Quan Ðiểm Chính Trị của LSSJID về Luật Ðặc Khu của CSVN
Hoàng Hoa
Luật Ðặc Khu (LÐK) của CSVN
được Chủ Tịch Quốc Hội CSVN Nguyễn Thị Kim Ngân ký tên, được viết chi tiết,
nhưng luộm thuộm và mơ hồ trên 63 trang giấy và khoảng 1940 giòng và theo dự
trù sẽ được các đảng viên CSVN thông qua ngày 15 tháng 6, 2018 và sẽ có hiệu lực
1 tháng 9, 2018, nghĩa là một sự gấp rút và Quốc Hội CSVN gồm các Ðảng viên
CSVN tin rằng sẽ được thông qua dễ dàng bởi các thành viên Quốc Hội CSVN là các
đảng viên; tuy nhiên, cuộc vote “bấm nút” đã bị hoãn lại vì những cuộc biểu
tình của toàn dân trên toàn quốc.
Trong toàn văn LÐK có những
điểm hệ trọng sau đây:
1.
Sự ưu đãi đối với các người đầu tư nước ngoài
mà đồng bào Việt Nam tin rằng đó là những người Trung cộng. Ðiều 54. 4 khi nói
về nước láng giềng có chung biên giới với tỉnh Quảng Ninh. Ðiều 51.
2.
Chúng ta thấy rất rõ LÐK ưu đãi tất cả tất cả
người đầu tư và mọi thành phần lao động mà họ thuê mướn, như miễn thuế, cấp nhà
ở, miễn thị thực visa, khách du lịch… Ðiều 54.3. Ðiều 40 nói về ưu đãi thuế cá
nhân đối với các lao động mà người đầu tư thuê mướn, dĩ nhiên, những lao động
này không ai khác hơn người Trung quốc.
3.
Các tuyến đường bay và đường biển được mở ra
Ðiều 54.2 và không hạn chế rằng những tuyến bay và đường biển này có thể thành
một mạng lưới liên kết với các đảo nhân tạo mà Trung cộng đang biến cải thành
những căn cứ hải quân tại Biển Ðông. Ðiều này cản trở những cuộc tuần tra trên
biển Ðông của Mỹ và Ðồng Minh.
4.
Việc xây dựng các hotels và casinos được nhấn
mạnh nhiều lần trên LÐK cho thấy những hoạt động bao gồm sòng bài và mại dâm
ngay trên đất Việt Nam. Rõ ràng, tác hại nghiêm trọng đến đạo đức, văn hóa Việt.
Trong toàn văn của LÐK không nói gì về những dự án kỹ thuật hoặc khoa học tiến
bộ đặc biệt nào mà tập trung nhiều vào bất động sản điều này cho thấy mức độ di
dân Trung cộng đến các ÐK.
5.
LÐK nói về chính sách di dân và “thu hồi đất
đai,” nghĩa là sự thu mua đất đai sinh sống hiện nay của đồng bào đang sinh sống
tại 3 đặc khu này để nhường chỗ cho những nhà đầu tư. Ðiều 38.3.a nói về bồi
thường và giải phóng mặt bằng.
6.
Về cái gọi là Chủ tịch ủy Ban Ðặc Khu thi có
nhiều mâu thuẫn, người viết hoặc nhóm người viết LÐK đã cố gắng nói loanh quanh
để định nghĩa Chủ tịch ủy Ban Ðặc Khu, nhưng sau cùng Chủ tịch ÐK là do cử tri
của Ðặc Khu (ÐK) bầu ra Ðiều 59. Như vậy, nếu Ðặc Khu có hay không có người Việt
Nam sinh sống và không là cử tri bỏ phiếu thì tất cả cư dân mà ước lượng hơn
100.000 người (Ðiều 59.3) là các nhà đầu tư Trung cộng và lao động Trung cộng
thì ÐK là một khu tự trị hợp pháp ngay trên đất Việt Nam vì ÐK có một cơ chế
hành chánh tự trị vì Chủ tịch ÐK không có những liên quan gì đến các đơn vị
hành chánh trong lãnh thổ. Ðiều 59 về cơ
cấu tổ chức Hội Ðồng Nhân Dân ÐK.
7.
Ðịa giới hành chính và dân số sẽ được vẽ lại
cho các ÐK Vân Ðồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Quan trọng nhất và Bắc Vân Phong
vì Vịnh Vân Phong nằm phía Bắc sát ngay Vịnh Cam Ranh chiến lược; vì thế, chúng
ta có thể xem như đây là một trá hình mà CSVN đang muốn bán Vịnh Cam Ranh cho
Trung Cộng. Ðiều 57 về Tổ chức Ðặc Khu, và trên hết sẽ có cuộc di dân Việt Nam
qui mô dành chỗ cho các thành phần đầu tư và lao động Trung cộng đến ở.
8.
Các tài sản bất động sản được quyền chuyễn
nhượng sang lại cho người khác. Ðây là sự liên tục sinh sống của nhiều thế hệ cha
truyền con nối của Tàu cộng tại các khu tự trị này. Ðiều 68.6.c. Ðiều 32.2. Nhận
thừa kế từ chủ đầu tư Ðiều 34.2.
9.
Ðiều 46.2 cho biết người lao động không cần
xét định có khả năng tay nghề hay không, nghĩa bất cứ ai được nhà đầu tư Trung
cộng thuê cũng đều đến ở được tại ÐK.
Tất
cả những hoạt động cho cư trú những người đầu tư và lao động
chủ
yếu là người Trung cộng tại 3 ÐK trong suốt thời gian lâu dài tạo nên những lo
ngại tiềm ẩn những nghi vấn về vấn đề an ninh đối với Việt Nam, nhất là các quy
định tổ chức hành chánh tại 3 ÐK gần như công nhận một quy chế tự trị của Trung
cộng tại 3 ÐK này.
Sự
kiện ưu đãi những thành phần lao động, đi lại cư trú tự do tại 3 ÐK đã khiến mọi
người liên tưởng những nguy cơ thâm nhập của các lực lượng vũ trang Trung cộng
tại các ÐK này. Cùng với việc bồi thường khi giải tỏa mặt bằng, di dời cư dân
người Việt đang sinh sống tại đây Ðiều 46.1 cho thấy CSVN sẳn sàng cướp lấy đất
đai của dân mà giao mặt bằng cho các nhà đầu tư và các lao động Trung cộng.
Việc
dự định biểu quyết LÐK này. Ðảng CSVN đã không hỏi ý kiến của toàn dân mà chỉ
căn cứ vào quyết định của các đảng viên, trong lúc các đảng viên này thực chất
không do dân bầu ra cho thấy đảng CSVN độc tài thật sự làm một điều mờ ám và
thiếu lương tâm chống lại người dân, và vì tất cả LÐK quy định 3 ÐK giống như
những khu tự trị, ai nấy đều nghĩ ngay đến một văn kiện hợp thức hóa 3 khu tự
trị cho Trung cộng đến ở, tức là bán nước. Thời gian 99 năm hay 70 năm không phải
là chấm hết nhưng sẽ mãi mãi biến 3 ÐK trở thành vùng cấm địa và nằm trong quyền
sở hữu của Trung cộng.
Thực tế trong thời gian CSVN chống Mỹ,
họ đã cho Trung cộng xây dựng đường xe lửa trên phần đất phía Nam Ải Nam Quan,
sau cuộc chiến 1979, Trung cộng cho rằng 300m đường ray (railway) này là của họ,
vùng thác Bản Giốc xinh đẹp của Tổ quốc CSVN đã gian xảo giao cho Trung cộng
khi Lê Công Phụng nói láo là thác Bản Giốc là của Trung Cộng. Năm 1949 khi Tưởng
Giới Thạch rút quân ra Taiwan thì Mao đã ra chiếm đảo Phú Lâm của Việt Nam để
ngày nay Trung Cộng có sân bay và đặt giàn phóng phi đạn. Năm 1974 Trung cộng
đánh chiếm Hoàng Sa từ VNCH thì Bắc Việt im lặng đồng tình. Năm 1981 Trung cộng
đánh chiếm Lão Sơn, và sau đó năm 1988 Trung cộng đã tàn sát hải quân CSVN để
chiếm Garma.
Rõ ràng Trung cộng không từ bỏ bất cứ
những trò gian manh bỉ ổi xấu xa đê tiện nhất để chiếm đất đảo và tàn sát những
ngư dân ta trên biển Ðông.
10.
Nếu nối liền 3 ÐK Vân Ðồn, Vân Phong, và Phú
Quốc thì những tàu hoặc máy bay Trung cộng có thể bay hay di chuyển suốt duyên
hải Việt Nam. Những tàu Trung cộng có thể cập vào bờ biển Việt Nam bất cứ nơi
đâu vắng vẻ và lén lút cho người lên bờ hoặc chôn cất vũ khí hoặc các loại bí mật
quân sự mà không ai biết.
11.
Vịnh Vân Phong nằm phía Bắc cách Vịnh Cam
Ranh khoảng 100km, nếu Vịnh Vân Phong lọt vào tay Trung Cộng thì tất cả hoạt động
quân sự tại Vịnh Cam Ranh Trung cộng đều biết hết. Hơn thế, khi thành lập ÐK Bắc
Vân Phong, vùng địa giới sẽ hoàn toàn thay đổi, những hoạt động trá hình của
Trung cộng tại Bắc Vân Phong sẽ lan rộng đến một giới hạn tiếp cận Vịnh Cam
Ranh không ai biết được. Ðiều này dẫn đến nguy cơ hải quân Mỹ sẽ khó tiếp cận
Việt Nam khi có chiến tranh tại Biển Ðông.
12.
Nếu Vân Ðồn lọt vào tay Trung cộng, vị trí
chiến lược của Bạch Long Vĩ sẽ bị vô hiệu và Vân Ðồn có thể nằm trong danh sách
những nơi Trung cộng đổ bộ tiến vào Hà Nội.
13.
Ðiều 45 thuộc ÐK Phú Quốc thật vô nghĩa vì
không cần thiết vì nhằm mục đích phát triễn giáo dục, đào tạo tay nghề và y tế.
Tại sao phải cần một đảo Phú Quốc cho Trung cộng thuê 99 năm để làm dự án vô lý
này? Người Việt Nam không ai thực hiện dự án đó sao? Nhưng thời gian 99 năm này
lại do Chủ tịch ÐK quyết định, mà Chủ tịch ÐK lại do “cử tri” ÐK bầu ra vì thế
các “cử tri” là lao đng Trung cộng sẽ sinh sống tại ÐK đến ngàn năm? Ðiều 32.
14.
Những người Việt Nam sinh sống trên quê cha
đất tổ giờ đây là ÐK sẽ không còn là công dân Việt Nam mà được gọi là “thường
trú lao động” sau khi nhà cửa đất đai bị “thu hồi.” Ðiều 46.1
LÐK
đề cập rất nhiều đến quyền quyết định của Thủ tướng CSVN, vậy Thủ tướng CSVN hiện
nay năm 2018 là Ông Nguyễn Xuân Phúc trả lời như thế nào khi ông được đề cập đến
rất nhiều lần trong LÐK như một người có trách nhiệm trong văn kiện lập khu tự
trị hay bán nước này?
Little
Saigon San Jose ID sẽ có một Thông Cáo Chính Trị về LÐK của CSVN trong những
ngày tới.
Xem
toàn văn LÐK của CSVN bằng pdf có đánh số giòng (lines) và trang (pages.)
Quan
điểm chính trị của LSSJID về LÐK được đăng tải trên Quan Ðiểm Việt Nam và
Little Saigon San Jose ID www.littlesaigonsjid.com
Hoàng
Hoa
Little
Saigon San Jose
Little
Saigon San Jose Dự Án và Phát Triễn
06/17/2018
--
Toàn văn dự thảo Luật đặc khu gây tranh cãi
Lệ Chi - 07:39 07/06/2018
(VNF) - Xem toàn văn dự thảo Luật đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt là Luật
đặc khu) được Quốc hội thảo luận ở hội trường lần cuối vào ngày 23/5, dự kiến
biểu quyết thông qua vào 15/6.
Dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc
biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sẽ được Quốc hội “bấm nút” vào ngày 15/6
tới
TOÀN VĂN DỰ THẢO LUẬT ĐẶC KHU
Theo kế hoạch, dự thảo Luật
Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc(gọi
tắt là Luật đặc khu) sẽ được Quốc hội “bấm nút” vào ngày 15/6 tới.
Kể từ khi được đưa ra Quốc hội (kỳ họp thứ 4, tháng
10/2017) đến nay, dự thảo Luật
đặc khu đã nhận được vô số góp ý, phản biện và đã được tiếp thu,
chỉnh lý. Sau phiên thảo luận tại nghị trường hôm 23/5/2018, dự thảo luật vẫn
tiếp tục là chủ đề gây tranh cãi trong dư luận xã hội.
Một trong những vấn đề được dư luận quan tâm nhất là nội
dung nhà đầu tư được phép thuê
đất tới 99 năm tại các đặc khu. Dư luận cho rằng thời gian cho thuê kéo
dài như vậy sẽ tạo ra các nguy cơ và hệ lụy khó lường cho đất nước.
VietnamFinance xin được giới thiệu Toàn văn dự
thảo Luật đặc khu
http://vietnamfinance.vn/toan-van-du-thao-luat-dac-khu-gay-tranh-cai-20180504224207860.htm
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quy hoạch, cơ chế, chính sách đặc
biệt về phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa
phương và cơ quan khác của Nhà nước tại các đơn vị hành chính - kinh tế
đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), Phú Quốc (tỉnh
Kiên Giang); nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước ở trung ương và chính
quyền địa phương ở tỉnh đối với đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan đến các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (sau đây gọi là
đặc khu) là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, do Quốc hội quyết định thành lập, có
cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội, có tổ chức đặc biệt
về chính quyền địa phương và cơ quan khác của Nhà nước.
2. Khu chức năng là khu vực phát triển kinh tế theo các
chức năng chuyên biệt hoặc hỗn hợp phù hợp với đặc điểm của từng đặc khu, được
xác định trong quy hoạch đặc khu, có ranh giới địa lý xác định, nằm trên địa
bàn một hoặc một số khu hành chính hoặc độc lập với các khu hành chính, do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thành lập.
Khu chức năng gồm khu phi thuế quan, khu thương mại tự
do, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và khu chức năng khác.
3. Khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo là khu chức năng
chuyên cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực, dịch vụ cho cơ quan, tổ chức,
cá nhân thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô
hình kinh doanh mới, có khả năng tăng trưởng nhanh.
4. Khu thương mại tự do là khu chức năng đáp ứng các điều
kiện và được áp dụng quy chế như đối với khu phi thuế quan, thực hiện các hoạt
động kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điều 29 của Luật này.
5. Nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư có năng lực tài
chính, quản trị, có cam kết bằng văn bản trong việc ứng dụng, chuyển giao công
nghệ mới, hiện đại, thân thiện với môi trường, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực,
gắn bó lợi ích lâu dài với đặc khu và có dự án đầu tư tại đặc khu thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư khu dịch vụ, du
lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino với quy mô vốn đầu tư tối
thiểu 44.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân theo đúng tiến độ cam kết, nhưng
không quá 08 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng
phù hợp với quy hoạch đặc khu, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12.000 tỷ
đồng, thực hiện giải ngân trong thời hạn không quá 05 năm kể từ khi cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư;
c) Dự án đầu tư sản xuất, kinh
doanh thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển của đặc khu, có quy mô vốn đầu
tư tối thiểu 6.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân trong thời hạn không quá 03 năm
kể từ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
d) Dự án đầu tư sản xuất, kinh
doanh phù hợp với quy hoạch đặc khu, có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế -
xã hội hoặc tạo ra giá trị gia tăng đột biến tại đặc khu của công ty thuộc
danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới theo xếp hạng của Tạp chí Forbes của
năm liền trước năm cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, có quy mô vốn đầu tư tối
thiểu 6.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân trong thời hạn không quá 03 năm kể từ
khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về phát triển
đặc khu
1. Nhà nước có chính sách khuyến
khích và tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút đầu tư vào các ngành, nghề ưu
tiên phát triển của đặc khu; xây dựng các đặc khu theo hướng xanh - tri thức - bền
vững, áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, hình thành môi trường sống văn
minh, hiện đại, chất lượng cao; bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính
trị - xã hội tại đặc khu.
2. Chính quyền địa phương ở đặc
khu có bộ máy quản lý hành chính tinh gọn; có thẩm quyền phù hợp, hiệu lực, hiệu
quả; được áp dụng thủ tục hành chính thuận lợi, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư,
tổ chức và cá nhân.
Điều 5. Áp dụng các luật có liên quan và điều
ước quốc tế
1. Những nội dung về quy hoạch, cơ chế, chính sách đặc biệt
về phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
và cơ quan khác của Nhà nước ở đặc khu được áp dụng theo quy định của Luật này.
2. Những nội dung không được quy định tại Luật này thì
áp dụng quy định của pháp luật có liên quan; đối với chính sách ưu đãi, hỗ trợ
đầu tư không được quy định tại Luật này thì áp dụng quy định của pháp luật có
liên quan đối với khu kinh tế.
3. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này với
các luật có liên quan về cùng một nội dung thì áp dụng quy định của Luật này,
trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Trường hợp các luật có liên
quan được ban hành sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành có quy định
thuận lợi hơn về ưu đãi đầu tư, điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư thì áp dụng
quy định của các luật có liên quan.
5. Trường hợp điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (sau đây gọi là điều ước quốc
tế) có quy định khác với quy định tại Luật này và luật khác có liên quan thì áp
dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ trường hợp quy định tương ứng
của Luật này và luật khác có liên quan thuận lợi hơn về ưu đãi đầu tư, điều kiện
đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
được thành lập và hoạt động tại đặc khu.
6. Nguyên tắc áp dụng pháp luật Việt Nam và điều ước quốc
tế quy định tại khoản 5 Điều này không được cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa
vụ của Việt Nam theo các điều ước quốc tế.
Điều 6. Áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập
quán quốc tế đối với các hợp đồng dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động có yếu
tố nước ngoài
1. Đối với các hợp đồng
dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động được ký kết giữa tổ chức, cá nhân có
trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên tham gia
là tổ chức, cá nhân nước ngoài, các bên được thỏa thuận trong hợp đồng việc
áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế.
Trường hợp đối tượng của hợp đồng là bất động sản tại Việt
Nam hoặc hợp đồng lao động ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động,
hợp đồng tiêu dùng ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người tiêu dùng theo
quy định của pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam.
2. Việc áp dụng pháp
luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế theo quy định tại khoản 1 Điều
này không được gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật
và không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam.
Điều 7. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động
đầu tư kinh doanh
1. Tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc
khu được giải quyết theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật có liên
quan, điều ước quốc tế, quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động
đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước
ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giải quyết thông qua một
trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Trọng tài Việt Nam;
b) Trọng tài nước ngoài;
c) Trọng tài quốc tế;
d) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập;
đ) Tòa án Việt Nam.
3. Ngoài các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều
này, tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên
quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên
là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài,
trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo
quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu được
giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế có liên quan có quy định
khác.
5. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán
quyết của Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế, Trọng tài do các bên tranh
chấp thỏa thuận thành lập được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phù hợp với
quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, điều ước quốc tế.
Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự
của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế,
Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập không được gây phương hại
đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức
khỏe của cộng đồng theo quy định của luật và không được trái với những nguyên tắc
cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam.
Chương II: QUY HOẠCH ĐẶC KHU
Điều 8. Quy hoạch đặc khu trong hệ thống quy
hoạch quốc gia
1. Quy hoạch đặc khu thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia,
được lập trên toàn bộ không gian lãnh thổ của đặc khu.
2. Mỗi đặc khu chỉ có một quy hoạch tổng thể, được xây dựng
phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, có tính kết nối với các quy hoạch khác
trong hệ thống quy hoạch quốc gia.
3. Thời kỳ quy hoạch đặc khu do Thủ tướng Chính phủ quyết
định trên cơ sở đề xuất của cơ quan lập quy hoạch, phù hợp với thời kỳ quy hoạch
tổng thể quốc gia.
Điều 9. Nội dung quy hoạch đặc khu
1. Yêu cầu về nội dung quy hoạch:
a) Đáp ứng các yêu cầu về nội dung quy hoạch theo quy định
của Luật Quy hoạch;
b) Phù hợp với định hướng phát triển, ngành, nghề ưu
tiên phát triển tại đặc khu;
c) Bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, lợi
ích của cộng đồng và nhu cầu của các nhà đầu tư tại đặc khu;
d) Bảo đảm tính cạnh tranh quốc tế của đặc khu.
2. Quy hoạch đặc khu gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội của đặc khu; dự báo các yếu tố, xu hướng phát triển trong nước và trên thế
giới tác động đến định hướng phát triển, ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc
khu;
b) Quan điểm, mục tiêu và phương án phát triển của đặc
khu cho từng thời kỳ;
c) Phương án phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên,
phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội;
d) Phương án phân bố không gian cho các hoạt động kinh
tế - xã hội, dân sinh, quốc phòng, an ninh;
đ) Phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu hành chính,
khu chức năng và theo loại đất;
e) Phương án bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng, bảo
vệ tài nguyên, đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến
đổi khí hậu trên địa bàn;
g) Định hướng thu hút dự án đầu tư vào đặc khu;
h) Giải pháp và các nguồn lực thực hiện quy hoạch;
i) Hệ thống sa đồ, sơ đồ, bản đồ, hệ thống dữ liệu
thuyết minh cho quy hoạch.
Điều 10. Lập quy hoạch đặc khu
1. Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có đặc khu (sau đây gọi là Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh) lập quy hoạch đặc khu lần đầu.
2. Chủ tịch Ủy ban
nhân dân đặc khu lập quy hoạch đặc khu cho thời kỳ quy hoạch đặc khu tiếp theo.
3. Quy hoạch đặc khu được lập căn cứ vào chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch đặc khu thời kỳ
trước.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc
khu (sau đây gọi là cơ quan lập quy hoạch) tổ chức lập quy hoạch đặc khu theo
trình tự sau đây:
a) Xác định nhiệm vụ lập quy hoạch đặc khu;
b) Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đặc khu theo
quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp tổ chức tư vấn có ý tưởng quy hoạch
và giải pháp thực hiện được tuyển chọn có đủ điều kiện năng lực theo quy định của
pháp luật có liên quan thì được chỉ định thầu;
c) Xây dựng quy hoạch đặc khu;
d) Lấy ý kiến về quy hoạch đặc khu;
đ) Tổ chức tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh quy hoạch đặc
khu;
e) Gửi hồ sơ để cơ quan có thẩm quyền thẩm định;
g) Tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định, hoàn chỉnh quy
hoạch đặc khu;
h) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, thông qua
quy hoạch đặc khu;
i) Trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
Điều 11. Lấy ý kiến về quy hoạch đặc khu
1. Cơ quan lập quy hoạch đặc khu có trách nhiệm lấy ý kiến
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan, chuyên gia, nhà khoa học,
nhà đầu tư chiến lược, cộng đồng dân cư sinh sống tại đặc khu về quy hoạch đặc
khu.
2. Hình thức lấy ý kiến:
a) Việc lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ
chức có liên quan, chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư chiến lược được thực hiện
bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của
cơ quan lập quy hoạch. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến có trách nhiệm
trả lời bằng văn bản;
b) Việc lấy ý kiến cộng
đồng dân cư sinh sống tại đặc khu được thực hiện bằng hình thức đăng tải trên cổng
thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch, niêm yết, trưng bày tại nơi công cộng;
c) Ngoài các hình thức quy định tại điểm a và điểm b khoản
này, cơ quan lập quy hoạch có thể lấy ý kiến bằng hình thức phát phiếu điều tra
phỏng vấn, tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc các hình thức phù hợp khác.
3. Cơ quan lập quy hoạch quyết định thời hạn lấy ý kiến,
nhưng không ít hơn 30 ngày kể từ ngày gửi xin ý kiến hoặc ngày đăng tải, niêm yết,
trưng bày.
4. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp; công khai ý kiến đóng góp và việc tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp; hoàn chỉnh quy hoạch để trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, thông qua, phê duyệt quy hoạch.
4. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp; công khai ý kiến đóng góp và việc tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp; hoàn chỉnh quy hoạch để trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, thông qua, phê duyệt quy hoạch.
Điều 12. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch đặc
khu
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định để
thẩm định quy hoạch đặc khu.
Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
làm Chủ tịch Hội đồng; thành viên Hội đồng gồm đại diện các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
các nhà khoa học, chuyên gia độc lập, tổ chức và cá nhân.
2. Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng thẩm định, cơ quan lập
quy hoạch tiếp thu, hoàn chỉnh quy hoạch đặc khu, trình Hội đồng nhân dân cùng
cấp thông qua trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 13. Công bố và thực hiện quy hoạch đặc
khu
1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày quy hoạch đặc khu được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu công bố quy hoạch
đặc khu, trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của
pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Hình thức công bố quy hoạch đặc khu được thực hiện theo
quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Chủ tịch Ủy ban
nhân dân đặc khu có trách nhiệm tổ chức triển khai quy hoạch; tổ chức
lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch chi tiết để thực hiện quy hoạch đặc khu
theo quy định của Chính phủ.
3. Hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế - xã
hội tại đặc khu phải phù hợp với quy hoạch đặc khu đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
Điều 14. Điều chỉnh quy hoạch đặc khu
1. Việc điều chỉnh quy hoạch đặc khu được thực hiện phù hợp với nguyên tắc và các căn cứ điều chỉnh quy hoạch được quy định tại Luật Quy hoạch.
Điều 14. Điều chỉnh quy hoạch đặc khu
1. Việc điều chỉnh quy hoạch đặc khu được thực hiện phù hợp với nguyên tắc và các căn cứ điều chỉnh quy hoạch được quy định tại Luật Quy hoạch.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch được
thực hiện theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập quy hoạch quy định tại Luật
này.
Điều 15. Chi phí lập quy hoạch đặc khu
Chi phí lập quy hoạch đặc
khu được bảo đảm từ nguồn vốn ngân sách địa phương, nguồn hỗ trợ từ ngân sách
trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Chương III: CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC BIỆT VỀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI ĐẶC KHU
Mục 1: ĐẦU TƯ KINH DOANH
Điều 16. Ngành, nghề ưu tiên phát triển tại
đặc khu
1. Tại đặc khu Vân Đồn ưu tiên phát triển các ngành, nghề:
công nghệ cao; công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; du lịch và công nghiệp văn
hóa; cảng hàng không, cảng biển,
thương mại.
Danh mục ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu Vân
Đồn được quy định tại Phụ lục 1 của Luật này.
2. Tại đặc khu Bắc Vân Phong ưu tiên phát triển các
ngành, nghề: công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chính xác; cảng biển; du lịch, khách sạn; trung tâm
thương mại - tài chính.
Danh mục ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu Bắc
Vân Phong được quy định tại Phụ lục 2 của Luật này.
3. Tại đặc khu Phú Quốc ưu tiên phát triển các ngành,
nghề: du lịch, khách sạn; thương mại, hội nghị, triển lãm, quản lý tài sản; y tế,
giáo dục, nghiên cứu và phát triển.
Danh mục ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu Phú
Quốc được quy định tại Phụ lục 3 của Luật này.
4. Trường hợp xuất hiện các yếu tố quan trọng tác động tới
định hướng phát triển của đặc khu, Thủ tướng Chính
phủ quyết định điều chỉnh ngành, nghề ưu tiên phát triển đối với từng
đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Điều 17. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện
1. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại
đặc khu được quy định tại Phụ lục 4 của Luật này.
2. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu trong những ngành,
nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 và Phụ lục 3 của Luật
này không phải đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, hình thức đầu tư,
phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều
kiện khác áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại các luật, pháp lệnh,
nghị định và điều ước quốc tế có liên quan.
3. Nhà đầu tư có
đăng ký đầu tư tại đặc khu, tổ chức kinh tế thành lập tại đặc khu có quyền
thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài theo quy định
của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật của nước sở tại.
Trường hợp nhà đầu tư có đăng ký đầu tư tại đặc khu, tổ
chức kinh tế thành lập tại đặc khu thực hiện hoạt động đầu tư ngoài phạm vi đặc
khu thì phải tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu
tư, các luật, pháp lệnh, nghị định, điều ước quốc tế có liên quan và không được
hưởng ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo quy định của Luật này đối với hoạt động
đầu tư ngoài đặc khu.
Việc cung cấp ra ngoài phạm vi đặc khu sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ của nhà đầu tư, tổ chức kinh tế hoạt động tại đặc khu trong các
ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy
định của Luật Đầu tư nhưng không thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh
có điều kiện tại đặc khu theo quy định của Luật này được thực hiện theo quy định
của Chính phủ.
4. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý
nhà nước tại từng đặc khu, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân đặc khu rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
a) Không áp dụng một hoặc một số ngành, nghề thuộc Danh
mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu quy định tại khoản 1
Điều này tại khu chức năng thuộc đặc khu;
b) Sửa đổi, bãi bỏ một hoặc một số điều kiện đầu tư kinh
doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng tại đặc khu hoặc
khu chức năng thuộc đặc khu.
Điều 18. Hình thức đầu tư
1. Nhà đầu tư có quyền đầu tư theo các hình thức sau
đây:
a) Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại đặc khu;
b) Thực hiện dự án đầu tư tại đặc khu;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn
góp của tổ chức kinh tế có trụ sở chính tại đặc khu;
d) Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh
doanh với tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đặc khu;
đ) Đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư
giữa nhà đầu tư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu;
e) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật
và điều ước quốc tế có liên quan.
2. Ngoài các hình thức
đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư có quyền đề xuất thực hiện
hình thức đầu tư khác tại đặc khu phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với
nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định việc thực hiện
hình thức đầu tư quy định tại khoản này trên cơ sở đề xuất của nhà đầu tư và ý
kiến của Ban tư vấn, hỗ trợ phát triển đặc khu.
