Hiển thị bài đăng được sắp xếp theo mức độ liên quan cho truy vấn casa-212. Sắp xếp theo ngày Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị bài đăng được sắp xếp theo mức độ liên quan cho truy vấn casa-212. Sắp xếp theo ngày Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

CASA-212 8983, Chuyến Bay Kinh Hoàng vào Cỏi Chết

Những chi tiết liên quan đến hai máy bay SU-30MK2 và CASA-212 8983 có thể tìm thấy trên Blog Quan Ɖiểm Việt Nam, Những Nghiên Cứu Chiến Lược.
1.    
CASA-212 mất liên lạc và rơi tại hai nơi cách xa nhau khoảng 64km.
2.    Ngay sau SU-30MK2 bị rơi ngày 14/06/2016, 9 giờ tối hôm ấy Tướng Việt cộng Ɖỗ Minh Tuấn Phó Tư Lệnh Quân Chũng Phòng Không KQ Việt Cộng trả lời báo VNExpress và tại Sở Chỉ Huy Tiền Phương tìm kiếm SU-30MK2 rằng SU-30MK2 rơi trong vùng biển Nghệ An Hà Tỉnh cách bờ khoảng 15 hải lý. Nhưng 9giờ 10 sáng 16/06/2016 chiếc CASA-212 8983 cất cánh từ sân bay quân sự Gia Lâm để đi tìm kiếm phi công Khải của SU-30MK2 mất tích thì đường bay của CASA-212 lại hướng về phía Nam đảo Bạch Long Vῖ. Phải chăng CASA-212 mang một sứ mạng bí mật hay tổ bay lạc hướng ra phía đường phȃn định Vịnh Bắc Việt?
3.    Cho đếm hôm nay chỉ tìm được 8 thi thể trong số 9 người của CASA-212
4.    Tại sao CASA-212 hoạt động cô đơn và không có sự hổ trợ? Vận tốc bay của CASA-212 khoảng 300km/h và độ cao là 10.000 bộ khoảng 3km. Vùng Vịnh Bắc Việt rất nhạy cảm với Trung Cộng vì đảo Hải Nam là một nơi có đặt các bệ phóng hoả tiển, căn cứ tàu ngầm và đầu nảo hạm đội Nam Hải.
5.    Khoảng 12giờ 30phút CASA-212 đã mất liên lạc với đài kiểm soát, sự mất liên lạc này chưa phải là CASA-212 bị rơi xuống biển, và như thế đài kiểm soát vẫn có thể nhìn thấy CASA-212 trên màn hình radar mặc dù không còn nhận được tín hiệu của CASA-212. Sau khi bị một va chạm rất mạnh làm vỡ một bên hông phi cơ, chiếc bánh phi cơ được xếp nằm trong bụng phi cơ bị gãy đổ và văng xuống biển tại nơi mất tín hiệu liên lạc X, hệ thống liên lạc truyền tín hiệu trên CASA-212 đã hỏng, và có thể CASA-212 không còn nhận được tín hiệu từ đài kiểm soát. Như vậy nếu CASA-212 có phát đi tín hiệu cấp cứu, tín hiệu đó phải xãy ra trước khi bị va chạm (có thể CASA-212 đã bị bắn trượt một bên hông). Khi bị va chạm hay bị bắn, bên hông CASA-212 bị vỡ và áp suất bên ngoài có thể hút đi một phi hành đoàn ra ngoài CASA-212. Thi thể người này vì thế không tìm được ở nơi phi cơ bị rơi chìm.
Trong phi cơ như vậy còn 8 thành viên tổ bay, và người lái trưởng và lái phó vẫn tiếp tục điều khiển tay lái, biết rằng phi cơ bị hỏng họ quyết định bay về phía đảo Bạch Long Vῖ vì là vùng đất Việt Nam gần gủi nhất để hy vọng được cứu sống. Từ cao độ khoảng nhiều ngàn bộ, CASA-212 lầm lủi bay không còn liên lạc với thế giới bên ngoài. Lúc này trên phi cơ là một sự kinh hoàng tột độ vì 8 thành viên ai nấy đều biết rằng mình sẽ chết.
CASA-212 bay như vậy về phía đảo Bạch Long Vῖ, nhưng sức phi cơ có hạn, mỗi lúc mỗi xuống dần cao độ cho đến khi CASA-212 chạm mặt nước biển cách đảo Bạch Long Vῖ khoảng 15 hải lý về phía Nam Ɖông Nam. Phần thân chính CASA-212 có thể còn 80%, nhưng su va chạm xuống mặt biển quá mạnh các động cơ bị gãy văng ra và dầu chảy loang trên mặt biển.
Rõ ràng, CASA-212 đã rơi không phải vì bay thấp vì nếu bay thấp mà bị bắn, CASA-212 đã không thể bay một đường bay dài 64 km từ điểm X đến điểm Z.
Sau cùng con số 8983 nếu chúng ta cộng lại 8+9+8+3=28, 2+8=10 là một con số bù. Phải chăng đó là một định mệnh?

