Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015



Ngày Trở về của Bác sῖ Paul Neis

Ngày 26/6/1887 Bác sῖ Paul Neis đã từ Móng Káy về lại Hà Nội sau khi hoàn tất trách nhiệm khảo sát đường biên giới Việt Trung và ký kết các hiệp ước trên biên giới với các ủy viên biên giới Trung Hoa.  Vài hôm sau, được Bộ Ngoại Giao cho phép trở về Pháp qua đường biển Thái Bình Dương Bs Paul Neis đã rời Hà Nội đi HongKong và tại đȃy ông đã mua vé đi Le Havre xuyên qua Thái Bình Dương, băng ngang nước Canada bằng đường xe lửa Pacific nối liền hai bờ Thái Bình Dương và Ɖại Tȃy Dương và sau đó ông đã vượt Ɖại Tȃy Dương về Le Havre một cảng nước Pháp nằm phía Tȃy Bắc Paris ngày 25/7/1887 gần 2 năm sau khi ông rời cảng Marseilles vào ngày 20/9/1885 để đi Hà Nội
Kể từ đó, Bs Paul Neis đã không còn trở lại Ɖông Dương cho đến cuối đời năm 1907, ông đã chết tại một nhà thương quȃn đội tại Nice, miền Nam nước Pháp.
Chuyện phim Sur Les Frontieres du Tonkin 1885-1887
Buổi chiều ngày 24/7/1887 một ngày trước khi con tàu thương mại hàng hải Canada cập bến Le Havre nước Pháp.
Trong căn phòng hạng nhất trên tàu, một người đàn ông trong quȃn phục Pháp trạc 35 tuổi đang viết những giòng nhật ký “Ngày mai 25/7 tàu sẽ cập bến Le Havre, gần 2 năm sau ngày mình rời cảng Marseilles để thực hiện nhiệm vụ được giao phó. Tonkin giờ đȃy xa lắm, nơi chôn giữ biết bao ký ức không thể quên, những chiều mưa trên biên giới Việt-Trung, những đêm lạnh bên bếp lửa giữa rừng, những biến cố hiểm nguy giết chết những người bạn…” Ông ngước mắt nhìn lên tấm bản đồ Tonkin và rồi như thê không chịu đựng nổi ông đã bước ra khỏi phòng đi trên boong tàu nhìn về một phương trời xa trên biển bao la, mặt trời xuống dần đến đường chȃn trời trong hoàng hôn. Biển chiều thật đẹp, gió biển lay động vạt áo chiến trận, sóng xô đẩy ầm ỉ không ngừng và bọt nước biển trắng xóa lấp lánh trôi dạt xuôi về phía mặt trời.
(hướng Tȃy mặt trời lặn là hướng về bên kia Canada và Thái Bình Dương về phía Tonkin, con tàu đang vượt Atlantic về phía Ɖông)
Những hình ảnh Tonkin chập chùng trở về trong ký ức của Bs Paul Neis.
Tonkin ngày ấy.
Sau khi nhận nhiệm vụ của bộ ngoại giao Pháp Bs Paul Neis cùng các ủy viên khảo sát biên giới và đoàn quȃn nhȃn Pháp và các phu khuȃn vác An Nam di chuyển đến Ɖồng Ɖăng, một khu phố nhỏ nằm sát biên giới Việt Trung. Ɖoàn quȃn cưởi ngựa, các phu khuȃn vác đi bộ (khoảng 30-40 người.) Khung cảnh chung quanh đường đi, những trụ điện ngã nhào, hầm hố chiến đấu của quȃn Trung Hoa còn rãi rác, những nấm mộ hoang sơ sài,.. Không có nhà cửa dân làng, xa xa có những lều tranh xơ xác. Những bước chȃn ngựa vẫn đều bước, tiếng thở phì phò của ngựa,.. Viên chỉ huy đưa ống dòm nhìn xa xa. Các quȃn nhȃn đi đều bước cẩn thận, các phu khuȃn vác tiếp tục khiêng hành lý và vật dụng quȃn trang theo đòan.
Khung cảnh Ɖồng Ɖăng …
Quȃn Trung Hoa đã rút khỏi Ɖồng Ɖăng và nhà cửa bị đốt cháy trơ trụi những trụ cột cháy đen.
………….
“Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887 “ chuyển thành phim được đổi tên “Sur Les Frontiers du Tonkin 1885-1887” là tựa đề nguyên thủy của tác phẩm của Bs Paul Marie Neis (1852-1907) in trong Le Tour du Monde 1888.
Một vài hình ảnh liên quan chuyến trở về của Bs Paul Neis





Mô hình ải Nam Quan
Ải Nam Quan do người Tàu xȃy dựng với một kiến trúc nhƯ một cửa hầm của một bức tường thành kéo dài qua hai ngọi núi không cao lắm. Trên tường thành này có những vị trí che chắn dành cho quȃn trú phòng của ải Nam Quan. Ải Nam Quan còn mang tên Trấn Nam Quan, rõ ràng người Trung Hoa đã rất quan tâm đến việc e ngại quȃn Nam nên mới dùng chữ Trấn (trấn giữ, biên trấn,…)
Ải Nam Quan vào năm 1886 khi Bs Paul Neis đến nơi, nó có vẻ như một cửa hầm, hai tấm hình mà quȃn nhà Thanh vẽ cũng không chứng tỏ nó có vẻ vῖ đại hay ra dáng một tòa nhà kiến trúc cao ngạo.