Điều 19. Thành lập tổ chức kinh tế tại đặc
khu
1. Tổ chức, cá nhân
có quyền thành lập tổ chức kinh tế tại đặc khu theo quy
định của pháp luật.
2. Nhà đầu tư nước
ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không bắt buộc phải có dự án đầu
tư trước khi thành lập tổ chức kinh tế tại đặc khu.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập tổ chức kinh tế,
chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức kinh tế được thực hiện tại Trung tâm
hành chính công đặc khu theo quy định của pháp luật tương ứng đối với từng loại
hình tổ chức kinh tế.
Hồ sơ đăng ký thành lập
tổ chức kinh tế không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
4. Chủ tịch Ủy ban
nhân dân đặc khu cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng
ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện đặt tại đặc khu.
5. Tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều này chỉ được
thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài phạm vi đặc khu sau khi có ít nhất
một dự án đầu tư tại đặc khu được triển khai thực hiện.
Điều 20. Dự án đầu tư tại đặc khu thuộc diện
quyết định chủ trương đầu tư
1. Dự án đầu tư tại đặc khu không phải thực hiện thủ tục
quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, trừ dự án đầu tư
công và các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại đặc khu thực hiện thủ
tục quyết định chủ trương đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của
Quốc hội theo quy định của Luật Đầu tư;
b) Dự án đầu tư kinh
doanh cá cược, đặt cược, casino.
3. Việc quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu
tư quy định khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư và
pháp luật có liên quan; đối với trường hợp thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thì Chủ tịch Ủy ban
nhân dân đặc khu cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn
01 ngày kể từ ngày nhận được quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm
quyền.
Điều 21. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư tại đặc khu
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại đặc khu quy định tại
khoản 1 Điều 20 của Luật này phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Thủ
tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư;
b) Dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Luật Đầu tư;
c) Dự án thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thực hiện
theo trình tự sau đây:
a) Nhà đầu tư gửi hồ sơ dự án đầu tư quy định tại khoản
3 Điều này đến Trung tâm hành chính công đặc khu;
b) Chủ tịch Ủy ban
nhân dân đặc khu tổ chức đánh giá hồ sơ dự án đầu tư theo các nội
dung quy định tại khoản 4 Điều này và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho
nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư; trường
hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do;
c) Chủ tịch Ủy ban
nhân dân đặc khu có trách nhiệm lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và
Môi trường trong trường hợp dự án đầu tư thuộc Danh mục các loại hình sản xuất
công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao quy định tại Phụ lục 5 của Luật
này; quyết định việc lấy ý kiến các Bộ, ngành, cơ quan liên quan trong trường hợp
cần thiết đối với các dự án đầu tư khác trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư.
Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời
hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến. Trong trường hợp
này, thời gian lấy ý kiến không tính vào thời hạn quy định tại điểm b khoản
này.
3. Hồ sơ dự án đầu tư gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
b) Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Đề xuất dự án đầu tư gồm những nội dung sau: mục tiêu
đầu tư, địa điểm, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, bảo đảm
tài chính cho dự án; thời hạn, tiến độ đầu tư; nhu cầu sử dụng đất hoặc sử dụng
địa điểm đầu tư; phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
nhu cầu, giải pháp về lao động; công nghệ dự kiến sử dụng; các giải pháp bảo vệ
môi trường; đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có); tác động và hiệu quả kinh tế
- xã hội của dự án;
d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính
02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết
hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà
đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp
pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ dự án đầu tư và các văn bản gửi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
4. Nội dung đánh giá hồ sơ dự án đầu tư tại đặc khu gồm:
a) Thông tin về nhà đầu tư;
b) Mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án;
c) Việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước
ngoài (nếu có);
d) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch, định hướng
và yêu cầu phát triển của đặc khu;
đ) Khả năng tạo việc làm và đóng góp ngân sách nhà nước
của dự án;
e) Ưu đãi đầu tư, điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu
có);
g) Căn cứ pháp lý về quyền sử dụng địa điểm đối với dự
án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
h) Nhu cầu, điều kiện sử dụng đất theo quy định của pháp
luật về đất đai và pháp luật có liên quan đối với dự án đề nghị Nhà nước giao đất,
cho thuê đất, cho thuê mặt nước, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất;
i) Khả năng giải
phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
k) Đánh giá về công nghệ đối với dự án có sử dụng công
nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về
chuyển giao công nghệ.
5. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư đồng thời với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư gửi hồ sơ dự án đầu
tư theo quy định của Luật này và hồ sơ đăng ký thành lập tổ chức kinh tế đến
Trung tâm hành chính công đặc khu để được giải quyết theo quy định tại Luật
này.
6. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục cấp Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư quy định tại Điều này.
Điều 22. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
tại đặc khu theo thủ tục rút gọn
1. Đối với dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất,
cho thuê đất, cho thuê mặt nước, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân đặc khu không phải thực hiện đánh giá nội dung quy định tại các
điểm a, b, đ, h và i khoản 4 Điều 21 của Luật này; cấp Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư.
2. Đối với dự án đầu
tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho thuê mặt nước, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thực hiện
theo thủ tục rút gọn trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư thuộc Danh mục dự án thu hút đầu tư của
đặc khu: Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu không phải thực hiện nội dung đánh
giá quy định tại các điểm b, d, đ và e khoản 4 Điều 21 của Luật này; cấp Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
hồ sơ dự án đầu tư; đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 6.000 tỷ đồng
thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 07 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được hồ sơ dự án đầu tư;
b) Dự án đầu tư của nhà đầu tư chiến lược quy định tại
điểm d khoản 5 Điều 3 của Luật này: Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu không phải
thực hiện đánh giá nội dung quy định tại các điểm a, b, e khoản 4 Điều 21 của
Luật này; cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 10 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư;
c) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển tại
các đặc khu quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3 của Luật này: Chủ tịch
Ủy ban nhân dân đặc khu không phải thực hiện đánh giá nội dung quy định tại điểm
đ và điểm e khoản 4 Điều 21 của Luật này; cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư; đối với
dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 6.000 tỷ đồng thì thời hạn cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu
tư.
Điều 23. Dự án đầu tư tại đặc khu không thuộc
diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Đối với các dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định
tại các điều 20, 21 và 22 của Luật này, nhà đầu tư tự chủ quyết định hoạt động
đầu tư kinh doanh phù hợp với quy định tại Luật này, pháp luật về quy hoạch,
xây dựng, bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.
Điều 24. Điều chỉnh dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư
1. Khi có nhu cầu điều chỉnh dự án đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
1. Khi có nhu cầu điều chỉnh dự án đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Hồ sơ đề xuất điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư;
b) Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm
đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
c) Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu
tư (nếu có);
d) Tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật này
liên quan đến các nội dung điều chỉnh.
3. Nhà đầu tư gửi hồ sơ đề xuất điều chỉnh Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư đến Trung tâm hành chính công đặc khu. Trong thời hạn 07 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu xem xét, quyết định
việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối
phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Điều 25. Thủ tục đăng ký thực hiện các hình
thức đầu tư khác
1. Nhà đầu tư thực
hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế có
trụ sở chính tại đặc khu và thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định tại khoản
3 Điều này trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn
góp của tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện tại đặc khu áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu
tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều này nắm giữ từ 51% vốn
điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế có trụ sở chính tại đặc khu.
2. Tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau
đây phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với
nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức
kinh tế có trụ sở chính tại đặc khu:
a) Có nhà đầu tư nước
ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là
cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm
giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định
tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
3. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và
thay đổi thành viên, cổ đông đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
này được thực hiện đồng thời tại Trung tâm hành chính công đặc khu.
Trường hợp đáp ứng các điều kiện đầu tư đối với nhà đầu
tư nước ngoài thì Trung tâm hành chính công đặc khu tiến hành đăng ký theo quy
định của pháp luật có liên quan; trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì
thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
4. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản
1 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên tại Trung tâm hành
chính công đặc khu theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn
góp của tổ chức kinh tế có trụ sở chính tại đặc khu. Trường hợp có nhu cầu đăng
ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực
hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp
tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đặc khu
thực hiện đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 22 của Luật này, trừ hợp đồng hợp
tác kinh doanh được ký kết theo quy định của pháp luật về dân sự giữa các nhà đầu
tư trong nước để thực hiện dự án đầu tư mà theo quy định của pháp luật về đầu
tư không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh được lập theo quy định của
pháp luật về đầu tư và gửi kèm theo hồ sơ dự án đầu tư.
6. Nhà đầu tư ký kết hợp đồng đối tác công tư với Chủ tịch
Ủy ban nhân dân đặc khu để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo,
nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp
dịch vụ công tại đặc khu không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu công bố Danh mục dự án
đầu tư thực hiện theo hình thức hợp đồng đối tác công tư tại đặc khu. Việc lựa
chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư
được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.
7. Hồ sơ, trình tự,
thủ tục thành lập tổ chức kinh tế và hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực
chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, dầu khí, vận tải hàng không thực hiện theo
quy định tương ứng của Luật Chứng khoán, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh
doanh bảo hiểm, Luật Dầu khí, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
8. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục đăng ký đầu tư
quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này.
Điều 26. Thủ tục khác trong hoạt động đầu tư
1. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư,
các thủ tục về đất đai, quy hoạch, xây dựng, môi trường được thực hiện theo quy
định của pháp luật có liên quan và Luật này. Trường hợp có nhu cầu và đáp ứng
các điều kiện có liên quan, nhà đầu tư có thể thực hiện đồng thời các thủ tục
quy định tại khoản này với thủ tục đăng ký đầu tư.
Chính phủ quy định việc thực hiện hoặc không thực hiện một
hoặc một số bước trong thủ tục về đất đai, quy hoạch, xây dựng, môi trường theo
quy định của pháp luật có liên quan đối với dự án đầu tư tại đặc khu.
2. Đối với các dự án phải ký quỹ theo pháp luật về đầu
tư, căn cứ vào tính chất của từng dự án và yêu cầu quản lý, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân đặc khu quyết định mức ký quỹ cao hơn quy định của pháp luật về đầu
tư, nhưng không quá 5% vốn đầu tư của dự án.
Điều 27. Thủ tục hành chính tích hợp và hệ thống thông
tin điện tử về đầu tư kinh doanh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có trách nhiệm:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có trách nhiệm:
1. Quy định tích hợp thủ tục, cơ chế liên thông giải quyết
thủ tục về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp và thủ tục khác trong hoạt động
đầu tư về đất đai, quy hoạch, xây dựng, môi trường, lao động, xuất khẩu, nhập
khẩu, hải quan, thương mại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc
khu tại Trung tâm hành chính công đặc khu;
2. Xây dựng hệ thống thông tin điện tử để thực hiện đăng
ký đầu tư, đăng ký kinh doanh và các thủ tục sau đầu tư liên quan khác qua mạng.
Điều 28. Danh mục dự án thu hút đầu tư
1. Căn cứ quy hoạch đặc khu đã được phê duyệt, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân đặc khu ban hành và công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư theo từng
thời kỳ.
2. Nội dung Danh mục dự án thu hút đầu tư gồm:
a) Tên dự án, mục tiêu, quy mô, địa điểm, dự kiến tiến độ
đầu tư; trích lục bản đồ đất đai, thông tin quy hoạch liên quan;
b) Hình thức đầu tư; định hướng lựa chọn nhà đầu tư;
c) Ưu đãi đầu tư và các hỗ trợ đầu tư khác (nếu có);
d) Trình tự, thủ tục thực hiện dự án đầu tư.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có trách nhiệm chủ động
chuẩn bị các điều kiện sau đây để hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư thuộc
Danh mục dự án thu hút đầu tư:
a) Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án đầu
tư;
b) Phương án huy động nguồn lực và triển khai đầu tư hệ
thống kết cấu hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng khu tái định cư và các công trình khác
theo quy hoạch đặc khu ngoài hàng rào dự án đầu tư;
c) Kế hoạch triển khai, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện đồng
bộ các thủ tục liên quan đến đất đai, xây dựng, môi trường, lao động, xuất nhập
khẩu, hải quan, thương mại và các thủ tục liên quan khác.
Điều 29. Khu thương mại tự do tại đặc khu
1. Khu thương mại tự
do tại đặc khu thực hiện các hoạt động kinh doanh, dịch vụ sau
đây:
a) Tạm nhập, tái xuất
hoặc tạm xuất, tái nhập, quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển hàng hóa; cung cấp
dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Kinh doanh hàng miễn thuế;
c) Trưng bày, giới thiệu, triển lãm hàng hóa và dịch vụ;
d) Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics;
đ) Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng
gói hàng xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp dịch vụ liên quan.
2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra, vào khu thương mại
tự do của các doanh nghiệp có dự án đầu tư tại khu thương mại tự do được ưu
tiên về thủ tục hải quan, thời hạn nộp thuế như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu của doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của pháp luật về hải quan và pháp
luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại khu thương mại tự do không
phải đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, hình thức đầu tư, phạm vi
hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện
khác áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại các luật, pháp lệnh,
nghị định và điều ước quốc tế có liên quan.
4. Thủ tướng Chính
phủ quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của khu thương mại tự do.
Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư
chiến lược
1. Nhà đầu tư chiến lược có quyền sau đây:
a) Được ưu tiên lựa chọn thực hiện dự án đầu tư trên
cùng đặc khu trong trường hợp dự án đầu tư có từ hai nhà đầu tư trở lên quan
tâm đề xuất thực hiện; trường hợp có hai nhà đầu tư chiến lược trở lên quan tâm
đề xuất thực hiện thì việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp
luật có liên quan;
b) Được tham gia đầu tư kinh doanh, quản lý và vận hành
các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và khu chức
năng tại đặc khu theo hình thức đầu tư phù hợp với quy định tại Luật này;
c) Được ưu tiên hỗ trợ thủ tục đầu tư kinh doanh và thực
hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng;
d) Được tham gia lập
quy hoạch, xây dựng chính sách áp dụng tại đặc khu;
đ) Được tổ chức,
tham gia hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch vào đặc khu;
e) Trường hợp nhà đầu
tư chiến lược thực hiện đầu tư dự án khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí
tổng hợp có casino thì được tính tổng vốn đầu tư các dự án khác trên địa bàn đặc
khu và các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối tới đặc khu do nhà đầu tư chiến
lược thực hiện, nhưng không quá 50% vốn đầu tư dự án khu dịch vụ, du lịch và
vui chơi giải trí tổng hợp có casino để làm căn cứ xác định khả năng đáp ứng điều
kiện về quy mô vốn, việc giải ngân vốn đầu tư theo quy định của pháp luật về
casino.
2. Nhà đầu tư chiến lược có nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện dự án đầu tư theo các nội dung quy
định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Thực hiện cam kết
về việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, hiện đại, thân thiện với môi trường,
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, gắn bó lợi ích lâu dài với đặc khu;
c) Hỗ trợ Chủ tịch Ủy
ban nhân dân đặc khu huy động nguồn lực để thực hiện quy hoạch, đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào đặc khu;
d) Cung cấp các dịch vụ theo cam kết.
