Thứ Hai, 13 tháng 9, 2010

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với GE Oil Gas

Mỹ tài trợ 200 triệu USD Cập nhật lúc 07:55, Thứ Ba, 13/04/2010 (GMT+7)
>> Đại dự án bô-xít Tây Nguyên và ý kiến nhiều chiều
Thủ tướng chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác dài hạn giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với GE Oil and Gas. Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ

Cùng với thỏa thuận trên, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với GE Oil and Gas của Mỹ cũng ký thỏa thuận hợp tác dài hạn.

Trước khi tham dự khai mạc chính thức Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại Washington DC, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp lãnh đạo Hiệp hội các nhà nhập khẩu dệt may Hoa Kỳ và một số tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ.

Đáp ứng sự quan tâm của Hiệp hội các nhà nhập khẩu dệt may Hoa Kỳ về cải cách thủ tục hải quan, Thủ tướng khẳng định Việt Nam đang cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ hải quan, đồng thời đang huy động mọi nguồn lực để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Thủ tướng cũng nêu rõ: Đến nay Mỹ vẫn chưa thực hiện ưu đãi thuế quan đối hàng hóa nhập khẩu củaViệt Nam, như vậy trong một năm, trung bình hàng Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ chịu một khoản thuế cao hơn hàng hóa của các nước khác 200 triệu USD.

Thủ tướng đề nghị Hiệp hội ủng hộ Việt Nam trong việc chống các rào cản thương mại và “cảnh báo sớm” cho VN về những nguy cơ này để cùng hợp tác.

Lãnh đạo Hiệp hội các nhà nhập khẩu dệt may Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam cải tiến hơn nữa thủ tục hải quan, thông quan ngay tại cảng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hóa.

Cùng với việc đề nghị Việt Nam đẩy mạnh đầu tư cơ sở sở hạ tầng, lãnh đạo Hiệp hội cũng cho biết sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để chống bảo hộ thương mại.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

http://vietnamnet.vn/chinhtri/201004/My-tai-tro-200-trieu-USD-khai-thac-bo-xit-Lam-Dong-903979/
http://vietnamnet.vn/xahoi/event/11461/
Note: Đây không phải Mỹ tài trợ dự án bô xít Tây Nguyên (Hoàng Hoa)

Đảng Bô Xít Việt Nam

Đảng Bô Xít Việt Nam


VietCatholic News (27 Apr 2009 17:33)