CASA-212 8983, Chuyến Bay Kinh Hoàng vào Cỏi Chết
Hoàng Hoa,

Mountain View, Ca USA July 02, 2016

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Hình ảnh mảnh vỡ máy bay tuần thám Casa 212 trên biển

 - Sáng nay, lực lượng tìm kiếm đã tiếp cận, trục vớt được một số mảnh vỡ có chữ và số hiệu của máy bay Casa 212 ở vùng biển cách đảo Bạch Long Vỹ 13-15 hải lý về phía tây nam.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho hay, lực lượng cứu hộ vừa nhận được thông tin từ ngư dân trên vùng biển Tĩnh Gia - Thanh Hoá phát hiện 1 thi thể cùng đôi giày nổi lên.
Một số bộ phận của chiếc máy bay Casa 212 đã được tìm thấy gồm: Mảnh khung vỏ, lốp và càng sau bên trái.
máy bay casa 212, máy bay mất tích, không quân, bạch long vĩ, cảnh sát biển
Tàu Cảnh sát biển 2008 đã vớt được nhiều mảnh vỡ. Ảnh: QĐND
máy bay casa 212, máy bay mất tích, không quân, bạch long vĩ, cảnh sát biển
Ảnh: QPVN
máy bay casa 212, máy bay mất tích, không quân, bạch long vĩ, cảnh sát biển
Phần đuôi máy bay nổi trên mặt biển. Ảnh: Báo Giao thông
Đúng 4h30 phút sáng 17/6, từ Quân cảng Vùng Cảnh sát biển 1, Trung tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn công tác đã có mặt tại khu vực đảo Bạch Long Vĩ, chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn phi công Trần Quang Khải và tổ bay Casa 212.
máy bay casa 212, máy bay mất tích, không quân, bạch long vĩ, cảnh sát biển
Trung tướng Phan Văn Giang (thứ ba từ trái sang) quan sát mảnh vỡ của chiếc máy bay Casa 212
máy bay casa 212, máy bay mất tích, không quân, bạch long vĩ, cảnh sát biển

máy bay casa 212, máy bay mất tích, không quân, bạch long vĩ, cảnh sát biển
Mảnh vỡ của máy bay CASA 212 được trục vớt. Ảnh: QĐND
máy bay casa 212, máy bay mất tích, không quân, bạch long vĩ, cảnh sát biển

máy bay casa 212, máy bay mất tích, không quân, bạch long vĩ, cảnh sát biển
Bánh máy bay CASA được tìm thấy. Ảnh: Báo Giao thông
máy bay casa 212, máy bay mất tích, không quân, bạch long vĩ, cảnh sát biển
máy bay casa 212, máy bay mất tích, không quân, bạch long vĩ, cảnh sát biển
máy bay casa 212, máy bay mất tích, không quân, bạch long vĩ, cảnh sát biển
máy bay casa 212, máy bay mất tích, không quân, bạch long vĩ, cảnh sát biển
Ảnh: Báo Thanh Niên

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Những Bí Mật liên quan CASA-212 8983

1 Thời điểm CASA cất cánh rời phi trường quân sự Gia Lâm, Hà Nội là 9:10AM, khoảng cách từ Gia Lâm đến điểm X, nơi giả định CASA bị bắn là khoảng 120 hải lý hay 1.8x120 = 216km. Vận tốc bay của CASA-212 khoảng 300 kmh (max 360kmh) thì CASA-212 phải mất 216/300= 43mins. Như vậy CASA-212 đã đến X khoảng 9:10 + 43mins=9:53AM. Vậy theo đài Kiểm soát không lưu báo cáo 12:30PM CASA-212 mất liên lạc thì sự sai biệt là 12:30-9:53=2hrs37, thời gian 2 giờ 37 phút này CASA -212 đã làm gì ở đȃu?

2 Thời gian bay từ X đến Z khi máy bay chạm mặt biển khoảng 35-40 hải lý hay 1.8x40 = 72 km, CASA-212 phải mất 72km/300kmh= 14mins. Từ sau khi bị bắn va chạm ở điểm X, CASA-212 phải bay 14mins hay CASA-212 sẽ chạm mặt biển lúc 9:53 + 14mins= 10:07AM đȃy là thời điểm CASA chạm mặt nước biển tại Z.

3  Trên CASA-212 có hệ thống định vị (Global Positioning Receiver,) CASA-212 có thể biết vị trí của nó đang ở đȃu. CASA-212 có thể auto-pilot (tự bay,) CASA-212 cũng có hệ thống cấp cứu Rescue System vậy tại sao không ai trong 8 thành viên tổ bay muốn bỏ phi cơ nhảy dù xuống biển để thoát chết?

4 Khi CASA-212 bị va chạm hay bị bắn ở trên cao độ, phải chăng tất cả 8 người có thể đã chết vì sau khi máy bay b vỡ một bên hông, áp suất trên cao loãng gȃy sự chênh lệch áp suất trong cơ thể gȃy tử vong cho tất cả 8 thành viên. CASA-212 như vậy vẫn tiếp tục bay, nhưng tất cả mọi người đã chết.

5 Nếu CASA-212 đã gửi về tín hiệu cấp cứu, có thể có một viên đạn bị lạc mục tiêu, nhưng rồi sau đó viên đạn thứ hai đã trúng CASA-212.

6 Giải mã (decode) chiếc hộp đen có thể giúp làm sáng tỏ 70% vấn đề bí mật của CASA-212, nhưng liệu Việt cộng có công bố hay không là một việc khác. Nếu mọi người trong tổ bay đã chết, thì chiếc hộp đen chẳng ghi lại gì hết.

Hoàng Hoa

July 04, 2016

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Casa 212 mất tích: Xác định danh tính 1 thi thể mặc quân phục

Cơ quan chức năng đã xác định được danh tính thi thể mặc quân phục quân nhân tìm thấy lúc 15h ngày hôm qua.
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quan-su/311833/casa-212-mat-tich-xac-dinh-danh-tinh-1-thi-the-mac-quan-phuc.html
Tối 23/6, một nguồn tin từ Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam cho biết, cơ quan chức năng đã xác định được danh tính thi thể mặc quân phục quân nhân tìm thấy lúc 15h cùng ngày, theo thông tin trên báo Lao động.
Theo đó, thi thể này mặc quân phục quân nhân, trong người có giấy tờ tuỳ thân. Danh tính được xác định là thiếu tá Nguyễn Văn Chính - chính trị viên phi đội, phi công cấp 3 Lữ đoàn 918, một trong 9 người có mặt trên máy bay Casa 212 gặp nạn.
máy bay Casa 212, động cơ máy bay

