Part 3
Bảng Phân Tích Thời Gian HQ16
(The Analytical Timing of HQ16)
HQ16 Lý Thường Kiệt
30/11/1973
(Trần Thế Đức)
7 giờ tối ngày 30-11-1973, chiến hạm Lý Thường Kiệt HQ16 rời hải cảng Đà Nẵng, ra khơi trực chỉ hướng đông để tới mục tiêu là đảo Hoàng Sa (Pattle), một đảo trong quần đảo Hoàng Sa cách Đà Nẵng 200 hải lý.
Chiến hạm có tốc độ khá mau (chừng 20 hải lý mỗi giờ) nên khởi hành vào lúc tối. Trước kia, trong những sứ mạng tương tự, các chiến hạm khác phải khởi hành sớm hơn (lúc 4-5 giờ chiều), để cùng tới mục tiêu vào lúc 9 giờ sáng hôm sau. Bây giờ đi mất 14 tiếng đồng đồ, trước kia mất 16-17 tiếng. Những người ra Hoàng Sa nhiều lần nói rằng tàu bây giờ chạy nhanh hơn thời Pháp nhiều lắm. Xưa kia, chiếc La Mothe Piquer khởi hành lúc 4 giờ chiều, mà tới 12 giờ trưa hôm sau mới tới đảo.
Ra đảo được hai tháng, nghĩa là còn một tháng nữa thì hết kỳ hạn đóng trên đảo, một vài anh em nhận thấy ở các mỏm san hô phía đông bắc của đảo Hoàng Sa (Pattle), cũng trong nhóm đảo Nguyệt Thiềm (Groupe de Croissant), có nhiều tàu xuất hiện, và neo tại đây. Anh em tưởng chỉ là các tàu đánh cá như mọi khi. Có người cảm thấy không phải chuyện bình thường.
Giữa tháng 1/1974, còn nửa tháng nữa là có tàu ra rước anh em về, để cho người khác ra thay thế, lúc 4-5 giờ chiều bỗng dưng anh em thấy hai tàu cá (21) chạy khá nhanh, gần gờ. Nó xuất hiện từ hướng tây nam vòng lên phía bắc rồi vòng ra phía đông, lại gần cầu tàu, hình như muốn ghé vào. Lúc đó anh em mới nhận ra nó sơn màu ô-liu, màu của quân đội! Trong số những người trên đảo có người đã từng đi biển, nên nhận thấy tàu này không phải là loại tàu thường, vì tàu đánh cá đâu có sơn màu ô-liu. Tàu lại mang cờ đỏ, góc có mấy ngôi sao vàng nữa. Trung úy trưởng đồn chưa biết triệu chứng bất thường. Anh em họ, bèn bảo trung úy lấy cờ quốc gia treo lên cho nó thấy để nó biết đảo này của mình. Muốn đuổi nó đi thì đâu có cách nào khác. Có là cờ đẹp, phải cất kỹ, vì gió biển ào ào, chỉ ba bữa là rách tan. Nhìn thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ bay trên đảo, hai tàu nọ bèn bỏ đi về phía nam đảo Hữu Nhật (Cam Tuyền, Robert), nấp đằng sau đảo đó. Có người biết được lá cờ đỏ đó là cờ Trung Cộng. Nhiều người không biết đó là cờ nước nào.
Trung úy trưởng đồn báo cáo vụ trên về đất liền
Sau đó, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16 ra Hoàng Sa, (Pattle), thả xuống đảo Hoàng Sa (Pattle), 7 người gồm: thiếu tá Hồng, 1 đại úy hải quân, 1 trung úy công binh kiến tạo, 1 trung úy công binh chiến đấu, hai binh sĩ và một người Mỹ. (22) Sau đó chiến hạm này đi thám sát các đảo và mỏm đá ở phía đông của nhóm Nguyệt Thiềm (Groupe de Croissant).
Lúc ấy, hai "tàu cá" của Trung Cộng còn ẩn phía sau đảo Hữu Nhật (Cam Tuyên, Robert). Đuôi tàu nhô ra nên từ đảo Hoàng Sa (Pattle) còn nhận ra được. Vì đảo cao như đĩa xôi, nên không rõ Trung Cộng làm gì ở phần đảo gần chỗ hai tàu của họ đang đậu. Sau này, các nhân chứng đổ bộ lên đảo Trung Cộng mới đem vật liệu và hài cốt từ nơi khác lại xây bốn ngôi mộ. Anh em thường đào vứt xuống biển vì họ vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Tuần Dương hạm Lý Thường Kiệt tiến về phía hai "tàu cá" đuổi chúng ra khỏi đảo. Hai "tàu cá" lì ra không chịu đi. Tàu ta và tàu địch tiến gần nhau đến nỗi trông thấy cả bàn ghế trên tàu địch. Bọn lính Trung Cộng trên tàu cá chửi sang ta bằng tiếng Tàu. Sau cùng, các tàu Trung Cộng đành rút đi, lui về phía các đảo nhỏ mà Trung Cộng mới chiếm.
Sau đó, hình như nhiều tàu Trung Công tiến xuống phía nam của các đảo nhỏ, tụ tập xung quanh các đảo Quang Hòa (Duncan) và Duy Mộng (Drummond).
15/01/74
(HQ16 Đào Dân)
Sáng 15-01-1974, tàu tách bếnTiên Sa. Những tia nắng yếu ớt của một ngày cuối đông đang cố gắng chọc thủng màn mây trắng dày để tỏa ánh sáng xuống mặt biển xanh rì trước mặt. Gió Ðông-Bắc cấp 2. Biển không động, nhưng khi bắt đầu quay mũi, tàu cũng lắc lư dữ dội. Bên phải, ngọn hải-đăng Sơn-Chà đã tắt, các tháp nhọn từ từ nhú lên sau dãy núi đen ngòm, trông như các đinh nhọn, chĩa mũi lên trời. Tại đây đáng lẽ tàu chuẩn bị quay phải, xuôi Nam kết thúc một chuyến công tác như lịch trình. Nhưng không, tàu tiếp tục Ðông-tiến, trực chỉ Hoàng-Sa.
Chúng tôi nhận được lệnh đi Hoàng-Sa khi cả tàu đang nô-nức chuẩn bị lên đường về Saì Gòn. Hôm qua, ban ẩm thực đã đi chợ xong, dầu nước đã nhận đầy đủ. Vậy mà, đùng một cái, buổi tối lại nhận lệnh mới. Sáng mai, HQ16 phải chở ra Hoàng-Sa một phái đoàn của Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Chiến Thuật, nhằm khảo sát để thiết lập một phi trường cho C130 có thể đáp.
Bây giờ với Tuần Duyên Hạm Lý Thường Kiệt QHQ 16 bề thế, vững chãi, trọng tải lớn, tầm hoạt động dài, mới được tân trang để nhận lãnh từ Guam về, số lượng sĩ quan và thủy thủ đoàn đông hơn, nhưng trái lại thời gian công tác lại ngắn hơn chỉ 30 ngày.
Tàu chạy với vận tốc tối đa, hai máy tiến full, có thể đạt tới 16 knots. Nhưng gặp gió Ðông Bắc, dù không mạnh lắm, nhưng cũng có thể làm cho tàu chậm lại, và độ dạt cũng khá lớn.
Chúng tôi đến Hoàng Sa khi trời tối. Trăng thượng tuần mờ mờ ở phía Tây, sắp tắt
(HQ16 Đào Dân)
Buổi sáng ngày 16/1/74, chúng tôi chuẩn bị một xuồng đổ bộ và 4 nhân viên, trong đó có một hạ sĩ quan vận chuyển, chở 6 ngừơi của phái đoàn lên đảo rồi sau đó đem xuống về tàu
Ngày hôm đó nắng đẹp và có vẻ chói chang hơn hôm trước. Trời trong xanh. Tàu chúng tôi vẫn trong tình trạng thả trôi trong vùng biển yên lặng. Không một ngọn gió nào, sóng vẫn lăn tăn, và vùng biển êm như mặt hồ.
Bỗng tôi chú ý ở trước mặt đảo Robert, ngang hông chiến hạm, một chiếc tàu đang lửng lơ bên cạnh đảo. Chiếc tàu nhỏ, cỡ bằng những chiếc tàu đánh cá Ðài Loan mà tôi thường gặp trong vùng biển cận duyên.
Cứ như vậy mà tiếp tục suốt cả buổi chiều mà chẳng bên nào nhượng bộ.
Ðêm đó chúng tôi đành bỏ dở chương trình phát thanh để chạy ra xa hơn đễ giữ an toàn cho chiến hạm
(HQ16 Đào Dân)
Buổi sáng ngày 17/1/74, bổn cũ được soạn lại, Nghĩa là cũng máy phóng thanh, phát ra và trả lời, cũng mấy anh thủy thủ gốc Chợ Lớn làm xướng ngôn viên. Chỉ khác một điều là thêm một tàu đánh cá khác xuất hiện cạnh đảo Money. và trăm lá cờ Trung Cộng được cắm rãi rác dọc bờ biển trên vùng cát trắng. Chỉ có đảo Rorbert mà tàu tôi ở gần là còn trinh bạch, chưa bị hoen ố bởi cái rừng cờ màu máu đó.
HQ 4 từ phía Nam đảo Money chạy lên, HQ 16 từ đảo Pattern xuống, chúng tôi như hai gọng kềm kẹp chặt hai chiếc tàu đánh cá nhỏ bé
Trở lại chiều ngày 17/1/1974. Sau khi "đánh tan" 2 tàu Trung Cộng đi, HQ 4 cho đổ bộ khoảng 20 người nhái lên đảo Money, thu dọn cờ Trung Cộng, cắm cờ Việt Nam Cộng Hòa, và HQ 16 chuẩn bị 1 xuồng đổ bộ 15 nhân viên cơ hữu lên đảo Robert ngay tối hôm đó.
(HQ16 Đào Dân)
Sáng ngày 18-01-1974, HQ5 hiện diện trong vùng như một sự tăng cường cần thiết. Ðây là một tuần dương hạm cùng loại với HQ16 (Whec) do một vị Trung Tá (Lê Văn Thự) chỉ huy.
Ðại Tá Ngạc đã hội ý cùng các Hạm trưởng qua máy truyền tin và ngay buổi trưa hôm đó, hình thành một kế hoạch mà tôi tạm gọi là "phô diễn lực lượng" sẽ khởi sự vào buổi chiều.
Buổi tối, ngay vùng biển phía bắc,
giữa vùng lòng chảo của các đảo bao bọc, chỉ
có một mình HQ16 đơn độc trấn đóng với một quân số
chỉ hơn trăm người, HQ4 và HQ5 cùng trở về
phía nam của hai đảo Quang Hòa, Duy Mộng,[1]
để rồi khoảng 10 giờ tối, HQ10 tới nơi và nhập với HQ16 trở thành phân đội 1 do HQ Trung tá Lê Văn Thự (Hạm trưởng HQ16) chỉ huy. HQ4 và HQ5 là phân đội 2 do Hạm Trưởng HQ4 chỉ huy.
Thực ra, sự phân chia thành phân đội cũng như lệnh bổ nhiệm các phân đội trưởng chỉ chính thức được ban hành cùng với lệnh hành quân do tư lệnh LLDN / Hoàng Sa gởi cho các chiến hạm vào khoảng 12 giờ đêm 18-01-1974.
Mục đích của cuộc hành quân này là chúng tôi sẽ tái chiếm 2 đảo Quang Hòa và Duy Mộng vào ngày hôm sau (19-01-1974) và chúng tôi sẽ phải hoàn tất mọi sự chuẩn bị để sẵn sàng tác chiến trước 6 giờ sang
Vào khoảng 8 giờ tối, tôi yêu-cầu Tuần-dương-hạm HQ16 chuyển phái-đoàn công-binh của Quân-đoàn I sang Tuần-dương-hạm HQ 5 bằng xuồng.
(HQ5 Bùi Ngọc Nở)
ngày 18/01/1974, nơi đây đã có mặt HQ 4 và HQ 16. Sau đó Đại Tá Ngạc ra lệnh 3 chiến hạm hải hành đội hình hàng dọc từ đảo Hoàng Sa tiến về đảo Quang Hòa (Duncan), tất cả đều vào nhiệm sở tác chiến, nhưng các khẩu pháo vẫn ở vị trí số 0, mục đích là quan sát, thăm dò sự hiện diện và phản ứng của địch. Khi tiến gần đến đảo Quang Hòa thì có 2 chiến hạm Trung Cộng loại Kronstad mang số 271 & 274 xuất hiện và nghênh cản, họ vận chuyển rất nguy hiểm bằng cách cắt ngang đường tiến của đội hình. HQ 5 và một Kronstad có trao đổi quang hiệu, cả hai bên đều nhận đảo này thuộc chủ quyền của mình và yêu cầu phía bên kia hãy rời khỏi đảo, dĩ nhiên kết quả là không đi tới đâu. Thấy tình hình không ổn và hơi căng thẳng, Đại Tá Ngạc ra lệnh cho đội hình quay trở lại đảo Hoàng Sa và thả trôi ở đó.
Đến chiều tối, HQ 5 chuyển 16 hải kích qua HQ 16 nghĩa là trên HQ 5 còn lại 33 hải kích, nhận từ HQ 16 một phái đoàn Công binh gồm 6 người do một Thiếu Tá làm trưởng đoàn trong đó có một cố vấn người Mỹ, sau đó vì lý do an toàn và tránh mọi rắc rối có thể xảy ra, HQ 5 đã đưa phái đoàn này lên đảo Hoàng Sa.
Đường di chuyển của HQ16
19/01/74
(HQ16 Đào Dân)
Chúng tôi bị đánh thức dậy lúc khoảng 1 giờ sáng ngày 19-01-1974 và được lệnh tập họp tại phòng ăn đoàn viên. Hầu hết mọi người vẫn còn ngái ngủ hoặc đang mệt mỏi vì vừa giao ca xong lúc 12 giờ nên phòng ăn đông người mà vẫn yên lặng.
(HQ4 Lữ Công Bảy)
2 giờ sáng ngày 19-1, HQ 4 và HQ 5 được lệnh quay về Đà Nẵng để đánh lạc hướng theo dõi của radar tàu địch. Cách Hoàng Sa 25 hải lý thì ngoặc về phía Nam, vòng ra ngoài và hướng về phía Nam đảo Draymond (Duy Mộng). Trong khi đó khoảng 5 giờ sáng HQ 16 và HQ 10 được lệnh hướng về đảo Duy Mộng từ mặt tây Bắc để thu hút tàu TQ.
Ðúng 7 giờ, còi nhiệm sở tác chiến vang lên dồn dập, đồng thời ở mọi góc phòng, tiếng loa phóng thanh liên tục phát ra từ đài chỉ huy: "Tất cả mọi người vào nhiệm sở tác chiến".
Sau đuôi HQ16 là HQ10 đang chạy theo đội hình hàng dọc với 2 máy tiến 1
Trong vòng hơn một tiếng rưỡi đồng hồ sau đó, hầu như không có gì xảy ra cho chiến hạm. Những báo cáo, chỉ thị cứ tiếp tục được truyền đến và đi. Tiếng rè rè của máy truyền tin PCR 25 đặt bên cạnh thỉnh thỏang lại phát ra tiếng nói của những giới chức thẩm quyền từ các chiến hạm bạn. Cả hai phân đội cũng đang chạy vòng vòng, chầm chậm quanh khu vực mà mình trấn thủ, trong khi hai phân đội của địch cũng như đang được chia ra để thành hình từng cặp đối diện. Riêng tôi, cứ 15 phút lại làm một "point", kiểm soát sơ qua về những gì mà hạ sĩ quan giám lộ đã ghi trong sổ hải hành.
Khoảng hơn 9 giờ, HQ16 nhận được lệnh cùng với HQ10 yểm trợ cho HQ4 đổ bộ người nhái lên đảo (tôi không nhớ là đảo nào) bằng cách cả hai chiếc chúng tôi làm một cuộc diễn hành hàng dọc nhắm thẳng hai đảo tiến tới làm như thể chúng tôi sẵn sàng áp sát đảo để đổ bộ hay tấn công gì đó.
Tuy nhiên tôi không rõ bằng cách nào mà sau đó khoảng hơn 30 phút, HQ4 báo cáo là đã đổ bộ xong toán người nhái lên đảo. Và từ đó, trên tần số thường lệ của máy PRC 25 lại vang lên thêm tiếng của một đơn vị bạn đang nằm ngay trong lòng địch.
khi chúng tôi nhận được lệnh tiến về phiá đảo, HQ10 hình như có vẻ chần chừ vì khoảng cách giữa chúng tôi ngày càng xa và Hạm Trưởng HQ16 đã nhiều lần thúc dục HQ10 phải chạy sát nhau hơn. Khi chúng tôi chạy được nửa đường, hai chiến hạm Trung Cộng bắt đầu tăng tốc chạy ra ngăn cản.
Khi chúng tôi chạy được nửa đường, hai chiến hạm Trung Cộng bắt đầu tăng tốc chạy ra ngăn cản. Lúc đó là gần 10 giờ. Chúng chạy thật nhanh đến phía chúng tôi rồi lại quay mũi, chạy hàng dọc ngang qua trước mũi tàu HQ16 để làm thành cái đầu của chữ T mà chúng tôi là thân chữ T. Và mọi chuyện xảy ra lại giống chiều hôm qua nếu như HQ16 không ngoan cố cứ tiếp tục thẳng tiến. Có lẽ thấy rằng khó có thể ngăn cản nổi chúng tôi mà không xảy ra một vụ đụng tàu bất ngờ và nguy hiểm, một chiếc đã chủ động chạy ra xa hơn rồi quay lại với một vòng rộng hơn để mũi tàu không băng ngang trước mũi tàu HQ16 mà lại đâm thẳng vào hông phải chúng tôi với một góc 90ậ. Lúc đó tôi đang đứng ngay la bàn hữu hạm, tầng dưới là cabin Hạm trưởng, phía ngoài của cabin là khẩu đại bác 20 ly đôi với hai nồi đạn đang nằm trên giá và nòng súng thì lúc nào cũng chĩa thẳng vào tàu địch. Tàu địch lúc đó đang tiến về phía HQ16 với vận tốc 15 gút và vận tốc của HQ16 chỉ khoảng 6.7 gút. Nhìn chiếc tàu địch đang sừng sững tiến về phía mình, nhắm đúng vào chỗ mình đang đứng, trong tôi không còn là nỗi lo sợ, không còn là sự hoảng hốt, chỉ thấy như thân mình bay bổng lên, nhẹ tênh và các phản ứng hầu như chết lặng đi một lúc. Tôi ghì mạnh hai tay, nắm vào thành tàu, cố giữ vững thế đứng và tạo sự bình thản trên khuôn mặt như một kẻ bàng quang đứng nhìn. Khi còn cách nhau khoảng 20 mét, tôi nghe tiếng Hạm trưởng: "Lấy hết tay lái bên trái". và tôi cũng đoán rằng tàu địch cũng đang lấy hết tay laí bên phải, nên khi hai chiếc chạm nhau, mũi tàu địch đâm vào một góc rất nhỏ, quệt dài theo hông bên phải cho đến mũi tàu. Hai chiếc song song chạy như đang cập vào nhau và tôi có cảm giác nếu như tôi đưa bàn tay ra là có thể với tới một bàn tay cũng đưa ra từ bên tàu địch. Mũi nhọn của chiếc neo hữu hạm HQ16 móc vào bè đào thoát của địch làm nó rơi xuống biển. Tôi nghe một cái rùng mình nhẹ của HQ16 nhưng tàu địch thì chòng chành như có sóng lớn.
Sau đó HQ16 và HQ10 quay mũi trở về hướng bắc vì đã nhận được tin toán đổ bộ người nhái đã hoàn toàn xâm nhập đảo qua máy CR 25.
Vậy mà, chỉ chừng chưa đầy 10 phút sau đó, chúng tôi nhận được lệnh của vị Tư lệnh / LLÐN yêu cầu HQ16 và HQ10 chuẩn bị để tác xạ lên đảo để yểm trợ cho toán người nhái đang bắt đầu tiến vào
Bỗng tôi nhìn thấy HQ10 đang nằm bình yên giữa biển khơi cách HQ16 khoảng một hải lý bên hữu hạm.
Gió hiu hiu, mặt
biển rất êm, HQ10 cũng lửng lờ trôi sau chúng tôi
khoảng 80 - 100 thước, không còn nghe đạn nổ,
chỉ còn một ít khói bốc lên, xa xa khoảng 400 thước,
hướng 4 giờ là HQ16 bị bât khiển dụng, vẫn
còn nghiêng, không thấy ai lui tới trên boong tàu.
Khoảng nửa giờ ...sau, chúng tôi thấy
một luồng khói đen bốc lên từ ống khói của
HQ16 rồi thấy có người tới lui trên boong tàu, lúc
này, nhóm chúng tôi cách HQ16 khoảng 500 - 600 thước, ai nấy
đều có chút hy vọng, vui mừng vì sẽ được
HQ16 ghé đón lên tàu. Chúng tôi ngâm người dưới
nước biển cả tiếng rồi, lạnh cóng chân
tay rồi! Nhưng mà ủa sao càng ngày
HQ16 càng chạy xa, sao không quay đầu lại vớt tụi
tôi? HQ16 phải trông thấy chúng tôi
và HQ10 chứ ? Thất vọng quá, bây giờ chỉ
còn ta với trời và sóng nước bao la.
Chừng một khoảng sau, chúng tôi thấy có khói xuất hiện ở cuối chân trời, đoán thế nào cũng có tàu ra cứu hoặc HQ16 quay lại vớt, nhưng dần dần thấy 2 chấm đen, đến gần thì ra 2 tàu của HQ/TQ, chúng chạy chầm chậm về hướng HQ10, lúc này có tiếng súng bắn ra từ HQ10, 2 chiếc tàu Trung Cộng vừa chạy vừa bắn xối xả vào HQ10, một hồi sau tiếng súng trên HQ10 im bặt, tuy nhiên một chiếc vẫn tiếp tục bắn còn chiếc kia chạy lại chổ 4 phao của chúng tôi
Khi mặt trời gần lặn, dòng nước đưa chúng tôi tới gần một hòn đảo nhỏ, cách khoảng gần 1 cây số,
(HQ4 Lữ Công Bảy)
Sau một hồi cân nhắc, lực lượng BH và lực lượng người nhái được lệnh rút về tàu. Khi đội biệt hải đã rút về HQ 4 an toàn thì lực lượng người nhái vẫn còn lội bì bõm trong đầm nước cạn, vũ khí phải đưa lên khỏi đầu. Trên mặt biển đã thấy HQ 16 và HQ 10 đang tiến về rìa Tây Nam đảo theo sau là bốn tàu chiến TQ đang tiến vào đội hình của ta.
(HQ10 Hà Đăng Ngân)
Hôm nay ngày đầu tiên sau trận hải chiến Hoàng Sa, quanh đây chỉ có 5 người
Hình ảnh HQ16 lại lảng vảng trong đầu, sao lúc ấy HQ16 không trở lại đón bạn đồng đôi?
(HQ5 Hà Văn Ngạc)
Khoảng 7:00 sáng ngày 20 tháng giêng thì hai chiến-hạm của Phân-đoàn I về tới căn-cứ an-toàn. Tuần-dương-hạm HQ16 cũng đã về bến trước đó ít lâu.
[1] Tối 18/01/1974 Tất cả ba (3) chiến hạm HQ4, HQ5, HQ16 đều rút lui về khu vực biển gần đảo Hoàng Sa. Khuya 18/01/1974 HQ10 đến Hoàng Sa. Tại đầy bốn chiến hạm chuẫn bị cho cuộc chiến đảo Nhật Tảo vào ngày mai 19/01/1974. (Note: Sông Hồng)