Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010

Đánh Giá Chiến Lược Khai thác Bô-Xít Tây Nguyên

-Là một người nghiên cứu Tây Nguyên trong nhiều năm, ông nhận thấy thế nào khi một số lớn người dân thiểu số phải thay đổi chỗ ở hiện nay vì yêu cầu di dân của dự án. Liệu những ảnh hưởng này có lớn lắm không?
-Về mặt dân tộc và văn hóa như vậy tất nhiên nó sẽ xáo trộn hoàn toàn đời sống của người dân thiểu số. Theo tôi thì suốt mấy chục năm qua chưa có nơi nào giải quyết tốt cho người dân tộc khi có bất cứ một dự án nào.
(Khai thác Bô-Xít Đc Nông bt li cho người dân tc thiu s
Mc Lâm, phóng viên RFA
2008-10-29)

Nhà văn Nguyên Ngọc: Chuyến đi của chúng tôi kéo dài khoảng một tuần, từ Hà Nội bay vào TP Hồ Chí Minh, từ đó đi Kê Gà ở Bình Thuận, là nơi người ta dự kiến xây cảng nước sâu để sau này xuất khẩu bauxite thì đưa xuống đó. Từ Kê Gà, chúng tôi đi ngược lên Tân Rai, để xem con đường đó như thế nào.
Trong thời gian đó, trước chúng tôi hai ngày, có một đoàn công tác của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng vào thăm các dự án bauxite. Nhưng họ đi Nhân Cơ, Tân Rai rồi mới xuống Kê Gà, tức là từ trên đi xuống.

BBC: Thưa bản thân ông đã đưa ra nhiều cảnh báo về ảnh hưởng của các dự án khai thác bauxite với môi trường và không gian văn hóa của Tây Nguyên. Sau chuyến đi vừa rồi, ông có thấy quan ngại của mình được giải tỏa phần nào hay không ạ?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Chúng tôi có đến một xóm nhỏ có khoảng hai chục nhà ở của người K’Hor. Đây là khu tái định cư mà TKV xây cho người địa phương ở đó, nhưng nhìn nó thì không thể nào nghĩ đây là làng của người dân tộc được. Mỗi gia đình một cái nhà ống, trên lợp tôn.
Tôi gặp một bà cụ ở ngay nhà đầu, thấy bà ấy than là không thể nuôi được lợn gà, đi làm rẫy thì quá xa, nên chỉ còn cách là đi làm thuê cho người Kinh ở gần đây thôi. Con cái họ thì nghèo khổ, không có điều kiện học hành.
Bà con dân tộc không thể sống trong điều kiện như vậy được. Một thời gian nữa thì chẳng còn dân tộc, cũng chẳng còn văn hóa.
Trong quá trình chúng ta đã làm nhiều cái sai lớn. Có thể nói là mình đã phá nát Tây Nguyên rồi.
Rừng tự nhiên ở Tây Nguyên đã bị phá hết trong mấy chục năm nay. Một trong những chức năng của rừng là giữ nước, khi mưa nó không đổ ào xuống hạ nguồn mà chảy từ từ xuống đồng bằng, thiên nhiên đã tạo ra rừng tuyệt vời như vậy.

(Các dự án bauxite gặp nhiều khó khăn100520

20/05/2010

Nhà văn Nguyên Ngc)


Ngày 16/7, chủ trì cuộc họp với các cơ quan hữu quan, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam xây dựng phương án tuyến đường bộ tối ưu, đáp ứng lâu dài nhu cầu vận chuyển sản phẩm của dự án alumin Tân Rai, Nhân Cơ cũng như các dự án bô-xít khác sau này đến cảng Kê Gà (Bình Thuận).
Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam cho biết, việc triển khai các dự án alumin vẫn bám sát tiến độ đã đề ra.
Theo phương án vận tải đường bộ phục vụ phát triển ngành công nghiệp nhôm khu vực, trong giai đoạn chưa có cảng Kê Gà (phấn đấu hoàn thành giai đoạn 1 trước năm 2013), sản phẩm của tổ hợp bô-xít - nhôm Lâm Đồng có thể xem xét, triển khai vận chuyển theo 2 tuyến.

(Lên phương án giao thông tối ưu cho bô-xít Tây Nguyên090716)


Xung quanh một số diễn biến xung đột giữa lao động Trung Quốc và người dân Việt Nam ở một vài địa phương được báo chí và truyền thông trong nước đưa tin, kể cả các vụ đụng độ, xô xát giữa người di cư Trung Quốc ở Bắc Phi, như trường hợp ở Algeria mới đây, TS Vũ Đình Tôn nhận xét :
"Nhiều nước ngại vì người Trung Quốc đi đâu cũng rất đông, rất nhiều, tính cộng đồng, cố kết lại rất cao, và do đó đây có thể là điều phải suy nghĩ. Vùng Tây Nguyên của Việt Nam thì lại là một vùng nhạy cảm vì từ trước tới nay vốn dĩ đã hàm chứa nhiều bất ổn."

(Bauxite, khu công nghiệp và sân golf100814

thứ sáu, 14 tháng 8, 2009
Quốc Phương
BBCvietnamese.com)

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng dự án sẽ có tác động tốt cho Đắk Nông.
Ông K'Bot, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh nói các địa điểm của dự án bauxite nằm cách trung tâm tỉnh từ 15-30Km và ở các vùng đất trống, đồi trọc hầu như không có dân cư.

(Người M'Nong nói về dự án bauxite090614

14:16 - 06 2009 - 16 1387)
Thủ tướng giao Bộ Công Thương rà soát lại quy hoạch bô-xít trên cơ sở cập nhật tình hình và dự báo mới nhất về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu và đề xuất điều chỉnh Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bô-xít giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025, lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, trình duyệt theo quy định.
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương có hoạt động khoáng sản bô-xít phối hợp với các bộ, chủ đầu tư thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, bảo đảm đời sống của nhân dân tại nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ; đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển phong tục, tập quán và giữ gìn bản sắc của đồng bào dân tộc trong quá trình bố trí tái định cư.

Ngoài các bộ liên quan và TKV, văn bản này được gửi tới UBND các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước, Bình Thuận, Cao Bằng, Lạng Sơn.
(THỦ TƯỚNG TUYÊN BỐ
VietCatholic News (01 May 2009 22:54)

* Kết luận về hiệu quả kinh tế  được tính toán đối với dự án thí điểm nhà máy alumin ở quy mô 650.000 tấn/năm hay cả dự án khai thác bôxit dài hạn, thưa ông?
- Thủ tướng chỉ yêu cầu xem xét hiệu quả kinh tế đối với dự án này thôi. Dự án có công suất 650.000 tấn alumin/năm với tổng mức đầu tư khoảng 12.000 tỉ đồng. Dù thí điểm nhưng không thể làm bé được, trước đây đã dự tính quy mô 100.000 tấn/năm, rồi 300.000 tấn/năm nhưng quy mô nhỏ không thể hiệu quả.
* Theo kế hoạch, năm năm đầu tiên sẽ khai thác trên diện tích 293 ha, trong đó có đến 271 ha là đất người dân trồng cà phê, điều và cao su. Như vậy đối với người dân, hiệu quả kinh tế được tính toán ra sao?
- Số liệu thống kê cho thấy cây trồng ở vùng này năng suất thấp hơn những vùng khác. Khi khai thác bôxit xong thì phần đất còn lại sẽ tốt hơn, màu mỡ hơn nên sẽ trồng cấy tốt hơn.
* Đã có công trình nghiên cứu nào kết luận cây trồng trên đất có bôxit có năng suất thấp hơn các nơi khác hay chưa, thưa ông?
- Theo tôi biết là chưa có nhưng số liệu thống kê cho thấy năng suất ở đây thấp hơn nơi khác do có bôxit. Nhưng chỉ cần quan sát bằng mắt cũng dễ dàng thấy cây cối ở đây kém xanh tươi hơn nơi khác.
(Khai thác bô-xit Đăk Nông: Siết lao động nước ngoài từ đầu
Thứ bảy , 27 / 2 / 2010, 16: 5 (GMT+7))

(Ông Bùi Quang Tiến, tổng giám đốc Công ty cổ phần alumin Nhân Cơ thuộc Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản VN (TKV) cho biết, rút kinh nghiệm từ nhà máy Tân Rai, việc kiểm soát lao động nước ngoài ở Nhà máy alumin Nhân Cơ sẽ được siết ngay từ đầu.)
Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa ra thông báo kết luận về việc khai thác bauxite, trong đó khẳng định đây là 'chủ trương nhất quán' của Đảng.
Giữa tháng Tư, Bộ Chính trị đã nghe Ban Cán sự đảng Chính phủ báo cáo về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxite giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025.

(Bộ Chính trị kết luận về bauxite090426

chủ nhật, 26 tháng 4, 2009)
ÐÀ NẴNG - Công nhân Trung Quốc được đưa sang làm cho các dự án từ điện, xi măng, bauxite ở Việt Nam sống thành từng làng rất đông đúc và nhiều phần lao động bất hợp pháp.
Bài ký sự mới nhất của báo SGTT cho thấy như vậy về một tình trạng được báo động gần đây, dù Bộ Chính Trị CSVN đưa ra chỉ thị buộc nhà cầm quyền các cấp, các công ty CSVN phải kiểm soát và chỉ được chấp thuận cho công ty ngoại quốc đưa các chuyên viên cần thiết tới Việt Nam nếu không tìm được nhân lực địa phương.
“Trên cung đường Hồ Chí Minh, đoạn đi qua huyện Ðông Giang (tỉnh Quảng Nam) có một “làng” công nhân người Quảng Tây (Trung Quốc). Họ đã đến đây hơn ba năm qua để xây dựng hai công trình thủy điện Za Hung và Sông Kôn 2.” Tờ SGTT số ra ngày 6/5/2009 viết trong ký sự “Người Quảng Tây ở Quảng Nam”. “Cho đến thời điểm cuối tháng 4, trên đại công trường này, có 523 công nhân Trung Quốc. Khi thủy điện này sắp hoàn thành họ có ngay công trình thủy điện mới, cũng ở miền Trung Việt Nam, để thi công tiếp”.
Các công ty quốc doanh CSVN có biết luật lệ sử dụng công nhân lao động không? Chắc chắn họ phải biết. Các nhà thầu ngoại quốc khi đưa người từ nước họ hay từ nước khác vào Việt Nam có phải tìm hiểu và biết rành rẽ về luật lao động ở Việt Nam không? Chắc chắn họ phải biết. Nhưng ngày 27/3/2009, Tổng Hội Xây Dựng ở Việt Nam tố cáo rằng hàng vạn công nhân người Trung Quốc đã được đưa vào Việt Nam làm đủ mọi loại công việc. Luật lệ CSVN chỉ cho phép công ty ngoại quốc đưa các chuyên viên không kiếm được ở Việt Nam vào làm việc. Nhưng các công ty Trung Quốc đã đưa từ người nấu bếp, nhân viên bảo vệ, hay nói chung gọi là “lao động phổ thông” tức không đòi hỏi khả năng chuyên môn nào vào Việt Nam.
Ngày 14/4/09, bài báo của tờ SGTT cho thấy hàng trăm công nhân đủ loại đang hoạt động ở Tân Rai, nơi đang chuẩn bị khai thác bauxite và thành lập nhà máy “tuyển lọc” quặng bauxite thành bột nhôm thô (alumina) trong tỉnh Lâm Ðồng.
Một số bài báo khác cho thấy công nhân Trung Quốc có mặt từ nơi xây dựng nhà máy xi măng ở Hải Phòng, nhà máy điện ở Quảng Ninh, Cà Mau, Quảng Nam, chuẩn bị xây cất nhà mày luyện bột nhôm tại Nhân Cơ (Ðắc Nông).
(Công nhân Trung Quốc sống thành làng ở tỉnh Quảng Nam
  • Thursday, May 7, 2009, 9:35)

