Suối Phi
Khanh, Sự Thật hay Huyền Thoại?
Ngày
23 tháng 2, 1885 chiến dịch quét sạch quân Thanh ra khỏi Bắc Bộ đã mở đầu bằng
trận đánh tại mội nơi mang tȇn Ðồng Ðăng do Thiếu Tướng Pháp De Négrier chỉ
huy. Trận đánh này được kế hoạch mô tả trȇn tấm bản đồ hành quân suốt từ Ðồng Ðăng
đến Cửa ải với những mũi tiến quân của các đơn vị Trung đoàn 3 do Trung Tá
Herbinger gồm hai Tiểu đoàn 23 do Trung Tá Godart chỉ huy và Tiểu đoàn 111 do
Tiểu đoàn trưởng Faure chỉ huy, hai đại đội Bérard, Lascomber và Ðại đội
Gaucheron, một đơn vị Pháo binh do Roperh chỉ huy.
The Battle of Dong Dang 23/2/1885Source: On the Internet
Chiến
dịch Ðồng Ðăng là một toàn thắng cho quân đội Pháp, gây tổn thất nặng nề cho quân
Thanh và buộc chúng phải rút về bȇn kia biȇn giới và đóng kín Cửa ải Nam Quan.
Bắc Bộ giờ đây đã hoàn toàn sạch bóng quân Thanh sau ngày 23 tháng 2 năm 1885.
Tuy nhiȇn, nhờ cuộc hành quân của Tướng De Négrier, chúng ta đã có một tấm bản đồ
hành quân tại vùng Ðồng Ðăng quan trọng này. Trȇn tấm bản đồ có vẽ hình Cửa ải
Nam Quan và một giòng khe suối nhỏ phía trước Cửa ải hướng về Ðồng Ðăng. Con suối
này khởi nguồn từ rặng núi đá vôi trȇn phần đất Bắc Bộ bȇn trái Cửa ải rồi chảy
xuống đường đèo Nam Quan phía trước Cửa ải rồi chảy giữa chân hai ngọn đồi cao điểm
371 và ngọn đồi phía Bắc ngọn đồi cao điểm 371 rồi tiếp tục về hướng Ðông làm hợp
lưu của giòng sông Thước Phai (?). Bản đồ chiến dịch Ðồng Ðăng được vẽ vào tháng
2 năm 1885 là mùa mưa trȇn biȇn giới Nam Quan, Ðồng Ðăng tiếp giáp với Trung cộng,
tháng này cũng là tháng Bác sĩ Paul Neis đang ở Ðồng Ðăng vào khoảng tháng 3 năm
1886, ông đã nói về những cơn mưa tại Ðồng Ðăng vào cuối tháng 1, 1886
|
Source: The Sino-Vietnamese Border Demarcation 1885-1887 |
| Translated by Dr. Walter E. J. Tips. White Lotus Press 1998. Page 34. |
, và giờ đây năm
2022 tháng 2 cũng là tháng đầy mưa tại Ðồng Ðăng.
|
Source: AccuWeather 2/2022
|
Ðiều này giúp chúng ta nhận
ra con suối Phi Khanh là con suối theo mùa. Trong tác phẩm Sur Les Frontières
du Tonkin, Bác sĩ Paul Neis có nói về tấm bản đồ mà trȇn đó đường đèo Nam Quan
đã cắt ngang một giòng suối.
|
Source: The Sino-Vietnamese Border Demarcation 1885-1887 |
|
Translated by Dr. Walter E. J. Tips. White Lotus Press 1998. Page 43.
Những chi tiết trȇn nhấn mạnh suối Phi Khanh là suối
chảy theo mùa và nằm trȇn phần đất Bắc Bộ. Từ nhận xét này chúng ta có thể suy
luận bọn giặc Minh đã bắt Nguyễn Phi Khanh giải về Tàu vào mùa mưa đầu năm 1408
vì theo dân gian Nguyễn Trãi (khi ấy 28 tuổi) đã lấy nước từ con suối này cho
Nguyễn Phi Khanh uống; tức khoảng tháng 2 năm 1408 và trước Tết Nguyȇn Ðán vì
chúng phải về Tàu kịp ăn Tết.
Nếu
những suy luận này đúng, con suối Phi Khanh còn tồn tại cho đến năm 1900 khi người
Pháp xây Ðồn Biȇn giới. Ðồn Biȇn giới Pháp phải vài thước ở phía sau (phía Nam)
con suối Phi Khanh; tuy nhiȇn, để cho thẩm mỹ, con suối này cần phải bị san lấp.
Suối
Phi Khanh theo truyền thuyết đã bị san lấp khoảng năm 1900. Nếu các suy luận là
đúng thì dân gian ở Nam Quan biết rất rõ về con suối Phi Khanh này nȇn mới tạo
ra được truyền thuyết Nguyễn Trãi tiển Phi Khanh tại đây.