Khai thác khoáng sản bừa bãi khiến sông Đà cạn tôm cá
RFA 15.05.2010
Đầu nguồn sông Đà bị tận thu vàng sa khoáng bằng hóa chất độc hại. Cá tôm biến mất hết. Con sông này là nguồn nước ăn uống, sinh hoạt cho người dân Hà Nội.
Tin báo Dân Trí hôm nay cho hay đại biểu tỉnh Lai Châu loan tin này trong buổi hội thảo trực tuyến hôm thứ sáu về dự thảo luật khoáng sản sửa đổi lần thứ sáu.
Trong buổi hội thảo này, các đại biểu từ thành phố Hồ Chí Minh đến Tây Ninh, Lai Châu đều chỉ trích vấn đề cấp phép khai thác khoáng sản bừa bãi do nhiều bộ ngành dẫm chân lên nhau để đua nhau cấp phép.
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/vietnamnews/Ores-exploitment-with-toxic-chemical-kill-all-fish-of-river-that-provide-water-to-hanoi-05152010105842.html
Khai thác khóang sản đang tràn lan không kiếm soát nổi
RFA-07-14-2010
Tình trạng khai thác khóang sản vượt quá khả năng kiểm tra đang là mối lo ngại cho các lãnh đạo bộ Tài nguyên-Môi trường.
Thống kê đuợc báo mạng Dân Trí loan đi hôm nay cho thấy hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp có giấy phép khai thác khoáng sản.Theo báo cáo của đơn vị quản lý thuộc Bộ Tài nguyên-Môi trường cho biết, hơn 17 doanh nhiệp có giấp phép khai thác khoáng sản đã bị thu hồi từ đầu năm đến nay do vi phạm nghiêm trọng những quy định của nhà nước trong lĩnh vực này.
Bộ TNMT cho biết do cơ chế quản lý chồng chéo và sự tham gia của nhiều bộ cho cùng một vấn đề nên việc giải quyết sai phạm rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn.
Cá sông Đồng Nai chết do nước bị ô nhiễm
RFA 19.06.2010
Cá bè sông Đồng Nai chết hằng loạt là do nước bị ô nhiễm. Chi cục Thủy sản Đồng Nai kết luận như vừa nói, theo tin Thông tấn xã Việt Nam loan hôm thứ bảy.
Số lượng cá chết gần 55 tấn tính đến ngày 8 tháng 6, ở đoạn thuộc Tân Mai, An Bình, Thống Nhất và xã Hiệp Hòa thuộc thành phố Biên Hòa. Riêng phường Thống Nhất mất 34 tấn, xã Hiệp Hòa chết 15 tấn cá.
Kết quả xét nghiệm của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II phổ biến hôm qua cho thấy mẫu nội tạng cá âm tính với vi khuẩn gây bệnh, nhưng có dấu vết sắc tố lạ làm chết cá do môi trường ô nhiễm.
Chi cục Thủy sản Đồng Nai nhận xét rằng lúc đầu cá phải nổi lên há miệng thở là vì nước thiếu oxy do bị ô nhiễm, và mưa đầu mùa cuốn cặn bã hữu cơ trong mùa nắng từ rạch suối ra sông đã gây nạn ô nhiễm. Tuy nhiên cơ quan này nói không loại bỏ giả thuyết các nhà máy quanh khu vực xả nước thải chưa xử lý xuống sông.
Đến nay hiện tượng cá chết đã chấm dứt, nhưng sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai vẫn mở cuộc điều tra tìm nguyên nhân đích xác.
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
The Global Daily Watch and National Security
HỒ SƠ THỀM LỤC ÐỊA và BẢN ÐỒ VIỆT NAM CỘNG HÒA VAC-NORCAL ÐỆ TRÌNH LHQ 13/5/2009
- HỒ SƠ THỀM LỤC ÐỊA và BẢN ÐỒ VIỆT NAM CỘNG HÒA VAC-NORCAL ÐỆ TRÌNH LHQ 13/5/2009
- GENEVA AGREEMENT 1954
- PARIS AGREEMENT 1973
- FOREIGN RELATIONS US AND RVN 1969-1976
- NHỮNG HOẠT ÐỘNG QUÂN SỰ TẠI BIỂN ÐÔNG và TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG
- THE PARACEL ISLANDS
- REMARKS ON THE EAST SEA CONFLICT
- VIETNAM REVIEW - THE STRATEGIC STUDIES
- REPUBLIC OF VIETNAM MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS WHITE PAPER SAIGON 1975
- Archives of the Republic of Vietnam and the East Sea
- NHỮNG TÁC ÐỘNG KINH TẾ LÊN KHU VỰC BIỂN ÐÔNG
- THE RVN CULTURAL, EDUCATIONAL MUSICS
- NHỮNG TRẬN ÐÁNH QUYẾT ÐỊNH (THE DECISIVE BATTLES)
- TÀI LIỆU về TVBQGVN (VNMA Archives)
Thứ Tư, 8 tháng 9, 2010
'Khai thác bauxite là chủ trương lớn' ?
06 Tháng 2 2009 - Cập nhật 07h14 GMT
'Khai thác bauxite là chủ trương lớn'
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên là 'chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước', cho dù dự án này gặp phản đối từ nhiều phía.
Website Chính phủ Việt Nam cho biết ông Dũng đã khẳng định như vậy tại cuộc họp báo đầu năm diễn ra hôm thứ Tư 4/2/2009 tại Hà Nội.
Tuy nhiên, ông Thủ tướng cho hay sắp tới, Chính phủ sẽ tổ chức một hội thảo về các phương án khai thác "nguồn tài nguyên to lớn này một cách bền vững, hiệu quả, đảm bảo môi trường sinh thái và an ninh quốc gia".
Ngày 1/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 167 phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015.
Theo đó, từ 2007-2015 riêng tại tỉnh Đăk Nông dự kiến hình thành đến bốn tổ hợp công nghiệp bauxite nhôm. Trong năm 2008 đã có hai dự án khai thác bauxite và sản xuất nhôm tổng công suất 1,2 triệu tấn/năm được phép triển khai tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ ( Đắk Nông).
Đề nghị dừng dự án
Dự án bauxite là một trong những chủ đề đang thu hút quan tâm của dư luận trong nước.
Ngày 5/1/2009, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư tới Thủ tướng Dũng đề nghị dừng triển khai dự án khai thác bauxite này.
Ông Giáp, người từng theo dõi chỉ đạo việc khảo sát khai thác bauxite Tây Nguyên hồi những năm 1980, nêu quan ngại về "nguy cơ nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên và xã hội" của dự án.
Đây cũng là nỗi lo của nhiều người trong giới khoa học gia. Đầu tháng 11/2008 một số nhà khoa học và quản lý có tên tuổi đã gửi kiến nghị để nghiên cứu, xem xét việc khai thác bauxite Tây Nguyên một cách toàn diện.
Nhiều người cho rằng dự án này không có hiệu quả lớn về kinh tế đối với khu vực Tây Nguyên.
Ngoài quan ngại về sinh thái, Tướng Giáp còn nêu lên một thực tại:
"Trong tháng 12/2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có mặt trên công trường (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một dự án)."
Dự án bauxite Tây Nguyên dự tính có sự tham gia của các công ty Trung Quốc, quốc gia đông dân vốn đang "khát" khoáng sản và nhiên liệu.
________________________________________
Paul
Đất nước là của toàn dân nhưng do đảng cầm quyền mà, dân đâu có quyền gì đâu. Dân có phản đối, thì cũng chỉ là dư luận ở đầu đường xó chợ. Báo chỉ thì "đi lề phải", sau một thời gian thì cũng rơi vào quên lãng thôi.
Ông TT Dũng có tổ chức hội thảo, thì chắc cũng chỉ cho những nhà Khoa học ủng hộ tham dự thôi. Nói chung, mọi việc đã được định đoạt cả rồi.
Sen
Tây Nguyên là khu vực quá nhạy cảm cả về lịch sử, văn hóa, chính trị, quân sự. Vì vậy TQ muốn khai thác quậng ở đây chắc chắn ko chỉ đơn thuần vì lợi ích kinh tế. Lãnh đạo và toàn dân tộc VN cần phải tỉnh táo, cân nhắc thấu đáo trước khi quá muộn.
Chang
Tôi thấy vấn đề này nên nghiêm túc hội họp và bàn tính cả về phương diện kinh tế và chính trị.Nói cho cùng thì quyết định vẫn là chính phủ nên mấy vị cứ yên tâm mà chờ tin. Nhưng tôi tin chắc rằng TQ sẽ không mang lại sự đảm bảo về tài nguyên môi trường về lâu dài vì cái họ cần là bauxite nhôm, vàng và một số kim loại quí khác mà ta chưa nghiên cứu hết. Họ đâu cần phải quan tâm tới môi trường và họ mang theo vô số hóa chất độc hại đổ lên Tây Nguyên như họ đã và đang làm bên Campodia, vì tôi vừa cùng với đoàn chuyên gia của họ tham gia với đoàn Việt Nam tham gia thí nghiệm lấy mẫu vàng.
Đúng là công nghệ của họ hiện đại thật, họ lấy rất nhanh và kết quả rất khả quan. Nhưng số hóa chất để lại thì cũng rất lớn. Chúng ta cứ hình dung xem nhé: nếu cây bị đào gốc, sau đó tưới hóa chất để thu gom quặng rồi thải ra môi trường thì đố mọi người cây cỏ thôi có mọc lại được không?
Còn sâu xa hơn nữa là họ ở lại Tây Nguyên và hình thành một khu người TQ khắp Tây Nguyên và kết hợp với Campodia như khi xưa họ đã từng làm thì tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra trong 25 năm tới?
Nói tóm lại, là chúng ta nên đưa vấn đề lấy ý kiến toàn dân và cho công khai vấn đề khai thác bauxite với nhiều nhà đầu tư khác nữa trên thế giới để chọn nhà đầu tư có năng lực khai thác và cam kết bảo đảm môi trường và phúc lợi xã hội nếu sự cố đáng tiếc xảy ra.
LMinh, TP HCM
Việc khai thác quặng bauxite ở TN có thể đem lại nhiều lợi ích, nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, môi trường ..., cụ thể như thế nào thì nhà nước cũng tương đối rõ.
Tôi chỉ mong dù quyết định thế nào thì Đảng và nhà nước cũng phải nghĩ cho lợi ích lâu dài của quốc gia dân tộc, nhất là nhân dân. Đặc biệt khi có sự dính dáng của TQ trong vấn đề này (không rõ là tới đâu), nhưng tôi tin rằng sự có mặt của TQ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các ý kiến phản đối trong dư luận (cả tôi cũng không ngoại lệ), vì TQ thế nào thì mọi người cũng đã quá rõ. Tôi mong Đảng và nhà nước sẽ có quyết định đúng đắn.
Youger
Dưới sự làm việc rất ''chuyên nghiệp' của bộ máy nhà nước, tôi nghĩ vấn đề này sẽ được cho chìm không sủi tăm. Thứ hai, dù cho dân có phản đối thì đó cũng chỉ là nêu ý kiến và ngồi nhà bảo nhau, đa số thờ ơ với vấn đề này, có cái nhìn sai hoặc vẫn còn ngoan hiền nên chưa có động thái mạnh mẽ nào khác ngoài '' nêu ý kiến''.
Thứ ba cái dự án này giờ bàn nên làm hay không nghe nó có vẻ không thời sự, bởi người ta đã làm rồi. Có chăng là bàn làm sao để chấm dựt sớm mà thôi.
Hùng, Sài Gòn
Thật sự tôi không nghiên cứu nhiều về lãnh vực khoáng sản này tuy nhiêu một việc lớn vậy nên để dân biết và góp ý trươc khi quyết định.
Nếu có nhà đầu tư phương Tây thì tốt hơn (không muốn nói về chính trị) về mặt công nghệ, Môi trường, lao động và quản lý họ hơn hẵn TQ. Nhà nước nên để dân có thời gian suy ngẫm và góp ý và minh bạch hoá các quyết định của minh càng sớm càng tốt. Tôi thấy việc quyết định này là vội vàng.
FairPlay
Dạ thưa ông Trần Kiên HN, ước gì công dân VN có được cơ hội để nghiên cứu và tranh luận, thậm chí công khai phản đối (mà không bị kết tội phản động). Nhưng chúng tôi chỉ được phép nghe thôi chứ không được nói, thì có đi mời tiến sĩ chuyên gia hàng đầu thế giới để nghiên cứu, đối chiếu, chất vấn cái báo cáo khả thi và tác động môi trường xã hôi của các ông đi chăng nữa thì cũng chỉ tốn thời gian vô ích thôi.
Vấn đề ở đây là chúng tôi bức xúc về tài nguyên, môi trường, an ninh quốc gia và chỉ có BBC Vietnamese cho chúng tôi tiếng nói. Còn các ông đã làm gì cho chúng tôi, đừng nói là các ông có công giải phóng thống nhất đất nước nhé, vì công đó thuộc về thế hệ trước, những chiến sĩ và cán bộ hết mình về nước hết sức về dân.
Nguyen, Hà Nội
Thưa bạn Trần Kiên, liệu ở cái đất nước này đã có việc gì mà những người tham gia diễn đàn này được biết, được bàn? Bạn có biết thật sự có bao nhiêu người dân Việt Nam đồng ý với việc mở rộng Hà Nội? bao nhiêu người dân Việt Nam đồng ý với việc phá bỏ hội trường Ba Đình? bao nhiêu người dân Việt Nam đồng ý với việc bỏ ra hàng nghìn tỉ đồng để xây bảo tàng Hà Nội vào thời điểm kinh tế đất nước đang có vô vàn khó khăn?....
Bạn có biết nếu không có ý kiến phản biện của nhân dân thì vì lợi ích nhóm mà chắc chắn người ta đã làm nhà máy luyện thép tại vịnh Vân phong rồi? người ta đã làm trung tâm thương mại tại chợ âm phủ Hà Nội? Và vì không cho dân biết, không nghe tiếng nói của dân nên người sẽ còn làm biết bao điều tai hại cho cái đất nước này như người ta đã làm trong bao năm qua.
Mê Linh
Mong rằng Chính phủ sẽ hết sức thận trọng và lắng nghe các phản biện. Nếu Thủ Tướng vẫn kiên quyết thực hiện một dự án phi kinh tế, gây ra nhiều tác hại về môi trường, xã hội và chỉ có lợi cho phía Trung Quốc, đã bị các nhà khoa học, văn hóa, quân sự lão thành và đông đảo quần chúng phản đối mạnh mẽ như vậy, thì người dân phải hỏi “Nhà nước này là của ai, do ai, vì ai” đây?
Xin Thủ Tướng đặc biệt lưu ý đến vấn đề an ninh quốc gia như nhiều nhà quân sự và người dân đã bày tỏ quan ngại. Nguyên nhân 1000 năm Bắc thuôc trong lịch sử Việt Nam là do ông cha ta cả tin, vô tình rước giặc vào nhà mà mất nước vào tay ngọai bang. Hàng nghìn người Trung Quốc (công nhân hay quân nhân mặc thường phục??) theo dự án này vào làm việc và sinh sống lâu dài tại Tây Nguyên Việt Nam, một trong những vị trí chiến lược trọng yếu của quốc gia, sẽ là một hiểm họa khôn lường.
Theo sự hiểu biết của tôi hai trong ba chức năng chính của Quốc hội là quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước. Rất mong các vị Đại biểu quốc hội phối hợp với các nhà chuyên môn để khẩn cấp làm việc với Chính phủ về dự án này.
Trần Kiên Hà Nội
Trên diễn đàn này, bao nhiêu người đã nghiên cứu kỹ đề án? Bao nhiêu người là nói leo? Đã biết kế hoạch khai thác thế nào chưa mà đã nhặng xị hết cả lên? Tôi đề nghị mỗi người phải tự nghiên cứu trước đi rồi hẵng phát biểu - Mà phải nghiên cứu cho kỹ chứ đừng có hơi tý là hoắng hết cả lên.
Linh-Yokohama
Vụ Vedan đã giết chết một con sông lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống của bao nhiêu người, chưa kể ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài của những người dùng nước sinh hoạt từ con sông đó. Nay đến vấn đề khai thác bauxite.
Tôi đặt dấu hỏi lớn về khả năng quản lý môi trường của chính phủ hiện tại khi mà vấn Vedan, nhỏ gấp nhiều lần so với dự án Bauxite này mà còn làm không xong (đến nay cũng không nghe thấy bồi thường thiệt hại cho dân chúng như thế nào).
Đừng vì lợi ít trước mắt, vùng Tây Nguyên đất đai màu mỡ có thể thu lợi được nhiều hơn nếu có chính sách khái thác nông nghiệp đúng đắn, mà không để lại hậu quả khôn lường về sau nhất là về an ninh quốc gia và môi trường sinh thái.
Zukov Hà Nội
Trung Quốc đang muốn làm suy yếu Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, làm bất ổn xã hội, kích thích sự đấu tranh ly khai của các dân tộc thuộc khu vực Tây Nguyện Trung Phần Việt Nam, làm suy yếu Việt Nam, chia cắt Việt Nam để cưỡng chiếm khu vực Biển Đông của Việt Nam.
Chúng ta còn nhớ trong các cuộc chiến dịch biên giới chống Pháp mà phe Việt Minh thực hiện đước sự cố vấn của của Trung Quốc.
Với vai trò cố vấn từ cấp Trung đoàn trở lên, các cố vấn TQ đã đựơc tự do vào lãnh thổ Việt Nam, được quyền xác định vạch sơ đồ hành quân, đo đạc pháo binh và nắm rõ các cao độ cho pháo binh nắm trên các ngón núi phía bắc và được chuyển về Trung ương đảng TQ, được phân tích kỹ và đã sự dụng các số liệu quân sự này trong cuộc xâm lăng Việt Nam năm 1979.
Mai Viết Tư
Nếu quốc hội VN không bù nhìn như QH của các nước Tây phương thì kế hoạch khai thác này sẽ nằm trên kệ sách một thời gian nữa. Nếu không chắc thì do nothing mua thời gian. Không biết TT Dũng đi chuyến TQ vừa rồi có "thỏa thuận" gì không mà sao gấp thế.
Vô Danh
Có lẽ nên sửa lại Bộ luật lao động về tỉ lệ lao động nước ngoài. Bao nhiêu người VN sẽ mất việc nếu theo dự án này?
Tuấn HN
Sao không dùng công nhân Việt Nam mà lại cứ phải là Trung Quốc vậy. Không lẽ công nhân Việt Nam chê ngành này độc hại nên không làm?
Giang NCT Hà Nội
Đất nước Việt Nam rừng vàng biển bạc và thuộc sở hữu của Đảng CS. Đó là một chân lý đơn giản chừng nào ĐCS còn cầm quyền. Hãy nhớ và suy ngẫm!
Shooter Bình Dương
Càng ngày tôi càng thấy Việt Nam có những chủ trương chính sách lạ đời như thế. Chủ trương gì thì cũng phải xuất phát từ lợi ích của đất nước, của nhân dân.
Tại sao Ông Dũng lại không cọi trọng việc này. Thử đặt ra một câu hỏi rằng ông đã phân tích được sự lợi, hại trong dự án này hay chưa? Càng ngày tôi càng cảm thấy bị phản bội bởi kiểu làm ăn này. Hay có sự đánh đổi gì ở đây chăng?
Chúng ta không cần công nhân Trung Quốc sang VN khai thác nếu như việc khai thác quặng là điều có thể làm được. Chính phủ đã tỏ ra không thông minh khi hợp tác với TQ trong dự án này sau những biến cố tồi tệ đối với Hoàng Sa và Trường sa năm ngoái.
ĐCSVN Việt Nam
Có lẽ ông Dũng và ông Mạnh muốn trở thành bí thư (tỉnh, hoặc thành ủy) và chủ tịch của một tỉnh/thành phố của Trung Quốc hơn là Tổng bí thư và thủ tướng của nước VN.
Phạm Lợi TP. HCM
Tôi đặt câu hỏi thế này. Khai thác bauxit thì cần rất nhiều hóa chất. Vậy TQ sẽ cho xây cả một bể hóa chất khổng lồ ở Tây Nguyên. Nếu kho hóa chất đó đổ vỡ thì sao? Cả một lưu vực rộng lớn sẽ bị ảnh hưởng. Mà còn bị TQ độc quyền ở mỏ bauxit lớn nhất VN này. Vài trăm triệu USD là cái ghì chứ.
Vô Danh
Tôi không thích để Trung Quốc vào Việtnam. Tôi không thích TQ mó vào bất cứ công trình nào trên đất nước Việtnam! Tôi bất cần các chủ trương của Đảng! Như các bạn đã dẫn các chủ trương lớn về CCRĐ, NVGP, HTX, v.v... , tôi xin nói thêm là mỗi tỉnh đều có nhà máy đường, mỗi tỉnh đều có sân golf... và cái có vẻ lớn nhất đó là xây dựng CNCS!
Humanrights Sài Gòn
Những người có thẩm quyền quyết định khai thác quặng Bauxite trong Bộ Chính trị, Chính phủ cũng như thân nhân của họ đâu có sống ở Tây Nguyên đâu mà họ sợ. Đất đai, nhà của của họ đều tập trung ở các thành phố lớn.
Môi trường ở Tây Nguyên bị hủy hoại thì đâu có "ăn nhậu" gì đói với họ. Miễn sao quyết định đó đem lại lợi ít cho họ là được. Theo tôi, chủ quyền của Việt Nam đang bị Trung Quốc lấn đến Tây Nguyên chứ không còn ở Hoàng Sa, Trường Sa hay thác Bản Giốc nữa. Với dự án này, Trung Quốc "xâm lược" VN mà không cần tốn bất kỳ một viên đạn nào. Vì suy cho cùng sự xâm chiếm lãnh thổ cũng là nhầm mục tiêu khai thác tài nguyên phục vụ kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay đang thực hiện chiến lược thực dân kiểu mới trên nền tảng của khái niệm "Biên giới mềm"
Trần Hòa Hà Nội
Đã có thời gian rất dài đọc thông tin trên BBC Việt ngữ nhưng tôi chưa từng thấy một topic nào có sự đồng thuận cao như chủ đề này. Nhưng sự đồng thuận này càng cao thì lại càng chứng tỏ một điều nguy hiểm: chủ trương của Đảng và Nhà nước (lớn và nhỏ) ngày càng xa rời đa số bộ phận dân chúng. Xin hỏi các bạn: chúng ta fải làm gì đây để thay đổi tình hình này?
Ẩn Danh
TQ có lý do khi cho đóng cửa phần lớn việc khai thác quặng bauxite trong nước và chuyển hướng khai thác ra bên ngoài lãnh thổ. Giới KHVN cũng như ĐT Giáp rất trăn trở phải đánh tiếng cảnh báo trước những hậu quả khôn lường về nhiều mặt (nếu bauxite được khai thác ở TN). Chủ trương lớn của Đảng và nhà nước có tính đến nỗi trăn trở của người dân không?
Aluminium TP HCM
Tại sao VN không làm nhôm từ quặng Bauxite ngay tại VN mà chỉ xuất khẩu quặng thôi. Có khó lắm không khi công nghệ này có từ thập niên 40, gần 70 năm về trước. Nếu trong quặng có cả kim cương hay vàng thì sao ? Khi nhà thầu TQ mang máy móc thiết bị sang vùng miền núi này có đảm bảo họ không xen vào vài thiết bị quân sự hay không? Hay đây là một trong những điều lo ngại của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp?
Tương lai đất Việt ra sao và cuộc sống của con cháu chúng tôi mai sau như thế nào, xin "thuyền trưởng" Đảng CSVN cho chúng tôi một câu trả lời, chứ chúng tôi cảm thấy mình đang trên một con thuyền ra khơi trong sương mù vậy. Với tài nguyên rừng vàng biển bạc và hơn 80 triêu dân có học, mà VN cứ chậm tiến mãi như thế này sao, vẫn kẹt xe mãi như thế này sao ? Buồn rơi nước mắt!
Duy Tu TP HCM
Hàng nghìn công nhân Trung Quốc thế nào cũng có hàng trăm quan hệ tình cảm tình cảm với phụ nữ địa phương, dẫn đến hôn nhân và con lai. Chỉ với Fulro, mấy chục năm nay Tây Nguyên đã lên bờ xuống ruộng rồi, nay thêm cộng đồng người Hoa nữa, làm sao chịu nổi hở trời?!
Hiền Nguyễn USA
Ông TT Dũng đã được đào tạo ở Trung quốc. Đã được Trung quốc đề nghị làm thủ tướng. Được đón tiếp long trọng trong chuyến thăm Trung quốc. Mọi chuyện chẳng phải tự nhiên mà có. Ngày hôm nay phải mghe lời chứ không chúng nó khai bậy ra thì còn gì nồi cơm.
Tam Đa BBC
Đã có các nghiên cứu khoa học cho thấy việc khai thác Boxít ở Tây Nguyên mang lại rất nhiều hậu quả về môi trường hơn là lợi ích về kinh tế, nếu ông Dũng nói đây là "chủ trương lớn" thì cũng nên đưa ra những hiệu quả kinh tế và các biện pháp bảo vệ môi trường của việc khai thác này để cho người dân yên tâm chứ không thể đứng mà hô khẩu hiệu được.
Dĩ nhiên nếu kết quả là một hậu quả về môi trường thì chính người dân phải lãnh đủ chứ chẳng có ông nào thay mặt Đảng và nhà nước ló mặt ra lãnh, đấy là chưa nói vấn đề về an ninh quốc gia (đã có nhiều ý kiến về vấn đề này), nếu điều xấu xảy ra thì đã có NHÂN DÂN là lực lượng nòng cốt rồi.
QS Sài gòn
Việt Nam thực thi chủ trương bị ngược. Đúng ra phải lấy ý kiến từ các nhà khoa học và những người yêu nước trước, sau đó quyết định chính sách. Đàng này, lãnh đạo đã thống nhất ngầm trước, sau đó việc trao đổi chỉ là cho vui. Đừng để cho nhân dân quá chán việc này nữa. Trung Quốc đất rộng, họ không thiếu mỏ nhôm. Đừng xẻ thịt dãi đất Việt Nam thiếu cân nhắc nữa.
Trần Thanh TPHCM
Cả đất nước đang bị đào xới để lấy quặng mỏ khiến môi trường ô nhiễm trầm trọng. Hiện một số công ty khai thác titan dọc bờ biển miền Trung Việt Nam đã đào bới cát, cây xanh ven biển để đãi titan khiến người dân kêu trời vì ô nhiễm môi trường mà cả trăm năm sau chưa khôi phục được.
Các vùng đất đãi titan đen ngòm khiến không loài sinh vật nào sống nổi. Nay khai thác bauxite, rừng Tây Nguyên trù phú có cả ngàn năm sẽ bị bứng, bị đốn, đào đất lấy bauxite và luôn tiện chắc chắn cũng sẽ tận thu gỗ rừng. Ai làm trong dự án này sẽ giàu to. Nhưng xã hội và người dân sẽ phải gánh chiụ hậu quả nặng nề khi hệ sinh thái bị đảo lộn, ô nhiễm và hiện tượng trùi đất từ việc khai thác bauxite là không tránh khỏi.
Quang, Hà Nội
Việc phát triển kinh tế là đúng đắn. Song môi trường và thiên tai là vấn đề rất đáng quan ngại. Hi vọng nhà nước sẽ có những quyết sách đúng đắn trong việc phát triển kinh tế .
Tumnus, Saigon
Tây nguyên là xương sống của Việt Nam. Nên nhớ Quân đội Chính quyền Sài Gòn trước 1975 sụp đổ bắt đầu từ chiến trường Tây Nguyên. Mong chính phủ cân nhắc cho kỹ. Lợi bất cập hại.
Hoang Anh, Moscow
Là một nước sản xuất và tiêu thụ nhôm lớn nhất thế giới, cùng với tham vọng trở thành một trong những quốc gia sản xuất xe hơi và máy bay lớn trên thế giới, Trung Quốc đang trở thành một con hổ đói bôxit để phục vụ ngành công nghiệp nhôm nội địa. Vấn đề đặt ra ở đây chính là hệ sinh thái xung quanh những nơi khai thác quặng mỏ, đặc biệt là bôxit, ở nước này đã bị hủy hoại nghiêm trọng.
Theo Chinanews, nhiệt độ quanh khu vực quặng mỏ ở Thái Nguyên (Sơn Tây), Tịnh Tây (Quảng Tây) đã tăng cao một cách bất thường kể từ khi những mỏ khai thác bôxit được dựng lên ở đây. Đóng cửa hơn 100 mỏ khai thác bôxit trên khắp đất nước Từ năm 2004-2008, Trung Quốc đã thực thi quy định về “pháp lệnh nguồn tài nguyên khoáng sản” trong đó đóng cửa hơn 100 mỏ khai thác bôxit trên khắp đất nước, trong đó lớn nhất là quyết định ngưng dự án khai thác bôxit để sản xuất nhôm trị giá 1,5 tỉ nhân dân tệ ở huyện Nhữ An chỉ sau một năm đưa vào hoạt động do gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh khu vực khá nặng nề, kéo theo là những chứng bệnh lạ.
Chuyển hướng ra nước ngoài Chính vì nhu cầu tiêu thụ quá lớn, nên ngay từ năm 2006 Chính phủ Trung Quốc đã “bật đèn xanh” cho các doanh nghiệp sản xuất nhôm đổ bộ khai thác bôxit ở nước ngoài theo kế hoạch “quốc tế hóa chiến lược kinh doanh” cho các doanh nghiệp.
Anh Nguyen, Hanoi
Khai thác quặng bauxite sẽ gây nhiều hậu quả khôn lường về môi trường và đời sống xã hội. Ngoài ra sự có mặt của hàng trăm mà sau này là của hàng ngàn công nhân Trung Quốc sẽ được giải thích ra sao trong khi tỉ lệ hộ đói nghèo theo chuẩn mới vẫn đang còn cao trong cả nước và những ảnh hưởng lâu dài nếu những công nhân Trung Quốc đó định cư vĩnh viễn ở Tây Nguyên.
TN
Đây là một chủ trương sai lầm chứ không phải là lớn như ông TT tuyên bố. Thứ nhất nguồn tài nguyên này là của toàn dân chứ không phải của Đảng hay nhà nước, cần có sự đồng thuận của dân. Thứ hai để TQ khai thác, hầm mỏ ở xứ họ còn chưa an toàn, làm ăn cẩu thả, ô nhiễm môi sinh không lẽ họ làm tốt hơn ở VN đó là chưa kể yếu tố chính trị. Xin ông Dũng hãy vì tương lai các thế hệ sau này mà quyết định và nên nhớ rằng ô nhiễm môi sinh đang là một vấn nạn toàn cầu, đang xảy ra khắp nơi.
Dang Dung, Đức
Không hiểu ông thủ tướng nói dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên là "chủ trương lớn" của đảng và nhà nước là gì? Vì là chủ trương của đảng nên bất chấp nguyện vọng của nhân dân và lời phản đối dự án của các nhà khoa học?! Tại sao ông TT cứ khăng khăng cho tiến hành dự án không hiệu quả về kinh tế cho đất nước, mà còn có nguy cơ nghiêm trọng về môi trường, xã hội và an ninh quốc gia? Đất nước ta còn nghèo, nhưng hãy cố gắng để lại tài nguyên cho con cháu mai sau. Các vị quan chức đừng vì lợi ích cá nhân hay đảng phái mà làm những việc thất đức, có tội với nhân dân, với đất nước.
Tây Nguyên, Daklak
Trung Quốc đang muốn làm suy yếu Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, làm bất ổn xã hội, kích thích sự đấu tranh ly khai của các dân tộc thuộc khu vực Tây Nguyện Trung Phần Việt Nam, làm suy yếu Việt Nam, chia cắt Việt Nam để cưỡng chiếm khu vực Biển Đông của Việt Nam.
Chúng ta còn nhớ trong các cuộc chiến dịch biên giới chống Pháp mà phe Việt Minh thực hiện đước sự cố vấn của của Trung Quốc. Với vai trò cố vấn từ cấp Trung đoàn trở lên, các cố vấn TQ đã đựơc tự do vào lãnh thổ Việt Nam, được quyền xác định vạch sơ đồ hành quân, đo đạc pháo binh và nắm rõ các cao độ cho pháo binh nắm trên các ngón núi phía bắc và được chuyển về Trung ương đảng TQ, được phân tích kỹ và đã sự dụng các số liệu quân sự này trong cuộc xâm lăng Việt Nam năm 1979.
Kick
Chủ trương lớn thì cần có sự đồng thuận lớn chứ không nên vội vã. Thảm họa môi trường là điều ắt sẽ xảy ra nếu dự án khai thác bauxite được tiến hành, cần nói thêm rằng VN đã nhận được quá nhiều cay đắng từ TQ. Lẽ nào như thế là chưa đủ? "Chủ trương lớn" chưa hẳn đã đem lại kết quả tốt. Chủ trương đúng mới là điều mà dân cần.
NN Tam, Lâm Đồng
Thật đáng lo ngại, hàng triệu tấn quặng được khai thác mỗi năm đồng nghĩa với việc hàng chục ngàn hecta rừng phòng hộ bị tàn phá, người dân sẽ lại chịu hậu quả nặng nề của mưa lũ. Việc dùng một lượng lớn nước ở đầu nguồn để rửa quặng sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng nước ở hạ nguồn (sông Đồng Nai), ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người.
Liệu nguồn lợi từ việc khai thác này có đủ bù đắp cho những thiệt hại về môi trường và sức khỏe con người không? Chưa nói đến những nguy cơ xâm lược hay gì đó... Những hậu quả trước mắt thật khôn lường. Mong ông Thủ Tướng hãy lắng nghe tiếng nói của nhân dân, đừng nhắm mắt làm bừa.
Ecosy
Xin TT xem xét lại việc cho phép triển khai dự án Bauxite tại Tây Nguyên.Nên chăng hãy để các nhà khoa học có ý kiến chính thức rồi sau đó TT có quyết định cuối cùng.
VTH
Việc để người Trung quốc vào khai thác Bauxite ở Tây nguyên ẩn chứa bao hiểm hoạ khôn lường. Cảnh quan, môi trường và sức khoẻ của người dân sẽ bị tàn phá nghiêm trọng. Họa diệt vong đất nước lẩn khuất đâu đây. Nhưng khi Thủ tướng đã ký quyết định thì không thể thay đổi được nữa. Cũng còn may khi người Trung quốc không xin lập dự án xây dựng nhà máy thép bên vịnh Vân phong. Chỉ mong sao mọi người dân nước Việt hãy xiết chặt tay nhau, cùng góp công góp sức xây dựng Đất nước, không cần tới những đồng tiền mà chính phủ có được từ dự án khai thác Bauxite ở Tây nguyên !
Duc Huy, SG
Có thể sẽ có biểu tình nếu chuyện khai thác tài nguyên quốc gia bán rẻ cho không TQ, và nếu tiếp diễn trong thời gian dài thì chắc chắn 100% sẽ có vô số người con VN yêu nước chân chính theo chân ông Giáp đổ máu để giữ gìn giang sang này khỏi gót giầy xâm lượt kinh tế độc ác như thế.
Nam, Hà Nội
Mong thủ tướng hãy cân nhắc thật kỹ việc khai thác bauxite tại Tây nguyên vì đã được cảnh báo, không có sau này có tội với Quốc gia. Đúng là chúng ta đang rất cần khai thác tài nguyên để phát triển đất nước nhưng không vì vậy mà vội vã. Còn nhiều phương pháp tối ưu hơn việc khai thác để ảnh hưởng tới nhiều mặt của quốc gia mà các vị đại thần và các nhà khoa học, dân chúng cũng vì dân tộc mà góp ý.
Thang, Hà Nội
Người dân chúng tôi cực lực phản đối dự án phi môi trường, xâm hại an ninh quốc gia này. Tây nguyên nói chung và tài nguyên nói riêng và đặc biệt đất nước này là của người dân Việt. Ông Thủ tướng chỉ là đại diện do Đảng chỉ định không phải đại diện chân chính của người dân Ông không có quyền thay mặt toàn bộ dân tộc này. Vì vậy, mọi quyết sách của Ông cần phải phù hợp với lòng dân, bảo vệ chủ quyền đất nước và nguồn lợi dân tộc. Lịch sử sẽ phán quyết những gì ông làm hôm nay. Ông nên nhớ rằng Quan nhất thời dân vạn đại.
Thien Trieu, SG
Tây nguyên là một vị trí trọng yếu về quân sự. Việc đưa hàng ngàn công nhân Trung quốc vào nước ta khai thác quặng bauxite là một điều cực kỳ nguy hiểm. Mấy anh TQ bên kia đất chật người đông sang đây làm việc, rồi lấy vợ sinh con đẻ cái ở lì không chịu về ở ngay, trở thành một thế lực hùng mạnh có thể kiểm sóat lãnh đạo địa phương. Đó cũng là điều mà tướng Giáp lo ngại. Tại sao cứ phải là Trung quốc mà không là nước khác?
Ta Đi Tới, SG
Chẳng phải lợi ích của Dân của nước gì hết, đây là lợi ích của một nhóm nhỏ mà báo chí vẫn gọi là " nhóm lợi ích" đang khuynh đảo kinh tế đất nước, từ lập ngân hàng ồ ạt đến đầu tư trái ngành trái nghề gây ra lạm phát qui mô lớn. Sao không thấy ông Dũng nhắc gì đến đám "công nhân Trung Quốc' nhỉ?
Đây đúng là 'chủ trương lớn", cũng giống như hàng ngàn chủ trương của Đảng như : Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm, 'đánh tư bản ' sau 1975, hợp tác xã…mà hậu quả thế nào thì mọi người đã rõ, tôi nhận thấy ông Dũng có niềm tin tuyệt đối với các 'chủ trương' của Đảng Cộng sản mà có vẻ như là không bao giờ sai, thưa ông, Sài Gòn sẽ là nơi 'lãnh đủ' sau khi người TQ vơ vét hết bauxite.
Pham Loi, TP HCM
Chẳng hiểu sao các ông cứ làm mà chẳng tham vấn dân gì hết. Biết bao nhiều bài học về môi trường rồi mà không xét lại. Lại đi chọn TQ một nước công nghệ lạc hậu và không quan tâm đến môi trường. Hiện TQ đang ô nhiễm nặng do khai thác. Chúng ta thu mấy trăm triệu USD nhưng đáng mất môi trường sống.... cả một khu vực từ Daknông đến Dồng Nai, Bà Rịa, TP HCM sẽ phải chịu hậu quả.
Minh, Đồng Nai
Khai thác khoáng sản để phát triển kinh tế đất nước là cần thiết. Nhưng có điều là phải đảm bảo việc quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên không bị thất thoát bởi kẻ gian, bảo đảm kinh tế & quốc phòng của ta không bị bàn đạp phía Lào & Cambodia làm ảnh hưởng đến an ninh quân sự cũng như thất thoát nguồn tài nguyên, đảm bảo giải quyết việc làm cho lao động Việt Nam và môi trường sống của nhân dân vùng dưới. Tây nguyên là vị trí chiến lược, là yết hầu sống còn của tổ quốc.
