Thứ Bảy, 5 tháng 2, 2011

Khi người dân Bắc Giang đồng lòng đòi công lý (phần 1)

2010-07-28
Trong những ngày qua, người dân tỉnh Bắc Giang đã dấy lên cơn sốc khi anh Nguyễn Văn Khương bị công an huyện Tân Yên đánh chết và loan tin cái chết của anh do sử dụng ma túy.
Photo courtesy of TTXVA.com
Cả thành phố Bắc Giang náo loạn hôm 25/7/2010 do người dân kéo đến UBND tỉnh Bắc Giang biểu tình đòi làm rõ cái chết của anh Khương

Liệu có chìm xuồng?

Việc làm này khiến gia đình nạn nhân cùng hàng ngàn người kéo nhau phản đối tại trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang. Trường hợp của anh Khương không phải là trường hợp duy nhất. Hàng loạt vụ công an đánh hoặc bắn chết người liên tiếp xảy ra trong nhiều năm qua đã khiến lòng dân đang tiến dần đến chỗ bất mãn nặng nề và họ đã tự phát nổi lên chống lại.
Hãng thông tấn AFP ngày 27 tháng 7 loan tin dựa theo các báo trong nước về vụ anh Nguyễn Văn Khương bị công an huyện đánh chết đang là đề tài của người dân tỉnh Bắc Giang.
AFP cũng tường thuật lại việc hàng ngàn người dân kéo nhau đến Ủy Ban Nhân Dân tỉnh để phản đối nhà cầm quyền và đòi trừng trị kẻ giết người.
Ở cuối bản tin, AFP cho rằng đây là một điều hiếm thấy tại Việt Nam, khi người dân tự phát tập trung hàng ngàn người một lúc lên tiếng tranh đấu cho công lý và đòi phải trừng phạt kẻ thủ ác.
Trong tố tụng hình sự người ta cũng quy định nếu cần thiết sẽ khai quật tử thi để xét nghiệm pháp y. Có những trường hợp chôn lâu rồi vẫn tìm ra nguyên nhân vì sao chết.
LS. Phạm Hồng Hải
Vụ công an giết người tại Bắc Giang có những diễn tiến khá bất thường so với những vụ trước đó. Người dân đã không còn tâm lý “đèn nhà ai nấy sáng” như bao năm qua.
Khi nghe tin thân nhân của nạn nhân mang xác con lên Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bắc Giang thì hàng ngàn người đã tháp tùng theo một cách rất ý thức. Người dân dọc đường cũng tự ý theo đoàn biểu tình mà không do bất cứ sự vận động nào.

Những diễn tiến này nói lên hai điều, thứ nhất người dân không còn sợ công an như cách đây vài năm, thứ hai cái chết của một người dân bị công an đánh đã gây công phẫn cho dân chúng và vì vậy họ không ngại thời gian, công sức và kể cả có thể liên lụy khi dấn thân vào cuộc biểu tình.
Đây không phải là lần đầu tiên công an tự ý bắt người vào đồn rồi đánh chết nạn nhân sau đó trả xác về cho gia đình với một lý do nào đó. Kịch bản này đã lập đi lập lại nhiều lần trên nhiều tỉnh thành miền Bắc.
Vụ mới nhất chưa được xét xử, nạn nhân là anh  Nguyễn Quốc Bảo, 33 tuổi, trú tại tổ 5 phường Mai Ðộng, quận Hoàng Mai, Hà Nội, khi được công an quận Hai Bà Trưng “mời” lên làm việc vào chiều ngày 21 tháng 1, 2010, đến rạng sáng ngày 22 tháng 1 đã bị tử vong trên đường tới BV Thanh Nhàn với rất nhiều dấu vết trên thân thể chứng tỏ đã bị nhục hình.
Cha của anh Bảo là ông Nguyễn Quang Phục đã theo tới cùng và nhờ một đơn vị quân đội xét nghiệm pháp y. Bản xét nghiệm đã được Viện Kiểm Sát Nhân dân Hà Nội xác nhận rằng anh Bảo bị tra tấn đến chết.

bg250.jpg
Thân nhân của anh Khương bên quan tài anh trước cửa UBND tỉnh Bắc Giang hôm 25/7/2010. Photo courtesy of TTXVA.com
Trong diễn tiến mới nhất của vụ án Bắc Giang, ông Phục cho chúng tôi biết theo kinh nghiệm của gia đình mình: "Theo tôi hiểu thì vụ Bắc Giang sẽ bị chìm xuồng vì qua vụ việc nhà tôi tôi mới thấy khám nghiệm tử thi là quan trọng nhất mà đem đi chôn là vứt đi rồi.
Chẳng hạn như vụ Hà Đông của ông Nguyễn Mạnh Hùng đấy.  Trước con tôi 2 tháng ở công an quận Hà Đông nó đánh chết cháu Hùng, ông bố cũng nghe công an đem đi thiêu cháu.
Công an sau này bảo con ông bị chết do nhồi máu cơ tim mà chết. Chết do thiếu oxy, thiếu máu. Mà trong khi chết thì người khô đét không lấy đươc máu đi xét nghiệm nữa cơ mà."
Luật sư Phạm Hồng Hải, chủ tịch đoàn luật sư Hà Nội cho biết kinh nghiệm của ông nếu gia đình muốn khởi kiện cơ quan gây ra cái chết cho anh Khương:
"Nói chung gia đình muốn khởi kiện thì phải có bằng chứng để khẳng định rằng vi phạm đó từ phía công an. Bằng chứng thì tôi nghĩ chắc chắn cơ quan có thẩm quyền người ta vào cuộc thì người ta sẽ xác định nguyên nhân do ai thì lúc đó mới xử lý được.
Trong tố tụng hình sự người ta cũng quy định nếu cần thiết sẽ khai quật tử thi để xét nghiệm pháp y. Có những trường hợp chôn lâu rồi vẫn tìm ra nguyên nhân vì sao chết."
Với kinh nghiệm của một thẩm phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, luật sư Trần Lâm cũng đồng tình với luật sư Phạm Hồng Hải, ông nói:
"Dù cho có năm bảy ngày hay bao lâu chăng nữa vẫn có thể làm xét nghiệm pháp y được. Vẫn còn tìm được nguyên nhân cái chết. Pháp y vẫn làm được chứ không phải cứ xác chết phải còn mới nguyên."

Không phải lần đầu

Từ đầu năm đến nay, ít nhất đã xảy ra 4 vụ công an CSVN tra tấn người dân đến chết khi giam giữ và 2 người đã bị công an bắn chết.
Ngày 3 tháng 7 năm 2010 anh Nguyễn Năm, giáo dân thuộc ban tang lễ giáo xứ Cồn Dầu, Ðà Nẵng khi được công an thả ra, về đến nhà thì chết, khi tẩm liệm thân nhân phát hiện miệng và tai nạn nhân còn trào máu tươi ra chứng tỏ đã bị đánh đập chấn thương sọ não.
Ông Năm là một trong số những người bị công an thành phố Đà Nẵng điều tra liên quan đến sự chống đối của người dân trong đám ma của một bà cụ hồi đầu tháng 5.
Ngày 8 tháng 6 năm 2010, người ta phát hiện xác một người dân nằm ở ven quốc lộ 6A huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Cuộc điều tra cho thấy anh Nguyễn Phú Trung, 41 tuổi, đã bị một nhóm công an đánh gẫy xương sườn, vỡ nội tạng mà chết.
Ngày 25 tháng 5 năm 2010 công an ở Nghi Sơn, khi đàn áp dân biểu tình chống cưỡng chế đất đai đền bù bất công, đã bắn chết một học sinh 12 tuổi. Một nạn nhân khác bị bắn trúng đầu đã chết ở bệnh viện ngày 30 tháng 5, 2010.
Ông Nguyễn Quang Phục cha của nạn nhân Phạm Quốc bảo cho biết sau khi con ông chết oan ông bắt đầu để ý các vụ án khác và ông phát hiện ra rất nhiều điều, ông nói:

ongphuc-laodong.com.vn.jpg
Ông Phục đau đớn nhận xác con trai tại nhà tang lễ BV Thanh Nhàn. Photo courtesy of laodong.com.vn
"Tìm ở trên mạng thì tôi thấy từ năm 2008 tới nay đã có hàng chục vụ người bị chết, bị bắt tại cơ quan công an hay nhà tạm giam, các huyện trên khắp miền Bắc này. Kỳ này nếu có dịp ra trước tòa tôi sẽ kiến nghị không những gia đình tôi mà tôi còn đưa những vụ án này ra trước tòa cũng như những bằng chứng công an trên toàn lãnh thổ này vi phạm pháp luật."
Sau vụ anh Nguyễn Văn Khương tại Bắc Giang xảy ra ông Phục chia sẻ:
"Tôi biết do thông tin từ ngày hôm qua. Qua vụ này tôi yêu cầu cơ quan chính quyền địa phương phải xem xét lại tư cách  đạo đức của một số cán bộ chiến sĩ công an hiện nay. Ngành công an nhân dân hiện nay đã làm mất phẩm chất đạo đức, mất lòng tin của nhân dân."
Tìm ở trên mạng thì tôi thấy từ năm 2008 tới nay đã có hàng chục vụ người bị chết, bị bắt tại cơ quan công an hay nhà tạm giam, các huyện trên khắp miền Bắc này.
Ông Nguyễn Quang Phục
Luật sư Trần Lâm nhận xét việc người dân hồi gần đây tỏ ra bức xúc và có những hành động phản kháng đối với công an lý do từ những sức ép mà chính quyền tạo ra cho người dân qua nhiều sự việc không giải tỏa sự bất mãn của họ, ông nói:
"Hiện nay có vấn đề giữa người dân và cơ quan công quyền. Thế thì nếu mà mình nói rằng công an đánh người theo chỉ thị của cấp trên để đánh chết đứa bé con thì chắc là không có. Nhưng vì họ bức xúc quá, hiện nay bức xúc lắm giữa tình hình người dân và nhà nước và công an luôn luôn bức xúc."
Liệu những bức xúc này của người dân khi nào sẽ được giải tỏa. Phải chăng họ chờ đợi từ công lý phân minh hay một sự đền bù thỏa đáng? Người dân có kỳ vọng hay tin tưởng vào cán cân luật pháp Việt Nam nữa hay không và ai là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước các vụ sát nhân này? Mời quý vị đón theo dõi tiếp bài tới.

Khi người dân Bắc Giang đồng lòng đòi công lý - phần 2

2010-07-28
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/xa-hoi/The-significance-of-strong-resistance-in-Bac-Giang-upheaval-part2-MLam-07282010140517.html 
Sau những cái chết liên tiếp của người dân do công an gây nên, gia đình nạn nhân cũng như cả xã hội đã phản ứng mạnh mẽ. Vụ biểu tình vừa diễn ra tại Bắc Giang là một hình thái ban đầu của sự tức nước vỡ bờ.
Photo courtesy of TTXVA.com
Quá bất bình về cái chết của anh Khương, gia đình và người dân đem quan tài anh lên UBND tỉnh Bắc Giang đòi công lý. Lực lượng CSCĐ dàn hàng ngang bắn hơi cay thẳng vào dân chúng để giải tán biểu tình

Chính quyền xem thường luật pháp ...

Liệu hành động xem thường luật pháp của một số phần tử xấu có phát xuất từ chính sách bao che mà lâu nay người dân đã quá chán chường hay không? 
Sau khi hàng ngàn người dân tập trung trước trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang phản ứng mạnh mẽ trước cái chết tức tưởi của anh Nguyễn Văn Khương bị công an đánh chết, báo chí nhà nước đồng loạt loan một tin được phát ra từ TTXVN cho biết việc anh Khương chết do sức khỏe không bình thường, trong bản tin có đoạn:
"Vụ việc được xác định như sau: khoảng 18 giờ ngày 23/7, lực lượng tuần tra cảnh sát giao thông Công an huyện Tân Yên phát hiện anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, quê xã Hồng Thái, huyện Việt Yên đi xe máy biển kiểm soát 98M9-3894 chở chị Phạm Thị Ngoãn, 20 tuổi, quê xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang (cùng tỉnh Bắc Giang ), có lỗi vi phạm an toàn giao thông trên đường 398 thuộc địa phận thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên.
Phải khẳng định ngay cái việc một thanh niên chết trong trụ sở công an Bắc Giang là một vụ mang tính hình sự đã. Mà đã là một vụ hình sự thì phải được giải quyết theo phương thức hình sự, đó là phải mời thân nhân của nạn nhân trước khi làm bất kỳ hình thức gì.
TS Luật Cù Huy Hà Vũ


Công an đã đưa phương tiện và người vi phạm vào trụ sở để lập biên bản xử lý. Khi ngồi trên ghế, anh Khương có biểu hiện sức khỏe không bình thường và công an đã đưa anh đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tân Yên. Đến bệnh viện thì anh Khương chết.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang đã tổ chức khám nghiệm hiện trường và tử thi. Đến 2 giờ 30 ngày 24/7, công an bàn giao tử thi cho gia đình anh Khương mai táng."
Bản tin này rõ ràng là cách tránh né dư luận, hay nói khác đi cố ý bóp méo sự thật như những gì mà báo chí truyền thông được gọi là lề phải từng làm trong nhiều năm qua trước những vụ có tính chất nghiêm trọng.
Không những bóp méo sự thật, bản tin còn cho thấy công an huyện Tân Yên đã cố tình xóa dấu vết tội phạm khi ngang nhiên mổ tử thi xét nghiệm mà không có mặt thân nhân người bị nạn. Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ phân tích hành vi phạm pháp này như sau:

bg8-250.jpg
Bảng hiệu trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang bị đập phá ngay trong chiều 25/7 do dân chúng quá bất bình về cái chết của anh Khương. Photo courtesy of TTXVA.com
Phải khẳng định ngay cái việc một thanh niên chết trong trụ sở công an Bắc Giang là một vụ mang tính hình sự đã. Mà đã là một vụ hình sự thì dù ốm đau thậm chí là chết rồi thì phải được giải quyết theo phương thức hình sự, đó là phải mời thân nhân của nạn nhân trước khi làm bất kỳ hình thức gì. Kể cả trong tình trạng tắt thở rồi, thì gia đình cũng cần phải có mặt. (Chỉ có) xóa dấu vết tội phạm thì mới giải phẫu mà không có mặt gia đình nạn nhân! Dưới cái nhìn của một nhà xã hội học, giáo sư Tương Lai nhận định về bài báo đăng trên các báo lề phải trong vụ này:
Những thông tin về Bắc Giang mà báo chí trong nước cũng chỉ đưa một cách khiêm tốn. Tôi đọc trên VietnamNet thì thấy cái cách chính quyền trả lời đối với báo chí xem ra không ổn. Cách đây hai hôm tôi đọc trên BBC và tôi thấy những hình ảnh đó (người dân biểu tình ở Bắc Giang) bản thân tôi cũng đặt ra những câu hỏi.
Với tư cách là một người nghiên cứu xã hội tôi cho rằng đây là một vấn đề cần được đặt ra một cách nghiêm túc với bộ máy lãnh đạo. Khi tôi nói bộ máy lãnh đạo tức là tôi muốn nói đảng và nhà nước. Cả cái hệ thống chính trị mà lâu nay người ta vẫn nói: đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

... nên người dân phẫn uất

Với số dân chúng tập trung một cách bất thường trước cổng UBND tỉnh Bắc Giang xưa nay chưa từng xảy ra, báo chí loan tin này cho rằng người dân bị các thành phần quá khích xúi dục, Luật sư Trần Lâm nhận định:
Hiện nay tình hình bức xúc với công an, nhà nước bởi vì người ta bị mất nhà mất cửa người ta kêu cứu không tới. Thế nhưng công an cứ nghĩ rằng có một kẻ nào đó xúi giục để làm cho nó to chuyện lên, làm cho trật tự nó xấu đi, làm cho chế độ xấu đi.
Đối với Giáo sư Tương Lai, ông kể lại kinh nghiệm bản thân ông về việc này:
...nếu như nhà nước không trừng trị, và xem đó chỉ là một hoạt động bình thường thì đấy là một nguy cơ, và nếu không xử lý thì nhất định nó sẽ dẫn tới những bất ổn trong xã hội.
Giáo sư Tương Lai


Những người dân không phải là ngẫu nhiên hay như những ngôn từ trong các bài báo nói là do những phần tử cực đoan xúi giục và họ đi biểu tình. Quá khích vì họ đập phá. Chuyện này tôi có một thực tế, cách đây đã lâu hơn 10 năm rồi khi mà tôi với tư cách là một nhà khoa học, xã hội học theo yêu cầu của thủ tướng Võ Văn Kiệt tôi về nghiên cứu các vụ bạo động ở Thái Bình, Quỳnh Phụ thì tôi hiểu rõ người dân họ hiền hòa và không bao giờ họ muốn nổi loạn, gây chuyện với chính quyền cả. Chỉ có khi tức nước thì mới vỡ bờ mà thôi.
Bạo động do tức nước vỡ bờ cũng được Luật sư Trần Lâm kể lại từ những vụ khác xảy ra tại Thanh Hóa và Hà Đông, ông nói:
Mình phải hiểu tình hình hiện nay nó khẩn trương lắm rồi ông ạ. Ở Thanh Hóa vừa bắn chết một thằng bé. Bắn chết thằng bé con xong người ta vào phá nhà thằng chủ tịch.
Thí dụ nhiều chuyện trong nước như thế này, người ta mang cả ô tô công an người ta đập! Người ta đẩy ô tô xuống sông. Ở Hà Đông cách đây ít tháng có chuyện một thằng bé con nó hơi quá đáng nên công an giải tỏa đất đai bắt thằng bé lên ô tô. Thế là mấy chục bà cởi truồng ra họ bao vây cái ô tô đó. Họ bảo nếu các anh không thả thằng bé con chúng tôi sẽ lật đổ ô tô. Thế là công an phải thả ngay.

bg250.jpg
Một dãy rào sắt dài khoảng 5m phía ngoài cổng UBND tỉnh Bắc Giang bị kéo đổ trong cuộc biểu tình chiều 25/7/2010. Photo courtesy of TTXVA.com
Các cơ quan hữu trách Việt Nam chưa có thói quen trả lời báo chí một cách thẳng thắng để đưa tin nhanh chóng và trung thực một vụ việc xảy ra. Vụ Bắc Giang cũng không ngoại lệ, khi chúng tôi cố gắng liên lạc với công an tỉnh Bắc Giang để tìm thêm thông tin về vụ này thì được ông Nguyễn Thanh Nghi, phó công an tỉnh Bắc Giang trả lời: Tôi không trả lời qua điện thoại, vụ đó tôi không xử lý…
Cách giải quyết này không làm cho vấn đề được sáng tỏ hơn mà càng làm cho người dân thấy công an và các cơ quan công quyền đang cố tình bao che cho những kẻ phạm tội. Giáo sư Tương Lai, nhận định việc giải quyết tận gốc rễ những bức xúc của người dân là trách nhiệm của nhà nước và tùy thuộc cách giải quyết ấy người ta có thể biết những người lãnh đạo của nhà nước ấy như thế nào, ông nói:
Thái độ của một nhà nước có trách nhiệm là một nhà nước phải nghiêm túc xử lý. Cái chuyện cá biệt công an dùng bạo lực đánh đập người dân đến tử vong, chuyện ấy dễ hiểu. Nhưng cái không dễ hiểu nếu như nhà nước không trừng trị, và xem đó chỉ là một hoạt động bình thường thì đấy là một nguy cơ, và nếu không xử lý thì nhất định nó sẽ dẫn tới những bất ổn trong xã hội.
Người dân đang chờ đợi nhà nước chính thức có câu trả lời về vụ giết người này. Trả lời đúng tinh thần luật pháp và trách nhiệm, lúc ấy mới mong người dân tin tưởng trở lại vào hệ thống luật pháp Việt nam hiện nay.
Dư luận phía sau những bài báo vừa được nhắc tới trông đợi báo chí viết và đưa tin trung thực, nhanh chóng và khách quan hơn trước bất cứ vụ án có nhân vật tai to mặt lớn nào đứng phía sau. Có như thế báo chí mới đáng hãnh diện là phát huy quyền tự do ngôn luận, một quyền quan trọng được hiến pháp Việt Nam bảo vệ.

Cái chết đầy uẩn khúc tại đồn công an

2011-01-24
Năm 2010 là năm xảy ra ít nhất sáu vụ chết người trong quá trình bị hỏi cung hay bị làm việc tại đồn công an.
Hình chụp từ video do nhân chứng đưa lên youtube
Hàng ngàn người dân đưa xe đến trước UBND tỉnh Bắc Giang hôm 25-7-2001, phản đối công an đánh chết người.
Một trong những trường hợp điển hình là cư dân Võ Văn Khánh ở huyện Đại Lộc, thiệt mạng trong khi đang làm việc với công an nhưng được cho là tự sát bằng cách treo cổ.
Tháng Năm 2010, gia đình anh Võ Văn Khánh ở xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam hay tin anh đã chết tại đồn công an huyện Điện Bàn sau khi tự thắt cổ bằng một sợi dây giày. Lúc đó anh mới 29 tuổi.
Tối ngày 8 tháng Năm, thân phụ anh Võ Văn Khánh, ông Võ Văn Thành, đưa thi thể con trai về nhà. Theo gia đình thuật lại thì cách đó ít hôm, trên đường chạy xe mô tô xuống Điện Bàn, anh Khánh vì không mang theo giấy tờ nên bị cảnh sát giao thông giữ xe, hẹn đến thứ Sáu trở lại để giải quyết.

Đi sống, về chết

Sáng ngày 7 tháng Năm, anh Khánh trở lại đồn công an huyện Điện Bàn cùng với giấy tờ chiếc xe mô tô đang bị tạm giữ. Đến chín giờ tối cùng ngày, hai công an đến nhà mời ông Võ Văn Thành, cha ruột của anh Võ Văn Khánh, đến trụ sở công an Điện Bàn để giải quyết vụ chiếc xe. Tới nơi thì ông mới được báo con trai ông đã tự vẫn chết bằng một sợi dây giày. Khi đưa xác về nhà, công an còn đưa cho ông Võ Văn Thành một bao thơ trong đó có mười triệu đồng.
Vì trên mặt người chết có vết trầy xước, rồi lúc khâm liệm lại thấy sườn trái bị gãy, phía dưới vai trái có vết bầm tím, gia đình nghi ngờ Khánh đã bị công an đánh trong lúc điều tra. Từ xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, ông Võ Văn Thành kể lại: 
"Trên ngực nó bầm đen, có dấu vết bầm, coi như gãy trên cái ba sườn. Cái hồi tôi xuống dưới nớ là tôi khủng hoảng rồi. Tự nhiên nghe một đứa con mất là tôi không còn tinh thần, tôi chết lên chết xuống, khám nghiệm tử thi lần thứ nhất là như thế nào tôi cũng không biết được."
Khi đó công an huyện Điện Bàn giải thích những vết bầm dập trên cơ thể người chết là do anh Khánh tự tử. Ông Thành bức xúc nói:
Họ nói là cháu Khánh tự tử rồi bốn người công an khiêng ra thì bị té cho nên hắn bầm. Mấy cái đó tôi thấy vô lý quá, không hiểu được. Cái chuyện họ nói tự tử như vậy thì tôi không đồng tình.
Ô. Võ Văn Thành, cha anh Khánh
"Họ nói là cháu Khánh tự tử rồi bốn người công an khiêng ra thì bị té cho nên hắn bầm. Mấy cái đó tôi thấy vô lý quá, không hiểu được. Cái chuyện họ nói tự tử như vậy thì tôi không đồng tình. Vì răng? Vì tôi thấy không có cái lý do gì mà tự tử. Cái dây giày chỉ có ba mươi phân đó không thể tự tử được, mà cái lam cửa nhà tạm giam thì đã hai mươi - ba mươi, cái dây chỉ có ba mươi làm răng mà đủ?
Mà trọng lượng thằng nhỏ là trên năm mươi kg, thì không đủ cái lực để tự tử chỗ nớ. Hai dây cũng không đủ chứ đừng nói một dây!
Cho nên hoàn toàn là tôi không thống nhất cái chuyện nớ rồi. Nhưng mà bây giờ nói chung luật pháp mình nắm được, cho nên có nhiều cái là phóng viên nơi này nơi kia, những người quan tâm ni kia, giúp đỡ được chừng nào đó chứ tôi không biết làm sao hết trơn."   
Khi đó tin tức về cái chết đáng ngờ của anh Võ Văn Khánh tại đồn công an Điện Bàn đã được báo Lao Động trong nước đăng tải. Kết quả khám nghiệm lần thứ nhất cũng phát hiện những vết thâm tím trên thi thể người chết. 
Đến ngày 10 tháng Năm, thể theo yêu cầu của gia đình, tổ pháp y thuộc Sở Y Tế Đà Nẵng đã cùng với đại diện thanh tra công an tỉnh Quảng Nam tiến hành khám nghiệm tử thi lần thứ nhì. Vẫn lời ông Võ Văn Thành: 
"Khám nghiệm lần thứ hai mà họ nói tui chờ ba mươi ngày là tui thấy đó là điều vô lý rồi. Tui nói bây giờ cho tui  xin lại cái giấy bảo trì để nhận lại cái số tiền của hắn, tui  hỏi thì họ nói “anh phải viết giấy coi như là nó tự tử”. Thì tui nói lại tui không đồng tình nếu nói là con tôi tự tử, cho nên tui không làm chuyện nớ, tui vẫn để im rứa."
Ông Võ Văn Thành gởi đơn kêu oan, khiếu nại và đòi làm rõ vụ việc nhưng đến giờ vẫn không có kết quả. Gia cảnh người chết thuộc diện nghèo khó ở địa phương, thân nhân phải đi vay mượn để làm đám tang cho con trai:
condau-giaodanbidanh-170.jpg
Một người dân tham dự đám tang ở Cồn Dầu bị công an đánh bất tỉnh. RFA files
"Đơn thì gởi vô trong kia mà không nghe cái gì hết. Nếu ra ngoài nớ thì chỉ có đi trực tiếp, mà điều kiện thì khó khăn, mẹ hắn bị tai biến nằm một chỗ, con cái thì ni kia, cho nên tôi không đủ điều kiện. Cả mấy tháng nay cũng không nghe nói chi hết trơn. Mà công an của tỉnh Quảng Nam khám nghiệm lần thứ hai cũng không trả lời chi cho tôi hết."
Báo chí trong nước cũng đưa tin là nhiều người dân ở xã Đại An huyện Đại Lộc, hàng xóm của ông Võ Văn Thành, bày tỏ sự bức xúc trước cái chết oan uổng mang nhiều nghi vấn của Võ Văn Khánh, một thanh niên mà họ mô tả là hiền lành chứ không quậy phá. Một số người kéo đến nghe ngóng tin tức về cuộc giải phẫu khám nghiệm tử thi. Thân phụ người chết, ông Võ Văn Thành, tâm sự:
"Tôi không cần một cái gì, chỉ cần trả lại sự công bằng cho nó thôi. Chết một đứa con vô lý quá, tức quá tôi chịu không nổi, phải như mà hồi mô chừ nó quậy nó phá hay làm cái gì… Riêng cái ngày hôm đó, coi như là sáng hôm đó, công an tới nhà tui rất đông, từ công an huyện tới công an xã, giống như là bao vây rứa. Họ rải công an từ dưới  Điện Bàn lên tới trên ni. Sau thì tui mới hiểu chắc họ sợ tôi đem con tui xuống dưới nớ." 
Ông còn tiết lộ một chi tiết đáng ngờ là ngay hôm Võ Văn Khánh chết tại đồn công an Điện Bàn, thì cậu ruột của anh, chánh thanh tra huyện Đại Lộc, tới nhà để đi cùng với ông Võ Văn Thành xuống đồn công an mà không hề báo cho anh rể biết Võ Văn Khánh đã chết. Ông cho "đó lại là cái điều vô lý nhất. Bởi vậy tôi nói cái sự việc ni toàn là  dàn xếp hết trơn rồi."
Đó là uẩn khúc của những cái chết bỗng dưng trong lúc đang làm việc tại đồn công an.

Vì sao chết?

Luật pháp Việt Nam không cho phép hành hạ tra tấn nghi phạm trong quá trình điều tra, thế nhưng một vài trường hợp chết người một cách bất thường đã xảy ra khiến dư luận nghi ngờ công an có thể quá tay trong lúc đánh người để khai thác hoặc muốn ép cung.
Lược qua năm 2010, những vụ thẩm cung mà có người bị công an đánh chết  được báo chí trong nước đề cập đến, là:
Tháng  Sáu 2010, Vũ Văn Hiền ở Thái Nguyên, bị bắt vì xô xát với mẹ, sau đó tử vong do xuất huyết trong não, vỡ xương hàm và gãy xương sườn.
Tui nói bây giờ cho tui xin lại cái giấy bảo trì để nhận lại cái số tiền của hắn, tui hỏi thì họ nói “anh phải viết giấy coi như là nó tự tử”.
Ô. Võ Văn Thành, cha anh Khánh
Tháng Bảy 2010, một giáo dân Cồn Dầu tên Nguyễn Thành Nam, bị dân phòng tạm giữ, chết tại nhà ngày hôm sau do  chấn thương với những dấu tích bị đánh đập trên người.
Tháng Tám 2010, một người tên Trần Duy Hải bị công an bắt vì tình nghi giật dây chuyền của một phụ nữ, đã chết sau đó và được công an báo là treo cổ tự tử.
Tháng Mười 2010, ông Trần Ngọc Đường, bị bắt vì tranh cãi với hàng xóm, đột nhiên qua đời vài tiếng sau đó khi còn đang bị tạm giam tại trụ sở ủy ban nhân dân xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.  
Trong tất cả những vụ việc đáng tiếc, gọi là công an đánh chết người này, chưa trường hợp nào được giải thích thỏa đáng. 

Nhóm Hồi giáo tham gia đàm phán ở Ai Cập

Biểu tình tại Ai Cập
Tổ chức đối lập có ảnh hưởng nhất Ai Cập, hội Ái hữu Hồi giáo (Muslim Brotherhood), đồng ý đàm phán với chính phủ nhằm chấm dứt khủng hoảng chính trị.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/02/110206_brotherhood_egypttalks.shtml  
Nhóm này nói với hãng thông tấn Reuters rằng cuộc đàm phán sẽ bắt đầu ngay Chủ nhật này và các bên sẽ nhận định tình hình xem chính phủ đã sẵn sàng chấp nhận yêu cầu của người dân hay chưa.
Đây sẽ là cuộc điều đình đầu tiên giữa chính phủ Ai Cập và nhóm Hồi giáo vốn bị cấm hoạt động ở trong nước.
Tổng thống Hosni Mubarak đã bác bỏ đòi hỏi của người biểu tình muốn ông từ chức ngay lập tức.
Ông Mubarak nói sẽ không tái ứng cử trong cuộc bầu cử tháng Chín tới, nhưng đám đông người biểu tình trân đường phố Cairo và nhiều thành phố khác muốn ông phải rút lui ngay.
Hội Ái hữu Hồi giáo trước đó tuyên bố không tham gia các cuộc thương lượng giữa chính phủ và phe đối lập.
Thế nhưng nay một người phát ngôn được Reuters dẫn lời nói: "Chúng tôi quyết định tham gia vòng đàm phán để xác định xem giới chức nghiêm túc đến đâu trong việc tiếp thu và chấp nhận yêu cầu của người dân".
Một phát ngôn nhân khác thì nói với hãng AFP rằng việc đàm phán cũng nhằm để chấm dứt "sự can thiệp của nước ngoài" vào tình hình trong nước.
Hội Ái hữu Hồi giáo là nhóm đối lập có tổ chức nhất và cũng có ảnh hưởng lớn nhất ở Ai Cập, thế nhưng bị cấm hoạt động và các thành viên thường xuyên bị trấn áp.
Ông Mubarak từng chỉ trích tổ chức này khơi gợi bạo động và nói nếu ông ra đi thì nhóm này sẽ gây bất ổn chính trị ở trong nước.
Hội Ái hữu Hồi giáo bác bỏ các cáo buộc trên và nói họ chỉ có mục tiêu duy nhất là thành lập một nhà nước Hồi giáo ở Ai Cập.

Từ nhiệm

Người biểu tình tiếp tục chiếm giữ quảng trường Tahrir ở Cairo trong ngày thứ 13 của đợt xuống đường, nhưng số người đã giảm bớt.
Quân đội tìm cách mở cửa lại quảng trường này và vãn hồi trật tự, dồn người biểu tình vào một khu vực nhỏ.
Thế nhưng hàng trăm người đã ngăn không cho quân lính tiến vào trong quảng trường, một số người còn nằm lăn ra đất để chắn đường.
Hoa Kỳ - đồng minh chủ chốt của chính phủ Mubarak - đã kêu gọi chuyển giao quyền lực một cách hòa bình, tuy chưa kêu gọi ông tổng thống từ nhiệm.
Mỹ cũng khuyến khích tất cả các đảng phái tham gia quá trình thương thảo về tương lai phát triển của Ai Cập.
Một quan chức Mỹ cao cấp được Reuters trích lời nói: "Quan điểm của chúng tôi là chính phủ đã có hành động đúng đắn khi mở thảo luận sớm và nay phe đối lập cần tham gia tiến trình này để xem chính phủ có thực lòng hay không".
Toàn bộ ban lãnh đạo của đảng Dân chủ Quốc gia (NDP) cầm quyền đã từ chức vào thứ Sáu tuần rồi, hành động được cho là hệ quả của cuộc biểu tình.
Hai trong số các đồng minh của ông Mubarak, trong đó có con trai ông tổng thống - Gamal, đã mất chức trong đảng khi ông Hossam Badrawi được bổ nhiệm làm tổng thư ký.

Trung Đông đối diện với cơn bão "hoàn hảo"

Clinton
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/02/110205_clinton_middle_east.shtml 
Bà Clinton cho rằng Trung Đông phải cải tổ sâu sắc.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết Trung Đông đang đối diện với một "cơn bão bất ổn hoàn hảo" và các quốc gia phải chấp nhận thay đổi dân chủ.
Phát biểu tại Munich, bà Clinton cho biết tình trạng hiện tại ở khu vực này là "đơn thuần không bền vững".
Bà nói rằng chuyển đổi sang nền dân chủ có thể là hỗn loạn nhưng cuối cùng "những người tự do sẽ tự cai quản mình tốt nhất".
Bà Clinton lên tiếng sau khi tình trạng bất ổn làm Tổng thống Tunisia phải đào thoát và Ai Cập bị rối loạn bởi các cuộc biểu tình.
Hiện cũng đang xảy ra những cuộc biểu tình lớn ở Jordan và Yemen.
Cần thiết chiến lược"
Phát biểu tại cuộc họp bộ tứ về Trung Đông tại thành phố miền nam nước Đức, bà Clinton nói: "Khu vực này đang bị một cơn bão hoàn hảo hoành hành với các xu hướng mạnh mẽ."
Trong ngắn hạn, điều đó có thể đúng, nhưng trong dài hạn sẽ là không có cơ sở
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
"Đây là những gì đã thúc đẩy người biểu tình xuống các đường phố ở Tunis, Cairo, và các thành phố trong cả khu vực này hiện đang trong tình trạng đơn giản là bất ổn."
Bà nói rằng với tình trạng thiếu nước sinh hoạt và xăng dầu, các chính phủ có thể sẽ nắm giữ lại chính quyền trước những làn sóng thay đổi trong một thời gian ngắn, nhưng sẽ không được lâu dài.
"Một số nhà lãnh đạo có thể tin rằng đất nước của họ là một ngoại lệ - rằng người dân của họ sẽ không yêu cầu cao hơn về các cơ hội chính trị hoặc kinh tế, hoặc là họ có thể sử dụng các biện pháp nửa vời.
"Trong ngắn hạn, điều đó có thể đúng, nhưng trong dài hạn sẽ là không có không có cơ sở."
Thừa nhận
Ai Cập
Một em bé trai trong sự kiện chính trị ngoài đường phố ở Ai Cập.
Bà Clinton thừa nhận rằng quá trình chuyển đổi có thể gây ra một giai đoạn bất ổn, nhưng sau đó các nước sẽ trở nên thịnh vượng hơn nếu họ cởi mở hơn.
"Đây không chỉ đơn giản là một vấn đề duy tâm chủ nghĩa, đây là một điều cần thiết mang tính chiến lược."
Bà Clinton cũng nói bà nhận thức đầy đủ về khả năng các nước vốn chấp nhận thay đổi có thể rơi trở lại vào chủ nghĩa chuyên quyền.
Đó là lý do tại sao, theo bà bầu cử tự do và công bằng là không đủ, chúng phải được kết hợp tốt hơn với với các định chế khác: nhà nước pháp quyền, tư pháp độc lập và tự do ngôn luận.
Mỹ đã kêu gọi một cuộc chuyển tiếp ngay lập tức và có trật tự về quyền lực ở Ai Cập.
Tổng thống Barack Obama đã kêu gọi ông Mubarak "ra quyết định đúng" để chấm dứt các tuần lễ bất ổn, nhưng không có chỉ dấu yêu cầu ông này từ chức ngay lập tức.
Trước đó, Tổng thống Tunisia, Zine al-Abidine Ben Ali đã trốn sang Ả Rập Saudi vào 14 tháng 12 sau nhiều tuần diễn ra các cuộc biểu tình chống chính phủ của quần chúng.
Hơn 20.000 người biểu tình chống chính phủ đã xuống đường ở thủ đô Yemen, Sanaa, vào Thứ Năm, kêu gọi Tổng thống Ali Abdullah Saleh từ chức.


