Thứ Ba, 10 tháng 9, 2019

Chương Trình và Nghi Lễ Chào Cờ Chiều Nhạc Tưởng Niệm Trúc Phương 09/15/2019



Chương Trình và Nghi Lễ Chào Cờ
Chiều Nhạc Tưởng Niệm Trúc Phương 09/15/2019

1.    3:00PM, MHương sẽ lȇn sân khấu chào quý quan khách, các thân hữu và đồng hương nói sơ qua về sự hình thành chương trình Chiều Nhạc và những khó khăn đã vượt qua, nói vài chi tiết về tổ chức Chiều Nhạc và tȇn các bài hát được lựa chọn ra sao.
2.    3:08PM Trưởng BTC tiếp nhận sân khấu, bắt đầu Nghi Lễ Chào Cờ.
3:15PM
-      Quan khách đứng dậy,
-      Thu Nga lȇn sân khấu
-      Lễ Chào Quốc Kỳ Hoa Kỳ, Quốc Ca Hoa Kỳ. (Thu Nga hát Quốc ca Hoa Kỳ.)
-      Sau khi Thu Nga hát xong Quốc ca Hoa Kỳ.
-      Lễ Chào Quốc Kỳ VNCH, Quốc ca VNCH. (Thu Nga hát Quốc ca VNCH, tất cả chúng ta cùng hát chung với mọi người.)
-      Sau khi hát xong Quốc Ca VNCH, bắt đầu Phút Mặc Niệm, trong đó có tưởng nhớ Cố Nhạc sĩ Trúc Phương, một nhà văn hóa âm nhạc Việt Nam, và sáng tác nhiều bài nhạc về người lính VNCH.
3.    Sau Phút Mặc Niệm, Mai Hương takes over sân khấu.
4.    Mai Hương giới thiệu các quan khách và thân hữu và cho biết tổng quát, những bài hát, giới thiệu ca sĩ, giới thiệu nhạc sĩ Nguyễn Ðịnh và DJ Anh Tâm.
5.    Sau khi giới thiệu xong, Mai Hương mời các quan khách phát biểu.
6.    Trưởng BTC nói về tiểu sử và di sản (Legacy) của Trúc Phương và chính thức khai mạc Chiều Nhạc.
7.    Phần ca nhạc, Mai Hương takes over sân khấu.
8.    Chương trình chấm dứt 5:00PM

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2019

Di Sản Trúc Phương 2 (The Legacy of Truc Phuong 2)



Di Sản Trúc Phương 2 (The Legacy of Truc Phuong 2)

Tình Yȇu của Người Con Gái thời Chinh Chiến Trong Giòng Nhạc Trúc Phương
Trúc Phương đã để lại một di sản văn hóa lớn trong giòng lịch sử Việt Nam về tình yȇu người con gái trong thời chiến đối với người trai là lính.

Ngay từ Ðò Chiều 1957, Trúc Phương đề cập nhiều nhất về người con gái chèo đò đã qua sông “người viễn xứ, đi muôn nơi xa xôi, xây hướng cuộc đời.” Tình yȇu người con gái đã dành trọn cho người trai đi cho một lý tưởng và luôn luôn ấp ủ trong tim hình bóng người trai lính chiến này một ngày xum họp khi “chiều nào nắng tắt trȇn đȇ, toán quân xưa trở về, màu chiến y phai rồi, người anh từ muôn lối, về mang niềm yȇu mới, đôi tay vung muôn hoa, hoa sắc Cộng Hoà.” Tình yȇu người con gái, dù chưa phải là người tình của người lính, vẫn một lòng thương nhớ anh dù chỉ mới gặp nhau.

Tàu Ðȇm Năm Cũ 1962 là tác phẩm dấu mốc lịch sử vì Trúc Phương đã lồng tình yȇu, lần này là người yȇu của người lính trận khi tiễn anh ra chiến trường biȇn cương (frontiers military zones.) Người con gái bâng khuâng, nhìn theo con tàu xa dần, nhưng vẫn chưa yȇn lòng, còn lo lắng cho anh và tự hỏi “chuyến xe đȇm lạnh không, để người yȇu vừa lòng.” Thật là một tình yȇu cao quý và chung thủy. Người con gái đã trở lại sân ga một lần để hồi tưởng và mơ thấy con tàu người xưa mang người trai trở về với cô, và với bao mơ ước người trai lính chiến trở về vui nơi phố phường, quȇn đi gió lạnh ngoài biȇn cương. Sau cùng, vào một đȇm Hè, người lính đã trở về xum họp với cô.

Buồn Trong Kỷ Niệm 1963 là một định nghĩa về Tình Yȇu trong giòng nhạc Trúc Phương. Tình yȇu dường như không toàn hảo, và có nhiều buồn hơn vui, và hai người yȇu nhau dễ nhầm lỡ đánh mất ân tình cũ để rồi nuối tiếc, khi ấy đã quá nhiều cay đắng và nhận ra những ngày mới yȇu nhau đã không còn nữa.

Chiều Cuối Tuần 1962 là một tác phẩm đặc biệt nhất của Trúc Phương nói lȇn quyền tự do trong tình yȇu của người con gái trước người con trai. Ngày nay (2019) dưới chế độ cộng sản, 57 năm đã trôi qua nhưng tác phẩm Chiều Cuối Tuần vẫn là một lời tình yȇu cao quý nhất khi người con gái đã một chiều nào “lȇn đường phố cũ, tìm anh chiều hẹn hò, trao nhau niềm vui cuối tuần, vì hơn mấy lần vắng anh trời kinh đô như xao xuyến bước cô đơn.” Người con gái đài các nơi kinh đô đã từ bỏ những xa hoa để tìm người yȇu cũ nơi xưa kia họ đã hẹn nhau.” Cô nói “Khi tôi đưa chân người tôi mến tạm xa biệt kinh thành,” những ngày ấy, người trai từ biệt kinh thành để vào lính, ở quân trường, hoặc trú đóng quân ở một nơi nào xa thành phố. Bài Chiều Cuối Tuần 1962 là một khắc khoãi của người con gái dưới chế độ cộng sản, họ muốn một tình yȇu tự do không lệ thuộc quyết định của gia đình hay ai khác. Chính bài Chiều Cuối Tuần này đã thật sự giải phóng tình yȇu người con gái hiện vì thế bài này rất được yȇu thích và hát bởi những ca sĩ trẻ đẹp nhất hiện nay trong nước.

Trong tất cả những bài hát về tình yȇu, Trúc Phương thường dành gần hết lyrics cho người con gái những diễn tả tâm trạng tình yȇu của mình, người con trai đã rất ít, hoặc không bao giờ xuất hiện trong những tuyệt phẩm về tình yȇu. Vì vậy, Ðò Chiều, Tàu Ðȇm Năm Cũ, Ai Cho Tôi Tình Yȇu, nếu có một giọng nam trình bày, bài hát trở thành không phù hợp với tâm trạng người con gái, hoặc trở thành lạc điệu. Thí dụ, giọng nam không thể hát “trở gót bâng khuâng, tôi hỏi lòng đȇm nay buồn không”.
Một kết luận nhỏ cho Di Sản Trúc Phương, Ông đã để lại thế hệ trẻ dưới chế độ cộng sản hiện nay một di sản (legacy) văn hóa vĩ đại về tình yȇu mà người bất cứ người người trẻ nào khi hát nhạc của Ông cũng cảm nhận một tình yȇu tự do và hoàn hảo vượt cao lȇn trȇn những đen tối và bạo lực trong xã hội hiện nay.

Hoàng Hoa
2019/09/08