Hàng ngàn người Việt Nam, ở trong nước và bên ngoài, đã ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu đảng Cộng Sản Việt Nam ngưng vụ khai thác các mỏ bô xít (bauxite) ở cao nguyên Trung phần. Việc khai mỏ này đe dọa môi trường sống và tài nguyên kinh tế ở các vùng từ Tây nguyên xuống bờ biển miền Trung nước ta. Mỗi ngày càng nhiều người hưởng ứng cuộc tranh đấu của những nhà trí thức đại diện cho lương tâm dân tộc Việt. Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản vẫn cương quyết khai thác bô xít và chưa chịu lùi bước. Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng đều tuyên bố đó là một “đường lối lớn” của đảng, cho nên từ bây giờ có thể gọi tên nhóm người này là đảng Bô Xít.
Trước phong trào phản đối ngày càng lan rộng, ông Thủ Tướng Bô xít Nguyễn Tấn Dũng đã bay qua đảo Hải Nam để xin ý kiến của các đồng chí từ Bắc Kinh bay xuống. Nếu người Việt Nam ở Úc Đại Lợi (Australia) có thể mô phỏng dư luận nước này mà phong cho ông Nguyễn Tấn Dũng làm phó đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội. Giống như ông Thủ Tướng Úc Kevin Rudd đang được các đại biểu đối lập trong Quốc Hội phong cho tước hiệu Đại sứ Lưu động của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Thủ Tướng Rudd đang tính chấp thuận cho công ty Nhôm Trung Quốc (China Aluminium Corporation, viết tắt là Chinalco) mua và khai thác các quặng mỏ ở Úc, trong đó cũng có cả quặng bô xít. Tháng Sáu này hội đồng chính phủ phụ trách việc cho phép các công ty ngoại quốc đầu tư vào Úc mới quyết định về việc cho phép Chinalco mua 18% cổ phần của công ty Rio Tinto, để trở thành cổ đông với phần hùn lớn nhất hay không. Nhưng hiện nay phong trào phản đối trong dân chúng Úc đang lên cao, chắc chắn là gây ồn ào náo nhiệt hơn ở Việt Nam vì dân Úc được tự do viết báo, lên đài bầy tỏ ý kiến.
Trung Quốc có chiến lược tìm tài nguyên khắp thế giới. Từ hàng chục năm qua, Bắc Kinh cho người đi mua quyền khai thác quặng mỏ kim loại và dầu lửa ở Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ. Tuần báo Economist đã viết một bài nhan đề “Thực Dân Mới” với hình bìa là một đoàn người Trung Quốc cưỡi ngựa và lạc đã đi trên sa mạc ở Phi Châu, người dẫn đầu trương cao ngọn cờ ngũ tinh mầu đỏ của Trung Quốc. Trong thời đại kinh tế toàn cầu hóa này các nhà thực dân mới không cần dùng súng đạn đi xâm chiếm đất nước khác như đám thực dân vào thế kỷ 18, 19 - trừ khi họ đã dùng súng chiếm từ trước, như Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, và chiếm thêm Trường Sa năm 1988. Nhưng họ không thể sử dụng đường lối đó với các quốc gia độc lập khác. Bây giờ họ phải dùng thị trường thay cho bãi chiến trường, lấy tiền bạc (tốt nhất là dùng đô la Mỹ) làm khí giới, qua các thị trường chứng khoán họ mua cổ phần của các công ty về quặng mỏ và dầu lửa. Hoặc điều đình trực tiếp mua luôn quyền làm chủ tất cả một công ty, để được hưởng những tài nguyên mà công ty đó được quyền khai thác. Giống như năm 2005 công ty CNOOC của Trung Quốc đã toan mua Unocal của Mỹ để mua lấy quyền khai thác dầu khí của Unocal ở Trung Á, Miến Điện và Úc. Hồi đó các đại biểu Quốc Hội đã buộc chính phủ Mỹ phải tìm cách ngăn cản, cho nên Cnooc đành bỏ cuộc khi thấy gặp khó khăn.
Năm ngoái, tổng số tiền mà Trung Quốc đã chi vào việc đầu tư ở nước ngoài là 52 tỷ Mỹ kim, bằng hai phần ba tổng sản lượng nội địa của Việt Nam; trong đó hai phần ba là để nắm quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên. Trong ba tháng đầu năm 2009 họ đã bỏ ra 23 tỷ Mỹ kim trong 65 vụ thương thuyết đầu tư kiểu này. Dùng cơ cấu thị trường đi mua tài nguyên nước khác là phương pháp làm ăn lương thiện, tôn trọng luật chơi kinh tế. Nhưng chính phủ một nước mạnh như Trung Quốc vẫn có thể dùng biện pháp khác, gây ảnh hưởng trực tiếp trên chính quyền các nước khác để được ưu đãi trực tiếp khai thác lâm sản, đá quý (Miến Điện và Lào) hoặc quặng mỏ (như ở Việt Nam, Congo). Trong trường hợp đó họ chỉ dùng “diễn biến hòa bình” chứ không dùng vũ lực, mà lại không tốn tiền như khi phải mua cổ phần trên các thị trường.
Vụ Chinalco mua Rio Tinto trở thành một đề tài chính trị ở Úc vì báo chí và các đại biểu Quốc Hội Úc tìm ra rằng chưa đầy một tuần sau khi ông chủ tịch Chinalco ký giấy thuận trả gần 20 tỷ Mỹ kim để mua 18% cổ phần của Rio Tinto, thì ông ta được thăng lên cấp phụ tá bộ trưởng trong chính phủ Bắc Kinh, với trách nhiệm đi mua thêm tài nguyên các nước khác. Một điều ai cũng biết nhưng ở Úc từ trước không ai nêu ra, là Chinalco không phải là một công ty kinh doanh thuần túy. Như tất cả các xí nghiệp lớn ở Trung Quốc, họ là những cánh tay nối dài của đảng Cộng Sản và nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu chính trị. Cộng Sản Trung Quốc dùng các xí nghiệp quốc doanh như những đạo quân đi chiếm tài nguyên của thế giới qua thị trường kinh tế tư bản. Ông chủ tịch công ty Chinalco đóng vai trò một nhà kinh doanh khi ra nước ngoài mua bán, nhưng trong đảng Cộng Sản thì ông là một cán bộ do Bộ Chính Trị điều động.
Ông Tiêu Á Khánh (Xiao Yaqing) 49 tuổi tốt nghiệp kỹ sư vào lúc Đặng Tiểu Bình bắt đầu tư bản hóa kinh tế nước Trung Hoa. Ông leo lên dần dần trong guồng máy, được Giang Trạch Dân và Chu Dong Cơ chiếu cố cất nhắc, năm 2004 được lên làm bí thư đảng ủy công ty Chinalco. Năm đó ông đã tranh mua với 10 công ty quốc tế khác, thắng cuộc đấu thầu mua một quặng mỏ bô xít ở Úc với giá 3 tỷ đô la Mỹ. Đó cũng là thời gian Trung Quốc bắt đầu chú ý tới mỏ bô xít ở Việt Nam. Mỏ bô xít này nằm bên vùng khai thác mỏ của Rio Tinto, công ty khai thác khoáng sản lớn thứ ba trên thế giới. Năm 2007, Chinalco cộng tác với một công ty Á Rập Sau đi mua mỏ đồng ở Peru từ một công ty Canada. Họ tranh thắng dễ dàng vì họ không quản ngại trả giá cao để đạt mục đích chính trị.
Cuối năm 2007, công ty khai thác mỏ lớn nhất thế giới BHP Billiton của Anh đề nghị mua các cổ phần để chiếm đa số kiểm soát công ty Rio Tinto. Lúc đó ai cũng biết Rio Tinto đang mang những món nợ lớn tới 38 tỷ đô la Mỹ, sau khi vay để mua công ty nhôm Alcan của Canada, món nợ này khiến nhiều cổ đông lo sợ muốn bán cổ phần của họ. Nếu thành công, BHP sẽ làm chủ những mỏ sắt lớn nhất thế giới. Rio Tinto không muốn bị BHP “nuốt” cho nên đi tìm các công ty khai mỏ khác điều đình bán cổ phần cho họ, hy vọng rằng làm như vậy BHP sẽ không thể chiếm được đa số cổ phần với khả năng áp đảo. Nghe tin đó, Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc đã họp khẩn cấp các công ty khai mỏ, nằm trong guồng máy dưới sự điều hợp của Cơ Quan Phát Triển và Đổi Mới (NDRC) của Bắc Kinh. Chinalco được trao nhiệm vụ đóng vai “phò cứu” cho Rio Tinto bằng cách mua cổ phần của hãng này.
Để thực hiện “diễn biến hòa bình” trên, Chinalco được hai ngân hàng nhà nước Trung Quốc tài trợ, một ngân hàng do con ông Chu Dong Cơ đứng đầu, ngân hàng kia có con một người phụ tá của ông Đặng Tiểu Bình điều khiển. Tiếu Á Khánh đã mời công ty nhôm Alcoa của Mỹ hợp tác, góp một phần nhỏ trong cuộc đầu tư này để khỏi lộ liễu.
Đêm 31 Tháng Giêng năm 2008, sau khi thị trường New York và London đều đóng cửa, đích thân ông Tiếu Á Khánh cùng với các chuyên viên thị trường của công ty cố vấn đầu tư Mỹ Lehman Brothers thức suốt đêm đặt mua các cổ phần của Rio Tinto trên các thị trường quốc tế. Cứ như vậy, họ thu mua được 9% số cổ phần của Rio Tinto với số tiền 14 tỷ Mỹ kim, ngày hôm sau Chinalco trở thành cổ đông có số cổ phần lớn nhất của công ty khai mỏ Anh-Úc này. Sau đó, BHP bỏ ý định mua Rio Tinto. Nhưng cũng từ đó giá cổ phần các công ty mỏ và kim loại tụt xuống vì kinh tế thoái trào khắp nơi khiến nhu cầu kim loại đột ngột giảm bớt. Có lúc giá cổ phần xuống thấp đến mức số tiền đầu tư của Chinalco đã mua cổ phần Rio Tinto chỉ còn trị giá 4 tỷ Mỹ kim, lỗ khoảng 10 tỷ.
Nhưng địa vị của ông Tiếu Á Khánh không bị lung lay. Trái lại, ông còn nghe lời khuyên của công ty cố vấn Mỹ J.P. Morgan đề nghị tăng gấp đôi số cổ phần Chinalco làm chủ. Dịp may vừa tới, công ty Rio Tinto đang mang những món nợ lớn và tới Tháng Mười năm 2009 sẽ phải trả gần 9 tỷ đô la tiền nợ. Tháng Mười Hai năm 2008, ông Douglas Rithcie, giám đốc chiến lược của Rio Tinto đã nói chuyện với đại diện của Chianlco ở Úc, để nhờ giới thiệu với các ngân hàng Trung Quốc ngõ hầu có thể vay nợ mới trả nợ cũ.
Chinalco lúc nào cũng sẵn tiền, đã đề nghị cho Rio Tinto vay hơn 7 tỷ Mỹ kim dưới hình thức trái khoán “khả hoán” (convertible bonds), mà các trái khoán nay có thể đổi thành cổ phần của công ty Úc. Ngoài ra, Chinalco sẽ bỏ ra thêm hơn 12 tỷ đô la mua một số mỏ quặng của Rio Tinto. Ban giám đốc của công ty Úc đã chấp thuận đề nghị này, thay vì bán thêm cổ phiếu trên thị trường để gây vốn lấy tiền trả món nợ đáo hạn Tháng Mười năm nay.