Từ những nhận xét trên một mô hình chính xác nhật cho ải Nam Quan là ảnh trong tác phẩm Sur Les Frontieres du Tonkin 1885-1887 của Bs Paul Neis. Mô hình này sẽ được chọn lựa cho phim.
Hoàng Hoa,

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Mãnh vỡ của bức tường Bá Linh và cột mốc biên giới Việt-Trung
Quý vị suy nghῖ gì?
Mãnh vỡ bức tường Bá Linh được trȃn quý và gìn giữ như một báu vật của lịch sử thế giới và trang nghiêm dựng trước cửa thư viên Mountain View Public Library California, còn những cột mốc lịch sử trên biên giới Việt – Trung bị Tàu chệt đào lên đem về phá hủy trong nước chúng.






 
 

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Ký Kết Hiệp Ước Thiên Tȃn 1885 Phȃn định biên giới Việt – Trung và quȃn Pháp bắn sập cửa ải Nam Quan tháng 2, 1885



Ký Kết Hiệp Ước Thiên Tȃn 1885 Phȃn định biên giới Việt – Trung và quȃn Pháp bắn sập cửa ải Nam Quan tháng 2, 1885


Hiệp ước Thiên Tȃn June 09, 1885 Pháp và Trung Hoa



Ký kết hiệp ước hòa bình Thiên Tȃn (Tien Tsin) giữa Pháp và Trung Hoa ngày 9 tháng 6, 1885. Hiệp ước này mở đầu cho trang sử mới của Việt Nam về một đường biên giới rỏ rệt và cụ thể.



Tướng Negrier ra lệnh bắn xập Ải Nam Quan (Porte de Chine) Feb 1885


Ngày 25 tháng 2, 1885 sau khi đánh đuổi quȃn Tàu ra khỏi biên giới Việt Nam, khiến chúng bỏ chạy qua cửa ải Nam Quan, có lẻ chúng quá kinh hoảng đã đóng kín cửa ải nên tướng Pháp Negrier đã ra lệnh bắp sập cửa ải Nam Quan.

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

Hoàng Hoa: Bán bức tranh Buffalo Bill USD 95,000 plus tax




Hoàng Hoa: Bán bức tranh Buffalo Bill USD 95,000 plus tax


Hoàng Hoa: Bán bức tranh Buffalo Bill USD 95,000 plus tax
Kính:
Bức tranh được Hoàng Hoa vẽ bằng bút chì vào tháng 3 năm 1964 với chữ ký thật dễ thương khi anh là học sinh Trung Học Chu Văn An.
Bức tranh được vẽ bằng bút chì trên một tờ giấy không có gì đặc biệt mà mẹ tôi đi chợ mua món gì và mang nó về nhà. Tôi đã vẽ chàng cowboy Buffalo Bill dựa theo một bức hình trong một tập Tuổi Thơ rẻ tiền mà tôi đã để dành tiền mua về nhà xem. Tập Tuổi Thơ này được ai đã dịch sang Việt ngữ từ những cȃu chuyện Anh ngữ và hằng ngày được một “ông thầy” mỗi ngày bày bán những tập Tuổi Thơ ở trước cửa rạp hát Tȃn Bình với vài ba đồng bạc góp nhặt của các em học sinh để làm kế sinh nhai, tôi gọi ông ấy là người thầy như vậy vì ngày hôm nay khi tôi hồi tưởng lại, bức tranh mà tôi vẽ đã thực sự là một niềm danh dự tôi tưởng nhớ và trao tặng đến người thầy vô danh này. Rõ ràng, những tập Tuổi Thơ này thật sự là một hiện tượng mới lạ vì nó được dịch từ những mẫu chuyện văn chương Mỹ được bày bán bình dȃn nơi vῖa hè bụi đời so với với văn chương Pháp huy hoàng trong tủ sách còn sót lại bấy giờ trong xã hội Việt Nam mà biểu hiện nhiều nhất qua bản dịch Tâm Hồn Cao Thượng (Les Grands Coeurs) của nhà văn nước Ý Edmond de Amicis do Ông Hà Mai Anh dịch sang tiếng Việt và được giải thưởng văn chương của Hội Alexandre Rhodes vào năm 1948.
Lối vẽ trong tranh là một trong những kỹ thuật chuyên môn mà tôi đã học trộm được từ những họa sῖ vẽ những bức tranh quảng cáo của rạp hát Tȃn Bình và Tȃn Lạc trong những giờ tôi đi lang thang sau lớp học tiểu học và mê mẫn xem đọc những tập Tuổi Thơ này tại “tiệm sách” vῖa hè. Từ một tấm ảnh nhỏ xíu như bàn tay, người họa sῖ này đã phóng to thành một tấm quảng cáo thật lớn treo trên cổng rạp hát để người từ xa có thể xem được. Sau đó một thời gian, tôi mới nhận ra đó là một cách vẽ đồng dạng và phóng đại trong môn hình học không gian hay hình học phẳng.
Tất những gì tôi đã vẽ trên bức tranh Buffalo Bill giờ đȃy mang những giá trị hết sức lớn lao. Một  bức tranh vẽ Buffalo Bill về một cuộc săn bò rừng Mỹ châu (bison) của ông hoàn toàn xa lạ với đời tôi thuở ấy, nét bút chì tuyệt mỹ không phai mờ với những đường cong thật sống động, nhuần nhuyễn trên một tờ giấy khổ 8.5inX11in không hư hỏng với thời gian đã 51 năm qua tôi vẫn gìn giữ nó.
Bức tranh hôm nay được bán với giá 95 ngàn đô la (USD 95,000) và người mua sẽ chi trả thuế (tax) theo luật định Mỹ nhằm giúp tôi trang trãi những tốn kém khi thực hiện bộ phim Nhật Ký Trên Biên Giới Việt Trung 1885-1887 tác giả P. Néis.
Trȃn trọng,
Hoàng Hoa
Mountain View, Ca USA 2015/03/14