3. Nhà đầu tư chiến lược chỉ được hưởng ưu đãi đầu tư và
chính sách đặc thù áp dụng đối với nhà đầu tư chiến lược quy định tại Luật này
kể từ khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc
khu xác nhận bằng văn bản đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhà đầu tư
chiến lược.
Trường hợp trong quá trình triển khai dự án, nhà đầu tư
không đáp ứng các điều kiện nhà đầu tư chiến lược thì cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xem xét điều chỉnh ưu đãi đầu tư, các chính sách đặc thù áp dụng đối với
nhà đầu tư chiến lược. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về các hậu quả phát sinh do
không thực hiện đúng cam kết của mình.
Điều 31. Hỗ trợ phát triển khởi nghiệp sáng
tạo, nghiên cứu và phát triển
1. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng khu hỗ
trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển và thành lập quỹ đầu
tư khởi nghiệp sáng tạo tại đặc khu.
2. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách của đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định
các hình thức hỗ trợ đầu tư xây dựng, vận hành khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo,
trung tâm nghiên cứu và phát triển tại đặc khu.
Mục 2: ĐẤT ĐAI, XÂY DỰNG, ĐẤU THẦU, MÔI TRƯỜNG VÀ
PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG
Điều 32. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất tại đặc khu
Điều 32. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất tại đặc khu
1. Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề
xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng
đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt,
thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính
phủ quyết định.
2. Tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư
được thế chấp tài sản gắn liền với đất thuê tại đặc khu thuộc sở hữu của mình tại
tổ chức tín dụng nước ngoài có hiện diện thương mại tại Việt Nam để vay vốn đầu
tư.
Trường hợp xử lý tài sản thế chấp, bên nhận thế chấp chỉ được
chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê tại đặc khu cho đối tượng đủ điều
kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Việc sử dụng đất tại đặc khu phải phù hợp với quy hoạch
đặc khu và các quy hoạch chi tiết để thực hiện quy hoạch đặc khu.
4. Tranh chấp về đất đai tại đặc khu được giải quyết tại
Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và
quy định tại Luật này.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thu hồi đất để thực
hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng mà phải
thu hồi đất tại đặc khu sau đây:
Điều 33. Quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá
nhân nước ngoài tại đặc khu
1. Đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài
được sở hữu nhà ở tại đặc khu được thực hiện theo quy định của pháp luật
về nhà ở.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu
nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về nhà ở có quyền:
a) Sở hữu nhà ở thông qua đầu tư xây dựng nhà ở theo dự
án tại đặc khu theo Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Sở hữu nhà ở thương mại, bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở
riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc
phòng, an ninh theo quy hoạch đặc khu, thông qua các hình thức mua, thuê mua,
nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân.
3. Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá
nhân nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở và quy định của
Luật này.
Điều 34. Quyền sở hữu căn hộ khách sạn, biệt
thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng và đủ điều kiện
được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về nhà ở thì được sở hữu căn hộ
khách sạn (condotel), biệt thự nghỉ dưỡng (resort villa), văn phòng làm việc kết
hợp lưu trú (officetel) và các loại hình tương tự khác thông qua các hình thức
mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân sở hữu bất động sản trong dự án đầu tư xây dựng bất động sản
tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy hoạch
đặc khu.
2. Quyền, nghĩa vụ về đất đai của nhà đầu tư và của người
sở hữu căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu
trú và các loại hình tương tự khác được xác định tương ứng với hình thức giao đất,
cho thuê đất của dự án đầu tư xây dựng bất động sản theo quy định của pháp luật
về đất đai.
3. Chính phủ quy định quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá
nhân nước ngoài sở hữu bất động sản quy định tại Điều này.
Điều 35. Cấp giấy phép xây dựng và thẩm định
dự án đầu tư xây dựng tại đặc khu
1. Công trình xây dựng tại đặc khu đáp ứng các điều kiện
sau đây không phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng:
a) Thuộc dự án đầu tư xây dựng tại đặc khu đã có quy hoạch
chi tiết về xây dựng tỷ lệ 1/500 được phê duyệt;
b) Đã được thẩm định thiết kế xây dựng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có thẩm quyền:
a) Cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy
phép xây dựng đối với tất cả các công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng
trong phạm vi địa giới hành chính của đặc khu;
b) Tổ chức thẩm định dự án, thiết kế cơ sở của dự án đầu
tư xây dựng nhóm A trở xuống sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài
ngân sách do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu hoặc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư trên địa bàn; thẩm định thiết kế cơ sở của
dự án đầu tư xây dựng công trình cấp I trở xuống sử dụng vốn khác được đầu tư
xây dựng trên địa bàn đặc khu;
c) Tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán
xây dựng (trường hợp thiết kế 2 bước); thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường
hợp thiết kế 3 bước) của dự án đầu tư xây dựng công trình cấp I trở xuống được
đầu tư xây dựng trên địa bàn đặc khu.
3. Cơ quan chuyên môn theo phân cấp của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có thẩm quyền chủ trì thẩm định dự án, thiết kế
và dự toán xây dựng của dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn đặc khu thuộc
thẩm quyền thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Điều 36. Đấu thầu tại đặc khu
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu là người có thẩm quyền
trong lựa chọn nhà thầu đối với dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước thực hiện tại
đặc khu, trừ các dự án quan trọng quốc gia. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
đặc khu có thể uỷ quyền cho người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân đặc khu thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền đối với dự án nhóm B,
nhóm C và dự toán mua sắm thường xuyên.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu là cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác
công tư và dự án có sử dụng đất thực hiện tại đặc khu, trừ các dự án quan trọng
quốc gia. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có thể uỷ quyền cho người đứng đầu
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân đặc khu thực hiện trách nhiệm của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án nhóm B và nhóm C.
3. Trình tự, thủ tục, nội dung trong lựa chọn nhà thầu,
lựa chọn nhà đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện theo quy
định của pháp luật về đấu thầu.
Điều 37. Đánh giá tác động môi trường, kế hoạch
bảo vệ môi trường tại đặc khu
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu tổ chức thẩm định,
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư tại đặc khu
thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục 6 của Luật này mà theo quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường phải đánh giá tác động môi trường; xác nhận kế hoạch bảo vệ
môi trường của các dự án đầu tư tại đặc khu theo quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường thực hiện
theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Đối với các dự án thuộc đối tượng thực hiện đánh giá
tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, báo cáo
đánh giá tác động môi trường phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước
khi khởi công dự án đầu tư.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định việc
phân cấp, ủy quyền cho Trưởng Khu hành chính xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
của các dự án tại khu hành chính.
Điều 38. Phương thức phát triển hệ thống kết
cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
1. Nhà nước dành một phần vốn đầu tư
phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội và công trình bảo vệ môi trường quan trọng tại đặc khu.
2. Đối với các nhiệm vụ chi của ngân
sách nhà nước có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư của nhà đầu tư mà chưa bố
trí được vốn thì nhà đầu tư đã được lựa chọn theo quy định của pháp
luật được phép đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu về việc nhà đầu tư ứng
trước vốn để thực hiện và phương thức hoàn trả vốn ứng trước.
3. Các nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước quy định tại
khoản 2 Điều này bao gồm:
a) Bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng hệ thống kết cấu
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng khu tái định cư và các công trình khác ngoài hàng rào
dự án đầu tư của nhà đầu tư theo quy hoạch đặc khu;
b) Bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án của nhà đầu tư.
4. Nhà đầu tư được đề xuất các phương thức hoàn trả vốn ứng
trước quy định tại khoản 2 Điều này như sau:
a) Trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp của dự án;
b) Được Nhà nước thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện dự
án đầu tư khác theo hình thức xây dựng - chuyển giao đối với trường hợp quy định
tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Được tính vào vốn đầu tư của dự án đầu tư;
d) Trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp của
dự án đầu tư khác do nhà đầu tư thực hiện trên cùng địa bàn đặc khu theo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ đối với từng trường hợp cụ thể.
5. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, Hội đồng nhân
dân tỉnh nơi có đặc khu (sau đây gọi là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh), Hội đồng nhân dân đặc khu quyết định hỗ trợ ngân sách để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
khu chức năng thuộc đặc khu.
Mục 3: NGÂN SÁCH VÀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
Điều 39. Ngân sách đặc khu
1. Ngân sách đặc khu là một cấp ngân
sách thuộc hệ thống ngân sách nhà nước, tương đương ngân sách cấp huyện.
Nguồn thu, nhiệm vụ chi, việc lập dự toán, chấp hành và
quyết toán ngân sách đặc khu thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước
và Luật này.
2. Báo cáo quyết toán ngân sách đặc khu phải được kiểm
toán hằng năm trước khi Hội đồng nhân dân đặc khu phê chuẩn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có trách nhiệm gửi Kiểm toán nhà nước
báo cáo quyết toán ngân sách đặc khu.
Việc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách đặc khu được
thực hiện tương tự kiểm toán đối với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước cấp
tỉnh. Thời gian kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách đặc khu tối đa là 15
ngày.
3. Ngân sách nhà nước để lại toàn bộ số tăng thu nội địa tại
địa bàn đặc khu trong thời gian không quá 10 năm kể từ khi đặc khu được thành lập
để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình bảo vệ
môi trường quan trọng của đặc khu và thực hiện chính sách đặc thù theo quy định
của Luật này.
Số tăng thu nội địa được xác định trên cơ sở số thu nội
địa hằng năm so với số thu nội địa của năm liền kề trước năm đặc khu được thành
lập.
Riêng số thu nội địa quy định tại khoản này tại đặc khu
Phú Quốc không bao gồm số thu từ tiền sử dụng đất.
4. Căn cứ yêu cầu phát triển của từng đặc khu, ngân sách
trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách đặc khu để xây dựng hệ thống kết cấu
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình bảo vệ môi trường quan trọng của đặc
khu. Mức bổ sung đối với từng đặc khu do Quốc hội quyết định.
Căn cứ quy định của pháp luật về đầu tư công, Chính phủ
xây dựng Danh mục dự án đầu tư công xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội, công trình bảo vệ môi trường quan trọng của từng đặc khu để Quốc
hội xem xét, quyết định mức hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân
sách đặc khu.
5. Hằng năm, Chính phủ trình Quốc hội quyết định bổ sung
có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách đặc khu quy định tại khoản 4
Điều này thông qua ngân sách tỉnh. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao dự toán bổ sung có
mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách đặc khu.
6. Ngân sách đặc khu được bội chi để đầu tư các dự án
thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định bằng
các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các
khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật.
Mức bội chi của ngân sách đặc khu được tính trong mức bội
chi của ngân sách cấp tỉnh nơi có đặc khu đã được Quốc hội quyết định.
7. Mức dư nợ vay của ngân sách đặc khu quy định tại khoản
6 Điều này không vượt quá 70% số thu ngân sách đặc khu được hưởng theo
phân cấp. Thu ngân sách đặc khu được xác định trên cơ sở dự toán ngân sách đặc
khu được Hội đồng nhân dân đặc khu quyết định của năm dự toán.
Điều 40. Ưu đãi thuế thu nhập cá nhân
1. Miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời gian 05 năm nhưng
không quá năm 2030 và giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong các năm
tiếp theo đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh
phát sinh từ đặc khu của cá nhân làm việc tại đặc khu.
2. Miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời gian 10 năm nhưng
không quá năm 2030 và giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong các năm
tiếp theo đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh
phát sinh từ đặc khu của nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ
chuyên môn cao làm việc tại đặc khu.
3. Nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên
môn cao quy định tại khoản 2 Điều này được xác định theo quy định tại khoản 3
Điều 47 của Luật này.
Điều 41. Ưu đãi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1. Bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch tại khu
phi thuế quan, khu thương mại tự do, cửa hàng miễn thuế thuộc đặc khu:
a) Khách tham quan du lịch là người nước ngoài được mua hàng
miễn thuế tại khu phi thuế quan,
khu thương mại tự do, cửa hàng miễn thuế tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân phong
bằng định mức miễn thuế nhập khẩu đối với hành lý của người nhập cảnh cho từng
lần nhập cảnh theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu/01
người/01 ngày và không quá 04 lần trong 30 ngày liên tục.
Định mức mua hàng miễn thuế đối với khách tham quan du lịch là
người nước ngoài tại
khu phi thuế quan, khu thương mại tự do, cửa hàng miễn thuế tại đặc khu Phú quốc
bằng hai lần định mức quy định tại điểm này;
b) Khách tham quan du lịch là người Việt Nam có thời
gian lưu trú từ 01 ngày trở lên (trên 24 giờ) tại cơ sở lưu trú trên địa bàn
các đặc khu Vân đồn, Bắc Vân phong được mua hàng miễn thuế tại khu phi thuế
quan, khu thương mại tự do, cửa hàng miễn thuế tại đặc khu tương ứng bằng định
mức miễn thuế nhập khẩu đối với hành lý của người nhập cảnh cho từng lần nhập cảnh
theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu/01 người/01 ngày
và không quá 02 lần trong 30 ngày liên tục.
Định mức mua hàng miễn thuế đối với khách tham quan du lịch
là người Việt Nam tại khu phi thuế quan, khu thương mại tự do, cửa hàng miễn
thuế tại đặc khu Phú quốc bằng hai lần định mức quy định tại điểm này;
c) Hàng mua miễn thuế theo quy định tại điểm a và điểm b
khoản này được nhận ở khu cách ly đối với khách du lịch rời đặc khu bằng máy bay,
tàu biển; trường hợp rời đặc khu bằng đường bộ thì nhận hàng tại địa
điểm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quy định;
d) Quy định tại điểm b khoản này không áp dụng đối với người
làm việc thường xuyên và người ra, vào thường xuyên đặc khu.
2. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu
tư tại đặc khu được miễn thuế nhập khẩu, bao gồm:
a) Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời,
phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên
liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi
tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị;
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công
nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án;
c) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.
Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản này được áp dụng cho cả dự
án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng.
3. Miễn thuế nhập khẩu lần đầu đối với hàng hóa là trang
thiết bị nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được hoặc trong nước đã sản xuất được
nhưng chưa đáp ứng được quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chưa phù hợp cho dự
án đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 5 Điều
3 của Luật này;
b) Dự án đầu tư tại đặc khu Vân Đồn thuộc ngành, nghề ưu
tiên phát triển quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;
c) Dự án đầu tư tại đặc khu Bắc Vân Phong thuộc ngành,
nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;
d) Dự án đầu tư tại đặc khu Phú Quốc thuộc ngành, nghề
ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 3 của Luật này.
4. Nhà đầu tư có hàng hoá nhập khẩu thuộc chủng loại
trong nước đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật
hoặc chưa phù hợp cho dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này phải đăng ký
danh mục hàng hóa với Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có trách nhiệm phê duyệt
và thông báo danh mục hàng hóa cho cơ quan hải quan.
5. Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 07 năm kể từ khi bắt đầu
sản xuất của dự án đầu tư đối với
nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản
xuất của các dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này.
Việc miễn thuế quy định tại khoản này không áp dụng đối
với dự án sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt.
6. Hàng hóa là vật liệu xây dựng từ thị trường trong nước
xuất khẩu vào khu phi thuế quan thuộc đặc khu để xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng
kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chung trong khu phi thuế quan được miễn
thuế xuất khẩu.
Điều 42. Ưu đãi thuế giá trị gia tăng
Hàng hóa miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm a và
điểm b khoản 1, các khoản 2, 3 và 5 Điều 41 của Luật này thuộc đối tượng không
chịu thuế giá trị gia tăng.
Điều 43. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Dự án đầu tư tại đặc khu trong lĩnh
vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường được áp
dụng thuế suất 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án, miễn thuế 04 năm và giảm
50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
2. Trừ dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều
này, các dự án đầu tư tại đặc khu quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này được
hưởng thuế suất 10% trong thời gian 30 năm, miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế
phải nộp trong 09 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
3. Các dự án đầu tư tại đặc khu thuộc
ngành, nghề sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
trên địa bàn đặc khu được hưởng thuế suất 10% trong thời gian 10 năm, miễn thuế
02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 05 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập
chịu thuế.
4. Thu nhập từ dự án đầu tư kinh doanh bất
động sản trên địa bàn đặc khu được hưởng thuế suất 17% trong thời gian 10 năm kể
từ khi có thu nhập chịu thuế.
5. Các dự án đầu tư khác tại đặc khu không
thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được hưởng thuế
suất 10% trong thời gian 15 năm, miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp
trong 09 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
6. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc
Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển
giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân tại đặc khu được miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp.
7. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định
tại Điều này áp dụng đối với dự án đầu tư mới; đối với dự án đầu tư mở rộng thực
hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 44. Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt
1. Hàng hoá miễn thuế nhập khẩu theo
quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này thuộc đối tượng
không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
2. Hàng hoá nhập khẩu chưa qua quá trình sản
xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khi tái xuất
khẩu vào khu phi thuế quan thuộc đặc khu được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp.
3. Dịch vụ kinh doanh casino; trò chơi điện
tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy jackpot, máy slot và các loại máy tương
tự; dịch vụ kinh doanh đặt cược tại đặc khu được áp dụng mức thuế suất thuế
tiêu thụ đặc biệt 10% trong thời hạn 10 năm kể từ khi có doanh thu từ dịch vụ.
Hết thời hạn 10 năm, các dịch vụ này được áp dụng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc
biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Điều 45. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước
1. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa
cho cả thời hạn thuê đối với các dự án đầu tư tại đặc khu mà theo quy định của
pháp luật về đất đai hiện hành đang được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho
cả thời hạn thuê và các dự án sau đây:
a) Dự án đầu tư khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng
tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển tại đặc khu;
b) Dự án đầu tư tại đặc khu Phú Quốc thuộc
lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế đáp ứng điều kiện quy định tại Phụ
lục 3 của Luật này.
2. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa
không quá 30 năm đối với dự án đầu tư tại đặc khu thuộc Danh mục dự án cần thu
hút đầu tư theo hình thức xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề,
y tế, văn hóa, thể thao và môi trường, trừ dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản
1 Điều này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu ban hành
Danh mục dự án cần thu hút đầu tư theo hình thức xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo
dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường phù hợp với quy
hoạch đặc khu.
3. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa
30 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối với dự án đầu tư sau
đây tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong:
a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên
phát triển quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 của Luật này;
b) Dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm
d khoản 5 Điều 3 của Luật này.
4. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa
19 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối với dự án đầu tư sau
đây tại đặc khu Phú Quốc:
a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy
định tại Phụ lục 3 của Luật này, trừ dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, khu
nghỉ dưỡng cao cấp từ 4 sao trở lên, khách sạn từ 5 sao trở lên và dự án đầu tư
quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 5 Điều
3 của Luật này.
5. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối
đa 15 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối với dự án đầu tư
khác ngoài dự án đầu tư quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong
thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối
đa không quá 36 tháng kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quy định
tiêu chí xác định thời hạn miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước quy định tại Điều
này theo từng khu vực, lĩnh vực phù hợp với quy hoạch đặc khu; quyết định thời
hạn miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với từng trường hợp cụ thể.
Mục 4: LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ AN SINH XÃ HỘI
Điều 46. Chính sách đối với người lao động
1. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đặc khu có trách nhiệm
ưu tiên tuyển dụng, sử dụng lao động bị thu hồi đất, đối tượng tinh giản biên
chế, lao động khác là người thường trú tại đặc khu.
Ngoài ưu đãi được hưởng theo quy định của Luật này và
pháp luật có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quy định ưu đãi khác đối
với doanh nghiệp sử dụng lao động quy định tại khoản này.
2. Người lao động nước ngoài là chuyên gia, nhà quản lý,
giám đốc điều hành có thời gian làm việc dưới 60 ngày và thời gian cộng dồn
không quá 180 ngày/năm tại đặc khu không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật có thời gian làm
việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày/năm tại đặc khu không
thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo cho Chủ tịch Ủy
ban nhân dân đặc khu việc sử dụng lao động nước ngoài quy định tại khoản này;
không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, không
phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy
phép lao động.
3. Căn cứ đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của từng
đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quy định:
a) Tiêu chí cụ thể đối với lao động kỹ thuật là người nước
ngoài, nhưng không thấp hơn tiêu chí theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Tỷ lệ hoặc số lượng tối đa lao động kỹ thuật là người
nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp thuộc đặc khu theo ngành, nghề;
c) Việc sử dụng lao động là người nước ngoài không thuộc
đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này của nhà thầu nước ngoài tại đặc khu.
4. Mức lương tối thiểu áp dụng tại đặc khu do Chính phủ
quy định căn cứ vào tình hình phát triển của đặc khu trong từng thời kỳ.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu được sử dụng vốn đầu tư
phát triển nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình phúc
lợi cho người lao động có thu nhập thấp.
Điều 47. Chính sách đối với người làm việc tại
các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập ở đặc khu
1. Chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động làm việc trong các cơ quan của chính quyền địa phương ở đặc khu,
đơn vị sự nghiệp công lập của đặc khu được thực hiện theo các nguyên tắc sau
đây:
a) Tiền lương trả theo vị trí việc làm gắn với chức vụ,
chức danh;
b) Tiền lương tăng thêm được điều chỉnh theo mức độ phát
triển kinh tế và khả năng cân đối ngân sách của đặc khu;
c) Tiền lương bảo đảm tính cạnh tranh, phù hợp với thị
trường và khu vực doanh nghiệp;
d) Các khoản phụ cấp ngoài lương được xác định theo tính
chất, đặc điểm công việc.
đ) Tiền thưởng được hưởng trên cơ sở kết quả và mức độ
hoàn thành công việc.
2. Chính phủ quy định chế độ tiền lương đối với cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan của chính quyền
địa phương ở đặc khu, đơn vị sự nghiệp công lập của đặc khu.
Căn cứ quy định của Chính phủ, mức độ phát triển kinh tế
và khả năng cân đối ngân sách của đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết
định hệ số tiền lương tăng thêm; ban hành quy chế tiền thưởng thực hiện tại đặc
khu.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định ký hợp đồng
lao động hoặc ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan của chính quyền địa phương ở
đặc khu ký hợp đồng lao động với nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia trong nước
và ngoài nước có trình độ chuyên môn cao trên cơ sở thỏa thuận mức thù lao phù
hợp với công việc được giao.
Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí xác định đối tượng
nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao cần thu hút
làm việc tại đặc khu.
4. Công chức hợp đồng có thời gian làm việc 05 năm liên
tục trở lên tại các cơ quan của chính quyền địa phương ở đặc khu, khi chuyển
công tác sang các cơ quan, tổ chức khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội thì được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển.
5. Cán bộ, công chức trong các cơ quan của chính quyền địa
phương ở đặc khu có cam kết làm việc ít nhất trong thời gian 10 năm tại đặc khu
được hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu được sử dụng nguồn
chi thường xuyên của ngân sách đặc khu và các khoản thu hợp pháp khác theo quy
định của pháp luật để thực hiện các chính sách quy định tại Điều này.
7. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập tại đặc khu không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này để phù hợp với mức độ phát triển kinh tế tại đặc khu.
7. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập tại đặc khu không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này để phù hợp với mức độ phát triển kinh tế tại đặc khu.
Điều 48. Hỗ trợ đào tạo nghề
1. Dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng tại đặc khu
được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ,
kỹ năng nghề cho người lao động thường trú tại đặc khu làm việc cho dự án đầu
tư trong thời gian 02 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động, trong đó ưu tiên
lao động nữ, lao động bị thu hồi đất, đối tượng tinh giản biên chế.
2. Việc hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề theo quy định tại
khoản 1 Điều này được thực hiện thông qua các cơ sở giáo dục nghề nghiệp do nhà
đầu tư lựa chọn và theo phương thức cùng chia sẻ chi phí đào tạo nghề giữa Nhà
nước và nhà đầu tư.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu xác định nhu cầu, đối
tượng người lao động và quyết định phương thức hỗ trợ, mức hỗ trợ chi phí đào tạo
nghề quy định tại Điều này theo từng giai đoạn căn cứ vào trình độ phát triển tại
đặc khu.
Mục 5: CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC BIỆT KHÁC
Điều 49. Chính sách về tiền tệ, ngân hàng và
ngoại hối
1. Căn cứ vào quy hoạch đặc khu trong từng thời kỳ, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam trình Chính phủ quyết định các chính sách đặc thù về tiền
tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối áp dụng tại từng đặc khu để hỗ trợ sự phát
triển của đặc khu và nền kinh tế trên cơ sở bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức
tín dụng, an ninh tiền tệ quốc gia.
2. Trong phạm vi khu thương mại tự do, khu chế xuất, khu
phi thuế quan và các khu chức năng khác được áp dụng quy chế khu phi thuế quan
tại đặc khu, các giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá,
ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú,
người không cư trú được thực hiện
bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn các trường
hợp được sử dụng ngoại tệ quy định tại khoản này.
Điều 50. Thủ tục hải quan
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra, vào đặc khu của doanh
nghiệp có dự án đầu tư sau đây được áp dụng thủ tục hải quan như đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của pháp luật về
hải quan:
1. Dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 5 Điều
3 của Luật này;
2. Dự án đầu tư tại đặc khu Vân Đồn thuộc ngành, nghề ưu
tiên phát triển quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;
3. Dự án đầu tư tại đặc khu Bắc Vân Phong thuộc ngành,
nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;
4. Dự án đầu tư tại đặc khu Phú Quốc thuộc ngành, nghề
ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 3 của Luật này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết Điều này.
Điều 51. Nhập cảnh, đi lại và cư trú
1. Người nước ngoài nhập cảnh với mục đích vào đặc khu được miễn
thị thực với thời gian tạm trú tại đặc khu không quá 60 ngày nếu hộ chiếu còn
thời hạn sử dụng ít nhất 90 ngày; trường hợp có nhu cầu đến các địa phương khác
ngoài đặc khu thì phải được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đặc khu hoặc đơn vị
kiểm soát xuất nhập cảnh cấp thị thực theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh,
quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
2. Người nước ngoài nhập cảnh đặc khu được tạm trú không quá 60
ngày tại đặc khu trong các trường hợp sau đây:
a) Thuộc diện miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà thời hạn tạm
trú dưới 60 ngày;
b) Sử dụng thị thực, thẻ tạm trú, giấy miễn thị thực, thẻ doanh
nhân APEC còn thời hạn dưới 60 ngày.
3. Người nước ngoài nhập cảnh với mục đích vào đặc khu thuộc diện
phải có thị thực nhưng không thuộc Danh sách các nước có công dân được thí điểm
cấp thị thực điện tử có thể được cấp thị thực điện tử theo quy định của Chính
phủ.
Điều 52. Vận chuyển hàng không quốc tế kết hợp
nhiều điểm
1. Hãng hàng không nước ngoài được phép tham gia vận chuyển
hàng không quốc tế có ít nhất hai điểm đến hoặc hai điểm đi trong lãnh thổ Việt
Nam, trong đó có ít nhất một điểm đến hoặc một điểm đi tại đặc khu.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc vận
chuyển quốc tế kết hợp nhiều điểm đến quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 53. Người chơi casino
Người Việt Nam được phép vào chơi casino tại điểm kinh doanh
casino tại đặc khu theo quy định của pháp luật về casino.
Điều 54. Cơ chế, chính sách đặc biệt khác tại
đặc khu Vân Đồn
1. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân đặc khu Vân Đồn quyết định việc hỗ trợ các hoạt động: nghiên cứu,
sản xuất thử nghiệm, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;
ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; xây dựng hạ tầng kỹ
thuật công nghệ cao, đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân lực công nghệ
cao.
2. Các hãng hàng không mở mới các tuyến bay đến và đi tại Cảng
hàng không Vân Đồn được hỗ trợ phí cất hạ cánh, chi phí sân đỗ máy bay và chi
phí liên quan tối đa bằng 30% tổng giá vé của chuyến bay trong 06 tháng đầu
tiên kể từ khi mở đường bay mới đến Cảng hàng không Vân Đồn, nhưng tối đa
không quá 03 tỷ đồng/tuyến.
Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân đặc khu Vân Đồn quyết định đối tượng và mức hỗ trợ cụ thể.
3. Người nước ngoài hoạt động trong ngành công nghiệp văn
hóa tại đặc khu Vân Đồn đáp ứng điều kiện quy định tại Phụ lục 1 của Luật này
được cấp thị thực có giá trị nhiều lần với thời hạn 12 tháng; trường hợp có giấy
phép lao động thì thời hạn thị thực phù hợp thời hạn của giấy phép lao động.
4. Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt
Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu
Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định; trường hợp
có nhu cầu đến các địa điểm khác của tỉnh Quảng Ninh để du lịch thì làm thủ tục
thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Điều 55. Cơ chế, chính sách đặc biệt khác tại
đặc khu Bắc Vân Phong
1. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân đặc khu Bắc Vân Phong quyết định việc hỗ trợ các hoạt động: nghiên
cứu, sản xuất sản phẩm phần mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, sản phẩm công
nghệ thông tin trọng điểm; dịch vụ phần mềm, dịch vụ khắc phục sự cố an toàn
thông tin.
2. Căn cứ mức độ phát triển của cảng biển, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân đặc khu Bắc Vân Phong quyết định thành lập Cơ quan quản lý cảng biển.
Cơ quan quản lý cảng biển được Nhà nước giao vùng đất, vùng nước
cảng biển để quy hoạch, đầu tư, xây dựng, phát triển, khai thác kết cấu hạ tầng
cảng biển, khu hậu cần sau cảng; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước
về hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý được giao; đầu mối thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về an ninh, kiểm dịch, hải quan, thuế, phòng chống
cháy, nổ, bảo vệ môi trường và các nhiệm vụ có liên quan khác tại cảng biển.
Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Cơ quan quản lý cảng biển; chính sách phát triển cảng biển, trung
tâm thương mại - tài chính gắn với cảng biển tại đặc khu Bắc Vân Phong.
3. Hàng hóa được phép trung chuyển qua cảng biển tại đặc khu
Bắc Vân Phong được vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam để xuất khẩu qua cửa khẩu
khác hoặc xuất khẩu trực tiếp.
Điều 56. Cơ chế, chính sách đặc biệt khác tại
đặc khu Phú Quốc
1. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có dự án đầu tư từ
110 tỷ đồng trở lên tại đặc khu Phú Quốc được cấp thẻ tạm trú đến 10 năm, nếu
có chỗ ở hợp pháp thì được cấp thẻ thường trú theo quy định của Luật Nhập cảnh,
xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
2. Người nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại đặc
khu Phú Quốc được cấp thị thực có giá trị nhiều lần với thời hạn 12 tháng; trường
hợp có giấy phép lao động thì thời hạn thị thực phù hợp thời hạn của giấy phép
lao động.
Người nước ngoài đang khám bệnh, chữa bệnh tại đặc khu
Phú Quốc, nếu có nhu cầu ở lại đặc khu quá 60 ngày thì được gia hạn tạm trú
trên cơ sở đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Nhập cảnh,
xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới
với Việt Nam tại tỉnh Kiên Giang sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc
khu Phú Quốc với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định.
4. Trong thời hạn 05 năm kể từ khi thành lập đặc khu,
căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu Phú Quốc
quyết định việc hỗ trợ đối với:
a) Người thường trú tại đặc khu Phú Quốc học nghề trong
lĩnh vực du lịch, người học nghề tại các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực du lịch tại
đặc khu Phú Quốc và cam kết làm việc tại đặc khu Phú Quốc;
b) Các chương trình quảng bá du lịch vào đặc khu Phú Quốc.
5. Nhà đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ quản lý tài sản tại
đặc khu Phú Quốc được phép đề xuất các cơ chế, chính sách về bảo mật thông tin,
quản lý tài sản và cơ chế, chính sách khác theo thông lệ quốc tế để Chủ tịch Ủy
ban nhân dân đặc khu Phú Quốc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định
cho phép áp dụng.
Việc áp dụng các cơ chế, chính sách quy định tại khoản
này phải phù hợp với nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật này.
6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 và khoản 5
Điều này.
Chương IV: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH
QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CƠ QUAN KHÁC CỦA NHÀ NƯỚC Ở ĐẶC KHU
Mục 1: TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐẶC
KHU
Điều 57. Tổ chức đặc khu
1. Đặc khu Vân Đồn trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, đặc khu Bắc
Vân Phong trực thuộc tỉnh Khánh Hòa, đặc khu Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên
Giang.
2. Địa giới hành chính, diện tích tự nhiên, quy mô dân số của
các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc do Quốc hội quyết định khi thành lập.
3. Đặc khu có các khu hành chính được xác định theo ranh giới
địa lý.
4. Căn cứ vào diện tích tự nhiên, vị trí địa lý, dân số,
tình hình kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý và quy hoạch đặc khu, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân đặc khu trình Hội đồng nhân dân đặc khu thông qua trước khi trình
Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng, việc thành lập, giải thể, nhập, chia,
điều chỉnh ranh giới và tên gọi khu hành chính thuộc đặc khu.
Điều 58. Tổ chức chính quyền địa phương ở đặc
khu
1. Chính quyền địa phương ở đặc khu là cấp chính quyền địa
phương gồm có Hội đồng nhân dân đặc khu và Ủy ban nhân dân đặc khu.
2. Chính quyền địa phương ở đặc khu thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của chính quyền địa phương ở thành phố thuộc tỉnh và ở phường theo
quy định của pháp luật có liên quan và nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật
này.
3. Nguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt động của Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đặc khu thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức
chính quyền địa phương và Luật này, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp
với đặc điểm của đặc khu.
Điều 59. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân
dân đặc khu
1. Hội đồng nhân dân đặc khu gồm các đại biểu Hội đồng nhân
dân do cử tri ở đặc khu bầu ra.
2. Tổng số đại biểu của Hội đồng nhân dân đặc khu không
quá 15 người, trong đó đa số là đại biểu hoạt động chuyên trách.
3. Số lượng đại biểu của Hội đồng nhân dân đặc khu được
xác định dựa trên quy mô dân số của đặc khu theo nguyên tắc đặc khu có từ
100.000 dân trở xuống được bầu 12 đại biểu; có trên 100.000 dân thì cứ thêm
20.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 15 đại biểu.
4. Hội đồng nhân dân đặc khu bầu Chủ tịch và 01 Phó Chủ tịch
Hội đồng nhân dân đặc khu. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân
dân đặc khu hoạt động chuyên trách.
Hội đồng nhân dân đặc khu không tổ chức Thường trực Hội
đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân.
5. Giúp việc cho Hội đồng nhân dân đặc khu, đại biểu Hội đồng
nhân dân đặc khu có Văn phòng Hội đồng nhân dân đặc khu.
Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Hội đồng
nhân dân đặc khu do Hội đồng nhân dân đặc khu quy định.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân đặc khu quyết định bổ nhiệm,
miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó
của người đứng đầu Văn phòng Hội đồng nhân dân đặc khu. Số lượng cấp phó của
Văn phòng Hội đồng nhân dân đặc khu do Chủ tịch Hội đồng nhân dân đặc khu quyết
định, nhưng không quá 02 người.
6. Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành văn
bản hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân đặc khu, hoạt động của
đại biểu Hội đồng nhân dân đặc khu trên cơ sở quy định của Luật này và Luật Tổ
chức chính quyền địa phương, bảo đảm phù hợp với đặc điểm của các đặc khu.
Điều 60. Cơ cấu
tổ chức của Ủy ban nhân dân đặc khu
1. Ủy ban nhân dân đặc khu gồm Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu do Hội đồng nhân dân đặc khu bầu theo giới thiệu của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trên cơ sở thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu do Hội đồng nhân dân đặc khu bầu theo giới thiệu của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trên cơ sở thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.
3. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu do Hội đồng nhân
dân đặc khu bầu theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu, được Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn.
Điều 61. Chủ tịch
Ủy ban nhân dân đặc khu
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu là người đứng đầu Ủy ban
nhân dân đặc khu, lãnh đạo, điều hành công việc của Ủy ban nhân dân,
quyết định, tổ chức thực hiện các biện pháp, giải pháp phát triển kinh tế - xã
hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn theo quy định của Hiến pháp, Luật
này, pháp luật có liên quan và phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp
trên.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu chịu trách nhiệm trước
Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân đặc khu, Ủy ban nhân dân đặc khu và cơ
quan hành chính nhà nước cấp trên.
Điều 62. Bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân
dân đặc khu
1. Bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dân đặc khu gồm:
a) Văn phòng Ủy ban nhân dân đặc khu;
b) Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân đặc khu.
Các cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng tham
mưu, giúp Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch nhân dân Ủy ban đặc khu thực hiện
quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở đặc khu.
Số lượng cơ quan chuyên môn do Ủy ban nhân dân đặc khu
quyết định, nhưng không quá 07 cơ quan;
c) Trung tâm hành chính công đặc khu.
Trung tâm hành chính công đặc khu thực hiện chức năng
làm đầu mối tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền hoặc đầu mối phối hợp với các
cơ quan chuyên môn giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu.
2. Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thành lập, giải thể,
tổ chức lại và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các
cơ quan thuộc bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dân đặc khu.
Số lượng cấp phó của từng cơ quan thuộc bộ máy giúp việc
của Ủy ban nhân dân đặc khu do Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định, nhưng không
quá 02 người.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định bổ nhiệm,
miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó
của người đứng đầu các cơ quan thuộc bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dân đặc
khu.
Điều 63. Trưởng Khu hành chính
1. Trưởng Khu hành chính là người đại diện của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân đặc khu tại khu hành chính, thực hiện giải quyết thủ tục hành
chính, cung cấp dịch vụ công, thực hiện các giải pháp quản lý dân cư và các hoạt
động quản lý nhà nước khác trên địa bàn khu hành chính theo phân cấp, ủy quyền
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu.
Trưởng Khu hành chính là người đứng đầu Văn phòng khu
hành chính.
2. Trưởng Khu hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc
khu bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật.
Trưởng Khu hành chính chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy
ban nhân dân đặc khu về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Giúp Trưởng Khu hành chính có các Phó Trưởng Khu hành
chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách
chức, khen thưởng, kỷ luật. Số lượng Phó Trưởng Khu hành chính do Chủ tịch Ủy
ban nhân dân đặc khu quyết định, nhưng không quá 02 người.
4. Trưởng Khu hành chính được sử dụng con dấu mang hình
quốc huy.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thành lập,
giải thể, tổ chức lại và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức
của Văn phòng khu hành chính.
Điều 64. Cán bộ, công chức và chế độ công vụ
tại đặc khu
1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân đặc khu, đại
biểu chuyên trách Hội đồng nhân dân đặc khu, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân đặc khu, Trưởng Khu hành chính, người đứng đầu Văn phòng Hội đồng nhân dân
đặc khu và các cơ quan thuộc bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dân đặc khu là
cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, công chức
làm việc tại Văn phòng Hội đồng nhân dân đặc khu, các cơ quan thuộc bộ máy giúp
việc của Ủy ban nhân dân đặc khu và Văn phòng khu hành chính được tuyển dụng
theo chế độ công chức hợp đồng và theo yêu cầu của từng vị trí việc làm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định hoặc ủy quyền cho
người trực tiếp sử dụng công chức quyết định việc ký kết, chấm dứt hợp đồng với
công chức của các cơ quan thuộc bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dân đặc khu và
Văn phòng khu hành chính theo nguyên tắc gắn thẩm quyền sử dụng với thẩm quyền
tuyển dụng công chức.
Người đứng đầu Văn phòng Hội đồng nhân dân đặc khu quyết
định việc ký kết, chấm dứt hợp đồng đối với công chức của Văn phòng Hội đồng
nhân dân đặc khu.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu xây dựng Đề án vị
trí việc làm tại các cơ quan thuộc bộ máy giúp việc của Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân đặc khu, Văn phòng khu hành chính trình Hội đồng nhân dân đặc khu
thông qua trước khi trình Bộ Nội vụ phê duyệt.
Căn cứ vào Danh mục vị trí việc làm đã được phê duyệt,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định số lượng người làm việc tại các cơ
quan thuộc bộ máy giúp việc của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đặc khu và
Văn phòng khu hành chính.
4. Chính sách đối với cán bộ, công chức quy định tại Điều
này được thực hiện theo quy định tại Điều 47 của Luật này.
5. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức; nghĩa vụ,
quyền và điều kiện bảo đảm thi hành công vụ của công chức quy định tại Điều này
do Chính phủ quy định trên cơ sở quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật
này, bảo đảm phù hợp với tổ chức, đặc điểm của đặc khu.
Điều 65. Công khai, minh bạch trong hoạt động
của chính quyền địa phương ở đặc khu
1. Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính
sách, pháp luật tại đặc khu phải được công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng,
dân chủ.
Hội đồng nhân dân đặc khu, Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân đặc khu, cơ quan khác của chính quyền địa phương ở đặc khu
phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước và những
nội dung khác theo quy định của Chính phủ.
2. Hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có trách
nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về kết quả thực hiện
các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đặc khu để Nhân dân giám sát, kiểm tra.
3. Ngoài những thông tin, nội dung phải công khai theo
quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin và phòng, chống tham nhũng, chính
quyền địa phương ở đặc khu có trách nhiệm công khai thông tin về các nội dung
sau đây:
a) Quy trình, thủ tục giải quyết công việc của tổ chức,
cá nhân trong từng lĩnh vực;
b) Quy hoạch đặc khu, các quy hoạch chi tiết để thực hiện
quy hoạch đặc khu, việc điều chỉnh quy hoạch và kết quả thực hiện quy hoạch;
c) Các danh mục dự án đầu tư công, dự án thu hút đầu tư
của đặc khu, dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách sử dụng các khu đất, quỹ đất có
giá trị thương mại cao cần lựa chọn nhà đầu tư; thủ tục đầu tư kinh doanh;
thông tin cơ bản về các dự án đầu tư đã được phê duyệt hoặc đăng ký và ưu đãi đầu
tư được áp dụng đối với từng dự án; tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa
bàn đặc khu;
d) Chi tiết số liệu dự toán và quyết toán ngân sách đặc
khu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê chuẩn, kể cả khoản
ngân sách bổ sung; chi tiết số liệu phân bổ dự toán ngân sách đặc khu; nguyên tắc,
tiêu chuẩn, định mức phân bổ chi thường xuyên; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi
ngân sách; báo cáo kiểm toán ngân sách đặc khu.
4. Thông tin về các nội dung phải công khai phải được
đăng trên cổng thông tin điện tử đặc khu, đồng thời có thể được công khai thông
qua các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
5. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân đặc
khu, Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu phải được đăng
Công báo cấp tỉnh và công bố trên cổng thông tin điện tử đặc khu.
6. Các cơ quan chính quyền địa phương ở đặc khu có trách
nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin;
cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời theo yêu cầu của công dân phù
hợp với quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin.
Mục 2: NHIỆM VỤ,
QUYỀN HẠN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐẶC KHU
Điều 66. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
nhân dân đặc khu
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân đặc khu
trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và xây dựng chính
quyền:
a) Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ,
quyền hạn của Hội đồng nhân dân đặc khu;
b) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội
đồng nhân dân đặc khu; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân đặc khu và đề nghị cấp có thẩm quyền phê chuẩn; bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân đặc khu;
c) Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người
giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân đặc khu bầu;
d) Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đặc khu và chấp
nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân đặc khu xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu;
đ) Thông qua số lượng, việc thành lập, giải thể, nhập, chia,
điều chỉnh ranh giới và tên gọi khu hành chính trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu trình
Thủ tướng Chính phủ quyết định;
e) Thông qua Đề án vị trí việc làm tại các cơ quan thuộc
bộ máy giúp việc của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đặc khu, Văn phòng khu
hành chính trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu trình Bộ Nội vụ phê duyệt;
g) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của
Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu, người đứng đầu Văn
phòng Hội đồng nhân dân đặc khu;
h) Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Văn phòng Hội đồng nhân dân đặc khu.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân đặc khu
trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân sách:
a) Thông qua quy hoạch đặc khu, điều chỉnh quy hoạch đặc
khu trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt;
b) Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đặc
khu;
c) Quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm
A, nhóm B sử dụng vốn ngân sách đặc khu, trừ chương trình mục tiêu quốc gia, dự
án quan trọng quốc gia và chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA, vốn vay
ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
d) Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn; dự toán thu, chi ngân sách đặc khu và phân bổ dự toán ngân sách đặc khu;
điều chỉnh dự toán ngân sách đặc khu trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết
toán ngân sách đặc khu;
đ) Quyết định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi
thường xuyên cho các lĩnh vực của đặc khu;
e) Quyết định cụ thể đối với một số chế độ, tiêu chuẩn,
định mức chi ngân sách tại đặc khu theo quy định khung của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền;
g) Quyết định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân
sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở đặc khu ngoài các chế độ,
tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự, an
toàn xã hội trên địa bàn, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của đặc khu;
h) Quyết định phát hành trái phiếu chính quyền địa
phương, vay từ các nguồn vay trong nước khác theo quy định của Chính phủ;
i) Quyết định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và
sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
áp dụng trên địa bàn đặc khu theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
3. Quyết định biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống
dân cư trên địa bàn.