Nhưng khi báo chí loan tin Chinalco sắp bỏ thêm 19.5 tỷ đô la để làm chủ 18% số cổ phần của Rio Tinto, dư luận Úc và cả thế giới phải chú ý. Người ta thấy đây không phải là một cuộc mua bán hoàn toàn vì lý do kinh tế mà đằng sau còn những ẩn ý chính trị. Nhất là khi nghe tin ông Tiếu Á Khánh được thăng quan tiến chức, thì mối nghi ngờ trên càng lớn, khiến các đại biểu Quốc Hội Úc phải chất vấn ông thủ tướng, một người nói thông thạo tiếng phổ thông Trung Quốc và đã từng làm nhà ngoại giao của Úc ở Trung Quốc trước đây. Vì vậy ông Kevin Rudd được dân Úc phong làm Đại sứ Lưu động của chính phủ Trung Quốc!
Tại Úc Nghị Sĩ Barnaby Joyce lên ti vi đặt câu hỏi: “Chính phủ Trung Quốc không bao giờ cho phép chính phủ Úc mua một mỏ kim loại ở Trung Quốc! Tại sao chúng ta lại để cho người Trung Quốc mua và kiểm soát một tài sản chiến lược của nước ta?” Ở Việt Nam nhiều người cũng muốn đặt câu hỏi giống như vậy, nhưng họ không bao giờ được nói công khai trên báo, trên đài. Vì đảng Bô Xít Việt Nam kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông, bịt miệng tất cả những ý kiến chống Bô xít.
Đến Tháng Sáu này chúng ta mới biết sau cùng tham vọng làm chủ một phần năm tài sản Rio Tinto của đảng Cộng Sản Trung Quốc có thành công hay không. Trong kinh tế thị trường theo lối tư bản, hiện tượng một công ty nước này làm sở hữu chủ các xí nghiệp của nước khác không làm ai ngạc nhiên. Vì đồng tiền có được tự do tìm chỗ đầu tư sinh lời cao nhất thì kinh tế thế giới mới phát triển mạnh. Nhưng trong trường hợp các công ty Trung Quốc đầu tư thì khác. Vì ai cũng biết các công ty này chỉ là dụng cụ của chính phủ Bắc Kinh để thực hiện tham vọng gây ảnh hưởng chính trị của họ.
Trong vụ khai thác Bô xít ở Việt Nam, họ có tham vọng gì, chắc chỉ có Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Bắc Kinh biết với nhau thôi, mà Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam ở Hà Nội chưa chắc đã biết. Nhưng khi hàng ngàn nhà trí thức ở trong nước và hải ngoại đã lên tiếng yêu cầu ngưng ngay việc này, nếu đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn nhất định bịt tai không nghe thì phải đổi tên họ thành đảng Bô xít thật.
Giáo Sư Tôn Thất Thiện đang cư ngụ ở Canada đã đề nghị người Việt hải ngoại nêu vấn đề môi trường sống ở Tây nguyên bị tàn phá nếu khai thác bô xít để yêu cầu các tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế điều tra, can thiệp và can ngăn các lãnh tụ đảng Bô xít Việt Nam. Đó là một phương pháp đấu tranh mới mà chúng ta cần vận dụng.

Ngô Nhân Dụng

Chiến dịch ''Hãy gìn giữ Tây Nguyên''

Chiến dịch ''Hãy gìn giữ Tây Nguyên''


VietCatholic News (26 Apr 2009 09:00)

Nhân ngày Trái đất hàng năm 22/4, tức ngày cả thế giới có các hoạt động bảo vệ môi sinh-môi trường, giới trẻ ở hải ngoại phát động chiến dịch mang tên “Hãy gìn giữ Tây Nguyên”
Chiến dịch này nhằm kêu gọi sự quan tâm về những hiểm hoạ từ dự án khai thác bauxite mà nhà nước đã đồng ý cho giới đầu tư Trung Quốc tiến hành bất chấp sự phản kháng của dư luận cũng như đông đảo giới chuyên gia trong và ngoài nước.
Nội dung của cuộc vận động “Hãy gìn giữ Tây Nguyên” ra sao, được hưởng ứng như thế nào? Những người tham gia có những hoạt động gì trong chiến dịch này?
Thông tin và tài liệu cho giới trẻ ở hải ngoại
Cuộc vận động mang tên “Hãy gìn giữ Tây Nguyên” được các bạn trẻ trong tổ chức “Mạng lưới tuổi trẻ Việt Nam lên đường” phát động.
Bạn Thanh Giang, đại diện Ban tổ chức, giới thiệu về nguyên nhân, ý nghĩa của chiến dịch này:
“Chiến dịch này tụi em nhắm vào những người trẻ ở hải ngoại nhiều. Bởi lẽ vấn đề này mặc dù được nhiều người quan tâm nhưng không có nhiều tài liệu bằng Anh ngữ cho các bạn trẻ ở hải ngoại tìm hiểu. Vì vậy, tụi em thành lập ra những nhóm trên trang web trên Facebook để nhiều bạn trẻ biết đến hơn.”
Thanh Giang nói thêm về những hoạt động của chiến dịch “Hãy gìn giữ Tây Nguyên”:
“Thứ nhất là trong ngày Trái đất 22/4, trên Facebook sẽ có những tin tức và hình ảnh giới thiệu với mọi người về vấn đề bauxite ở Tây Nguyên. Tiếp đó, chúng em kêu gọi mọi người gọi đến tập đoàn Vinacomin và Chinalco, những đơn vị đang khai thác bauxite tại Tây Nguyên, để đặt vấn đề với họ là họ có những kế hoạch gì để bảo vệ người dân và môi sinh ở đó.
Kế tiếp, chúng em liên hệ với các tổ chức bảo vệ môi sinh để hợp tác và tìm hiểu thêm mối đe doạ của bauxite. Vì tụi em chú trọng đến giới trẻ, cho nên việc giáo dục và tự giáo dục mình về vấn đề này rất quan trọng.Tụi em đã làm ra những tài liệu tiếng Việt lẫn tiếng Anh để các bạn có thể học hỏi thêm.
Ngoài ra, chúng em kêu gọi tất cả các bạn trẻ hoặc tham gia, hoặc tổ chức các buổi thảo luận tại trường của mình, trong nhóm sinh viên, bạn bè của mình để tìm hiểu thêm về vấn đề này, làm sao để hiểu rõ và lên tiếng về những việc làm trên đất nước vì hiện nay nhà nước đang có những kế hoạch không đựơc minh bạch.”
Khắp nơi trên thế giới
Về sự hưởng ứng của giới trẻ đối với cuộc vận động này, Ban tổ chức cho biết cho đến nay đã có 200 người tham gia ủng hộ từ khắp thế giới, không chỉ người Việt mà có cả người nước ngoài.
Chúng tôi có dịp hỏi thăm một trong những người trẻ hưởng ứng chiến dịch “Hãy gìn giữ Tây Nguyên” là bạn Mỹ Dung ở miền Nam California, nơi tập trung nhiều người Việt sinh sống tại Hoa Kỳ. Bạn cho biết lý do bạn và các bạn bè của mình hăng hái tham gia cuộc vận động này:
“Mỹ Dung cảm thấy đây là bổn phận của mình, 1 người Việt, khi nghe thấy dự án bauxite Tây Nguyên sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng độc hại cho sức khoẻ và đời sống của cư dân trong vùng, cũng như mối hiểm hoạ từ Trung Quốc như vụ Hoàng Sa-Trường Sa, hay thác Bản dốc.
Cho nên mình rất lo sợ Trung Quốc xâm nhập vào Tây Nguyên để lấy đi mảnh đất này. Mình cảm thấy không thể ngồi yên trước những mối lo ngại này, nên mình cùng các bạn trẻ khác đang tham gia vào cuộc vận động này.
Những tháng vừa qua, mình cùng bạn bè trao đổi thông tin bằng email, trong những buổi đi chơi với nhau cũng đem vấn đề này ra để nói chuyện. Nói chung các bạn trẻ ở hải ngoại rất quan tâm về vấn đề khai thác bauxite tại Việt Nam.”
Từ Châu Úc, bạn trẻ tên Vĩnh Tiến, một ủng hộ viên khác của chiến dịch “Hãy gìn giữ Tây Nguyên” cũng đang tích cực góp phần truyền tải những lời kêu gọi để đánh động sự quan tâm của công luận khắp nơi nhằm ngăn chặn những hiểm hoạ trông thấy từ dự án bauxite Tây Nguyên:
“Tiến đã gom góp những dữ kiện, tài liệu về bauxite, cùng với các bạn bè, gửi email đến nhiều người, dùng các phương tiện truyền thông qua mạng như Facebook, blog, để truyền bá thông tin cho nhiều người. Mong sao tạo đựơc ảnh hưởng, tác động đến chính quyền Trung Quốc và Việt Nam để nói lên những điều quan tâm.”
Đừng quên chúng tôi luôn luôn ở bên các bạn
Không sinh sống trong nước và không là những nạn nhân trực tiếp của dự án bauxite Tây Nguyên, nhưng giới trẻ hải ngoại, qua các phương tiện thông tin đa chiều, không ít người thường xuyên cập nhật tin tức và quan tâm đến những gì đang diễn ra tại Việt Nam. Là một người trong số đó, Mỹ Dung khẳng định:
“Mỹ Dung có sinh hoạt trong đoàn thanh niên Phan Bội Châu, chừng 3-4 chục bạn trẻ tham gia. Chúng em trong những buổi họp mặt luôn có những buổi thảo luận về các chuyển biến mới xảy ra tại Việt Nam.
Chúng em sử dụng những trang mạng như Facebook đưa thông tin đến cho nhiều người khác biết thêm. Cuối tuần này, nhân dịp 30/4, chúng em có tổ chức 1 buổi hội thảo lớn cho các bạn trẻ ở vùng Nam California, Hoa Kỳ, để các bạn thảo luận những vấn đề đang xảy ra trong nước, trong đó có dự án khai thác bauxite.
Từ sự quan tâm, chúng em sẽ liên lạc đến các hội đoàn bất vụ lợi, những dân biểu tại Hoa Kỳ để nhờ họ lên tiếng về vấn đề này.”
Cùng với chiến dịch “Hãy gìn giữ Tây Nguyên” nhân ngày Trái đất 22/4 năm nay, các bạn trẻ này không những mong muốn chuyển thông điệp tới thanh niên khắp nơi, mà đặc biệt còn là để thể hiện trách nhiệm của giới trẻ trước các vấn đề đáng quan tâm của đất nước:
“Dù mình ở đâu đi nữa, mình vẫn là người Việt Nam, có sự liên hệ và tình đồng bào với những người trong nước. Vì vậy, khi mình thấy họ khó khăn khi lên tiếng về quyền sống thì mình phải có trách nhiệm làm thay họ. Mong là khi người trẻ trong nước thấy nhiều người trẻ hải ngoại quan tâm đến các vấn đề trong nước thì đây là điều khích lệ cho các bạn đó.”
Trước khi chia tay với chúng tôi, cô bạn Mỹ Dung không quên gửi lời nhắn tới các bạn trẻ trong nước rằng: “Các bạn hãy lên tiếng. Các bạn ở ngoài đây sẽ luôn luôn hỗ trợ và sát cánh với các bạn để chúng ta cùng nhau bảo vệ vùng Tây Nguyên.”

Trà Mi, phóng viên đài RFA

http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=66514

Sớm cấp phép khai thác mỏ bô-xít Tân Rai

Sớm cấp phép khai thác mỏ bô-xít Tân Rai


Cập nhật lúc 22:15, Thứ Tư, 23/12/2009 (GMT+7)
- Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo Bộ Tài nguyên - Môi trường sớm phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường 2 dự án khai thác bô-xít, sản xuất alumin Tân Rai (Lâm Đồng), Nhân Cơ (Đăk Nông) và cấp giấy phép khai thác mỏ Tân Rai cho Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).

>> Đại dự án bô-xít Tây Nguyên và ý kiến nhiều chiều
Từ tháng 4 đến nay, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã liên tục chỉ đạo việc phải sớm hoàn chỉnh hồ sơ cấp phép khai thác mỏ bô-xít Tân Rai (Lâm Đồng), hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tại công văn chỉ đạo tháng 7 vừa qua, Phó Thủ tướng lưu ý phải đôn đốc nhà thầu hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế kỹ thuật hồ bùn đỏ; hồ sơ đánh giá lại hiệu quả kinh tế dự án; xây dựng kế hoạch chi tiết sử dụng đất, kế hoạch chi tiết hoàn nguyên; thành lập tổ chức lâm sinh để điều tra thảm thực vật, phục vụ cho công tác hoàn nguyên sau này.

Liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo UBND các tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Nông phối hợp với chủ đầu tư chỉ đạo, xử lý những vướng mắc trong công tác này để triển khai đúng tiến độ, bảo đảm an ninh trật tự trong và ngoài công trình.

Công suất lựa chọn cho dự án Tân Rai là 600.000 tấn alumin/năm. Công suất ban đầu của dự án Nhân Cơ dự kiến là 300.000 tấn alumin/năm nhưng sau khi tính toán lại hiệu quả đã đề nghị điều chỉnh lên 600.000 tấn/năm.

• Ngọc Lê

"Bô - xít Đắk Nông" (Ông Điểu Kré, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng)

Lãnh đạo Đắk Nông: "Không làm thì bô - xít vẫn là đất thôi"!


Bài đã được xuất bản.: 03/12/2008 01:53 GMT+7

Lãnh đạo tỉnh Đắk Nông cho rằng, nguy cơ môi trường trong các dự án bô - xít có hiện hữu nhưng không lớn. Đổi lại, bô - xít sẽ đemđến tăng trưởng kinh tế và việc làm cho người dân địa phương.
Khai thác bô - xít ở Australia. Ảnh: staff.it.uts.edu.au
Ông Điểu Kré, người dân tộc M’Nông là Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông, Bí thư đảng bộ thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.
- Quan điểm hiện nay của tỉnh như thế nào đối với khai thác bô - xít?
Ông Điểu Kré: Với Đắk Nông, khu CN chưa có, chưa tiếp cận khu CN, và môi trường lao động nhiều nên chưa tiếp cận được thực tế đã xảy ra.

Ông Điểu Kré: Đắk Nông có trữ lượng bô - xít lớn, tỉnh tha thiết đề nghị sớm triển khai khai thác, thi công nhà máy luyện alumin nhôm. Hiện nay Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam mới tiến hành khai khoáng, chưa có nhà máy luyện alumin nhôm. Đương nhiên, triển khai cũng có cái khó: Lượng điện chưa đủ để cung cấp nếu làm ngay nhà máy; nguồn nước để rửa quặng chưa đủ, và cơ sở giao thông rất hạn chế.

Đầu 2005 chủ trương của Chính phủ là cho khai thác trên 200 nghìn tấn/năm, đến 2006 nâng lên 300 nghìn tấn/năm và mới đây nhất, với Quyết định mới nâng sản lượng khai thác lên 600 nghìn tấn trên năm.

Quá trình làm tất nhiên vướng cái này cái khác nhưng chúng tôi đã huy động nhân dân trong vùng dự án, được dân rất ủng hộ.

Chúng tôi mong mỗi bộ ngành, các nhà khoa học sớm nói rõ về vần đề này không để sau này địa phương lừng chừng, có đầu tư hay không, hay là đầu tư như thế nào. Thông tin hiện nay tạo cản trở lớn với địa phương. Bà con đọc báo thấy bức xúc. Chính chúng tôi là những người vận động, làm việc với bà con để họ nhận thức, biết về phát triển chung đất nước, của Đắk Nông. Khi bà con nhận thức rồi, chúng ta đưa thông tin như thế chắc chắn sẽ gây khó nhiều. Do đó, trung ương phải sớm có quyết định.

- Như ông vừa nói, cái khó lớn nhất là lượng điện nước cung cấp cho nhà máy rất lớn. Trong khi đó, điện nước cung cấp cho cafe, cao su còn chưa đủ. Địa phương có phương án gì?

2-3 năm nữa sẽ đủ cấp điện. Riêng trong Đắk Nông, thủy điện lớn và vừa đã có 9 cái, chưa tính đến các công trình thủy điện do các DN tư nhân đầu tư, đủ điều kiện để cung cấp điện.

Cùng với sông suối cho thủy điện, lượng nước hi vọng có thể đủ.

"Mình không làm thì bô - xít vẫn là đất thôi"

- Quy hoạch khai thác chiếm tới 2/3 diện tích tỉnh Đắk Nông liệu có trở thành một cuộc đại khai phá Tây Nguyên?

Nói như vậy không phải. Người ngoài này đi chưa biết thực địa địa điểm bô - xít, nếu đã đến địa điểm sẽ thấy khai thác bô - xít chỉ một vùng nào đó thôi.

Nếu khai thác cả Đắk Nông thì đúng là Đắk Nông sẽ chết. Chắc chắn tỉnh không chấp nhận cách làm tràn lan như vậy. Tỉnh chủ trương khoanh vùng nhỏ ở nơi tập trung bô - xít. Thị xã Gia Nghĩa nhiều bô - xít nhưng một số huyện đâu có bô - xít, hoặc nếu có thì rất ít. Nói khai thác bô - xít hết cả Đắk Nông thì không phải, 1/2 cũng không phải, chỉ một phần thôi.

Khi các nhà khoa học tổ chức hội thảo, chúng tôi ủng hộ, nhưng nói như thế nào cho phù hợp, lượng thông tin như thế nào hai chiều thuận - nghịch thì chấp nhận được. Còn chỉ phản đối không, một chiều thì chúng tôi không đồng ý. Đánh giá phải trên cơ sở thực tiễn. Đánh giá như vậy là chủ quan.

- Nhưng thưa ông, diện tích đất chứa bô - xít, như lời ông nói là không lớn, song để khai thác còn phải dành đất xây khu nhà máy. Đặc biệt, khu chứa bùn đỏ...sẽ chiếm diện tích lớn. Theo như quy hoạch, sẽ chiếm 2/3 diện tích Đắk Nông?

Nếu lượng bô - xít ở Đắk Nông chiếm 2/3 diện tích là cũng đúng thôi. Tuy nhiên, chúng ta chỉ khai thác ở khu vực các rừng nghèo. Đất bô - xít như đồi trọc, trồng cái gì cũng không lên được, phía trên như đá lộ thiên nổi cục.

Đối với trung tâm tỉnh lị, trung tâm các huyện, khu dân cư đông đúc, khu di tích văn hóa - lịch sử, an ninh - quốc phòng, nói chung khu dân đang ở ổn định, dù có nhiều bô - xít đến mấy cũng không khai thác.

Quan điểm của địa phương là ưu tiên Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam khai thác. Nhiều DN đã ký hợp đồng nhưng lí do này khác không đủ thông tin, không đảm bảo yêu cầu về môi trường thì Bộ TN- MT, Chính phủ, trung ương và địa phương vẫn không chấp nhận.

Có những đối tác nước ngoài đủ điều kiện như Nga, chúng tôi rất tin tưởng. Chủ tịch Quốc hội nói Nga làm bô - xít rất tốt. Quan điểm của tỉnh là rất ủng hộ mời các nước đó tham gia. Còn những nước làm không đảm bảo môi trường, thì kiên quyết từ chối.
Tây Nguyên sẽ ra sao với những đại dự án bô - xít? Ảnh: Vnweblogs

- Việt Nam muốn mời phía Nga tham gia nhưng chính Liên Xô cũ đã từng khuyên VN không nên khai thác bô - xít Tây Nguyên. Ông nghĩ sao về điều này?

Vấn đề này, Bộ trưởng TN-MT đã trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Trước đây ta nhìn nhận tài nguyên bô - xít không như hiện nay, ít quan tâm từ khai thác đến nhập khẩu. Gần đây do bô - xít có giá trị cao nên các nước, nhất là DN trong nước mới quan tâm như thế. Tôi nghĩ nôm na vậy.

Mình không làm thì bô - xít vẫn là đất thôi. Quan điểm của tỉnh là khai thác hợp lý, có quy hoạch, lớp lang, quy định rõ ràng, không khai thác ào ào rồi sau này...

Bước làm đã có Bộ TN-MT tính hết!

- Các nhà khoa học đã có nhiều thư gửi lãnh đạo Đảng và Chính phủ, đề nghị tạm dừng triển khai các dự án khai thác bô - xít để có một đánh giá đầy đủ, đưa ra giải pháp thực tiễn. Ngay với các dự án kinh tế không gặp bất kỳ vấn đề lớn nào về môi trường mà Việt Nam đã gặp phải quá nhiều bất cập, thì với bô - xít, trong khi các nước phát triển cũng chưa tìm được giải pháp xử lý hữu hiệu, địa phương có nên cân nhắc?

Vấn đề tác hại môi trường là có nhưng không ở mức độ như báo chí nêu lên là một vùng Tây Nguyên "sẽ chết". Bước làm thì Bộ Tây Nguyên-MT đã tính hết. Nếu trồng cà phê 1-2 năm, chăm sóc tốt có trái, nhưng sau 3-4 năm, cà phê tự rụng lá, hoặc trái rất kém, vì trồng trên đất bô - xít. Việc khai thác bô - xít không ảnh hưởng gì đến nước tưới tiêu, sinh hoạt cho bà con trong khu vực.

Cùng với tỉnh, Bộ KHCN và Bộ TN-MT đã xác định chỗ nào khai thác trước, chỗ nào để lại sau này vì liên quan đến văn hóa, bản sắc dân tộc, liên quan đến đời sống sinh hoạt của bà con bản địa, nhất là vùng dân cư đông đúc, cố gắng không ảnh hưởng đến bà con.

Chúng tôi đã chọn địa điểm khai thác vừa có lợi cho tỉnh, vừa có lợi cho đất nước.

Chúng tôi chấp nhận sự đánh giá khoa học nhưng làm thế nào để nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc hiểu đúng. Vận động bà con đi tái định cư đã khó, viết bài như vậy, lại gây những phức tạp ở Tây Nguyên.



Liệu Tây Nguyên có thành một vùng đỏ như khu vực khai thác bô - xít ở Australia (dù nước này có công nghệ phát triển hơn VN nhiều lần). Ảnh: britannica.com



Có 1 khu CN, một DN vào, tỉnh sẽ có tăng trưởng

- Vậy những lợi ích gì về mặt kinh tế đã được đưa ra xem xét khi cân nhắc cho phép khai thác bô - xít?

Chỉ có nhà kinh tế mới tính toán được vấn đề đó. Với lãnh đạo bình thường có trách nhiệm chỉ biết nó giúp cho địa phương trước hết phát triển kinh tế, tăng thu nhập và tăng trưởng. Đó là cái trước mắt. Có 1 khu CN, một DN về đó thì chắc chắn tỉnh sẽ có nguồn thu, tăng trưởng kinh tế là chắc chắn rồi.

Đắk Nông, từ khi tách tỉnh năm 2004, 6 huyện phía Nam rất khổ, đời sống khó khăn hơn. Đầu tư vào Đắk Nông sẽ giải quyết được đói nghèo cho nhân dân ở đó.

Hai là, với công nghiệp bô - xít, giải quyết việc làm cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc tại chỗ ổn định, tiến bộ hơn. Vừa rồi, Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam đã mở trường dạy nghề, chọn một số em sang học ở Trung Quốc, để khi nhà máy hoàn thành sẽ đưa các em về phục vụ cho phát triển khu công nghiệp này. Đó cũng là một hướng để giải quyết cái khó khăn, đói nghèo ở vùng đó.

Đó là những cái lợi. Còn về tác hại, bây giờ chưa xây dựng, chưa triển khai thì không thấy tác hại gì. Trong tương lai, chúng ta sẽ rút kinh nghiệm các khu CN như Vedan.

- Có chính sách cụ thể nào để bà con tại chỗ có việc làm ở khu công nghiệp, bởi theo tổng kết, chưa từng có trường hợp bà con người dân tộc nào làm và trụ lại ở khu công nghiệp, người địa phương chỉ làm dịch vụ nhỏ..?

Xin nói thật, với Đắk Nông, khu CN chưa có, chưa tiếp cận khu CN, và môi trường lao động nhiều nên chưa tiếp cận được thực tế đã xảy ra. Nhưng trong làm việc với Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, hướng chỉ đạo của tỉnh là giải quyết công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc tại chỗ gắn với đời sống xã hội, cả nhân lực, đào tạo con người. Nếu không làm tốt thì sau này có muốn vận động bà con để thực hiện chương trình này khác cũng rất khó.

Đắk Nông chưa có khu CN, chưa có DN để thu hút lao động thì chưa đánh giá được vấn đề này, nhưng quan điểm của tỉnh như thế. Nếu làm chưa tốt, chúng tôi với tư cách lãnh đạo địa phương sẽ có trách nhiệm phản ánh lại vấn đề đó.

• Phương Loan

http://www.tuanvietnam.net/lanh-dao-dak-nong-khong-lam-thi-bo-xit-van-la-dat-thoi

Bôxít : Sức ép của Trung Quốc và trách nhiệm của TBT Nông Đức Mạnh (Nguyên Phong)

Bôxít : Sức ép của Trung Quốc và trách nhiệm của TBT Nông Đức Mạnh


Nguyên Phong Cập nhật : 12/02/2009 10:43
Quy hoạch khai thác quặng bô-xít ở Đắc Nông

SỨC ÉP CỦA TRUNG QUỐC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TBT NÔNG ĐỨC MẠNH

Nguyên Phong

Mặc dầu bị kiểm duyệt và khiển trách, từ tháng 10.2008 đến nay, báo chí Việt Nam đã công bố nhiều phát biểu, kiến nghị của các nhà khoa học, nghiên cứu, văn hoá và cách mạng lão thành yêu cầu dừng ngay dự án khai thác quặng bô-xít ở Đắc Nông với Trung Quốc.



Bãi bùn đỏ Nalco Damanjodi (Ấn), sau khi khaithác bôxit

(không cỏ mọc, không một loại vi sinh, không sự sống).

Những tài liệu được công bố đưa ra những luận cứ xác đáng cho thấy tai hại và nguy cơ về nhiều mặt của dự án này: phi kinh tế, tiếp tục bán rẻ tài nguyên, đi ngược chủ trương phát triển bền vững, gây ra những hậu quả ghê gớm là phá hoại môi trường (làm cạn kiện nguồn nước của một khu vực đang đứng trươc nguy cơ thiếu nước; biến Đắc Nông thành một vùng bùn đỏ), huỷ diện không gian sinh tồn, xã hội và văn hoá của đồng bào các dân tộc hiện đang sinh sống ở Đắc Nông (1).

Điều mà các tài liệu ấy không dám nói tới hoặc chỉ nói bóng gió là nguy cơ về an ninh, quốc phòng: sự có mặt của nhân viên Trung Quốc (hiện là hàng trăm, sẽ lên tới từ 10.000 đến 20.000 người, có nhiều dấu hiệu chứng tỏ đây là những quân nhân mặc thường phục) tại «nóc nhà của Đông Dương», một khu vực mà ngay thời kì thịnh trị nhất của chế độ Pol Pot, Trung Quốc cũng chưa thể có mặt.

Trong cuộc họp báo ngày 4/2, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã biện minh cho dự án sai lầm nguy hiểm này bằng cách nói rằng dự án này «đã được nêu trong nghị quyết đại hội X của Đàng và Bộ chính trị đã ba lần nghe, kết luận về phát triển bôxít Tây Nguyên». Nhưng, như Hoà Vân đã chỉ rõ trong bài Bô-xít và Tây Nguyên (đã đăng trên Diễn Đàn), nếu trong báo cáo kinh tế được Đại hội X thông qua có một câu «căn cứ vào nguồn lực và hiệu quả, Nhà nước tập trung đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư để phát triển những sản phẩm quan trọng của nền kinh tế, như: lọc hoá dầu, khai thác quặng và luyện thép, phân bón, hoá chất, xi măng, khai thác bô-xít và sản xuất alumin, bột giấy gắn với trồng rừng, một số sản phẩm cơ khí chế tạo», thì chính Đại hội X ấy cũng đã thông qua Bản báo cáo chính trị (quan trọng hơn) trong đó không còn chuyện bôxít nữa, mà thậm chí còn nhấn mạnh «có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô».

Tìm lại các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam trong 10 năm qua, càng thấy rõ phương án bôxít Tây Nguyên này do Trung Quốc đề ra từ năm 2001 và liên tục làm sức ép đối với Việt Nam. Và trong việc này, trách nhiệm của cá nhân tổng bí thư Nông Đức Mạnh là không thể chối cãi.

Thật vậy, trong «Tuyên bố về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Công hòa nhân dân Trung Hoa» công bố ngày 25.12.2000 (lúc đó tổng bí thư ĐCS Việt Nam là Lê Khả Phiêu, ĐCS Trung Quốc là Giang Trạch Dân) hoàn toàn không nói gì tới khai thác quặng bô xít, mà thậm chí còn nhấn mạnh tới việc hợp tác khoa học kĩ thuật trong cả lĩnh vực «bảo vệ môi trường» (xem toàn văn tuyên bố trên mạng của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kì).

Lần đầu tiên danh từ bôxít xuất hiện là ngày 3.12.2001 trong «Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh» (xem toàn văn : mạng của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kì) cụ thể là trong điểm thứ 6 :

« 6- Hai bên xác định trong thế kỷ mới cần tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học-kỹ thuật và các lĩnh vực khác giữa hai nước theo phương châm bình đẳng, cùng có lợi, chú trọng hiệu quả, bổ sung ưu thế cho nhau, hình thức đa dạng, cùng nhau phát triển; tích cực khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp hai bên khai thác thêm thị trường hàng hóa của hai nước, tăng cường đầu tư và hợp tác, mở rộng quy mô hợp tác kinh tế và kỹ thuật, thực hiện các dự án hợp tác đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội thiết thực.

Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định khung giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi và Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; và nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông.

Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng Trung Quốc trở thành thành viên Tổ chức thương mại thế giới. Trung Quốc tích cực ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.»

Trước hết, một nhận xét về hình thức: cả đoạn này nói về khuôn khổ chung hợp tác «kinh tế, thương mại, khoa học kĩ thuật và các lĩnh vực khác», nhưng bỗng nhiên lại gài một điểm cụ thể, và chỉ một điểm đó thôi «nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông». Có lẽ đây là một văn kiện độc nhất vô nhị trong lịch sử ngoại giao quốc tế: tại bất cứ một trường ngoại giao nào, nếu một sinh viên viết một tuyên bố chung như vậy, chắc sẽ bị đánh trượt và đưa ra khỏi trường ngay lập tức.

Suối Tịnh Tây (Quảng Tây, Trung Quốc) trong xanh nay trở thành suối máu. Trung Quốc đã ngừng khai thác mỏ bô-xit ở đây và đang "khẩn trương" mở suối máu, bãi bùn đỏ ở Tây Nguyên

Vậy mà văn kiện đó đã được kí kết và công bố. Điều chắc chắn là «dự án bô-xít nhôm Đắc Nông» này không do phía Việt Nam nêu ra, và «Bộ chính trị» chưa hề «nghe», chứ chẳng nói gì là «kết luận». Vậy thì đó là đề nghị của Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra: tổng bí thư Nông Đức Mạnh có đọc thấy câu văn quái gở ấy trước khi đặt bút kí không ?

Bốn năm sau, tháng 11.2005, ông Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam. Thông báo chung công bố ngày 2.11.2005 (xem bản tin của VietNamNet) không thấy nói gì tới việc này (2).

Tháng 11.2006, ông Hồ Cẩm Đào sang Việt Nam chuyến nữa. Lần này thông báo viết : «Từng bước cải thiện cơ cấu mậu dịch, cố gắng thực hiện phát triển cân bằng và tăng trưởng bền vững thương mại hai chiều. Tích cực ủng hộ và thúc đẩy doanh nghiệp hai nước hợp tác lâu dài và cùng có lợi trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, khai thác nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác. Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô-xít Đắc Nông… ». Một lần nữa, dự án Đắc Nông lại được nêu ra, và chỉ có nó được kể tên. Hai chữ «tích cực» của năm 2001 (khi ông Mạnh đặt bút kí lần đầu) nay được thay bằng «khẩn trương». Thôi thúc như đòi nợ, hay mệnh lệnh, uy hiếp?

Tóm lại, do sự nhẹ dạ năm 2001, lãnh đạo ĐCSVN, đứng đầu là tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã tự đặt mình vào một thế lưỡng nan: chịu sức ép của Trung Quốc, thực hiện dự án Đắc Nông, thì sẽ phạm một sai lầm và tội ác to lớn, và sẽ mất hết uy tín trong dân và trong đảng, và sẽ bị cộng đồng quốc tế khinh bỉ; huỷ bỏ dự án này, thì sẽ bị Trung Quốc trả đũa, thậm chí dùng những biện pháp săng-ta với những cá nhân lãnh đạo.

Tuy nhiên, trong mọi cuộc săng-ta, kẻ làm săng-ta cũng phải tính tới lợi ích xa hơn là lợi ích trước mắt. Nếu đủ sáng suốt, ông tổng bí thư, hay ít nhất các đồng chí của ông trong Bộ chính trị, cũng có thể kiên trì giải thích cho ông Hồ Cẩm Đào thấy bàn tay quá lộ liễu của Trung Quốc sẽ gây ra những phản ứng dây chuyền có thể làm cho họ mất cả chì lẫn chài.

Về phần công luận Việt Nam, tất nhiên không có cách nào khác hơn là nghiêm chỉnh tố cáo một sai lầm, một tội ác, ở thời điểm này, còn tránh được.

Nguyên Phong

(1) Ngoài những bài đã đăng hay được giới thiệu trên Diễn Đàn, độc giả có thể đọc thêm bài của Nguyễn Trung trên Tuần Việt Nam và của Dương Thanh Tùng trên mạng của Cơ quan thanh tra Chính phủ.

(2) Theo những nguồn tin «nội bộ» đáng tin cậy, thì trong chuyến đi này, ông Hồ Cẩm Đào đã yêu cầu gặp toàn thể Bộ chính trị ĐCS Việt Nam. Tại cuộc gặp này, họ Hồ nói một câu đại ý: Trung Quốc không can dự vào việc sắp xếp nhân sự sắp tới của Đại hội X, nhưng chỉ yêu cầu «một điều», là «không thay đổi tổng bí thư». 5 tháng sau, ông Nông Đức Mạnh tái cử tổng bí thư ĐCSVN (tháng 4.2006).
________________________________________

Copyright © 2006 by Dien Dan Forum, BP 50, 92340 Bourg-La-Reine, France

diendan@diendan.org - Contributeurs
http://search.yahoo.com/search;_ylt=A0oGdLk943JMQLwAQElXNyoA?p=boxit+vietnam&fr=yfp-t-701-s&fr2=sg-gac&pstart=1&b=21
http://search.vietnamnet.vn/select?q=b%C3%B4x%C3%ADt

Bản báo cáo của VUSTA "... Việc Triển Khai Các Dự Án Bauxite Tây Nguyên"

Khi bauxite được khai thác theo “quy trình lộn ngược”


Thiện Giao, phóng viên đài RFA 2009-04-05

Một báo cáo gần đây, do Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam thực hiện, nhận định là quá trình triển khai các nhà máy bauxite đầu tiên tại Việt Nam được tiến hành theo một “quy trình lộn ngược,” và việc các nhà máy “đều sử dụng công nghệ của 1 công ty Trung Quốc là điều đáng lo ngại.”
AFP PHOTO

Nhiều ý kiến lo ngại việc tiến hành dự án khai thác bô-xít có thể hủy hoại môi trường sống của vùng Tây Nguyên.
Biên tập viên Thiện Giao có thêm thông tin sau đây.

Các dự án bauxite đã và đang được tiến hành tại Tây Nguyên thiếu chiến lược, thiếu nghiên cứu, ảnh hưởng tai hại đến môi trường văn hóa, xã hội, và trong một số khía cạnh, vi phạm đến “luật của nhà nước Việt Nam về sử dụng lao động nước ngoài.”

VUSTA

Các ý kiến vừa đề cập được nêu trong bản báo cáo mà người đọc có thể tìm thấy trên Internet những ngày gần đây. Và báo cáo này được xem là của Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam, VUSTA,thực hiện với đề tài “Bước Đầu Tìm Hiểu Các Vấn Đề Xung Quanh Việc Triển Khai Các Dự Án Bauxite Tây Nguyên.”

Gần đây đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đến xây dựng nhà máy tại Tân Rai, Lâm Đồng. Và vào cao điểm sẽ là con số ngàn.

