Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30-4 tại Little Saigon, và cộng đồng gỡ lá cờ Vàng tại tiệm nhà báo Lý Kiến Trúc xuống vì ông đi du lịch Trường Sa hòa hợp hòa giải với Việt cộng

Ngô Kỷ tham dự Lễ Tưởng NIệm Quốc Hận tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ vào chiều thứ Tư ngày 30 tháng 4 năm 2014

Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30-4 tại Little Saigon, và cộng đồng gỡ lá cờ Vàng tại tiệm nhà báo Lý Kiến Trúc xuống vì ông đi du lịch Trường Sa hòa hợp hòa giải với Việt cộng

* Ngô Kỷ

Trưa nay tại trung tâm thủ đô Little Saigon, đúng vào Ngày Quốc Hận 30 tháng 4, gió thổi mạnh với cái nắng gắt bất thường, đông đảo đồng hương, nhiều tổ chức đấu tranh, đảng phái chính trị, hội đoàn Quân Nhân VNCH, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali, Hội Đồng Liên Tôn, và một số dân cử Việt - Mỹ tập họp trên bãi cỏ Asian Village trước thương xá Phước Lộc Thọ để tham dự buổi Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận lần thứ 39. 




Quang cảnh buổi Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30-4 trên đại lộ Bolsa, thủ đô Little Saigon (Hình VB)

Cũng tại đây, một số đồng hương cầm biểu ngữ "Đả đảo Lý Kiến Trúc hòa hợp hòa giải với Việt cộng" vì nhà báo Lý Kiến Trúc vừa đi về Việt Nam tham dự chuyến du lịch Trường Sa do "Ủy Ban Người Việt Ở Nước Ngoài" của thứ trưởng ngoại giao Việt cộng Nguyễn Thanh Sơn tổ chức. Trong phần phát biểu, ông Phan Văn Chính, một cựu Cán Bộ Xây Dựng Nộng Thôn VNCH và là người phụ trách treo hàng trăm lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và cờ Hoa Kỳ trên các đại lộ thuộc vùng Little Saigon tuyên bố rằng: “Tôi là Phan Văn Chính, Trưởng Ban Treo Cờ, xin thông báo cùng đồng hương, lá cờ Việt Nam Cộng Hòa treo trước quán Zen của Lý Kiến Trúc là do Lý Kiến Trúc nhờ tôi treo. Nay Lý Kiến Trúc về Việt Nam đi theo Việt Cộng ra Trường Sa hội họp. Nhận thấy quán Zen của Lý Kiến Trúc không xứng đáng được treo lá cờ Việt Nam Cộng Hòa, tôi xin đồng bào ngay bây giờ tuần hành đến quán Zen chứng kiến tôi gỡ lá cờ xuống." Để làm sáng tỏ lý do, ông Chính giải thích cặn kẻ thêm là vào dịp Tết vừa qua, khi thấy lá cờ Vàng treo trước nhà hàng Zen bị cũ mèm, ông Chính đã tặng cho nhà báo Lý Kiến Trúc lá cờ Vàng, và đích thân ông Chính đã treo lá cờ Vàng lên cột cờ trước nhà hàng Zen, và nay ông Chính không chấp nhận việc nhà báo Lý Kiến Trúc về hòa hợp hòa giải với Việt cộng, nên ông muốn lấy lại lá cờ Vàng mà ông đã tặng trước kia.


Ông Phan Văn Chính gỡ lá cờ Vàng xuống để lấy lại vì cho rằng Lý Kiến Trúc không còn tư cách giữ nữa



Nhà hàng chay ZEN của nhà báo Lý Kiến Trúc

Đúng như ý của ông Chính, khi đoàn tuần hành đi tới trước cửa nhà hàng Zen thì ngừng lại, và ông Chính đã bắt thang leo lên gỡ lá cờ Vàng xuống để lấy lại, mọi đồng hương có mặt tại chỗ đã hoan hô nhiệt liệt hành động quyết liệt và dứt khoát của ông Chính đối với những kẻ bị cho là phản bội cộng đồng. 


Nhà báo Lý Kiến Trúc đứng với cờ Vàng và các bản tuyên dương

Vài giờ sau đó thì có tin đồn là nhà báo Lỳ Kiến Trúc sẽ đâm đơn kiện ông Chính và ban tổ chức Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận vì cho rằng họ đã tự động gỡ lá cờ Vàng là tài sản riêng và nằm trên mãnh đất cơ sở tư nhân của ông Lý Kiến Trúc. 

Vào 6:30 chiều cùng ngày, tôi (Ngô Kỷ) có gặp lại ông Phan Văn Chính trong buổi Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng 4 do Cộng Đồng Việt Nam Nam Cali và các đoàn hể trẻ tổ chức tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, lúc nói chuyện với nhau, tôi nhận thấy ông Chính không hề nao núng hay sợ hãi gì về cái tin đồn kiện cáo cả, và một lần nữa ông Chính xác định với tôi là ông từng tặng lá cờ Vàng cho nhà báo Lý Kiến Trúc, bây giờ ông xét thấy nhà báo Lý Kiến Trúc không còn tư cách và không còn xứng đáng giữ lá cờ Vàng cao quý đó nữa, thì ông gỡ xuống lấy lại, vậy thôi.

Vào tối cùng ngày, tôi nhận một cái email của nhà báo Lý Kiến Trúc từ Việt Nam gởi qua Mỹ với nội dung như sau:

From: Kientruc Ly <lykientrucvaama@gmail.com>
Date: 2014-04-30 22:39 GMT-07:00
Subject: KG QUÝ NIÊN TRƯỞNG - THÔNG BÁO CỦA CÂU LẠC BỘ VĂN HÓA & TRUYỀN THÔNG
To: Kientruc Ly <lykientrucvaama@gmail.com>

Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Truyền Thông
Nhật Báo Văn Hóa Online
Date: May 01, 2014

THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Kính gởi:
-        Quý Cơ Quan Truyền Thông, Báo Chí
-        Quý Hội Đoàn người Việt tại hải ngoại
-        Quý Đồng Hương người Việt tại hải ngoại

Với tư cách của một người làm truyền thông trong cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại suốt hơn 20 năm qua, và là Chủ nhiệm nhật báo Văn Hóa Magazine Online, Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí tại Quận Cam nam California, tôi xin trình bày với tất cả quý vị rằng:

1 - Tôi tham dự chuyến viếng thăm quần đảo Trường Sa do lời mời chính thức của ông Chủ Nhiệm Ủy Ban Người Việt Nam Ở Nước Ngoài với mục đích tìm hiểu thực tế về tình hình biển đảo của Việt Nam. Trong chuyến viếng thăm Trường Sa, tôi đứng ở cương vị một người nghiên cứu về chủ quyền biển đảo của Việt Nam hầu phục vụ nhu cầu hiểu biết của cộng đồng Việt hải ngoại và CÓ HOÀI BÃO ĐÓNG GÓP VÀO CÔNG CUỘC BẢO VỆ SỰ TOÀN VẸN LÃNH THỔ, LÃNH HẢI VIỆT NAM TRƯỚC NGUY CƠ HÁN HÓA BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG CỘNG.

2 - Trong vai trò đó, tôi không đồng hành về tư tưởng, quan điểm chính trị, hoặc những phát biểu của một vài người ở nam Cali đi trong phái đoàn.

3 - Xác định vị trí của một người VN tị nạn, tôi hoàn toàn tôn trọng việc phản đối của một số đồng hương về chuyến đi của tôi, thực sự là do muốn bảo vệ tôi với tất cả lòng thương mến, tuy nhiên, tôi xin kêu gọi sự bình tĩnh của cộng đồng trước khi nghe những lời phát biểu của tôi TRONG CUỘC HỌP BÁO TẠI CÂU LẠC BỘ VĂN HÓA & BÁO CHÍ ở Quận Cam.

- CUỘC HỌP BÁO SẼ ĐƯỢC TỔ CHỨC CÔNG KHAI VÀO KHOẢNG CUỐI THÁNG 5, 2014, NGÀY giờ chính xác sẽ thông báo sau. Kính mời tất cả cơ quan truyền thông báo chí, hội đoàn và đồng hương tham dự, để tôi được tường trình về chuyến đi và trả lời mọi thắc mắc của quý vị./

Kính chào đoàn kết và xây dựng.

Lý Kiến Trúc
Chủ nhiệm Cân Lạc Bộ Văn Hóa & Truyền Thông

(hết trích)

Và cũng cùng thời điểm này, tôi lại nhận thêm một mail có trang Facebook từ Việt Nam gởi qua ghi lại nội dung lời phát biểu của nhà báo Lý Kiến Trúc trong chuyến đi thăm Trường Sa như sau:



Cũng cần giới thiệu sơ qua về tiểu sử nhà báo Lý Kiến Trúc, ông từng là sĩ quan cấp úy trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, qua Mỹ ông làm phóng viên cho nhật báo Người Việt, rồi sau đó ông tự phát hành “Tuần báo Điện tử VanHoaMagazineOnline.com / bộ mới, là tờ báo hàng tuần thay thế cho Tạp chí Văn Hóa Magazine (in trên giấy láng 4 mầu (từ năm 1996-2012), và trang nhà Văn Hóa Magazine.net (từ 2006-2013).



Nhà báo Lý Kiến Trúc từng gây nhiều dư luận "sóng gió" tại Little Saigon, và ông Lý Kiến Trúc là người được làng báo và cộng đồng nhớ tới qua giai thoại về bài phỏng vấn ông Nguyễn Cao Kỳ trên tivi mà ông đã xưng hô  “thưa Ngài Phó Tổng Thống," và chương trình phỏng vấn này chỉ được phát hình mới được một lần đầu thì bị dẹp bỏ luôn vì đài truyền hình bị đồng hương tỵ nạn biểu tình phản đối dữ dội nên ông Phan Ngọc Tiếu, chủ nhân của đài truyền hình đã quyết định cắt ngang việc phát hình chương trình phỏng vấn ông Nguyễn Cao Kỳ cho yên chuyện và tránh khỏi rắc rối với cộng đồng.

Lý Kiến Trúc phỏng vấn Tướng Nguyễn Cao Kỳ năm 2004 trước khi Tướng Kỳ về VN.
(10/01/2013 07:46 PM) (Xem: 357)

 
Nhà báo Lý Kiến Trúc đang phỏng vấn Tướng Nguyễn Cao Kỳ tháng 2 năm 2004 trước khi Tướng Kỳ về VN.


Nhà báo Lý Kiến Trúc phỏng vấn Tướng Nguyễn Cao Kỳ ngày 10 tháng 12 năm 2002

Vào tháng 9 năm 2008, ông Lý Kiến Trúc là một nhà báo "đặc biệt" và "ưu tiên" được đại sứ Việt cộng tại Hoa Thịnh Đốn là Lê Công Phụng đồng ý cho phép phỏng vấn ngay tại tòa đại sứ Việt cộng tại DC, và cuộc phỏng vấn này đã được ông Lý Kiến Trúc đăng tải liên tiếp trong nhiều số báo Văn Hóa với hàng trăm hình lá cờ đỏ sao vàng "hồ hởi" tràn ngập trên bài viết. Sự kiện lấy cớ "hành nghề truyền thông" nhưng  mục đích chính là để tuyên truyền cho Việt cộng này đã  bị cộng đồng phản đối xôn xao một thời.


W.DC 23/9/2008: Nhà báo Lý Kiến Trúc phỏng vấn Đại sứ Lê Công Phụng về Biên giới trên bộ Việt Trung, Hải giới Vịnh Bắc Bộ và Hoàng Sa Trường Sa Biển Đông
(09/23/2013 08:48 PM) (Xem: 987)
Lời giới thiệu của bổn báo:
Hôm nay là ngày Thứ Ba 23 tháng 9 năm 2008 tại Hoa Thịnh Đốn, chúng tôi đại diện cho báo Văn Hóa Magazine xuất bản tại California qua sự dàn xếp của các thông tín viên báo chí thân hữu, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, ông Lê Công Phụng.
Xin trân trọng kính chào ông Đại sứ.
Chúng tôi xin nhắc lại, trước khi nhậm chức đại sứ tại Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng nguyên là Thứ trưởng của Bộ ngoại giao, ông đã tham dự các cuộc hội đàm thảo luận từ thời ông Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam đi qua Trung Quốc để bàn về vấn đề biên giới giữa hai nước.
Vào tháng 2 năm 1999 ông cũng đi tham dự và cùng với chủ tịch Trần Đức Lương qua Trung Quốc vào ngày 25 tháng 12 năm 2000 tham dự đàm phán Vịnh Bắc Bộ. Từ những cuộc gặp gỡ này đã dẫn tới việc ký kết hiệp ước Việt Nam với Trung Quốc về Vịnh Bắc Bộ và Nghị định thư về hợp tác đánh cá trong vùng Vịnh Bắc Bộ. Sau các cuộc hội đàm của các vị chủ tịch nước và tổng bí thư, hiệp ước đã được ký kết giữa hai bộ trưởng ngoại giao Việt-Trung.
Với vai trò của một Thứ trưởng ngoại giao, ông Lê Công Phụng đã tương đối nắm vững các vấn đề này, các bản hiệp ước ranh giới trên đất liền và trên hải giới ở Vịnh Bắc Bộ bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa; hiện nay sự kiện này đã trở thành điểm khá gay gắt trong mối bang giao tay ba giữa Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ, về an ninh biển đông và về vấn đề quyền lợi kinh tế đang gây nhiều tranh cãi và có thể sẽ đưa ra tòa án quốc tế.
Hiện nay nước Việt Nam của chúng ta, Hoàng Sa, Trường Sa là gia tài của quốc gia thiêng liêng đối với người Việt Nam. Để cho dư luận quần chúng hiểu rõ thêm về các vấn đề mà chúng tôi vừa mới nêu trên cho cuộc gặp gỡ ngày hôm nay với ông Đại sứ Lê Công Phụng, chúng tôi nghĩ rằng, cuộc phỏng vấn này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho moị người.
Tôi rất hân hạnh và một lần nữa xin cám ơn ông Đại sứ đã đồng ý cho chúng tôi có cuộc phỏng vấn này, cám ơn ông Đại sứ.
Đại sứ Lê Công Phụng (trái) và nhà báo Lý Kiến Trúc trong cuộc phỏng vấn tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn ngy 23 tháng 9 năm 2008. Ảnh TƠANXO
Lý Kiến Trúc: Thưa ông Đại sứ, nếu đúng là bản hiệp ước bên giới Việt Trung ký vào cuối năm 1999 là hệ quả của trận thư hùng giữa quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội nhân dân Trung Quốc vào năm 1979, thì tôi xin phép được hỏi ngài Đại sứ vì sao cho đến hai mươi năm sau tức là từ năm 1979 cho đến năm 1999 các cột mốc biên giới của Việt Nam và Trung Quốc mới được cắm mốc rõ ràng?
Đại sứ Lê Công Phụng:
Tôi rất cám ơn báo Văn Hóa đã tổ chức cuộc hội luận nói chuyện hôm nay, tôi rất là hân hạnh được bày tỏ tình cảm của nhân dân Việt Nam với bà con cộng đồng người Việt hải ngoại, đặc biệt là ở Mỹ hiện nay. Nhân dịp này,lần đầu tiên tôi muốn nhà báo chuyển đến tất cả những người Việt Nam dù là có quốc tịch Việt Nam hay là quốc tịch Mỹ những lời chúc mừng tốt đẹp nhất, những sự cầu chúc cho mọi quý vị, mọi gia đình an khang, thịnh vượng và mọi sự như ý....................................(ngưng trích)
Trên thực tế thì nhà báo Lý Kiến Trúc còn làm, còn nói, còn viết rất nhiều việc, nhiều điều có lợi cho Việt cộng và có hại cho người Quốc Gia, mà điển hình là việc năm 2007, ông tuyên bố trên đài Á Châu Tự Do RFA rằng ông ủng hộ việc nên cầm cờ Vàng đứng chung với cờ máu cộng sản để bày tỏ sự đoàn kết dân tộc. Trong buổi họp của thành phố Santa Ana cách đây vài năm để thành phố ban hành đạo luật "cấm cửa" các phái đoàn Việt cộng đến thành phố Santa Ana, giống như các đạo luật "cấm cửa Việt cộng" đến hai thành phố Garden Grove và Westminster đã được ban hành từ lâu, thì ngay trong phòng họp, nhà báo Lý Kiến Trúc đứng lên tuyên bố "sảng" rằng "cộng đồng người Việt hải ngoại mạnh mẽ ủng hộ việc Mỹ bang giao với Việt cộng," lời phát biểu lố bịch và sai sự thật này đã bị tôi (Ngô Kỷ) đứng lên phản đối và đả đảo lời phát biểu ngu xuẩn và tào lao, bưng bô Việt cộng này của ông Lý Kiến Trúc ngay tại buổi họp thành phố. 

Tôi có cái tật  xấu là nói gì thì phải trưng dẫn bằng cớ vì tôi luôn chủ trương "nói có sách mách có chứng," nhưng vì muốn bản tin này ra sớm cho kịp thời, nên tôi chưa có đủ thì giờ để soạn ra các Video, hình ảnh và tài liệu cũ để chứng minh, do đó tôi xin khất với quý vị trong thời gian ngắn tới tôi sẽ trưng dẫn bằng chứng vì tôi không muốn bị thiên hạ cho tôi "chụp mũ" ông Lý Kiến Trúc. Tôi chắc chắn là bằng chứng lời tuyên bố của ông Lý Kiến Trúc với đài Á Châu Tự Do RFA, và tại phòng họp của thành phố Santa Ana là có thật và tôi sẽ kiếm ra trong ngày gần đây. Xin quý vị chờ đợi để thấy sự thật.

Tôi xin ngừng tại đây, và chắc chắn là trong thời gian ngắn nữa thì các thông tin, phim, ảnh về chuyến đi Trường Sa và lời phát biểu của nhà báo Lý Kiến Trúc tại Việt Nam và ý kiến đồng bào về hành động phản bội cộng đồng của nhà báo Lý Kiến Trúc sẽ được công bố đầy đủ trên các hệ thống báo chí, truyền thông, website, diễn đàn v.v.., và lúc đó thì quý đồng hương sẽ thấy đầy đủ chi tiết và sự thật về nhà báo Lý Kiến Trúc. Chúng ta cùng chờ xem diễn tiến sẽ ra sao, từ nhà báo Lý Kiến Trúc cũng như từ phía cộng đồng tỵ nạn cộng sản hải ngoại.

Trân trọng kính chào,

Ngô Kỷ

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887
Dr. Paul Marie Néis – Sông Hồng – Nam Dao

Lắng nghe trên Web audio Chuyện Dȃn Tôi www.chuyendantoi.com Kể từ số 367 trong tưởng niệm Tháng Tư Ɖen 30/04/2014 phát đi từ Úc qua giọng đọc Nam Dao, người phụ trách chương trình Chuyện Dȃn Tôi.



Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Hoàng Hoa: Tại sao Chủ tịch Bùi Huy Thiện Mỹ? Quỹ Tương Tế Việt Nam

Thumbnail

Khi cổ xe Quỹ Tương Tế rơi nhào xuống tận vực sȃu và người đánh xe chễm chệ trên ghế người xà ích suốt 18 năm qua đã vội vàng bỏ rơi cổ xe ấy như một người thuyền trưởng nọ vô trách nhiệm bỏ rơi con tàu giữa khi cần phải trả lời trước công luận, thì ông Bùi Huy Thiện Mỹ đã phải đứng ra gánh vác một trách nhiệm nặng nề qua cái gọi là cuộc bỏ phiếu 6/7 bầu ông làm Chủ tịch để từ đó phải cáng đáng cổ xe Quỹ Tương Tế đã chất chứa trên đó vô vàn gánh nặng, mất mát và đổ vỡ. Nhưng chính sự thật thà, ngay thẳng, đạo đức và trung thành của ông đã biết lắng nghe những gian khổ khó khăn của gần trăm người già khi lặn lội những lúc mưa gió và nóng lạnh để đòi lại số tiền nhỏ nhoi còn sót lại của họ đã khiến nhiều người thương mến và cảm động. 


Video clip Tại sao Chủ tịch Bùi Huy Thiện Mỹ? (Why Chairman My Bui?) được đưa lên Youtube™ như một sự trả lời trước công luận về một mẫu người đặc biệt này. Ɖȃy là một tài liệu đặc biệt về anh, dưới ống kính Hoàng Hoa thu âm những phát biểu của nhiều hội viên tương tế về anh trong phiên họp ngày 07/04/2014 tại trụ sở Quỹ Tương Tế Việt Nam.


Trȃn trọng,
Hoàng Hoa 04/20/2014

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Hoàng Hoa: Chấm dứt trang sử 18 năm Quỹ Tương Tế Việt Nam


Thumbnail

Là một sự kiện lịch sử có thật xãy ra ngày 7 tháng 4, 2014 tại trụ sở QTTVN, thành phố San Jose, Ca USA. Tài liệu này mang tính lịch sử sự thật về một biến cố thay đổi toàn diện guồng máy 18 năm của Quỹ Tương Tế Việt Nam. Chúng tôi đăng tải video lịch sử này, không với bất cứ dụng ý nào hoặc/và vì mục đích cá nhȃn mà chỉ trình bày những chuyễn hướng lịch sử đã và đang xãy ra trong Quỹ Tương Tế. Video lịch sử này được sự hổ trợ của hội viên Quỹ Tương Tế Việt Nam, và chúng tôi được phép thực hiện video lịch sử này vào ngày 07/04/2014.
Ɖȃy là một tài liệu lịch sử thật không dàn dựng. Video này mang bản quyền của Hoàng Hoa SaigonFilms www.saigonfilms.com, nhưng có thể là một tham khảo quý giá của Quỹ Tương Tế 
Việt Nam trước những khó khăn phía trước. Xin đừng ai xử dụng video clip này cho bất kỳ mục đích gì, hoặc phê bình các quý vị hội viên trong video vì những phát biểu của họ.
Hoàng Hoa

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Subject: Fwd: : Fw: Hành vi man rợ của quân đội trung cộng đối với các nữ tù binh Việt Nam...( 1979)
From: 
Date: Sat, 22 Mar 2014 11:07:04 -0700





Hãy chắc chắn là quý vị đủ sức chịu đựng để đọc bài viết này, vì những hình ảnh tài liệu trong bài này vô cùng tàn khốc. Nhưng đây là dẫn chứng duy nhất để tố cáo những hành vi man rợ của quân đội Trung Quốc đối với các nữ tù binh Việt Nam trong cuộc chiến biên giới Việt Trung kéo dài từ năm 1979 cho đến năm 1989. Đảng CSVN đã giấu nhẹm tất cả mọi tin tức liên quan đến cuộc chiến này. Tác giả Huỳnh Tâm viết bài cho biết ông viết thay cho những nén hương gởi đến vong hồn những nữ tù bình Việt Nam đã hy sinh và chết một cách ô nhục cho Tổ Quốc Việt Nam mà không được một ai ghi nhớ. Lịch sử Việt Nam chưa bao giờ có cảnh tượng thảm thương như thế này.
=================================

“…Nhân dân Việt Nam hầu như không biết gì về chiến tranh biên giới 1979 và trận chiến khốc liệt nhất 1984-1989. Họ đang tìm cách xóa nhòa những ký ức về những cuộc chiến này. Đảng CS Việt Nam ngày nay đã hiện nguyên hình một tên đại bịp, dối trá đứng trên lịch sử, phá tan hoang dân tộc Việt Nam…”



Tội ác chiến tranh, lửa bốc khói ô nhục

Đêm 4/12/1987, pháo binh Việt Nam tăng cường lửa cối pháo trong vòng 43 phút, rót xuống đầu binh lính Trung Quốc. Toàn vùng biên giới Lão Sơn tràn ngập một màu lửa đỏ cháy ngùn ngụt, khốc liệt. Cùng vào thời điểm này, pháo binh Việt Nam bất ngờ đánh trúng vào kho đạn của núi 277, thuộc Sư đoàn 199 Trung Quốc, kéo theo hàng loạt đạn pháo liên tục nổ ầm ì, trên mức độ bình thường; đạn cày tung toé đất đá, bụi, khói lửa bay mịt mù. Đứng giữa chiến trường ngơ ngác trước cảnh điêu tàn chưa bao giờ thấy, binh lính Trung Quốc chui rúc xuống giao thông hào sâu trong lòng đất, chỉ để lại trên mặt đất những tên lính thủ chiến. Bọn họ đã trở thành một loài côn trùng lớn bé lúc nhúc đi tìm chỗ dung thân, nhưng tất cả hầu như bị hủy diệt vì lửa đạn.

Đạn pháo rung chuyển mạnh, từng phút một, đã đánh thức cả vùng biên giới núi Lão Sơn. Quân đội Trung Quốc từ lâu vẫn xay mê với chiến thuật biển người. Lần này chiến binh Việt Nam dùng pháo binh mạnh, đàn áp chiến lũy Trung Quốc và cho họ một bài học chiến sự. Quả nhiên những tên bành trướng Trung Quốc đã tỉnh ngộ không còn xem thường hỏa lực tác chiến của chiến binh Việt Nam.

Hiện thời Sư đoàn 199 và 67 vẫn ra sức cố thủ để còn đất dung thân, tất yếu phải thay đổi chiến thuật, không tin tưởng nhiều vào mật danh do những tình báo Hoa Nam cung cấp và những tên phản dân tộc Việt Nam đang bị bộ máy chiến tranh Trung Quốc nghi ngờ. Có thể uy tín của họ đang xuống thấp, bởi trận mưa cối pháo vừa rồi, do pháo binh Việt Nam tự phát, cho nên tình báo Hoa Nam không có sự kiện để đưa vào kế hoạch chiến trường Lão Sơn.

Cùng ngày, quân đội Việt Nam ngừng bắn pháo trước một giờ, tạo cơ hội thuận lợi cho những đơn vị quân đội Trung Quốc di chuyển đến vị trí phòng thủ mới, và bệnh xá Tập đoàn 25 đồng di chuyển thương binh đến vị trí an toàn. Những quân đoàn Trung Quốc, hối hả tổ chức lại kế hoạch phòng ngự, lệnh tiến hành cố thủ 45 đỉnh núi thuộc vùng núi Lão Sơn, bảo đảm kiên cố chiến lược, mặt khác kết nối toàn vùng, bao vây quân địch (Viêt Nam), cho đến chiến thắng cuối cùng.

Trong cảnh hỗn mang rối loạn hàng ngũ tại bệnh xá Tập đoàn 25, những thi thể của những nữ tù binh Việt Nam bất ngờ bị phơi bày. Trên lý thuyết, những nữ tù binh đến đây điều trị thương tích nhưng không may cho họ vào thời điểm này, họ lâm vào cảnh ngộ vô cùng bi đát và thảm khốc. Nữ tù binh Việt Nam không chết vì súng đạn, mà chết vì bị hãm hiếp. Những xác chết này nằm lăn lóc, thân thể trần trụi, chết trong căm hờn tủi nhục, đôi môi mím chặt đau đớn, phá tan tất cả thân xác của phụ nữ Việt Nam. Không ai có thể ngờ ở chốn chiến trường lại có cảnh tượng thô bạo như vậy, khó ai tin được người lính Trung Quốc dã man đến thế!

Sự thật trần trụi kinh hoàng

Một số Hải Âu, và NF3.86 đồng chứng kiến bi kịch khiếp đảm, rùng rợn cả người, cho đến mấy mươi năm sau hình ảnh thi thể của những nữ tù binh Việt Nam vẫn còn ám ảnh tâm trí họ. Họ không thể nào quên:

‒ Ngày 4/12/1987, D514, thuộc F199, có nhiệm vụ bảo vệ căn cứ bệnh xá Tập đoàn 25 Trung Quốc. Theo kế hoạch của bộ chỉ huy chiến trường. Di chuyển toàn bộ thương binh Trung Quốc ra khỏi vùng nóng, còn thương binh Việt Nam sẽ được di chuyển cuối cùng. Thực tế trong cuộc tháo chạy, họ đối xử phân biệt thương binh, đưa đến tình trạng mất kiểm soát căn cứ. Trong cơn binh biến hỗn tạp, binh lính D514 nổi cơn thèm khác dục tính, thi nhau hãm hiếp nữ tù binh cho đến chết và sau đó thủ tiêu thi thể. Họ đã chết trong đau đớn và tủi nhục mà không một ai biết đến, thương tổn lớn cho nữ tù binh Việt Nam. Khủng khiếp hơn nữa, nữ tù binh Việt Nam đã bị bọn giặc dã man Trung Quốc cắt lấy bộ ngực, bộ ngũ tạn và đôi bắp đùi chân tay để ăn thịt.



Bi kịch dã man này đã diễn ra từ lúc Đặng Tiểu Bình mở cuộc chiến xâm lấn Viết Nam vào ngày 17/2/1979 và kéo dài cho đến cho năm 1989. Không biết đã có bao nhiêu nữ tù binh Việt Nam rơi vào hoàn cảnh bị hãm hiếp và mất tích. Điều này hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc đã bí mật ém nhẹm, không hề một có tư liệu hay hồi ký nào xuất hiện ghi lại cuộc tàn sát những nữ thương binh này tại biên giới Lão Sơn, Lào Cai, Việt Nam. Người ta chỉ được biết qua truyền khẩu.

Những hình ảnh do chính quân đội Trung Quốc chụp lại cho thấy họ ung dung hành động theo bản năng thú tính tàn ác. Hình ảnh những nữ tù binh Việt Nam đã bị hãm hiếp tập thể cho đến kiệt sức, thân thể trần trụi, cho thấy sự ô nhục thảm khốc, xúc phạm đến nhân phẩm của người nữ tù binh Việt Nam. Những người lính Trung Quốc tàn nhẫn quá đáng, sau khi thỏa mãn dục vọng, họ cắt luôn những bộ phận nhạy cảm nhất trên người phụ nữ, khi chết thân thể nữ tù binh Việt Nam không còn nguyên vẹn.

Không có nỗi nhục nào hơn nỗi nhục trên đất Việt quê hương của mình, chính mình bị làm tù binh chiến tranh dưới tay quân đội Trung Quốc. Họ xem nữ tù binh Việt Nam như một món vật mua vui sinh lý. Những ca hãm hiếp, chôn vùi thi thể nữ tù binh không chỉ xảy ra một lần. Những cấp chỉ huy Trung Quốc vờ không biết, và ém nhẹm nội vụ nữ tù binh Việt Nam bị chôn vùi dưới lòng đất lạnh, mộ phần vĩnh viễn vô danh. Hãi hùng hơn nữa, đảng CS Việt Nam không hề lên tiếng và bày tỏ tri ân và thương tiếc người lính xấu số đã hy sinh mạng sống trên chiến trường! Quả thật vô cùng bất hạnh khi con người sinh rồi mất tích không ai biết xác chôn nơi nào để người thân cầu siêu.

Trên chiến trường, cả hai bên Việt Nam-Trung Quốc đều có tù binh. Phía Việt Nam luôn luôn ưu đãi các tù binh chiến tranh Trung Quốc. Trái lại tù binh Việt Nam, nhất là nữ tù binh, đã bị Trung Quốc đối xử tàn nhẫn, xem đây một thứ rác phế thải không tái chế. Trung Quốc chưa bao giờ tôn trọng theo lời cam kết "không hành động tàn bạo hay gây sốc đối với tù binh nữ giới". Những ai có đến hiện trường tìm hiểu và chứng thực quân đội Trung Quốc vô nhân đạo, đối xử với nữ tù binh rất tàn ác. Cộng sản Trung Quốc dàn cảnh chụp hình những nữ tu bình Việt Nam ở trong trại giam được đối xử tử tế, nhưng người biết chuyện thấy rõ đây chỉ là trò trình diễn nhân đạo có tính toán chính trị.

Trên hành trình di chuyển đến điểm núi 255, trong tôi có lắm suy nghĩ cuồng kháng, muốn hét lên một tiếng thật lớn để phá tan những uất hận cho những oan hồn của những nữ tù binh bị hãm hiếp đến chết. Tiếng kêu uất nghẹn, không thành lời. Tôi vẫn chưa hình dung được một phóng sự nào nói về nữ tù binh Việt Nam, mà tôi đã gặp trên đường đi. Hình ảnh những tử thi của nữ tù binh vẫn còn dán cứng vào mắt, trong tim, càng suy nghĩ nhiều càng rối rắm không đầu đuôi sự kiện, cứ thế theo bước chân hối hả. Đi không được bao lâu lại thấy trước giao thông hào một thi thể trần trụi, nằm dài trên mặt đất, không có một thứ gì trên người, xem ra những thi thể vô danh tiếp tục xuất hiện.



Hải Âu DF-1, F67, tò mò, muốn biết vì sao có thi thể người phụ nữa ở giữa núi rùng đang có chiến tranh, khi dỡ tấm nilon ra, thấy một phần cây tròn đâm sâu vào trong cửa mình người phụ nữ, máu chảy ra nhiều đã đông đặc tự bao giờ, mồm còn hả to, có lẽ van xin sự sống, hai cánh tay sải rộng cho thấy đau đớn tận cùng vào lúc chết buông xuôi, xác đã lạnh, với những vết bầm tím vắt ngang dọc cả thân người, nơi bắp đùi có vết thương, những thanh nẹp băng bó vải thưa, gấp chữ V còn mới.

Hải Âu DF-1, F67 khẳng định:

– Chính thi thể nữ tù binh Việt Nam đang điều trị tại bệnh xá của Tập đoàn 25.
Riêng tôi đoan quyết:

– Nữ tù binh này người Việt Nam, vì trên nét mặt rất Việt.

Tôi điềm tĩnh lại, muốn làm một cử chỉ nhỏ, rồi tự hỏi:

– Có nên thực hiện một việc nhẹ mà lại vô cùng nặng "tình lý" không, và cũng có nhẽ hổ thẹn với đời chăng?

Tôi lấy quyết định vì đồng tộc Việt, tự khom lưng xuống, đôi tay rút thanh cây gỗ tròn từ trong cửa mình người phụ nữ, máu ứ động trong người phun ra thành vòi đã ngã màu đỏ bầm. Mọi người trố mắt nhì nhau, ngạc nhiên thấy thanh cây gỗ tròn, bán kính 0,5 mm, đầu hơi nhọn, dài 2 m, đâm sâu vào người gần 4 mm, cả người tôi toát mồ hôi lạnh.

Nhân tiện có sẻng cá nhân, chung nhau đào huyệt, 15 phút sau hoàn tất, bắt tay vào tẩm liệm, tiễn người nữ tù binh xấu số xuống lòng đất quê hương. Trên phần mộ có cắm sâu cột gỗ 1,5 mét. [1]

Hải Âu DF-1, D350, cho biết:

– Trước đây vài giờ nhận được tin, bệnh xá Tập đoàn 25, chuyển thương binh đến nơi an toàn, không ngờ lại có sự kiện nữ tù binh Việt Nam bị hãm hiếp đến thế này!

Tại sao Đảng CSVN lại che giấu những tội ác của Trung Cộng?

Tại mặt trận biên giới Tây Bắc Việt Nam từ 1979-1987, đảng CS Việt Nam biết rõ những sự kiện này, nhưng đã im lặng, giấu nhẹm không hề công bố về số phận của những nữ tù binh bị hãm hiếp, quằn quại trên chiến trường, đối mặt với những tên lính vô cảm của Trung Quốc.

Ngoài ra, quân đội Trung Quốc đã từng vấy máu tanh, tấn công bệnh xá của Việt Nam, cướp đi những nữ thương binh và cả nữ y tá, chỉ để làm một việc bất nhân hãm hiếp, rồi sau đó thủ tiêu. Quân đội Trung Quốc không thua gì thảo khấu, cực kỳ tàn nhẫn.
Chúng tôi tiếp tục lên đường, từ xa, ở phía trước lưng núi 221, đã có tiếng cầu cứu quen thuộc "Cứu tôi, cứu tôi", bằng ngôn ngữ Việt, dù biết kêu vô vọng bởi không còn ngôn ngữ nào khác, âm ngữ của mẹ Việt bao dung, làm động cơ thôi thúc thành lời, đang vang động trời đất bao la. Tiếng kêu vào không trung tuyệt vọng, hay tiếng kêu cứu trong hy vọng mong manh.

Phát hiện trong tiếng "Cứu tôi, cứu tôi" có âm lượng thân thương, từ xa đã rót vào tai, phản ứng tự nhiên tay làm hiệu nhờ những Hải Âu tiến đến điểm có tiếng âm thanh người Việt Nam.



Không sai người nữ chiến binh rơi vào tay lực lượng quỉ râu xanh Trung Quốc, lúc chạm mặt, bọn chúng cả thảy nửa Tiểu đội lật bật mặc quần, và chạy xuống núi, chỉ còn lại một tên Hán vẫn lõa lồ chưa kịp mặt quần, đang gọi điện báo, riêng nữ tù binh Việt Nam thân thể xòa dài dưới đất, thân lết bết khó nhọc, tay túm lấy chiếc váy để che hạ thể, do bệnh xá cấp, ể oải ngồi dậy với tư thế sợ hãi.
Tôi hỏi bằng ngôn ngữ mẹ đẻ thân yêu:

– Em, thể nào, cho anh biết, vì cớ nào lại có mặt ở đây?

Trên khuôn mặt của cô ta, có cả hai nét mặt, vừa mừng, vừa sợ, cô nói:

– Em muốn biết quý anh là ai ?

– Em đừng sợ, ở đây không tiện tỏ hết lời. Em tự nhiên theo các anh thì may ra sống.

Tôi ra hiệu, nhờ Hải Âu trừng trị tên Hán, không ngờ Hải Âu rút súng ra chuẩn bị bắn, tôi ngăn cản lại kéo Hải Âu ra xa nói nhỏ:

– Anh phải lấy thẻ số quân, tên tuổi, đơn vị, rồi tặng cho y vài cú đạp mạnh, sau đó cài một quả lựu đạn cho nổ máy điện đàm, tiếp theo bắng dưới chân để y chạy thoát, cho y sống sau này sẽ làm nhân chứng tội ác chiến tranh, những tên khả ố này phải treo tội ác lơ lửng trên đầu, không thể tha thức để chúng nó ung dung sống trong trạng thái bình an ngoài vòng pháp luật. Hải Âu có đồng ý phương thức giải quyết này không?

– Vâng, thưa anh, thượng sách, tôi thực hiện theo ý của anh.

Giải quyết nhanh tay, tên Hán chạy mất dạng, chúng tôi lên đường, nói:

– Mời cô em, cùng đi với chúng tôi.

– Thưa, em không thể đi được vì bên hông trái trúng thương nặng, và bị 6 thằng lính Trung Quốc hãm hiếp hơn 3 giờ liền, em không còn sức để đứng lên, các anh cứ đi, em chết ở đây cũng toại nguyện lắm rồi, và tạc dạ nhớ ơn của quý anh cứu sống, em xin cúi đầu bái tạ ân nhân cứu mạnh, đa tạ quý anh.

Cô ấy vái lạy như tế sao, như người lên "đồng cô" tại Điện Hòn Chén, đối diện lăng Vua Minh Mang, Huế. Vội vã đỡ cô ấy, nói:

– Chúng tôi xin cô đừng xá nữa.

Cùng lúc tôi nhờ những Hải Âu thi nhau cõng cô ấy, với sức nặng 50 ký ngoài, không là bao, tuy nhiên đi đường xa có vấn đề, trên đường đi nhân tiện hỏi về thân thế và sự nghiệp của cô ấy:

– Em có thể cho biết quý danh để tiện mồm được không?

– Dạ, em tên Trần Thị M…..thuộc đơn vị E81, F365, QK2. Quân hàm Thiếu úy, bị thương đêm 28/11/1987, sáng 29/11/1987, em bị lính Trung Quốc bắt làm tù binh. Quê quán thị xã Lào Cai, địa chỉ số: 74, đường..........

Đã đi được 1 giờ đường, tôi nhờ Hải Âu DF-1, F138 tiếp sức cõng cô M.....1 giờ nữa đến căn cứ 255 của Sư đoàn 138 thuộc Quân đoàn 46 Trung Quốc. Thấy cô M.....ngủ say, vô tư trên lưng của Hải Âu, có dáng mệt mỏi. Tôi đề nghị Hải Âu:

– Nhờ anh Hải Âu DF-1, F138 đưa cô này đến bệnh xá Quân đoàn 46 để điều trị, khai báo theo thủ tục tù binh, tùy anh ứng biến.

– Vâng, tôi hiểu phải làm thủ tục như thế nào rồi.

– Cũng nhờ anh thường xuyên đến bệnh xá thăm cô ấy, sau đó anh liên lạc với bệnh xá hỏi họ sẽ đưa cô này đến trại tù binh nào, nhớ anh cho tôi biết địa chỉ để đến thăm cô ấy nhé.

– Vâng, đúng thế phải làm thủ tục nhập trại tù binh, theo qui chế chiến tranh.

Cô M....vừa tĩnh dậy hỏi:

– Thưa, quý anh đã đến nơi chưa?

– Chỉ còn 5 phút nữa là chúng ta chia tay, anh Hải Âu DF-1, F138 đưa cô đến bệnh xá Quân đoàn 46, còn chúng tôi tiếp tục hành trình, sau khi cô ổn định thủ thục tù binh, tôi đến trại thăm cô và những anh em tù binh đồng hương.

Đến đây chúng tôi và cô M..... tạm biệt đi hai hướng, cô M....hỏi:

– Thế thì anh tên gì để báo ân?

– Không tiện sẽ có ngày gặp lại, chào tạm biệt cô M.....

Trên đường đi tôi suy nghĩ nhiều về thân phận làm người phụ nữ Việt Nam quá gian nan, phải tiếp nhận những ngỡ ngàn trong chiến tranh phức tạp. Nhờ tiếp cận mới nhận diện bộ mặt thật của đảng CS Việt Nam và Trung Quốc, nay đã hiện rõ về họ. Chính họ am tường những tội phạm chiến tranh, biết những trường hợp hãm hiếp nữ tù binh, thế nhưng vẫn làm ngơ không can thiệp, trái lại còn khuyết khích đối xử tồi bại hơn, xâm phạm tiết hạnh của nữ tù binh, hai đảng CS không hề có cảm giác xấu hổ đối với hai dân tộc, cho đến nay hồ sơ hãm hiếp tù binh vẫn bí mật khép kín.

Rõ ràng đảng CS Việt Nam đã đồng lõa trong nội vụ này, và không lên tiếng phản kháng Trung Quốc về sự kiện nữ tù binh Việt Nam bị hãm hiếp. Đảng CS Việt Nam đã để lộ "lề thói" chư hầu, coi như đã hết thuốc chữa trị. Họ sống ung dung, vô trách nhiệm trước dân tộc Việt Nam. Hy vọng một ngày, sự kiện về nữ tù binh Việt Nam được bạch hoá, về mọi hành vi dã man, kinh tởm sẽ có lúc hiển thị, thay lương tâm nhân loại, công bố cáo bạch.

Người nữ tù binh Việt Nam còn phải chịu đựng quá nhiều nghịch cảnh bi thương khác, như trường hợp nữ tù binh bị hãm hiếp mang thai, giam hãm nơi bệnh xá bí mật, họ bị đem ra trừng phạt bằng phẫu thuật cắt bỏ tứ chi, chôn sống và ức bách. Có những trường hợp bị tiêm thuốc tuyệt tiêu khả năng sinh đẻ! Tại chiến trường Lão Sơn, CS Trung Quốc đã có sẵn kế hoạch bẩn thỉu vừa hãm hiếp tập thể vừa trừng phạt. Có một số nữ tù binh Việt Nam sống không bằng chết, đành quyên sinh để đổi lấy trinh tiết. 

Cảnh tượng hãm hiếp không đơn lẻ nhưng được thi hành rộng rãi tại chiến trường Lão Sơn. Trong cuộc chiến biên giới Việt –Trung, cả hai đảng đều có cùng một mẫu số hèn hạ, tạo ra quá nhiều bạo lực, và phủ nhận hành vi tội ác trước hai dân tộc Việt-Hán.

Vẫn chưa hết, nữ từ binh Việt Nam gặp phải trăm ngàn hung thủ gian ác Hán bao quanh, chúng muốn sự thống khổ của người phụ nữ Việt Nam kéo dài lê thê suốt cuộc đời bằng những sĩ nhục về tinh thần lẫn thể xác. CS Trung Quốc không những làm ngơ mà lại khuyến khích cho phép binh sĩ chà đạp thân thể của người phụ nữ Việt Nam. Họ Đặng là thủ phạm nhưng không ai có thể quy trách nhiệm lên nhà tổ chức chiến tranh họ Đặng này. Đúng là một bè lũ ký sinh hoại loạn. Họ dùng 107 nữ tù binh Việt Nam làm trò giải trí vài lần hãm hiếp tập thể để phục vụ chiến trường.



Nhân dân Việt Nam hầu như không biết gì về chiến tranh biên giới 1979 và trận chiến khốc liệt nhất 1984-1989. Đảng CS Việt Nam thành công tước đoạt quốc gia Việt Nam. Việc nước đại sự biến thành của riêng họ không một người dân nào được đụng vào! Họ đang tìm cách xóa nhòa những ký ức về những cuộc chiến này. CS Việt Nam ngày nay đã hiện nguyên hình một tên đại bịp, dối trá đứng trên lịch sử, phá tan hoang dân tộc Việt Nam.

Từ ngày 17 tháng 2 năm 1979 cho đến nay đã trải qua 34 năm, đảng CS Việt Nam vẫn bí mật ém nhẹm không công bố thống kê, tổn thất chiến tranh, tài sản nhân dân, tài sản quốc gia, biên giới lãnh thổ mất bao nhiêu cây số, quân số tham chiến, tử vong, thương binh, tù binh nam nữ được trao trả, mất tích, địch đối xử thế nào với tù binh Việt Nam. Sau cuộc chiến đảng CS Việt Nam chưa hề có ưu đãi xứng đáng nào đối với thương binh, gia đình tử sĩ, v.v...

Đảng CS Việt Nam có thể bóp méo suy nghĩ người dân Việt Nam được một ngày, chứ không thể thay đối vĩnh viễn, bởi những hành động dối trá và lừa bịp không thể tồn tại lâu dài. Nếu lịch sử là một chuỗi dài những kịch bản trên sân khấu, đảng CS Việt Nam chỉ là một kịch bản tồi dở, màn hạ xuống là hết. Nhân dân Việt Nam không phải là con rối để mọi khuynh hướng chính trị đùa cợt.

Nước Việt Nam tồn tại cho đến ngày nay là nhờ ở một hằng số bất biến: chống xâm lược phương Bắc. Dân tộc Việt Nam có phương thức dựng nước bẳng "tình nghĩa đồng bào" sẽ đối phó quyết liệt như lịch sử dân tộc Việt Nam đã từng bao lần thể hiện. Gần đây Trung Quốc đã xua quân mở những cuộc chiến tranh cướp biên giới đất liền và biển đảo của Việt Nam vào những năm 1956, 1972, 1974, 1979, 1984 và 1989, đó là chiến tranh bi thảm đến từ phương Bắc, khơi lại lên vết thương lịch sử dân tộc Việt Nam khó thể quên được.

Dân tộc Việt Nam không thể quên những lời truyền dạy năm 1978 của Đặng Tiểu Bình: "Ta muốn chiến thắng Việt Nam hãy thực hiện giết sạch, đốt sạch, hãm hiếp sạch. v.v..." 

Lời tuyên bố phi nhân của họ Đặng, chống nhân loại, chỉ thị cho quân đội Trung Quốc nổi sóng gió máu tanh, hằng ngàn người Việt vô tội, dân lành bị hành hạ tại các tỉnh biên giới, như thị trấn Đồng Chúc, Hưng Đạo, Thanh Thủy, Vị Xuyên.

Những tỉnh Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, người chết trôi sông, thi thể mất đầu, và thê thảm hơn nữa thân thể phụ nữ loã lồ, cây thọc vào cửa mình, trẻ em vô tội xác lìa hai nơi, chưa kể về những cảnh chết của người du kích địa phương v.v…

Trung Quốc khuyến mại hận thù trên tầm quyết sách. Khi có điều kiện, binh lính Hán triều không cần suy nghỉ, sẵn sàng vấy máu trên mười đầu ngón tay. Tính khoan dung, hiền hòa nhường cho chỗ thú tính man rợ, tàn ác. CS Trung Quốc chưa bao giờ biết tôn trọng nhân phẩm con người, chỉ biết giết, giết và CS Việt Nam, đệ tử thân tín của đàn anh phương Bắc cũng dùng quỉ-thuật giết người đôi khi còn tàn bạo hơn cả CS Trung Quốc.

Giết người cũng cần có đồng minh, cho nên CS Việt Nam và CS Trung Quốc phải kết bè bọn, cao giọng tung hô phương châm 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai", và tinh thần 4 tốt, "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt". Thực chất, Trung Quốc đã cài lưới điện vào hai cụm từ trên, đều nằm trong chiến lược đô hộ Việt Nam lâu dài.

Không, không hề có tình hữu nghị nào cả


Nhân dân Việt Nam không thể tiếp nhận người bạn xấu phương Bắc bằng ngôn ngữ anh em, cần xét lại quan hệ với Trung Quốc, và đặt các vấn đề hậu chiến tranh từ năm 1956 cho đến năm 1989, từ biên giới đất liền cho đến biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Từ khi Trung Quốc phát động chiến tranh, ngày 17 tháng 2 năm 1979 đến năm 1989, binh sĩ Trung Quốc đã hãm hiếp không biết bao nhiêu nữ tù binh Việt Nam, để lại những vết thương không tẩy xóa được trong tâm não của nữ tù binh đáng thương. Họ mang trong lòng mặc cảm tủi nhục và tuyệt vọng. Họ đã mất hết niềm tin vào tình người, cuộc đời trở nên vô nghĩa, rơi vào tình cảnh trầm cảm khôn nguôi, thân tâm luôn cảm thấy đau đớn. Họ không được bảo vệ theo đúng qui ước chiến tranh. Cả hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc cùng nhau thi thố xem ai tàn ác hơn ai trong cuộc chiến này, xô đẩy toàn dân đến chỗ diệt vong về tinh thần và vật chất. Họ đã vi phạm trắng trợn qui ước chiến tranh và đã xúc phạm đến nhân phẩm của người thất trận, thay vì tạo ra tâm lý bình yên. Trung Quốc đã vi phạm quy ước quốc tề về tù binh, gây tội ác chiến tranh, nhân loại sẽ không tha thứ. Lưới trời tuy thưa, nhưng khó lọt, những kẻ gây tội ác chiến tranh tại biên giới Việt Trung không thể thoát khỏi phán quyết của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) về tội ác chống nhân loại.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014


Tác phẩm Nhật Ký Trên Biên Giới Việt Trung 1885-1887 bản Việt ngữ do Sông Hồng dịch (2002) từ tác phẩm Sur Les Frontières du Tonkin (SLFdT) của Bác sῖ hải quȃn Paul Marie Neis (1852-1907) kể từ tháng Tư 2014 sẽ được Nam Dao phụ trách Chương trình phát thanh Chuyện Dȃn Tôi (Úc chȃu) đọc và thu ȃm suốt chiều dài tác phẩm, được phát thanh trên hệ thống phát thanh Úc chȃu cũng được phát thanh trên Internet tại Web Sitewww.chuyendantoi.com và sau đó được dùng thực hiện cho video. Phần phȃn tích ghép âm thanh và lồng hình ảnh và xȃy dựng cấu trúc video sẽ được thực hiện tại Hoàng Hoa audio video lab, Mountain View Ca USA.

Sơ lược những ngày tháng lịch sử của Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887:
1. Cuối năm 2001, những bài viết, những thông tin về đường biên giới Việt-Trung đã tràn ngập trên báo chí, Internet cùng với biết bao người Việt Nam phẩn nộ hay tin việc cộng sản Việt Nam nhượng bộ bán những vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc cho Trung cộng. Luật sư trẻ Lê Chí Quang phản đối Việt cộng và bị bắt, ký giả VC Bùi Minh Quốc đi lên biên giới Việt-Trung cũng bị bắt, nhiều du khách Việt đã đến tận thác Bản Giốc chụp ảnh, nhiều người lục tìm lịch sử cửa ải Nam Quan. Ɖặc biệt, tại Pháp ông Trương Nhȃn Tuấn chuẫn bị cho tác phẩm nghiên cứu lịch sử đường biên giới Việt-Trung của ông qua tài liệu lịch sử tại thư viện Aix en Provence tại Pháp.

Thời gian này Sông Hồng đang theo học Master Degree Computer Science tại trường đại học San Jose State University, Ca USA và đã viết một program nhỏ để tìm kiếm tài liệu biên giới Việt-Trung trên toàn thế giới. Thời gian này Search của Yahoo™, Google™, Amazon™ và ngay cả Thư Viện Quốc Gia Pháp vẫn còn trong thời kỳ phôi thai. Công việc tìm kiếm tài liệu phải sử dụng kỹ thuật usernet và trên đường điện thoại dial-up vào tận trong các thư viện của các trường đại học Hoa Kỳ. May mắn chúng tôi tìm thấy tác phẩm The Sino-Vietnamese Border Demarcation 1885-1887 ở Thái Lan do Walter E. J. Tips dịch SLFdT sang Anh ngữ được chúng tôi ordered mua ngay lập tức để tham khảo. Anh Francois Colin từ nước Pháp gởi tặng Sông Hồng bản copy của SLFdT, anh Nguyễn Tấn Lộc từ nước Pháp gửi tặng CD gồm hình ảnh Việt Nam do bác sῖ Hocquard chụp vào các năm 1887-1890. Toàn bộ những công trình tìm thấy được bố trí ngay lập tức để phác họa sơ đồ cho một tác phẩm Việt ngữ về đường biên giới nước Việt Nam và nước Tàu. Những bản đồ biên giới Việt-Trung do quȃn đội Hoa Kỳ lưu trữ tại Boulder, Colorado USA và các sῖ quan Pháp tại các quȃn khu biên giới vào các năm 1890, 1900’s vẽ tàng trữ tại thư viện Trái Ɖất thuộc đại học Stanford University, Palo Alto Ca được mua ngay và được đọc phȃn tích hổ trợ cho tác phẩm Nhật Ký sắp ra đời. Ɖȃy không phải là một Hồi ký của P. Neis mà là một Nhật Ký vì hình thức ghi chép của P. Neis tính từng ngày cho các hoạt động khảo sát và ký kết hiệp ước trên biên giới Việt-Trung trong 2 năm 1885-1887.

Sơ đồ cho Nhật Ký được phác họa xong, chúng tôi quyết định font chữ Việt xử dụng là Unicode Microsoft Word™ đẹp hơn fonts UNI và VPS, giấy cho sách là loại giấy đặc biệt đắc tiền có độ sáng 108, hình bìa là toàn cảnh thác Bản Giốc, hình bìa sau là ải Nam Quan năm 1885 và trống đồng Việt Nam. Trên mỗi trang giấy có in ẩn domain name www.viettrade.net. Vì tác phẩm quá mới lạ và vì để bắt kịp thời gian cho phát hành và bán ra công chúng vào dịp Tết và thời điểm sôi bỏng, sách Nhật Ký đã không mang một lời giới thiệu của ai khác hơn lời giới thiệu của chính người dịch Sông Hồng.

2. Ɖầu năm 2002, sách được bán với giá tượng trưng cho người Việt Nam đọc, người mua đầu tiên là một phụ nữ tên Innes Tuyết Nguyễn. Vào mùa Tết sách được bán rất nhiều gần 60 quyển trong vài giờ tại chợ Tết Cộng đồng Việt Nam Bắc California tại trường Trung Học Overfelt, San Jose, Ca USA. Những năm sau đó sách được bán tại các chợ Tết San Jose Fairground, Hội Tết San Francisco, Trung Tȃm Cộng Ɖồng VN San Francsico, sách được chuyển về Việt Nam. Tại San Francisco người mua đầu tiên tác phẩm là ông Huỳnh Khắc Minh tại Hội Cao Niên San Francisco và ông Ɖoàn Thủy tại Trung Tȃm Cộng Ɖồng Việt Nam San Francisco. Sách được gởi bán tại một nhà sách ở San Jose, Ca USA.

3. Năm 2003, 2004 ba tác phẩm khác kế tiếp ra đời, Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung, Những Bản Ɖồ Trên Biên Giới Việt-Trung và Chiến Tranh Trên Biên Giới Việt Trung và được bán ra công chúng.

4. Mười hai năm sau. Ngày 13 tháng 2, 2014 quyển sách Nhật Ký duy nhất cuối cùng và cũng chính là quyển sách đầu tiên của hơn 300 quyển sách được in ra đã từ thành phố Sunnyvale, Ca USA được gởi sang nước Úc. Ɖó là quyển sách Nhật Ký thȃn yêu nhất với những dấu vết in ấn đầy ắp kỷ niệm nguyên thủy được Sông Hồng quyết định gởi sang nước Úc cho một dự án chuyển âm và đã vượt Thái Bình Dương và Ấn Ɖộ Dương để đến Úc chȃu. Quyển sách Nhật Ký thȃn thương này đã đến nước Úc ngày 15 tháng 3, 2014, người nhận sách chính là Nam Dao – phu nhȃn của nhạc sῖ Phan Văn Hưng - người phụ nữ phụ trách Chương trình phát thanh Chuyện Dȃn Tôi tại nước Úc. Theo dự trù, tác phẩm Nhật Ký sẽ được Nam Dao đọc trên chương trình phát thanh tại nước Úc, sound file được lưu trữ và sẽ được chuyển sang Mountain View, Ca USA để ghép âm trong tác phẩm video lịch sử Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887. Tất cả cuộc ghép âm và ghép hình cho vào video sẽ được thực hiện tại Hoàng Hoa Audio Video Lab SaigonFilms với tất cả kỹ thuật hardware và software mới nhất hiện nay dành cho DVD và Blu-Ray video.

Nếu dự án ghép âm Nhật Ký hoàn tất, đȃy là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam một tác phẩm lịch sử biên giới Việt-Trung được thực hiện bằng những kỹ thuật cao cấp nhất và giòng lịch sử dȃn tộc được chuyển đi trên toàn trái đất, và tất cả mọi người Việt Nam đều có thể nghe hoặc đọc được. Ɖȃy cũng chính là lần đầu tiên trong lịch sử dȃn tộc Việt Nam một tác phẩm lịch sử Việt Nam được thực hiện từ hai đầu lục địa Úc và Bắc Mỹ xa xôi và liên kết thành một công trình mấu chốt lịch sử dȃn tộc Việt Nam chưa từng có.
Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887, quyển sách lịch sử vô giá giờ đȃy sắp được mang một sự sống thương yêu và hơi thở để trường tồn với dȃn tộc Việt Nam. Nó chính là một dấu ấn lịch sử quan trọng nhất cho dù đường biên giới Việt-Trung bị kẻ nào xȃm chiếm đất đai tổ tiên ta và di dời cột mốc, cho dù kẻ nào có manh tȃm bán nước dȃng đất đai thiêng liêng cho quȃn xȃm lược, đường biên giới lịch sử trong tác phẩm Nhật Ký sẽ mãi mãi soi rọi những vết nhơ đó trong lịch sử và sẽ mãi là ngọn hải đăng soi sáng những trang anh thư tuấn kiệt trên con đường cứu nước.

Nhȃn đȃy chúng tôi xin trȃn trọng tưởng niệm linh hồn Bác sῖ hải quȃn Pháp Paul Marie Néis (1852-1907) người đã để lại cho hậu thế Việt Nam những kỷ niệm vô giá và thiêng liêng trong lịch sử dȃn tộc chúng tôi qua tác phẩm Sur Les Frontières du Tonkin 1885-1887.

Hoàng Hoa
Trưởng Ban Biên Tập SaigonFilms www.saigonfilms.com 
Mountain View, Ca USA
03/25/2014