Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Thượng nghị sỹ Jim Webb thăm Việt Nam

TNS Jim Webb
Ông Jim Webb là thượng nghị sỹ bang Virginia
Thượng nghị sỹ Dân chủ Mỹ Jim Webb sắp tới Việt Nam để tiếp tục vận động ngăn chặn tác hại của đập nước Xayaburi ở thượng nguồn sông Mekong.
Website của văn phòng Thượng nghị sỹ bang Virginia nói ông sẽ có chuyến công du tới Nam Hàn, Việt Nam, Nhật Bản và đảo Guam, kéo dài từ 16/04-29/04.
Tại Việt Nam, hiện chưa rõ chính thức là ngày nào, ông sẽ "đề cập vấn đề an ninh nước tại Đông Nam Á và tiếp tục vận động một cách tiếp cận đa phương nhằm ngăn chặn các hậu quả khủng khiếp mà các đập nước ở thượng nguồn sông Mekong có thể gây ra".
Các nước Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Lào sắp họp hôm thứ Ba 19/04 tại Vientiane để bàn cách xử lý với dự án đập nước Xayaburi mà Lào đang chuẩn bị xây dựng.
Tuy tuyên bố chính thức của các nước trên, đều là thành viên Ủy hội sông Mekong (MRC), chưa được đưa ra, có tinLào -ã xúc tiến chuẩn bị khởi công dự án thủy điện gây tranh cãi trị giá 3,5 tỷ đôla này.
Website của ông Webb nói: "Nếu hoàn tất, các đập ở thượng nguồn có thể thay đổi hoàn toàn dòng sông Mekong dài thứ 12 thế giới và gây đe dọa cho đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của Việt Nam".
Nghị sỹ Jim Webb là trưởng tiểu ban Đông Nam Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Hoa Kỳ.
Ông đã nhiều lần lên tiếng bày tỏ quan ngại về tác động tới môi trường của các dự án đập nước trên sông Mekong.
Năm nay 65 tuổi, Jim Webb từng tham chiến ở Việt Nam, có vợ người Việt và đã tới Việt Nam nhiều lần trong những năm gần đây với tư cách thượng nghị sỹ.
Tuy nhiên ông đã loan báo sẽ không ứng cử tiếp vào năm 2012.

Đập Xayaburi

Trong khi đó, bốn quốc gia ở vùng hạ nguồn sông Mekong sẽ phải sớm thống nhất xem họ có cùng đồng ý cho Lào khởi công xây dựng đập thủy điện Xayaburi hay không.
Trên sông Mekong
Việt Nam nằm ở hạ nguồn sông Mekong
Việc này sẽ là phép toán thử cơ chế hợp tác sông Mekong mà các nước cùng chia sẻ con sông này đã thỏa thuận. Lào, Campuchia, Việt Nam và Thái Lan năm 1995 đã ký một hiệp định chung để cùng quản lý dòng sông.
Cho tới giờ phút này, Lào - một trong bốn quốc gia nói trên, vẫn tỏ ra không thay đổi quan điểm.
Nhiều nguồn tin nói thực tế việc giải tỏa mặt bàng đã được bắt đầu từ tháng 11 năm ngoái tại nơi sẽ xây đập thủy điện.
Các nhân chứng nói tại khu vực này đã có mặt nhiều xe tải và hàng trăm công nhân.
Trung Quốc cũng đã xây bốn đập thủy điện tại thượng nguồn Mekong, nhưng mức độ ảnh hưởng của đập Xayaburi là chưa từng thấy vì nó sẽ thay đổi mạnh con đường di cư của các loài cá và gây hiệu ứng dây chuyền khiến các nước phía dưới cũng sẽ xúc tiến ít nhất 5 dự án đập nước của họ.
Cho tới gần đây, Vientiane vẫn khẳng định dự án Xayaburi là "thân thiện với môi trường" và không ảnh hưởng tới dòng chảy của sông Mekong.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét