Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

Lên tiếng về việc Trung cộng nhổ cột mốc biên giới lịch sử Việt Trung 1887-1895
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/pictures/2010/11/101125_china_border_markers.shtml

Lên tiếng về việc Trung cộng nhổ cột mốc biên giới lịch sử Việt Trung 1885-1895
1.      Nhằm khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với các phần đất lịch sử giáp giới biên giới Trung quốc qua các hiệp ước biên giới quốc tế phân định biên giới lịch sử Việt Nam và Trung Hoa được ký kết giữa nước cộng hòa Pháp và nước Trung Hoa vào các nǎm 1885-1895.
2.      Nhằm khẳng định sự vô giá trị các hiệp ước giữa cộng sản VN và cộng sản Trung Hoa qua các thương thảo bí mật và bất bình đẳng từ sau nǎm 1979 đến nǎm 2000 vì không thông qua ý kiến toàn dân Việt. Quan điểm Việt Nam 2011 mạnh mẽ phản đối sự việc Trung cộng bất hợp pháp di dời các cột mốc biên giới Việt Trung mà các hiệp ước bất bình đẳng do Việt cộng ký kết với Trung cộng đã khiến nhiều phần đất Việt Nam rơi vào tay Trung cộng.
3.      Tất cả tất cả các cột mốc lịch sử thuộc di sản lịch sử Việt Nam và thuộc tài sản toàn dân tộc Việt Nam, Trung cộng không được phép của toàn dân Việt Nam để lưu giữ tại một nơi khác với vị trí lịch sử của các cột mốc này.
4.      Đây là tội ác do đảng cộng sản Việt Nam gây ra cho toàn dân tộc Việt Nam, và cũng chính thể hiện Trung cộng đã chiếm đóng nhiều phần đất Việt Nam mà cộng sản Việt Nam luôn giữ kín. Bởi vì khi di dời các cột mốc này đang nằm trong phần đất Trung Hoa, và chúng ta không biết bao nhiêu cột mốc bí mật di dời khỏi vị trí lịch sử của chúng.
5.      Kính xin toàn thể người Việt Nam trên thế giới xin hãy đóng góp chữ ký vào Thỉnh Nguyện Thư nhằm gửi các tổ chức chính trị quốc tế mà chúng tôi sẽ phổ biến trong nay mai phản đối Việt cộng cho Trung cộng khai thác bô xít Tây Nguyên.
Trân trọng,
Quan điểm Việt Nam 2011

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Thư gửi các dân tộc Tây Nguyên,
Kính gửi các đồng bào dân tộc Tây Nguyên,
Cùng với sự phát triển tột bực về khoa học và kỹ thuật giúp phát triển đời sống, khiến con người có cuộc sống thêm tốt đẹp vǎn minh và hạnh phúc, nó còn chế ngự sự khắc nghiệt của thiên nhiên, giảm bớt sức tác hại gây ra bởi thiên tai, lụt lội, sóng thần trong bảo tố, biển cả hay đất đai. Rủi thay ở Việt Nam dân chúng Tây nguyên ít học, thiếu thốn mọi phương tiện kỹ thuật khoa học, nghèo nàn lạc hậu, lại them chính quyền cộng sản không có chút lương tâm nên những thiên tai như lũ lụt, bảo tố gây rất nhiều chết chóc và ác nghiệt cho sự sống còn, hủy hoại sức khoẻ của cả dân tộc Việt Nam nhất là cho người dân tại miền Trung và ven biển. Từ nhiều nǎm qua, cây rừng trên núi cao đã bị đốn chặt, phá sạch tìm gỗ quý, để xây đập thủy điện mà tác dụng ích lợi của chúng thì nhỏ mà tác hại thì nhiều. Một khi cây rừng bị chặt phá, nhổ tận gốc rễ thì nước mưa và sương lạnh trên đầu nguồn trên núi đã không thể đuợc hút thấm vào các tầng đất trở thành nguồn nước tinh khiết và trong sạch để uống, nhưng sẽ chảy tràn lan trên mặt đất và đổ xuống hạ lưu các sông suối như thác lũ. Không còn cây rừng ngǎn chận nước chảy nhanh từ trên dốc cao, nước lập tức chảy tràn xuống dưới. Không có gốc rễ cây bám vào đất,nước phá vỡ đất nơi triền núi làm xạt lỡ gây tắt nghẽn lưu thông nước khiến nước lại điên cuồng dâng cao và đổ xuống thấp như sấm sét. Nước không còn có chỗ hội tụ chảy ra biển mà dâng ngập tràn vùng trũng nơi mà cư dân sinh sống trồng trọt. Như vậy lũ lụt sẽ khiến người chết, gia súc chết, trâu bò nuôi để cày bừa chết, hoa màu chết úng và rồi nhà cửa hư hại đổ nát, của cải mất sạch và tội lỗi thay, con người không có một giọt nước trong sạch để uống.
Tây nguyên không ra ngoài định luật ấy. Những con đập được xây dựng đầu nguồn một cách vội vã thiếu trách nhiệm và không có người trách nhiệm, dùng để chứa nước rửa quặng bô xít thì lập tức vào mùa nắng, nguồn nước hạ lưu sẽ cạn kiệt, hồ nước sinh hoạt không đủ tưới tiêu, tắm giặt và từ đó khí hậu thay đổi trở nên oi bức, từ đó thay đổi nếp sống vǎn hóa Tây Nguyên có từ ngàn xưa. Vào mùa mưa, những đập nước trở nên đầy ứ và có thể bị xã nước thoát không biết khi nào. Khi mực nước dâng cao chảy tràn xuống hạ lưu có thể mang theo chất bùn đỏ từ các hồ chứa bùn đỏ. Thực tế cho thấy trong suốt một trǎm nǎm người Tàu khai thác mỏ bô xít tại Tây Nguyên, số lượng chất bùn đỏ lên tới hàng tỷ mét khối. Nếu hình dung một phần ba diện tích Dak Nong khai thác đất đỏ chứa alumina tức là (651km2)/3= 217km2= (217.000.000)m2 thì chiều cao của chất bùn đỏ ít nhất 4,5m chiều cao chất bùn đỏ. Như vậy, nếu chất bùn đỏ chảy tràn vỡ ra ngoài, một diện tích 217km2 sẽ ngập sâu dưới ít nhất 4m bùn đỏ. Nhưng lượng bùn đỏ sẽ không dừng tại Dak Nong, nó sẽ chảy tràn xuống các tỉnh có cao độ thấp hơn và đổ xuống các sông Đồng Nai, sông Sài gòn xuống thành phố Sài gòn. Như vậy hơn 20 triệu người Việt Nam sẽ lãnh đủ tai hoạ này. Đó là chưa kể một hậu quả di hại không lường về các các cǎn bệnh độc hại kéo dài hàng trǎm nǎm sau không hết. Hình dung thảm hoạ bô xít như một trận đại hồng thủy tiêu diệt những 20 triệu người Việt Nam “tội lỗi” vẫn chưa đủ. Các dân tộc Tây Nguyên sống trong câm nín khi quyền con người của họ bị phỉnh gạt và lừa dối bởi những tên cán bộ cộng sản mang nhãn hiệu “đại biểu dân tộc ít người” nay đã chết trong oan khiên nghiệt ngã. Khi tình yêu trong trắng về quê hương xanh tươi và xinh đẹp của mình bị tắt nghẽn, khi nền vǎn hoá cồng chiêng biến mất, khi những ché rượu cần tan vỡ, những chiếc vòng kết hôn không còn trong sử sách, khi tiếng chày giã gạo dưới trǎng khuya không còn nữa, khi hình ảnh những người con gái miền sơn cước đáng yêu trở thành ký ức, khi những đàn voi biến mất cùng với tình yêu bản sắc dân tộc Tây Nguyên… thì người ta mới biết rằng nguyên nhân của một cuộc tàn sát và hủy diệt đến tận cùng của mọi loài vật đó chính là từ chất độc hại bùn đỏ bô xít Tây Nguyên. Tây nguyên từ đó trở thành sa mạc không có một sự sống thoi thóp vì mặt đất oằn lên, nhǎn nhúm, nứt nẻ với những tảng bùn đỏ đến tận chân trời. Nếu có ai sống sót bước đi trên vùng đất chết nầy của Tây Nguyên, người ấy không còn nghe một hơi thở của một sự tồn tại nào. Cây cối chung quanh đã chết, loài chim không còn nữa, những cánh hoa sim dại biến mất.
Kính thưa quý vị và các bạn,
Nói lên thảm kịch ấy không phải vẽ lên một chân dung dối trá và cường điệu tấn bi kịch bô xít, nhưng đấy chính là hình ảnh thật sự của một ngày tận thế của Tây nguyên mà người cộng sản rất sợ phổ biến sự thật.
Đó chính là thảm kịch của Tây Nguyên, nhưng chúng ta không ai có thể bó tay để cho cái chết đến mà không phản ứng vì sự sinh tồn của mình. Vì tình yêu về Tây Nguyên mộc mạc hiền hoà, vì tình yêu về một Tây Nguyên trong gian khổ nhưng trong trắng và thơm ngát những nụ hoa lài, của những rừng cà phê nặng trĩu hạt, người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại muốn gióng lên tiếng chuông cảnh báo, và gửi đi một lời kêu gọi đến các tổ chức nhân quyền, môi trường và các cơ quan chính trị quốc tế để họ có thể quan tâm hết sức đặc biệt và khẩn cấp về hiện trạng nguy khốn của Tây Nguyên khi vùng đất này bị cộng sản Việt Nam giao cho Trung cộng khai thác bô xít trong suốt 100 nǎm.
Các dân tộc Tây Nguyên thân mến, chúng tôi gửi lời thǎm hỏi các bạn và cầu nguyện Thượng đế ban phước lành bình an cho các bạn và hổ trợ tinh thần cho các bạn biết yêu thương nhau và sống hoà bình với những người Kinh chung quanh các bạn để cùng nhau chia xẽ những gian khổ, cay đắng và thiệt thòi mất mát do nạn khai thác bô xít tại Tây Nguyên gây ra cho các bạn. Chúng tôi nguyện cầu Tây nguyên sớm trở lại màu xanh, suối nguồn trở lại trong vắt ngọt ngào và các loài chim rừng cất lên tiếng hót ngọt lịm trong bầu trời Tây Nguyên đầy tình yêu và nắng ấm một ngày không xa.
Quan Điểm Việt Nam 2011

Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2010

Kính Thông Báo về việc ký tên Thỉnh Nguyện Thư Chống Bô Xít Tây Nguyên
Kính thưa quý vị và các bạn,
Chúng tôi nhận đầy đủ tất cả chữ ký mà các quý vị và bạn gửi đến chúng tôi, từ khắp mọi nơi như Hoà Lan, Úc, Bỉ, Việt Nam (Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hoá, Đà Nẳng…) Chúng tôi sẽ cập nhật danh sách hằng tuần vào ngày Thứ Nǎm trên blog quandiemvietnam, nhưng chỉ với những phần nhỏ các chi tiết quý vị gửi đến chúng tôi để giữ thật an toàn cho mọi người. Ngay cả một số đông quý vị gửi email cho chúng tôi viettrade.net@gmail.com, chúng tôi đều nhận được. Càng có nhiều chữ ký, Thỉnh Nguyện Thư của chúng ta dễ đạt hiệu quả và tạo niềm tin vào sự giúp đỡ của quốc tế. Chúng tôi không bao giờ trả lời các email đến từ Việt Nam vì nội dung các email có thể bị người lạ mở xem. Như quý vị và các bạn biết, chúng ta sẽ chấm dứt thu nhận chữ ký vào đêm 31/12/2010. Xin quý vị chuyển thông tin này đến mọi nơi để mọi người cùng biết và ký tên trên vǎn kiện lịch sử Việt Nam của thế kỷ này. Tất cả danh sách sẽ chỉ được công bố khi nào thuận tiện nhất. Chúng tôi sẽ công bố bản dự thảo Thỉnh Nguyện Thư bằng Việt ngữ trong thời gian sắp tới.
Trân trọng,
13/11/2010 Quan Điểm Việt Nam 2011

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010

Vỡ đê bao, hơn 100 hộ dân khốn đốn

Chiều 5/11, triều cường dâng cao kết hợp với mưa to khiến đoạn bờ bao Rạch Cầu Quán (Khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) bị vỡ. Nước tràn vào nhà cả trăm hộ dân ngập sâu hơn 1m.



Chỉ trong vòng chưa đầy 5 phút nước đã tràn ào ào vào nhà dân khiến nhiều người dân không kịp trở tay, nhiều vật dụng đồ đạc như: máy lạnh, TV...hư hỏng nặng, nhiều thứ trôi lềnh bềnh theo con nước.
"Tôi đang chuẩn bị dọn cơm để cùng ăn với gia đình thì nước ập tới, thức ăn chưa kịp dọn ra bàn bị cuốn theo dòng nước", anh Quang, một người dân (tổ 49, khu phố 8) cho biết.
Theo người dân, đoạn bờ bao được đúc bằng xi măng cốt thép dài 12m, do không chịu nổi áp lực nước quá mạnh đã bị vỡ khiến nước mênh mông cả khu vực.

Đoạn đê bao bằng bê tông cũng không chịu nổi áp lực của nước. Ảnh: Vĩnh Phú.
Đến trưa 6/11, nhiều hộ gia đình nước vẫn ngập sâu. Hơn 20 ha hoa màu, mai kiểng bị chìm sâu trong biển nước. Tại chùa Thiên Quang, nước cũng làm hỏng nhiều đồ đạc, nhiều sách kinh phật bị ướt.
Theo ông Nguyễn Văn Ngà, cán bộ thủy lợi phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, đoạn đê bao được làm bằng sắt thép, xi măng nhưng áp lực nước quá mạnh nên đã đổ ập xuống. Trời thì tối mà mưa lại to nên việc khắc phục rất khó khăn.

Máy bơm công suất lớn được huy động bơm nước ra ngoài sông. Ảnh: Vĩnh Phú.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, công nhân xí nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi quận Thủ Đức phối hợp với lực lượng dân phòng phường Hiệp Bình Chánh đã dùng bao cát ra sức đắp lại đoạn đê bao bị vỡ.Đến trưa 6/11 nước vẫn ngập sâu 30-50 cm, cơ quan chức năng đã phải huy động máy bơm công suất lớn 800m3/h để bơm nước ra sông giải thoát cho dân.
Cùng thời điểm, triều cường dâng cao (1,49m) lại kết hợp với mưa lớn nhiều tuyến đường trên địa bàn TP HCM cũng bị ngập nặng gây ách tắc giao thông cục bộ nhiều giờ đồng hồ.
Vĩnh Phú

Bùn thải từ sự cố vỡ đập tiếp tục tràn ra sông suối

Gần một tuần sau sự cố vỡ đập ở Cao Bằng, bùn thải theo dòng nước tiếp tục tràn xuống hạ nguồn. Hàng trăm công nhân cùng nhiều máy xúc, xe tải được huy động múc dọn, song phải nhiều tháng nữa hậu quả mới được khắc phục.

Tại xã Duyệt Trung (thị xã Cao Bằng), Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng (Công ty khoáng sản luyện kim Cao Bằng) đã huy động 200 công nhân tham gia nạo vét. Bốn máy xúc, 8 xe tải cũng được điều đến hiện trường, hàng chục mét khối đá dăm đã được dải lót.

Công nhân nạo vét bùn sau sự cố vỡ đập. Ảnh: Bằng Giang.

Tuy nhiên, hiện tại con suối của các xóm Nà Màn, Nà Kéo, Nà Cà, Nà Mạ, Nà Lũng, Nà Thỏ, Nà Đàm... lượng bùn được múc đi không đáng kể. Nước và bùn thải vẫn chảy về hạ nguồn rồi đổ ra sông Bằng, nơi cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho cư dân ven sông.
Tại con suối Nà Chúa đổ ra sông Bằng, từng dòng bùn vẫn tiếp tục chảy. Theo dự kiến, phải mất nhiều tháng nữa hậu quả của sự cố mới được khắc phục.
Theo thống kê chưa đầy đủ, cơn lũ bùn tối 5/11 đã tràn vào nhà và công trình phụ của 12 hộ dân, gây hại đến đất nông nghiệp của 45 hộ; vùi lấp 6 ha đất nông nghiệp, nhiều gia cầm, vật nuôi.
Hiện nay, Công ty khoáng sản luyện kim đã hỗ trợ tiền sinh hoạt tạm thời cho 4 hộ phải di dời, mỗi hộ một triệu đồng. Hai hộ bị nặng nhất là bà Mã Thị Bạch và Trương Thanh Phong, mỗi hộ được hỗ trợ 2 triệu đồng, Tập đoàn than khoáng VN (TKV) sản hỗ trợ 5 triệu đồng.





Bùn vẫn tiếp tục theo dòng suối chảy ra sông Bằng. Ảnh: Bằng Giang.
Với diện tích đất nông nghiệp bị bùn lấp, TKV sẽ cho phương tiện cơ giới xuống nạo vét.
Công ty khai thác và luyện kim Cao Bằng đang xin phép tỉnh cho xây dựng thêm đập số 5 với trị giá hơn 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, UBND tỉnh Cao Bằng chưa phê duyệt vì báo cáo tác động môi trường chưa đáp ứng các tiêu chuẩn quy định.
Bằng Giang

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010


Cập nhật chữ ký trên TNT Chống Khai Thác Bô xít Tây Nguyên
Note: 10/10/2010
(Tất cả email addresses của anh chị đều được lưu trữ, cũng như tên thật được sử dụng gửi đến BNG/HK. Hiện nay, tên của anh chị được giữ kín hoặc bỏ bớt)

1.      Dieuvang Houston tx, Thur 04/11/2010
2.      Lam Vu (USA) Nov 10, 2010 at 7:39 AM
3.      maybuko Tue, Nov 9, 2010 at 10:20 PM
4.      Tammy Vu Tran, Virginia USA 09/11/2010
5.      Giang Nguyen Mon 08/11/2010 10:44PM
6.      Minh Do, VN (Pittsburg, CA) 08/11/2010 10:00 pm
7.      TUAN PHAM, USA 08/11/2010 1:00pm
8.      Thehuong, Bỉ 08/11/2010 1:24pm
9.      (Nh. T.) Simpatico 08/11/2010 8:46 am
10.  Anh Le(Pháp) 08/11/2010 8:19am
11.  Long TA (Pháp) Mon, Nov 8, 2010 at 12:46 AM
12.  Bichlien Tranthi (VN) Sat, Nov 6, 2010 at 10:29 PM
13.  Dung Duong (USA) Sat, Nov 6, 2010 at 8:16 PM
14.  Nkieuhanh (USA) Sat, Nov 6, 2010 at 10:58 AM
15.  Phung Nguyen (USA) Sat, Nov 6, 2010 at 8:51 AM
16.  tien-tung (CHLB Đức) Sat, Nov 6, 2010 at 12:28 AM
17.  ngocquelee (Pháp) Fri, Nov 5, 2010 at 11:20 PM
18.  udduc (VN) Fri, Nov 5, 2010 at 10:55 PM
19.  pham xuyen (CA, USA) Fri, Nov 5, 2010 at 8:33 PM
20.  Vien V. (CA, USA) Fri, Nov 5, 2010 at 8:22 PM
21.  tn2ng (Houston, TX) Fri, Nov 5, 2010 at 5:50 PM
22.  pttran (Bỉ) Fri, Nov 5, 2010 at 4:51 PM
23.  Bích Khương, (Nghệ An, VN) Trung Tôn (Thanh Hóa, ,VN) Fri, Nov 5, 2010 at 4:13 PM
24.  Ngothidao (N. Carolina, USA) Fri, Nov 5, 2010 at 2:19 PM
25.  Tien Pham (USA) Fri, Nov 5, 2010 at 11:35 AM

Xin lưu ý các anh chị là thu thập chữ ký sẽ chấm dứt vào đêm giao thừa của Tết Dương lịch 31/12/2010 rạng sáng 01/01/2011 giờ California (Pacific Saving Time) 3:00 chiều Hà Nội ngày đầu nǎm 01/01/2011. Tất cả tên và địa chỉ email của anh chị em sẽ được in trong một tập sách lịch sử trên loại giấy tuyệt hảo được lưu trữ và chuyển đến BNG/HK.) Xin hãy Ký Tên Thỉnh Nguyện Thư chống khai thác bô xít Tây Nguyên trước ngày 01/01/2011, và xin vì Tây Nguyên, máu thịt của dân tộc ta.
Tổng cộng danh sách hiện nay 877 chữ ký

Người dân nói về bùn đỏ ở Cao Bằng

Sự cố bùn đỏ ở Hungary (hình tư liệu)
Sự cố bùn đỏ ở Hungary nhắc nhở tính rủi ro trong việc khai thác khoáng sản.
Báo trong nước đưa tin đại diện của Công ty Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) chính thức nhận trách nhiệm trong vụ lũ bùn đỏ ở Cao Bằng.
Ông Phùng Mạnh Đắc, Phó Tổng giám đốc TKV được báo Tuổi Trẻ trích lời nói rằng, “chúng tôi hỗ trợ tạm người dân bị thiệt hại từ 3 đến 6 triệu đồng mỗi hộ.”
Quan chức TKV coi sự cố tràn bùn ở Cao Bằng “không phải là vấn đề lớn, nghiêm trọng.”
“Chỉ có một vài vấn đề phải xử lý và đang được xử lý,” ông Đắc nói.
Tuy nhiên người địa phương có cái nhìn khác. Bà Lê Thị Oanh là người dân bị ảnh hưởng bởi lũ bùn đỏ trong mấy ngày qua ở xã Duyệt Trung, tỉnh Cao Bằng. Trao đổi với BBC Việt Ngữ hôm 8/11, bà nói tai nạn tràn bùn lần này là to lớn, hậu quả để lại lâu dài.
Lê Thị Oanh: Gia đình tôi bùn chỉ vào đến giếng và vườn thôi. Những gia đình khác bị bùn đỏ tràn vào nhà thì vất vả quá. Bây giờ đất không cào được ra, có chỗ bùn ngập trong nhà tới một mét. Gỡ ra khó lắm. Và không biết gỡ ra đưa về đâu. Cần phải giúp những người dân này, khắc phục sạch bùn cho họ . Có những hộ đến bây giờ chưa bước chân được vào nhà. Và cũng không làm cách nào để cào ra được. Làm thế nào để giúp những người khó khăn ấy thoát ra khỏi cái bùn. Bùn kinh khủng luôn.
BBC: Thưa bà bùn đỏ mùi gì, có độc hại không?
Lê Thị Oanh: Không có mùi gì nhưng nó keo kinh khủng luôn. Chân dính xuống kéo lên, lấy xà phòng rửa một nước không bao giờ sạch được.
BBC: Ví dụ bùn tràn vào vườn và giếng nước thì làm cách nào để làm sạch, thưa bà?
Lê Thị Oanh: Bây giờ cũng chịu thôi. Công ty môi trường người ta không cho cào ra suối. Nhà tôi có suối đằng sau, nhưng họ nói là không được đổ ra suối, để nguyên để công ty luyện kim khắc phục hậu quả. Ở sau vườn nhà tôi có chỗ bùn ngập đến 1 mét. Hầu như nhà nào cũng vậy. Không biết đẩy đi đâu. Nói chung dân gặp khó khăn nhiều.
BBC: Bà nói đến cuộc sống của người dân gặp khó khăn trong những ngày qua, vậy khó khăn ở chỗ nào, thưa bà?
Lê Thị Oanh: Thứ nhất là ruộng vườn không làm được gì cả. Có những người cấy xong rồi người ta bao quanh hết ruộng để trồng rau. Thế mà bây giờ nước bùn đỏ tràn vào nó kéo hết cả rau, cả những cái tường bao đi. Nói chung là họ thiệt hại nhiều. Cái vụ này nó sâu như thế, bùn ngập một mét thì làm thế nào để khác phục được.
BBC: Thế nơi ở của họ có bị ảnh hưởng không?
Lê Thị Oanh: Những nhà nào bùn tràn vào mình vận động họ tự khắc phục thì họ sẽ khắc phục. Không khắc phục được thì mình phải di dời họ ra đâu, chứ ở cạnh suối họ làm thế nào. Bùn đỏ quánh như bột vậy. Xong nó keo lại. Rửa khó lắm. Nó có hóa chất, người ta rửa quặng xong – đất rơi ra đó là bùn đấy ông ạ.
BBC: Nó có gì độc hại không, thưa bà?
Lê Thị Oanh: Có chứ. Trước đây chỉ cần nước đục tràn vào ruộng lúa thôi, là coi như cây lúa không lên được. Trước đây có tình trạng tràn vào ô ruộng mà họ phải đền bù cho dân ba năm liền đấy. Chưa nói đến kiểu bùn đặc sệt như bùn hôm nay. Quá kinh khủng.
BBC: Tính ra bao nhiêu hộ bị ảnh hưởng thưa bà?
Lê Thị Oanh: Ô nhiều lắm. Tính ra cái xã Duyệt Trung bị ảnh hưởng gần hết, hai bên khe suối, ruộng, rồi nhà dân.
BBC: Nghe nói trước đây đã có vài lần nước màu đỏ tràn ra nhưng không nặng như bây giờ?
Lê Thị Oanh: Hàng năm mỗi dịp mưa nhiều, cái bãi quặng khi họ làm xong nhân đà mưa thì họ xả theo, thì nó ra bùn nhưng ra không đáng kể. Chỉ ngập đến mắt cá thôi nhưng rửa đã thấy khó khăn lắm rồi Bây giờ có chỗ sâu 1 mét, chỗ sâu hơn, trung bình thì 1 mét. Vậy phải chở đi đâu cho nó hết cái bùn đó.
BBC: Xí nghiệp khai thác khoáng sản Cao Bằng nói họ bồi thường cho dân mỗi hộ từ 3 đến 6 triệu đồng, như vậy có đủ không thưa bà?
Lê Thị Oanh: Biết thế nào cho đủ. Đối với những nhà phải bỏ của chạy lấy người, họ mất mát nhiều thứ lắm, gia súc gia cầm chẳng hạn. Ba triệu đồng chẳng thấm gì đối với gia đình người ta mất nhiều.
BBC: Vậy những gia đình sống gần chỗ rửa quặng của công ty luyện kim coi như chấp nhận cuộc sống trong đó tai họa lúc nào cũng rình rập?
Lê Thị Oanh: Vâng đúng rồi. Ngày xưa các ông còn vô trách nhiệm nữa cơ. Khi họp dân, các ông dặn rằng khi báo động nước to, nghe thấy tiếng “ào” là bà con phải chạy. Tôi ở ngay sát khu rửa quặng đây, nếu nước tràn lúc đêm hôm làm sao chúng tôi chạy được. Nghe không lọt lỗ tai ông ạ. Khi họp hành bọn tôi cũng nói nhiều. Kiểu ăn nói với dân như vậy là hơi vô trách nhiệm đấy. Đây này có thửa ruộng bùn ngập hàng mét ngay cạnh nhà tôi. Hai vợ chồng người chủ lấy máy bừa xăng để gỡ bùn đi, ba bốn ngày hôm nay, rồi cả người làm giúp thêm nữa mà vẫn không gạt hết bùn ra khỏi cái thửa ruộng ấy.