Bản báo cáo của VUSTA

Trong một lần phỏng vấn hồi cuối tháng Hai vừa qua, nhà văn Nguyên Ngọc đã cho chúng tôi biết, rằng vào thời điểm ấy, “VUSTA, một tổ chức rất lớn gồm hầu hết tất cả các hiệp hội về các ngành khoa học - kỹ thuật và cả khoa học xã hội, cũng đã vào cuộc để nghiên cứu.”

Cũng thời điểm ấy, trả lời phỏng vấn của đài chúng tôi, tiến sĩ Hồ Uy Liêm, Chủ Tịch VUSTA, cho biết, rằng “Liên Hiệp tư vấn cho chính phủ phương án phát triển bauxite có lợi nhất, cân bằng giữa môi trường và phát triển xã hội, cũng như bảo đảm quyền lợi của người dân tộc.”

“Thế thì hiện nay mục tiêu hoạt động của chúng tôi trong những tháng này, không những ở đây [Đắc Nông] mà cả ở Hà Nội và các địa phương. Có thể vài tháng nữa sẽ có ý kiến chính thức. Bây giờ tất nhiên cũng có một số ý kiến thống nhất rồi, nhưng chúng tôi phải chuẩn bị rất kỹ các số liệu. Định tính thì dễ, còn định lượng để đưa ra những số liệu, những con số cụ thể thì phải tính toán nghiêm chỉnh.”

Báo cáo của VUSTA

Bây giờ thì bản báo cáo sơ khởi đã hoàn tất, và các kết luận cho thấy các dự án bauxite theo “chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước” đang đi theo một “quy trình lộn ngược.”

Báo cáo viết rằng, “Quá trình triển khai tại các nhà máy đầu tiên được tiến hành theo một quy trình lộn ngược;” thiếu nghiên cứu, đánh giá cụ thể về hiệu quả kinh tế, tác động tiêu cực về văn hóa, xã hội, môi trường, và “thiếu hẳn sự chuẩn bị từ quy hoạch đến kế hoạch thực hiện…”

Bản báo cáo nêu ra 7 điểm “bất cập” trong quá trình lập quy hoạch và triển khai các dự án bauxite. Trong số này, có sự bất cập về kinh tế, “bán rẻ tài nguyên không thể tái tạo,” không thể giải thích được “vấn đề cơ sở hạ tầng,” có thể tái lập “hậu quả do sử dụng công nghệ Trung Quốc,” làm “mai một bản sắc văn hóa bản địa, phân tầng xã hội,” “đe dọa an ninh quốc phòng, toàn vẹn lãnh thổ,” nguy cơ thua lỗ nặng nề và “tạo gánh nặng cho quốc gia về sau.”

Đe dọa văn hóa Tây Nguyên

Chỉ xét riêng đến khía cạnh văn hóa, nhà văn Nguyên Ngọc, người có quá trình nghiên cứu lâu dài về văn hóa Tây Nguyên, từng nói, “Tây Nguyên hiện còn tồn tại dấu vết những nền văn hóa cổ xưa nhất của những dân tộc đã từng sống trên mảnh đất mà ngày nay gọi là mảnh đất Đông Dương.” Thế nhưng, khai thác bauxite Tây Nguyên chính là đe dọa trực tiếp nền tảng “không gian văn hóa cồng chiêng” độc đáo của địa phương này.

Nếu đấu thầu một cách minh bạch, đúng luật, và với tiêu chí là lợi ích tối đa lâu dài của đất nước, chứ không phải của chủ đầu tư, thì không thể có một nhà thầu Trung Quốc nào có thể thắng thầu trong bất cứ dự án bauxite nào.

Tiến Sĩ Nguyễn Thành Sơn

“Khi Tây Nguyên mất nền tảng của mình, văn hóa của họ sẽ tan. Một khi văn hóa tan đi, đặc biệt đối với dân tộc thiểu số là nơi văn hóa đối với họ vô cùng sâu sắc, xã hội sẽ không thể ổn định, thậm chí các dân tộc không thể tồn tại một cách bền vững.”

Nhà thầu TQ, công nhân TQ, công nghệ TQ

Bản báo cáo của VUSTA đưa ra một số nhận định đáng quan tâm. Chẳng hạn, “việc cả 2 nhà máy alumina đầu tiên của Việt Nam đều sử dụng công nghệ của 1 công ty Trung Quốc là điều đáng lo ngại.”

Thế nhưng, việc công ty CHALIECO của Trung Quốc được thắng thầu tại Việt Nam lại càng đáng quan tâm hơn. Báo cáo viết rằng, trường hợp nhà máy Tân Rai, Lâm Đồng, thì CHALIECO bỏ thầu giá thấp, sau khi thắng thầu lại yêu cầu tăng giá. Cụ thể, giá bỏ thầu để được chấp nhận là 352 triệu Mỹ kim, nhưng sau đó, phía Trung Quốc đàm phán yêu cầu tăng lên thành 466 triệu Mỹ kim. Và Tập Đoàn Than – Khoáng Sản Việt Nam, TKV, vẫn cứ chấp nhận.

Một bản báo cáo khác, do một cán bộ của chính TKV, là tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn viết gởi một số lãnh đạo của Đảng cách đây ít lâu, có đoạn là ông khẳng định “nếu đấu thầu một cách minh bạch, đúng luật, và với tiêu chí là lợi ích tối đa lâu dài của đất nước, chứ không phải của chủ đầu tư, thì không thể có một nhà thầu Trung Quốc nào có thể thắng thầu trong bất cứ dự án bauxite nào.”

Bản báo cáo của VUSTA đưa ra một kết luận khá bất ngờ: với tình hình thị trường hiện nay, và với công suất của 2 nhà máy nằm trong dự án, “mỗi năm, tập đoàn TKV sẽ phải bù lỗ từ 60 đến 120 triệu Mỹ kim.”

Xét về mặt nhân công và lao động, bản báo cáo cho rằng “quá trình khai thác bauxite sẽ chiếm dụng một diện tích đất rất lớn nhưng hiệu quả tạo công ăn việc làm không cao.” Cụ thể, đối với sự án Tân Rai tại Lâm Đồng, thì “bình quân các dự án bauxite cần tới 2,5 ha đất để tạo ra 1 việc làm.”

Việc cả 2 nhà máy alumina đầu tiên của Việt Nam đều sử dụng công nghệ của 1 công ty Trung Quốc là điều đáng lo ngại.

Bản báo cáo của VUSTA

Thế nhưng, có một hiện tượng mâu thuẫn về mặt nhân công. Cũng theo báo cáo, “gần đây đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đến xây dựng nhà máy tại Tân Rai, Lâm Đồng. Và vào cao điểm sẽ là con số ngàn.”

Sự có mặt của công nhân Trung Quốc tại đây cũng đặt ra vấn đề: chính dự án của Nhà Nước đã “vi phạm luật của Nhà Nước Việt Nam trong việc sử dụng lao động nước ngoài.”

Báo cáo cho biết, sự có mặt của công nhân Trung Quốc “ảnh hưởng nặng nề công ăn việc làm của cư dân tại chỗ.” Và “cũng không thể quản lý được hoạt động của công nhân Trung Quốc vào làm việc theo visa du lịch ở đó, là điều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh địa phương.” Và một trong bốn kiến nghị mà báo cáo của VUSTA đưa ra là phải xem an ninh quốc gia như là một tiêu chí quan trọng nhất cần phải tôn trọng.

VUSTA: Vietnamese Union of the Science and Technology Association