Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

Di Sản Trúc Phương (The Legacy of Truc Phuong)


Di Sản Trúc Phương (The Legacy of Truc Phuong)

Khi một người lúc sống đã tạo nȇn một sự nghiệp về văn hóa hay tinh thần lưu lại cho thế hệ mai sau, thì khi người đó qua đời sự nghiệp đó là một di sản hay legacy để lại cho hậu thế. Khi đón nhận Legacy, người thừa hưởng gọi là thừa hưởng di sản một di sản (heritage.) Toàn bộ di sản (legacy) của Trúc Phương được thế hệ hiện nay trong nước thừa kế (inherited.) Sự thừa kế di sản này từ di sản Trúc Phương – và nhiều nhạc sĩ VNCH khác trước 30/4 năm 1975 khi Sài Gòn sụp đổ - đã cho thấy một “lỗ trống khổng lồ” (huge emptiness) trong sinh hoạt văn hóa trong nước hiện nay dưới chế độ cộng sản.

Chúng ta có thể nói các tầng lớp hiểu biết và giới trẻ trong nước hiện nay đang khao khát một tình yȇu chân thật, tình yȇu đôi lứa. Họ cảm nhận một nổi đau ngăn cách chân thật trong mùa chinh chiến giữa người tình nơi hậu phương khi chia tay người lính VNCH trȇn đường ra mặt trận và đó là những trang sử anh hùng cho dù người lính VNCH ngày ấy đã nằm xuống giữa lòng đất mẹ hay bạt ngàn khắp bốn phương trời. Từ khi họ sinh ra dưới chế độ cộng sản, họ chưa bao giờ biết những cuộc tình chân thật đó, và bây giờ họ biết rằng những người lính VNCH ngày ấy là con người bằng xương thịt, biết cảm nhận tình yȇu và ngăn cách, biết khóc, biết đau thương, có lòng yȇu nước và chia tay với người yȇu ra đi vì quȇ hương đất nước.

Người lính quân đội nhân dân của VC không có những liȇn hệ tình cảm với những người tình nơi hậu tuyến như vậy. Những cán binh cộng sản, quân đội nhân dân VC, thiếu vắng tình yȇu nhân bản, một thứ xa xỉ của đế quốc, của tiểu tư sản, và phản động. Tất cả tình cảm đó phải dấu diếm, che đậy và chưa bao giờ tình yȇu con người được phép chen vào những quyết định của đảng đã biến các chiến binh VC như những robot chỉ biết nhận lệnh điều khiển từ một bộ kiểm soát trung ương. “Người Con Gái Bến Tre Võ Thị Sáu” cho chúng ta một bài tuyȇn truyền chính trị “Em đứng dưới bóng dừa, có phải người còn đó là con gái của Bến Tre,” “Ðôi Mắt Người Sơn Tây” của Quang Dũng trȇn đường Tây Tiến chỉ là một tình yȇu nấc nghẹn “Em mơ giùm ta nhé, bao giờ trở lại đồng Bương Cấn, về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng, mẹ tôi em có gặp đâu không” tình yȇu của Quang Dũng chỉ có thế! hoặc cộng sản thường ca tụng “Con Thuyền Không Bến” của Ðặng Thế Phong, chỉ là con thuyền không bến, không thấy gì là tình yȇu nhân bản. Bài trữ tình nhất mà được nghȇu ngao hát sau năm 1975 là “Trường Sơn Ðông, Trường Sơn Tây,” trong đó diễn tả một tình cảm ảo giác giữa một lính quân đội nhân dân xâm nhập miền Nam với người con gái giao liȇn trȇn đường rừng Trường Sơn “Em đứng ở bȇn đường, như quȇ hương, vai áo bạc quàng súng trường, đoàn quân vẫn đi vội vã, bụi Trường Sơn nhòa trong trời lạ, chào em, em gái tiền phương, hẹn gặp em giữa Sài Gòn…” Tình yȇu đôi lứa chỉ có vậy!

Tất cả những bài hát đó được cơ quan tuyȇn truyền binh vận của đảng sáng tác thời vào Nam chống Mỹ đánh Ngụy không là legacy cho những thế hệ hôm nay, và những thế hệ trẻ trong nước hiện nay không thừa kế (inherit) những mớ thông tin không có giá trị văn hóa đó bởi bản chất không thật, giả tạo và không chứa đựng tình yȇu con người.
Ðó là lý do tại sao ngày nay, những sân khấu cho giòng nhạc Boléro Trúc Phương hay các nhạc sĩ Boléro khác được tạo dựng thật lộng lẫy khắp tỉnh thành từ Hà Nội đến làng quȇ, hằng bao cameras tập trung hướng về sân khấu, các phòng trà mọc lȇn, các câu lạc bộ Boléro, và các nhạc sĩ guitar chơi Boléro đầy ấp trȇn Youtube™
Phải chăng người Việt Nam trong nước đang đói văn hóa, một thứ văn hóa trong giòng nhạc mà ngày xưa chế độ cộng sản gọi là đồi trụy và nhạc vàng. Chính từ đây, chúng ta thật sự cảm nhận tình yȇu lớn nhất chúng ta dành cho Trúc Phương, một nhạc sĩ trong sạch và chung thủy với lý tưởng, với người lính VNCH năm xưa, ông đã không tham gia các tổ chức chống lại chế độ cộng sản, nhưng ông không cúi đầu trước quyền lực cộng sản, ông đã chấp nhận cuộc sống lưu đày trȇn chính quȇ hương yȇu dấu của ông. Nhưng cuộc lưu đày thật đầy gian khổ đã khiến ông gục ngã trước sự cướp đoạt nhà cửa của ông, hủy hoại công trình của đời ông, làm tan nát hạnh phúc ông, cùng với bao đau thương, thiếu thốn và bệnh tật.

Nhưng thế hệ trẻ hôm nay khi hát giòng nhạc Boléro là một legacy của Trúc Phương để lại cho mai sau thì họ cần phải hiểu rằng chính họ đang thừa kế (inherit) một di sản (legacy) của Trúc Phương hay của các nhạc sĩ Boléro khác trong mùa chinh chiến trước khi Sài Gòn sụp đỗ.
Nhạc sĩ Trúc Phương đã để lại cho mai sau khoảng 70 bài hát theo điệu Boléro. Trong đó có 14 bài tình ca về người lính VNCH trãi dài từ năm 1957 qua bài Ðò Chiều đến năm 1973 qua bài Hai Chuyến Tàu Ðȇm viết chung với Y Vân. Cuộc đời của Trúc Phương dường như rất cô đơn cho dù những tháng năm ông hạnh phúc với gia đình. Những tác phẩm của ông không nói nhiều về hạnh phúc gia đình ông, và ông không sáng tác bài nhạc nào ca ngợi hạnh phúc của ông, duy nhất có một lần 1961 ông về quȇ Trà Vinh đứng trȇn cầu Ba Hai viết bài Chiều Làng Em để kỷ niệm ngày về quȇ thăm làng cũ và cưới vợ khoảng năm 1962, nhưng khi đó ông thật chưa cưới vợ.
Di sản lớn nhất của Trúc Phương đi theo với giòng nhạc Boléro từ 1957 đến 1973, theo đó bài Ðò Chiều ông sáng tác khi còn ở Trà Vinh 1957 trước khi ông lȇn Sài Gòn lập nghiệp, bài Tàu Ðȇm Năm Cũ 1962, Buồn Trong Kỷ Niệm 1963 và Trȇn Bốn Vùng Chiến Thuật (1970?) được xem là 4 tuyệt tác của Trúc Phương sáng ngang với những tác phẩm lẫy lừng của những nhà văn thế giới. Tác phẩm Ðò Chiều (1957) của Trúc Phương xem như một cuộc chia tay qua một giòng sông vào buổi chiều tại một bến đò hiu quạnh, người con gái lái đò đưa chàng trai qua sông, giống như một cuộc chia tay của Kinh Kha với Thái tử nước Yȇn qua sông Dịch ra đi không trở lại. Nhưng trong Ðò Chiều người con gái vẫn mơ một ngày chàng trai ấy trở về. Ðò Chiều diễn tả tâm trạng ra đi của Trúc Phương khi rời làng quȇ nghèo trong thử thách, và cũng là hành trang tài năng duy nhất Trúc Phương mang theo lȇn thành phố so tài và lập nghiệp và hẹn ngày trở lại.

Bốn năm sau (1961) Trúc Phương trở về quȇ cũ. Ông cưới vợ khoảng 1962.

Năm 1962 tác phẩm lẫy lừng Tàu Ðȇm Năm Cũ (TÐNC) ra đời. Ðây là tác phẩm làm nȇn lịch sử vì là tác phẩm đầu tiȇn nói về một chuyện tình người con gái tiễn người yȇu ra mặt trận bằng tàu (xe) lửa trong khuya rạng sáng. Không ai có thể diễn tả hết ý tứ sâu sắc trong bài TÐNC. Vào một đȇm khuya rạng sáng, người con gái đã ra sân ga tiễn chàng trai người yȇu là lính đi về ngàn. Trúc Phương chọn rạng sáng, vì đã qua một đȇm có thể hai đã ở bȇn nhau và rạng sáng vì đó là giờ phút sương khuya xuống lạnh nhất vì sắp trở ngày và cô đơn nhất tại sân ga vì giờ đó người ngủ say nhất. Người con gái nói “đưa tiễn người trai lính về ngàn,” về ngàn là về bạt ngàn, núi rừng cho thấy mối tình người con gái thật vĩ đại vì nàng đã trả (thả) tự do cho người lính về với nơi xa xăm của anh nơi chiến trường và những bạn bè anh mong đợi.
(Còn tiếp)

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2019

K/g Thư Mời Cô Trúc Loan và Anh Trúc Linh


K/g Thư Mời Cô Trúc Loan và Anh Trúc Linh
     v/v Chiều Nhạc Tưởng Niệm Cố Nhạc Sĩ Trúc Phương (1933-1995)

Kính thưa qúy vị đồng hương và thân hữu,

Cho đến hôm nay 1/9/2019, chỉ còn 14 ngày nữa là Chương Trình Chiều Nhạc Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Trúc Phương, chủ đề Tình Yȇu, Chiến Tranh và Ngăn Cách sẽ được thực hiện tại Quad Area trong khuôn viȇn Trường Trung Học Yerba Buena, 1855 Lucretia Ave, San Jose, CA 95122 thời gian từ 3:15PM đến 5:00PM.

BTC chúng tôi hiện nay không thể liȇn lạc được với Cô Trúc Loan và Anh Trúc Linh là hai người con của Cố Nhạc Sĩ Trúc Phương để thông báo việc tổ chức Chiều Nhạc Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Trúc Phương; vì vậy, trân trọng nhờ quý thân hữu nào biết tin tức về Cô Trúc Loan và Anh Trúc Linh vui lòng forward Thư Mời của chúng tôi giùm.

Vui lòng xem thȇm thông tin tại www.quandiemvietnam.blogspot.com
Chân thành cám ơn quý vị.

Hoàng Hoa,
TM Ban Tổ Chức Chương Trình Chiều Nhạc Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Trúc Phương
Trưởng Ban Biȇn Tập SaigonFilms.com
Email: viettrade_net@yahoo.com
San Jose, 2019/09/01

BTC Chiều Nhạc Tưởng Niệm NS Trúc Phương: K/g “Thư Mời và Thông Báo”

BTC Chiều Nhạc Tưởng Niệm NS Trúc Phương: K/g “Thư Mời và Thông Báo”

Kính thưa quý đồng hương Bắc Cali,
Kính thưa quý cơ quan truyền thông báo chí,
Kính thưa quý thân hữu và nghệ sĩ,

Thưa quý vị vào ngày Chúa Nhật 15/9 vào lúc 3:15PM đến 5::00PM, chúng tôi có tổ chức Chiều Nhạc Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Trúc Phương (1933-1995), tại Quad Area của trường Trung Học Yerba Buena, 1855 Lucretia Ave, San Jose, CA 95122.
Chương trình Chiều Nhạc Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Trúc Phương gồm có những chi tiết sau:
1.    Nghi Lễ Chào cờ Hoa Kỳ và VNCH (Hoàng Hoa)
-      Chào Quốc kỳ Hoa Kỳ, hát Quốc ca Hoa Kỳ (Võ Thu Nga)
-      Chào Quốc Kỳ VNCH, hát Quốc ca VNCH
-      Phút Mặc Niệm, và tưởng niệm cố Nhạc sĩ Trúc Phương đã chết trȇn đất Việt Nam ngày 18/9/1995.
2.     -   Sơ Lược Cuộc Ðời và Sự Nghiệp Nhạc sĩ Trúc Phương
     -   Cám ơn các ân nhân (Hoàng Hoa)
3.    Ðiều Hành Sân Khấu (Mai Hương)
4.    Phụ tá Ðiều Hành Sân Khấu (Võ Thu Nga, Hoàng Hương, Ngọc Như, Anh Quân)
5.    Nhạc nền, Nhạc Sĩ Nguyễn Ðịnh
6.    DJ, Sound Master Anh Tâm
7.    Những bài hát (11) được trình bày:
-      Ðò Chiều (1957)
-      Chiều Làng Em (1961)
-      Chuyện Chúng Mình (12/12/1961)
-      Tàu Ðȇm Năm Cũ (1962)
-      Mưa Nửa Ðȇm (1962)
-      Nửa Ðȇm Ngoài Phố (1962)
-      Buồn Trong Kỷ Niệm (23/11/1963)
-      Chiều Cuối Tuần (1964)
-      Con Ðường Mang Tȇn Em (1/10/1964)
-      Ðȇm Tâm Sự (8/3/1966)
-      Trȇn 4 Vùng Chiến Thuật (1970?)
Như vậy, tất cả những bài hát được trình bày trong Chiều Nhạc do Trúc Phương sáng tác có từ hơn nửa thế kỷ.
Trân trọng kính thông báo và kính mời quý đồng hương và thân hữu đến tham dự Chiều Nhạc Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Trúc Phương, nghe lại những bản nhạc bất tử của Nhạc Sĩ Trúc Phương và tỏ lòng thương tưởng người Nhạc Sĩ đã sáng tác những tác phẩm văn hóa và ca ngợi đời lính VNCH nȇn ông đã phải gánh chịu nhiều bất hạnh dưới chế độ cộng sản.
Trân trọng kính thông báo và kính mời,
Hoàng Hoa
TM Trưởng Ban Tổ Chức
2019/09/01