Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015









slide #9
 Lịch sử tác phẩm Nhật Ký Trên Biên Giới Việt –Trung 1885-1887
Gian hàng bán sách Nhật Ký 2 lần vào mùa Xuȃn 2004 và 2005 tại Hội Tết San Francisco và mùa Xuȃn 2004 Hội Xuȃn Fair Ground San Jose. Ảnh Hoàng Hoa Jan. 18,2004 và Jan. 24, 2004 Ngoài ra sách được bán 50 quyển ngay trong một buổi sáng tại Hội Tết Cộng Ɖồng Việt Nam Bắc Cali năm 2003 tại trường Trung Học Overfelt, San Jose. Một lần tại Saigon Business Center, một lần trước Trung Tȃm Vivo, San Jose. Sách được bán tại một tiệm sách trong khu Lion Plaza. Sách được bán về Việt Nam và đến các tiểu bang Hoa Kỳ; đặc biệt nhất, Trung Tȃm Cộng Ɖồng Việt Nam San Francisco mua khoảng 20 quyển. Trung Tȃm Cộng Ɖồng Việt Nam Bắc California tại đường Taylor San Jose mua khoảng 15 quyển. Khóa 27 CSVSQ/TVBQGVN mua khoảng 10 quyển. Nhật Ký là quyển sách dễ đọc nhất trong 4 quyển sách mà Sông Hồng viết về lịch sử đường biên giới Việt Trung. Người đầu tiên mua Nhật Ký là một phụ nữ tên Innes Tuyết và người cuối cùng đọc tác phẩm Nhật Ký và cũng là quyển sách cuối cùng cũng chính là một phụ nữ tên Nam Dao là trưởng biên tập Chương trình phát thanh Chuyện Dȃn Tôi phát thanh từ nước Úc. Tổng cộng khoảng 300 quyển Nhật Ký được bán, con số rất khiêm nhường, nhưng chính lại là một tác phẩm bất tử trong lịch sử của dȃn tộc Việt Nam.


slide #9
slide #6
slide #2

slide #1




adBanner


Gii thiu Micro SD Nhật Ký Trên Biên Giới Việt Trung 1885-1887
Tác phẩm Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887 (Nhật Ký) tác giả Bác sῖ Paul Néis, Sông Hồng dịch sang Việt ngữ 2002 và được Nam Dao đọc từ nước Úc giờ đȃy mang hai hình thức mới. Ngoài tác phẩm là một hard copy trên giấy trắng tuyệt hảo 108 độ sáng trắng, được đánh máy bằng font chữ Microsoft Word và in ấn với kỹ thuật đẹp nhất và trên từng trang giấy mang hallmark www.viettrade.net xuất bản tại Mountain View Hoa Kỳ năm 2002, thì giờ đȃy qua giọng đọc của Nam Dao Nhật Ký đã có thêm một CD set gồm 5 discs, và mới nhất hiện nay toàn bộ tác phẩm qua giọng đọc của Nam Dao đã được chứa đựng trong một microSD nhỏ xíu 16 GB có thể gắn vào trong một iPhone Android hay Windows hay iPad hay Tablet cùng lúc với toàn bộ tác phẩm Nhật Ký bằng Microsoft Word đi kèm.
Ɖiều này có nghῖa Nhật Ký có thể được nghe, xem, đọc trong bất kỳ khi nào, ở đȃu, đêm hay ngày. Dù bạn có lái xe đi xuyên bang Hoa Kỳ hoặc Úc chȃu, dù người trong nước không phȃn biệt Việt cộng hay không, đang trên biên giới Bắc Việt, hay đánh cá giữa Biển Ɖông Hoàng Sa Trường Sa, hoặc như ở tận rừng sȃu. Dù anh hay chị là người của bất cứ tôn giáo, của bất cứ đảng phái nào, thành kiến nào; dù anh hay chị là học sinh hay không, dù anh chị mang danh nghῖa người trí thức, học vị nào… tác phẩm Nhật Ký sẽ theo anh hay chị trong suốt cuộc hành trình và sinh hoạt suốt cuộc đời của anh chị.
Với mội iPhone android hay Windows nhỏ nhắn hay một tablet vừa vặn bàn tay, một iPad, hay một laptop cài đặt bên trong là một con chip microSD từ 8GB đến 16 GB là toàn bộ lịch sử thành hình đường biên giới Việt Nam – Trung Hoa nằm trong bàn tay và trí tuệ của anh hay chị.
Sự khẩn cấp thực hiện chiếc micro SD với tốc độ cao ít nhất là Class 6 hay Class 10 đủ bảo đảm phục vụ cho các nhu cầu download khác của anh hay chị trên micro SD này bắt nguồn từ việc SaigonFilms.com dốc toàn lực phục vụ nhu cầu một lịch sử chȃn chính và hữu ích cho dȃn tộc Việt Nam hôm nay và mai sau. Giờ đȃy, toàn bộ sự thật về lịch sử đường biên giới Việt-Trung trong chiếc micro SD này đã vῖnh viễn đi sȃu vào đời sống toàn dȃn tộc Việt Nam.
TOSHIBA-MICROSDHC-CLASS-10-16GB-16G-16-G-GB-MICRO-SD-HC-UHS-I-U1-FLASH-MEMORY
Kích thuớc chiếc micro SD là chiều dài 1,5cm chiều rộng 1,0cm,  hơi lớn hơn cái móng tay út nhưng nó chính là linh hồn của một dȃn tộc. Xin quý anh chị sẳn sàng chào đón chiếc microSD chứa đựng toàn bộ lịch sử biên giới Việt Nam – Trung Hoa này trong thời gian sắp tới.
Hoàng Hoa – Sông Hồng
Jan 31, 2015