PPT, VN
Nếu Thủ Tướng đã quyết thì điều đó không còn gì để thay đổi. Trách nhiệm bây giờ thuộc về Thủ Tướng. Người dân chỉ muốn nói cho Thủ tướng biết rằng Ông đã SAI, cũng như Ông đã khen SAI ngành công an và ban thưởng hai tờ HNM và VTV1 về phong trào "khủng bố nhà nước" đối với dân chúng khắp nơi trong nước và giáo dân. Trách nhiệm lịch sử thuộc về Thủ Tướng, và cũng như các người cộng sản khác, Thủ tướng đã không thể quay đầu lại được dù thấy cái sai, dù được "đàn anh" chỉ dạy, dù được các nhà chuyên môn "tham vấn".
Và chính vì cung cách này mà tháng 8/2008 các báo ở Ba Lan và Đức dùng từ TT Việt Nam phản bội lời hứa. Tuy vậy, mọi người dân vẫn có trách nhiệm của các "thất phu hữu trách" và sẽ tiếp tục góp ý cho Thủ Tướng, với tinh thần tôn trọng một uy quyền Đất Nước.
Cdtan, VN
Đất nước còn rất nghèo, có thêm nguồn thu để xây dựng bệnh viện, trường học, mở rộng đường xá... là điều nên làm. Mong rằng chính phủ quản lý cho tốt nguồn thu từ mảnh đất mà ông cha mất bao xương máu để gìn giữ.
Kim
Chủ trương lớn và tác hại trong tương lai gần cũng rất lớn. Tây nguyên là nóc nhà và cũng là xương sống của VN, thật đáng lo ngại!
Nguoi dan
Tại sao TT phải ra quyết định vội vàng như vậy, và sau khi công nhân TQ đã có mặt ở mỏ mấy tháng rồi mới mở hội thảo khoa học?
Vu Phap
Việc này vừa giúp người TQ có thêm khóang sản vừa giúp có thêm việc làm vào thời điểm này.
Maida, Hoa Kỳ
Hậu quả vụ sông Thị Vải sờ sờ trước mắt nhưng tỉnh đẩy lên Bộ, Bộ giao trở về tỉnh.. có đóng cửa được đâu? Nhưng dân nghèo sống nhờ Thị Vải thì lãnh đủ, đến nỗi muốn kiện thì tự lo.. Như vậy bauxite là "chủ trương lớn của Đảng và nhà nước" thì liệu ai ngăn cản nỗi? Ông đại tướng, cho dù là người đặc trách nghiên cứu một thời, có phản đối thì cũng chỉ làm chậm tiến độ hơn mà thôi! Khi người anh cả đang đói nguyên liệu mà không thỏa mãn thì có mà chết cả đám à?
Ba Thai, Long An
Đây là một bài học phải nói là xương máu, khi phải đối mặt với hậu quả khôn lường. Chính phủ đặt ra một chủ trương lớn trong đó phải hợp lòng dân, khi dân họ yêu cầu CP thì trong đó đã có vấn đề. Tâm huyết của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đặt vấn đề Tây nguyên là một vùng hết sức nhạy cảm trong mọi lãnh vực đặc biệt là về lãnh vực quân sự. Nếu một mai TQ kiểm sóat tòan bộ trung tâm khu vực Tây nguyên thì hậu quả thật là khủng khiếp.
Rocket
Tại sao không là nước nào khác mà là Trung quốc khai thác? Hãy nhớ đến Ấn Độ đã lãnh hậu quả thế nào từ khai thác Bauxite. Bản thân TQ có công nghệ lạc hậu hơn nước khác lại có nhiều dã tâm trong khi Tây Nguyên là vị trí trọng yếu của VN nên tôi hoàn toàn phản đối TQ tham gia. Dự án Bauxite chúng ta nên cân nhắc hơn đến môi trường vì bản thân đại tướng Giáp là người có tâm huyết với dân tộc đã bác bỏ dự án.
'Khai thác bauxite là chủ trương lớn'
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên là 'chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước', cho dù dự án này gặp phản đối từ nhiều phía.
Website Chính phủ Việt Nam cho biết ông Dũng đã khẳng định như vậy tại cuộc họp báo đầu năm diễn ra hôm thứ Tư 4/2/2009 tại Hà Nội.
Tuy nhiên, ông Thủ tướng cho hay sắp tới, Chính phủ sẽ tổ chức một hội thảo về các phương án khai thác "nguồn tài nguyên to lớn này một cách bền vững, hiệu quả, đảm bảo môi trường sinh thái và an ninh quốc gia".
Ngày 1/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 167 phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015.
Theo đó, từ 2007-2015 riêng tại tỉnh Đăk Nông dự kiến hình thành đến bốn tổ hợp công nghiệp bauxite nhôm. Trong năm 2008 đã có hai dự án khai thác bauxite và sản xuất nhôm tổng công suất 1,2 triệu tấn/năm được phép triển khai tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ ( Đắk Nông).
Đề nghị dừng dự án
Dự án bauxite là một trong những chủ đề đang thu hút quan tâm của dư luận trong nước.
Ngày 5/1/2009, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư tới Thủ tướng Dũng đề nghị dừng triển khai dự án khai thác bauxite này.
Ông Giáp, người từng theo dõi chỉ đạo việc khảo sát khai thác bauxite Tây Nguyên hồi những năm 1980, nêu quan ngại về "nguy cơ nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên và xã hội" của dự án.
Đây cũng là nỗi lo của nhiều người trong giới khoa học gia. Đầu tháng 11/2008 một số nhà khoa học và quản lý có tên tuổi đã gửi kiến nghị để nghiên cứu, xem xét việc khai thác bauxite Tây Nguyên một cách toàn diện.
Nhiều người cho rằng dự án này không có hiệu quả lớn về kinh tế đối với khu vực Tây Nguyên.
Ngoài quan ngại về sinh thái, Tướng Giáp còn nêu lên một thực tại:
"Trong tháng 12/2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có mặt trên công trường (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một dự án)."
Dự án bauxite Tây Nguyên dự tính có sự tham gia của các công ty Trung Quốc, quốc gia đông dân vốn đang "khát" khoáng sản và nhiên liệu.
________________________________________
Paul
Đất nước là của toàn dân nhưng do đảng cầm quyền mà, dân đâu có quyền gì đâu. Dân có phản đối, thì cũng chỉ là dư luận ở đầu đường xó chợ. Báo chỉ thì "đi lề phải", sau một thời gian thì cũng rơi vào quên lãng thôi.
Ông TT Dũng có tổ chức hội thảo, thì chắc cũng chỉ cho những nhà Khoa học ủng hộ tham dự thôi. Nói chung, mọi việc đã được định đoạt cả rồi.
Sen
Tây Nguyên là khu vực quá nhạy cảm cả về lịch sử, văn hóa, chính trị, quân sự. Vì vậy TQ muốn khai thác quậng ở đây chắc chắn ko chỉ đơn thuần vì lợi ích kinh tế. Lãnh đạo và toàn dân tộc VN cần phải tỉnh táo, cân nhắc thấu đáo trước khi quá muộn.
Chang
Tôi thấy vấn đề này nên nghiêm túc hội họp và bàn tính cả về phương diện kinh tế và chính trị.Nói cho cùng thì quyết định vẫn là chính phủ nên mấy vị cứ yên tâm mà chờ tin. Nhưng tôi tin chắc rằng TQ sẽ không mang lại sự đảm bảo về tài nguyên môi trường về lâu dài vì cái họ cần là bauxite nhôm, vàng và một số kim loại quí khác mà ta chưa nghiên cứu hết. Họ đâu cần phải quan tâm tới môi trường và họ mang theo vô số hóa chất độc hại đổ lên Tây Nguyên như họ đã và đang làm bên Campodia, vì tôi vừa cùng với đoàn chuyên gia của họ tham gia với đoàn Việt Nam tham gia thí nghiệm lấy mẫu vàng.
Đúng là công nghệ của họ hiện đại thật, họ lấy rất nhanh và kết quả rất khả quan. Nhưng số hóa chất để lại thì cũng rất lớn. Chúng ta cứ hình dung xem nhé: nếu cây bị đào gốc, sau đó tưới hóa chất để thu gom quặng rồi thải ra môi trường thì đố mọi người cây cỏ thôi có mọc lại được không?
Còn sâu xa hơn nữa là họ ở lại Tây Nguyên và hình thành một khu người TQ khắp Tây Nguyên và kết hợp với Campodia như khi xưa họ đã từng làm thì tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra trong 25 năm tới?
Nói tóm lại, là chúng ta nên đưa vấn đề lấy ý kiến toàn dân và cho công khai vấn đề khai thác bauxite với nhiều nhà đầu tư khác nữa trên thế giới để chọn nhà đầu tư có năng lực khai thác và cam kết bảo đảm môi trường và phúc lợi xã hội nếu sự cố đáng tiếc xảy ra.
LMinh, TP HCM
Việc khai thác quặng bauxite ở TN có thể đem lại nhiều lợi ích, nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, môi trường ..., cụ thể như thế nào thì nhà nước cũng tương đối rõ.
Tôi chỉ mong dù quyết định thế nào thì Đảng và nhà nước cũng phải nghĩ cho lợi ích lâu dài của quốc gia dân tộc, nhất là nhân dân. Đặc biệt khi có sự dính dáng của TQ trong vấn đề này (không rõ là tới đâu), nhưng tôi tin rằng sự có mặt của TQ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các ý kiến phản đối trong dư luận (cả tôi cũng không ngoại lệ), vì TQ thế nào thì mọi người cũng đã quá rõ. Tôi mong Đảng và nhà nước sẽ có quyết định đúng đắn.
Youger
Dưới sự làm việc rất ''chuyên nghiệp' của bộ máy nhà nước, tôi nghĩ vấn đề này sẽ được cho chìm không sủi tăm. Thứ hai, dù cho dân có phản đối thì đó cũng chỉ là nêu ý kiến và ngồi nhà bảo nhau, đa số thờ ơ với vấn đề này, có cái nhìn sai hoặc vẫn còn ngoan hiền nên chưa có động thái mạnh mẽ nào khác ngoài '' nêu ý kiến''.
Thứ ba cái dự án này giờ bàn nên làm hay không nghe nó có vẻ không thời sự, bởi người ta đã làm rồi. Có chăng là bàn làm sao để chấm dựt sớm mà thôi.
Hùng, Sài Gòn
Thật sự tôi không nghiên cứu nhiều về lãnh vực khoáng sản này tuy nhiêu một việc lớn vậy nên để dân biết và góp ý trươc khi quyết định.
Nếu có nhà đầu tư phương Tây thì tốt hơn (không muốn nói về chính trị) về mặt công nghệ, Môi trường, lao động và quản lý họ hơn hẵn TQ. Nhà nước nên để dân có thời gian suy ngẫm và góp ý và minh bạch hoá các quyết định của minh càng sớm càng tốt. Tôi thấy việc quyết định này là vội vàng.
FairPlay
Dạ thưa ông Trần Kiên HN, ước gì công dân VN có được cơ hội để nghiên cứu và tranh luận, thậm chí công khai phản đối (mà không bị kết tội phản động). Nhưng chúng tôi chỉ được phép nghe thôi chứ không được nói, thì có đi mời tiến sĩ chuyên gia hàng đầu thế giới để nghiên cứu, đối chiếu, chất vấn cái báo cáo khả thi và tác động môi trường xã hôi của các ông đi chăng nữa thì cũng chỉ tốn thời gian vô ích thôi.
Vấn đề ở đây là chúng tôi bức xúc về tài nguyên, môi trường, an ninh quốc gia và chỉ có BBC Vietnamese cho chúng tôi tiếng nói. Còn các ông đã làm gì cho chúng tôi, đừng nói là các ông có công giải phóng thống nhất đất nước nhé, vì công đó thuộc về thế hệ trước, những chiến sĩ và cán bộ hết mình về nước hết sức về dân.
Nguyen, Hà Nội
Thưa bạn Trần Kiên, liệu ở cái đất nước này đã có việc gì mà những người tham gia diễn đàn này được biết, được bàn? Bạn có biết thật sự có bao nhiêu người dân Việt Nam đồng ý với việc mở rộng Hà Nội? bao nhiêu người dân Việt Nam đồng ý với việc phá bỏ hội trường Ba Đình? bao nhiêu người dân Việt Nam đồng ý với việc bỏ ra hàng nghìn tỉ đồng để xây bảo tàng Hà Nội vào thời điểm kinh tế đất nước đang có vô vàn khó khăn?....
Bạn có biết nếu không có ý kiến phản biện của nhân dân thì vì lợi ích nhóm mà chắc chắn người ta đã làm nhà máy luyện thép tại vịnh Vân phong rồi? người ta đã làm trung tâm thương mại tại chợ âm phủ Hà Nội? Và vì không cho dân biết, không nghe tiếng nói của dân nên người sẽ còn làm biết bao điều tai hại cho cái đất nước này như người ta đã làm trong bao năm qua.
Mê Linh
Mong rằng Chính phủ sẽ hết sức thận trọng và lắng nghe các phản biện. Nếu Thủ Tướng vẫn kiên quyết thực hiện một dự án phi kinh tế, gây ra nhiều tác hại về môi trường, xã hội và chỉ có lợi cho phía Trung Quốc, đã bị các nhà khoa học, văn hóa, quân sự lão thành và đông đảo quần chúng phản đối mạnh mẽ như vậy, thì người dân phải hỏi “Nhà nước này là của ai, do ai, vì ai” đây?
Xin Thủ Tướng đặc biệt lưu ý đến vấn đề an ninh quốc gia như nhiều nhà quân sự và người dân đã bày tỏ quan ngại. Nguyên nhân 1000 năm Bắc thuôc trong lịch sử Việt Nam là do ông cha ta cả tin, vô tình rước giặc vào nhà mà mất nước vào tay ngọai bang. Hàng nghìn người Trung Quốc (công nhân hay quân nhân mặc thường phục??) theo dự án này vào làm việc và sinh sống lâu dài tại Tây Nguyên Việt Nam, một trong những vị trí chiến lược trọng yếu của quốc gia, sẽ là một hiểm họa khôn lường.
Theo sự hiểu biết của tôi hai trong ba chức năng chính của Quốc hội là quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước. Rất mong các vị Đại biểu quốc hội phối hợp với các nhà chuyên môn để khẩn cấp làm việc với Chính phủ về dự án này.
Trần Kiên Hà Nội
Trên diễn đàn này, bao nhiêu người đã nghiên cứu kỹ đề án? Bao nhiêu người là nói leo? Đã biết kế hoạch khai thác thế nào chưa mà đã nhặng xị hết cả lên? Tôi đề nghị mỗi người phải tự nghiên cứu trước đi rồi hẵng phát biểu - Mà phải nghiên cứu cho kỹ chứ đừng có hơi tý là hoắng hết cả lên.
Linh-Yokohama
Vụ Vedan đã giết chết một con sông lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống của bao nhiêu người, chưa kể ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài của những người dùng nước sinh hoạt từ con sông đó. Nay đến vấn đề khai thác bauxite.
Tôi đặt dấu hỏi lớn về khả năng quản lý môi trường của chính phủ hiện tại khi mà vấn Vedan, nhỏ gấp nhiều lần so với dự án Bauxite này mà còn làm không xong (đến nay cũng không nghe thấy bồi thường thiệt hại cho dân chúng như thế nào).
Đừng vì lợi ít trước mắt, vùng Tây Nguyên đất đai màu mỡ có thể thu lợi được nhiều hơn nếu có chính sách khái thác nông nghiệp đúng đắn, mà không để lại hậu quả khôn lường về sau nhất là về an ninh quốc gia và môi trường sinh thái.
Zukov Hà Nội
Trung Quốc đang muốn làm suy yếu Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, làm bất ổn xã hội, kích thích sự đấu tranh ly khai của các dân tộc thuộc khu vực Tây Nguyện Trung Phần Việt Nam, làm suy yếu Việt Nam, chia cắt Việt Nam để cưỡng chiếm khu vực Biển Đông của Việt Nam.
Chúng ta còn nhớ trong các cuộc chiến dịch biên giới chống Pháp mà phe Việt Minh thực hiện đước sự cố vấn của của Trung Quốc.
Với vai trò cố vấn từ cấp Trung đoàn trở lên, các cố vấn TQ đã đựơc tự do vào lãnh thổ Việt Nam, được quyền xác định vạch sơ đồ hành quân, đo đạc pháo binh và nắm rõ các cao độ cho pháo binh nắm trên các ngón núi phía bắc và được chuyển về Trung ương đảng TQ, được phân tích kỹ và đã sự dụng các số liệu quân sự này trong cuộc xâm lăng Việt Nam năm 1979.
Mai Viết Tư
Nếu quốc hội VN không bù nhìn như QH của các nước Tây phương thì kế hoạch khai thác này sẽ nằm trên kệ sách một thời gian nữa. Nếu không chắc thì do nothing mua thời gian. Không biết TT Dũng đi chuyến TQ vừa rồi có "thỏa thuận" gì không mà sao gấp thế.
Vô Danh
Có lẽ nên sửa lại Bộ luật lao động về tỉ lệ lao động nước ngoài. Bao nhiêu người VN sẽ mất việc nếu theo dự án này?
Tuấn HN
Sao không dùng công nhân Việt Nam mà lại cứ phải là Trung Quốc vậy. Không lẽ công nhân Việt Nam chê ngành này độc hại nên không làm?
Giang NCT Hà Nội
Đất nước Việt Nam rừng vàng biển bạc và thuộc sở hữu của Đảng CS. Đó là một chân lý đơn giản chừng nào ĐCS còn cầm quyền. Hãy nhớ và suy ngẫm!
Shooter Bình Dương
Càng ngày tôi càng thấy Việt Nam có những chủ trương chính sách lạ đời như thế. Chủ trương gì thì cũng phải xuất phát từ lợi ích của đất nước, của nhân dân.
Tại sao Ông Dũng lại không cọi trọng việc này. Thử đặt ra một câu hỏi rằng ông đã phân tích được sự lợi, hại trong dự án này hay chưa? Càng ngày tôi càng cảm thấy bị phản bội bởi kiểu làm ăn này. Hay có sự đánh đổi gì ở đây chăng?
Chúng ta không cần công nhân Trung Quốc sang VN khai thác nếu như việc khai thác quặng là điều có thể làm được. Chính phủ đã tỏ ra không thông minh khi hợp tác với TQ trong dự án này sau những biến cố tồi tệ đối với Hoàng Sa và Trường sa năm ngoái.
ĐCSVN Việt Nam
Có lẽ ông Dũng và ông Mạnh muốn trở thành bí thư (tỉnh, hoặc thành ủy) và chủ tịch của một tỉnh/thành phố của Trung Quốc hơn là Tổng bí thư và thủ tướng của nước VN.
Phạm Lợi TP. HCM
Tôi đặt câu hỏi thế này. Khai thác bauxit thì cần rất nhiều hóa chất. Vậy TQ sẽ cho xây cả một bể hóa chất khổng lồ ở Tây Nguyên. Nếu kho hóa chất đó đổ vỡ thì sao? Cả một lưu vực rộng lớn sẽ bị ảnh hưởng. Mà còn bị TQ độc quyền ở mỏ bauxit lớn nhất VN này. Vài trăm triệu USD là cái ghì chứ.
Vô Danh
Tôi không thích để Trung Quốc vào Việtnam. Tôi không thích TQ mó vào bất cứ công trình nào trên đất nước Việtnam! Tôi bất cần các chủ trương của Đảng! Như các bạn đã dẫn các chủ trương lớn về CCRĐ, NVGP, HTX, v.v... , tôi xin nói thêm là mỗi tỉnh đều có nhà máy đường, mỗi tỉnh đều có sân golf... và cái có vẻ lớn nhất đó là xây dựng CNCS!
Humanrights Sài Gòn
Những người có thẩm quyền quyết định khai thác quặng Bauxite trong Bộ Chính trị, Chính phủ cũng như thân nhân của họ đâu có sống ở Tây Nguyên đâu mà họ sợ. Đất đai, nhà của của họ đều tập trung ở các thành phố lớn.
Môi trường ở Tây Nguyên bị hủy hoại thì đâu có "ăn nhậu" gì đói với họ. Miễn sao quyết định đó đem lại lợi ít cho họ là được. Theo tôi, chủ quyền của Việt Nam đang bị Trung Quốc lấn đến Tây Nguyên chứ không còn ở Hoàng Sa, Trường Sa hay thác Bản Giốc nữa. Với dự án này, Trung Quốc "xâm lược" VN mà không cần tốn bất kỳ một viên đạn nào. Vì suy cho cùng sự xâm chiếm lãnh thổ cũng là nhầm mục tiêu khai thác tài nguyên phục vụ kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay đang thực hiện chiến lược thực dân kiểu mới trên nền tảng của khái niệm "Biên giới mềm"
Trần Hòa Hà Nội
Đã có thời gian rất dài đọc thông tin trên BBC Việt ngữ nhưng tôi chưa từng thấy một topic nào có sự đồng thuận cao như chủ đề này. Nhưng sự đồng thuận này càng cao thì lại càng chứng tỏ một điều nguy hiểm: chủ trương của Đảng và Nhà nước (lớn và nhỏ) ngày càng xa rời đa số bộ phận dân chúng. Xin hỏi các bạn: chúng ta fải làm gì đây để thay đổi tình hình này?
Ẩn Danh
TQ có lý do khi cho đóng cửa phần lớn việc khai thác quặng bauxite trong nước và chuyển hướng khai thác ra bên ngoài lãnh thổ. Giới KHVN cũng như ĐT Giáp rất trăn trở phải đánh tiếng cảnh báo trước những hậu quả khôn lường về nhiều mặt (nếu bauxite được khai thác ở TN). Chủ trương lớn của Đảng và nhà nước có tính đến nỗi trăn trở của người dân không?
Aluminium TP HCM
Tại sao VN không làm nhôm từ quặng Bauxite ngay tại VN mà chỉ xuất khẩu quặng thôi. Có khó lắm không khi công nghệ này có từ thập niên 40, gần 70 năm về trước. Nếu trong quặng có cả kim cương hay vàng thì sao ? Khi nhà thầu TQ mang máy móc thiết bị sang vùng miền núi này có đảm bảo họ không xen vào vài thiết bị quân sự hay không? Hay đây là một trong những điều lo ngại của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp?
Tương lai đất Việt ra sao và cuộc sống của con cháu chúng tôi mai sau như thế nào, xin "thuyền trưởng" Đảng CSVN cho chúng tôi một câu trả lời, chứ chúng tôi cảm thấy mình đang trên một con thuyền ra khơi trong sương mù vậy. Với tài nguyên rừng vàng biển bạc và hơn 80 triêu dân có học, mà VN cứ chậm tiến mãi như thế này sao, vẫn kẹt xe mãi như thế này sao ? Buồn rơi nước mắt!
Duy Tu TP HCM
Hàng nghìn công nhân Trung Quốc thế nào cũng có hàng trăm quan hệ tình cảm tình cảm với phụ nữ địa phương, dẫn đến hôn nhân và con lai. Chỉ với Fulro, mấy chục năm nay Tây Nguyên đã lên bờ xuống ruộng rồi, nay thêm cộng đồng người Hoa nữa, làm sao chịu nổi hở trời?!
Hiền Nguyễn USA
Ông TT Dũng đã được đào tạo ở Trung quốc. Đã được Trung quốc đề nghị làm thủ tướng. Được đón tiếp long trọng trong chuyến thăm Trung quốc. Mọi chuyện chẳng phải tự nhiên mà có. Ngày hôm nay phải mghe lời chứ không chúng nó khai bậy ra thì còn gì nồi cơm.
Tam Đa BBC
Đã có các nghiên cứu khoa học cho thấy việc khai thác Boxít ở Tây Nguyên mang lại rất nhiều hậu quả về môi trường hơn là lợi ích về kinh tế, nếu ông Dũng nói đây là "chủ trương lớn" thì cũng nên đưa ra những hiệu quả kinh tế và các biện pháp bảo vệ môi trường của việc khai thác này để cho người dân yên tâm chứ không thể đứng mà hô khẩu hiệu được.
Dĩ nhiên nếu kết quả là một hậu quả về môi trường thì chính người dân phải lãnh đủ chứ chẳng có ông nào thay mặt Đảng và nhà nước ló mặt ra lãnh, đấy là chưa nói vấn đề về an ninh quốc gia (đã có nhiều ý kiến về vấn đề này), nếu điều xấu xảy ra thì đã có NHÂN DÂN là lực lượng nòng cốt rồi.
QS Sài gòn
Việt Nam thực thi chủ trương bị ngược. Đúng ra phải lấy ý kiến từ các nhà khoa học và những người yêu nước trước, sau đó quyết định chính sách. Đàng này, lãnh đạo đã thống nhất ngầm trước, sau đó việc trao đổi chỉ là cho vui. Đừng để cho nhân dân quá chán việc này nữa. Trung Quốc đất rộng, họ không thiếu mỏ nhôm. Đừng xẻ thịt dãi đất Việt Nam thiếu cân nhắc nữa.
Trần Thanh TPHCM
Cả đất nước đang bị đào xới để lấy quặng mỏ khiến môi trường ô nhiễm trầm trọng. Hiện một số công ty khai thác titan dọc bờ biển miền Trung Việt Nam đã đào bới cát, cây xanh ven biển để đãi titan khiến người dân kêu trời vì ô nhiễm môi trường mà cả trăm năm sau chưa khôi phục được.
Các vùng đất đãi titan đen ngòm khiến không loài sinh vật nào sống nổi. Nay khai thác bauxite, rừng Tây Nguyên trù phú có cả ngàn năm sẽ bị bứng, bị đốn, đào đất lấy bauxite và luôn tiện chắc chắn cũng sẽ tận thu gỗ rừng. Ai làm trong dự án này sẽ giàu to. Nhưng xã hội và người dân sẽ phải gánh chiụ hậu quả nặng nề khi hệ sinh thái bị đảo lộn, ô nhiễm và hiện tượng trùi đất từ việc khai thác bauxite là không tránh khỏi.
Quang, Hà Nội
Việc phát triển kinh tế là đúng đắn. Song môi trường và thiên tai là vấn đề rất đáng quan ngại. Hi vọng nhà nước sẽ có những quyết sách đúng đắn trong việc phát triển kinh tế .
Tumnus, Saigon
Tây nguyên là xương sống của Việt Nam. Nên nhớ Quân đội Chính quyền Sài Gòn trước 1975 sụp đổ bắt đầu từ chiến trường Tây Nguyên. Mong chính phủ cân nhắc cho kỹ. Lợi bất cập hại.
Hoang Anh, Moscow
Là một nước sản xuất và tiêu thụ nhôm lớn nhất thế giới, cùng với tham vọng trở thành một trong những quốc gia sản xuất xe hơi và máy bay lớn trên thế giới, Trung Quốc đang trở thành một con hổ đói bôxit để phục vụ ngành công nghiệp nhôm nội địa. Vấn đề đặt ra ở đây chính là hệ sinh thái xung quanh những nơi khai thác quặng mỏ, đặc biệt là bôxit, ở nước này đã bị hủy hoại nghiêm trọng.
Theo Chinanews, nhiệt độ quanh khu vực quặng mỏ ở Thái Nguyên (Sơn Tây), Tịnh Tây (Quảng Tây) đã tăng cao một cách bất thường kể từ khi những mỏ khai thác bôxit được dựng lên ở đây. Đóng cửa hơn 100 mỏ khai thác bôxit trên khắp đất nước Từ năm 2004-2008, Trung Quốc đã thực thi quy định về “pháp lệnh nguồn tài nguyên khoáng sản” trong đó đóng cửa hơn 100 mỏ khai thác bôxit trên khắp đất nước, trong đó lớn nhất là quyết định ngưng dự án khai thác bôxit để sản xuất nhôm trị giá 1,5 tỉ nhân dân tệ ở huyện Nhữ An chỉ sau một năm đưa vào hoạt động do gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh khu vực khá nặng nề, kéo theo là những chứng bệnh lạ.
Chuyển hướng ra nước ngoài Chính vì nhu cầu tiêu thụ quá lớn, nên ngay từ năm 2006 Chính phủ Trung Quốc đã “bật đèn xanh” cho các doanh nghiệp sản xuất nhôm đổ bộ khai thác bôxit ở nước ngoài theo kế hoạch “quốc tế hóa chiến lược kinh doanh” cho các doanh nghiệp.
Anh Nguyen, Hanoi
Khai thác quặng bauxite sẽ gây nhiều hậu quả khôn lường về môi trường và đời sống xã hội. Ngoài ra sự có mặt của hàng trăm mà sau này là của hàng ngàn công nhân Trung Quốc sẽ được giải thích ra sao trong khi tỉ lệ hộ đói nghèo theo chuẩn mới vẫn đang còn cao trong cả nước và những ảnh hưởng lâu dài nếu những công nhân Trung Quốc đó định cư vĩnh viễn ở Tây Nguyên.
TN
Đây là một chủ trương sai lầm chứ không phải là lớn như ông TT tuyên bố. Thứ nhất nguồn tài nguyên này là của toàn dân chứ không phải của Đảng hay nhà nước, cần có sự đồng thuận của dân. Thứ hai để TQ khai thác, hầm mỏ ở xứ họ còn chưa an toàn, làm ăn cẩu thả, ô nhiễm môi sinh không lẽ họ làm tốt hơn ở VN đó là chưa kể yếu tố chính trị. Xin ông Dũng hãy vì tương lai các thế hệ sau này mà quyết định và nên nhớ rằng ô nhiễm môi sinh đang là một vấn nạn toàn cầu, đang xảy ra khắp nơi.
Dang Dung, Đức
Không hiểu ông thủ tướng nói dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên là "chủ trương lớn" của đảng và nhà nước là gì? Vì là chủ trương của đảng nên bất chấp nguyện vọng của nhân dân và lời phản đối dự án của các nhà khoa học?! Tại sao ông TT cứ khăng khăng cho tiến hành dự án không hiệu quả về kinh tế cho đất nước, mà còn có nguy cơ nghiêm trọng về môi trường, xã hội và an ninh quốc gia? Đất nước ta còn nghèo, nhưng hãy cố gắng để lại tài nguyên cho con cháu mai sau. Các vị quan chức đừng vì lợi ích cá nhân hay đảng phái mà làm những việc thất đức, có tội với nhân dân, với đất nước.
Tây Nguyên, Daklak
Trung Quốc đang muốn làm suy yếu Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, làm bất ổn xã hội, kích thích sự đấu tranh ly khai của các dân tộc thuộc khu vực Tây Nguyện Trung Phần Việt Nam, làm suy yếu Việt Nam, chia cắt Việt Nam để cưỡng chiếm khu vực Biển Đông của Việt Nam.
Chúng ta còn nhớ trong các cuộc chiến dịch biên giới chống Pháp mà phe Việt Minh thực hiện đước sự cố vấn của của Trung Quốc. Với vai trò cố vấn từ cấp Trung đoàn trở lên, các cố vấn TQ đã đựơc tự do vào lãnh thổ Việt Nam, được quyền xác định vạch sơ đồ hành quân, đo đạc pháo binh và nắm rõ các cao độ cho pháo binh nắm trên các ngón núi phía bắc và được chuyển về Trung ương đảng TQ, được phân tích kỹ và đã sự dụng các số liệu quân sự này trong cuộc xâm lăng Việt Nam năm 1979.
Kick
Chủ trương lớn thì cần có sự đồng thuận lớn chứ không nên vội vã. Thảm họa môi trường là điều ắt sẽ xảy ra nếu dự án khai thác bauxite được tiến hành, cần nói thêm rằng VN đã nhận được quá nhiều cay đắng từ TQ. Lẽ nào như thế là chưa đủ? "Chủ trương lớn" chưa hẳn đã đem lại kết quả tốt. Chủ trương đúng mới là điều mà dân cần.
NN Tam, Lâm Đồng
Thật đáng lo ngại, hàng triệu tấn quặng được khai thác mỗi năm đồng nghĩa với việc hàng chục ngàn hecta rừng phòng hộ bị tàn phá, người dân sẽ lại chịu hậu quả nặng nề của mưa lũ. Việc dùng một lượng lớn nước ở đầu nguồn để rửa quặng sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng nước ở hạ nguồn (sông Đồng Nai), ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người.
Liệu nguồn lợi từ việc khai thác này có đủ bù đắp cho những thiệt hại về môi trường và sức khỏe con người không? Chưa nói đến những nguy cơ xâm lược hay gì đó... Những hậu quả trước mắt thật khôn lường. Mong ông Thủ Tướng hãy lắng nghe tiếng nói của nhân dân, đừng nhắm mắt làm bừa.
Ecosy
Xin TT xem xét lại việc cho phép triển khai dự án Bauxite tại Tây Nguyên.Nên chăng hãy để các nhà khoa học có ý kiến chính thức rồi sau đó TT có quyết định cuối cùng.
VTH
Việc để người Trung quốc vào khai thác Bauxite ở Tây nguyên ẩn chứa bao hiểm hoạ khôn lường. Cảnh quan, môi trường và sức khoẻ của người dân sẽ bị tàn phá nghiêm trọng. Họa diệt vong đất nước lẩn khuất đâu đây. Nhưng khi Thủ tướng đã ký quyết định thì không thể thay đổi được nữa. Cũng còn may khi người Trung quốc không xin lập dự án xây dựng nhà máy thép bên vịnh Vân phong. Chỉ mong sao mọi người dân nước Việt hãy xiết chặt tay nhau, cùng góp công góp sức xây dựng Đất nước, không cần tới những đồng tiền mà chính phủ có được từ dự án khai thác Bauxite ở Tây nguyên !
Duc Huy, SG
Có thể sẽ có biểu tình nếu chuyện khai thác tài nguyên quốc gia bán rẻ cho không TQ, và nếu tiếp diễn trong thời gian dài thì chắc chắn 100% sẽ có vô số người con VN yêu nước chân chính theo chân ông Giáp đổ máu để giữ gìn giang sang này khỏi gót giầy xâm lượt kinh tế độc ác như thế.
Nam, Hà Nội
Mong thủ tướng hãy cân nhắc thật kỹ việc khai thác bauxite tại Tây nguyên vì đã được cảnh báo, không có sau này có tội với Quốc gia. Đúng là chúng ta đang rất cần khai thác tài nguyên để phát triển đất nước nhưng không vì vậy mà vội vã. Còn nhiều phương pháp tối ưu hơn việc khai thác để ảnh hưởng tới nhiều mặt của quốc gia mà các vị đại thần và các nhà khoa học, dân chúng cũng vì dân tộc mà góp ý.
Thang, Hà Nội
Người dân chúng tôi cực lực phản đối dự án phi môi trường, xâm hại an ninh quốc gia này. Tây nguyên nói chung và tài nguyên nói riêng và đặc biệt đất nước này là của người dân Việt. Ông Thủ tướng chỉ là đại diện do Đảng chỉ định không phải đại diện chân chính của người dân Ông không có quyền thay mặt toàn bộ dân tộc này. Vì vậy, mọi quyết sách của Ông cần phải phù hợp với lòng dân, bảo vệ chủ quyền đất nước và nguồn lợi dân tộc. Lịch sử sẽ phán quyết những gì ông làm hôm nay. Ông nên nhớ rằng Quan nhất thời dân vạn đại.
Thien Trieu, SG
Tây nguyên là một vị trí trọng yếu về quân sự. Việc đưa hàng ngàn công nhân Trung quốc vào nước ta khai thác quặng bauxite là một điều cực kỳ nguy hiểm. Mấy anh TQ bên kia đất chật người đông sang đây làm việc, rồi lấy vợ sinh con đẻ cái ở lì không chịu về ở ngay, trở thành một thế lực hùng mạnh có thể kiểm sóat lãnh đạo địa phương. Đó cũng là điều mà tướng Giáp lo ngại. Tại sao cứ phải là Trung quốc mà không là nước khác?
Ta Đi Tới, SG
Chẳng phải lợi ích của Dân của nước gì hết, đây là lợi ích của một nhóm nhỏ mà báo chí vẫn gọi là " nhóm lợi ích" đang khuynh đảo kinh tế đất nước, từ lập ngân hàng ồ ạt đến đầu tư trái ngành trái nghề gây ra lạm phát qui mô lớn. Sao không thấy ông Dũng nhắc gì đến đám "công nhân Trung Quốc' nhỉ?
Đây đúng là 'chủ trương lớn", cũng giống như hàng ngàn chủ trương của Đảng như : Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm, 'đánh tư bản ' sau 1975, hợp tác xã…mà hậu quả thế nào thì mọi người đã rõ, tôi nhận thấy ông Dũng có niềm tin tuyệt đối với các 'chủ trương' của Đảng Cộng sản mà có vẻ như là không bao giờ sai, thưa ông, Sài Gòn sẽ là nơi 'lãnh đủ' sau khi người TQ vơ vét hết bauxite.
Pham Loi, TP HCM
Chẳng hiểu sao các ông cứ làm mà chẳng tham vấn dân gì hết. Biết bao nhiều bài học về môi trường rồi mà không xét lại. Lại đi chọn TQ một nước công nghệ lạc hậu và không quan tâm đến môi trường. Hiện TQ đang ô nhiễm nặng do khai thác. Chúng ta thu mấy trăm triệu USD nhưng đáng mất môi trường sống.... cả một khu vực từ Daknông đến Dồng Nai, Bà Rịa, TP HCM sẽ phải chịu hậu quả.
Minh, Đồng Nai
Khai thác khoáng sản để phát triển kinh tế đất nước là cần thiết. Nhưng có điều là phải đảm bảo việc quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên không bị thất thoát bởi kẻ gian, bảo đảm kinh tế & quốc phòng của ta không bị bàn đạp phía Lào & Cambodia làm ảnh hưởng đến an ninh quân sự cũng như thất thoát nguồn tài nguyên, đảm bảo giải quyết việc làm cho lao động Việt Nam và môi trường sống của nhân dân vùng dưới. Tây nguyên là vị trí chiến lược, là yết hầu sống còn của tổ quốc.
PPT, VN
Nếu Thủ Tướng đã quyết thì điều đó không còn gì để thay đổi. Trách nhiệm bây giờ thuộc về Thủ Tướng. Người dân chỉ muốn nói cho Thủ tướng biết rằng Ông đã SAI, cũng như Ông đã khen SAI ngành công an và ban thưởng hai tờ HNM và VTV1 về phong trào "khủng bố nhà nước" đối với dân chúng khắp nơi trong nước và giáo dân. Trách nhiệm lịch sử thuộc về Thủ Tướng, và cũng như các người cộng sản khác, Thủ tướng đã không thể quay đầu lại được dù thấy cái sai, dù được "đàn anh" chỉ dạy, dù được các nhà chuyên môn "tham vấn".
Và chính vì cung cách này mà tháng 8/2008 các báo ở Ba Lan và Đức dùng từ TT Việt Nam phản bội lời hứa. Tuy vậy, mọi người dân vẫn có trách nhiệm của các "thất phu hữu trách" và sẽ tiếp tục góp ý cho Thủ Tướng, với tinh thần tôn trọng một uy quyền Đất Nước.
Cdtan, VN
Đất nước còn rất nghèo, có thêm nguồn thu để xây dựng bệnh viện, trường học, mở rộng đường xá... là điều nên làm. Mong rằng chính phủ quản lý cho tốt nguồn thu từ mảnh đất mà ông cha mất bao xương máu để gìn giữ.
Kim
Chủ trương lớn và tác hại trong tương lai gần cũng rất lớn. Tây nguyên là nóc nhà và cũng là xương sống của VN, thật đáng lo ngại!
Nguoi dan
Tại sao TT phải ra quyết định vội vàng như vậy, và sau khi công nhân TQ đã có mặt ở mỏ mấy tháng rồi mới mở hội thảo khoa học?
Vu Phap
Việc này vừa giúp người TQ có thêm khóang sản vừa giúp có thêm việc làm vào thời điểm này.
Maida, Hoa Kỳ
Hậu quả vụ sông Thị Vải sờ sờ trước mắt nhưng tỉnh đẩy lên Bộ, Bộ giao trở về tỉnh.. có đóng cửa được đâu? Nhưng dân nghèo sống nhờ Thị Vải thì lãnh đủ, đến nỗi muốn kiện thì tự lo.. Như vậy bauxite là "chủ trương lớn của Đảng và nhà nước" thì liệu ai ngăn cản nỗi? Ông đại tướng, cho dù là người đặc trách nghiên cứu một thời, có phản đối thì cũng chỉ làm chậm tiến độ hơn mà thôi! Khi người anh cả đang đói nguyên liệu mà không thỏa mãn thì có mà chết cả đám à?
Ba Thai, Long An
Đây là một bài học phải nói là xương máu, khi phải đối mặt với hậu quả khôn lường. Chính phủ đặt ra một chủ trương lớn trong đó phải hợp lòng dân, khi dân họ yêu cầu CP thì trong đó đã có vấn đề. Tâm huyết của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đặt vấn đề Tây nguyên là một vùng hết sức nhạy cảm trong mọi lãnh vực đặc biệt là về lãnh vực quân sự. Nếu một mai TQ kiểm sóat tòan bộ trung tâm khu vực Tây nguyên thì hậu quả thật là khủng khiếp.
Rocket
Tại sao không là nước nào khác mà là Trung quốc khai thác? Hãy nhớ đến Ấn Độ đã lãnh hậu quả thế nào từ khai thác Bauxite. Bản thân TQ có công nghệ lạc hậu hơn nước khác lại có nhiều dã tâm trong khi Tây Nguyên là vị trí trọng yếu của VN nên tôi hoàn toàn phản đối TQ tham gia. Dự án Bauxite chúng ta nên cân nhắc hơn đến môi trường vì bản thân đại tướng Giáp là người có tâm huyết với dân tộc đã bác bỏ dự án.
Khai thác Bô-Xít ở Đắc Nông bất lợi cho người dân tộc thiểu số
Khai thác Bô-Xít ở Đắc Nông bất lợi cho người dân tộc thiểu số
Mặc Lâm, phóng viên RFA
2008-10-29
Dự án khai thác mỏ bô-xit tại tỉnh Đắc Nông đã dấy lên nhiều quan ngại chung quanh vấn đề môi trường cũng như tác động đến cuộc sống của cư dân địa phương, mà chủ yếu là các nhóm dân tộc thiểu số.
Rừng Tây Nguyên
Tuy nhiên, đối với ý kiến phải tiến hành khai thác bôxít ở tỉnh Đắc Nông thì dự án giúp mang lại nguồn thu cần thiết để cải thiện đời sống nhân dân.
Mặc Lâm phỏng vấn ông Nguyên Ngọc, một nhà dân tộc học am hiểu vấn đề Tây Nguyên để tìm hiểu thêm vấn đề này.
-Đó là vấn đề đất đai vì khi khai thác quặng bô-xit thì phải phân bổ gần 2 phần 3 diện tích của tỉnh vì muốn khai thác thì phải phá hết rừng đi, sau đó thì đào khoảng 1 mét đến 1 mét rưỡi đất. Cái mà người ta gọi là kế hoạch sẽ hoàn thổ trở lại cho dân thì tôi cho là không khả thi.
ông Nguyên Ngọc
Khai thác Bô-Xít trên Tây Nguyên : dự án đòi hỏi nhiều nghiên cứu
Thưa ông, trong khi tham dự hội thảo bàn về việc khai thác Bô-xít tại tỉnh Đắc Nông, theo ông thì ngoài vấn đề ô nhiễm môi trường ra thì việc gì khiến ông quan tâm nhất?
-Đó là vấn đề đất đai vì khi khai thác quặng bô-xit thì phải phân bổ gần 2 phần 3 diện tích của tỉnh vì muốn khai thác thì phải phá hết rừng đi, sau đó thì đào khoảng 1 mét đến 1 mét rưỡi đất. Cái mà người ta gọi là kế hoạch sẽ hoàn thổ trở lại cho dân thì tôi cho là không khả thi.
-Là một người nghiên cứu Tây Nguyên trong nhiều năm, ông nhận thấy thế nào khi một số lớn người dân thiểu số phải thay đổi chỗ ở hiện nay vì yêu cầu di dân của dự án. Liệu những ảnh hưởng này có lớn lắm không?
-Về mặt dân tộc và văn hóa như vậy tất nhiên nó sẽ xáo trộn hoàn toàn đời sống của người dân thiểu số. Theo tôi thì suốt mấy chục năm qua chưa có nơi nào giải quyết tốt cho người dân tộc khi có bất cứ một dự án nào.
-Như vậy theo ông thì giải pháp nào tốt nhất cần đưa ra cho yêu cầu di dân khi có một dự án quan trọng và cần thiết phải thực hiện?
-Đối với Đắc Nông thì họ có khó khăn thật. Đất đai thì không phì nhiêu bằng Đắc Lắc, Gia Lai nhưng không thể để một mình họ giải quyết mà chính phủ trung ương phải tham dự vào.
ông Nguyên Ngọc
-Đối với Tây nguyên thì cần phải cân nhắc giữa bảo tồn và khai phá vì nó là mái nhà chung của Nam Đông Dương.
-Riêng trong trường hợp của tỉnh Đắc Nông thì nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh không đủ để cung ứng cho ngân sách tỉnh. Đất đai thì kém màu mỡ và phát triển cây công nghiệp thì không thành công. Vậy nhà nước cần có giải pháp nào cho bài toán này?
-Đối với Đắc Nông thì họ có khó khăn thật. Đất đai thì không phì nhiêu bằng Đắc Lắc, Gia Lai nhưng không thể để một mình họ giải quyết mà chính phủ trung ương phải tham dự vào. Trước mắt là không thu ngân sách của tỉnh này và kế đó phải lấy ngân sách các tỉnh khác bù vào cho tỉnh này.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Bauxite-Mining-Scheme-and-the-Concerns-about-Disturbances-in-ethnic-minorities-living-conditions-10292008142825.html?searchterm=None
Mặc Lâm, phóng viên RFA
2008-10-29
Dự án khai thác mỏ bô-xit tại tỉnh Đắc Nông đã dấy lên nhiều quan ngại chung quanh vấn đề môi trường cũng như tác động đến cuộc sống của cư dân địa phương, mà chủ yếu là các nhóm dân tộc thiểu số.
Rừng Tây Nguyên
Tuy nhiên, đối với ý kiến phải tiến hành khai thác bôxít ở tỉnh Đắc Nông thì dự án giúp mang lại nguồn thu cần thiết để cải thiện đời sống nhân dân.
Mặc Lâm phỏng vấn ông Nguyên Ngọc, một nhà dân tộc học am hiểu vấn đề Tây Nguyên để tìm hiểu thêm vấn đề này.
-Đó là vấn đề đất đai vì khi khai thác quặng bô-xit thì phải phân bổ gần 2 phần 3 diện tích của tỉnh vì muốn khai thác thì phải phá hết rừng đi, sau đó thì đào khoảng 1 mét đến 1 mét rưỡi đất. Cái mà người ta gọi là kế hoạch sẽ hoàn thổ trở lại cho dân thì tôi cho là không khả thi.
ông Nguyên Ngọc
Khai thác Bô-Xít trên Tây Nguyên : dự án đòi hỏi nhiều nghiên cứu
Thưa ông, trong khi tham dự hội thảo bàn về việc khai thác Bô-xít tại tỉnh Đắc Nông, theo ông thì ngoài vấn đề ô nhiễm môi trường ra thì việc gì khiến ông quan tâm nhất?
-Đó là vấn đề đất đai vì khi khai thác quặng bô-xit thì phải phân bổ gần 2 phần 3 diện tích của tỉnh vì muốn khai thác thì phải phá hết rừng đi, sau đó thì đào khoảng 1 mét đến 1 mét rưỡi đất. Cái mà người ta gọi là kế hoạch sẽ hoàn thổ trở lại cho dân thì tôi cho là không khả thi.
-Là một người nghiên cứu Tây Nguyên trong nhiều năm, ông nhận thấy thế nào khi một số lớn người dân thiểu số phải thay đổi chỗ ở hiện nay vì yêu cầu di dân của dự án. Liệu những ảnh hưởng này có lớn lắm không?
-Về mặt dân tộc và văn hóa như vậy tất nhiên nó sẽ xáo trộn hoàn toàn đời sống của người dân thiểu số. Theo tôi thì suốt mấy chục năm qua chưa có nơi nào giải quyết tốt cho người dân tộc khi có bất cứ một dự án nào.
-Như vậy theo ông thì giải pháp nào tốt nhất cần đưa ra cho yêu cầu di dân khi có một dự án quan trọng và cần thiết phải thực hiện?
-Đối với Đắc Nông thì họ có khó khăn thật. Đất đai thì không phì nhiêu bằng Đắc Lắc, Gia Lai nhưng không thể để một mình họ giải quyết mà chính phủ trung ương phải tham dự vào.
ông Nguyên Ngọc
-Đối với Tây nguyên thì cần phải cân nhắc giữa bảo tồn và khai phá vì nó là mái nhà chung của Nam Đông Dương.
-Riêng trong trường hợp của tỉnh Đắc Nông thì nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh không đủ để cung ứng cho ngân sách tỉnh. Đất đai thì kém màu mỡ và phát triển cây công nghiệp thì không thành công. Vậy nhà nước cần có giải pháp nào cho bài toán này?
-Đối với Đắc Nông thì họ có khó khăn thật. Đất đai thì không phì nhiêu bằng Đắc Lắc, Gia Lai nhưng không thể để một mình họ giải quyết mà chính phủ trung ương phải tham dự vào. Trước mắt là không thu ngân sách của tỉnh này và kế đó phải lấy ngân sách các tỉnh khác bù vào cho tỉnh này.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Bauxite-Mining-Scheme-and-the-Concerns-about-Disturbances-in-ethnic-minorities-living-conditions-10292008142825.html?searchterm=None
CÔNG NHÂN NƯỚC NGOÀI Ồ ẠT VÀO VN?
CÔNG NHÂN NƯỚC NGOÀI Ồ ẠT VÀO VN?
Số lao động Trung Quốc ở Việt Nam có thể đã lên tới hàng vạn
Dư luận và báo chí trong nước gần đây bắt đầu nói nhiều tới hiện tượng lao động phổ thông ồ ạt vào Việt Nam, với con số được ước tính có thể lên tới hàng vạn.
Đa số họ là người Trung Quốc, làm việc cho các dự án mà nước này đầu tư, hoặc là nhà thầu chính.
BBCVietnamese.com đã nói chuyện với Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng bộ Xây dựng, về chủ đề này. Ông Liêm nhận xét:
TS Phạm Sỹ Liêm: Trước kia không có tình trạng lao động nước ngoài vào nhiều là vì các nhà đầu tư chủ yếu đến từ các nước tương đối phát triển. Họ vào đây cốt để đầu tư, hoặc có dự án thì họ chịu trách nhiệm về thiết kế xây dựng nhưng sử dụng lực lượng nhân công của Việt Nam vì rõ ràng giá nhân công rẻ hơn.
Thế nhưng gần đây có một số nước, trình độ phát triển chỉ hơn VN ít nhiều, đầu tư hoặc nhận thầu công việc tại VN và mang luôn nhân công của họ sang.
Cũng cần phải nói là khi Việt Nam đầu tư các dự án thí dụ ở Lào hay Campuchia, ta cũng mang công nhân VN sang vì người bản địa chưa được đào tạo cho phù hợp với công việc. Nhưng trong trường hợp công ty nước ngoài mang lao động phổ thông vào VN, thì lao động VN lại hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu, chứ không hề thua kém.
BBC: Thưa ông tại sao các công ty nước ngoài này lại được phép làm như vậy?
TS Phạm Sỹ Liêm: Thực ra đây là sơ suất, chứ không phải chủ trương. Chính phủ VN cũng biết rằng phát triển đất nước là để tạo điều kiện công ăn việc làm cho công nhân nước mình, không có lý gì mình phát triển để tạo việc làm cho người nước khác.
Do vậy chính phủ đã có quy định là những dự án đầu tư nếu cần phải đưa người nước ngoài vào thì phải là giới nhân viên kỹ thuật hoặc quản lý và số người cũng giới hạn.
BBC: Tức là nhà thầu nước ngoài khi đưa người vào là đã vi phạm quy định của Việt Nam, thưa ông?
TS Phạm Sỹ Liêm: Đúng thế, và có khi lao động của họ còn vào VN theo con đường du lịch, đến làm và VN không kiểm soát được.
BBC: Vậy thưa ông, ai sẽ phải chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề này?
Chính phủ VN cũng biết rằng phát triển đất nước là để tạo điều kiện công ăn việc làm cho công nhân nước mình, không có lý gì mình phát triển để tạo việc làm cho người nước khác.
Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm
TS Phạm Sỹ Liêm: Thứ nhất là chủ dự án, chủ đầu tư, người ký hợp đồng với nhà thầu. Thứ hai là những đơn vị nhận thầu. Thứ ba là chính quyền địa phương nơi có dự án. Nếu họ không kiểm tra kiểm soát được, có nghĩa là không làm tròn trách nhiệm về quản lý nhà nước.
BBC: Gần đây báo chí đưa tin một số nước, đơn cử như Trung Quốc, đã thắng thầu trong nhiều dự án, nhất là trong lĩnh vực xây dựng. Liệu có gì bất thường trong điều này không, thưa ông?
TS Phạm Sỹ Liêm: Thực ra họ cũng không thắng thầu nhiều lắm, nhưng so với các công ty của các nước khác, họ gây chú ý nhiều hơn. Đó là vì họ mang không những nhân công, mà cả vật liệu của mình vào VN. Những loại vật liệu như xi măng, sắt thép ở VN đều có, và có thừa nữa là đằng khác. Điều đó là không lợi cho kinh tế VN.
Tôi được biết nhà thầu TQ ra nước ngoài có nhận được một số trợ giúp của chính phủ, chằng hạn về thuế. Thí dụ một quy định về nhận thầu xây dựng ở nước ngoài của TQ nói nếu công ty TQ mang được lực lượng lao động và công trình sử dụng được ít nhất 30% nguyên vât liệu của TQ, thì họ được miễn thuế.
Số lao động Trung Quốc ở Việt Nam có thể đã lên tới hàng vạn
Dư luận và báo chí trong nước gần đây bắt đầu nói nhiều tới hiện tượng lao động phổ thông ồ ạt vào Việt Nam, với con số được ước tính có thể lên tới hàng vạn.
Đa số họ là người Trung Quốc, làm việc cho các dự án mà nước này đầu tư, hoặc là nhà thầu chính.
BBCVietnamese.com đã nói chuyện với Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng bộ Xây dựng, về chủ đề này. Ông Liêm nhận xét:
TS Phạm Sỹ Liêm: Trước kia không có tình trạng lao động nước ngoài vào nhiều là vì các nhà đầu tư chủ yếu đến từ các nước tương đối phát triển. Họ vào đây cốt để đầu tư, hoặc có dự án thì họ chịu trách nhiệm về thiết kế xây dựng nhưng sử dụng lực lượng nhân công của Việt Nam vì rõ ràng giá nhân công rẻ hơn.
Thế nhưng gần đây có một số nước, trình độ phát triển chỉ hơn VN ít nhiều, đầu tư hoặc nhận thầu công việc tại VN và mang luôn nhân công của họ sang.
Cũng cần phải nói là khi Việt Nam đầu tư các dự án thí dụ ở Lào hay Campuchia, ta cũng mang công nhân VN sang vì người bản địa chưa được đào tạo cho phù hợp với công việc. Nhưng trong trường hợp công ty nước ngoài mang lao động phổ thông vào VN, thì lao động VN lại hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu, chứ không hề thua kém.
BBC: Thưa ông tại sao các công ty nước ngoài này lại được phép làm như vậy?
TS Phạm Sỹ Liêm: Thực ra đây là sơ suất, chứ không phải chủ trương. Chính phủ VN cũng biết rằng phát triển đất nước là để tạo điều kiện công ăn việc làm cho công nhân nước mình, không có lý gì mình phát triển để tạo việc làm cho người nước khác.
Do vậy chính phủ đã có quy định là những dự án đầu tư nếu cần phải đưa người nước ngoài vào thì phải là giới nhân viên kỹ thuật hoặc quản lý và số người cũng giới hạn.
BBC: Tức là nhà thầu nước ngoài khi đưa người vào là đã vi phạm quy định của Việt Nam, thưa ông?
TS Phạm Sỹ Liêm: Đúng thế, và có khi lao động của họ còn vào VN theo con đường du lịch, đến làm và VN không kiểm soát được.
BBC: Vậy thưa ông, ai sẽ phải chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề này?
Chính phủ VN cũng biết rằng phát triển đất nước là để tạo điều kiện công ăn việc làm cho công nhân nước mình, không có lý gì mình phát triển để tạo việc làm cho người nước khác.
Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm
TS Phạm Sỹ Liêm: Thứ nhất là chủ dự án, chủ đầu tư, người ký hợp đồng với nhà thầu. Thứ hai là những đơn vị nhận thầu. Thứ ba là chính quyền địa phương nơi có dự án. Nếu họ không kiểm tra kiểm soát được, có nghĩa là không làm tròn trách nhiệm về quản lý nhà nước.
BBC: Gần đây báo chí đưa tin một số nước, đơn cử như Trung Quốc, đã thắng thầu trong nhiều dự án, nhất là trong lĩnh vực xây dựng. Liệu có gì bất thường trong điều này không, thưa ông?
TS Phạm Sỹ Liêm: Thực ra họ cũng không thắng thầu nhiều lắm, nhưng so với các công ty của các nước khác, họ gây chú ý nhiều hơn. Đó là vì họ mang không những nhân công, mà cả vật liệu của mình vào VN. Những loại vật liệu như xi măng, sắt thép ở VN đều có, và có thừa nữa là đằng khác. Điều đó là không lợi cho kinh tế VN.
Tôi được biết nhà thầu TQ ra nước ngoài có nhận được một số trợ giúp của chính phủ, chằng hạn về thuế. Thí dụ một quy định về nhận thầu xây dựng ở nước ngoài của TQ nói nếu công ty TQ mang được lực lượng lao động và công trình sử dụng được ít nhất 30% nguyên vât liệu của TQ, thì họ được miễn thuế.
Dự án bauxite Lâm Đồng có 922 lao động Trung Quốc (Phạm Huyền)
Dự án bauxite Lâm Đồng có 922 lao động Trung Quốc
Phạm Huyền
(VNR500) – Công trường tổ hợp dự án Bauxite nhôm Lâm Đồng đang có tới 922 người lao động Trung Quốc, trong đó có 140 người làm việc trên 3 tháng, vẫn chưa có hồ sơ và giấy phép lao động.
Lao động Trung Quốc đi làm bằng xe buýt (Ảnh SGTT)
Ban quản lý dự án tổ hợp Bauxite nhôm Lâm Đồng vừa có báo cáo tới Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam và UBND tỉnh Lâm Đồng về tình hình lao động người nước ngoài đang làm việc tại dự án.
Tính tới 15/6/2010, cả đại dự án này có tới 922 lao động là người Trung Quốc và 4 chuyên gia tư vấn là người Australia. Con số này áp đảo mạnh mẽ lượng công nhân Việt Nam có mặt ở dự án này.
Trong đó, có 223 người là quản lý, Kỹ sư. Công nhân Trung Quốc chiếm 699 người. Trong số này, lao động trên 3 tháng là 570 người và lao động dưới 3 tháng là 259 người.
Theo liệt kê của các nhà thầu Trung Quốc, số công nhân có giấy phép lao động mới chỉ có 408 người và 22 người mới đủ hồ sơ xin cấp phép lao động.
Nếu tính cả những người có đủ hồ sơ và so với tổng số 570 công nhân Trung Quốc đã làm việc trên 3 tháng, cả công trường bauxite chỉ có 75% công nhân Trung Quốc làm việc trên 3 tháng là có hồ sơ, giấy phép lao động.
Như vậy, 140 người lao động Trung Quốc làm việc trên 3 tháng, đến nay, vẫn chưa tập hợp đủ hồ sơ và chưa có giấy phép lao động, Ban quản lý dự án này cho biết.
Trong đó, nhà thầu phụ, Công ty Nhất An – Quảng Tây, Trung Quốc có 105 người, 10 lao động khác là của nhà thầu Sơn Đông và 1 lao động của tổng thầu chính Chalieco.
Tuy nhiên, theo kết quả làm hồ sơ xin giấy phép lao động của Sở LĐTB&XH tỉnh Lâm Đồng, Sở này đã cấp phép lao động cho 412 người lao động nước ngoài, trong đó, 4 người là người Australia. Số liệu này khớp với khai báo của các nhà thầu.
Song, khi các nhà thầu liệt kê còn tới 140 số lao động Trung Quốc chưa có phép thì Sở lại có khẳng định, không còn số lao động Trung Quốc trên 3 tháng chưa có hồ sơ và giấy phép lao động.
Chỉ trong 2 tuần trước đó, tính chung cho cả tổ hợp dự án này thì số lao động người Trung Quốc đã tăng thêm 67 người. Trong đó, Công ty Sơn Đông, nhà thầu phụ tăng tới 87 ngưòi, song một số nhà thầu phụ khác thì lại giảm người.
Các nhà thầu Trung Quốc tại dự án này cũng liệt kê, số lao động Việt Nam tại các công trường này chỉ có khoảng gần 600 người được thuê khoán làm các công việc đơn giản, tạm thời.
Ban quản lý dự án này cũng cho biết, mỗi tháng chỉ xảy ra vài lần hiện tượng mất cắp vặt như sắt thép, hút dầu từ máy ủi, máy đào…
Cách đây hơn 1 năm, tháng 6/2009, tỉnh Lâm Đồng đã phạt 6 nhà thầu phụ Trung Quốc, là đối tác của nhà thầu chính Chalieco số tiền 45 triệu đồng vì đã có vi phạm về quản lý người lao động nước ngoài. Ở thời điểm này, chỉ có 250 lao động trên tổng số 570 lao động Trung Quốc nộp hồ sơ xin cấp phép lao động.
Dự án tổ hợp Bauxite nhôm Lâm Đồng do Tập đoàn Than – Khoáng sản làm chủ đầu tư, tổng công suất là 600.000 tấn/năm. Ngày 26/7/2008, dự án đã được khởi công. Dự án đã được ký hợp đồng với nhà thầu là Công ty TNHH Công trình quốc tế nhôm Trung Quốc- Chalieco, giá trị hợp đồng là 466 triệu USD.
PH
Nguồn: http://vnr500.vietnamnet.vn/content.aspx?id=1014
Phạm Huyền
(VNR500) – Công trường tổ hợp dự án Bauxite nhôm Lâm Đồng đang có tới 922 người lao động Trung Quốc, trong đó có 140 người làm việc trên 3 tháng, vẫn chưa có hồ sơ và giấy phép lao động.
Lao động Trung Quốc đi làm bằng xe buýt (Ảnh SGTT)
Ban quản lý dự án tổ hợp Bauxite nhôm Lâm Đồng vừa có báo cáo tới Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam và UBND tỉnh Lâm Đồng về tình hình lao động người nước ngoài đang làm việc tại dự án.
Tính tới 15/6/2010, cả đại dự án này có tới 922 lao động là người Trung Quốc và 4 chuyên gia tư vấn là người Australia. Con số này áp đảo mạnh mẽ lượng công nhân Việt Nam có mặt ở dự án này.
Trong đó, có 223 người là quản lý, Kỹ sư. Công nhân Trung Quốc chiếm 699 người. Trong số này, lao động trên 3 tháng là 570 người và lao động dưới 3 tháng là 259 người.
Theo liệt kê của các nhà thầu Trung Quốc, số công nhân có giấy phép lao động mới chỉ có 408 người và 22 người mới đủ hồ sơ xin cấp phép lao động.
Nếu tính cả những người có đủ hồ sơ và so với tổng số 570 công nhân Trung Quốc đã làm việc trên 3 tháng, cả công trường bauxite chỉ có 75% công nhân Trung Quốc làm việc trên 3 tháng là có hồ sơ, giấy phép lao động.
Như vậy, 140 người lao động Trung Quốc làm việc trên 3 tháng, đến nay, vẫn chưa tập hợp đủ hồ sơ và chưa có giấy phép lao động, Ban quản lý dự án này cho biết.
Trong đó, nhà thầu phụ, Công ty Nhất An – Quảng Tây, Trung Quốc có 105 người, 10 lao động khác là của nhà thầu Sơn Đông và 1 lao động của tổng thầu chính Chalieco.
Tuy nhiên, theo kết quả làm hồ sơ xin giấy phép lao động của Sở LĐTB&XH tỉnh Lâm Đồng, Sở này đã cấp phép lao động cho 412 người lao động nước ngoài, trong đó, 4 người là người Australia. Số liệu này khớp với khai báo của các nhà thầu.
Song, khi các nhà thầu liệt kê còn tới 140 số lao động Trung Quốc chưa có phép thì Sở lại có khẳng định, không còn số lao động Trung Quốc trên 3 tháng chưa có hồ sơ và giấy phép lao động.
Chỉ trong 2 tuần trước đó, tính chung cho cả tổ hợp dự án này thì số lao động người Trung Quốc đã tăng thêm 67 người. Trong đó, Công ty Sơn Đông, nhà thầu phụ tăng tới 87 ngưòi, song một số nhà thầu phụ khác thì lại giảm người.
Các nhà thầu Trung Quốc tại dự án này cũng liệt kê, số lao động Việt Nam tại các công trường này chỉ có khoảng gần 600 người được thuê khoán làm các công việc đơn giản, tạm thời.
Ban quản lý dự án này cũng cho biết, mỗi tháng chỉ xảy ra vài lần hiện tượng mất cắp vặt như sắt thép, hút dầu từ máy ủi, máy đào…
Cách đây hơn 1 năm, tháng 6/2009, tỉnh Lâm Đồng đã phạt 6 nhà thầu phụ Trung Quốc, là đối tác của nhà thầu chính Chalieco số tiền 45 triệu đồng vì đã có vi phạm về quản lý người lao động nước ngoài. Ở thời điểm này, chỉ có 250 lao động trên tổng số 570 lao động Trung Quốc nộp hồ sơ xin cấp phép lao động.
Dự án tổ hợp Bauxite nhôm Lâm Đồng do Tập đoàn Than – Khoáng sản làm chủ đầu tư, tổng công suất là 600.000 tấn/năm. Ngày 26/7/2008, dự án đã được khởi công. Dự án đã được ký hợp đồng với nhà thầu là Công ty TNHH Công trình quốc tế nhôm Trung Quốc- Chalieco, giá trị hợp đồng là 466 triệu USD.
PH
Nguồn: http://vnr500.vietnamnet.vn/content.aspx?id=1014
Toàn dân quyết tâm chống khai thác Bô xít (Người Buôn Gió)
25/07/2010
Toàn dân quyết tâm chống khai thác Bô xít
Người Buôn Gió
Nhưng chớ chống nếu là dân Việt Nam
http://www.boxitvn.net/bai/8252
Chính phủ Việt Nam quyết tâm đẩy nhanh tiến độ khai thác bô-xít trên diện rộng. Cho dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi lớn tiếng dùng đao to là chủ trương của Bộ Chính trị, ông Dũng cũng nhẹ nhàng nói an ủi rằng chỉ làm thí điểm hai nơi là Tân Rai và Nhân Cơ để làm nguôi ngoai sự bức xúc của nhiều ý kiến phản đối dự án này.
Vừa rắn vừa mềm cũng xuôi. Thuận đà trót lọt, không cần tổng kết xem kết quả thí điểm khai thác tại hai nơi này đến đâu. Ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, một người đồng quan điểm với ông Dũng (nếu không nói là chiến hữu) đã đích thân đến tận nơi để chỉ đạo thi công gấp rút các cơ sở hạ tầng đường sá, nhà máy… để triển khai trên diện rộng việc khai thác bô-xít tại cao nguyên Việt Nam.
Tin từ báo Vietnamnet đưa:
Ngày 16/7, chủ trì cuộc họp với các cơ quan hữu quan, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam xây dựng phương án tuyến đường bộ tối ưu, đáp ứng lâu dài nhu cầu vận chuyển sản phẩm của dự án alumin Tân Rai, Nhân Cơ cũng như các dự án bô-xít khác sau này đến cảng Kê Gà (Bình Thuận).
Lưu ý câu cũng như các dự án bô-xít sau này.
Không giải thích nhiều cũng hiểu là còn vô số dự án khai thác bô-xít nữa sẽ được triển khai nhanh chóng.
Cuối cùng giằng co, Quốc hội họp với chả bàn, đồng ý hay không thì rút cục dự án được thực hiện đúng như chủ ý ban đầu của những người chủ trương làm.
Cập nhật thông tin quốc tế tớ quyết định phát ngôn và hành động như sau:
1 – Quyết tâm chống khai thác bô-xít đến cùng.
2 – Nhất là bô-xít được khai thác do người Trung Quốc.
Hô xong hai câu này xong lại tính in áo chống bô-xít đi bán tiếp.
Sẽ có bạn hỏi, thế bị công an tịch thu áo, bắt giam năm ngoái không sợ à?
Xin thưa, không hề sợ. Một khi đã đi buôn thì không bao giờ biết sợ cả.
Sẽ có bạn hỏi.
Hay là có kế gì đối phó?
Xin thưa, chính xác.
Lần này tớ in áo khẩu hiệu rõ như ban ngày.
- Đề nghị chấm dứt khai thác bô-xít ngay lập tức vì ô nhiễm môi trường.
Có điều lần này tớ in bằng tiếng Trung Quốc và bán cho người Trung Quốc. Phản đối việc khai thác bô-xít ở bên Trung Quốc làm ô nhiễm môi trường, khiến đồng bào láng giềng anh em của tớ bị ảnh hưởng sức khỏe. Chứ không hề hô khẩu hiệu và bán áo ở Việt Nam, nói gì thì nói chứ ở Việt Nam là chủ trương lớn của Đảng, Bộ Chính trị, quần chúng nhân dân nhất trí đồng thuận cao. Tớ chống ở Việt Nam thành chống Đảng, chống nhân dân. Tội gì mà khổ, tớ chống bên Trung Quốc giúp người Trung Quốc anh em cơ.
Các bạn xem bản tin sau, sẽ thấy chủ trương lớn của tớ nếu khả thi thì góp vốn đầu tư nhé.
Dân [Trung quốc] còn đập phá nhà máy bô-xít cơ, in mấy cái áo như tớ là phản đối ôn hòa, ai mà dám bắt được trừ ai đó dám.
Dân Trung Quốc tẩy chay dự án bô xít
Hơn 1.000 dân làng tại một tỉnh giáp biên giới Việt Nam đã đổ ra đường để phản đối tình trạng ô nhiễm từ nhà máy khai thác bô-xít và alumina.
Người dân lo ngại các nhà máy tàn sát môi trường. Ảnh: BBC
BBC dẫn nguồn báo chí Trung Quốc cho biết dân làng tại huyện Tĩnh Tây, thuộc tỉnh Quảng Tây, giáp với biên giới Việt Nam, đã đổ ra đường đầu tuần này để phản đối nhà máy của Tập đoàn Nhôm và Năng lượng Sơn Đông Tân Phát, vốn là một trong các hãng sản xuất nhôm tư nhân lớn nhất Trung Quốc.
Tĩnh Tây là khu vực nổi tiếng về sản xuất bô-xít và alumina, là nguyên liệu thô để sản xuất nhôm.
Chính phủ Trung Quốc vốn ngày càng lo ngại những phản ứng của công chúng về các vấn đề môi trường, đặc biệt là ô nhiễm.
Một tuyên bố của Chính phủ được tờ China Daily trích dẫn nói: “Hầu như toàn bộ cư dân ở làng Linh Hoàn tham gia vào việc chặn đường tới huyện Tĩnh Tây chiều hôm thứ Ba”.
Một quan chức địa phương là Tần Vệ Phong được trích dẫn thì nói: “Dân làng rất không hài lòng trong một thời gian dài về tình trạng ô nhiễm môi trường mà nhà máy gây ra”.
Dân làng đã chặn cổng vào nhà máy và phá một số cơ sở sản xuất trước khi giải tán.
Kỳ Duyên
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Quoc-te/2010/07/3BA1E308/
Biết đâu sau vụ này, nhà nước Việt Nam trên tinh thần hợp tác toàn diện hữu nghị với nước bạn Trung Hoa, lại trao huy chương tớ vì có những tư tưởng tiến bộ gắn kết, chia sẻ với nhân dân nước bạn thì đúng là đời chả biết thế nào mà lần. Như là chuyện Tái Ông mất ngựa vậy.
Toàn dân quyết tâm chống khai thác Bô xít
Người Buôn Gió
Nhưng chớ chống nếu là dân Việt Nam
http://www.boxitvn.net/bai/8252
Chính phủ Việt Nam quyết tâm đẩy nhanh tiến độ khai thác bô-xít trên diện rộng. Cho dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi lớn tiếng dùng đao to là chủ trương của Bộ Chính trị, ông Dũng cũng nhẹ nhàng nói an ủi rằng chỉ làm thí điểm hai nơi là Tân Rai và Nhân Cơ để làm nguôi ngoai sự bức xúc của nhiều ý kiến phản đối dự án này.
Vừa rắn vừa mềm cũng xuôi. Thuận đà trót lọt, không cần tổng kết xem kết quả thí điểm khai thác tại hai nơi này đến đâu. Ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, một người đồng quan điểm với ông Dũng (nếu không nói là chiến hữu) đã đích thân đến tận nơi để chỉ đạo thi công gấp rút các cơ sở hạ tầng đường sá, nhà máy… để triển khai trên diện rộng việc khai thác bô-xít tại cao nguyên Việt Nam.
Tin từ báo Vietnamnet đưa:
Ngày 16/7, chủ trì cuộc họp với các cơ quan hữu quan, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam xây dựng phương án tuyến đường bộ tối ưu, đáp ứng lâu dài nhu cầu vận chuyển sản phẩm của dự án alumin Tân Rai, Nhân Cơ cũng như các dự án bô-xít khác sau này đến cảng Kê Gà (Bình Thuận).
Lưu ý câu cũng như các dự án bô-xít sau này.
Không giải thích nhiều cũng hiểu là còn vô số dự án khai thác bô-xít nữa sẽ được triển khai nhanh chóng.
Cuối cùng giằng co, Quốc hội họp với chả bàn, đồng ý hay không thì rút cục dự án được thực hiện đúng như chủ ý ban đầu của những người chủ trương làm.
Cập nhật thông tin quốc tế tớ quyết định phát ngôn và hành động như sau:
1 – Quyết tâm chống khai thác bô-xít đến cùng.
2 – Nhất là bô-xít được khai thác do người Trung Quốc.
Hô xong hai câu này xong lại tính in áo chống bô-xít đi bán tiếp.
Sẽ có bạn hỏi, thế bị công an tịch thu áo, bắt giam năm ngoái không sợ à?
Xin thưa, không hề sợ. Một khi đã đi buôn thì không bao giờ biết sợ cả.
Sẽ có bạn hỏi.
Hay là có kế gì đối phó?
Xin thưa, chính xác.
Lần này tớ in áo khẩu hiệu rõ như ban ngày.
- Đề nghị chấm dứt khai thác bô-xít ngay lập tức vì ô nhiễm môi trường.
Có điều lần này tớ in bằng tiếng Trung Quốc và bán cho người Trung Quốc. Phản đối việc khai thác bô-xít ở bên Trung Quốc làm ô nhiễm môi trường, khiến đồng bào láng giềng anh em của tớ bị ảnh hưởng sức khỏe. Chứ không hề hô khẩu hiệu và bán áo ở Việt Nam, nói gì thì nói chứ ở Việt Nam là chủ trương lớn của Đảng, Bộ Chính trị, quần chúng nhân dân nhất trí đồng thuận cao. Tớ chống ở Việt Nam thành chống Đảng, chống nhân dân. Tội gì mà khổ, tớ chống bên Trung Quốc giúp người Trung Quốc anh em cơ.
Các bạn xem bản tin sau, sẽ thấy chủ trương lớn của tớ nếu khả thi thì góp vốn đầu tư nhé.
Dân [Trung quốc] còn đập phá nhà máy bô-xít cơ, in mấy cái áo như tớ là phản đối ôn hòa, ai mà dám bắt được trừ ai đó dám.
Dân Trung Quốc tẩy chay dự án bô xít
Hơn 1.000 dân làng tại một tỉnh giáp biên giới Việt Nam đã đổ ra đường để phản đối tình trạng ô nhiễm từ nhà máy khai thác bô-xít và alumina.
Người dân lo ngại các nhà máy tàn sát môi trường. Ảnh: BBC
BBC dẫn nguồn báo chí Trung Quốc cho biết dân làng tại huyện Tĩnh Tây, thuộc tỉnh Quảng Tây, giáp với biên giới Việt Nam, đã đổ ra đường đầu tuần này để phản đối nhà máy của Tập đoàn Nhôm và Năng lượng Sơn Đông Tân Phát, vốn là một trong các hãng sản xuất nhôm tư nhân lớn nhất Trung Quốc.
Tĩnh Tây là khu vực nổi tiếng về sản xuất bô-xít và alumina, là nguyên liệu thô để sản xuất nhôm.
Chính phủ Trung Quốc vốn ngày càng lo ngại những phản ứng của công chúng về các vấn đề môi trường, đặc biệt là ô nhiễm.
Một tuyên bố của Chính phủ được tờ China Daily trích dẫn nói: “Hầu như toàn bộ cư dân ở làng Linh Hoàn tham gia vào việc chặn đường tới huyện Tĩnh Tây chiều hôm thứ Ba”.
Một quan chức địa phương là Tần Vệ Phong được trích dẫn thì nói: “Dân làng rất không hài lòng trong một thời gian dài về tình trạng ô nhiễm môi trường mà nhà máy gây ra”.
Dân làng đã chặn cổng vào nhà máy và phá một số cơ sở sản xuất trước khi giải tán.
Kỳ Duyên
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Quoc-te/2010/07/3BA1E308/
Biết đâu sau vụ này, nhà nước Việt Nam trên tinh thần hợp tác toàn diện hữu nghị với nước bạn Trung Hoa, lại trao huy chương tớ vì có những tư tưởng tiến bộ gắn kết, chia sẻ với nhân dân nước bạn thì đúng là đời chả biết thế nào mà lần. Như là chuyện Tái Ông mất ngựa vậy.
TÌNH HÌNH KHẩN CấP SOS (Bùi Tín)
TÌNH HÌNH KHẩN CấP SOS:
Ai du nhập hiểm nguy - Làm gì để cứu nguy đất nước ?
Bùi Tín
(LÊN MẠNG THứ BA 31, THÁNG BA 2009)
Hiểm họa bôxít là có thật.
Hiểm họa bôxít là cực kỳ nghiêm trọng.
Các trí thức hàng đầu của đất nước ta đã cất lên, khẩn cấp và nghiêm khắc, lời cảnh báo đầy sức thuyết phục.
Mời đồng bào đọc kỹ lại những bài của tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà báo Phạm Đình Trọng, nhà nghiên cứu Nguyễn Trung, các tướng Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Trọng Vĩnh...
Những tài liệu quốc tế cũng xác minh thêm những hiểm hoạ diệt môi trường và diệt mạng sống con người của chất độc bôxít.
Hôm nay, nữ chuyên gia về môi trường của Liên Hợp Quốc Nguyễn Thùy Trang hiện công tác ở châu Phi góp thêm tiếng nói cảnh báo sâu sắc về nguy cơ của "bụi đỏ" và "bùn đỏ" đối với mạng sống con người. Ở châu Phi, "bùn đỏ" bôxít gây nên dị tật cho thai nhi động vật uống phải nước ô nhiễm; ở châu Úc, "bụi đỏ " bôxít gây ung thư phổi, viêm mũi, biến dạng cổ tử cung cho động vật thí nghiệm. Trên con người, "bụi và bùn đỏ" gây nên khó thở, chóng mặt, buồn nôn, sau đó đau ngực, có thể bị xỉu bất cứ lúc nào. Bụi đỏ nhẹ tung bay mọi nơi, bùn đỏ ngấm vào mọi nguồn nước, gây ô nhiễm sông, hồ, giếng ở những vùng rộng lớn. Rau nhiễm bụi đỏ chứa chất độc. Nước mưa cũng nhiễm bụi độc trong không khí.
Ai là người chủ trương khai thác bôxít ? Đó là 15 người trong bộ chính trị đảng CS, cụ thể là tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã đích thân hạ bút ký trong Tuyên bố chung Việt - Trung năm 2008, là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng coi chủ trương khai thác bôxít là "chủ trương lớn của nước ta", là bộ trưởng ngoại giao Phạm Gia Khiêm lén lút cho hàng chục ngàn công nhân Trung quốc vào nước ta, rải từ Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh, vào Lâm Đồng, Đak Nông, Bình Thuận cho đến tận Cà Mau. Mặc cho lao động ta thất nghiệp lên gần nửa triệu, họ đang có kế hoạch đưa 30 vạn lao động Trung quốc vào nước ta trong năm nay, bất kể việc này đang và sẽ gây nên những xáo trộn về kinh tế, tài chính, văn hoá - xã hội và an ninh phức tạp chưa lường hết.
Bộ chính trị độc đoán bỏ ngoài tai mọi cảnh báo, can ngăn; lo ngại trước yêu cầu mở một cuộc thảo luận khoa học rốt ráo; tảng lờ đòi hỏi tổ chức một cuộc hỏi ý dân; không dám tổ chức cho Mặt trận Tổ quốc phản biện. Họ lao vào hành động, cứ như đất nước này là của riêng họ, ngang nhiên khiêu khích công luận và nhân dân đông đảo.
Chưa bao giờ nhóm lãnh đạo toàn thể bộ chính trị phơi bày bản chất độc đoán, sùng ngoại, quay lưng lại với nhân dân, cúi đầu trước ngoại bang như hiện nay.
Họ coi mỗi ý muốn của Trung Nam Hải - Bắc kinh như ý Trời; coi yêu cầu của nhóm Hồ Cẩm Đào - Ôn Gia Bảo như nghiêm lệnh của cấp trên; họ tự đánh mất tư thế lãnh đạo khi tỏ ra không còn lòng tự trọng của quốc gia, không bảo vệ cuộc sống và quyền lợi của dân tộc này. Nhóm lãnh đạo đất nước, ngồi ở trên cao mà để cho những công dân Nguyễn Thành Sơn, Phạm Đình Trọng, Nguyên Ngọc, Nguyễn Trung, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Trọng Vĩnh (đã nghỉ hưu), cô Nguyễn Thuỳ Trang khuyên bảo lời hơn lẽ thiệt, dạy khôn ngoan và đạo đức, mà vẫn không chịu nghe ra, không chịu sáng mắt ra.
Vậy thì mọi công dân thật lòng yêu nước, thật lòng thương dân, chúng ta phải làm gì đây ?
Chúng ta không ở trong một nước dân chủ, không thể chờ một cuộc tổng tuyển cử mới để mời 15 vị ù lỳ tệ hại về nghỉ, tự chọn ra những nhân tài chân chính thật ra không hề thiếu. Việt nam vẫn còn là một trong 55 nước không có tự do trong gần 200 nước trên quả đất. Bế tắc, và nhục. Nước "đèn đỏ tự do", nên chuốc lấy "bụi đỏ" , "bùn đỏ" và mọi tai hoạ khác như tham nhũng, trì trệ hôm nay.
Không thể khoanh tay thúc thủ, để mặc cho hiểm hoạ lù lù đến cho nhân dân và đất nước.
Bạn biết không, bành trướng đang lấn mạnh khi thấy kẻ cầm quyền thúc thủ. Các công ty điện, ximăng, hoá chất, nhôm CHALCO, Nhất An/Quảng Tây giăng cờ xí khắp vùng Qủang Ninh, Hải Phòng, Tây Nguyên, Cà Mau rồi. Họ đi lại như nơi vô chủ. Đất nước lâm nguy !
Mọi sáng kiến xin tìm tòi và phát biểu khẩn cấp.
Từ Bắc chí Nam, từ đồng bằng lên Tây nguyên hãy xuất hiện khắp nơi khẩu hiệu : "KHÔNG với Bôxít" , " STOP ! Bôxít ! ",
" Ngưng lại !Bôxít! Ngưng lại! lao động nước ngoài ! "
" Hãy mở Hội thảo khoa học về bôxít đã !"
" Bụi đỏ, bùn đỏ bôxít là nguồn chết ! "
" Không phá chè, cafê, tiêu, cao su - nguồn sống xanh của Tây
Nguyên!"
Xin mời các giới, tổ chức, hội...cần và nên tham gia cuộc vận động khẩn cấp bảo vệ màu xanh Tây nguyên :
- Giới bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, Bộ tài nguyên và môi trường ;
- Giởi y tế, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, Hội Chữ Thập Đỏ ;
- Giới luật học, luật sư, sinh viên luật:thực hiện luật Môi trưởng; - Các công đoàn, bảo vệ công nhân VN, phản đối đưa ồ ạt lao động nước ngoài vào;
- Các cựu binh sỹ từng tham gia các chiến dịch Tây nguyên và chiến trường Tây nguyên;
- Các hội đoàn công nghiệp và kỹ thuật, các nhà khoa học ;
- Các tổ chức du lịch, bạn của Đà lạt, Lâm Đồng, của Tây nguyên; - Giới báo chí, báo ngày, báo tuần, báo mạng, báo nói, các bloggers tự do, với những bài bình luận, nghiên cứu, thông tin, phóng sự, phỏng vấn, ảnh chụp nhanh, nhậy, kịp thời. Hơn 10 nghìn nhà báo, báo viết, báo nói, báo ảnh, im cả sao !
- Giới tôn giáo : cầu nguyện, tụng niệm, kiến nghị bảo vệ giáo dân (vùng khai thác hiện tại có nhiều bà con dân tộc theo đạo Tin Lành ), cho Quốc thái Dân an, cầu soi sáng những người lãnh đạo mù quáng, tham nhũng, tối tăm ...
Các tổ chức và cá nhân, hãy đánh động dư luận, bàn tán, trao đổi về đề tài Bôxít, những ngày nghỉ, buổi nghỉ, nhân các cuộc gặp mặt, ma chay, đình đám, hội hè, cưới xin ...
Các cử tri địa phương hãy chất vấn mạnh mẽ các đại biểu Quốc hội để buộc bộ chính trị CS phải mở mồm giải trình minh bạch trong khoá họp tháng 4 này.
Đặc biệt các bạn trẻ năng động đầy sáng kiến và nhiệt huyết !
Mỗi người góp một tay, chúng ta sẽ cùng nhau làm nên chuyện lớn. Toà nhà nào cũng làm nên từ từng viên gạch quý.
Xin bà con đồng bào ta đồng tâm nhất trí coi các đề tài đấu tranh nóng bỏng Xuân - Hè 2009 này là :
- chủ quyền quốc gia toàn vẹn trên đất liền, vùng biển và đảo của Tổ quốc : đòi công bố bản đồ chi tiết đường biên giới; đòi đăng ký thềm lục địa mở rộng cho Liên Hợp Quốc trước 13-5-2009.
- từ bỏ ngay việc khai thác bôxít theo thúc ép của ngoại bang, hiểm họa mọi mặt và lâu dài cho đất nước và dân tộc !
- đưa ra xét xử công khai không chậm trễ các vụ tham nhũng lớn PCI, PMU 18 ... và 10 vụ khác như Ban chống tham nhũng đã cam kết (vụ PMU18 kéo dài hơn 3 năm) .
Tình hình khẩn cấp. Tây Nguyên là mái nhà Việt nam.
Đất nước lâm nguy. Trong ngoài câu kết, họ phá ta từ mái nhà phá xuống.
Cả nước đứng cả dậy, thét : không ! không với khai thác Bôxít.
Stop ! Bôxít.
Không ! Việt nam không phải dân hèn, dân loại 2, gánh chịu muôn vàn tai hoạ thay cho dân thượng đẳng, thay cho chủ, như 15 bộ não lãnh đạo mất gốc thôi thúc. Thôi nhé ! Đủ quá rồi !
Keo này thử sức. Gan vàng dạ sắt. Cả nước, trong, ngoài gắn bó, Việt nam ta quyết thắng. Việt nam ta sẽ thắng !
Có phải không ? Cô ! bác ! anh! chị ! các bạn !
Bùi Tín Paris 31-3-2009.
http://www.vnn-news.com/spip.php?article5146
vnn@vnn-news.com
Ai du nhập hiểm nguy - Làm gì để cứu nguy đất nước ?
Bùi Tín
(LÊN MẠNG THứ BA 31, THÁNG BA 2009)
Hiểm họa bôxít là có thật.
Hiểm họa bôxít là cực kỳ nghiêm trọng.
Các trí thức hàng đầu của đất nước ta đã cất lên, khẩn cấp và nghiêm khắc, lời cảnh báo đầy sức thuyết phục.
Mời đồng bào đọc kỹ lại những bài của tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà báo Phạm Đình Trọng, nhà nghiên cứu Nguyễn Trung, các tướng Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Trọng Vĩnh...
Những tài liệu quốc tế cũng xác minh thêm những hiểm hoạ diệt môi trường và diệt mạng sống con người của chất độc bôxít.
Hôm nay, nữ chuyên gia về môi trường của Liên Hợp Quốc Nguyễn Thùy Trang hiện công tác ở châu Phi góp thêm tiếng nói cảnh báo sâu sắc về nguy cơ của "bụi đỏ" và "bùn đỏ" đối với mạng sống con người. Ở châu Phi, "bùn đỏ" bôxít gây nên dị tật cho thai nhi động vật uống phải nước ô nhiễm; ở châu Úc, "bụi đỏ " bôxít gây ung thư phổi, viêm mũi, biến dạng cổ tử cung cho động vật thí nghiệm. Trên con người, "bụi và bùn đỏ" gây nên khó thở, chóng mặt, buồn nôn, sau đó đau ngực, có thể bị xỉu bất cứ lúc nào. Bụi đỏ nhẹ tung bay mọi nơi, bùn đỏ ngấm vào mọi nguồn nước, gây ô nhiễm sông, hồ, giếng ở những vùng rộng lớn. Rau nhiễm bụi đỏ chứa chất độc. Nước mưa cũng nhiễm bụi độc trong không khí.
Ai là người chủ trương khai thác bôxít ? Đó là 15 người trong bộ chính trị đảng CS, cụ thể là tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã đích thân hạ bút ký trong Tuyên bố chung Việt - Trung năm 2008, là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng coi chủ trương khai thác bôxít là "chủ trương lớn của nước ta", là bộ trưởng ngoại giao Phạm Gia Khiêm lén lút cho hàng chục ngàn công nhân Trung quốc vào nước ta, rải từ Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh, vào Lâm Đồng, Đak Nông, Bình Thuận cho đến tận Cà Mau. Mặc cho lao động ta thất nghiệp lên gần nửa triệu, họ đang có kế hoạch đưa 30 vạn lao động Trung quốc vào nước ta trong năm nay, bất kể việc này đang và sẽ gây nên những xáo trộn về kinh tế, tài chính, văn hoá - xã hội và an ninh phức tạp chưa lường hết.
Bộ chính trị độc đoán bỏ ngoài tai mọi cảnh báo, can ngăn; lo ngại trước yêu cầu mở một cuộc thảo luận khoa học rốt ráo; tảng lờ đòi hỏi tổ chức một cuộc hỏi ý dân; không dám tổ chức cho Mặt trận Tổ quốc phản biện. Họ lao vào hành động, cứ như đất nước này là của riêng họ, ngang nhiên khiêu khích công luận và nhân dân đông đảo.
Chưa bao giờ nhóm lãnh đạo toàn thể bộ chính trị phơi bày bản chất độc đoán, sùng ngoại, quay lưng lại với nhân dân, cúi đầu trước ngoại bang như hiện nay.
Họ coi mỗi ý muốn của Trung Nam Hải - Bắc kinh như ý Trời; coi yêu cầu của nhóm Hồ Cẩm Đào - Ôn Gia Bảo như nghiêm lệnh của cấp trên; họ tự đánh mất tư thế lãnh đạo khi tỏ ra không còn lòng tự trọng của quốc gia, không bảo vệ cuộc sống và quyền lợi của dân tộc này. Nhóm lãnh đạo đất nước, ngồi ở trên cao mà để cho những công dân Nguyễn Thành Sơn, Phạm Đình Trọng, Nguyên Ngọc, Nguyễn Trung, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Trọng Vĩnh (đã nghỉ hưu), cô Nguyễn Thuỳ Trang khuyên bảo lời hơn lẽ thiệt, dạy khôn ngoan và đạo đức, mà vẫn không chịu nghe ra, không chịu sáng mắt ra.
Vậy thì mọi công dân thật lòng yêu nước, thật lòng thương dân, chúng ta phải làm gì đây ?
Chúng ta không ở trong một nước dân chủ, không thể chờ một cuộc tổng tuyển cử mới để mời 15 vị ù lỳ tệ hại về nghỉ, tự chọn ra những nhân tài chân chính thật ra không hề thiếu. Việt nam vẫn còn là một trong 55 nước không có tự do trong gần 200 nước trên quả đất. Bế tắc, và nhục. Nước "đèn đỏ tự do", nên chuốc lấy "bụi đỏ" , "bùn đỏ" và mọi tai hoạ khác như tham nhũng, trì trệ hôm nay.
Không thể khoanh tay thúc thủ, để mặc cho hiểm hoạ lù lù đến cho nhân dân và đất nước.
Bạn biết không, bành trướng đang lấn mạnh khi thấy kẻ cầm quyền thúc thủ. Các công ty điện, ximăng, hoá chất, nhôm CHALCO, Nhất An/Quảng Tây giăng cờ xí khắp vùng Qủang Ninh, Hải Phòng, Tây Nguyên, Cà Mau rồi. Họ đi lại như nơi vô chủ. Đất nước lâm nguy !
Mọi sáng kiến xin tìm tòi và phát biểu khẩn cấp.
Từ Bắc chí Nam, từ đồng bằng lên Tây nguyên hãy xuất hiện khắp nơi khẩu hiệu : "KHÔNG với Bôxít" , " STOP ! Bôxít ! ",
" Ngưng lại !Bôxít! Ngưng lại! lao động nước ngoài ! "
" Hãy mở Hội thảo khoa học về bôxít đã !"
" Bụi đỏ, bùn đỏ bôxít là nguồn chết ! "
" Không phá chè, cafê, tiêu, cao su - nguồn sống xanh của Tây
Nguyên!"
Xin mời các giới, tổ chức, hội...cần và nên tham gia cuộc vận động khẩn cấp bảo vệ màu xanh Tây nguyên :
- Giới bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, Bộ tài nguyên và môi trường ;
- Giởi y tế, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, Hội Chữ Thập Đỏ ;
- Giới luật học, luật sư, sinh viên luật:thực hiện luật Môi trưởng; - Các công đoàn, bảo vệ công nhân VN, phản đối đưa ồ ạt lao động nước ngoài vào;
- Các cựu binh sỹ từng tham gia các chiến dịch Tây nguyên và chiến trường Tây nguyên;
- Các hội đoàn công nghiệp và kỹ thuật, các nhà khoa học ;
- Các tổ chức du lịch, bạn của Đà lạt, Lâm Đồng, của Tây nguyên; - Giới báo chí, báo ngày, báo tuần, báo mạng, báo nói, các bloggers tự do, với những bài bình luận, nghiên cứu, thông tin, phóng sự, phỏng vấn, ảnh chụp nhanh, nhậy, kịp thời. Hơn 10 nghìn nhà báo, báo viết, báo nói, báo ảnh, im cả sao !
- Giới tôn giáo : cầu nguyện, tụng niệm, kiến nghị bảo vệ giáo dân (vùng khai thác hiện tại có nhiều bà con dân tộc theo đạo Tin Lành ), cho Quốc thái Dân an, cầu soi sáng những người lãnh đạo mù quáng, tham nhũng, tối tăm ...
Các tổ chức và cá nhân, hãy đánh động dư luận, bàn tán, trao đổi về đề tài Bôxít, những ngày nghỉ, buổi nghỉ, nhân các cuộc gặp mặt, ma chay, đình đám, hội hè, cưới xin ...
Các cử tri địa phương hãy chất vấn mạnh mẽ các đại biểu Quốc hội để buộc bộ chính trị CS phải mở mồm giải trình minh bạch trong khoá họp tháng 4 này.
Đặc biệt các bạn trẻ năng động đầy sáng kiến và nhiệt huyết !
Mỗi người góp một tay, chúng ta sẽ cùng nhau làm nên chuyện lớn. Toà nhà nào cũng làm nên từ từng viên gạch quý.
Xin bà con đồng bào ta đồng tâm nhất trí coi các đề tài đấu tranh nóng bỏng Xuân - Hè 2009 này là :
- chủ quyền quốc gia toàn vẹn trên đất liền, vùng biển và đảo của Tổ quốc : đòi công bố bản đồ chi tiết đường biên giới; đòi đăng ký thềm lục địa mở rộng cho Liên Hợp Quốc trước 13-5-2009.
- từ bỏ ngay việc khai thác bôxít theo thúc ép của ngoại bang, hiểm họa mọi mặt và lâu dài cho đất nước và dân tộc !
- đưa ra xét xử công khai không chậm trễ các vụ tham nhũng lớn PCI, PMU 18 ... và 10 vụ khác như Ban chống tham nhũng đã cam kết (vụ PMU18 kéo dài hơn 3 năm) .
Tình hình khẩn cấp. Tây Nguyên là mái nhà Việt nam.