4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở đặc
khu, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân đặc khu; giám sát hoạt động
của Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu, Tòa án nhân dân,
Viện kiểm sát nhân dân đặc khu và Trưởng Khu hành chính; giám sát văn bản quy
phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp
trên phân cấp.
Điều 67. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân
dân đặc khu
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân đặc khu quyết định
các nội dung quy định tại điểm a khoản 1, các điểm b, c, d, đ, e, g, h và i khoản
2 và khoản 3 Điều 66 của Luật này.
2. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân
dân đặc khu.
3. Quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm C
sử dụng vốn ngân sách đặc khu.
4. Quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một
phần đất trồng lúa nước, đất rừng phù hợp với quy hoạch đặc khu đã được phê duyệt,
trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.
5. Ban hành quy chuẩn môi trường về chất thải rắn, nước
thải, khí thải và tiếng ồn trên địa bàn đặc khu nghiêm ngặt hơn so với quy chuẩn
môi trường quốc gia.
6. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật để áp dụng trong phạm vi
đặc khu đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình đặc thù của đặc khu và
yêu cầu cụ thể về môi trường cho phù hợp với đặc điểm của đặc khu với các quy định
về kỹ thuật và quản lý nghiêm ngặt hơn so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và
quy chuẩn kỹ thuật của tỉnh nơi có đặc khu.
7. Quyết định thành lập, giải thể, tổ chức lại và quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan thuộc bộ máy
giúp việc của Ủy ban nhân dân đặc khu.
8. Quyết định việc thiết lập, mở rộng quan hệ hợp tác về
kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật tại đặc khu với các địa phương nước ngoài.
9. Ban hành quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của Ủy ban nhân dân đặc khu.
10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp
trên phân cấp, ủy quyền.
Điều 68. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân đặc khu
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu thực hiện các nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh và nhiệm vụ, quyền hạn
của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường theo
quy định của pháp luật có liên quan, trừ nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân
dân đặc khu và Ủy ban nhân dân đặc khu quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Luật
này.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân đặc khu quy định tại Chương II, Chương III của Luật này và các nhiệm vụ,
quyền hạn đặc thù quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 của Điều
này.
3. Trong tổ chức, bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp
luật và xây dựng chính quyền:
a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật bằng hình thức quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền;
a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật bằng hình thức quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền;
b) Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ
văn bản trái pháp luật của người đứng đầu các cơ quan thuộc bộ máy giúp việc của
Ủy ban nhân dân đặc khu và Trưởng Khu hành chính;
c) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự
nghiệp công lập của đặc khu; số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp
công lập của đặc khu.
4. Trong lĩnh vực kinh tế:
a) Quyết định đầu tư dự án đầu tư công nhóm A, nhóm B đã được Hội đồng nhân dân đặc khu quyết định chủ trương đầu tư; quyết định đầu tư dự án đầu tư công nhóm C đã được Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định chủ trương đầu tư;
a) Quyết định đầu tư dự án đầu tư công nhóm A, nhóm B đã được Hội đồng nhân dân đặc khu quyết định chủ trương đầu tư; quyết định đầu tư dự án đầu tư công nhóm C đã được Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định chủ trương đầu tư;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án, ký kết và thực
hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư tại đặc khu đối với dự
án mà theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc
thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ
các dự án quan trọng quốc gia và dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các
nhà tài trợ nước ngoài;
c) Cấp phép, kiểm tra về an toàn thực phẩm đối với thực
phẩm nhập khẩu, xuất khẩu và kiểm tra chuyên ngành khác đối với hàng hóa nhập
khẩu;
d) Phê duyệt, công bố danh mục dự án đầu tư vốn ngoài
ngân sách tại đặc khu sử dụng các khu đất, quỹ đất có giá trị thương mại cao cần
lựa chọn nhà đầu tư;
đ) Quyết định chỉ định thầu theo quy định của pháp luật
về đấu thầu để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng khu tái định
cư và các công trình khác ngoài hàng rào dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản
3 Điều 38 của Luật này;
e) Cấp giấy phép về việc thành lập và hoạt động của chi
nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại đặc khu;
g) Cấp, cấp đổi, thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ
hành quốc tế và nội địa đối với doanh nghiệp có trụ sở chính tại đặc khu;
h) Thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch tại đặc
khu; thẩm định, công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn
phục vụ khách du lịch tại đặc khu;
i) Quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của
Quỹ xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch từ nguồn ngân sách đặc khu, nguồn hỗ
trợ, đóng góp của doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của
pháp luật;
k) Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức,
cá nhân Việt Nam và giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản trong phạm vi vùng
biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải
lý thuộc phạm vi quản lý;
l) Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy
sản cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động khai thác thủy sản tại vùng ven bờ,
vùng lộng thuộc phạm vi quản lý trong phạm vi hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy
sản và sản lượng cho phép khai thác theo loài đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
xác định;
m) Quyết định thành lập khu chức năng tại đặc khu phù hợp
với quy hoạch đặc khu được phê duyệt; ban hành quy chế hoạt động của khu công
nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
5. Trong lĩnh vực tài chính, ngân sách:
a) Quyết định việc quản lý, sử dụng tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của đặc khu mà theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
a) Quyết định việc quản lý, sử dụng tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của đặc khu mà theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch
vụ do Nhà nước định giá trên địa bàn đặc khu mà theo quy định của pháp luật về
giá thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Ban hành danh mục kê khai giá đối với hàng hóa, dịch
vụ thuộc diện phải kê khai giá và tiếp nhận hồ sơ kê khai giá trên địa bàn đặc
khu.
6. Trong lĩnh vực đô thị, nhà ở, kinh doanh bất động sản,
hạ tầng giao thông vận tải:
a) Thực hiện công tác quản lý nhà nước, quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn đặc khu, trừ đường cao tốc và cảng hàng không;
a) Thực hiện công tác quản lý nhà nước, quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn đặc khu, trừ đường cao tốc và cảng hàng không;
b) Quyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng
nhà ở để phục vụ tái định cư, dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại, dự án
khu đô thị trên địa bàn đặc khu, trừ trường hợp lựa chọn chủ đầu tư thông qua đấu
giá quyền sử dụng đất, đấu giá dự án có sử dụng đất;
c) Quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần
dự án bất động sản tại đặc khu;
d) Quyết định giá khởi điểm để đấu giá và phê duyệt kết
quả đấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản công là kết cấu hạ tầng bến cảng,
cầu cảng tại đặc khu;
đ) Quản lý các dịch vụ công ích trên địa bàn đặc khu.
7. Trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường:
a) Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn đặc khu; quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thực hiện thu hồi đất theo thẩm quyền quy định tại Luật này;
a) Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn đặc khu; quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thực hiện thu hồi đất theo thẩm quyền quy định tại Luật này;
b) Ban hành bảng giá và hệ số điều chỉnh giá đất tại đặc
khu;
c) Quyết định giá đất cụ thể để áp dụng đối với từng trường
hợp cụ thể theo quy định của pháp luật về đất đai;
d) Quyết định các hình thức hỗ trợ về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư mà theo quy định của pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định các hình thức huy động nguồn vốn hợp pháp
khác ngoài ngân sách nhà nước và các hình thức thanh toán để thực hiện bồi thường,
giải phóng mặt bằng;
đ) Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại đặc khu;
e) Cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi Giấy phép
về tài nguyên nước đối với các trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước, xả nước thải tại đặc khu;
8. Trong lĩnh vực công thương, hải quan:
a) Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện tại đặc khu;
a) Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện tại đặc khu;
b) Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (C/O)
đối với các loại mẫu C/O ưu đãi và không ưu đãi tại đặc khu;
c) Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy
phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại đặc
khu;
d) Cấp giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa
và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa cho doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh tại đặc khu;
đ) Cấp giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng thực phẩm đông lạnh, hàng hóa thuộc
danh mục hàng hóa đã qua sử dụng cho doanh nghiệp tại đặc khu;
e) Đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch
vụ giám định thương mại tại đặc khu;
g) Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cho doanh
nghiệp tại đặc khu, trừ hàng hóa thuộc diện cấm hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu,
hàng hóa chuyên ngành quốc phòng, an ninh, tiền tệ, y tế và các loại mặt hàng đặc
biệt khác;
h) Quyết định, công nhận, công bố thành lập; thu hẹp, mở
rộng, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động của kho ngoại
quan, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế, kho hàng không kéo dài, cảng
cạn, địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung tại đặc khu trên cơ sở tham khảo ý kiến
của Tổng cục hải quan;
i) Phê duyệt các chương trình quảng cáo - khuyến mại
trên địa bàn đặc khu.
9. Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ:
a) Quyết định biện pháp khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trên địa bàn đặc khu;
a) Quyết định biện pháp khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trên địa bàn đặc khu;
b) Thực hiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp tư thục trên địa bàn; quyết định công nhận, không công nhận giám đốc
trung tâm giáo dục nghề nghiệp, hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng
tư thục tại đặc khu;
c) Chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu
và phát triển công nghệ cao và công nhận doanh nghiệp công nghệ cao tại đặc
khu;
d) Chỉ định tổ chức được quyền chứng nhận sự phù hợp với
quy chuẩn kỹ thuật đặc khu.
10. Trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể
thao, lao động, thực hiện chính sách xã hội:
a) Cấp Giấy phép phổ biến phim đối với phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh tại đặc khu sản xuất hoặc nhập khẩu;
a) Cấp Giấy phép phổ biến phim đối với phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh tại đặc khu sản xuất hoặc nhập khẩu;
b) Quyết định việc chấp thuận tổ chức liên hoan phim
chuyên ngành, chuyên đề, liên hoan phim quốc tế tại đặc khu;
c) Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép
thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại đặc khu;
d) Thực hiện quản lý nhà nước về biểu diễn nghệ
thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh
bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu trong phạm vi đặc khu;
đ) Quyết định tổ chức giải, phê duyệt điều lệ giải thi đấu
vô địch từng môn thể thao trên địa bàn đặc khu;
e) Giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực lao động
tại đặc khu, bao gồm: tiếp nhận thông báo của người sử dụng lao động về việc
cho nhiều người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do
kinh tế của doanh nghiệp; tiếp nhận thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp;
giải quyết thủ tục đăng ký nội quy lao động của các tổ chức, doanh nghiệp; quyết
định các nội dung liên quan đến quản lý lao động là người nước ngoài theo quy định
của pháp luật; tổ chức thẩm định số lượng lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm
xã hội tạm thời nghỉ việc;
g) Cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
thuộc diện cấp Giấy phép lao động làm việc tại đặc khu; nhận báo cáo xác định
nhu cầu và chấp thuận cho người sử dụng lao động việc sử dụng lao động nước ngoài
đối với từng vị trí công việc và xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc
diện cấp Giấy phép lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật
này;
h) Quyết định các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước
về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn đặc khu mà theo pháp luật về an toàn,
vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở
Lao động, Thương binh và Xã hội, trừ thủ tục điều tra các sự cố, tại nạn lao động
và những nội dung thuộc lĩnh vực chuyên ngành khác;
i) Phê duyệt phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm; quyết định hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động tại các doanh nghiệp ở đặc
khu;
k) Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi hoặc nhận lại giấy
phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp tại đặc khu.
11. Quyết định việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại
đặc khu, trừ các hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ
tướng Chính phủ.
12. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
12. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
Điều 69. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Khu hành chính
Trưởng Khu hành chính thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu, trừ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trưởng Khu hành chính thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu, trừ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Mục 3: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN
KHÁC CỦA NHÀ NƯỚC Ở ĐẶC KHU
Điều 70. Tòa án nhân dân đặc khu
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải
thể Tòa án nhân dân đặc khu theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân đặc khu thực
hiện theo quy định của Luật này, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và quy định của
pháp luật có liên quan về Tòa án nhân dân cấp huyện.
Điều 71. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân
đặc khu
1. Tòa án nhân dân đặc khu có thể có Tòa dân sự, Tòa
hình sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa
hành chính, Tòa xử lý hành chính. Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử
ở mỗi Tòa án nhân dân đặc khu, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc
tổ chức Tòa chuyên trách.
2. Tòa án nhân dân đặc khu có Chánh án, Phó Chánh án,
Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp, Thư ký Tòa án,
Thẩm tra viên, công chức khác và người lao động. Tòa án nhân dân đặc khu có thể
có Thẩm phán cao cấp.
3. Tòa án nhân dân đặc khu có bộ máy giúp việc. Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của
bộ máy giúp việc.
Điều 72. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân
dân đặc khu
Tòa án nhân dân đặc khu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
theo quy định tại Điều 73 của Luật này và Điều 44 của Luật Tổ chức Tòa án nhân
dân về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Điều 73. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân đặc
khu
1. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp, yêu cầu về
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định từ Điều
26 đến Điều 33, Điều 39 và Điều 40 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
2. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm khiếu kiện hành chính
quy định tại Điều 31 của Luật Tố tụng hành chính.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên
cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân đặc khu.
4. Giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã
có trụ sở chính tại đặc khu.
5. Xét xử các vụ án hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều
268, khoản 1 Điều 269 và Điều 270 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
6. Xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp xử lý
hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem
xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
7. Thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp mà
Tòa án nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo quy định của Luật Tương trợ tư
pháp và các quy định khác của pháp luật tố tụng khi giải quyết các vụ việc thuộc
thẩm quyền của Tòa án nhân dân đặc khu.
8. Giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.
9. Việc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với bản
án, quyết định của Tòa án nhân dân đặc khu chưa có hiệu lực pháp luật, giải quyết
khiếu nại, kiến nghị đối với quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, giải
quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân
dân đặc khu đã có hiệu lực pháp luật do Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đặc khu
thực hiện.
Điều 74. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền
1. Tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân đặc khu
và Tòa án nhân dân cấp huyện khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
2. Tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân đặc khu
với Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác
hoặc với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc thẩm quyền
giải quyết theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao thì do Chánh án Tòa án
nhân dân cấp cao giải quyết.
3. Tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân đặc khu
với Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác,
với Tòa án nhân dân đặc khu khác hoặc với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương khác thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của các Tòa án
nhân dân cấp cao khác nhau thì do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.
Điều 75. Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm
sát nhân dân đặc khu
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập,
giải thể Viện kiểm sát nhân dân đặc khu theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao.
2. Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân đặc
khu thực hiện theo quy định của Luật này, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
và quy định của pháp luật có liên quan về Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
3. Viện kiểm sát nhân dân đặc khu thực hành quyền công tố,
kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi đặc khu.
4. Viện kiểm sát nhân dân đặc khu thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động
tương trợ tư pháp được quy định tại Luật Tương trợ tư pháp và các quy định khác
của pháp luật có liên quan khi thực hiện thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân
đặc khu.
Điều 76. Tổ chức và hoạt động của Cơ quan
Thi hành án dân sự đặc khu
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập, giải thể
Chi cục thi hành án dân sự đặc khu theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục
thi hành án dân sự.
Tổ chức bộ máy của Cơ quan thi hành án dân sự đặc khu do
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.
2. Cơ quan thi hành án dân sự đặc khu có thẩm quyền thi
hành bản án, quyết định sau:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân đặc
khu nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp
tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân đặc khu nơi cơ quan
thi hành án dân sự có trụ sở;
c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân
dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân
dân đặc khu nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
d) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp
huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp
quân khu ủy thác.
đ) Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao
cho cơ quan thi hành án dân sự đặc khu;
e) Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định
của Trọng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam;
g) Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại đối với
vụ việc phát sinh trên địa bàn đặc khu;
h) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử
lý vụ việc cạnh tranh đối với vụ việc phát sinh trên địa bàn đặc khu.
3. Các bản án, quyết định quy định tại khoản 2 Điều này
bao gồm cả các trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy
thác tư pháp về thi hành án dân sự tại đặc khu.
Điều 77. Tổ chức và hoạt động của cơ quan
quân sự, các đơn vị quân đội trên địa bàn đặc khu
1. Tổ chức cơ quan quân sự và đơn vị biên phòng tại đặc
khu.
2. Các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đặc khu được
tổ chức theo yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể tổ chức bộ
máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động của cơ quan quân sự, đơn vị biên
phòng, cảnh sát biển và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đặc khu để
thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này và pháp luật có
liên quan, phù hợp với tổ chức, đặc điểm của đặc khu.
Điều 78. Tổ chức và hoạt động của cơ quan
công an trên địa bàn đặc khu
1. Tổ chức cơ quan Công an tại đặc khu để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an thành phố thuộc tỉnh và của Công an xã,
phường, thị trấn trên địa bàn đặc khu.
2. Công an đặc khu bao gồm các cơ quan thực hiện nhiệm vụ
điều tra, thi hành án hình sự, quản lý tạm giữ, tạm giam và các đơn vị khác.
3. Cơ quan điều tra đặc khu có thẩm quyền tương đương cơ
quan điều tra cấp huyện. Tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều
tra đặc khu theo quy định về tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan điều tra cấp huyện quy định tại Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và
Luật này.
4. Cơ quan thi hành án hình sự đặc khu có thẩm quyền
tương đương cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện. Tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự đặc khu theo quy định về tổ chức, hoạt
động, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện quy định tại
Luật Thi hành án hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và Luật này.
5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể tổ chức bộ máy của
Công an đặc khu để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật
này và pháp luật có liên quan, phù hợp với tổ chức, đặc điểm của đặc khu.
Điều 79. Tổ chức và hoạt động của cơ quan
tài chính, ngân hàng trên địa bàn đặc khu
1. Tổ chức một cơ quan tài chính trên địa bàn đặc khu để
thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục thuế, kho bạc nhà nước cấp
huyện và Chi cục hải quan theo quy định của pháp luật có liên quan và Luật này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập và quy định
cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan tài chính đặc
khu.
2. Căn cứ mức độ phát triển của đặc khu, Chính phủ quyết
định thành lập chi nhánh ngân hàng nhà nước tại đặc khu để thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại
đặc khu.
Điều 80. Ban tư vấn, hỗ trợ phát triển đặc
khu
1. Ban tư vấn, hỗ trợ phát triển đặc khu do Thủ tướng
Chính phủ thành lập tại từng đặc khu theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Tư vấn, phản biện và có ý kiến với Ủy ban nhân dân đặc
khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu về các nội dung quy định tại khoản 4 Điều
này;
b) Cảnh báo các cơ quan chính quyền địa phương ở đặc khu
về những rủi ro, hạn chế, bất cập trong hoạt động của các cơ quan chính quyền địa
phương ở đặc khu;
c) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm
vụ quy định tại điểm a khoản này và các nhiệm vụ khác có liên quan; giúp Thủ tướng
Chính phủ theo dõi, đánh giá hoạt động của Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân đặc khu; kiến nghị với Thủ tướng về những vấn đề có liên quan đến
phát triển của đặc khu.
2. Ban tư vấn, hỗ trợ phát triển đặc khu gồm các thành
viên là đại diện cơ quan nhà nước, chuyên gia, nhà khoa học, đại diện nhà đầu
tư chiến lược, đại diện cộng đồng doanh nghiệp tại đặc khu và thành viên khác.
3. Số lượng thành viên của Ban tư vấn, hỗ trợ phát triển
đặc khu không quá 11 người gồm Trưởng ban, 01 Phó Trưởng ban và các thành viên.
4. Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc
khu có trách nhiệm xin ý kiến của Ban tư vấn, hỗ trợ phát triển đặc khu về các
nội dung sau đây trước khi quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định:
a) Các nội dung mà Ủy ban nhân dân đặc khu trình Hội
đồng nhân dân đặc khu quyết định;
b) Các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân đặc
khu quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 67 của Luật này;
c) Các nội dung mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu
trình Hội đồng nhân dân đặc khu quyết định; các nội dung thuộc thẩm quyền của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm m khoản 4,
điểm b khoản 7, điểm a khoản 9 Điều 68 của Luật này.
Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Ủy ban nhân dân đặc
khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu và Ban tư vấn, hỗ trợ phát triển đặc khu,
Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu được quyền quyết định,
nhưng phải nêu rõ lý do bằng văn bản gửi Ban tư vấn, hỗ trợ phát triển đặc khu.
5. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế, điều kiện
bảo đảm hoạt động của Ban tư vấn, hỗ trợ phát triển đặc khu do Thủ tướng Chính
phủ quy định.
Chương V: NHIỆM
VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở
TỈNH ĐỐI VỚI ĐẶC KHU
Điều 81. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ
1. Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Quốc hội đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh
địa giới đặc khu;
b) Quy định về trình tự, thủ tục và các nội dung khác để
giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các cơ chế, chính
sách đặc biệt và các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở đặc khu
quy định tại Luật này theo nguyên tắc đơn giản, thuận tiện, bảo đảm cạnh tranh,
đáp ứng yêu cầu quản lý, có thể khác với quy định có liên quan của luật khác
nhưng phải phù hợp với quy định tại Luật này và không trái Hiến pháp;
c) Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước ở đặc khu; trụ sở, kinh phí hoạt động, bộ máy giúp việc của
chính quyền địa phương ở đặc khu trên cơ sở quy định của Luật Tổ chức chính quyền
địa phương và Luật này, bảo đảm phù hợp với đặc điểm của các đặc khu;
d) Quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương ở
đặc khu thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác của cơ quan nhà nước cấp trên
trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở đặc khu được quy định tại văn bản quy phạm
pháp luật do Chính phủ ban hành;
đ) Hằng năm, báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện Luật
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
e) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này
và pháp luật có liên quan.
2. Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban
nhân dân đặc khu; quyết định điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch
Ủy ban nhân dân đặc khu;
b) Quyết định số lượng, việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều
chỉnh ranh giới và tên gọi khu hành chính thuộc đặc khu;
c) Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đặc khu do Thủ
tướng Chính phủ làm Trưởng Ban để giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo
phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến các đặc
khu theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
d) Quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương ở đặc khu
thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên trong các lĩnh
vực quản lý nhà nước ở đặc khu được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật do
Thủ tướng Chính phủ ban hành;
đ) Tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ
quan trung ương và địa phương đối với đặc khu;
e) Tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền địa
phương ở đặc khu;
g) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và pháp
luật có liên quan.
Điều 82. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ
quan ngang Bộ
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là thường trực Ban Chỉ đạo quốc
gia về xây dựng các đặc khu và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Là đầu mối tiếp nhận, giải quyết hoặc trình cấp có thẩm
quyền giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của các đặc
khu;
b) Chủ trì tổng hợp, đánh giá về hiệu quả hoạt động của
các đặc khu;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất
với cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phát
triển đặc khu.
2. Bộ Nội vụ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
hướng dẫn hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền quy định, hướng dẫn về tổ chức
bộ máy, công chức, chế độ công vụ tại đặc khu, chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức của chính quyền
địa phương ở đặc khu.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ hướng dẫn những nội dung thuộc
lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành của mình đối với đặc khu được Luật này
hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; giải quyết các vấn đề phát sinh của đặc
khu thuộc thẩm quyền; quyết định việc phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa
phương ở đặc khu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước
chuyên ngành của mình ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này.
Điều 83. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh
1. Căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách địa phương,
quyết định bổ sung ngân sách cho ngân sách đặc khu để xây dựng hệ thống kết cấu
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình bảo vệ môi trường quan trọng của đặc
khu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và thực hiện chính sách đặc thù
quy định tại Luật này.
2. Quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương ở
đặc khu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ngoài những
nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này
và pháp luật có liên quan.
Điều 84. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân
dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau
đây:
a) Quyết định việc phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa
phương ở đặc khu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này;
b) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này
và pháp luật có liên quan.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền
hạn sau đây:
a) Cho ý kiến về nhân sự Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc
khu theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ để Hội đồng nhân dân đặc khu bầu;
b) Đề nghị Hội đồng nhân dân đặc khu xem xét miễn nhiệm,
bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu;
c) Quyết định việc phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa
phương ở đặc khu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này;
d) Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân tại đặc khu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này
và pháp luật có liên quan.
Chương VI: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 85. Sửa đổi, bổ sung Điều 75 của Luật Tổ
chức chính quyền địa phương
Sửa đổi, bổ sung Điều 75 của Luật Tổ chức chính quyền địa
phương số 77/2015/QH13 như sau:
“Điều 75. Tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt
1. Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Nguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt
động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc
biệt thực hiện trên cơ sở quy định của Luật này và Luật Đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt, bảo đảm phù hợp với đặc điểm của đặc khu.
2. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, số lượng thành viên Ủy
ban nhân dân, cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và nhiệm vụ,
quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt do Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt quy định.”
Điều 86. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2018.
Điều 87. Quy định chi tiết
Chính phủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi
tiết các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn các nội dung cần thiết
khác theo thẩm quyền để thi hành Luật này.
Điều 88. Điều
khoản chuyển tiếp
Kể từ ngày Nghị quyết của Quốc hội về thành lập đặc khu
Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Nghị quyết của Quốc hội về thành lập đặc khu Bắc Vân
Phong (tỉnh Khánh Hòa), Nghị quyết của Quốc hội về thành lập đặc khu Phú Quốc
(tỉnh Kiên Giang) (sau đây gọi là Nghị quyết thành lập đặc khu) có hiệu lực thi
hành:
1. Việc chuyển tiếp về tổ chức, hoạt động của
chính quyền địa phương ở các đặc khu được thực hiện như sau:
a) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn (tỉnh
Quảng Ninh), huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa), huyện Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)
tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân đặc khu, Chủ tịch và các Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc được bầu
ra theo quy định của pháp luật về bầu cử.
Việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đặc khu
được thực hiện theo quy định tương tự tại Chương IX của Luật Bầu cử đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Ủy ban nhân dân các tỉnh Quảng
Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang, sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân
dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập Ủy
ban bầu cử để tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đặc khu;
b) Hội đồng nhân dân đặc khu bầu các chức danh của
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đặc khu theo quy định tại Điều 59 và Điều
60 của Luật này và hoạt động đến khi Hội đồng nhân dân đặc khu, Ủy ban
nhân dân đặc khu nhiệm kỳ 2021- 2026 được bầu ra;
c) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc
huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa), huyện Phú Quốc
(tỉnh Kiên Giang) tiếp tục hoạt động cho đến khi Trưởng khu hành chính thuộc đặc
khu được bổ nhiệm theo quy định của Luật này.
Trường hợp một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã được
điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập đơn vị hành chính mới ngoài đặc
khu hoặc nhập vào đơn vị hành chính cấp huyện khác thì tổ chức, hoạt động của
chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính này được thực hiện theo quy định
của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
2. Việc chuyển tiếp về hoạt động của các cơ quan tư pháp
được thực hiện như sau:
a) Đối với những vụ, việc thuộc thẩm quyền giải quyết của
các cơ quan tư pháp ở đặc khu mà các cơ quan tư pháp cấp huyện đang giải quyết,
nhưng chưa kết thúc trước ngày Nghị quyết thành lập đặc khu có hiệu lực thì các
cơ quan tư pháp ở đặc khu tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung;
b) Đối với những vụ, việc thuộc thẩm quyền giải quyết của
các cơ quan tư pháp ở đặc khu mà các cơ quan tư pháp cấp tỉnh nơi có đặc khu
đang giải quyết, nhưng chưa kết thúc trước ngày Nghị quyết thành lập đặc khu có
hiệu lực thì các cơ quan tư pháp cấp tỉnh tiếp tục giải quyết theo thủ tục
chung.
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao hướng dẫn thi hành khoản này.
3. Dự án đầu tư tại đặc khu đã được cấp Giấy phép đầu
tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Nghị quyết
thành lập đặc khu có hiệu lực thi hành và đang trong thời gian được hưởng ưu
đãi đầu tư thì tiếp tục được hưởng cho thời gian ưu đãi còn lại.
4. Dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này thuộc
ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 1 đối với đặc khu Vân Đồn,
Phụ lục 2 đối với đặc khu Bắc Vân Phong, Phụ lục 3 đối với đặc khu Phú Quốc ban
hành kèm theo Luật này được lựa chọn ưu đãi đầu tư đang hưởng hoặc ưu đãi đầu
tư theo quy định của Luật này cho thời gian còn lại kể từ ngày Nghị quyết thành
lập đặc khu có hiệu lực thi hành.
Nhà nước không xem xét lại đối với nghĩa vụ tài chính về
đất đai trong trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho
thuê đất trả tiền thuê đất một lần đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ
tài chính theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị quyết thành lập đặc khu
có hiệu lực thi hành.
5. Văn bản, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ
chức, cá nhân có liên quan đến đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc trước
ngày Nghị quyết thành lập đặc khu có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng
và không phải thực hiện thủ tục cấp đổi. Trường hợp có yêu cầu, trong phạm vi
thẩm quyền của mình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu cấp đổi, điều chỉnh,
thay đổi, cải chính, bổ sung, thu hồi văn bản, giấy tờ đã cấp cho tổ chức, cá
nhân quy định tại khoản này.
6. Hồ sơ thủ tục hành chính được thụ lý trước ngày Nghị
quyết thành lập đặc khu có hiệu lực thi hành mà chưa giải quyết xong thì tiếp tục
được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật có liên
quan tại thời điểm thụ lý.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Thị Kim Ngân
Lệ Chi
Theo Thư viện Quốc hội