Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Làm Thế Nào để (Không) Trở Thành Một Ɖại Sứ Hoa Kỳ (3)

Quan Ɖiểm: Chúng ta sắp kết thúc bản dịch Việt ngữ bài viết của Rushford, nhưng những ẩn số của mạng lưới (networks) gồm danh sách những người được cho là ủng hộ viên của Lê vẫn còn tồn tại. Họ là ai, mà cộng đồng người Việt hải ngoại có khi chưa từng biết về họ?

Hoàng Hoa
 

Làm Thế Nào để (Không) Trở Thành Một Ɖại Sứ Hoa Kỳ (3)
“ Chúng tôi chỉ là một nhóm nhỏ của cộng đồng và đại diện thương mại mà bất ngờ biết được những việc làm tuyệt vời của ông Ȃn Lê đã hoàn tất nhiệm vụ của một viên Tổng Lãnh Sự tại thành phố Sàigòn trong 3 năm qua,” Trương kể tôi nghe trong một email. “ Ngoài sự thán phục ông Ȃn Lê, và cũng từ sự nể trọng Ɖại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam hiện nay, David Shear, chúng tôi quyết định tổ chức một chiến dịch kín đáo nhằm động viên sự hậu thuẩn thêm cho cuộc tiến cử ông Ȃn Lê.” (Tổng Lãnh Sự được copy trong email.)

Trong một cuộc liên lạc thông tin khác mà Trương đã gởi một cho những người ủng hộ cốt yếu nhất của viên tổng lãnh sự, ông lý luȃn rằng Lê là một người Việt Nam tương đương với Gary Locke, hiện nay là đại sứ Hoa Kỳ tại Trung cộng. Locke là cựu thống đốc của bang Washington và là cựu bộ trưởng thương mại Hoa kỳ. “Việc chỉ định Gary Locke làm đại sứ Hoa Kỳ tại Trung cộng đã tạo một tiền lệ đáng bắt chước,” Trương viết. “ Công tác gương mãu của đại sứ Locke đã chịu ảnh hưởng nhiều từ bản chất một ngƯời Mỹ gốc Trung Hoa. Những khả năng của ông ta đã giúp ông ta tìm ra những lãnh vực của sự song hành hữu ích giữa hai van hoá và hai nƯớc.”

Thật hết sức bất thường – có lẽ chưa từng có - đối với một nhȃn viên công tác ngoại giao Hoa Kỳ lại đi vận động điều mà căn nguyên nó là một vận động áp lực chính trị nhằm mục đích cũng cố sự đề bạt của toà Bạch Ốc cho chức vụ đại sứ đối với một nước quan trọng.

Một chút thoáng qua bối cảnh mà những người thích làm đại sứ thường làm thì cho thấy việc bất thường đến thế nào.

Hai con đường thứ nhất dẫn đến việc làm đại sứ là hai con đường bình thường. Ɖại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam hiện tại, David Shear, xuất thȃn từ những cấp bậc ưu tú trong ngành ngoại giao Mỹ. Shear đã tốt nghiệp bằng Cao học từ trường danh tiếng John Hopkins ngành Công tác Quốc tế Cao cấp, thông thạo lưu loát tiếng Nhật và tiếng Trung Hoa, và là phó vụ ngoại giao chuyên trách Á Chȃu trước khi ông được cȃn nhắc bởi Bộ Ngoại Giao và được giao chức vụ Ɖại sứ tại Hà Nội năm 2011. Con đường truyền thống đó là tiêu biểu con đường của hai phần ba chức vụ đại sứ. Những đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam trước kia đều xuất thȃn từ cấp bậc ưu tú: những nhȃn viên công tác ngoại giao với kinh nghiệm có tính an ninh quốc gia rộng lớn như Michael Michalak, Michael Marine và Raymond Burghardt.

Ɖại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đầu tiên, Douglas “Pete” Peterson, phục vụ từ 1997-2001, là một sự chỉ định chính trị. Nhưng Peterson được xem là một sự lựa chọn tuyệt hảo. Ông ta là một cựu thành viên quốc hội Hoa Kỳ đáng kính nể và là một cựu tù nhȃn chiến tranh Việt Nam.

Nghῖ về con đường chính trị một cách tổng quát, nghῖ về Caroline Kennedy, người mà theo báo cáo là sẽ thay thế đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật bản là John Roos, một luật sư Silicon Valley người đạt được những giá trị ngoại giao qua việc “thu lượm” hơn 500,000 đô la cho cuộc tranh cử Tổng Thống Obama 2008. Roos đã có mua được chức đại sứ của ông không? Dῖ nhiên. Nhưng nhờ hệ thống điều hành kinh tế Hoa Kỳ trong cuộc vȃn động, các luật lệ về đút lót hối lộ không bao giờ nhập cuộc chừng nào còn có những cái nháy mắt gật đầu khi vấn đề giải quyết ổn thỏa, và không phải là cuộc đổi chác qua lại – mà “chẳng bao giờ” có.

Ɖể hiểu rõ, những nhóm bạn bè ngành ngoại giao có suy nghῖ trong cơ sở ngoại giao Hoa Kỳ thì rất thận trọng trước những cuộc hẹn chính trị như vậy. Dù sao, chức vụ đại sứ - hay vai trò nào trong chánh phủ Hoa Kỳ - không bao giờ nên rao bán. Có lẽ, điều ngạc nhiên là hệ thống thường tạo ra kết quả tốt, như một số bạn bè của tổng thống lại là những nhà ngoại gia khéo léo đại diện cho đất nước họ một cách đáng khȃm phục. Pamela Harriman, được Bill Clinton phái sang Paris, hiện ngay trong trí nhớ. Cựu tài tử minh tinh trẻ con Shirley Temple Black, người đã làm nhiệm vụ đại sứ Hoa Kỳ một cách đáng nể vì tại Ghana và Tiệp Khắc những năm 70 và 80. Và khi người đại sứ gắn liền với chính trị lại bất ngờ nhẹ nhàng, mọi đại sứ Hoa Kỳ có vẽ như có một sứ mạng cao quý nhất để bảo đảm rằng những những mối quan tȃm ngoại giao không bị thương tổn. Giống như những đại sứ chuyên nghiệp, những sứ mạng ngoại giao cao cấp nhất đến từ những cấp bậc ưu tú trong ngành ngoại giao và có thể được tin tưởng điều hành những công việc ngoại giao thật sự

(Còn tiếp mt k na)
 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét