Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018


Tìm Hiểu Những Chuyển Ðộng sau các cuộc Biểu Tình trong nước trung tuần tháng 6, 2018
Lưu Ý:
Những bài “Tìm Hiểu Những Chuyển Ðộng sau các cuộc Biểu Tình đầu tháng 6, 2018” sau đây trích từ những Web Site trong nước.
Những bài này hoàn toàn không phải quan điểm của Quan Ðiểm Việt Nam mà chỉ là phương tiện giúp tìm hiểu những tư tưởng và hoạt động của những phát biểu từ trong nước.
Trên từng bài viết chúng tôi có dẫn đường link(s)
Trân trọng
Hoàng Hoa
June 22, 2018
Bí thư Trương Quang Nghĩa thông tin vụ gây rối ở Đà Nẵng
22/06/2018  13:21 GMT+7
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/logo.gif - Bí thư Trương Quang Nghĩa cho biết, sáng 10/6 có xảy ra tụ tập ở Đà Nẵng nhưng lực lượng chức năng đã tiếp cận, giải tán cuộc biểu tình một cách ôn hòa, không gây ồn ào gì.
Tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hải Châu sáng nay, nhiều ý kiến bày tỏ sự quan tâm đến việc Quốc hội bàn bạc sau đó quyết định lùi việc công bố luật đặc khu.
Cử tri Nguyễn Trí Tổng cho rằng, dự thảo đưa thời hạn 99 năm cho thuê đất là quá dài, cần xem xét kỹ những hệ lụy khi cho thuê đất 99 năm. 
Cử tri Nguyễn Trí Tổng. Ảnh: Cao Thái
Ông đề xuất rằng, thay vì gọi là "đặc khu" hay "khu kinh tế đặc biệt" - thì có thể gọi là "khu kinh tế trọng điểm hoặc thí điểm".
“Chữ đặc biệt có nhiều ý nghĩa phía sau, khiến người dân cũng dễ hiểu sai”, ông Tổng nói.
Một số cử tri bày tỏ bức xúc khi chứng kiến cuộc bạo loạn xảy ra ở Bình Thuận. Để xảy ra tình trạng gây rối, cử tri đề nghị làm rõ trách nhiệm chính quyền địa phương.
Không chấp nhận việc gây rối, bạo loạn
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho rằng, luật về đặc khu sẽ tiếp tục được thảo luận, lấy ý kiến người dân. Quốc hội sẽ thảo luận kỹ. Ông đề nghị cử tri bình tĩnh tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước.
Nói thêm về luật an ninh mạng cũng đang được người dân quan tâm, Bí thư Đà Nẵng cho biết luật này không hạn chế tự do thông tin của người dân, mà đó là cơ sở để xử lý hành động tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá của các phần tử phản động. 
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa tiếp xúc cử tri quận Hải Châu
Ông Nghĩa cho rằng không thể chấp nhận việc người dân xuống đường rồi gây bạo loạn, đập phá tài sản, chiếm đoạt trụ sở. Phải có ranh giới, giới hạn và phải xử lý nghiêm minh.
“Ở Đà Nẵng, sáng 10/6 có xảy ra tụ tập. Nhưng lực lượng chức năng đã tiếp cận, chia nhỏ ra để trao đổi và giải tán cuộc biểu tình một cách ôn hòa, không gây ồn ào gì.
Tôi đồng tình với một số ý kiến cho rằng, để xảy ra các vụ gây rối phải xem xét trách nhiệm của Giám đốc Công an ở địa phương; trách nhiệm của Chủ tịch, Bí thư địa phương ở đấy thế nào”, Bí thư Đà Nẵng nêu quan điểm.

'Không thể có một quốc gia độc quyền đầu tư, mua đứt đặc khu'
08/06/2018  13:16 GMT+7
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/logo.gif - TS. Nguyễn Văn Phúc - nguyên Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH mổ xẻ nhiều góc độ, phân tích các khía cạnh khác nhau về phương án cho thuê đất tại đặc khu.
Dự thảo luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu) đang làm nóng diễn đàn QH cũng như dư luận những ngày qua vì câu chuyện cho thuê đất 99 năm. Nhiều ý kiến tỏ ra nghi ngại, cảnh báo ở đây “có yếu tố Trung Quốc”, giao đất như vậy có khả năng khiến người nước ngoài độc chiếm những bộ phận lãnh thổ chiến lược của quốc gia. Ý kiến của ông?
TS. Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm UB Kinh tế của QH
Đúng là với dự luật này, một trong những vấn đề được ĐBQH, cử tri, chuyên gia, các nhà khoa học quan tâm là quy định về đất đai. Theo dự thảo luật trình QH cho ý kiến lần thứ 2 này có quy định rất rõ ràng “tuỳ tính chất và quy mô của dự án, thời hạn thuê đất tại đặc khu có thể tới 70 năm, trường hợp cụ thể với các dự án cụ thể do Thủ tướng quyết định nhưng không quá 99 năm”.
Theo tôi, trước hết ta phải đặt câu hỏi, tại sao theo quá trình phát triển của đất nước, quy định về thời hạn thuê đất với nhà đầu tư (cả trong và ngoài nước) ngày càng kéo dài hơn.
Xu thế khách quan
Trước đây thời hạn này là 50 năm, giờ luật hiện hành quy định là 70 năm và nay, tới luật này, đề xuất được đưa ra là tới 99 năm?
Đó là một xu thế khách quan xuất phát từ nhu cầu đầu tư các dự án với quy mô tính chất rất khác nhau.
Trước đây các dự án đầu tư quy mô có mức độ, nền kinh tế cũng mới mở cửa một cách thận trọng, theo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, quản lý của đất nước. Đến nay, chúng ta đã mở ra, nới trần quy định về thời hạn cho thuê đất ngày càng dài hơn để đáp ứng nhu cầu các dự án, hoạt động kinh tế lớn cần triển khai.
Ví dụ, với những dự án đặc biệt lớn như đầu tư làm cảng biển quốc tế, cảng trung chuyển hàng hải lớn… thì thời hạn đầu tư, vận hành, khai thác thậm chí không chỉ là 99 năm nữa mà phải tới 150-200 năm.
Nói như ông thì nghĩa là nếu duy trì giới hạn thời gian giao đất, cho thuê đất tại các đặc khu ở mức 70 năm như hiện tại thì tính chất đột phá, vượt trội như là yêu cầu tiên quyết đặt ra với một đặc khu kinh tế sẽ không còn?
Luật Đất đai hiện hành (luật năm 2013) và luật Đầu tư năm 2014 đều đã quy định thời hạn giao đất, cho thuê đất cao nhất là 70 năm rồi. Tại các khu kinh tế hiện nay chúng ta đều đang thực hiện như vậy. Thực tế, Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc hiện nay đều đang áp dụng quy định 70 năm rồi.
Luật này sẽ chỉ khác ở quy định về trường hợp đặc biệt, việc giao đất có thể tới 99 năm nhưng việc đó sẽ do Thủ tướng quyết định, mà trước đó sẽ còn bao nhiêu cơ chế để Thủ tướng xin ý kiến các cơ quan, báo cáo QH, UB Thường vụ QH nữa.
Tôi nghĩ có thể thông tin đưa ra chưa trọn vẹn khiến dư luận nghĩ là nhà nước sẽ cho thuê cả hòn đảo, cho thuê toàn bộ đặc khu trong 99 năm nên mới lo lắng như vậy nhưng bản chất không phải thế. Quy định pháp luật ở đây là “case by case”, tức là xét trong từng trường hợp, theo từng dự án cụ thể.
Tôi thấy Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi trao đổi với báo chí cũng đã nhấn mạnh điểm này. Nhà nước có đầy đủ quy định để đảm bảo duy trì cơ cấu cần thiết số lượng nhà đầu tư của một quốc gia chứ không phải chỉ một nước, một quốc gia nào đó đầu tư độc quyền trong lĩnh vực này, “mua đứt” cả đặc khu.
Tất nhiên, quan tâm của cử tri, của ĐBQH, của các chuyên gia về vấn đề cho thuê đất ở những khu vực đặc biệt, nhạy cảm như vậy là chính đáng, thể hiện trách nhiệm cao nhưng tôi cũng tin là QH có đủ hiểu biết, đủ tỉnh táo để tính toán, cân nhắc nhiều vấn đề, đưa ra quyết định sao để đặc khu vừa vận hành hiệu quả vừa đảm bảo được quốc phòng an ninh, chủ quyền quốc gia.
Cân nhắc toàn diện các mặt
Trả lời báo chí, Thủ tướng giải thích, việc quy định thời hạn thuế đất đặc khu 99 năm là trường hợp đặc biệt. Ví dụ những cơ sở hạ tầng quan trọng đầu tư vốn rất lớn chứ không phải nhà đầu tư nào cũng được thuê đất 99 năm?
Đúng như vậy. Tôi ví dụ, cảnh biển, cảng trung chuyển quốc tế gắn với dịch vụ logistics và trung tâm tài chính thương mại quốc tế chính là định hướng cơ bản, một dự án chính, trọng tâm mà chúng ta đang mong muốn làm tại Bắc Vân Phong. Với hạng mục công trình này thì chắc chắn tầm nhìn phải tới hàng trăm năm chứ không chỉ dừng ở 70 năm. Thời hạn khai thác, sử dụng của những công trình kết cấu hạ tầng đó đòi hỏi thời hạn sử dụng đất dài. Vậy nên nguyên lý đưa ra mới là thời hạn cho thuê đất/giao đất căn cứ vào thời hạn dự án.
Ở các nước khác tôi cũng thấy đang áp dụng “công thức” cho thuê đất đến 99 năm, tiêu biểu là Thái Lan, Malaysia, Dubai, Úc, đảo Bristish Virgin Island hay Cayman. Đó đều là những đặc khu rất thành công của thế giới.
Đúng là chúng ta cần xem xét, cân nhắc toàn diện các mặt và như Thủ tướng đã trả lời báo chí, việc quy định nới thời hạn giao đất lên mốc 99 năm không phải là điểm mấu chốt với đặc khu. Xét về mặt kỹ thuật, quy định 50 năm cũng được, 70 năm cũng được nhưng nguyên tắc đặt ra là, dự án kết cấu hạ tầng đòi hỏi việc sử dụng rất dài hạn, tới cả trăm năm, như cảng biển chẳng hạn, vẫn phải có quy định để đảm bảo công trình đó vẫn có thể được khai thác với thời gian lâu hơn rất nhiều so với thời hạn giao đất đề ra.
Bởi, khi công trình vẫn tồn tại, vẫn phục vụ sự phát triển của đất nước thì không thể nói cho thuê đất đến 70 năm xong rồi là nhà nước chấm dứt sự tồn tại của công trình vĩnh cửu như thế. Theo đó, khi hết thời hạn, người ta có thể hợp thức hoá bằng cách lập lại dự án mới để tiếp tục đầu tư, khai thác.
Như vậy thì nên cân nhắc áp dụng “công thức” nào là tối ưu, nâng giới hạn thời gian cho thuê đất trong luật hay áp dụng cách thức xử lý kỹ thuật như ông nói?
Nếu ta cho nhà đầu tư thuê đất dài hạn thì người ta sẽ lập dự án, phương án đầu tư trên mảnh đất đó với tầm nhìn dài hạn, còn nếu thời gian ngắn hơn, người ta sẽ tính toán đầu tư với tầm nhìn ngắn đi, quy mô dự án giảm đi hoặc người ta sẽ không đầu tư.
Tiếp tục ví dụ với khu Bắc Vân Phong, có nhà đầu tư muốn làm cảng biển nhưng dự án dự kiến phải khai thác tới 80-90 năm mới hiệu quả thì với giới hạn 70 năm chúng ta đề ra, có thể người ta sẽ không đầu tư, hoặc nếu có thì cũng đầu tư ở tầm quy mô khác đi.
Ngoài ra còn một tình huống khác có thể tính là duy trì thời hạn cho thuê đất/giao đất như hiện nay, sau một thời gian nữa, trong quá trình vận hành thực tế đặc khu, đứng trước yêu cầu phát triển của đất nước là phải có những công trình kết cấu hạ tầng lớn với thời hạn khai thác dài hơn thì QH lại xem xét sửa luật thôi.
Nói chung có nhiều phương án nên ta cứ yên tâm về vấn đề thời hạn, không có gì phải quá lo về việc này. Quy định thế nào cũng được nhưng phải xuất phát từ quan điểm phát triển kinh tế như vậy để quyết định cho đúng đắn, sáng suốt.

Đặc khu: Giữ đất hút ‘đại bàng’, không để 'chim sẻ', 'chim sâu' chiếm hết
28/05/2018  03:09 GMT+7
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/logo.gif - Trao đổi bên hành lang QH về tình trạng đặc khu chưa ra đời, đất đai đã bị đầu cơ, Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh nói, trong báo cáo thẩm tra dự luật Đặc khu đã có cảnh báo.
Ông Thanh cho rằng, phải làm sao để dừng chuyện đầu cơ đất tại các đặc khu tương lai và tất nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc tạm dừng các giao dịch chuyển nhượng đất đai lại sẽ thế nọ thế kia nhưng nếu không làm vậy, chưa xây đặc khu, đất đã sốt hết lên.
"Để các thế lực ngầm thôn tính hết đất, sau này không còn gì để kéo nhà đầu tư vào. Khi ấy ‘đại bàng’ đến không còn đất, ‘chim sẻ’, ‘chim sâu’ chiếm hết đất”, Chủ nhiệm UB Kinh tế ví von.
Vì vậy, phải có sàng lọc để ‘đại bàng’ vào đặc khu, còn ‘chim sẻ’, ‘chim sâu’ thì phải vào chỗ khác.
Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: T.Hằng
“Chủ trương của lãnh đạo Quảng Ninh là dừng, vừa rồi ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy đã xuống trực tiếp chỉ đạo dừng lại việc này, chờ luật Đặc khu rồi mới triển khai. Từ khi tôi còn ở Quảng Ninh đã dừng hết các dự án để dành đất cho đặc khu”, ông Khanh nói.
Nói về số tiền 1,5 triệu tỷ đồng để xây dựng 3 đặc khu mà ĐB Trương Trọng Nghĩa băn khoăn tại phiên thảo luận tuần qua, ông Thanh cho hay đó chỉ là vốn mồi để thu hút các nhà đầu tư. Ông dẫn chứng cách làm của Quảng Ninh, nhà nước chỉ bỏ vốn mồi, còn lại tìm cách khác kéo vốn nước ngoài vào.
Theo ông, quan trọng là phải kéo được những nhà đầu tư chiến lược, những DN hàng đầu thế giới, có công nghệ, có tiềm lực vào.
Tiền đẻ ra tiền
ĐBQH Hoàng Văn Cường, ủy viên UB Kinh tế nhấn mạnh, 1,5 triệu tỷ này không phải vốn của nhà nước bỏ ra hoàn toàn mà là tổng nguồn đầu tư xã hội, trong đó vốn nhà nước chỉ chiếm khoảng 20% trong 1,5 triệu tỷ.
“Đó được coi là vốn mồi để đầu tư vào các khâu của hạ tầng hoặc về giải phóng mặt bằng để tạo tiền đề cho nhà đầu tư vào đầu tư một cách thuận lợi nhất”, ông Cường giải thích.
Theo ông, việc bỏ tiền vốn ngân sách ra không phải làm thay chủ đầu tư mà chỉ làm tiền đề để nhà đầu tư bỏ vốn vào một cách thuận lợi.
ĐBQH Hoàng Văn Cường, ủy viên UB Kinh tế. Ảnh: Quang Phúc
“Để thu hút vốn của nhà đầu tư, chúng ta đưa ra rất nhiều ưu đãi trong luật, ví dụ nhà đầu tư chiến lược mà đầu tư vào hạ tầng thì sẽ được miễn thuế trong nhiều năm, được giảm thuế cho nhiều lĩnh vực hoạt động. Khi người ta nhìn thấy những cơ hội như thế thì người ta sẵn sàng bỏ tiền vào để đầu tư ban đầu, mục tiêu là được hưởng lợi từ những chính sách đó”, ĐB TP Hà Nội phân tích.
“Xây dựng đặc khu là bước đầu tư vào kinh tế, mà đầu tư phải có lợi nhuận, làm cho “tiền đẻ ra tiền”, nhưng bất kể việc đầu tư nào cũng cần phải bỏ tiền ra trước”, ông nhấn mạnh.
Ông cho rằng, chúng ta cũng không lo ngại bỏ tiền ra hay cho nhiều ưu đãi nhưng sẽ không thu được lợi nhuận, bởi trong 3 ưu đãi hấp dẫn nhất của đặc khu, ưu đãi thuế chỉ có được khi nhà đầu tư vào và đã sản xuất kinh doanh mới được hưởng. “Thậm chí, khi hoạt động kinh doanh tốt thì dù được miễu thuế hay giảm sâu vẫn có lợi hơn việc thu thuế cao mà hiệu quả kinh doanh không tạo ra được sự phát triển. Chúng ta phải tạo ra những cái đó trước mới thu hút được đầu tư chứ không thể thu hút bằng “tay trắng”, ĐB Cường nói.
Theo ông, nguồn lợi của đặc khu đừng nghĩ 1 năm hay 5 năm sau Nhà nước thu về được bao nhiêu, mà phải nghĩ nếu như không có cơ chế tốt thì 5 năm hay 10 năm nữa cũng không có tiền tạo ra những khu vực phát triển như thế.
Nhà nước chỉ bỏ ra một phần nhỏ vốn mồi trong 1,5 triệu tỷ 
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, nguồn vốn 1,5 triệu tỷ đồng chỉ là tính toán sơ bộ về tổng nhu cầu đầu tư toàn xã hội của cả 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Như trong số 1,5 triệu tỷ, nhà nước chỉ hỗ trợ một phần rất nhỏ mang ý nghĩa vốn mồi, còn lại sẽ là huy động các nguồn lực khác.
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Phạm Hải
“Cho đến nay, tỷ lệ vốn mồi mà ngân sách bỏ ra để đầu tư vào 3 đặc khu cũng chưa thể xác định là bao nhiêu vì luật chưa thông qua, chưa lập quy hoạch, chưa xác định được các công trình dự án, vì thế, chưa xác định được tiền”, Bộ trưởng Dũng nói.
Theo Bộ trưởng, về định hướng, sau này khi các địa phương có đặc khu có nguồn thu để lại trong bao nhiêu năm, sau đó cộng với nguồn vốn từ các nhà đầu tư bỏ ra nữa để đầu tư, chứ không phải nhà nước bỏ ra hoàn toàn 1,5 triệu tỷ đó.
“Giờ chúng ta phải chờ luật Đặc khu thông qua mới lập quy hoạch, rồi mới xác định từng công trình, dự án để xem đầu tư hết bao nhiêu tiền, trong đó Nhà nước bỏ bao nhiêu”, Bộ trưởng KH-ĐT giải thích.
Ông cũng cho rằng, nếu chúng ta không đưa ra được những cơ chế chính sách đủ để hấp dẫn, để thu hút nhà đầu tư thì mức độ thành công đối với các khu này sẽ giảm đi.

Tìm Hiểu Những Chuyển Ðộng sau các cuộc Biểu Tình trong nước trung tuần tháng 6, 2018
Lưu Ý:
Những bài “Tìm Hiểu Những Chuyển Ðộng sau các cuộc Biểu Tình đầu tháng 6, 2018” sau đây trích từ những Web Site trong nước.
Những bài này hoàn toàn không phải quan điểm của Quan Ðiểm Việt Nam mà chỉ là phương tiện giúp tìm hiểu những tư tưởng và hoạt động của những phát biểu từ trong nước.
Trên từng bài viết chúng tôi có dẫn đường link(s)
Trân trọng
Hoàng Hoa
June 22, 2018
----




(THPL) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sẽ lắng nghe các ý kiến về luật đặc khu nhưng việc giao đất 99 năm không phải là vấn đề quyết định, mấu chốt. Theo ông, Nghị quyết Đại hội XII của Ban Chấp hành Trung ương và các chỉ đạo của Bộ Chính trị có chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế. Dự án luật xây dựng các quy định về chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư để có thể thực hiện thành công.


Chia sẻ

FacebookGoogle+Thêm...18



Nguồn: Zing.vn

Thủ tướng cho biết Chính phủ và cá nhân ông nhận thức rằng môi trường đầu tư, cơ chế chính sách mới là quan trọng nhất với luật đặc khu. Ảnh: Hoàng Hà.
Trong cuộc họp Quốc hội, Thủ tướng nhấn mạnh: "Dự thảo luật đang trong quá trình chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét thông qua. Chắn chắn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phân tích các ý kiến góp ý và cuối cùng Quốc hội sẽ xem xét, cân nhắc nhiều mặt trước khi thông qua. Thẩm quyền cuối cùng thuộc về Quốc hội".
Người đứng đầu Chính phủ cũng cho rằng việc thành lập các đặc khu kinh tế thế giới đã làm từ lâu và nhiều nơi thành công. Nước ta giờ mới làm đặc khu kinh tế là chậm.
Theo ông, Nghị quyết Đại hội XII của Ban Chấp hành Trung ương và các chỉ đạo của Bộ Chính trị có chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế. Dự án luật xây dựng các quy định về chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư để có thể thực hiện thành công.

Thủ tướng trò chuyện với các đại biểu trong giờ giải lao sáng 4/6. Ảnh: Quân Minh.
Qua đó, thủ tướng cho rằng thời hạn cho thuê đất 99 năm được quy định trong những trường hợp cá biệt và sẽ được Thủ tướng xem xét. Tuy nhiên, trước khi Thủ tướng quyết định còn phải xem xét, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền.
Dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã được Quốc hội thảo luận ở hội trường lần cuối vào ngày 23/5, dự kiến biểu quyết thông qua vào 15/6.
Phát biểu tại Quốc hội sáng 23/5, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, đại diện cơ quan soạn thảo của Chính phủ, Nguyễn Chí Dũng cho rằng đây là một luật mới, khó và chưa có tiền lệ ở Việt Nam, nên tính phức tạp và phạm vi ảnh hưởng rất lớn, đòi hỏi phải có nghiên cứu hết sức thận trọng.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng xin phép đề nghị với Quốc hội cho phép thông qua Luật đặc khu trong kỳ họp lần này để sớm ban hành sớm triển khai. Ông cho rằng trong quá trình triển khai thực hiện, có thể xem xét để điều chỉnh, sửa đổi chứ không chỉ dừng lại ở đây.
TH - Thu Thảo
---
Cuộc họp do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì, có sự tham gia của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Thường trực Ủy ban Pháp luật, các Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ban, ngành có liên quan.
Chú thích ảnhĐại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình Bùi Văn Xuyền trả lời phỏng vấn báo chí. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Theo đại biểu Bùi Văn Xuyền, do còn nhiều ý kiến của cử tri, dư luận nên Quốc hội tổ chức cuộc họp, mời Chính phủ và đại diện các cơ quan để xem xét, tiếp thu các ý kiến và chỉnh lý lại cho phù hợp. Về các nội dung cụ thể được chỉnh lý, tiếp thu, đại biểu Bùi Văn Xuyền không thông tin, cho biết còn chờ xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trước khi trình ra Quốc hội.
Nêu quan điểm cá nhân, đại biểu này cho rằng nên thông qua dự án Luật trong kỳ họp này bởi một đạo Luật thường một kỳ cho ý kiến, một kỳ thông qua. Với dự án Luật này, dù phức tạp, có nhiều ý kiến nhưng các cơ quan soạn thảo đã làm rất kỹ, tất cả các bộ, ngành của Chính phủ đều vào cuộc.
Tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội, khi đưa ra thảo luận, cho ý kiến, các đại biểu đều đồng tình ủng hộ rất cao. Sau kỳ họp, Ủy ban Pháp luật và Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cơ quan chủ trì soạn thảo dự luật đã họp với nhau nhiều lần để chỉnh sửa liên tục theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học... Ủy ban Pháp luật đang tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, cử tri, nhân dân để chắt lọc lại, tiếp thu tối đa. Đến nay, cơ bản đã tiếp thu ý kiến các bộ, ngành, Chính phủ.
“Việc chỉnh sửa rất nhiều, rất gọn. Đến nay tôi cho rằng được rồi. Đây là Luật mới, làm xong rồi, sau này tổ chức thực hiện như thế nào thì phải làm đã mới biết được, tất nhiên phải rất cẩn trọng. Chỗ nào ý kiến của đại biểu Quốc hội, cử tri nêu thấy cần phải chỉnh sửa cho chặt chẽ, tránh hậu quả sau này thì phải sửa. Nhưng có những cái mình chưa mường tượng hết được, phải tổ chức thực hiện đã. Luật do Quốc hội ban hành nên Quốc hội có thể chỉnh sửa,” đại biểu Bùi Văn Xuyền nói.
“Nếu để lại cũng thế thôi và có nghiên cứu, bổ sung được gì không, vì học tập kinh nghiệm nước ngoài đi hết rồi. Tôi cũng được đi sang Thổ Nhĩ Kỳ thăm các khu tự do và thấy họ làm rất nhanh, cứ làm rồi sửa. Nhà đầu tư đến họ cứ mời chào, tạo điều kiện tối đa về thủ tục trình tự đầu tư, thuế...,” theo đại biểu.
Ông cho rằng các khu kinh tế, khu công nghiệp hiện nay các ưu đãi đã đến mức độ bão hòa, phát triển chậm lại nên làm Luật này nhằm tạo ra mô hình kinh tế, tổ chức bộ máy, hành chính, quản lý Nhà nước mới, mang tính chất thử nghiệm, tạo cực tăng trưởng mới, trên cơ sở đó, rút kinh nghiệm, nếu hiệu quả để có thể mở rộng ra.
Nói về vấn đề cho thuê đất, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, khả năng phần nhiều là ban soạn thảo Luật tiếp thu ý kiến của các đại biểu, sẽ giảm thời hạn cho thuê đất/giao đất xuống 70 năm, như các khu kinh tế khác hiện nay và như Luật Đất đai hiện hành.
“Đại biểu đã ý kiến rồi và giờ tiếp thu thì tinh thần, dù chưa chính thức nhưng chắc sẽ tiếp thu ý kiến đại biểu thôi, là quy định 99 năm sẽ bỏ, duy trì cao nhất là 70 năm, như quy định của Luật Đất đai. Chính phủ thì chắc cũng như thế thôi”, đại biểu nói.
Đại biểu Bùi Văn Xuyền cũng cho rằng việc rút thời hạn cho thuê đất xuống như vậy, đặc khu không còn “đặc biệt” trong quy định về đất đai nhưng vẫn còn những quy định vượt trội về ưu đãi thuế và cơ chế thông thoáng về thu hút đầu tư, môi trường đầu tư kinh doanh.
“Môi trường sản xuất kinh doanh cũng như cơ chế tư pháp nhanh gọn, thông thoáng, phù hợp thông lệ quốc tế đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, đấy là cái quan trọng nhất và Chính phủ cũng xác định đó là những yếu tố quan trọng nhất chứ còn ưu đãi về thuế, về đất đai không phải là mấu chốt. Các nhà đầu tư chiến lược đến nay cũng bày tỏ họ không quan tâm nhiều đến những ưu đãi mà quan tâm tới môi trường đầu tư, tức cơ chế chính sách phải thông thoáng, nhanh gọn, minh bạch và đảm bảo cho yêu cầu sản xuất kinh doanh đặt ra. Khi có vấn đề tranh chấp về dân sự, kinh tế thì được giải quyết một cách nhanh gọn, không kéo dài,” đại biểu cho hay.
Ông cho biết, theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền, ban soạn thảo đã cố gắng xây dựng theo hướng cạnh tranh được với các đặc khu ở châu Á, các đặc khu xung quanh chúng ta.
“Chúng tôi cũng phải tính toán cả rồi và khi Quốc hội thảo luận có ý kiến của cử tri, nhân dân là các chính sách quá cao thì có thể phải hạ xuống, cái nào chưa thực sự vượt trội thì có thể xem xét nâng lên. Nhưng trước mắt, tôi cho rằng, các cơ chế chính sách đến lúc này cũng là phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Còn trong quá trình làm thì Chính phủ, Quốc hội cũng xác định là sẽ phải sửa đổi Luật cho phù hợp với từng giai đoạn,” đại biểu nhìn nhận.
Theo đại biểu Bùi Văn Xuyền, kinh nghiệm của các nước như Hàn Quốc, trong 10 năm làm đặc khu cũng sửa 6 lần. Cầu toàn, luật ban hành xong thực hiện ổn định lâu dài thì không phải, vì bản chất của kinh tế là diễn biến, thay đổi rất nhanh, nhất là trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, những thay đổi về khoa học công nghệ diễn ra rất nhanh, yêu cầu về công tác quản lý cũng phải đổi thay và theo đó những thiết chế trong luật cũng phải điều chỉnh.
TTXVN
--

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhiều quốc gia đã thực hiện luật về đơn vị hành chính đặc biệt, như Trung Quốc, Nhật Bản... Có nước thành công, có nước không thành công khi xây dựng mô hình này.
Khi Chính phủ đưa ra Dự án Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt (đặc khu), rất nhiều ý kiến của nhân dân, của trí thức, Việt kiều đã đóng góp cho dự án Luật.
“Chúng ta phải tiếp thu, lắng nghe những điều cần thiết để điều chỉnh dự án luật, đảm bảo đất nước phát triển bền vững, tạo môi trường đầu tư kinh doanh tốt, đảm bảo độc lập chủ quyền của đất nước lâu dài”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 7/6. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng cũng nêu rõ: “Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng lắng nghe những ý kiến này, chúng ta phải điều chỉnh lại thời gian thuê đất một cách hợp lý, phù hợp với nguyện vọng chính đáng mà nhân dân phản ánh”.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Đây là đất thuê và thuê theo quy trình là hằng năm, UBND trình HĐND giá thuê đất chứ không phải giao vĩnh viễn như nhượng tô, nhượng địa như ở Hongkong trước đây. Làm sao để cơ cấu nhà đầu tư phù hợp từng quốc gia, có tỷ lệ cần thiết để an ninh quốc gia, an ninh kinh tế đi liền với nhau trong xây dựng đặc khu. Để mọi người không lo là một nước, một quốc gia nào đó đầu tư độc quyền trong vấn đề này. Quá trình thực hiện sẽ có thiết kế cụ thể, còn luật chỉ là khung để tạo ra môi trường pháp lý cần thiết”.
Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh thời gian thuê đất theo hướng giảm xuống, bảo đảm nguyện vọng của người dân. Thời gian cụ thể sẽ do Quốc hội xem xét, quyết định.
---
Bảo đảm sự vẹn toàn lãnh thổ
Băn khoăn về việc xây dựng các khu hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu), đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đặt câu hỏi “nếu triển khai thành công 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc thì kinh tế - xã hội các địa phương đó phát triển đến mức nào, đóng góp to lớn như thế nào cho nền kinh tế Việt Nam. Xin Phó Thủ tướng phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế 3 đặc khu với sự ổn định về an ninh quốc phòng, sự vẹn toàn lãnh thổ của đất nước trong thời gian 10 năm, 100 năm và lâu hơn nữa?”. 
Còn đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) đặt câu hỏi nếu Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc được Quốc hội thông qua, Chính phủ có tiêu chí nổi trội gì về việc chọn cán bộ, đặc biệt là chức danh Chủ tịch?
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, trên thế giới, việc ra đời và thành lập các đặc khu để là nơi thử nghiệm các thể chế và tạo ra cực tăng trưởng. Dự luật này hiện nay Quốc hội đang thảo luận, chúng ta tính toán một cách tổng thể các lợi ích cả về kinh tế và thu hút đầu tư, cả về vấn đề quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng và an ninh.
Phó Thủ tướng cũng khẳng định khi có các đặc khu, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là hai đầu động lực của cả nước, 7 vùng kinh tế trọng điểm vẫn phải tiếp tục tập trung cơ chế chính sách để phát huy thế mạnh của các vùng này, làm lan tỏa đến các địa phương và các vùng khác. Việc ra đời các đặc khu không có tác động gì đến quan điểm phát triển, các nguồn lực của Trung ương cũng như địa phương để tập trung cho hai “đầu tàu” và 7 khu kinh tế trọng điểm.
“Nói là đặc khu là có tính chất đặc biệt, nhiệm vụ đặc biệt thì chắc cán bộ cũng phải đặc biệt. Dự thảo Luật về đặc khu cũng quy định về lựa chọn cán bộ đặc khu rất chặt chẽ. Theo đó, Chủ tịch đặc khu rất quan trọng, Chủ tịch tỉnh giới thiệu, Bộ Nội vụ thẩm định, HĐND bầu, Thủ tướng phê chuẩn. Tôi nghĩ sẽ chọn được người có đức, có tài để chèo lái 3 đặc khu này”, Phó Thủ tướng trả lời đại biểu Nguyễn Văn Thân.
Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Trí chất vấn Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: Văn Điệp/ TTXVN
Giơ biển tranh luận, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nhắc lại câu hỏi và đề nghị Phó Thủ tướng “cho vài nét khái quát để mọi người yên tâm” về 3 đặc khu này cũng như mối quan hệ giữa phát triển kinh tế của 3 đặc khu với sự ổn định an ninh quốc phòng và sự vẹn toàn lãnh thổ của đất nước theo thời gian.
Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, hiện Quốc hội chưa thông qua Luật đặc khu, còn đang bàn, do đó, “để có câu trả lời cho đầy đủ phải có sự nghiên cứu cặn kẽ hơn, xin đại biểu cho Phó Thủ tướng trả lời bằng văn bản”.
---
Ông Võ Văn Thưởng nói về dự án luật đặc khu, luật an ninh mạng
20/06/2018  20:19 GMT+7
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/logo.gif - Tiếp xúc cử tri ở huyện Long Thành (Đồng Nai), ông Võ Văn Thưởng nhận được khá nhiều câu hỏi xung quanh dự án luật Đặc khu, luật An ninh mạng.
Sáng nay, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ cùng tổ đại biểu QH số 1 đơn vị tỉnh Đồng Nai đã có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Long Thành sau kỳ họp thứ 5, QH khóa 14.
Cử tri huyện Long Thành đặt nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề an sinh, xã hội, giao thông. Cử tri cũng đặc biệt quan tâm đến luật An ninh mạng vừa được QH thông qua và dự thảo luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (luật Đặc khu).
 Ông Võ Văn Thưởng tại buổi tiếp xúc cử tri sáng nay
"Có phải luật an ninh mạng ra đời thì người dân sẽ bị cấm sử dụng Zalo, Facebook hay không?" - một cử tri đặt câu hỏi.
Cử tri cũng bày tỏ lo lắng trước các thông tin về việc sẽ “mất đất” khi thời hạn cho thuê đất lên đến 99 năm.
Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng nói, luật An ninh mạng vừa được QH thông qua, mong cử tri, các tầng lớp nhân dân yên tâm và khẳng định không ảnh hưởng quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ ý kiến của người dân.
Theo ông, các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt khi hình thành sẽ góp phần tạo ra một khu vực phát triển mạnh mẽ, mang tính động lực để thúc đẩy các khu vực khác phát triển.
Do đây là một vấn đề mới, phức tạp, chưa có tiền lệ ở nước ta nên việc nghiên cứu để thực hiện là cần thiết, nhất là khi nước ta vẫn đang trong quá trình phát triển. 
Đây cũng là vấn đề QH rất lắng nghe và có tiếp thu để điều chỉnh trong dự thảo luật.
--

Chủ tịch nước: 'Có phần tử xấu kích động, gây rối ở Bình Thuận, TP.HCM'

https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/logo.gif - Chủ tịch nước cho rằng, trong các vụ việc vừa qua, có phần tử xấu lợi dụng người dân không có đủ thông tin để kích động tụ tập, gây rối.
Sáng nay, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị 1 thuộc Đoàn ĐBQH TP.HCM tiếp xúc cử tri quận 1, 3 và 4 sau kỳ họp thứ 5, QH khóa XIV tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị quận 4.
Đã có 25 ý kiến cử tri gửi tới ĐBQH về các vấn đề liên quan tới dự thảo Luật an ninh mạng, Luật đặc khu; về các cuộc tụ tập đông người, gây mất an ninh trật tự ở một số địa phương.
Cử tri cũng đề nghị cần xử lý mạnh tay với tham nhũng hay các sai phạm đất đai ở TP.HCM.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại buổi tiếp xúc cử tri
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao ý kiến của các cử tri, qua đó cho thấy cử tri TP.HCM rất quan tâm đến những vấn đề nóng của đất nước thời gian qua.
Chủ tịch nước cho rằng, việc xây dựng Luật đặc khu là thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, mang tính đột phá, đủ sức cạnh tranh với khu vực và thế giới. Tạo động lực phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn bảo vệ chủ quyền tổ quốc và an ninh đất nước.
"Có ý kiến cho rằng việc lấy ý kiến chưa sâu rộng, chúng tôi rút kinh nghiệm việc này" - Chủ tịch nước nói.
Theo Chủ tịch nước, vấn đề mà người dân quan tâm nhất trong Luật đặc khu là thời hạn thuê đất 99 năm và nay Thủ tướng Chính phủ đã xem lại quy định này.
Về dự Luật an ninh mạng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói chúng ta đang trong cuộc cách mạng 4.0, dịch vụ internet phát triển như vũ bão. Không thể phủ nhận tiện ích của internet trong việc ứng dụng phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu trước cử tri TP.HCM 
Tuy nhiên internet phát triển cũng mang lại nhiều hệ lụy tiêu cực, cần hạn chế để bảo vệ, đối phó với nguy cơ an ninh mạng. Việc xây dựng an ninh mạng là rất quan trọng, để không để kẻ xấu lợi dụng.
Ngoài ra các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vào các hoạt động trên mạng, xâm hại đến lợi ích tổ chức, cá nhân và của Nhà nước. Luật an ninh mạng cũng nhằm bảo đảm quyền lợi của người sử dụng dịch vụ internet.
Theo Chủ tịch nước, hiện có 18 quốc gia yêu cầu nhà cung cấp lưu trữ dữ liệu tại quốc gia có sử dụng dịch vụ của nhà mạng, Việt Nam cũng đi đúng xu hướng này.
"Dự án Luật an ninh mạng đã được thông qua còn Luật đặc khu cần thêm thời gian nhưng có phần tử xấu lợi dụng 2 luật này để kích động; lợi dụng người dân không có đủ thông tin để tụ tập, gây rối. Vụ việc ở Bình Thuận là nghiêm trọng, không xem nhẹ được" - Chủ tịch nước bày tỏ.
Về việc gây rối, kích động gây rối, Chủ tịch nước cho biết công an đã khởi tố, giam giữ một số đối tượng quá kích, cầm đầu và sẽ xử lý theo đúng pháp luật.
Với vấn đề chống tham nhũng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói đây là giặc nội xâm, là quốc nạn và sắp tới sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc trong phòng chống tội phạm tham nhũng, để có những giải pháp tốt hơn trong cuộc chiến chống giặc nội xâm này.
---

 

