Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Nhận xét về bài Diễn Văn của Tổng Thống Obama tại Việt Nam


Bài Diễn Văn của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama (TT Obama) đọc tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia (Hà Nội, Việt Nam) ngày 24/05/2016 được đăng cùng với bản dịch Việt ngữ trên Web Site Ɖại sứ quan Mỹ tại Hà Nội.

Thoạt đầu, tôi cho bài Diễn văn đó là do bà Elizabeth Phu gợi ý, một nữ cố vấn cho TT Obama về các vấn đề Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Nam Á và châu Đại dương của Nhà Trắng và là thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ viết, nhưng sau đó tôi mới biết đó là do phần lớn những gợi ý của Peter Zinoman, một Giáo sư trường Ɖại học Berkeley, Ca USA đang dy môn Lịch sử cùng môn Nghiên cứu Nam Á - Đông Nam Á. Peter Zinoman có người vợ Vit Nam là Nguyễn Nguyệt Cầm. Xem xét các Notes*  sau đȃy mi thy s yếu kém trong hiu biết giòng lch s Vit Nam ca Zinoman. Note* là note ca Hoàng Hoa, Trưng Ban Biên Tp SaigonFilms và Blog Quan Ɖim Vit Nam đưc in nghiêng. Bài này đưc đăng ti trên Blog Quan Ɖim Vit Nam 

Sau đȃy là một số nét chính trong bài Diễn Văn của TT Obama 24/05/2016 và Notes*:

Nhưng giống như cây tre, tinh thần bất khuất của người Việt Nam đã được đúc kết trong áng thơ của Lý Thường Kiệt – “Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận ở sách trời”. 

Note*: Trích dẫn này thực tế không phù hợp một sự so sánh giữa Việt Cộng và vua Nhà Lý. Việt Cộng không chính nghῖa, nhưng Nhà Lý có chính nghῖa. Lý Thường Kiệt có quyền nói câu nói này để cổ võ lòng yêu nước chiến đấu chống quân Tống, còn Việt cộng không thể nói được vì đó là một chế độ không phù hợp lòng dȃn. Không nên dn chng câu này vì gây s khó hiu lm tưng Vit cng là có chính ngha.


Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, người Mỹ đã đến đây để giúp các bạn trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Khi những chiếc máy bay Hoa Kỳ bị bắn rơi, người Việt Nam đã cứu những viên phi công gặp nạn.

Note*: Trong Thế Chiến Thứ 2 (1939-1945,) người Mỹ đã bí mật đến Việt Nam, và nhờ Việt Minh giúp đỡ trong những công tác bí mật chống Nhật; thí dụ, nếu những máy bay Mỹ khi bay oanh tạc Nhật Bản đã lâm nạn và rơi hạ cánh trong vùng Việt Minh chiếm đóng hoặc phá hoại đường xe lửa. Toán OSS Deer Team đã chỉ ở chiến khu Việt Minh trong 2 tháng thì quân Nhật đã đầu hàng, sau đó toán OSS Deer Team này đã trở về Mỹ, không nghe nói gì v máy bay M b bn rơi mà ch có Deer Team bí mt nhy dù xung chiến khu Vit Minh thôi.


Ở tượng đài liệt sỹ của các bạn cách đây không xa, và trên bàn thờ của các gia đình ở khắp nơi trong cả nước, các bạn đang tưởng nhớ tới khoảng ba triệu người Việt Nam, cả những người lính và dân thường, ở cả hai phía, đã ngã xuống. Trên bức tường tưởng niệm ở Washington, chúng ta có thể chạm vào tên của 58.315 người Mỹ đã hy sinh tính mạng của họ trong cuộc chiến. Ở cả hai nước, những cựu binh và gia đình của những người đã ngã xuống vẫn đau đáu đi tìm những người bạn và những người thân đã mất. Đúng như ở Mỹ, chúng tôi đã được học, ngay cả khi chúng ta bất đồng về một cuộc chiến, chúng ta cũng phải luôn tôn vinh những người đã đứng trong quân ngũ và mở rộng vòng tay đón họ trở về với lòng kính trọng mà họ xứng đáng được hưởng, chúng ta có thể cùng bên nhau ngày hôm nay, cả người Việt lẫn người Mỹ và cùng thừa nhận những nỗi đau và hy sinh của cả hai phía.

Note*: Sự hoà giãi không nên là một cái nhìn đơn phương. “Ở tượng đài liệt sỹ của các bạn cách đây không xa,” là chỉ nói về các chiến binh Việt cộng, nhưng TT Obama cần phải hiểu về sự hy sinh to lớn mà dân quan cán chính Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh cho lý tưởng chống cộng sản, sự hy sinh cao cả của họ cho một sự thật, công lý và sát cánh bên quân đội đồng minh Mỹ. Nếu nhìn vào sự thật thì TT Obama chỉ nên nói về sự chết chóc của người cộng sản Việt Nam, chứ không thể đặt sự hy sinh của các cán binh Việt Cộng so sánh với sự hy sinh của quân đội Mỹ. Nếu nói hai phía, TT Obama cần phải nói về sự toàn diện của cuộc chiến bao gồm cả sự hy sinh của quȃn dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà nữa.


Chính sự năng động như vậy đã đem lại những bước tiến thực sự trong cuộc sống của người dân. Ở đây, ở Việt Nam, các bạn đã giảm mạnh tỷ lệ nghèo đói cùng cực, nâng mức thu nhập của các hộ gia đình và giúp hàng triệu người vươn lên trở thành tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh. Đói nghèo, bệnh tật, tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em đều giảm. Số người có nước sạch và điện, số trẻ em trai và trẻ em gái được đến trường, tỷ lệ biết đọc biết viết – tất cả đều tăng lên. Đó là sự tiến bộ vượt bậc. Đó là những thành tựu mà các bạn đã có thể đạt được trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Note*: Nếu sự thực có những thành tựu đó, thời gian là 41 năm không gọi là ngắn được k t sau Vit cng chiếm min Nam. So sánh với Taiwan, Singapore, Philippine và Trung cộng thì Vit Nam có thể tụt lùi 100 năm.


Cả người Việt và người Mỹ đều có thể đồng cảm với những lời ca của nhạc sỹ Văn Cao – “Từ đây người biết quê người; từ đây, người biết thương người”.

Note*: Sự thật không cần phải lấy lời nhạc của Văn Cao. Hãy lấy thí dụ về tình yêu con người của nước Mỹ khi những tàu bệnh viện Mỹ cập bến Việt Nam để cứu trợ và chưa bnh vì mục đích nhân đạo. Hằng năm người Việt Nam trên thế giới, mà Việt cộng gọi là “Kiều bào hải ngoại” gởi về Việt Nam hằng tỷ đô la, đó là tình yêu đó. Việt cộng có thể lấy hằng tỷ đô la này bỏ vào túi chúng.


Tôi nghĩ đến tất cả những người Mỹ và người Việt Nam đã vượt qua biển cả mênh mông – trong đó có một số người lần đầu tiên được đoàn tụ với gia đình sau nhiều thập niên – và những người như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã viết trong ca khúc của mình, đã nối vòng tay lớn để mở tấm lòng của mình ra để thấu suốt trái tim mình và nhìn thấu tình người trong mỗi chúng ta. (Vỗ tay).

Note*: Trịnh Công Sơn trốn quân dịch, và là nhạc sῖ phản chiến, nghῖa là Trịnh Công Sơn không muốn cuộc chiến tranh, và dῖ nhiên không muốn Mỹ đến Việt Nam. “Nối vòng tay lớn,” theo Trịnh Công Sơn là Nam Bắc đoàn kết, dῖ nhiên là không muốn có quân đội Mỹ ở Việt Nam. Sau này khi Trnh Công Sơn li Vit Nam, Vit cộng cũng chẳng cần thiết gì, khen thưởng gì cho đến khi anh ta chết vì bệnh tiểu đường.


Và trong nhiều năm tới kể từ bây giờ, khi ngày càng có nhiều người Việt Nam và Mỹ đang học tập với nhau; đổi mới sáng tạo và kinh doanh với nhau; cùng chung tay vì an ninh của chúng ta, thúc đẩy nhân quyền và cùng nhau bảo vệ hành tinh của mình ... tôi hy vọng bạn hãy nhớ lại thời điểm này và ấp ủ hy vọng từ tầm nhìn mà tôi đã đề ra ngày hôm nay. Hay, nếu tôi có thể nói một cách khác – mượn lời của Truyện Kiều mà các bạn đều biết "Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”. (Vỗ tay).

Note*: Thật ra, để xây dựng một niềm tin, không cần phải lấy thơ văn trong Kiều. TT Obama có l không biết rằng Kiều là một gái chn lu xanh, không thể so sánh niềm tin của nước Mỹ với niềm tin của một gái trong chốn lầu xanh đưc. Do đó, một minh chứng bng truyện Kiều có thc s thuyết phục mọi người tin vào nước Mỹ không?
Trong bài Diễn văn của TT Obama có nhắc đến Thiền sư Nhất Hạnh, Nhất Hạnh là người phản chiến trong chiến tranh Việt Nam bị chính phủ Việt Nam Cộng Hoà trục xuất không cho về nước năm 1973.

Nói chung Peter Zinoman đã đưa ra những trích dẫn và ngụ ý mơ h và gây nhiu hiu lm. Bài Diễn Văn của TT Obama vì vậy kém ý nghῖa trong sáng và làm cho các vấn đề nóng khác bị mờ nhạt.

Hoàng Hoa
Trưng Ban Biên Tp SaigonFilms

05/29/2016

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Thảm họa biển miền Trung - Một cái nhìn toàn cảnh.
LANG ANH·SATURDAY, APRIL 23, 2016

Đến ngày hôm nay 24/04/2016, sau đúng 20 ngày kể từ khi cá bắt đầu chết trên diện rộng tại 4 tỉnh ven biển miền Trung, gây ra nhiều hậu quả nặng nề: Hàng vạn ngư dân bỏ biển, cá tự nhiên và cá nuôi ven biển chết hàng loạt, nhiều quan ngại sâu sắc về sự huỷ diệt của các rặng san hô và các loài sinh vật biển tầng nước đáy, hàng chục triệu người Việt hoang mang, mức tiêu thụ cá biển sụt giảm mạnh tại thị trường nội địa kéo theo sự tăng vọt bất ổn của các loại thực phẩm khác. Bên cạnh đó, còn những nghi ngại sâu sắc về các vấn đề sức khoẻ và các hậu quả lâu dài có thể có do tình trạng ô nhiễm mà cơn thảm hoạ này đã gây ra. Đến nay, có lẽ ít nhiều đã có đủ thông tin để có thể phác hoạ một cái nhìn toàn cảnh.
Formosa Hà Tĩnh là một dự án có mức đầu tư cam kết lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay. Nó có tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 28 tỷ USD (Giai đoạn 1 có mức đầu tư 10 tỷ USD), gồm một khu liên hợp gang thép có công suất 22,5 tr tấn, một cảng nước sâu và các tổ hợp năng lượng nhiệt điện cung cấp điện năng cần thiết cho toàn bộ khu liên hợp. Có thể nói dự án này mang ý nghĩa rất lớn đối với Hà Tĩnh và thậm chí đối với cả Việt Nam trong phát triển ngành luyện thép và công nghiệp nặng. Chính vì thế, người ta đã bỏ qua nhiều quan ngại về vị trí an ninh rất đặc thù của Vũng Áng và dành cho nhà đầu tư nhiều ưu đãi biệt lệ. Dự án có tổng mức quỹ đất và mặt nước tới 3300 ha, giấy phép cấp 70 năm, một biệt lệ vượt quá mức quy định của luật đất đai và tiền thuê đất trong cả vòng đời dự án chỉ vỏn vẹn 96 tỷ VND (1,37 tỷ/năm/3300 ha đất và mặt nước). Dù có nhiều quan ngại về môi trường, nhưng ngành luyện thép trên thế giới là không thể thiếu được. Dù thị trường thép những năm gần đây gặp khó khăn, nhưng nếu nhìn vào tương lai thì Formosa Hà Tĩnh vẫn có một triển vọng rất sáng sủa. Dự án này sẽ có tác động rất lớn đến kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh và Việt Nam trong tương lai. Thế giới cũng đã phát triển nhiều công nghệ để giảm thiểu tác động tiêu cực của các dự án công nghiệp, gồm cả ngành thép, tất nhiên việc áp dụng các công nghệ này đều rất tốn tiền. Bản thân chủ đầu tư Formosa cũng cam kết sẽ đảm bảo áp dụng các tiêu chuẩn ngặt nghèo nhất về phát thải. Cam kết là một chuyện, thực hiện dĩ nhiên lại là một chuyện hoàn toàn khác biệt.



Quay trở lại câu chuyện về thảm hoạ biển ở miền Trung, có thể điểm lại các diễn biến sự kiện:
- Ngày 04/04/2016, một ngư dân ở Vũng Áng chuyên hành nghề lặn biển phát hiện thấy sự hoạt động mạnh của đường ống xả thải khổng lồ chôn ngầm dưới vịnh của Formosa. Theo anh ta tường thuật lại, đường ống này đã có cách đây hai năm nhưng chỉ bắt đầu hoạt động mạnh từ ngày 29/03/2016, tại thời điểm phát hiện, ống thải ngầm này đang phụt ra rất mạnh một thứ nước có màu vàng bốc mùi khó chịu. Người ngư dân này đã báo ngay với cơ quan chức năng, nhưng không có cuộc điều tra nào đã diễn ra. Diễn biến sau đó là cá bắt đầu chết trên diện rộng, khởi đầu từ Hà Tĩnh và lan dần ra Quảng Bình, Quảng Trị và đến Thừa Thiên - Huế. (1)
- Theo phóng sự của báo Giao Thông, từ đầu năm 2016, Formosa đã nhập 297 tấn hoá chất độc hại để phục vụ thi công và súc rửa đường ống để chuẩn bị cho giai đoạn vận hành (2). Một phóng sự khác của báo Tuổi Trẻ, đề cập rõ hơn: Có hàng trăm tấn hoá chất cực độc phục vụ súc xả đường ống đã được Formosa nhập khẩu và sử dụng mà không hề thông báo cho cơ quan quản lý tại địa phương theo luật định. Formosa thừa nhận chuyện này nhưng giải thích ngắn gọn là không thông báo vì không biết đến quy định đó. Việc một chủ đầu tư một dự án 28 tỷ USD với một đội ngũ cố vấn pháp lý hùng hậu không biết đến những quy định về quản lý môi trường và xả thải tại địa phương quả là một lời biện hộ khác thường (3). Tôi sẽ không bình luận về câu chuyện này mà để các cơ quan chức năng tự đánh giá về tính hợp lý của lời biện hộ này và chế tài nên có với nó ra sao.
- Người phát ngôn của Formosa thừa nhận họ đã thải khoảng 12 nghìn m3 nước thải ra biển mỗi ngày thời gian vừa qua, và khẳng định rằng mọi mẫu nước thải do họ tự kiểm nghiệm đều đạt chuẩn. Theo một ước tính khác, thì với quy mô của đường ống xả thải chôn ngầm 1,5 km dưới đáy biển ấy, có khả năng thải ra môi trường tối đa 300 nghìn m3 nước thải mỗi ngày. Nếu chứa độc chất, thì tuỳ từng loại nhưng nó dễ dàng gây thảm hoạ huỷ diệt một vùng biển rộng nếu hoá chất có độc tính cao.
- Diễn biến cá chết tại miền Trung đã lan theo một lộ trình xác định và chỉ theo một hướng. Từ Vũng Áng - Hà Tĩnh, cá bắt đầu chết lan dần ra các vùng ven biển của Quảng Bình, Quảng Trị rồi tới Huế. Điều này rất phù hợp với dòng chảy hải lưu theo bản đồ của Viện Khoa học thuỷ lợi dưới đây. Theo bản đồ này, thì vào mùa đông, tức khoảng thời gian tương đương tháng 2 (febuary) tức mùa đông hàng năm, dòng hải lưu ven biển Việt Nam sẽ chảy theo hướng Bắc Nam, tức là nếu từ Hà Tĩnh, nó sẽ chảy vào Quảng Bình, Quảng Trị rồi tới Huế. Thời điểm cá bắt đầu chết là đầu tháng 04/2016, có thể nhìn thấy sự liên quan rất rõ của cơ chế lan truyền ô nhiễm trên thực địa với hướng của dòng hải lưu (Xin chú thích là cũng theo bản đồ dưới đây, vào khoảng tháng 8, mùa hè, dòng hải lưu sẽ đổi chiều và chảy từ Nam lên phía Bắc). Rõ ràng một tỉnh nằm kề Hà Tĩnh là Nghệ An nhưng ở phía Bắc (ngược hướng dòng hải lưu) không hề có cá chết. Ô nhiễm biển đã lan truyền như thế nào và theo hướng nào đã có thể xác định rất rõ.
Nguồn - Viện khoa học thuỷ lợi Việt Nam: http://www.vawr.org.vn/images/Image/IMAGE575.jpg


Bản đồ miền Trung, ô nhiễm bắt đầu từ Hà Tĩnh, lan dần đến Quảng Bình, Quảng Trị rồi tới Huế, theo đúng hướng của dòng hải lưu
- Cũng về dòng hải lưu, theo công trình nghiên cứu KC09/06-10 do GS.TS Đinh Văn Ưu chủ trì từ năm 2007 - 2010 thì vào tháng tư hàng năm, dòng hải lưu có hướng chảy theo chiều Bắc - Nam. Điều này phù hợp với phân tích nêu trên và dẫn đến kết quả Nghệ An nằm kề sát Hà Tĩnh đã hoàn toàn không chịu ảnh hưởng. (4)


Sơ đồ dòng hải lưu tại miền Trung vào tháng 04 - Nghiên cứu của GS.TS Đinh Văn Ưu tại công trình KC09/06-10
- Ngày 23/04/2016 Sau khoảng 20 ngày kể từ khi thảm hoạ diễn ra trên diện rộng, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn họp báo tại Hà Tĩnh. Trong thông cáo tại buổi họp báo có hai điều đáng chú ý: Thứ nhất, cá chết không phải do virus hoặc bệnh mà là do có độc chất trong môi trường nước (Dù chưa có xét nghiệm chính thức về loại độc chất). Thứ hai, trong hai ngày gần nhất không còn thấy cá chết thêm, từ đó suy ra độc tố trong nước đã giảm và không còn nữa (5). Từ thông tin trong buổi họp báo này, rất dễ hình dung có một nguồn xả thải gây độc đã gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Và hiện nay thì nguồn gây ô nhiễm đó đã khoá van. Việc điều tra để xác định nguồn này, kể cả khi thủ phạm đã chùi tay không hề quá khó khăn với cơ quan chức năng. Vì loại độc chất sẽ phải tìm ra (Thật phi lý nếu người ta không thể xét nghiệm đó là chất độc gì với trình độ khoa học hiện nay). Kể cả thủ phạm có khoá van thì các dấu vết thực địa sẽ không thể lau chùi hết được. Ngoài ra, có thể đối chiếu với các loại hoá chất mà các dự án công nghiệp tại miền Trung đã nhập về trong thời gian qua, gồm Formosa Hà Tĩnh để xem chất độc được tìm thấy trong xác cá chết và trong nước biển là từ loại hoá chất nào gây ra. Sẽ vô cùng phi lý nếu các cơ quan điều tra của Việt Nam không thực hiện được việc này.
- Hiện tượng cá chết hàng loạt đã diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Có nhiều trường hợp do các yếu tố tự nhiên (Ví dụ sự vận động của lòng biển khiến rò rỉ khí độc, hiện tượng thuỷ triều đỏ ....) và nhiều trường hợp khác là do hoạt động xả thải của con người. Thường hoạt động xả thải sẽ để lại những hậu quả vô cùng lâu dài, ví dụ trường hợp vịnh Minamata của Nhật Bản, sau 70 năm, vẫn còn gây các tác động tiêu cực đến đời sống con người. Trong trường hợp ô nhiễm biển tại miền Trung lần này, các nguyên nhân do cá nhiễm bệnh hoặc động đất, dò khí độc từ lòng biển đã được loại bỏ. Nguyên nhân được xác định là nước biển nhiễm độc. Cơ chế lan truyền của vùng nhiễm độc cũng đã được phân tích rõ như ở trên. Việc tìm ra nguồn xả thải và cảnh báo về những hậu quả còn lại đối với môi trường để người dân bảo vệ mình là hoàn toàn nằm trong tầm tay của các cơ quan chức năng.
- Quá chậm chễ - Đó là cảm tưởng chung của người dân với hoạt động điều tra đáng ra cần phải có của các cơ quan chức năng. Giờ đây họ bắt đầu điều tra về các nguồn xả thải chỉ khi lượng độc tố trong nước biển đã biến mất (Như thông cáo trong cuộc họp báo ngày 23/03/2016). Tôi không bình luận về việc một số viên chức tuyên bố đã không thể vào kiểm tra Formosa dù nó gợi lại một cảm giác nặng nề giống như đây là tô giới nhượng địa của nước ngoài trên đất Việt Nam (6), và việc các quan chức cấp tỉnh của Hà Tĩnh không hề xuất hiện trên bờ biển để chỉ đạo giải quyết trong suốt hai mươi ngày diễn ra thảm hoạ (7). Tôi cũng không bình luận về chuyến viếng thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng vào ngày 22/04/2016 đến kiểm tra tiến độ dự án Formosa , khi cơn khủng hoảng đang ở lúc cao điểm dù có nhiều người kết luận đó là một chuyến thăm hết sức nhạy cảm về chính trị khi Formosa được coi là nghi phạm chính và cuộc sống của hàng chục triệu người Việt đang bị ảnh hưởng (8).
Kết luận: Tôi không thể nói rằng Formosa Hà Tĩnh là thủ phạm gây ra đợt thảm hoạ này, vì nó chưa được các cơ quan điều tra chứng minh và cũng chưa có phiên toà nào kết luận về điều đó. Tuy nhiên qua các bằng chứng và phân tích vừa được đề cập phía trên, thì thật khó có thể bác bỏ rằng Formosa và các đơn vị trong khu công nghiệp Vũng Áng - Hà Tĩnh đang là nghi phạm chính. Cũng theo các phân tích đã được đề cập, sẽ rất nực cười nếu các cơ quan điều tra không thể xác định thành phần loại độc tố gây ra ô nhiễm trên thực địa và không tìm ra nguồn phát thải. Trong các vụ sát nhân, người ta có thể tìm ra thủ phạm qua các vết máu nhỏ nhất, huống hồ đây là hoạt động gây ô nhiễm ở quy mô công nghiệp, dấu vết không thể chùi sạch dù có khoá van và người ta còn có thể tìm ra từ nguồn hoá chất đã nhập khẩu của các đơn vị trong vùng. Người Việt Nam cần được biết về thủ phạm và cách xử lý thủ phạm. Họ cũng cần được cảnh báo về các hậu quả còn tiếp diễn do hoá chất độc gây ra, vì rất có thể ngay cả sau khi cá đã ngừng chết thì các loại độc tố sẽ vẫn còn lại dai dẳng trong môi trường và gây những hậu quả hết sức lâu dài cho những người tiếp xúc với nó.
Các dự án công nghiệp không hề xấu và một dự án có quy mô khổng lồ như Formosa có ý nghĩa rất lớn với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên nếu không được giám sát và kiểm tra chặt chẽ thì những tổn hại gây ra từ chính những dự án này sẽ gây ra những tổn thất khổng lồ không thể bù đắp. Formosa đến từ Đài Loan, hầu hết các thành viên dự án từ cấp quản lý đến các kỹ sư và công nhân đều là người Hoa. Và thành tích tôn trọng môi trường của hầu hết các công ty do người gốc Trung Quốc làm chủ trên toàn thế giới thì đều rất tồi tệ. Người Việt vẫn chưa quên Vedan, một công ty Đài Loan với đường ống xả thải chôn ngầm đã huỷ diệt cả sông Thị Vải. Và quy mô của Vedan thì chỉ là hạt cát so với Formosa. Tôi chỉ hy vọng rằng quy luật kinh tế Too big to fail (Quá lớn để sụp đổ) sẽ không khiến người ta bỏ qua dễ dàng việc điều tra thủ phạm. Trong mọi trường hợp, tôi cho rằng đường ống xả thải ngầm khổng lồ dưới lòng biển của Formosa cần phải được gỡ bỏ, và mọi dòng xả thải trước khi đổ ra biển phải qua một trạm quan trắc độc lập đặt dưới sự giám sát của cơ quan quản lý môi trường Việt Nam. Vì thật khó hiểu tại sao người ta cần đến một đường xả thải ngầm, và nếu không có sự giám sát mà để các dự án tự thực hiện việc kiểm định mẫu nước thải thì có trời mới biết họ sẽ bất thần thải những gì qua những đường thải ngầm khổng lồ như vậy.
P/S Có những thông tin chưa được kiểm chứng rằng người ngư dân đã phát hiện ra đường xả thải của Formosa hiện nay đã “mất tích”, đúng hơn là đã rời khỏi địa phương và rất khó liên lạc (9). Tôi rất mong công luận sẽ không thờ ơ để tránh việc có một hậu quả không mong muốn với con người dũng cảm này.
(Bài viết này được tuỳ ý trích dẫn và đăng tải lại mà không cần xin phép tác giả với điều kiện đề rõ tên tác giả và đường link đến trang facebook này)
Nguồn tham khảo:
(1) Người dân phát hiện đường ống xả thải khổng lồ chôn ngầm 1,5 km dưới biển: http://thanhnien.vn/thoi-su/vu-ca-c...
(2) Formosa Hà Tĩnh nhập 297 tấn hoá chất độc từ đầu năm 2016: http://www.baogiaothong.vn/vu-ca-ch...
(3) Formosa nhập nhiều chất kịch độc phục vụ xúc rửa đường ống và không thông báo với cơ quan quản lý môi trường về việc sử dụng chúng “Vì không biết có quy định đó”: http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-...
(4) Theo công trình nghiên cứu KC09/06-10 do GS.TS Đinh Văn Ưu chủ trì từ 2007 - 2010, dòng hải lưu vào tháng tư hàng năm chảy theo hướng Bắc Nam: http://baonghean.vn/kinh-te/201604/...
(5) Họp báo xác nhận nguyên nhân cá chết do độc chất trong nước biển, loại trừ các nguyên nhân tự nhiên: http://m.vtc.vn/vu-ca-chet-trang-bo...
(6) Việt Nam mất chủ quyền với Formosa Vũng Áng?: http://m.dantri.com.vn/dien-dan/pha...
(7) Quan chức Hà Tĩnh “tàng hình” trong thảm hoạ: http://dantri.com.vn/xa-hoi/lanh-da...
(8) TBT Nguyễn Phú Trọng thăm kiểm tra tiến độ dự án Formosa ngày 22/04/2016: http://m.vietnamnet.vn/vn/thoi-su/c...
(9) Ngư dân phát hiện đường ống xả thải Formosa hiện “mất tích”: http://www.nguoiduatin.vn/kinh-ngu-...

Bản-đồ Phân-Chia Vịnh Bắc-Việt - Vũ Hữu San


Thứ ba, 24/5/2016 | 10:14 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Lính bắn tỉa và đặc nhiệm bảo vệ Obama ở Hà Nội

Ngoài lực lượng mật vụ theo sát Tổng thống Obama tại quán bún chả trên phố Lê Văn Hưu (Hà Nội) thì đội lính bắn tỉa và đặc nhiệm Mỹ được trang bị súng các loại liên tục dùng ống nhòm 'soi' các tòa nhà cao tầng xung quanh.
Khoảng 20h tối 23/5, xe chở Tổng thống Mỹ Barack Obama đỗ trước cửa quán bún chả trên phố Lê Văn Hưu. Đi phía trước phía sau là đoàn tùy tùng gồm hàng chục xe dẫn đoàn và xe bảo vệ.
 
Trước khi ông Obama xuống xe, có ít nhất 4 mật vụ đứng ngoài và ngồi trong xe bước ra trước để mở cửa và quan sát xung quanh. Ở vòng ngoài, cách xa hai mét khoảng 10 người làm nhiệm vụ an ninh liên tục quan sát về các hướng.
 
Đi theo sát ông Obama có ít nhất 6 mật vụ sẵn sàng bảo vệ Tổng thống Mỹ trước các mối đe dọa.
 
Ở vòng ngoài, một chiếc xe mang biển trắng của Việt Nam chở hai lính bắn tỉa, được trang bị các loại súng để phía sau xe.
 
Hai lính bắn tỉa mang áo chống đạn có nhiều túi. Phía đùi phải được gắn khẩu Glock.
 
Ống nhòm được nhóm bắn tỉa sử dụng nhiều nhất trong buổi tối bảo vệ Tổng thống đi ăn bún chả để theo dõi các mối nguy từ trên cao. Hai lính bắn tỉa luôn đứng sau xe, nơi để các thiết bị an ninh và súng.
 
Cùng với lính bắn tỉa bảo vệ ở vòng ngoài thì có cả lực lượng đặc nhiệm được trang bị áo giáp và nhiều vũ khí. Có ít nhất 2 lính đặc nhiệm chốt cách quán bún chả khoảng 5 m, liên tục hướng mắt về phía người dân và các tòa nhà cao tầng để quan sát, phát hiện những mối nguy hiểm.
 
Đứng cạnh xe của Tổng thống có ít nhất 4 mật vụ với súng ngắn, bộ đàm. Trong khi chờ ông Obama ăn bún chả, tài xế và mật vụ liên tục lau chùi xe.
 
Một mật vụ theo sát ông Obama tươi cười khi nhắc nhở người dân không được phép đến gần và chen lấn xô đẩy.
 
Trong hơn 40 phút ông Obama ăn bún chả, lực lượng an ninh, mật vụ và các đội phản ứng nhanh khá nhàn vì không gặp phải bất cứ phản ứng nào từ phía người dân.

Giáo sư Mỹ đưa 'Nối vòng tay lớn' vào diễn văn của Obama

Giáo sư Peter Zinoman, người đề xuất đưa ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Văn Cao vào diễn văn của tổng thống Mỹ tại Việt Nam, chia sẻ quá trình lên ý tưởng, thảo luận và ẩn ý của mỗi trích dẫn. 
giao-su-my-dua-noi-vong-tay-lon-vao-dien-van-cua-obama
Giáo sư tiến sĩ Zinoman và vợ Nguyễn Nguyệt Cầm. Ảnh: UCBerkeley News
Khoảng hai tuần trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt đầu chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam, Giáo sư Tiến sĩ Peter Zinoman, đại học California, Berkeley, bất ngờ nhận được email của một trong những ngườichấp bút diễn văn cho tổng thống.
Họ đề nghị ông tư vấn, đóng góp ý tứ văn chương cho bài phát biểu quan trọng của Obama trước người dân Việt Nam. "Những người chấp bút của ông Obama không đưa ra nhiều hướng dẫn về nội dung bài phát biểu, ngoại trừ thông báo một trong các chủ đề là 'hoà giải'", Zinoman trao đổi với VnExpress
Vì vậy, ông cùng cô Nguyễn Nguyệt Cầm, người vợ, cũng là một trợ lý đắc lực, đã nhớ đến hai bài hát của Trịnh Công Sơn và Văn Cao. "Lời bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Văn Cao đã đề cập đến chủ đề này, liên quan đến việc hoà giải giữa hai miền trong và sau chiến tranh. Nhưng tôi nghĩ ca từ có hàm ý đủ bao quát để có thể ẩn chứa ý nghĩa của những dạng thức hoà giải khác, ví dụ như giữa Mỹ và Việt Nam", ông cho hay. 
Giáo sư Zinoman đã đề xuất 12 gợi ý cho người chấp bút, trong đó có ý tưởng về câu hát trong bài Nối vòng tay lớn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và Mùa xuân đầu tiên của nhạc sĩ Văn Cao.
Giáo sư Zinoman còn đưa ra nhiều ý tưởng khác, như các đoạn trong bài hát "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, "Tình ca" của Phạm Duy, hay những câu thơ trong Truyện Kiều như "Còn non còn nước còn dài/ Còn về còn nhớ đến người hôm nay", hay "Từng cay đắng lại mặn mà hơn xưa", các đoạn trong bài thơ "Giục giã" của Xuân Diệu, "Ta về" của Tô Thuỳ Yên.
Ngoài việc chọn các đoạn liên quan tới từng chủ đề cụ thể, ông còn muốn đề cập đến những tác gia đóng vai trò quan trọng trong văn hoá Việt Nam theo những cách khác nhau. "Trịnh Công Sơn, Văn Cao và Phạm Duy, tôi nghĩ được coi là những nhạc sĩ vĩ đại nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Nguyễn Du ở thời xa xưa là nhà thơ xuất sắc nhất", ông nói. 
giao-su-my-dua-noi-vong-tay-lon-vao-dien-van-cua-obama-1
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, ngày 24/5. Ảnh: Giang Huy
Theo Zinoman, sau khi ông nộp đề xuất, những người chấp bút của ông Obama tham vấn với nhiều người khác, trong đó có nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, để xác định xem ý tưởng có thích hợp với diễn văn hay không. 
Trước một số ý kiến phản biện, Zinoman đã có cơ hội để bảo vệ lựa chọn của mình và cuối cùng, hai ý tứ được đưa vào bài diễn văn. "Toàn bộ quá trình rất thú vị và rất mới với tôi. Dù chưa bao giờ làm điều gì như thế này nhưng tôi thấy vui khi được làm công việc này, vì tôi luôn ngưỡng mộ Tổng thống Obama", ông cho biết thêm.
Ngày 24/5, phát biểu trước khoảng 2.000 sinh viên, trí thức và doanh nhân trẻ Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Tổng thống Obama đã vận dụng linh hoạt và triệt để các ý thơ, lời hát của Việt Nam khi đề cập đến từng chủ đề cụ thể, gây thích thú và khiến khán giả nhiều lần vỗ tay.
Trong diễn văn 30 phút của mình, ông Obama trích dẫn bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt để nói về chủ quyền Việt Nam trong lịch sử, nhắc đến bài hát Nối vòng tay lớn, trích dẫn bài Mùa xuân đầu tiên khi nói đến việc hai dân tộc xích lại gần nhau, và ông thậm chí "lẩy Kiều" trong phần cuối về tầm nhìn với quan hệ song phương. 
Khán phòng gần như kín chỗ trước khi Obama phát biểu. Ảnh: Giang Huy
Khán phòng gần như kín chỗ trước khi Obama phát biểu. Ảnh: Giang Huy
Giáo sư Zinoman gia nhập ngành Việt Nam học vào giữa thập niên 1980, hiện nghiên cứu, giảng dạy bộ môn Lịch sử cùng môn Nghiên cứu Nam Á - Đông Nam Á tại Đại học California, Berkeley, Mỹ. 
Ông là người đồng sáng lập Tạp chí Nghiên cứu Việt Nam (The Journal of Vietnamese Studies). Ông nổi tiếng với việc dịch tiểu thuyết Số đỏ (tên tiếng Anh là Dumb Luck) của nhà văn Vũ Trọng Phụng sang tiếng Anh. Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm lịch sử văn hóa, xã hội, chính trị của Việt Nam cận đại, cùng lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ 20.
Tháng ba vừa qua, ông nhận Giải thưởng Văn hóa Phan Chu Trinh vì những nỗ lực trong việc quảng bá văn học, văn hóa Việt ra thế giới.
Khu kinh tế Vũng Áng - Thành phố công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ tầm vóc quốc tế


Sự kiến tạo của thiên nhiên đã tạo nên một Vũng Áng khác biệt so với các Khu kinh tế khác trong cả nước, cụm cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 5 đến 30 vạn tấn; Có quỹ đất rộng, là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp và quy hoạch không gian đô thị của một thành phố công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ năng động và hiệu quả trong tương lai.

Cách thành phố Hà Tĩnh 60 km về phía Nam, toạ lạc trên diện tích 22.781 ha, Khu Kinh tế (KKT) Vũng Áng đang là tâm điểm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; Bởi lẽ, ở đây hoàn toàn thuận lợi trong việc kết nối các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển để toả đi các nước trên thế giới và các tỉnh trong cả nước. Đặc biệt, cụm cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương được xem là “Cửa ngõ” thuận lợi nhất của Nước bạn Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan trong tuyến đường biển đến các nước ở Nam Á, Bắc Mỹ, Châu Âu.

Vượt qua những khó khăn ban đầu, KKT Vũng Áng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong lộ trình phát triển, đã khẳng định được vai trò đầu tàu kinh tế đối với tỉnh Hà Tĩnh, đang dần nâng tầm ảnh hưởng của mình đối với khu vực Bắc miền Trung trong chiến lược thu hút đầu tư phát triển kinh tế. Điều đó được thể hiện cụ thể qua số dự án và nguồn vốn đang được đầu tư vào đây; Đến nay, KKT đang phát triển nhộn nhịp với hơn 99 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký hơn 190.000 tỷ đồng. Trong đó, điển hình là Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa - Đài Loan với tổng mức đầu tư giai đoạn I gần 8 tỷ USD, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I 1,2 tỷ USD, Cụm khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê 76,8 triệu USD, Dự án phát triển khu du lịch dịch vụ Hồ Tàu Voi 70 triệu USD, Dự án phát triển hạ tầng Khu công nghiệp 50 triệu USD ... Một số dự án đang hoàn thiện thủ tục để xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Dự án nhà máy lọc hoá dầu của Tập đoàn Formosa 16 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư 12,4 tỷ USD; Dự án nhà máy luyện cán thép của Công ty CP Sắt Thạch Khê 4 triệu tấn/năm, tổng mức khoảng 5 tỷ USD; Dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II, III, IV tổng mức đầu tư gần 4 tỷ USD ...


Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển KKT mà các nhà quản lý đã hoạch định cũng như nhận định của các chuyên gia, đây chỉ là những bước khởi đầu trong quá trình kiến tạo nên vóc dáng của một KKT tầm khu vực và quốc tế. Theo định hướng phát triển, đến năm 2015 diện tích đất xây dựng các nhà máy công nghiệp đạt 5.000 ha, quy mô dân số 70.000 người và đến năm 2025 diện tích đạt 14.814 ha, quy mô dân số 180.000 người và hướng đến mục tiêu Thành phố công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ có tầm vóc khu vực và quốc tế trong một tương lai gần.


Để đạt được mục tiêu đó, KKT Vũng Áng và tỉnh Hà Tĩnh còn cần nhiều hơn nữa thời gian và nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực như: Bệnh viện, trường đào tạo nghề, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp điện tử, công nghệ cao, du lịch, dịch vụ ... để đảm bảo phát triển bền vững.


Với mục đích khai thác tối đa tiềm năng lợi thế, nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực đông đảo, có chất lượng cao, giá nhân công dễ chấp nhận, Hà Tĩnh nói chung và KKT Vũng Áng nói riêng đang đẩy nhanh và mạnh hơn nữa công tác xúc tiến đầu tư, cải cách hành chính công, rút gọn và tinh giản thủ tục hành chính, nâng cao năng lực và hiệu quả của trung tâm giao dịch một cửa và một cửa liên thông để giải quyết nhanh các thủ tục, cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư với thời gian nhanh nhất.

Hà Tĩnh: 180.000 tỉ đồng đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng

31/03/2010 21:46 GMT+7
TTO - Theo tin từ Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), đến ngày 31-3-2010 đã có trên 60 dự án được cấp giấy phép đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng với số vốn hơn 180.000 tỉ đồng.
Trong đó lớn nhất là dự án liên hợp luyện cán thép và lọc hóa dầu của Tập đoàn Formosa (Đài Loan) có vốn đăng ký gần 8 tỉ USD, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I với 1,2 tỉ USD, nhà máy luyện cán thép của Công ty Gang thép Hà Tĩnh 100 triệu USD, dự án du lịch sinh thái hồ Tàu Voi 70 triệu USD...
Ngoài ra, tại hội nghị xúc tiến đầu tư diễn ra ở TP.HCM ngày 27-3, ba trong số 150 doanh nghiệp, doanh nhân đến từ Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Ấn Độ... và VN đến tìm cơ hội đầu tư vào Vũng Áng được cấp giấy phép đầu tư tại chỗ. Các lĩnh vực mà Hà Tĩnh kêu gọi đầu tư vào Vũng Áng là công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, đào tạo nghề, dịch vụ cảng biển...

Tam Giác Vũng Áng - Cửa Việt – Du Lâm