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015


Lời Cầu Nguyện Năm 2015 của Tôi:
Hoàng Hoa
Lời nói đầu: Bài viết này không nhằm đả kích ai, tôn giáo nào, chỉ là Lời Cầu Nguyện của Tôi. Hoàng Hoa
Khi người Pháp đến xâm lăng đất nước ta, chính là lúc những đau thương khốn khổ cho dȃn tộc ta chồng chất. Người Pháp đã gȃy chia rẽ, hận thù trong người dȃn Việt và từ đó mầm mống hận thù trãi dài qua nhiều thế hệ; quan trọng nhất, sự hận thù đó in sȃu trong huyết quản và đạo đức con người cộng sản Việt Nam. Thực vậy, bản chất người cộng sản là hận thù sȃu sắc và thȃm độc với những cú đánh giết dã man, chặt đầu, mổ bụng, trói ké với đá nặng cho đi mò tôm, ám sát thủ tiêu đối thủ, … và vô số tội tày trời khác.
Người Pháp đã chia cắt đất nước thành ba miền Nam Trung Bắc (Cocochine, Annam và Tonkin) và tạo nên những giai cấp trong xã hội Việt Nam: 1. Giai cấp giáo sῖ theo đạo Thiên Chúa sống yên phận thờ phương Chúa Trời. 2. Giai cấp trí thức theo Tȃy học được đào luyện theo văn hóa xã hội Pháp. 3. Giai cấp thống trị quan lại nhằm tiêu diệt những người Việt Nam nổi dậy, như Ɖinh Công Tráng với chiến lũy Ba Ɖình, Nguyễn Thiện Thuật với Bãi Sậy, nhất là Hoàng Hoa Thám với rừng Yên Thế, và cuộc nổi dậy của những anh hùng Việt Nam Quốc Dȃn Ɖảng kết thúc với sự hy sinh cao cả và dũng cảm của 17 người và sự hy sinh cao cả của Nguyễn Thị Giang cho tổ quốc và tình yêu tại Thổ Tang quê hương Thái Học. Tổ quốc và tình yêu ấy của Cô Giang đã mãi mãi được Cô mang xuống lòng đất mẹ, không ai có thể nói hết tình yêu tổ quốc và con người trong tȃm hồn ấy của Cô Giang, tưởng chừng ý chí nghị lực ấy của Cô có thể vượt qua ngàn cơn sóng dữ, phá tung gông cùm xiềng xích mà người Pháp áp đặt  trên đầu cổ dȃn tộc ta, nhưng đó cũng chính là một tình yêu cao đẹp đã thề hẹn chung thủy trước non sông không quyền lực nào ngăn cách.
Vào ngày đầu năm mới 2015, giữa khi kinh thành Paris của nước Pháp đầy pháo hoa rực rỡ đón chào năm mới cũng chính là khi màu sắc rực rỡ ấy pha trộn sự tàn ác dã man của dȃn tộc và bản chất văn hóa Pháp khi nhuốm màu máu của dȃn tộc Việt Nam. Nhìn những tấm carte postal của người Pháp in ấn và gởi từ thuộc địa Việt Nam về nước Pháp, người ta mới thấy cả một nổi xót xa, đau đớn pha lẫn với màu nước mắt của một dȃn tộc vô tội. Ngày hôm nay, chỉ cần một tấm ảnh ISIS cắt đầu người là cả thế giới phẩn nộ lên án. Người Pháp đã coi sinh mạng người Việt thật không khác một thứ đồ vật không hơn không kém. Những đầu người Việt Nam bị nhà cầm quyền và tay sai Pháp chặt bêu được xem là trò giãi trí lành mạnh và gửi đi một cách thích thú qua bưu điện Pháp. Ɖó là văn hóa văn minh nước Pháp ư?
Ngày đầu năm 2015, đã chất chứa trong tôi biết bao thương cảm về những anh hùng đã hy sinh cho tình yêu quê hương dȃn tộc Việt Nam vì đó chấp nhận gông cùm xiềng xích hoặc bị giặc Pháp bêu đầu. Nhắc nhở lại và xem lại những hình ảnh tang tóc đó để biết rằng sự hy sinh cao cả của các anh hùng cho tổ quốc và dȃn tộc là cao đẹp, tôi cũng thắp lên một nén nhang gởi lời cầu nguyện tôi đến các anh linh để được siêu thoát và trở về với hồn thiêng sông núi và tiền nhȃn có công dựng nước và giữ nước.
 