Chủ tịch HN Nguyễn Đức Chung nói về âm mưu của các thế lực thù địch

https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/logo.gif - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thời gian vừa qua, các đối tượng đã lợi dụng tâm lí bài TQ để kích động, chia rẽ tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Giải đáp một số ý kiến của cử tri quận Cầu giấy tại buổi tiếp xúc cử tri của đoàn ĐBQH TP Hà Nội chiều nay,  Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chia sẻ với trách nhiệm cá nhân, lãnh đạoTP về một số nội dung xung quanh âm mưu của các thế lực thù địch, tuyên truyền với mục đích gây rối trật tự an ninh trong thời gian vừa qua.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Sự thật không đến mức như trên mạng nói
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, âm mưu của các thế lực thù địch, tổ chức phản động trong và ngoài nước câu kết các đối tượng cơ hội chính trị trong nước và các tổ chức phản động, từ trước tới nay chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ chế độ, gây rối và tiến tới lật đổ chế độ.
“Các đối tượng thù địch đã làm nhiều cuộc cách mạng màu trên thế giới, từ Tunisia, chỉ bằng một việc từ một quá trình đi tuần tra của viên cảnh sát gây thương tích cho một người bán hàng rong, các đối tượng đã kích động bạo loạn, trở thành cuộc biểu tình, từ đó xông vào đốt phá trụ sở, tiến tới lật đổ chính quyền”, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung dẫn chứng.
Ông kể tiếp, các cuộc cách mạng màu trên thế giới đã xảy ra ở các nước Ả Rập, Nga, các nước Đông Âu từ những năm 1990 của thế kỷ trước. “Cho đến nay đất nước ta là đất nước mà các thế lực thù địch chưa từng từ bỏ âm mưu này. Trong thời gian vừa qua, chúng đã lợi dụng triệt để mạng xã hội và hiện nay chúng ta đang có trên 50 triệu người dung”, Chủ tịch Hà Nội nói.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho rằng, từ mạng xã hội, các đối tượng đã tuyên truyền kích động, đưa các hình ảnh giả. Ông dẫn chứng, sáng 10/6 vừa qua, tại Hà nội, các đối tượng tuyên truyền nói rằng xung quanh hồ Hoàn Kiếm có cờ 3 sọc, ghép các hình ảnh biểu tình từ trước tới nay, đưa hình ảnh phát biểu của MC Lại Văn Sâm...
“Hoàn toàn anh Lại Văn Sâm không nói như vậy. Rõ ràng trình độ làm giả tinh vi tới mức như vậy. Cho nên chúng tôi mong muốn các bác, anh chị sử dụng internet khi xem hình ảnh trên mạng phải rất tỉnh táo”, Chủ tịch Hà Nội lưu ý.
Ngoài ra, ông Chung cũng cho biết, thời gian vừa qua, các đối tượng đã lợi dụng triệt để tâm lí bài Trung Quốc để kích động, chia rẽ tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Sự thật không phải đến mức như trên mạng nói.
“Kích động tâm lí của người dân, từ đó mong muốn người dân kéo đi đông, sau đó chỉ có một số đối tượng dùng gạch đá, bom xăng tấn công lực lượng chức năng. Chúng lợi dụng triệt để những vấn đề người dân bức xúc với chính quyền từ đền bù giải phóng đất đai, từ vấn đề môi trường, an ninh mạng, từ bất kỳ vấn đề gì đưa ra mà người dân bức xúc để lợi dụng”, Chủ tịch TP Hà Nội nói.
Ông cũng cho biết thêm, các lực lượng mời 13 đối tượng thường xuyên gây rối để làm việc. Tuy nhiên trên mạng rất nhiều hình ảnh giả, đưa ra những bình luận không đúng thực tế.
Luật chỉ ngăn cấm hành vi và đối tượng xấu
Nói về luật An ninh mạng, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, bất cứ nước nào cũng đưa ra luật An ninh mạng, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
“Chúng tôi đi tiếp xúc các tập đoàn lớn, DN lớn trên thế giới đều khuyên ngay chính quyền thành phố trong việc xây dựng chính phủ điện tử thì cũng để cơ sở dữ liệu trên địa bàn thành phố. Các DN xây dựng data center cũng nên là DN trong nước chứ không phải DN nước ngoài thực hiện các nhiệm vụ này”, Chủ tịch Hà Nội giải thích.
Ông đặt vấn đề: “Tại sao hiện nay toàn bộ cơ sở dữ liệu của chúng ta bị mất... Chúng ta đã có bài học các hacker tấn công mạng của Vietnam Airlines tại sân bay Nội Bài tê liệt và các bác thấy là cơ sở dữ liệu bị lấy trộm”.
Chủ tịch TP Hà Nội phủ nhận việc các đối tượng tuyên truyền là luật An ninh mạng sẽ dẫn tới nghiêm cấm mọi người dùng internet và mạng xã hội. Theo ông, luật chỉ ngăn cấm hành vi và đối tượng xấu, những đối tượng cơ hội chính trị, phản động, hoặc những người có hành vi vi phạm pháp luật, dùng hình ảnh bôi nhọ lẫn nhau đưa lên không gian mạng hoặc có hành động xúc phạm, nhân phẩm cá nhân lẫn nhau.
Ông Chung khẳng định: “Luật An ninh mạng bảo vệ hệ thống mạng và chính là bảo vệ quyền tự do mọi người dùng internet và mạng xã hội. Các đối tượng sau này không được tấn công mạng nữa, những hành vi đó là hành vi bị cấm. Sau này có hướng dẫn cụ thể của Chính phủ triển khai luật”.
Nhắc lại việc QH thông qua luật với tỉ lệ tán thành cao, ông Chung lưu ý, không loại trừ vừa qua, các đối tượng kích động kêu gọi gây rối tiếp.
“Trong sáng hôm qua và sáng nay rất yên bình. Tuy nhiên, thủ đoạn gần đây các đối tượng có hành vi rải tờ rơi. Tôi mong muốn, trong quá trình sinh sống tại khu dân cư, tập thể dục nếu phát hiện các đối tượng như vậy thì báo lực lượng chức năng”, Chủ tịch Hà Nội nói với cử tri.
Ông cho biết, trên địa bàn TP thời gian vừa qua, lực lượng chức năng, dân phố dân phòng cũng đã tuần tra và bắt được một số đối tượng và thời gian sẽ công bố công khai cho cử tri biết.
--

Gây rối có bàn tay của phần tử phá hoại, không loại trừ yếu tố nước ngoài
17/06/2018  11:46 GMT+7
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/logo.gif - Nói về các vụ gây rối vừa qua, Tổng bí thư khẳng định: Bản chất sâu xa là xuyên tạc sự thật, kích động lòng yêu nước chân chính của nhân dân, có bàn tay của những phần tử phá hoại, không loại trừ yếu tố nước ngoài.
Sáng nay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc với cử tri 2 quận Thanh Xuân và Hà Đông sau kỳ họp QH.
Giải đáp các ý kiến của cử tri, Tổng bí thư cho biết, kỳ họp QH tăng thời lượng truyền hình trực tiếp, thời gian chất vấn cũng tăng lên 3 ngày, không khí rất sôi nổi, hỏi gọn đáp nhanh, trao đổi trực tiếp, nhiều người tham gia làm rõ vấn đề.
Tổng bí thư với cử tri quận Thanh Xuân và Hà Đông. Ảnh: Phạm Hải

Tổng bí thư cảm ơn cử tri và khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có không khí sôi nổi, phấn khởi, dân chủ, tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của nhà nước, giám sát của QH như bây giờ”.
Sự thật bị xuyên tạc, lòng yêu nước bị lợi dụng
Đi vào vấn đề cụ thể, Tổng bí thư nói về 2 luật dư luận đang quan tâm: Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (luật về đặc khu) và luật An ninh mang.
Tổng bí thư cho rằng 2 luật này dư luận đang sôi sục, một số nơi xảy ra biểu tình, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân chúng ta để các phần tử chống đối, phá hoại, gây rối.
“Mấy hôm nay chúng ta đang tập trung chấn chỉnh, khắc phục hậu quả, xử lý nghiêm minh những kẻ cầm đầu, chống đối. Hà Nội xử lý tốt, không để diễn ra tình trạng biểu tình nhưng đặc biệt Bình Thuận tình hình rất nghiêm trọng”, Tổng bí thư nhấn mạnh.
Theo ông, luật Đặc khu chúng ta có chủ trương xây dựng lâu rồi, từ những năm 1990, từ thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã khảo sát Bắc Vân Phong, Nha Trang, Khánh Hoà với tinh thần học tập kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài, thí điểm cơ chế mới để mở rộng ra các khu vực.
“Đây là vấn đề mới, rất khó, nhạy cảm, ta làm rất thận trọng. Chúng ta có chủ trương rồi, Nghị quyết TƯ, các chỉ thị đều có cả nhưng làm như thế nào đảm bảo an ninh quốc phòng, vừa phát huy sức mạnh trong nước nhưng giữ được độc lập chủ quyền quốc gia. Đó là chủ trương nhất quán, nhưng thiết kế cụ thể thế nào thì mỗi nước mỗi khác, mỗi khu vực lại khác nên không thể làm đại khái”, Tổng bí thư thông tin.
Theo Tổng bí thư, vừa rồi đã làm rất thận trọng, qua kỳ họp thống nhất tương đối cao, chuẩn bị thông qua tại kỳ họp vừa rồi nhưng vì có một số ý kiến đóng góp, Đảng, Nhà nước, QH thấy cần lắng nghe dân chủ, phải tiếp thu, bao giờ hoàn thiện tốt thì mới thông qua.
“Chúng ta đã thông qua đâu, quyết định dừng lại để lắng nghe, chúng ta dừng từ 8/6 nhưng sao 10/6 vẫn đi biểu tình phản đối luật, chứng tỏ có ý đồ khác”, Tổng bí thư đặt vấn đề.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Phạm Hải
Ông thông tin thêm, trong luật đó chỉ có điều băn khoăn cho thuê đất 99 năm và khẳng định: “Đây đâu phải bàn giao đất cho nước A, nước B nào rồi để người ta vào tự do. Phải có từng dự án đầu tư cụ thể. Pháp luật hiện hành luật Đất đai cho thuê đến 70 năm, còn đây là đặc khu nên dự kiến khuyến khích không quá 99 năm, nhưng phải qua bao nhiêu quy trình, Thủ tướng phê duyệt mới được vào. Một số đối tượng cứ kích động chỗ này, cho rằng cho Trung Quốc vào đây 99 năm thì mất nước, vì thế kích động đi biểu tình để biểu thị lòng yêu nước. Rõ ràng sự thật đã bị xuyên tạc, lòng yêu nước bị lợi dụng, kích động để chống đối”.
“Bản chất sâu xa là xuyên tạc sự thật, kích động lòng yêu nước chân chính của nhân dân, có bàn tay của những phần tử phá hoại, không loại trừ yếu tố nước ngoài, nên rất mong nhân dân bình tĩnh, tỉnh táo, tuyệt đối tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ”, Tổng bí thư nói.
Để lợi dụng kích động thì mất nước, mất chế độ
Nói về luật An ninh mạng, Tổng bí thư cho rằng, cũng do mạng kích động, trên thế giới rất nhiều nước có luật này. Thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0, công nghệ phát triển nhiều lợi ích nhưng mặt khác quản lý rất khó. Một số đối tượng thông qua đây kích động, biểu tình, gây rối, lật đổ chính quyền. Vì vậy cần luật này bảo vệ chế độ này, không để muốn nói gì thì nói, muốn chửi ai thì chửi.
“Chúng ta phải khai thác tối đa ưu thế của cách mạng công nghệ, lợi rất lợi, nhưng rất nguy hiểm nếu không cảnh giác. Phải có luật bảo vệ an ninh mạng, an ninh quốc gia và quyền công dân”, Tổng bí thư nói.
Theo ông, dù bị kích động nhưng QH sáng suốt, vẫn thông qua với 86,86%. “Phải hết sức tỉnh táo, không mắc mưu. Dân tộc ta xưa nay tỉnh táo, thông minh, cảnh giác, không mơ màng. Nội bộ chúng ta có khuyết điểm thì ta sửa. Hội nghị TƯ được đánh giá cao, ta không nuông chiều tiêu cực, che giấu tiêu cực, nhưng lợi dụng để kích động chống chế độ thì mất nước, mất chế độ”, Tổng bí thư cảnh báo.
Cho rằng 2 luật rất nhạy cảm, luật An ninh mạng thông qua rồi, luật Đặc khu cần nghiên cứu hoàn thiện, có lợi thì thông qua.
--

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/binh-thuan-cam-mot-so-khu-vuc-sau-vu-qua-khich-457226.html#inner-article

 

Bình Thuận cấm một số khu vực sau vụ kích động gây rối

https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/logo.gifHôm nay, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký quyết định xác định khu vực cấm, địa điểm cấm tạm thời tại trụ sở Tỉnh uỷ và UBND tỉnh.
Theo đó, công dân Việt Nam, người nước ngoài khi ra, vào khu vực cấm: Trụ sở Tỉnh ủy tỉnh Bình Thuận (số 04 đường Bà Triệu) và trụ sở HĐND & UBND tỉnh (số 04 đường Hải Thượng Lãn Ông, thành phố Phan Thiết) phải thực hiện nghiêm túc những quy định sau:
Trụ sở UBND tỉnh được sửa chữa sau vụ gây rối  vừa qua
Khi ra vào khu vực cấm phải dừng xe cách vọng gác từ 3m đến 5m, đến vọng gác xuất trình giấy tờ hợp pháp cho lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ canh gác bảo vệ. Khi ra vào liên hệ công việc phải tắt máy xe, dẫn bộ khi ra, vào khu vực cấm (trừ xe ôtô), liên hệ cán bộ tiếp công dân để được hướng dẫn. Người nước ngoài khi ra, vào khu vực cấm phải có đầy đủ giấy tờ xuất, nhập cảnh hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền cấp và phải làm đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nghiêm cấm tất cả hành vi như: xâm nhập, phá hoại, thu thập bí mật nhà nước tại khu vực cấm; sử dụng tất cả các loại máy móc, phương tiện, thiết bị (máy ảnh, máy điện thoại, máy tính bảng, flycam...) để quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ khu vực cấm (trừ lực lượng chức năng đang thực hiện nhiệm vụ và những trường hợp được HĐND, UBND tỉnh cho phép).
Gây rối an ninh, trật tự, gây cản trở hoạt động của khu vực trụ sở HĐND và UBND tỉnh; lôi kéo, kích động người khác có hành vi gây mất an ninh, trật tự, có hành vi trái với thuần phong mỹ tục, nếp sống văn minh nơi công cộng.
Bình Thuận cấm tạm thời một số khu vực
Mang vũ khí, vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại vào khu vực cấm khi chưa được sự đồng ý của lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh Bình Thuận; trang phục không gọn gàng, ngôn ngữ giao tiếp thiếu văn minh, lịch sự; gây ồn ào làm mất trật tự nơi công sở; không giữ gìn vệ sinh chung.




Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018


Lá cờ Vàng trên Web Site của “Chủ Tịch nước” CSVN Trần Ðại Quang.

Giải thích như thế nào về bức ảnh này? Nghĩa là cho dù CSVN có thù ghét thế mấy lá cờ Vàng cũng vẫn là một biểu tượng hiện hữu và đáng cho CSVN sợ hãi.
Hoàng Hoa
06/21/2018
LSSJID