The Global Daily Watch and National Security
HỒ SƠ THỀM LỤC ÐỊA và BẢN ÐỒ VIỆT NAM CỘNG HÒA VAC-NORCAL ÐỆ TRÌNH LHQ 13/5/2009
- HỒ SƠ THỀM LỤC ÐỊA và BẢN ÐỒ VIỆT NAM CỘNG HÒA VAC-NORCAL ÐỆ TRÌNH LHQ 13/5/2009
- GENEVA AGREEMENT 1954
- PARIS AGREEMENT 1973
- FOREIGN RELATIONS US AND RVN 1969-1976
- NHỮNG HOẠT ÐỘNG QUÂN SỰ TẠI BIỂN ÐÔNG và TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG
- THE PARACEL ISLANDS
- REMARKS ON THE EAST SEA CONFLICT
- VIETNAM REVIEW - THE STRATEGIC STUDIES
- REPUBLIC OF VIETNAM MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS WHITE PAPER SAIGON 1975
- Archives of the Republic of Vietnam and the East Sea
- NHỮNG TÁC ÐỘNG KINH TẾ LÊN KHU VỰC BIỂN ÐÔNG
- THE RVN CULTURAL, EDUCATIONAL MUSICS
- NHỮNG TRẬN ÐÁNH QUYẾT ÐỊNH (THE DECISIVE BATTLES)
- TÀI LIỆU về TVBQGVN (VNMA Archives)
Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016
Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016
Sự Ɖòi Hỏi Khôi Hài nhất của Trung cộng về Biển Nam Trung Hoa.
The most ridiculous claim China has ever made about the South China Sea
Sự Ɖòi Hỏi Khôi Hài nhất của Trung cộng về Biển Nam Trung Hoa.
Jeremy Bender,Business Insider Fri, Jun 3 5:44 AM PDT
(US Navy Photo) Since the establishment of modern China following World War II, China and Taiwan have claimed nearly the entirety of the South China Sea as their own.
The countries established such a claim with the Nine Dash Line throughout the region that, Beijing and Taipei assert, it shows how the entirety of the South China Sea belongs to them.
Whether the Nine Dash Line has any basis in international law or not, it is far from the most ridiculous basis for a claim that China has over the sea.
Instead, Chinese Vice Admiral Yuan Yubai was responsible for the most ridiculous claim for why all of the South China Sea belongs to Beijing.
Speaking at a defense conference in London on September 14, 2015, Yuan said that "the South China Sea, as the name indicates, is a sea area that belongs to China."
"And the sea from the Han dynasty a long time ago where the Chinese people have been working and producing from the sea," Yuan continued.
His remarks came following a comment at the conference by Japanese Vice Admiral Umio Otsuka, who said that deterrence was becoming increasingly important throughout East and South Asia. To back up his views, Otsuka pointed at China's expansionism throughout both regions.
After Yuan responded to Otsuka that the region belonged to China because of the sea bearing China's name, Yuan took a slightly more conciliatory measure by saying that "the real situation in the South China Sea at present is safety and freedom of navigation."
Currently, the various islands and atolls in the sea are claimed and disputed by a mix of countries, principally Taiwan, Vietnam, China, and the Philippines.
Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016
Hiệp Ɖịnh
Paris 1973 và Thông Cáo Chung Hà Nội 2016
Ngày
27/01/1973 Hiệp định Paris được ký kết giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
(Việt Cộng) nhằm chầm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Ɖôi bên Mỹ và Việt cộng sẽ
trao đổi tù binh. Hiệp định này trên lý thuyết là ngừng chiến và các lực lượng
quân sự đôi bên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Việt Nam Cộng Hòa ở tại chỗ
trong lúc chờ Tổng Tuyển Cử tại Miền Nam Việt Nam. Trên Biển Ɖông, lợi dụng việc
Mỹ rút quȃn, hải quân Trung cộng lén lút chiếm đóng Hoàng Sa và đổ bộ trên đảo
Duy Mộng khiến hải quân ta đưa hạm đội ra tái chiếm lại đảo dẫn tới một trận hải
chiến kiêu hùng; rủi thay, Trời đã không chìu lòng người khiến hải quân Việt
Nam Cộng Hoà phải rút lui khỏi quần đảo Hoàng Sa. Trong cuộc rút lui đau thương
này các chiến sῖ hải quân Việt Nam Cộng Hoà trôi dạt trên biển và chịu sự chết
chóc nhưng hải quân Mỹ đã bỏ mặc. Một số tài liệu của Mỹ sau đó đã coi quần đảo
Hoàng Sa là không có giá trị chiến lược quốc tế và đã bỏ mặc Việt Nam Cộng Hoà
mất quần đảo Hoàng Sa vào tay Trung cộng. Việt cộng giữ thái độ im lặng như tán
đồng việc Trung cộng chiếm Hoàng Sa và đánh thắng hải quân Việt Nam Cộng Hoà,
Việt cộng xem như đất đảo của tổ tiên nay dâng cho Trung cộng làm quà. Sau khi ký
Hiệp định Paris, Mỹ đã rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam, ngưng viện trợ vũ khí
và cả viện trợ nhân đạo. Thời cơ thuận lợi đã đến Việt cộng với sự yễm trợ vô hạn
của Nga Tàu dốc toàn lực tấn công xâm lược Việt Nam Cộng Hoà. Quân Việt cộng đã
tiến vào thủ đô Sài gòn của Việt Nam Cộng Hoà ngày 30/04/1975 chỉ sau hai năm
ba tháng ba ngày ký kết Hiệp định Paris 1973. Toàn thể quân đội Mỹ đã rút lui
khỏi Việt Nam, và toà Ɖại Sứ Mỹ tại Sài gòn đã chạy trốn trong hổn loạn trên
nóc toà Ɖại sứ Mỹ tại Sài gòn. Sau đó Việt cộng nhồi sọ nhân dân bằng những bài
học chống đế quốc Mỹ, kẻ thù số Một của dân tộc, sách vở báo chí Mỹ bị đốt,
không ai dám đi học tiếng Mỹ. Bất cứ người Việt nào có tàn tích Mỹ Ngụy sẽ bị
khai trừ, đưa đi kinh tế mới, bắt tù cải tạo biệt xứ đến tận nơi rừng thiêng nước
độc, trong khi ở nhà bọn cán bộ tha hồ vơ vét của cải và chiếm đoặt nhà cửa của
họ. Những người con lai Mỹ bị hắt hủi khinh miệt và chà đạp. Mỹ, tất cả Mỹ là kẻ
thù đã bại trận trước nhân dân Việt Nam anh hùng. Hiệp định Paris được Việt cộng
xem là một thắng lợi lớn của bọn chúng trên khía cạnh ngoại giao quốc tế từ đó.
Người Việt Nam bắt đầu vượt biển, vượt biên chạy trốn khỏi bàn tay Việt cộng,
những chuyến đi vượt biển thập tử nhất sinh, bỏ mặc sinh mạng người cho Tử thần,
thủy thần và hải tặc. Năm 1977 có một cô bé 1 tuổi đã theo cha mẹ vượt biển bỏ
đất nước của loài quỷ và đã định cư tại Oakland Hoa Kỳ. Tình hình tạm ổn định
khi có chương trình ODP Ra Ɖi Có Trật Tự
bắt đầu dưới thời Tổng Thống Ronald Reagan.
Thật kỳ lạ, bốn
mươi ba năm sau Hiệp Ɖịnh Paris, Pháp 1973 là Thông cáo Chung Việt Mỹ tại Hà Nội,
Việt Nam 2016 lại chính là một chu kỳ biến cố lịch sử ngược chiều.
Việt cộng đã
hoàn tòan thảm bại trên mọi phương diện. Nước láng giềng hữu nghị Trung cộng đã
trở thành kẻ thù không đội chung trời, Liên Sô giờ đây tan rã và bị túng thiếu
mọi bề đến nổi Vịnh chiến lược Cam Ranh không léo hánh đến. Tiền viện trợ Nga
Tàu Việt cộng mang nợ ngập đầu. Năm 1979, Trung cộng đánh chiếm biên giới phía
Bắc lấy hầu hết những phần đất lịch sử và chiến lược và lịch sử của Việt Nam.
Khắp đất nước đỉ điếm xì ke ma tuý tràn lan, con ông cháu cha tiền bạc rủng rỉnh
đi ra nước ngoài như cơm bữa, chúng mặc sức ca hát vui chơi ngày đêm quên đi tủi
nhục vong quốc, bọn cán bộ trong túi có bạc tỷ tiền tham nhũng đút lót bán đất
bán rừng, bán biển, bán nhượng địa bô xít, bán Vũng Áng cho Tàu. Năm 1989, khoảng
70 lính hải quân Việt cộng bị người bạn Tàu cộng hữu nghị tàn sát trên đảo Gạc
Ma đến nổi máu đỏ loang đầy trên biển Trường Sa của tổ tiên Việt. Toàn dân
trong nước chán ghét Việt cộng, dân oan, tôn giáo, các nhà đấu tranh dân chủ và
công lý bị cầm tù. Vụ án Vũng Áng xãy ra tại quê hương Hồ Chính Minh đã trở nên
thảm kịch cho toàn thể người dân miền Trung nói riêng và toàn dân Việt nói chung.
Bãi biển cát trắng miền Trung nay trở thành biển chết. Biển Ɖông gần như không
còn là vùng biển di sản của dȃn tộc Việt nữa, chỉ còn duy nhất vài cụm đảo nhỏ
trong vùng Trường Sa. Nay thì bạn hữu nghị năm xưa đã hiện nguyên hình con quái
vật biển và có thể nuốt chửng các đảo còn lại và trút xuống Việt Nam bom và phi
đạn nếu cần, hồ chứa bùn đổ bô xít có thể vỡ tung tràn chất độc xuống đồng bằng,
những đập nước trên cao thuộc Trung cộng có thể bị đóng lại hạn chế nước xuống
Cửu Long gây nên hạn hán.
Bốn mươi ba
năm sau (2016-1973) Mỹ chính thức và gần như toàn diện trở lại Việt Nam qua
chuyến đi của Tổng Thống Barack Obama với những chuyên viên và cố vấn hùng hậu.
Chuyến đi của TT Obama đã đước chuẫn bị sẳn sàng và chu đáo bởi đôi bên Mỹ và
Việt cộng. Hàng vạn người dân và gần như tất cả người dân Việt Nam và tất cả
các cấp chính quyền Việt cộng từ Hà Nội đến Sài gòn chào đón TT Obama, sự trở lại
của nước Mỹ và người Mỹ. Nước Mỹ không còn là kẻ thù số Một của nhȃn dân Việt
Nam anh hùng thuở nào. TT Obama đọc diễn văn tại Trung Tâm Nghị Hội Quốc Gia
(Việt cộng) với những lời khiêm nhường đôi lúc quá đổi bình dân khác với phái
đoàn lãnh tụ cao cấp Việt cộng phải nhục nhả đi quỳ lạy thiên triều ở Bắc Kinh
mà vễnh tai nghe mắng chưởi. Sự trở lại của người Mỹ, của nước Mỹ, sự hợp tác
toàn diện giữa hai đối tác như TT Obama phát biểu trong Diễn Văn tại Hà Nội
24/05/2016 đánh dấu sự trở lại của nước Mỹ sau 43 năm đầy đau thương, chết chóc
và giông tố. Sự trở lại của nước Mỹ lần này cũng chính là sự trở lại của
Elizabeth Phu 39 tuổi một nữ cố vấn của TT Obama, cô bé mà năm 1977 đã theo cha
mẹ vượt biển tìm tự do rời bỏ Việt Nam dưới chế độ Việt cộng. Và Trên tất cả, Mỹ
trở lại Việt Nam vì Biển Ɖông mà 43 năm trước Mỹ cho là không có giá trị chiến
lược.
Ngày 23/05/2016
tại Hà Nội, Mỹ và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghῖa Việt Nam (Việt cộng) đã ký kết một
Thông Cáo Chung http://vietnam.usembassy.gov/obamavisit_052316_joint_statement.html
Thông Cáo Chung đánh dấu một sự hợp tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Cộng.
Riêng nước Việt
Nam Cộng Hoà không còn nữa, và rồi só phận của các cộng đồng người Việt tỵ nạn
cộng sản tại hải ngoại rồi sẽ ra sao? Lá cờ Vàng Ba Sọc Ɖỏ rồi sẽ ra sao? Tất cả
có sẽ tồn tại và trở về với dȃn tộc và đất nước Việt Nam?
Nếu tất cả biến
cố đã trở về với chu kỳ ngược lại thì liệu nước Việt Nam Cộng Hoà có sẽ trở về
với dân tộc Việt Nam để mãi mãi không tủi hờn những anh linh chiến sῖ đã bỏ
mình cho lý tưởng và công lý và hạnh phúc của dân tộc?
Cầu chúc tất
cả niềm tin yêu và tất cả mọi người dưới bóng cờ Vàng sẽ trở thành sự thật và
thành công.
Hoàng Hoa
June 01, 2016
Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016
Những Kiến
Trúc Sư cho bài Diễn văn TT Obama
Những Kiến
Trúc Sư (Architects) cho bài diễn văn TT Obama đọc tại Trung Tâm Nghị Hội Quốc
Gia (Hà Nội, Việt Nam) theo tôi suy đoán ít nhất là 3 người dựa theo những chi
tiết qua những bài viết trên báo chí Hà Nội và cá nhȃn tôi tham khảo. Theo
Peter Zinoman, một giáo sư tại Ɖại học Berkeley, Ca USA thì một người chấp bút
đã gọi ông đưa vào bài diễn văn một số ý tưởng Việt Nam. Những chi tiết này của
ông đã được xem xét và lý luận để có sự chấp thuận trước khi được chính thức
đưa vào bài diễn văn. Bài diễn văn có thể được Elizabeth Phú xem qua vì bà là một
trong những cố vấn hàng đầu của TT Obama về các chính sách tại Á Châu. TT Obama
có thể xem qua và quyết định bài diễn văn này. Elizabeth Phú có thể phần nào hiểu
rõ các chi tiết Peter Zinoman, nhưng những vấn đề lịch sử Việt Nam có thể Phú
chưa chắc hiểu sâu sắc vì khi vượt biên ra đi khỏi Việt Nam cô còn quá bé và
sau đó định cư ở Mỹ (1978) khoảng 1 tuổi. Peter Zinoman thì trái lại, ông đã từng
nhận được Giải Thưởng Văn Hóa Phan Chu Trinh (Việt cộng) vì “có công phổ biến
văn hóa Việt ra thế giới” nên sự hiểu biết về lịch sử Việt Nam có thể gói trọn
trong các hiểu biết nhất định nhưng vẫn nông cạn.
Phú đã tháp
tùng với TT Obama trong chuyến đi ba ngày ở Việt Nam.
Những link
sau đây giúp ta có tầm nhìn về các nhân vật kiến trúc cho bài diễn văn TT Obama
tại Việt Nam ngày 24/05/2016. Ɖối với tôi bài diễn văn này có giá trị bình thường
và có thể kém giá trị lịch sử, chỉ trừ một cốt lõi quan trọng nhất trong bài có
tính cách chiến lược nhất mà ta cần nên biết bởi vì nó có thể liên quan đến người
Việt tại hải ngoại khi Mỹ Việt tiến đến một giai đoạn phát triển mới.
Xin xem
links về Elizabeth Phú: https://vi.wikipedia.org/wiki/Elizabeth_Ph%C3%B9 , https://twitter.com/elizabeth_phu
Ba
paragraphs cốt lõi của TT Obama Address:
“Chúng ta cũng không nên quên rằng việc
hàn gắn giữa hai nước đã có những đóng góp lớn lao của những cựu binh vốn đã từng
đối mặt ở hai đầu chiến tuyến. Hãy nhớ tới Thượng Nghị sỹ John McCain, người đã
từng là tù binh chiến tranh trong nhiều năm ở đây, đã gặp Tướng Giáp, người đã
nói hai nước không nên cứ là kẻ thù, mà hãy làm bạn. Hãy nhớ tới tất cả những cựu
binh, cả Việt Nam và Hoa Kỳ, đã giúp chúng ta hàn gắn và gây dựng những mối
quan hệ mới. Ít ai có thể làm nhiều hơn thế trong lĩnh vực này qua nhiều năm so
với cựu Trung úy Hải quân, nay là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry, người cũng
có mặt ở đây ngày hôm nay. Thay mặt cho tất cả mọi người, xin trân trọng cảm ơn
John vì những nỗ lực vượt bậc của mình. (Vỗ tay).
Nhờ những cựu binh đã dẫn đường cho chúng ta, nhờ những chiến binh đã có lòng quả cảm vươn tới hòa bình mà hai dân tộc chúng ta giờ đây đã gần gũi nhau hơn bao giờ hết. Thương mại song phương đã tăng mạnh. Sinh viên và học giả của cả hai bên cùng học hỏi lẫn nhau. Chúng tôi đón nhiều sinh viên từ Việt Nam sang Hoa Kỳ học tập hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á. Và mỗi năm, các bạn cũng đón ngày càng nhiều khách du lịch từ Hoa Kỳ, bao gồm cả các bạn trẻ người Mỹ đeo ba lô, tới 36 phố phường ở Hà Nội, những cửa hàng ở phố cổ Hội An và cố đô Huế. Cả người Việt và người Mỹ đều có thể đồng cảm với những lời ca của nhạc sỹ Văn Cao – “Từ đây người biết quê người; từ đây, người biết thương người”.
Với tư cách là Tổng thống, tôi đã phát huy những tiến bộ như vậy. Với mối quan hệ đối tác toàn diện mới, chính phủ của cả hai nước đang hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết. Và cùng với chuyến thăm này, chúng ta đã đặt nền tảng vững chắc hơn cho mối quan hệ song phương trong nhiều thập niên tới. Xét từ góc độ nào đó, sợi dây dài kết nối hai nước vốn bắt đầu từ Thomas Jefferson cách đây hơn hai thế kỷ đến bây giờ đã kết trọn một vòng. Quá trình đó đã diễn ra qua bao nhiêu năm và đòi hỏi những nỗ lực to lớn. Nhưng giờ đây, chúng ta có thể nói điều mà trước kia khó có thể tưởng tượng nổi: ngày hôm nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đã là đối tác. “
Nhờ những cựu binh đã dẫn đường cho chúng ta, nhờ những chiến binh đã có lòng quả cảm vươn tới hòa bình mà hai dân tộc chúng ta giờ đây đã gần gũi nhau hơn bao giờ hết. Thương mại song phương đã tăng mạnh. Sinh viên và học giả của cả hai bên cùng học hỏi lẫn nhau. Chúng tôi đón nhiều sinh viên từ Việt Nam sang Hoa Kỳ học tập hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á. Và mỗi năm, các bạn cũng đón ngày càng nhiều khách du lịch từ Hoa Kỳ, bao gồm cả các bạn trẻ người Mỹ đeo ba lô, tới 36 phố phường ở Hà Nội, những cửa hàng ở phố cổ Hội An và cố đô Huế. Cả người Việt và người Mỹ đều có thể đồng cảm với những lời ca của nhạc sỹ Văn Cao – “Từ đây người biết quê người; từ đây, người biết thương người”.
Với tư cách là Tổng thống, tôi đã phát huy những tiến bộ như vậy. Với mối quan hệ đối tác toàn diện mới, chính phủ của cả hai nước đang hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết. Và cùng với chuyến thăm này, chúng ta đã đặt nền tảng vững chắc hơn cho mối quan hệ song phương trong nhiều thập niên tới. Xét từ góc độ nào đó, sợi dây dài kết nối hai nước vốn bắt đầu từ Thomas Jefferson cách đây hơn hai thế kỷ đến bây giờ đã kết trọn một vòng. Quá trình đó đã diễn ra qua bao nhiêu năm và đòi hỏi những nỗ lực to lớn. Nhưng giờ đây, chúng ta có thể nói điều mà trước kia khó có thể tưởng tượng nổi: ngày hôm nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đã là đối tác. “
Trȃn trọng,
Hoàng Hoa
Ɖêm Memorial
Day 2016.
Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016
Nhận xét về bài Diễn Văn của Tổng Thống Obama tại Việt Nam
Bài
Diễn Văn của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama (TT Obama) đọc tại Trung Tâm Hội
Nghị Quốc Gia (Hà Nội, Việt Nam) ngày
24/05/2016 được đăng cùng với bản dịch Việt ngữ trên Web Site Ɖại sứ quan Mỹ tại
Hà Nội.
Thoạt đầu, tôi cho bài Diễn văn đó là do bà Elizabeth Phu
gợi ý, một nữ cố vấn cho TT Obama về các vấn đề Giám
đốc phụ trách các vấn đề Đông Nam Á và châu Đại dương của Nhà Trắng và là thành
viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ viết, nhưng sau đó tôi mới biết
đó là do phần lớn những gợi ý của Peter Zinoman, một Giáo sư trường Ɖại học Berkeley,
Ca USA đang dạy môn Lịch sử cùng môn Nghiên cứu Nam Á - Đông
Nam Á. Peter Zinoman có người vợ Việt Nam là Nguyễn Nguyệt Cầm. Xem xét các Notes* sau đȃy mới thấy sự yếu kém trong hiểu biết giòng lịch sử Việt Nam của Zinoman. Note* là note của Hoàng Hoa, Trưởng Ban Biên Tập SaigonFilms và Blog Quan Ɖiểm Việt Nam được in nghiêng. Bài này được đăng tải trên Blog Quan Ɖiểm Việt Nam
Sau đȃy là một số nét chính trong bài Diễn Văn
của TT Obama 24/05/2016 và Notes*:
Nhưng giống như cây tre,
tinh thần bất khuất của người Việt Nam đã được đúc kết trong áng thơ của Lý Thường
Kiệt – “Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận ở sách trời”.
Note*: Trích dẫn này thực tế không phù hợp một sự
so sánh giữa Việt Cộng và vua Nhà Lý. Việt Cộng không chính nghῖa, nhưng Nhà Lý
có chính nghῖa. Lý Thường Kiệt có quyền nói câu nói này để cổ võ lòng yêu nước
chiến đấu chống quân Tống, còn Việt cộng không thể nói được vì đó là một chế độ
không phù hợp lòng dȃn. Không nên dẫn chứng câu này vì gây sự khó hiểu lầm tưởng Việt cộng là có chính
nghῖa.
Trong Chiến tranh Thế giới
lần thứ hai, người Mỹ đã đến đây để giúp các bạn trong cuộc đấu tranh chống ngoại
xâm. Khi những chiếc máy bay Hoa Kỳ bị bắn rơi, người Việt Nam đã cứu những
viên phi công gặp nạn.
Note*: Trong Thế Chiến Thứ 2 (1939-1945,) người Mỹ đã
bí mật đến Việt Nam, và nhờ Việt Minh giúp đỡ trong những công tác bí mật chống
Nhật; thí dụ, nếu những máy bay Mỹ khi bay oanh tạc Nhật Bản đã
lâm nạn và rơi hạ cánh trong vùng Việt Minh chiếm đóng hoặc phá hoại đường xe lửa.
Toán OSS Deer Team đã chỉ ở chiến khu Việt Minh trong 2 tháng thì quân Nhật đã
đầu hàng, sau đó toán OSS Deer Team này đã trở về Mỹ, không nghe
nói gì về máy bay Mỹ bị bắn rơi mà chỉ có Deer
Team bí mật nhảy dù xuống chiến khu Việt Minh thôi.
Ở tượng đài liệt sỹ của
các bạn cách đây không xa, và trên bàn thờ của các gia đình ở khắp nơi trong cả
nước, các bạn đang tưởng nhớ tới khoảng ba triệu người Việt Nam, cả những người
lính và dân thường, ở cả hai phía, đã ngã xuống. Trên bức tường tưởng niệm ở
Washington, chúng ta có thể chạm vào tên của 58.315 người Mỹ đã hy sinh tính mạng
của họ trong cuộc chiến. Ở cả hai nước, những cựu binh và gia đình của những
người đã ngã xuống vẫn đau đáu đi tìm những người bạn và những người thân đã mất.
Đúng như ở Mỹ, chúng tôi đã được học, ngay cả khi chúng ta bất đồng về một cuộc
chiến, chúng ta cũng phải luôn tôn vinh những người đã đứng trong quân ngũ và mở
rộng vòng tay đón họ trở về với lòng kính trọng mà họ xứng đáng được hưởng,
chúng ta có thể cùng bên nhau ngày hôm nay, cả người Việt lẫn người Mỹ và cùng
thừa nhận những nỗi đau và hy sinh của cả hai phía.
Note*: Sự hoà giãi không nên là một cái nhìn đơn phương. “Ở tượng đài liệt sỹ
của các bạn cách đây không xa,” là chỉ nói về các chiến binh Việt cộng, nhưng
TT Obama cần phải hiểu về sự hy sinh to lớn mà dân quan cán chính Việt Nam Cộng
Hoà đã hy sinh cho lý tưởng chống cộng sản, sự hy sinh cao cả của họ cho một sự
thật, công lý và sát cánh bên quân đội đồng minh Mỹ. Nếu nhìn vào sự thật thì
TT Obama chỉ nên nói về sự chết chóc của người cộng sản Việt Nam, chứ không thể
đặt sự hy sinh của các cán binh Việt Cộng so sánh với sự hy sinh của quân đội Mỹ.
Nếu nói hai phía, TT Obama cần phải nói về sự toàn diện của cuộc chiến bao gồm
cả sự hy sinh của quȃn dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà nữa.
Chính sự năng động như vậy
đã đem lại những bước tiến thực sự trong cuộc sống của người dân. Ở đây, ở Việt
Nam, các bạn đã giảm mạnh tỷ lệ nghèo đói cùng cực, nâng mức thu nhập của các hộ
gia đình và giúp hàng triệu người vươn lên trở thành tầng lớp trung lưu ngày
càng lớn mạnh. Đói nghèo, bệnh tật, tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em đều giảm. Số
người có nước sạch và điện, số trẻ em trai và trẻ em gái được đến trường, tỷ lệ
biết đọc biết viết – tất cả đều tăng lên. Đó là sự tiến bộ vượt bậc. Đó là những
thành tựu mà các bạn đã có thể đạt được trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Note*: Nếu sự thực có những thành tựu đó, thời gian
là 41 năm không gọi là ngắn được kể từ sau Việt cộng chiếm miền Nam. So sánh với Taiwan, Singapore,
Philippine và Trung cộng thì Việt Nam có thể tụt lùi 100 năm.
Cả người Việt và người Mỹ
đều có thể đồng cảm với những lời ca của nhạc sỹ Văn Cao – “Từ đây người biết
quê người; từ đây, người biết thương người”.
Note*: Sự thật không cần phải lấy lời nhạc của Văn
Cao. Hãy lấy thí dụ về tình yêu con người của nước Mỹ khi những tàu bệnh viện Mỹ
cập bến Việt Nam để cứu trợ và chưa bệnh vì mục đích nhân đạo.
Hằng năm người Việt Nam trên thế giới, mà Việt cộng gọi là “Kiều bào hải ngoại”
gởi về Việt Nam hằng tỷ đô la, đó là tình yêu đó. Việt cộng có thể lấy hằng tỷ đô
la này bỏ vào túi chúng.
Tôi nghĩ đến tất cả những
người Mỹ và người Việt Nam đã vượt qua biển cả mênh mông – trong đó có một số
người lần đầu tiên được đoàn tụ với gia đình sau nhiều thập niên – và những người
như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã viết trong ca khúc của mình, đã nối vòng tay lớn
để mở tấm lòng của mình ra để thấu suốt trái tim mình và nhìn thấu tình người
trong mỗi chúng ta. (Vỗ tay).
Note*: Trịnh Công Sơn trốn quân dịch, và là nhạc sῖ
phản chiến, nghῖa là Trịnh Công Sơn không muốn cuộc chiến tranh, và dῖ nhiên không
muốn Mỹ đến Việt Nam. “Nối vòng tay lớn,” theo Trịnh Công Sơn là Nam Bắc đoàn kết,
dῖ nhiên là không muốn có quân đội Mỹ ở Việt Nam. Sau này khi Trịnh Công Sơn ở lại Việt Nam, Việt cộng cũng chẳng cần thiết gì, khen thưởng gì
cho đến khi anh ta chết vì bệnh tiểu đường.
Và trong nhiều năm tới kể
từ bây giờ, khi ngày càng có nhiều người Việt Nam và Mỹ đang học tập với nhau;
đổi mới sáng tạo và kinh doanh với nhau; cùng chung tay vì an ninh của chúng
ta, thúc đẩy nhân quyền và cùng nhau bảo vệ hành tinh của mình ... tôi hy vọng
bạn hãy nhớ lại thời điểm này và ấp ủ hy vọng từ tầm nhìn mà tôi đã đề ra ngày
hôm nay. Hay, nếu tôi có thể nói một cách khác – mượn lời của Truyện Kiều mà
các bạn đều biết "Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm
ghi”. (Vỗ tay).
Note*: Thật ra, để
xây dựng một niềm tin, không cần phải lấy thơ văn trong Kiều. TT Obama có
lẽ không biết rằng Kiều là một gái ở
chốn lầu xanh, không thể so sánh niềm tin của
nước Mỹ với niềm tin của một gái trong chốn lầu xanh được. Do đó, một minh chứng bằng
truyện Kiều có thực sự thuyết phục mọi người
tin vào nước
Mỹ không?
Trong
bài Diễn văn của TT Obama có nhắc đến Thiền sư Nhất Hạnh, Nhất Hạnh là người phản
chiến trong chiến tranh Việt Nam bị chính phủ Việt Nam Cộng Hoà trục xuất không
cho về nước năm 1973.
Nói chung Peter Zinoman đã đưa ra những trích dẫn và ngụ
ý mơ hồ và gây
nhiều
hiểu lầm.
Bài Diễn Văn của TT Obama vì vậy kém ý nghῖa trong sáng và làm cho các vấn đề
nóng khác bị mờ nhạt.
Hoàng
Hoa
Trưởng
Ban Biên Tập
SaigonFilms
05/29/2016
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)