Egypt ruling party leaders resign but regime holds

 
Egyptian anti-Mubarak protesters shout slogans during a demonstration in Tahrir square in Cairo, Egypt, Saturday, Feb. 5, 2011. US President Barack ObAP – Egyptian anti-Mubarak protesters shout slogans during a demonstration in Tahrir square in Cairo, Egypt, …
By SARAH EL DEEB and LEE KEATH, Associated Press Sarah El Deeb And Lee Keath, Associated Press – Sat Feb 5, 7:41 pm ET

CAIRO – The leadership of Egypt's ruling party stepped down Saturday as the military figures spearheading the transition tried to placate protesters without giving them the one resignation they demand, President Hosni Mubarak's. The United States gave key backing to the regime's gradual changes, warning of the dangers if Mubarak goes too quickly.
But protesters in the streets rejected the new concessions and vowed to keep up their campaign until the 82-year-old president steps down. Many are convinced that the regime wants to wear down their movement and enact only superficial democratic reforms that will leave its deeply entrenched monopoly on power in place.
Tens of thousands thronged Cairo's central Tahrir Square in a 12th day of protests, waving flags and chanting, "He will go! He will go!"
Mubarak, who has ruled Egypt with an authoritarian hand for nearly 30 years, insists he must stay in office until his term ends, after a September presidential election. The military figures he has installed to lead the government — Vice President Omar Suleiman and Prime Minister Ahmed Shafiq — have offered in the meantime to hold negotiations with the protesters and the entire opposition over democratic reforms to ensure a fair vote.
A day after President Barack Obama pushed Mubarak to leave quickly, the U.S. administration changed tone Saturday with a strong endorsement of Suleiman's plans.
"It's important to support the transition process announced by the Egyptian government actually headed by now-Vice President Omar Suleiman," Secretary of State Hillary Rodham Clinton said at an international security conference in Munich, Germany. She warned that without orderly change, extremists could derail the process.
A U.S. envoy who met Mubarak earlier this week, former ambassador Frank Wisner, went further still, saying it is "crucial" that Mubarak remain in place for the time being to ensure reforms go through. He pointed out that under the constitution, a Mubarak resignation would require new elections in two months, meaning they would take place under the current rules that all but guarantee a ruling party victory.
His comment was an abrupt change in message — on Friday, Obama called on Mubarak to "make the right decision." The State Department later said Wisner was speaking as a private citizen since his official mission to Egypt had ended.
America's confidence in Suleiman is not shared by the protesters, who doubt the ruling party will bring democracy unless they continue their mass demonstrations. They want the concrete victory of Mubarak's removal — though some appear willing to settle for his sidelining as a figurehead — with a broadbased transitional government to work out a new constitution.
"What happened so far does not qualify as reform," said Amr Hamzawy, a member of the Committee of Wise Men, a self-appointed group of prominent figures from Egypt's elite that is unconnected to the protesters but has met with Suleiman to explore solutions to the crisis. "There seems to be a deliberate attempt by the regime to distract the proponents of change and allow the demands to disintegrate in the hope of (regime) survival."
That could mean the crisis could move into a test of sheer endurance, as protesters try to keep drumming out tens of thousands into Tahrir day after day.
The government and military have promised not to try to clear protesters from the square, and soldiers guarding the square continued to let people enter to join the growing rally.
But there were signs of army impatience Saturday. At one point, army tanks tried to try to clear a main boulevard by bulldozing away burned out vehicles that protesters used in barricades during fighting in the past week with pro-regime attackers. The move prompted heated arguments with protesters who demanded the husks remain in place in case they are attacked again. The troops relented only after protesters sat on the ground in front of the tanks.
There were also reports for the first time of attempts by troops to prevent those entering from bringing food for protesters. "They want to suffocate the people in Tahrir and this is the most obvious attack on them without actually attacking," said Mohammed Radwan after soldiers tried to confiscate some of the bread, cheese and lunchmeat he was bringing in.
The resignation of the leadership of the ruling National Democratic Party appeared to be a new step by Suleiman to convince protesters that he was sincere about reform — or at least convince the broader public so support for the movement fades.
The six-member party Steering Committee that stepped down included some of the country's most powerful political figures — and the most unpopular among many Egyptians. Among them was the party secretary-general, Safwat el-Sharif, and the president's son Gamal Mubarak.
State TV, announcing the resignations, still identified Hosni Mubarak as president of the ruling party in a sign he would remain in authority.
Gamal has long been seen as his father's intended heir as president, a prospect that raised outrage among many Egyptians. The turmoil has crushed those ambitions, however, with Suleiman promising in the past week that Gamal will not run for president in September. Some, though far from all, of the deeply unpopular wealthy businessman-politicians who surrounded Gamal have also been removed from key posts.
Many in Tahrir dismissed the resignations with scorn. The move will only "reinforce their (protesters') resolve and increase their confidence because it shows that they are winning, and the regime is retreating inch by inch," said Wael Khalil, a 45-year-old activist among the protesters.
But authorities were projecting an air of confidence they can ride out the unprecedented wave of protests, which have posed the most dramatic challenge to their hold in nearly three decades of Mubarak's rule.
State TV announced that banks and courts, closed for most of the turmoil, will reopen Sunday, the start of Egypt's work week, a move to depict that some normalcy was returning to a capital of 18 million that has been paralyzed for nearly two weeks by the crisis.
Shafiq, speaking to journalists on state TV, depicted the protest movement as weakening. He noted that a reinvigorated protest — estimated at around 100,000 people — had failed to force Mubarak out on Friday as organizers had hoped. "All this leads to stability," he said.
He suggested protesters and other opposition forces would eventually enter negotiations with Suleiman over constitutional change. "The level of aspirations is going down day by day," he said.
So far, however, only a couple of official opposition political parties have agreed to talks. The official parties, which operate with regime consent, are not involved in the negotiations, have little popular base and are viewed with contempt by many protesters.
The protest organizers themselves are a mix of small movements that managed to draw broadbased support among a public disenchanted with Mubarak's rule. The majority are young secular leftists and liberals who launched the wave of protests though an Internet campaign, but the fundamentalist Muslim Brotherhood also has built a prominent role.
They want a deeper change than Suleiman has offered so far, though the vice president says he is willing to talk about all amendments. They seek a lifting of emergency laws that give the security forces near unlimited powers, an end to restrictions on the forming of political parties, guarantees of independent supervision of elections and the annulling of rules on who can run for the presidency that all but rule out any credible challenge of a ruling party candidate.
The current rules are key to the regime's lock on power, backed by rampant rigging of elections, by security services widely accused of corruption and a casual use of torture and by party control of the powerful state media.
Most of all, the protesters want Mubarak out, and they insist the talks Suleiman seeks can't happen until then.
Some protest organizers held their first meetings with Shafiq late Friday, underlining that they met him only to discuss how to arrange Mubarak's departure. One proposal being floated would have Mubarak deputize Suleiman with his powers while keeping just his title for the time being.
But "the problem is in the president ... He is not getting it that he has become a burden on everybody," said Abdel-Rahman Youssef, one of the activists who attended the meeting.
In Tahrir, Elwan Abdul Rahman, a 26-year-old who came from southern Egypt on Friday to join protesters, dismissed the prime minister's depiction of a fading protest movement.
"He's laughing at the world, he's laughing at all of us," he said, pointing at the crowds and saying, "Do you think they're gonna go away tomorrow?" he said. "People are here with their blood and their soul."
___

Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2011

Bạo động đường phố ở Ai Cập

Thanh niên Ai Cập ném đá vào xe của công an ở phía Đông thủ đô Cairo
Tình hình Ai Cập tiếp tục bất ổn với đợt biểu tình mới nhất bùng bổ ra sau giờ cầu nguyện ngày thứ Sáu, dẫn tới xung đột giữa hàng nghìn người biểu tình với cảnh sát.
Phía biểu tình, đa số là thanh thiếu niên đã đụng độ với cảnh sát trong khi lực lượng an ninh dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán họ.
Biểu tình không chỉ xảy ra ở thủ đô Cairo mà còn có tại hai thành phố bờ biển, Suez và Alexandria.
Những người biểu tình ném gạch đá vào cảnh sát.
Như thế, mấy ngày qua không ngớt có biểu tình tại Ai Cập.
Mới tối thứ Năm theo giờ địa phương đã có thêm một người phản đối xuất thân từ cộng đồng Bedouin bị bắn chết tại Sinai, đưa con số người chết kể từ khi phản đối bắt đầu lên 7 người.
Biểu tình cũng xảy ra trong tuần ở Ismailiya.
Tin vào tối thứ Sáu giờ địa phương cho hay căng thẳng lên cao và nhà chức trách đã ngăn mạng Internet và tiếp tục bắt bớ ở Ai Cập.
Sự áp bức đang tăng lên
Ý kiến của một thanh niên Ai Cập
Lại bùng nổ bạo động
Trong ngày hôm nay, vì là ngày cầu nguyện của Hồi giáo chiều thứ Sáu nên tình hình tạm yên.
Tuy nhiên, sau đó, đến chiều tối, các cuộc xuống đường lại bùng ra.
Hiện số người bị bắt đã lên tới 1.000 người.
Nhìn chung, bức xúc xã hội là lý do chính khiến biểu tình bùng nổ và tiếp tục lan rộng.
Amal Ahmed, một thanh niên 22 tuổi nói "nay là lúc phải thay đổi chính phủ".
Còn Abeer Ahmed, 31 tuổi, nói: "Đất nước này chẳng còn có gì tốt cả. Sự áp bức đang tăng lên."
Ông Ahmed al-Asha'al, một người ủng hộ phe đối lập cho hay thì tổ chức bị cấm là Huynh Đệ Hồi giáo không đứng đằng sau các cuộc xuống đường này.
Ông nói những thanh niên đấu tranh này không có liên hệ gì với bất cứ tổ chức nào tại Ai Cập và họ cũng không theo Ikhwan Muslimun, tức tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo.
Tuy nhiên, có tin nói Huynh Đệ Hồi giáo ủng hộ cuộc đấu tranh.
Theo al-Asha'al, đây là một cuộc đấu tranh hoàn toàn ngẫu nhiên, không có tư vấn gì với các đảng phái chính trị hiện hành.
Trước đó, lãnh tụ đối lập của Ai Cập, Mohamed ElBaradei về Cairo kêu gọi thay đổi và hứa tham gia cuộc phản đối của dân.
Ông Mohamed ElBaradei, người đoạt giải Nobel hòa bình và chính trị gia đối lập của Ai Cập đã về đến Cairo trong bối cảnh các cuộc biểu tình đang lan rộng.
Hiện tại nước Tunesia, cũng có một nhóm biểu tình nhỏ bên ngoài toà đại sứ quán Ai Cập để ủng hộ cuộc đấu tranh tại Cairo.

Mubarak sợ việc từ chức sẽ gây xáo trộn

Tổng thống Mubarak nói sẽ từ chức vào tháng Chín, nhưng người biểu tình muốn ông ra đi ngay lập tức.
Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak cho biết ông muốn từ chức ngay lập tức, nhưng lo sợ nếu ông làm vậy, đất nước sẽ rơi vào cảnh hỗn loạn.
Trong lần trả lời phỏng vấn đầu tiên kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ bùng nổ, ông nói với hãng tin ABC News rằng ông đã "chán ngấy" quyền lực.
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng đảng Huynh đệ Hồi giáo sẽ nhảy vào chiếm khoảng trống quyền lực nếu ông ra đi.
Tổng thống Hosni Mubarak đã đồng ý sẽ từ chức vào tháng Chín, nhưng những người biểu tình muốn ông phải ra đi ngay lập tức.
Trả lời phỏng vấn của Christiane Amanpour của hãng ABC, ông Mubarak bác bỏ việc chính quyền ông đứng đằng sau tình trạng bạo lực hai ngày qua, nhưng nói tình trạng đó khiến ông rất ưu phiền.
Tôi sẽ không bao giờ chạy trốn khỏi đất nước này, tôi sẽ chết trên mảnh đất này.
Tổng thống Ai cập Hosni Mubarak
Ông nói: "Tôi rất không hài lòng về ngày hôm qua. Tôi không muốn chứng kiến cảnh người dân Ai Cập đánh nhau."
Ông nói nhóm Huynh đệ Hồi giáo đứng đằng sau các vụ bạo lực.
Ông nói sẽ ông không bao giờ rời khỏi Ai Cập: "Tôi sẽ không bao giờ chạy trốn khỏi đất nước này, tôi sẽ chết trên mảnh đất này."
Ông Mubarak nói rằng ông không bao giờ có ý định để con trai là Gamal kế vị mình.
Khi được hỏi bản thân ông cảm thấy thế nào, ông nói: "Tôi cảm thấy mạnh mẽ. Tôi sẽ không bao giờ trốn chạy. Tôi sẽ chết trên mảnh đất Ai Cập."
"Khoảng trống quyền lực"
Phó tổng thống Ai cập Omar Suleiman kêu gọi nay đã đến lúc tiến hành cải cách chính trị, trước khi có kỳ bầu cử tổng thống vào tháng Chín.
Ông cảnh báo rằng sẽ có khoảng trống chính trị nếu không có một khoảng thời gian chuyển đổi cần thiết.
Đụng độ giữa phe chống và phe ủng hộ ông Mubarak tại Cairo khiến hàng trăm người chết và bị thương trong mấy ngày qua.
Những lời kêu gọi được đưa ra sau một ngày đầy bạo lực ở trung tâm Cairo, với cảnh người biểu tình phản đối đẩy lui những người ủng hộ ông Mubarak.
Hai bên đã ném gạch đá, và người ta nghe có số tiếng súng vang lên.
Quân đội, vốn đã cố tìm cách chia tách hai phe, dường như đã thất bại trong việc kiểm soát đám đông.
Bộ trưởng Y tế Ai Cập Ahmed Samih Farid cho biết tám người đã chết trong cuộc giao tranh nổ ra từ hôm thứ Tư, và có 890 người bị thương, trong đó chín người trong tình trạng nguy kịch.
Tin tức cho hay sau đó có thêm một người nữa thiệt mạng trong vụ đụng độ ở quảng trường Abdel Monem Riyad ở trung tâm Cairo. Nhiều người khác bị thương.
Phóng viên BBC tại Cairo Ezzelarab Khaled nói rằng sự thay đổi mục tiêu từ quảng trường Tahrir sang quảng trường Abdel Monem Riyad cho thấy bước tiến chiến lược của những người biểu tình chống Mubarak, vốn đã duy trì vị trí tại Tahrir và chuyển các vụ đụng độ các nơi khác.
Trong khi đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Philip Crowley đã thúc giục ông Mubarak hãy có bước đi "xa hơn và nhanh hơn" cho quá trình chuyển đổi.

Obama kêu gọi Ai Cập chuyển giao quyền lực

Tổng thống Obama nói về tình hình Ai Cập
Ông Obama cho phái viên hay, cả thế giới đang theo dõi tình hình Ai Cập.
Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama kêu gọi "chuyển giao quyền lực một cách trật tự cần khởi đầu sớm" tại Ai Cập.
Cạnh đó ông Obama muốn thấy tổng thống Mubarak "theo đuổi quyết định đúng đắn".
Tổng thống Hoa Kỳ nói ông hy vọng sẽ chứng kiến "giai đoạn bất ổn biến thành thời kỳ cơ hội".
Trong khi đó tại Ai Cập cuộc biểu tình đông nguời tham dự kêu gọi ông Mubarak từ chức, nay buớc sang ngày thứ 11.
Dù cho dân biểu tình, thủ tuớng Ai Cập Ahmed Shafiq cho BBC hay, hoàn toàn không thực tế chút nào khi tổng thống phải ra đi.
Ông Shafiq nhấn mạnh việc tổng thống Mubarak tuyên bố không ra ứng cử trong cuộc bầu cử tháng Chín năm nay đồng nghĩa với việc lui chức.
"Trong thực tế tổng thống đã từ chức," ông Shafiq nói. "Chúng tôi vẫn cần ông trong chín tháng tới."
Cạnh đó thủ tuớng Ahmed Shafiq cho kênh truyền hình al-Arabiya hay, khả năng ông Mubarak chuyển giao quyền lực cho phó tổng thống Omar Suleiman, nguời mới đuợc bổ nhiệm, rất khó xảy ra, vì việc điều hành ở Ai Cập cần tổng thống, "nhất là khi ban hành luật".
Trong thực tế tổng thống đã từ chức. Tuy chúng tôi vẫn cần ông trong chín tháng tới
Ahmed Shafiq-Thủ tuớng Ai Cập
Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng nguời biểu tình sẽ bớt kéo đến trung tâm Cairo, chỉ tổ chức biểu tình quy mô lớn vào thứ Sáu, với các đám đông nhỏ hơn vào các ngày khác.
'Thế giới theo dõi'
Hơn 100.000 nguời – trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em tụ tập tại Quảng truờng Tahrir, trung tâm Cairo ngày thứ Sáu. Họ gọi đó là "Ngày lên đuờng".
Đúng giữa trưa, hàng ngàn nguời ngưng biểu tình, tham dự vào lễ cầu nguyện Hồi giáo ngày thứ Sáu với một giáo sĩ tuyên bố: "Chúng ta muốn nguyên thủ quốc gia ra đi."
Khi phiên cầu nguyện chấm dứt, nguời biểu tình đồng thanh hô lớn "Đi đi! Đi đi! Đi đi!", tay vẫy cờ, miệng ca bài hát yêu nuớc.
Khi trời tối, một số nguời rời quảng truờng. Tuy vẫn còn khá nhiều nguời ở lại.
Biểu tình cũng xuất hiện tại Alexandria, thành phố lớn thứ hai ở Ai Cập. Nguời dân cũng kéo ra đuờng tại các thị trấn như Suez, Port Said, Rafah, Ismailiya, Zagazig, al-Mahalla al-Kubra, Aswan và Asyut.
Tại Washington ông Obama cho các phái viên hay: "Cả thế giới đang theo dõi tình hình Ai Cập."
Ông Obama nói ông cảm thấy phấn khích truớc sự kiềm chế của hai bên, phía chính phủ và nguời biểu tình. Tuy các vụ đụng độ nhỏ lẻ truớc đó làm cho tám nguời thiệt mạng và hơn 800 nguời bị thuơng.
LHQ cho rằng kể từ khi biểu tình phản đối bắt đầu ngày 25/1, hơn 300 nguời thiệt mạng trên toàn tại Ai Cập. Khoảng 4.000 nguời bị thuơng.

Time for Mubarak to go? Why


http://news.yahoo.com/s/yblog_thelookout/20110205/ts_yblog_thelookout/time-for-mubarak-to-go-why-obama-hedges
In a press conference this afternoon, President Obama denounced the Egyptian government's acts of "suppression" and "violence" during the protests, and called for "an orderly transition process, right now." But, as he has throughout the crisis in Egypt, he stopped short of demanding that President Hosni Mubarak leave office immediately.
Mubarak has said he'll go in September, when elections are scheduled. But for the hundreds of thousands of protesters who thronged Tahrir Square again today, that's not good enough. So why won't Obama call for Mubarak to leave office now? To help answer that question, The Lookout spoke to Daniel Levy, co-director of the Middle East Task Force at the New America Foundation.
Levy explained that there are some legitimate constraints on what Obama can prudently do and say. To start, Levy said, he doesn't have the power to make Mubarak leave. "President Obama cannot wave a magic wand and get Mubarak onto a plane or into a retirement home," Levy said. "America has leverage, but it's not decisive leverage."
It's possible that Mubarak will hang on until September. "Right now, it looks like the regime is trying to play a game of digging in and sitting this thing out," he said.
That means a call by Obama for Mubarak to leave office could prove unsuccessful—which would be disastrous for America's negotiating power going forward. "If you play that card unsuccessfully, there's not a lot more you can do," Levy said.  "You are very limited in your next escalatory move."
It would also do further damage to America's already diminished reputation on the world stage. "The more assertive America is, but fails to carry the day, the more exposed the limitations of its power become," Levy said. "The reality today is diminished American power. How much do you want to prove it?"
President Obama faces some genuinely thorny problems in weighing how to respond. But Levy said the Obama administration is opening itself to criticism that it has not more enthusiastically embraced the prospect of a genuinely democratic Egypt, and instead is "crouching into a defensive posture."
Why hold back when the values animating the protesters—democracy, freedom, and openness—are so in sync with America's own? In part, Levy said, it's because of what he called "an allergy to Islamists in positions of political participation and power in the Arab and muslim world." Numerous commentators on the American right have lately offered dark warnings about the Muslim Brotherhood, Egypt's major Islamist political party, but fears of political Islam exert an impact on the administration's thinking, too. These fears are misplaced, Levy argued. "You can't do genuine open democratic reform in the Arab world if you are only willing to accept a democracy that discriminates against political Islamists."
In addition, Levy said, some in the administration see advantages to the Egyptian army continuing to play a leading role in a post-Mubarak government. The United States has long had close ties to Omar Suleiman, the former military man who Mubarak this week appointed vice president. Indeed, in the 90s, Suleiman was the CIA's point man in Egypt for renditions, where America sent detainees to Egypt for brutal interrogations.
Finally, Levy said, Israel is "the elephant in the room." Mubarak's regime has been good for Israel, he explained, and not only because it preserved peace on her southern border. The larger factor, Levy argued, is that autocratic regimes don't need to be responsive to public opinion on issues like Israel's occupation of the West Bank. "You could take a very soft line on what happens to the Palestinians, if you're an Arab regime." By contrast, a democratic Egypt, he said, might look more like Turkey, another democracy, which is far less willing to go along with the current policies of the Israeli government.
And as Israel's main ally, that would put the United States in a difficult position. "Having to be responsive to Arab democracy and Arab public opinion is probably an impossible balancing act for America," said Levy.
(President Obama meets with Egyptian President Hosni Mubarak in the Oval Office of the White House, April 2009: Pablo Martinez Monsivais/AP)