Paris New Year 2015. L’Arc de Triomph, Paris

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Ngày Lễ Tạ Ơn của tôi

Một đêm giá lạnh cuối tháng 11, trong căn phòng nhỏ bên ngoài mưa và gió nhẹ. Trời vào khuya lắm trong ngày sắp Lễ Tạ Ơn, tôi cố gắng tìm những chi tiết tài liệu để giúp hiểu thêm lịch sử Việt Nam và thêm chi tiết cho bộ CD Nhật Ký mà Nam Dao đang đọc đến Chương 23 trong Chuyện Dȃn Tôi 395.
Lòng tôi bất chợt dȃng lên nổi buồn và thương tiếc. Lần luợt những hình ảnh cuộc Khởi Nghῖa Yên Báy hiện ra trước mắt tôi qua hai hình bìa của hai số báo 2045 và 2062 Le Petit Journal vào tháng 6 năm 1930. Hai hình bìa (cover) của hai số báo vẽ (illustre) cuộc khởi nghῖa Yên Báy mà người Pháp gọi đó là cuộc nổi loạn 1930. Lần theo dấu vết hình ảnh tôi tìm gặp một tấm carte postale (postal card) chụp lại 13 cái đầu người bị chặt đứt mà người Pháp mô tả trên postal card là Têtes de Pirates Décapité. Tấm postal card này được gởi đi nước Pháp từ Tonkin và tại sao người Pháp đã in hình chụp 13 cái đầu người này trên tấm postal card đi khắp thế giới một cách đơn giãn như in một vật thể (object), hay một sự vật nào, một cảnh tượng nào đó. Phải người Pháp muốn chứng tỏ một quyền lực tuyệt đối của họ trên xứ sở thuộc địa nơi họ thống trị, và coi những chiếc đầu này là một trò giải trí? Và họ muốn cho thấy những anh hùng hy sinh cho dȃn tộc Việt Nam này chỉ là những tên thổ phỉ (pirates) và để bào chữa cho tội ác họ tại Tonkin?
Ɖó là văn minh của nước Pháp và là văn hóa của dȃn tộc Pháp chăng?
Nguyen Thai Hoc
Tôi đã bật khóc trong đêm giá lạnh của miền Bắc Cali ngày trước Lễ Tạ Ơn khi bên ngoài trời vẫn mưa và gió lạnh.
Hình ảnh đau thương của những anh hùng dȃn tộc Việt Nam sau thất bại cuộc khởi nghῖa Yên Báy đã chết bằng máy chém của người Pháp đã ám ảnh tâm trí tôi suốt đêm không ngủ. Có ai biết 84 năm sau, con người mang tên Hoàng Hoa (Sông Hồng) đã nhìn thấy những anh hùng này như sống lại trước mắt mình. Làng Cổ Am nơi quê hương Nguyễn Thái Học đã bị phi cơ Pháp không tập tan nát. Với tất cả kỹ thuật computer cao nhất hiện nay mà tôi may mắn học hỏi được hơn 20 năm qua, giờ đȃy tôi đã nhìn thấy lại hình ảnh đau thương tang tóc Ngày Yên Báy 1930 khi Nguyễn Thái Học và 12 anh hùng dȃn tộc lần lượt bước lên máy chém của kẻ thù, và cũng chính giờ phút sau chứng kiến cảnh tượng bi thương và anh dũng cuộc hy sinh của 13 anh hùng dȃn tộc Cô Giang đã trở lại làng Cổ Am tự sát tại nơi đȃy quê hương người yêu mình và cũng là đồng chí Nguyễn Thái Học.


13 Vietnamese Heroes 1930
Người ta và người Việt Nam từng đọc những tác phẩm của những nhà văn Pháp ca ngợi lòng nhȃn đạo và trắc ẩn như trong Les Miserables, Notre Dame de Paris của Victor Hugo, như Le Compte de Montre Cristo của Alexandre Dumas, những nhà thờ Cathedral nổi tiếng hoặc công trình tháp Eiffel tại kinh đô ánh sáng Paris, nhưng người Pháp đã xây dựng sự giàu có bằng sự cướp bóc tài nguyên các nước thuộc địa và xây dựng nền văn hóa của họ với tính vô nhân đạo và độc ác dành cho các dȃn tộc bản xứ.
Tấm postal card đã nói lên một nền văn minh độc đáo của nước Pháp và dȃn tộc Pháp rằng con người Pháp một thời từng là những kẻ giết người man rợ lồng trong một nền văn minh đao phủ trên xứ sở Việt Nam hiền hoà và đầy nhȃn tính. Người Pháp đã đến đất nước ta bắt lính phục vụ cho một chủ nghῖa đế quốc, bảo vệ đế quốc này trước sự bại trận nhục nhã gánh chịu trước nước Ɖức và còn hơn thế nữa đã đem đến Việt Nam sự phȃn cách chia rẽ và từ đó tạo thành những hận thù mãi đến hôm nay.
Nếu tấm postal card đó mang một ý nghῖa nào người Pháp từng hài lòng thích thú thì họ không thể có bất cứ lời biện minh khác hơn được vì đó chính là một hành vi dã man, coi thường lòng trắc ẩn của con người trong một xã hội văn minh.
Mùa Lễ Tạ Ơn tôi xin dȃng nén nhang thắp ấm lòng người nhȃn ái và dȃng lên tất cả anh linh 13 anh hùng hy sinh cho tổ quốc trong cuộc khởi nghῖa Yên Báy 1930 lời cám ơn sự hy sinh cao cả của tất cả anh hùng đã ngã xuống cho tổ quốc và cho tôi được một tâm hồn và khối óc Việt Nam hôm nay.
Hoàng Hoa
12/02/2014
Mountain View, Ca USA

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

China building South China Sea island big enough for airstrip: report

http://news.yahoo.com/china-building-south-china-sea-island-big-enough-053522772.html


WASHINGTON (Reuters) - Satellite images show China is building an island on a reef in the disputed Spratly Islands large enough to accommodate what could be its first offshore airstrip in the South China Sea, a leading defense publication said on Friday.
Related Stories

    China offers ASEAN friendship, loans as South China Sea tension bubbles Reuters
    Asia Smiles for the Cameras Huffington Post
    Beijing, Philippines move to calm South China Sea tensions Reuters
    China pledges more dialogue on regional conflicts Associated Press
    Hard diplomacy ahead despite China showing its softer side Reuters

The construction has stoked concern that China may be converting disputed territory in the mineral-rich archipelago into military installations, adding to tensions waters also claimed by Taiwan, Malaysia, the Philippines, Vietnam and Brunei.

IHS Jane's said images it had obtained showed the Chinese-built island on the Fiery Cross Reef to be at least 3,000 meters (1.9 miles) long and 200-300 meters (660-980 ft) wide, which it noted is "large enough to construct a runway and apron."

The building work flies in the face of U.S. calls for a freeze in provocative activity in the South China Sea, one of Asia's biggest security issues. Concern is growing about an escalation in disputes even as claimants work to establish a code of conduct to resolve them.

Dredgers were also creating a harbor to the east of the reef "that would appear to be large enough to receive tankers and major surface combatants," it said.

Asked about the report at a defense forum in Beijing on Saturday, Jin Zhirui, a colonel with the Chinese air force command, declined to confirm it but said China needed to build facilities in the South China Sea for strategic reasons.

"We need to go out, to make our contribution to regional and global peace," Jin said. "We need support like this, including radar and intelligence."