Đất nước lâm nguy. Trong ngoài câu kết, họ phá ta từ mái nhà phá xuống.
Cả nước đứng cả dậy, thét : không ! không với khai thác Bôxít.
Stop ! Bôxít.
Không ! Việt nam không phải dân hèn, dân loại 2, gánh chịu muôn vàn tai hoạ thay cho dân thượng đẳng, thay cho chủ, như 15 bộ não lãnh đạo mất gốc thôi thúc. Thôi nhé ! Đủ quá rồi !
Keo này thử sức. Gan vàng dạ sắt. Cả nước, trong, ngoài gắn bó, Việt nam ta quyết thắng. Việt nam ta sẽ thắng !
Có phải không ? Cô ! bác ! anh! chị ! các bạn !
Bùi Tín Paris 31-3-2009.
http://www.vnn-news.com/spip.php?article5146
vnn@vnn-news.com
NGƯờI M'NONG NÓI Về Dự ÁN BAUXITE 090614
14:16 - 06 2009 - 16 1387
NGƯờI M'NONG NÓI Về Dự ÁN BAUXITE 090614
Dự án bauxite trị giá nhiều tỷ đô la ở Đắk Nông, Tây Nguyên đang gây nhiều tranh cãi bất chấp chuyện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói dự án nằm trong các 'chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước'.
Dự án nhằm khai thác quặng nhôm này đã thu hút được sự thảo luận của đông đảo các giới và ngay cả Đại tướng Võ Nguyễn Giáp cũng tham gia với ý kiến không nên thực hiện dự án.
Cùng ý kiến với ông Võ Nguyên Giáp là thầy giáo Y Long, người nói rằng ông là thầy giáo dạy cấp ba duy nhất người M'Nong ở tỉnh Đắk Nông, nơi dự án bauxite sẽ được thực hiện.
Người M'Nong theo lời thầy giáo Y Long chiếm gần 40% dân số Đắk Nông (tổng số dân trong tỉnh khoảng 500.000 người) và sống trên 90% diện tích đất đai của tỉnh.
"Dân đang lo lắng cái nguồn lợi chính để người dân địa phương được hưởng lợi từ khai thác đấy thì cũng không mặn mà lắm, không đồng tình lắm, tốt nhất không nên làm là tốt nhất.
''Ngay hiện nay tuyển công nhân để khai thác cái quặng đó mà người dân địa phương hình như không được đào tạo. Đào tạo kỹ sư rồi đào tạo chuẩn bị nhân lực cho khai thác quặng thì người địa phương bản địa không hề biết gì hết.''
Thầy giáo Y Long cũng nói rằng người bản địa cũng khó có thể cạnh tranh trong việc kinh doanh thương mại phục vụ cho công trình khai thác do họ quá nghèo và kinh tế thị trường vẫn còn là điều xa lạ.
Ông Y Long cho biết có hộ thu nhập hàng tháng chỉ tính bằng vài chục đô, có hộ không đủ gạo để ăn.
Theo thầy giáo này, lượng bauxite sẽ vẫn còn đó và Việt Nam có thể khai thác khi nào thích hợp hơn.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng dự án sẽ có tác động tốt cho Đắk Nông.
Ông K'Bot, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh nói các địa điểm của dự án bauxite nằm cách trung tâm tỉnh từ 15-30Km và ở các vùng đất trống, đồi trọc hầu như không có dân cư.
Mặc dù vậy ông cũng bày tỏ sự lo ngại về việc hội nhập những người nhập cư vào cuộc sống ở Đắk Nông.
Ảnh Tây Nguyên của độc giả BBC Nhựt Long
Du khách có thể cưỡi voi tại buôn Đôn với giá 8USD/30 phút. Cảm giác rất ấn tượng. Nếu cưỡi voi tại hồ Lak (hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất VN), du khách được nài voi đưa qua hồ.
NGƯờI M'NONG NÓI Về Dự ÁN BAUXITE 090614
Dự án bauxite trị giá nhiều tỷ đô la ở Đắk Nông, Tây Nguyên đang gây nhiều tranh cãi bất chấp chuyện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói dự án nằm trong các 'chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước'.
Dự án nhằm khai thác quặng nhôm này đã thu hút được sự thảo luận của đông đảo các giới và ngay cả Đại tướng Võ Nguyễn Giáp cũng tham gia với ý kiến không nên thực hiện dự án.
Cùng ý kiến với ông Võ Nguyên Giáp là thầy giáo Y Long, người nói rằng ông là thầy giáo dạy cấp ba duy nhất người M'Nong ở tỉnh Đắk Nông, nơi dự án bauxite sẽ được thực hiện.
Người M'Nong theo lời thầy giáo Y Long chiếm gần 40% dân số Đắk Nông (tổng số dân trong tỉnh khoảng 500.000 người) và sống trên 90% diện tích đất đai của tỉnh.
"Dân đang lo lắng cái nguồn lợi chính để người dân địa phương được hưởng lợi từ khai thác đấy thì cũng không mặn mà lắm, không đồng tình lắm, tốt nhất không nên làm là tốt nhất.
''Ngay hiện nay tuyển công nhân để khai thác cái quặng đó mà người dân địa phương hình như không được đào tạo. Đào tạo kỹ sư rồi đào tạo chuẩn bị nhân lực cho khai thác quặng thì người địa phương bản địa không hề biết gì hết.''
Thầy giáo Y Long cũng nói rằng người bản địa cũng khó có thể cạnh tranh trong việc kinh doanh thương mại phục vụ cho công trình khai thác do họ quá nghèo và kinh tế thị trường vẫn còn là điều xa lạ.
Ông Y Long cho biết có hộ thu nhập hàng tháng chỉ tính bằng vài chục đô, có hộ không đủ gạo để ăn.
Theo thầy giáo này, lượng bauxite sẽ vẫn còn đó và Việt Nam có thể khai thác khi nào thích hợp hơn.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng dự án sẽ có tác động tốt cho Đắk Nông.
Ông K'Bot, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh nói các địa điểm của dự án bauxite nằm cách trung tâm tỉnh từ 15-30Km và ở các vùng đất trống, đồi trọc hầu như không có dân cư.
Mặc dù vậy ông cũng bày tỏ sự lo ngại về việc hội nhập những người nhập cư vào cuộc sống ở Đắk Nông.
Ảnh Tây Nguyên của độc giả BBC Nhựt Long
Du khách có thể cưỡi voi tại buôn Đôn với giá 8USD/30 phút. Cảm giác rất ấn tượng. Nếu cưỡi voi tại hồ Lak (hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất VN), du khách được nài voi đưa qua hồ.
Phóng viên Không biên giới tố cáo Việt Nam ngăn cấm thông tin về tác hại của đề án bauxite100603
Phóng viên Không biên giới tố cáo Việt Nam ngăn cấm thông tin về tác hại của đề án bauxite100603
Thanh Phương
Bìa bản báo cáo của Phóng viên Không biên giới ngày 03/06/2010 tố cáo Việt Nam ngăn chặn thông tin về tác hại của việc khai thác bauxite.
Ngày 03/06/2010, tổ chức Phóng viên Không biên giới (Reporters Sans Frontières), trụ sở tại Paris công bố bản báo cáo: «Những cuộc điều tra nhiều hiểm nguy: Nạn phá rừng và các vụ ô nhiễm». Bản báo cáo lên án những hành động sách nhiễu, bắt bớ ngày càng nhiều trên thế giới nhắm vào các phóng viên điều tra về những vụ phá hoại môi trường. Trong phần nói về Việt Nam, bản báo cáo mô tả cách thức mà chính quyền Hà Nội tìm cách bóp nghẹt mọi tranh luận về tác hại của các dự án khai thác bauxite Tây Nguyên do một công ty Trung Quốc thực hiện.
Theo RSF, hồ sơ bauxite Tây Nguyên rất nhạy cảm đã khiến nhiều nhà báo và blogger Việt Nam bị bắt bớ, giam cầm. Bản báo cáo nhắc lại vụ Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người điều hành trang mạng Bauxite Việt Nam, đã bị công an kêu lên «làm việc» trong suốt một tuần [22 ngày - BVN]để ép buộc ông từ bỏ việc điều hành trang này. Công an cũng đã khám xét nhà ông và tin tặc đã đánh phá trang Bauxite Việt Nam, khiến trang này đã nhiều lần thay đổi địa chỉ.
Theo đánh giá của Phóng Viên Không biên giới, trong một quốc gia mà đảng độc quyền ngăn cản sự hình thành của báo chí tự do, trang mạng này đã được 17 triệu người truy cập tính đến cuối năm 2009 và đã nhanh chóng trở thành một nơi trao đổi thông tin trên vấn đề bauxite, cũng như là nơi phản kháng chính quyền.
Báo cáo cũng nhắc lại chính là để bóp nghẹt cuộc tranh cãi chung quanh vấn đề này mà Chính phủ Việt Nam vào năm ngoái đã ra quyết định 97 hạn chế việc phản biện của các nhà khoa học và qua quyết định này buộc Viện nghiên cứu phát triển của Tiến sĩ Nguyễn Quang A phải đóng cửa.
Mặc dù bị ngăn cấm, nhưng giới blogger Việt Nam đã tham gia rất đông đảo vào việc điều tra và bình luận về tác hại của các dự án bauxite, bởi vì báo chí trong nước, do phải tự kiểm duyệt, chỉ đăng những ý kiến thuận lợi cho những dự án này.
TP
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100603-phong-vien-khong-bien-gioi-to-cao-viet-nam-ngan-cam-thong-tin-ve-tac-hai-cua-de-an
Thanh Phương
Bìa bản báo cáo của Phóng viên Không biên giới ngày 03/06/2010 tố cáo Việt Nam ngăn chặn thông tin về tác hại của việc khai thác bauxite.
Ngày 03/06/2010, tổ chức Phóng viên Không biên giới (Reporters Sans Frontières), trụ sở tại Paris công bố bản báo cáo: «Những cuộc điều tra nhiều hiểm nguy: Nạn phá rừng và các vụ ô nhiễm». Bản báo cáo lên án những hành động sách nhiễu, bắt bớ ngày càng nhiều trên thế giới nhắm vào các phóng viên điều tra về những vụ phá hoại môi trường. Trong phần nói về Việt Nam, bản báo cáo mô tả cách thức mà chính quyền Hà Nội tìm cách bóp nghẹt mọi tranh luận về tác hại của các dự án khai thác bauxite Tây Nguyên do một công ty Trung Quốc thực hiện.
Theo RSF, hồ sơ bauxite Tây Nguyên rất nhạy cảm đã khiến nhiều nhà báo và blogger Việt Nam bị bắt bớ, giam cầm. Bản báo cáo nhắc lại vụ Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người điều hành trang mạng Bauxite Việt Nam, đã bị công an kêu lên «làm việc» trong suốt một tuần [22 ngày - BVN]để ép buộc ông từ bỏ việc điều hành trang này. Công an cũng đã khám xét nhà ông và tin tặc đã đánh phá trang Bauxite Việt Nam, khiến trang này đã nhiều lần thay đổi địa chỉ.
Theo đánh giá của Phóng Viên Không biên giới, trong một quốc gia mà đảng độc quyền ngăn cản sự hình thành của báo chí tự do, trang mạng này đã được 17 triệu người truy cập tính đến cuối năm 2009 và đã nhanh chóng trở thành một nơi trao đổi thông tin trên vấn đề bauxite, cũng như là nơi phản kháng chính quyền.
Báo cáo cũng nhắc lại chính là để bóp nghẹt cuộc tranh cãi chung quanh vấn đề này mà Chính phủ Việt Nam vào năm ngoái đã ra quyết định 97 hạn chế việc phản biện của các nhà khoa học và qua quyết định này buộc Viện nghiên cứu phát triển của Tiến sĩ Nguyễn Quang A phải đóng cửa.
Mặc dù bị ngăn cấm, nhưng giới blogger Việt Nam đã tham gia rất đông đảo vào việc điều tra và bình luận về tác hại của các dự án bauxite, bởi vì báo chí trong nước, do phải tự kiểm duyệt, chỉ đăng những ý kiến thuận lợi cho những dự án này.
TP
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100603-phong-vien-khong-bien-gioi-to-cao-viet-nam-ngan-cam-thong-tin-ve-tac-hai-cua-de-an
HT THÍCH QUảNG Độ PHảN ĐốI KHAI THÁC BAUXITE 090402
Thứ Năm, 2 tháng 4, 2009
HT THÍCH QUảNG Độ PHảN ĐốI KHAI THÁC BAUXITE 090402
Hòa thượng Thích Quảng Độ là tiếng nói mới nhất phản đối khai thác bauxite
Hòa thượng bất đồng chính kiến Thích Quảng Độ ra lời kêu gọi "bất tuân dân sự" từ TP. HCM để phản đối chính sách khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên.
Trong lá thư đề ngày 29.3, người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không được nhà nước công nhận nói "nguy cơ mất nước bắt đầu" từ chủ trương cho nhà thầu Trung Quốc đưa hàng ngàn công nhân vào cao nguyên trung phần.
Lá thư kêu gọi người Việt trong ngoài nước "tỏ thái độ trước nguy cơ hủy hoại mầu xanh Tây Nguyên và đời sống của người Việt cũng như hàng chục dân tộc ít người".
Hòa thượng cũng kêu gọi người Việt ở nước ngoài "khẩn cấp báo động công luận thế giới về đại nạn sinh thái Tây Nguyên, và nguy cơ nối giáo Bắc Kinh trấn đóng yết hầu chiến lược vùng ba biên giới".
Nhiều nhà khoa học và trí thức Việt Nam trước đó đã phê phán chủ trương của chính phủ cho phép Trung Quốc tham gia dự án bauxite, chủ yếu do lo ngại về môi trường và an ninh.
Trong lá thư bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam, Hòa thượng cũng thúc giục chính phủ công bố toàn bộ nội dung hai hiệp ước biên giới trên đất liền và biển ký với Trung Quốc năm 2000, "để toàn dân được biết sự toàn vẹn lãnh thổ mà tiền nhân đã đem xương máu gầy dựng".
Lo ngại
Đầu năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã duyệt Quy hoạch khai thác bauxite giai đoạn 2007-2015, theo đó tại Đăk Nông sẽ có bốn nhà máy sản xuất nhôm với công suất 4,8 đến 6,6 triệu tấn/năm.
Những người ủng hộ dự án cho rằng việc triển khai dự án sẽ góp phần biến các tỉnh vùng cao nguyên thành những địa phương hiện đại và giàu có.
Nhưng những người chỉ trích như Nguyễn Trung, cựu đại sứ Việt Nam ở Thái Lan, lại cho rằng dự án như đang triển khai "sẽ (1) hủy hoại môi trường đồng thời làm biến đổi khí hậu toàn bộ vùng này và chung quanh, (2) thu hẹp vùng dân cư sinh sống, (3) gây phương hại cho an ninh của đất nước".
Viết trên BBC mới đây, nhà báo Lê Phú Khải ở TP. HCM nói: "Nếu một đường lối, chủ trương lớn của Đảng mà từ Đại tướng đại công thần của chế độ như Võ Nguyên Giáp đến người dân bình thường lại không đồng thuận thì dù có một ngàn lần đưa sự lãnh đạo của Đảng vào điều 4 Hiến pháp cũng vô nghĩa!"
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thuộc trong số những nhân vật có tiếng đã thúc giục Đảng Cộng sản và chính phủ xem lại dự án.
Dù vậy, hôm 17.3 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản tiếp tục chỉ đạo chủ đầu tư triển khai các dự án khai thác quặng nhôm, là tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng và dự án Nhân Cơ ở Đăk Nông.
Hòa thượng Thích Quảng Độ, 81 tuổi, hiện cư ngụ ở Thanh Minh Thiền Viện, TP. HCM, được cho là dưới sự giám sát chặt chẽ của an ninh.
Là một trong những nhân vật nổi bật nhất của phong trào phản kháng chính trị, Hòa thượng đã được một số tổ chức và chính giới ở phương Tây đề cử giải Nobel Hòa bình trong mấy năm qua.
HT THÍCH QUảNG Độ PHảN ĐốI KHAI THÁC BAUXITE 090402
Hòa thượng Thích Quảng Độ là tiếng nói mới nhất phản đối khai thác bauxite
Hòa thượng bất đồng chính kiến Thích Quảng Độ ra lời kêu gọi "bất tuân dân sự" từ TP. HCM để phản đối chính sách khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên.
Trong lá thư đề ngày 29.3, người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không được nhà nước công nhận nói "nguy cơ mất nước bắt đầu" từ chủ trương cho nhà thầu Trung Quốc đưa hàng ngàn công nhân vào cao nguyên trung phần.
Lá thư kêu gọi người Việt trong ngoài nước "tỏ thái độ trước nguy cơ hủy hoại mầu xanh Tây Nguyên và đời sống của người Việt cũng như hàng chục dân tộc ít người".
Hòa thượng cũng kêu gọi người Việt ở nước ngoài "khẩn cấp báo động công luận thế giới về đại nạn sinh thái Tây Nguyên, và nguy cơ nối giáo Bắc Kinh trấn đóng yết hầu chiến lược vùng ba biên giới".
Nhiều nhà khoa học và trí thức Việt Nam trước đó đã phê phán chủ trương của chính phủ cho phép Trung Quốc tham gia dự án bauxite, chủ yếu do lo ngại về môi trường và an ninh.
Trong lá thư bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam, Hòa thượng cũng thúc giục chính phủ công bố toàn bộ nội dung hai hiệp ước biên giới trên đất liền và biển ký với Trung Quốc năm 2000, "để toàn dân được biết sự toàn vẹn lãnh thổ mà tiền nhân đã đem xương máu gầy dựng".
Lo ngại
Đầu năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã duyệt Quy hoạch khai thác bauxite giai đoạn 2007-2015, theo đó tại Đăk Nông sẽ có bốn nhà máy sản xuất nhôm với công suất 4,8 đến 6,6 triệu tấn/năm.
Những người ủng hộ dự án cho rằng việc triển khai dự án sẽ góp phần biến các tỉnh vùng cao nguyên thành những địa phương hiện đại và giàu có.
Nhưng những người chỉ trích như Nguyễn Trung, cựu đại sứ Việt Nam ở Thái Lan, lại cho rằng dự án như đang triển khai "sẽ (1) hủy hoại môi trường đồng thời làm biến đổi khí hậu toàn bộ vùng này và chung quanh, (2) thu hẹp vùng dân cư sinh sống, (3) gây phương hại cho an ninh của đất nước".
Viết trên BBC mới đây, nhà báo Lê Phú Khải ở TP. HCM nói: "Nếu một đường lối, chủ trương lớn của Đảng mà từ Đại tướng đại công thần của chế độ như Võ Nguyên Giáp đến người dân bình thường lại không đồng thuận thì dù có một ngàn lần đưa sự lãnh đạo của Đảng vào điều 4 Hiến pháp cũng vô nghĩa!"
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thuộc trong số những nhân vật có tiếng đã thúc giục Đảng Cộng sản và chính phủ xem lại dự án.
Dù vậy, hôm 17.3 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản tiếp tục chỉ đạo chủ đầu tư triển khai các dự án khai thác quặng nhôm, là tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng và dự án Nhân Cơ ở Đăk Nông.
Hòa thượng Thích Quảng Độ, 81 tuổi, hiện cư ngụ ở Thanh Minh Thiền Viện, TP. HCM, được cho là dưới sự giám sát chặt chẽ của an ninh.
Là một trong những nhân vật nổi bật nhất của phong trào phản kháng chính trị, Hòa thượng đã được một số tổ chức và chính giới ở phương Tây đề cử giải Nobel Hòa bình trong mấy năm qua.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)