At the seminar in Hanoi on Thursday, many of the over 50 scientists in attendance said that Vinacomin's plans for bauxite mining and processing projects covering over 1,800 square kilometres in the mountainous Central Highlands will cause irreversible environmental damage.

'The government should rethink the way it is implementing the technology,' said Professor Pham Duy Hien, a former head of Vietnam's National Atomic Energy Academy. 'If they do it the way Vinacomin has suggested, it will cause a major disaster for us later on.'

Government officials said the mining of bauxite ore, that is used to produce aluminum, was integral to the economic guidelines Vietnam's Communist Party had laid out in its 2006 five-year plan.

'This project will bring significant benefits to the country as aluminum becomes more popular as a material for construction and airplane and car production,' said Vinacomin chairman Doan Van Kien. Vinacomin's plan envisions exploitation of 5.4 billion tons of bauxite ore in six projects in the region until 2015. Bauxite is generally mined in vast open pits. For each ton of aluminum produced, approximately five tons of caustic slag are created, which can degrade the environment without proper storage and revegetation.
(Vietnam scientists clash with government over bauxite project
VietCatholic News (26 Apr 2009 09:14) )

Dư luận và báo chí trong nước gần đây bắt đầu nói nhiều tới hiện tượng lao động phổ thông ồ ạt vào Việt Nam, với con số được ước tính có thể lên tới hàng vạn.
Đa số họ là người Trung Quốc, làm việc cho các dự án mà nước này đầu tư, hoặc là nhà thầu chính.

(Công nhân nước ngoài ồ ạt vào VN?
BBC.vietnamese.com)

Bản kiến nghị với chữ ký của hơn 130 người đầu tiên, đa số là các nhà trí thức, văn nghệ sĩ có tên tuổi trong và ngoài nước, đã bày tỏ mối quan ngại của họ về dự án khai thác bauxit ở Tây Nguyên.
Thứ nhất là kế hoạch khai thác bauxit được công khai hóa vào cuối năm 2008, nhưng thật ra đã được ký tắt với Trung Quốc cách đây nhiều năm mà không hề được thông qua ở Quốc hội.
Thứ hai, Trung Quốc đóng cửa các mỏ bauxit trong nước để chuyển sang khai thác ở Việt Nam, đem theo gánh nặng môi trường cho các thế hệ hôm nay và mai sau ở Việt Nam, như họ đã làm ở châu Phi với sự giúp đỡ của những chế độ cai trị tham nhũng tại đây.
Thứ ba, Trung Quốc không chỉ đem theo kỹ thuật, công nghệ, mà còn đưa nhân công vào Việt Nam.
Những người ký tên vào bản kiến nghị khẳng định rằng đất nước là của chung của cả dân tộc, chứ không là của riêng của một nhóm người nào, cho nên, họ đề nghị phải đưa vấn đề dự án bauxit Tây Nguyên ra trước Quốc hội và phải dừng ngay dự án này với sự giám sát chặt chẽ, cho tới khi nào Quốc hội xem xét toàn bộ báo cáo tiền khả thi và phê chuẩn. Các tác giả bản kiến nghị còn đòi là những nghiên cứu tiền khả thi về bauxit Tây Nguyên phải được dư luận rộng rãi tham gia và theo dõi.
(Giới trí thức, văn nghệ sĩ đồng thanh yêu cầu ngừng dự án khai thác bauxit Tây Nguyên
Thanh Phương
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/112/article_3334.asp
Bài đăng ngày 27/04/2009 Cập nhật lần cuối ngày  28/04/2009 15:11 TU)

Vụ Bauxite đã được chính phủ Việt Nam ký kết với Tầu cộng cách đây cả mười năm, nhưng bây giờ dân mới biết. Khi biết, dân muốn bàn thì bị kết án là kích động, chống phá nhà nước XHCN, bị đem ra đấu tố trên các phường tiện truyền thông và ngay cả vị Đại công thần của chế độ - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các nhà trí thức, các văn sĩ cũng bị qui kết, chụp mũ rằng:

“Cả ba nội dung trong Bản Kiến nghị ngày 17/4/2009 của các nhà trí thức gửi các đ/c lãnh đạo Đảng và Nhà nước là không có cơ sở và đúng với tình hình thực tế, hoàn toàn mang tính bịa đặt và kích động. Điều đáng buồn là các nhà khoa học do thiếu thông tin lại đi ký vào một bản kiến nghị sai trái như vậy” (trích văn bản của Bộ Công thương).
(
http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=66662
Đừng hy vọng quốc hội sẽ vì đồng bào Tây Nguyên
VietCatholic News (29 Apr 2009 15:25) )

Còn đối với đời sống nhân dân ở vùng này, tôi có đến thăm một làng của người Cơ Ho, bao gồm khoảng mấy chục hộ người Cơ Ho đã bỏ làng đi để nhường đất đai cho nhà máy. TKV đã làm tặng cho dân một cái làng, nhưng khi đến đó thì tôi thấy nó không còn hoàn toàn là cái làng dân tộc nữa, mà giống như một cái phố, nhưng hết sức là thô sơ. Mỗi nhà có bề ngang khoảng 3 mét, dưới dạng nhà ống. Người Cơ Ho chưa bao giờ sống như thế. Bà con ở đó cho biết là ở làng cũ họ có thể chăn nuôi gà, lợn, bò, còn ở đây thì không có điều kiện đó nữa. Cho nên, tổ chức lại đời sống người dân như thế cũng không ổn.

(Bauxite Tây Nguyên có nguy cơ bế tắc về vận chuyển1006

Thanh Phương/RFI tiếng Việt thực hiện)


Phó Tổng Giám đốc TKV Dương Văn Hòa cho rằng, đến 2020, do điều kiện cơ sở hạ tầng, chỉ có thể nâng cấp 2 nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ, chưa thể xây dựng thêm các nhà máy khai thác bô-xít, sản xuất alumin tại Tây Nguyên.
Đắk Nông có kinh nghiệm quản lao động nước ngoài
Gói thầu EPC Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ công suất 650.000 tấn/năm mới được khởi công hôm 28/2. Tuy vậy, theo báo cáo của Công ty cổ phần alumin Nhân Cơ, hiện chủ đầu tư và nhà thầu vẫn đang tiến hành đàm phán, điều chỉnh một số nội dung hợp đồng, như lùi thời gian tính tiến độ bắt đầu từ 18/10/2010, thống nhất chi tiết xuất xứ thiết bị… Dự kiến tháng 10 tới, hai bên sẽ hoàn thành việc tạm ứng hợp đồng EPC.
Tìm lại các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam trong 10 năm qua, càng thấy rõ phương án bôxít Tây Nguyên này do Trung Quốc đề ra từ năm 2001 và liên tục làm sức ép đối với Việt Nam. Và trong việc này, trách nhiệm của cá nhân tổng bí thư Nông Đức Mạnh là không thể chối cãi.
Thật vậy, trong « Tuyên bố về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Công hòa nhân dân Trung Hoa » công bố ngày 25.12.2000 (lúc đó tổng bí thư ĐCS Việt Nam là Lê Khả Phiêu, ĐCS Trung Quốc là Giang Trạch Dân) hoàn toàn không nói gì tới khai thác quặng bô xít, mà thậm chí còn nhấn mạnh tới việc hợp tác khoa học kĩ thuật trong cả lĩnh vực « bảo vệ môi trường » (xem toàn văn tuyên bố trên mạng của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kì).
Lần đầu tiên danh từ bôxít xuất hiện là ngày 3.12.2001 trong « Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh » (xem toàn văn: mạng của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kì) cụ thể là trong điểm thứ 6:
« 6- Hai bên xác định trong thế kỷ mới cần tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học-kỹ thuật và các lĩnh vực khác giữa hai nước theo phương châm bình đẳng, cùng có lợi, chú trọng hiệu quả, bổ sung ưu thế cho nhau, hình thức đa dạng, cùng nhau phát triển; tích cực khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp hai bên khai thác thêm thị trường hàng hóa của hai nước, tăng cường đầu tư và hợp tác, mở rộng quy mô hợp tác kinh tế và kỹ thuật, thực hiện các dự án hợp tác đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội thiết thực. 
Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định khung giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi và Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ; và nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông. 
Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng Trung Quốc trở thành thành viên Tổ chức thương mại thế giới. Trung Quốc tích cực ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. »

(Quy hoạch khai thác quặng bô-xít ở Đắc Nông

SỨC ÉP CỦA TRUNG QUỐC
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TBT NÔNG ĐỨC MẠNH

Nguyên Phong 12/02/2009)


Xin quay lại vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên. Đọc tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc năm 2001 khi Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh sang thăm Trung Quốc và năm 2006 khi Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam, ta nhận thấy một điều hiển nhiên là Trung Quốc rất quan tâm đến tài nguyên này và muốn ta khai thác bằng được. Trong những trường hợp như vậy, chỉ suy diễn ta cũng thấy việc này có lợi cho họ nhiều hơn cho ta.
(Về Báo cáo số 91/BC-CP ngày 22-5-2009 của Chính phủ gửi Quốc hội:
GS TSKH Ngô Bảo Châu
Thư viết từ Princeton, ngày 27 tháng 5 năm 2009
Kính gửi Quí vị Đại biểu Quốc hội khóa 12:)

Dự án có hiệu quả kinh tế nhưng có rủi ro

Đây là một trong những nội dung kết luận của Hội đồng kiểm tra, tính toán, đánh giá lại hiệu quả kinh tế dự án Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ do Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang làm chủ tịch (ông Quang đồng thời là chủ tịch HĐQT TKV) ngày 13-1-2010.

Theo đó, hiệu quả kinh tế của dự án được phân tích, tính toán trong điều kiện cập nhật những biến động mới nhất của thị trường alumin - nhôm thế giới và các yếu tố ảnh hưởng khác. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra hiệu quả kinh tế với cơ chế, chính sách hiện hành cho thấy về phía chủ đầu tư, “dự án có hiệu quả kinh tế nhưng có rủi ro”.

Hội đồng đề nghị Chính phủ chỉ đạo cho phép áp dụng chính sách khuyến khích đầu tư, điều chỉnh chính sách thuế, phí hợp lý nhằm bảo đảm cho dự án có hiệu quả vững chắc. Cụ thể, cho phép chủ đầu tư thuê đất với thời hạn tối đa theo quy định là 70 năm và được miễn thuế thuê đất đối với diện tích chiếm đất cố định trong suốt thời thạn thuê, đồng thời cho phép vay một phần vốn cố định từ nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Mặt khác, hội đồng cũng kiến nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh thuế xuất khẩu alumin từ 20% hiện hành xuống còn 10-15% và giảm phí môi trường đối với sản phẩm tinh quặng bôxit (hiện áp dụng mức 30.000 đồng/tấn quặng nguyên khai.

(Theo Tuổi trẻ)

(Khai thác bô-xit Đăk Nông: Siết lao động nước ngoài từ đầu

Thứ bảy , 27 / 2 / 2010, 16: 5 (GMT+7))


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét