Vụ công an đánh chết người ở Bắc Giang theo lời kể của người dân địa phương
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/follow-up-the-bac-giang-protest-07262010095746.html
Gia Minh, biên tập viên RFA
2010-07-26
Chiều Chủ nhật 25 tháng 7, rất nhiều người dân tại Bắc Giang đã kéo nhau đến trụ sở UBND tỉnh để đòi hỏi chính quyền điạ phương làm rõ nguyên nhân cái chết của anh Nguyễn Văn Khương, mà dân chúng cho là đã bị công an đánh đến chết. Sau đây là phần trình bày của chính người dân tại thôn Nghi Thiết về vụ việc vừa diễn ra, cũng như ý kiến từ phía chính quyền cấp xã cho đến công an thành phố Bắc Giang.
Vì bất bình, nhiều người dân đã cùng gia đình mang quan tài của người chết đến trụ sở UBND tỉnh để yêu cầu làm sáng tỏ vụ việc.
"Phía công an ký kết rồi, nói sẽ tìm ra nguyên nhân; còn người dân nói nếu không làm đến nơi đến chốn sẽ kiện lên trung ương.
Về vụ việc xin kể lại là hai người chở nhau đi, mà có đoạn đường không đội mũ (bảo hiểm) nên bị cảnh sát giao thông bắt
vào đồn. Cô bạn gái đứng ngoài chờ, sau đó nạn nhân ra nói với bạn gái đến 6:30 ra đón không sao đâu. Nhưng khi ra đón không thấy, gọi điện cũng không thấy nên cô bạn gái vào trong đồn thấy xe mà không còn người. Cô bạn gái về vì vội đi làm ca đêm, không nghĩ sự việc có thể xảy ra như thế. Vào khoảng 8-9 giờ, công an điện về xã, xã điện về nhà báo tin lên trên đó bị đánh chết; công an đưa vào viện đã chết rồi. Tại bệnh viện mổ xác, gần đến ba giờ đêm mới đưa về nhà.
Chiều chủ nhật mọi người mang quan tài lên uỷ ban tỉnh để đòi công lý, công bằng cho người bị chết oan uổng, không giải quyết gì cho người ta.
Dân thì bảo đi về họ cũng nói việc xong thì đi về nhưng chẳng biết giải quyết xong thế nào.
Khi giải tán có bắn súng hơi cay bao lần, có người bị đánh chảy máu ở trong cơ quan. Gần nhà đây có anh bị đánh tên Hồng ( không biết họ), hôm qua phải xin ký kết mới được cho về."
"Đã làm văn bản ký kết sẽ xét nghiệm do đánh chết hay bị cảm gió. Phía cảnh sát vẫn bảo lưu ý kiến, cho rằng chết vì cảm gió. Cô bạn gái kể là nóng ruột gọi vẫn không thấy; nhưng sau được biết cảnh sát đưa đi bằng cửa sau đến bệnh viện cấp
cứu, đến đó đã chết rồi.
Chúng tôi cũng đã liên lạc với ông Dương Thanh Nghị, phó trưởng Công an thành phố Bắc Giang để hỏi về thông tin tại đó vào chiều ngày 25 tháng 7; nhưng ông này từ chối nói chuyện qua điện thoại:
"Không làm việc qua điện thoại, thông cảm nhé."
Trưởng phòng tiếp dân của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang, ông Trương Văn Nam, khi đuợc chúng tôi gọi điện đến để hỏi về ý kiến người dân trong nghi án cảnh sát giao thông huyện Tân Yên đánh chết anh Nguyễn Văn Khương, thì cũng bị từ chối yêu cầu vì bận việc:
"Tôi đang bận, sẽ gọi lại sau."
Vụ việc vưà diễn ra tại Bắc Giang không phải là lần đầu tiên mà tại một số điạ phương lâu nay đã xảy ra một số trường hợp công an khi giam giữ người đã ra tay làm thiệt mạng người dân. Dân chúng bất bình phản đối, nhưng rồi một số vụ việc vẫn bị trấn áp như ở Phú Yên trước đây.
Chết trong đồn công an
Một số báo chính thống của Nhà nước trên mạng như tờ Nông thôn, Giadinh.net… từ hôm qua đến hôm nay đều loan tin về vụ việc thanh niên Nguyễn Văn Khương bị cảnh sát giao thông huyện Tân Yên bắt giữ vì không đội mũ bảo hiểm, sau đó đã chết và gia đình cùng nhiều bà con điạ phương không đồng ý với giải thích của phía cảnh sát giao thông.Vì bất bình, nhiều người dân đã cùng gia đình mang quan tài của người chết đến trụ sở UBND tỉnh để yêu cầu làm sáng tỏ vụ việc.
Thanh niên Nguyễn Văn Khương bị cảnh sát giao thông huyện Tân Yên bắt giữ vì không đội mũ bảo hiểm, sau đó đã chết và... Vì bất bình, nhiều người dân đã cùng gia đình mang quan tài của người chết đết trụ sở UBND tỉnh để yêu cầu làm sáng tỏ vụ việcTình hình đó được một người dân điạ phương trình bày lại vào sáng ngày 26 tháng 7 với Đài Á Châu Tự do như sau:
"Phía công an ký kết rồi, nói sẽ tìm ra nguyên nhân; còn người dân nói nếu không làm đến nơi đến chốn sẽ kiện lên trung ương.
Về vụ việc xin kể lại là hai người chở nhau đi, mà có đoạn đường không đội mũ (bảo hiểm) nên bị cảnh sát giao thông bắt
vào đồn. Cô bạn gái đứng ngoài chờ, sau đó nạn nhân ra nói với bạn gái đến 6:30 ra đón không sao đâu. Nhưng khi ra đón không thấy, gọi điện cũng không thấy nên cô bạn gái vào trong đồn thấy xe mà không còn người. Cô bạn gái về vì vội đi làm ca đêm, không nghĩ sự việc có thể xảy ra như thế. Vào khoảng 8-9 giờ, công an điện về xã, xã điện về nhà báo tin lên trên đó bị đánh chết; công an đưa vào viện đã chết rồi. Tại bệnh viện mổ xác, gần đến ba giờ đêm mới đưa về nhà.
Chiều chủ nhật mọi người mang quan tài lên uỷ ban tỉnh để đòi công lý, công bằng cho người bị chết oan uổng, không giải quyết gì cho người ta.
Vào khoảng 8-9 giờ, công an điện về xã, xã điện về nhà báo tin lên trên đó bị đánh chết; công an đưa vào viện đã chết rồi. Tại bệnh viện mổ xác, gần đến ba giờ đêm mới đưa về nhà.Người đi dài mấy cây số, đông lắm, không có chổ chen chân. Ký kết xong thì công an cho xe chở thi hài về để mai táng.
Dân thì bảo đi về họ cũng nói việc xong thì đi về nhưng chẳng biết giải quyết xong thế nào.
Khi giải tán có bắn súng hơi cay bao lần, có người bị đánh chảy máu ở trong cơ quan. Gần nhà đây có anh bị đánh tên Hồng ( không biết họ), hôm qua phải xin ký kết mới được cho về."
Cần sáng tỏ vấn đề
Ông Phan Văn Sơn, một cán bộ tại thôn Nghi Quyết,xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, nơi có nạn nhân qua đời cho biết những thống nhất có được tính đến sáng ngày 26 tháng 7:"Đã làm văn bản ký kết sẽ xét nghiệm do đánh chết hay bị cảm gió. Phía cảnh sát vẫn bảo lưu ý kiến, cho rằng chết vì cảm gió. Cô bạn gái kể là nóng ruột gọi vẫn không thấy; nhưng sau được biết cảnh sát đưa đi bằng cửa sau đến bệnh viện cấp
cứu, đến đó đã chết rồi.
Dân bức xúc lắm, đem xác lên ủy ban nhân dân tỉnh rồi đập phá lung tung. Đại diện tuyên huấn tỉnh có ra gặp dân. Công an có dùng lựu đạn cay, có bắt tám người tất cả. Hôm qua thả một số, chưa về hết còn nằm ở viện.Tình hình hôm qua dân bức xúc lắm, đem xác lên ủy ban nhân dân tỉnh rồi đập phá lung tung. Đại diện tuyên huấn tỉnh có ra gặp dân. Công an có dùng lựu đạn cay, có bắt tám người tất cả. Hôm qua thả một số, chưa về hết còn nằm ở viện."
Chúng tôi cũng đã liên lạc với ông Dương Thanh Nghị, phó trưởng Công an thành phố Bắc Giang để hỏi về thông tin tại đó vào chiều ngày 25 tháng 7; nhưng ông này từ chối nói chuyện qua điện thoại:
"Không làm việc qua điện thoại, thông cảm nhé."
Trưởng phòng tiếp dân của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang, ông Trương Văn Nam, khi đuợc chúng tôi gọi điện đến để hỏi về ý kiến người dân trong nghi án cảnh sát giao thông huyện Tân Yên đánh chết anh Nguyễn Văn Khương, thì cũng bị từ chối yêu cầu vì bận việc:
"Tôi đang bận, sẽ gọi lại sau."
Vụ việc vưà diễn ra tại Bắc Giang không phải là lần đầu tiên mà tại một số điạ phương lâu nay đã xảy ra một số trường hợp công an khi giam giữ người đã ra tay làm thiệt mạng người dân. Dân chúng bất bình phản đối, nhưng rồi một số vụ việc vẫn bị trấn áp như ở Phú Yên trước đây.