The land reclamation project was China's fourth in the Spratly Islands in the last 12 to 18 months and by far the largest, IHS Jane's said.

It said Fiery Cross Reef was home to a Chinese garrison and had a pier, air-defense guns, anti-frogmen defenses, communications equipment, and a greenhouse.

Beijing has rejected Washington's call for all parties to halt activity in the disputed waters to ease tension, saying it can build whatever its wants in the South China Sea.

Hong Kong media have reported that China plans to build an air base on Fiery Cross Reef. In August, the deputy head of the Chinese Foreign Ministry's Boundary and Ocean Affairs Departments said he was unaware of any such plans.

(Reporting by David Brunnstrom; Additional reporting by Ben Blanchard in BEIJING; Editing by G Crosse)

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Mùa Thu với Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887 (Nhật Ký)

Những CD cho tác phẩm Nhật Ký giờ đȃy sắp hoàn tất.

Hôm nay đã có tất cả 4 CD gồm 21 chapters trong 28 chapters của Nhật Ký được hoàn tất trên những CD music Memorex đắt tiền như là những copies nguyên thủy với âm thanh tốt nhất được chúng tôi edit và burn ra audio CD qua những MP3 files Nam Dao thu âm từ nước Úc chuyển sang California Hoa Kỳ. Như vậy có thể chỉ còn lại 1 CD cuối cùng cho 7 chapters Nhật Ký, nếu tổng chiều dài 7 chapters này được Nam Dao đọc trong 1giờ 20phút hoặc 700 MB. Những CD này giờ đȃy ghi lại giọng đọc của Nam Dao mà theo hy vọng sẽ thành một tuyển tập CD Nhật Ký dài 6giờ trong 5 audio CD’s.

Giờ đȃy quý vị có thể lắng nghe được những CD Nhật Ký trên suốt chặng đường ngang về miền Tȃy hay dọc lên phía Bắc dù đó là Hoa Kỳ hay nước Úc mênh mông hoặc trong rừng già núi cao của tổ quốc Việt Nam, hay xuyên qua những vùng biển xa xôi hoặc vượt đại dương bao la! Quý vị có thể lắng nghe trong đêm hay những ngày lái xe đi làm với chiếc CD player có sẳn trong xe. Nhật Ký có một sự sống và hơi thở của Nam Dao được đọc chính xác và truyền cảm cùng với bản dịch thật bình dȃn, ngọt ngào hương vị đất nước Việt Nam của tác giả Sông Hồng người đã sống và trưởng thành trên quê hương máu và nước mắt, quý vị cũng sẽ nghe lại từng bài tường thuật phong phú của bác sῖ Paul Neis (1852-1907) từng mỗi chapters.

Từng mỗi chapter Nhật Ký quý vị có thể nghe trên CD mà tưởng như nghẹn lại trong tim vì những biến chuyển hồi hộp của từng mẫu chuyện. Chúng ta rất biết ơn bác sῖ Paul Neis người đã vô tình viết lại một giai đoạn lịch sử quý báu cho dȃn tộc Việt Nam và ông đã chết trong vô danh tại Nice, chúng ta lại càng không thể quên đi công trình gần trọn một năm dài Nam Dao đã đọc tác phẩm để lưu lại ngàn sau từ sau nhiều tuần lễ chị cố gắng vượt qua cơn bệnh trong mùa giá lạnh tại Úc. Giờ đȃy những CD Nhật Ký đã trở thành hiện thực vào chính mùa Thu California. Những CD Nhật Ký đã trở thành những chiếc lá rụng xuống giòng sông với giòng chữ Lê Lợi Vi Quȃn Nguyễn Trãi Vi Thần mà Nguyễn Trãi đã viết bằng mật ngọt  trên những chiếc lá rừng vào mùa Hè ấm áp trong những ngày tụ nghῖa tại Lũng Nhai. Những CD Nhật Ký sẽ trở về không gian và thời gian của tổ quốc, sẽ mãi mãi in dấu bóng hình của tổ quốc Việt Nam xa xôi đang ngập trong rên xiết và oằn oại gông cùm và trên vùng biển thȃn yêu của tổ quốc tràn ngập những con tàu của ngoại bang hung hãn.

Nhật Ký Trên Biên Giới Việt Trung 1885-1887 là ánh sáng là sự sống mãi mãi hòa cùng nhịp đập trái tim của toàn dȃn Việt.
Hoàng Hoa 11/20/2014