Thiếu tá Nguyễn Văn Chính quê ở Mỹ Hà, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Theo TTXVN, đến 16h ngày 23/6, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Bộ Quốc phòng, các đơn vị và ngư dân tham gia đã xác định chính xác vị trí máy bay Casa 212 số hiệu 8983.
Lực lượng tìm kiếm cũng đã tìm thấy động cơ cánh quạt và thân máy bay có ghi rõ số hiệu 8983.
máy bay Casa 212, động cơ máy bay
máy bay Casa 212, động cơ máy bay
máy bay Casa 212, động cơ máy bay
máy bay Casa 212, động cơ máy bay
máy bay Casa 212, động cơ máy bay
Những hình ảnh của Casa 212 số hiệu 8983 dưới đáy biển. (Hình ảnh cắt từ clip của QPVN)
Cũng tại khu vực tìm kiếm, các lực lượng cứu nạn đã tìm thấy một số thi thể, được xác định là thành viên của phi hành đoàn Casa 212.
máy bay Casa 212, động cơ máy bay
Tàu quân y HQ 561 có mặt tại hiện trường tìm kiếm chiếc Casa. Ảnh: VTV
Chiều nay, các lực lượng tìm kiếm tiếp tục thu được các mảnh vỡ của máy bay Casa 212 tại hiện trường.

Tại Nghệ An, cũng vào thời điểm trên, lực lượng tìm kiếm máy bay Su30 MK2 đã tìm thấy một số mảnh vỡ của máy bay chiến đấu tại tọa độ 18 độ 57 phút đến 19 độ vĩ Bắc và 106 độ 3 phút đến 106 độ 4 phút kinh độ Đông.

Qua xác minh ban đầu, khẳng định là của máy bay Su30 MK2. Nhận định ban đầu, đây là khu vực máy bay Su30 MK2 số hiệu 8585 đã rơi.

Trong chiều nay, tại Bộ Quốc phòng, Thường vụ Quân ủy Trung ương đã họp với Bộ Tổng Tham mưu và các cơ quan chức năng chỉ đạo các biện pháp quyết liệt nhất để tìm kiếm, cứu nạn.

Thay mặt Thường vụ Quân ủy Trung ương, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn tiếp tục đẩy mạnh tiến độ với nỗ lực và quyết tâm cao nhất để tìm kiếm các thành viên của phi hành đoàn CASA 212; tìm kiếm hộp đen và trục vớt các mảnh vỡ của hai máy bay.

Mặt khác, các đơn vị khẩn trương xác minh làm rõ danh tính nạn nhân và nguồn gốc các vật thể thu được tại hiện trường.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng tìm kiếm, cứu nạn, nhất là trong điều kiện thời tiết xấu.

Các lực lượng chức năng kịp thời báo cáo về Bộ Quốc phòng và thông tin đầy đủ, chính xác, trung thực về quá trình tìm kiếm cứu nạn; tiếp tục tổ chức, vận động và tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho ngư dân tham gia tìm kiếm.
Trước đó, thông tin do tàu SAR 411 của Vietnam MRCC vừa báo về cho biết khoảng 16h hôm nay, lực lượng tìm kiếm tại hiện trường máy bay Casa 212 rơi vừa phát hiện thêm 1 thi thể tại vị trí có tọa độ 20, 0996 độ vĩ Bắc - 107, 4975 độ kinh Đông (cách đảo Bạch Long Vỹ khoảng 6 hải lý về phía Đông Bắc).
Thi thể đã được tàu Biên phòng vớt lên có mặc đầy đủ trang phục và dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng thuộc thành viên tổ bay của chiếc Casa 212 số hiệu 8983.
Hiện thi thể đã được bàn giao cho tàu Bệnh viện HQ 561 để bảo quản và chờ cơ quan chức năng giám định, nhận dạng.
Khoảng 10h sáng nay (23/6), các lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tìm kiếm được động cơ máy bay Casa 212 tại khu vực Nam Đông Nam Bạch Long Vĩ khoảng 15 hải lý, ở độ sâu khoảng 50-60m.
 
Các lực lượng cứu hộ cứu nạn đang tiếp tục triển khai lực lượng, thiết bị tiếp cận máy bay CASA 212, thông tin trên Báo Quân đội nhân dân cho biết.
Thông tin từ VTV sáng nay cũng cho biết, các lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tìm thấy một thi thể chưa rõ danh tính và hiện đang đợi bộ phận giám định pháp y của Bộ Quốc phòng xác định xem có phải 1 trong 9 thành viên phi hành đoàn của máy bay Casa 212 hay không.
Sáng nay, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã lên tàu CSB 8002, nơi đặt cơ quan chỉ huy tìm kiếm máy bay Casa 212 và 9 thành viên phi hành đoàn hiện vẫn đang mất tích, VGP thông tin.
máy bay Casa 212, động cơ máy bay
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng gọi điện thăm hỏi, động viên lực lượng tìm kiếm trên các tàu tại hiện trường sáng 23/6
Ngay khi vừa đặt chân lên tàu, vào khoảng 10h sáng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và đoàn công tác nhận được tin báo của các lực lượng tìm kiếm cho biết đã xác định được chính xác vị trí của 1 động cơ máy bay ở độ sâu khoảng 60m.
máy bay Casa 212, động cơ máy bay

Phó Thủ tướng đã yêu cầu các lực lượng khẩn trương tập trung trục vớt động cơ máy bay này, mở rộng vùng tìm kiếm để xác định các mảnh vỡ khác của máy bay và sớm trục vớt, tìm kiếm 9 thành viên phi hành đoàn.
Trước đó, tối 22/6, Phó Thủ tướng đã làm việc với Bộ Tư lệnh Hải quân để kiểm tra việc huy động lực lượng và bố trí các phương án tìm kiếm cứu nạn.
Song An Clip: QPVN

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

CASA-212: Chuyện về anh cả Lê Kiêm Toàn

Thứ Sáu, ngày 24/06/2016 10:00 AM (GMT+7)
Đã một tuần trôi qua sau vụ máy bay tuần thám Casa 212 - 8983 gặp nạn ngày 16/6 mang theo 9 sĩ quan, quân nhân mất tích đến nay, nhân dân cả nước đau đáu ngóng đợi thông tin.
CASA-212: Chuyện về anh cả Lê Kiêm Toàn - 1
Casa 212 - 8983 lần đầu tiên hạ cánh và trở về an toàn từ Trường Sa. Trong ảnh: Đại tá, Cơ trưởng Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng 918 bắt tay thân mật Đại tá, Cơ trưởng Nguyễn Hoài Thủy, Lữ đoàn phó, phía sau là Trung tá Dương Tú Nam, Chủ nhiệm kỹ thuật Lữ đoàn
Nơi hậu phương, những người vợ, người mẹ, người thân vốn là điểm tựa vững chắc cho các anh vững vàng tay lái bảo vệ biển trời, cũng từng giây phút cầu mong có phép nhiệm màu đưa các anh trở về.
Kỳ I: Chuyện về anh cả Lê Kiêm Toàn
Trưa ngày 16/6, nghe tin dữ máy bay tuần thám Casa 212 - 8983  gặp sự cố, cả Lữ đoàn 918 (Quân chủng Phòng không - Không quân) bàng hoàng. Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ Đoàn trưởng đầu tiên được coi là người anh cả, chèo lái con thuyền đơn vị từ khi thành lập Lữ đoàn trong suốt 8 năm an toàn bay, nhưng giờ anh cùng đồng đội chưa về…
Mệnh lệnh là tối thượng
Lữ đoàn 918 là đơn vị duy nhất của Quân chủng Phòng không – Không quân (PKKQ) chuyển loại và tiếp nhận sử dụng máy bay tuần thám Casa -212 để  thực hiện nhiệm vụ trên giao và nhiệm vụ tuần thám biển cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Casa -212 do tập đoàn Airbus sản xuất tại Tây Ban Nha  ngoài ra trên máy bay này còn có “hệ thống tuần thám biển MSS-6000” do Thụy Điển sản xuất, nên các phi công, sĩ quan tuần thám phải được tuyển chọn để cử đi học tập, chuyển loại máy bay tại hai quốc gia nói trên.
Đại tá Lê Kiêm Toàn là người  được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ, là chỉ huy cao nhất, trưởng đoàn khóa đào tạo chuyển loại máy bay Casa -212 tại Tây Ban Nha và Thụy Điển trong 2 năm 2011 và 2012. Cùng được đào tạo chuyển loại máy bay mới tuần thám Casa -212 đầu tiên của Việt Nam với Đại tá Toàn còn có Phi đội phó, Tham mưu trưởng Lê Quang Hòa (lái chính), hai lái phụ là thiếu tá Nguyễn Văn Chính, Chính trị viên, phi đội Phi công cấp 3 (hiện đang mất tích) và Phó Phi đội trưởng huấn luyện Phạm Quốc Hưng.
Trở về đơn vị, Lữ đoàn 918 thực hiện nhiệm vụ theo đặc thù huấn luyện để sắp xếp đội bay. Ngay khi chiến đấu cơ Su 30-MK2 gặp nạn trên biển ngày 14/6, Lữ đoàn 918 được lệnh của Quân chủng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm. Lãnh đạo chỉ huy Lữ đoàn chia 2 tổ bay, mỗi tổ có 2 kíp lái chính và lái phụ cùng phi hành đoàn tinh nhuệ nhất tham gia.
Tại thời điểm này, trong 3 chiếc máy bay tuần thám mang ký hiệu 8981; 8982; 8983 thì chiếc Casa 212 – 8983 là chiếc đầu tiên và duy nhất được người anh cả, Lữ đoàn trưởng Đại tá Lê Kiêm Toàn thực hiện bay huấn luyện hạ cánh an toàn tại Trường Sa, đánh dấu bước trưởng thành mới  khai thác, sử dụng máy bay mới Casa-212 thực hiện nhiệm vụ bay từ đất liền ra đảo. Tổ 1 tham gia bay tìm kiếm trong 2 ngày 14 và 15/6 vừa trở về thì Đại tá Toàn cùng tổ bay của mình có 2 lái chính, hai lái phụ cùng các  phi công, thành viên bay và nhân viên tuần thám, kỹ thuật hàng không lên đường tiếp tục hành trình tìm kiếm đồng đội trên biển.
Thiếu tá Đào Ngọc Xuân, Phó Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 918, đồng thời là phi công máy bay vận tải AN-26 cho biết, đêm 15/6 trời nổi giông bão, sáng 16/6 trời vẫn chưa ngừng mưa, nhưng việc tìm kiếm đồng đội và chiến đấu cơ Su 30-MK2 là nhiệm vụ hàng đầu nên Đại tá Toàn lái chính cùng đội bay của mình  thực hiện lệnh của trên cất cánh từ sân bay Gia Lâm (Hà Nội) lúc 9h10. 
