Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Thiệp Mời Tham Dự Chiều Nhạc Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Trúc Phương (1933-1995)

Thiệp Mời Tham Dự Chiều Nhạc Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Trúc Phương (1933-1995)

Kính thưa quý thân hữu:
Nhằm mục đích tưởng nhớ Nhạc sĩ Trúc Phương (1933-1995) đã đóng góp nhiều công sức xây dựng và tô điểm nền văn hóa, nghệ thuật âm nhạc Việt Nam trong thời gian từ 1957 (Ðò Chiều) đến năm 1973 (Hai Chuyến Tàu Ðȇm viết chung với Y Vân) ông đã sáng tác khoảng 70 bài hát theo điệu Boléro. Những tác phẩm của ông đã để lại trong lòng người Việt những thương nhớ và kỷ niệm về thời vàng son của văn học thời VNCH. Trúc Phương đã sáng tác nhiều nhạc về người lính Cộng Hoà và sau là VNCH như Ðò Chiều (1957,) Tình Người Chiến Binh (1960,) 24 Giờ Phép, Trȇn 4 Vùng Chiến Thuật, Bông Cỏ Mây, Kẻ Ở Miền Xa, Người Xa Về Thành Phố, Chuyện Chúng Mình, Hai Chuyn Tàu Ðȇm (1973)…Trong tình yȇu, nhiều người cho rằng nhạc Trúc Phương là sự đổ vỡ chia lìa, nhưng về tình yȇu nhạc Trúc Phương rất thực tế, đôi khi phũ phàng, “đường vào tình yȇu có trăm lần vui, có vạn lần buồn (Buồn Trong Kỷ Niệm),” hoặc “tình mình từ thuở đôi mươi mà ta không biết, nȇn để lỡ duyȇn đời (Chuyện Chúng Mình),” hay “Phải chăng đời chưa trọn vòng tay? (Mưa Nửa Ðȇm).
Mưa Nửa Ðȇm được xem là một tác phẩm kỳ lạ không bình thường, giống như một giấc mơ Liȇu Trai, một cơn mộng mị bȇn ngoài trời mưa gió mà một người vừa tiễn biệt bước đi trȇn con phố nhỏ trong mưa. Trȇn căn gác trọ, một người con gái cô đơn bȇn ngọn đèn dầu leo lét mà mỗi làn gió nhẹ thoáng qua khe cửa làm lung lay tạo nȇn những hình ảnh chập chùng in lȇn vách tường loang lỗ. Có phải đó là hiện thực, hay trong một cơn mơ, hay là giòng hồi tưởng. Tại sao tình yȇu đến trong đȇm rồi chia tay, người con trai ra đi trong mưa gió còn người ở lại trong thương nhớ.

Hát bȇn mộ Trúc Phương, trích Youtube™



Cuộc đời và sự nghiệp của Trúc Phương hiện nay vẫn còn là một ẩn số, nhưng bắt nguồn từ những tình cảm con người Việt Nam, từ những công trình văn hóa Trúc Phương để lại cho mai sau, và trȇn hết là những đau khổ Trúc Phương đã gánh chịu từ sau ngày Sài Gòn sụp đỗ, chúng tôi cố gắng thực hiện Chiều Nhạc Tưởng Nhớ Trúc Phương để nhắc nhỡ các thế hệ trẻ biết về một nhà văn hóa lớn của Việt Nam trong thế kỷ 20. Sự hy sinh cao cả của Trúc Phương, giòng đời gian khổ của ông từ sau năm 1975 trȇn đất Việt Nam được xem là một hình ảnh biểu tượng của Doctor Zhivago, nhân vật trong tác phẩm Doctor Zhivago của Boris Pasternak đã chết sau những năm tháng gian khổ trong lưu đầy trȇn chính quȇ hương ông mà tình yȇu và hạnh phúc chỉ là tuyệt vọng không bao giờ với tới.
Kính mời quý thân hữu đến tham dự Chương Trình Ngày 30/8/2019 bắt đầu 7:00 tối đến 8:30 tối tại địa chỉ sau:
Xin vui lòng trả lời cho biết số người tham dự càng sớm càng tốt để chúng cập nhật danh sách. Không nhận sponsor, gifts. Chúng tôi không bán vé, vào cửa tự do.
Hoàng Hoa
06/13/2019