirations. Asad is standing in their way. For the sake of the Syrian people, the time has come for him to step aside and leave this transition to the Syrians themselves, and that is what we will continue to work to achieve.
Thank you all very much.


PRN: 2011/1342


Back to Top