Ba cuộc chia
tay trong giòng nhạc Mạnh Phát 1955, 1962, 1963
Trong bài Ai Về Quȇ Tôi (Tiến Ðạt - 1955,) Nhạc sĩ Mạnh Phát lấy bút danh
Tiến Ðạt
có nói hứa với mẹ Ông một ngày về chiến thắng, nhưng Ông đã vào Nam trước năm 1955 vì tập nhạc này in tại miền Nam do Nhà xuất bản TINH HOA, Huế 1955. Do đó, Mạnh Phát khi hát bài Ai Về Quȇ Tôi khoảng năm 26 tuổi. Năm 1946 là năm Việt Minh kȇu gọi toàn quốc kháng chiến, tiȇu thổ kháng chiến chống Pháp, nhưng Ông không tập kết theo Việt Minh mà vượt tuyến vào Nam vì vĩ tuyến 17 có năm 1954. Ông cũng nói “nhớ lời mẹ khuyȇn, và mong ngày về chiến thắng” nȇn cuộc ra đi vào Nam của Ông có phần nào có ý của mẹ Ông. Trong tờ nhạc Ông có ghi kính tặng mẫu thân Ông và viết tắt T.Ð.
có nói hứa với mẹ Ông một ngày về chiến thắng, nhưng Ông đã vào Nam trước năm 1955 vì tập nhạc này in tại miền Nam do Nhà xuất bản TINH HOA, Huế 1955. Do đó, Mạnh Phát khi hát bài Ai Về Quȇ Tôi khoảng năm 26 tuổi. Năm 1946 là năm Việt Minh kȇu gọi toàn quốc kháng chiến, tiȇu thổ kháng chiến chống Pháp, nhưng Ông không tập kết theo Việt Minh mà vượt tuyến vào Nam vì vĩ tuyến 17 có năm 1954. Ông cũng nói “nhớ lời mẹ khuyȇn, và mong ngày về chiến thắng” nȇn cuộc ra đi vào Nam của Ông có phần nào có ý của mẹ Ông. Trong tờ nhạc Ông có ghi kính tặng mẫu thân Ông và viết tắt T.Ð.
Cuộc chia tay thứ hai thật lộng lẫy trong tác phẩm Chuyến Ði về Sáng (1962) nồng nàn, tha thiết, cuộc chia tay vào rạng sáng tại một sân ga mà tiếng còi tàu như xé nát không gian, xé nát tâm can người con gái khi nàng đứng chơ vơ giữa sương khuya nhìn theo bóng con tàu đưa người yȇu là lính mang đầy hành trang trȇn vai đi ra vùng biȇn ải.
Trong bài
Sương Lạnh Chiều Ðông (1963) Mạnh Phát có nói về người con gái tiễn người yȇu bỏ
học mà đi vào “bưng,” “Anh lȇn đường lạc hướng, Em ở lại sầu thương. Ðȇm chập
chùng buông lȇn giấc mộng, Em vẫn thường gặp Anh như lúc xưa nơi sân trường.”
Sau này các ca sĩ Phương Dung, Sơn Tuyền,.. đều hát “Anh lȇn đường trăm hướng”
là sai lời vì sợ rằng nhắc lại sự việc các học sinh miền Nam “lạc hướng, đi vào
bưng” theo Việt cộng; tuy nhiȇn, sự sửa lời này tạo nȇn một ấn tượng mới và tốt
đẹp hơn, những người lính VNCH ra đi khắp bốn phương trời (Anh lȇn đường trăm
hướng) rồi sẽ trở lại; dĩ nhiȇn, người lính bộ đội đâu có lȇn đường trăm hướng.
Những người lính VNCH này hiện nay đã trở về vì hình ảnh họ đang hiện hữu khắp
nơi trong không gian đất nước Việt Nam.
Chúng ta sẽ
xem xét những tác phẩm của Mạnh Phát trong thời gian sắp tới.