Đến 12h30, khi nhận được thông tin Casa 212 - 8983 mất liên lạc, cả Lữ đoàn 918 bàng hoàng đến khó tin. “Tất cả đồng đội, chiến sĩ của anh đều mong đó chỉ là sự cố nhỏ rồi sớm sẽ trở lại bình thường để thực hiện nhiệm vụ. Bởi, suốt 8 năm qua Trung đoàn 918, nay được tổ chức lại là Lữ đoàn 918, Đại tá Toàn trên cương vị là Lữ đoàn trưởng đầu tiên luôn đảm bảo an toàn bay nổi tiếng trong toàn quân”, Thiếu tá Xuân cho biết.
Xứng danh anh cả
Trưa 22/6, sau 6 ngày Casa -212 (8983) cùng phi hành đoàn gặp nạn, chúng tôi đến Lữ đoàn 918. Mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường nhưng trong sâu thẳm mọi người ở  đây vẫn đau đáu tia hy vọng ngóng chờ người anh cả Lê Kiêm Toàn và đồng đội trở về. Các phòng, ban, đơn vị  đang tiến hành tổ chức giảng bình bay an toàn, rút kinh nghiệm và các bài học bay tập luyện, chiến đấu. 
Qua tìm hiểu, tôi được biết Đại tá, Lữ đoàn trưởng Lê Kiêm Toàn là một lãnh đạo kiên quyết, tỉ mỉ và khoa học, luôn biết lắng nghe và truyền giảng kinh nghiệm và chuyên môn bay cho các thế hệ phi công một cách khoa học, bài bản, kỹ lưỡng. Với công việc, anh là người anh cả trong chỉ huy. Trong cuộc sống thường ngày anh luôn hòa đồng, lối sống chan hòa, giản dị, luôn kèm cặp, chỉ bảo thế hệ đi sau những điều nhỏ nhất. Đời quân ngũ luôn khắc nghiệt nhưng có được người chỉ huy như Đại tá Toàn là chỗ dựa tinh thần để đồng đội thêm yêu thương, gắn bó và hết lòng phục vụ Tổ quốc.
CASA-212: Chuyện về anh cả Lê Kiêm Toàn - 2
Tổ bay Casa 212 - 8983 thực hiện bay và hạ cánh an toàn từ Trường Sa trở về. Ảnh: Ngọc Hoa
Đại tá Lê Kiêm Toàn sinh năm 1960 tại Thanh Oai (Hà Nội). Anh nhập ngũ năm 18 tuổi và học lái máy bay chiến đấu MIC - 21 khóa 2 tại trường Sĩ quan Không quân (từ năm 1978-1982). Sau khi tốt nghiệp, phi công trẻ  Lê Kiêm Toàn nhận nhiệm vụ tại Trung đoàn 929, Sư đoàn 372 đóng quân ở Đà Nẵng trong suốt 14 năm.  Năm 1998, anh chuyển công tác ra Hà Nội ở Trung đoàn 918 với vị trí Phi đội trưởng MIC-21. Đời quân ngũ của anh trải qua hàng nghìn giờ bay huấn luyện, với đủ loại máy bay từ huấn luyện sơ cấp L-29 đến máy bay chiến đấu MIC-21, sau đó chuyển loại sang máy bay vận tải AN-26 và mới đây nhất là máy bay tuần thám Casa-212.
Gặp gỡ những đồng đội của Đại tá Toàn từ những ngày đầu anh tốt nghiệp và tập bay huấn luyện ở Đà Nẵng, ai cũng yêu quý bản tính chân thành và say mê với công việc của anh. Ở đơn vị, Đại tá Toàn là chỉ huy cao nhất nhưng anh luôn giành việc khó về mình để nêu gương cho các  phi công, thành viên bay và cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Với cương vị Lữ đoàn trưởng nhưng Đại tá Toàn vẫn  ham bay, say học… cùng máy bay Casa-212 để trở thành phi công cấp 1 vào năm 2014.
Vợ Đại tá Lê Kiêm Toàn, chị Đặng Thu Lan, năm nay 46 tuổi cũng là chiến sĩ công tác tại Bộ Tư lệnh Biên phòng. Chị và các con luôn là hậu phương chia sẻ ngọt bùi, đắng cay để anh yên tâm xây dựng đơn vị vững mạnh và cánh bay an toàn trong suốt cuộc đời quân ngũ. 
Trước sự cố này chị Lan ngày đêm mong ngóng chồng và các đồng đội trở về dù chỉ  một phần nghìn tia  hy vọng. Hiện ở căn hộ khu tập thể 918, phường Phúc Đồng, Long Biên (Hà Nội), chị cùng hai con gái đang sống trong những  thời khắc  khó khăn. Đồng đội, người thân và bạn bè luôn bên gia đình chị cùng thắp lên ngọn lửa niềm tin để vững vàng đối mặt với thử thách.
Đại tá Lê Kiêm Toàn được trao Huân chương chiến công Hạng 3; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, Nhì, Ba. Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba. Huy chương Quân kỳ quyết thắng. Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.