Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Phóng sự đặc biệt: Cận cảnh Bô xít Nhân Cơ
Chuyến xe đò cuối cùng đưa chúng tôi đến Đắc Nông lúc trời chạng vạng tối, khung cảnh của nóc nhà Đông Dương đây sao? Có một vẻ gì đó trầm mặc, u uất làm những cư dân trẻ của Sài Gòn chúng tôi bỡ ngỡ. Bên đường là những cánh rừng trơ trụi, những ngọn đồi trọc chơ vơ thoắt ẩn hiện trong bầu trời nhá nhem.

Bây giờ đang là những ngày đầu tháng tư, Đắc Nông phơi bày một vẻ ngổn ngang giống như một đại công trường đang thi công cẩu thả. Dọc theo quốc lộ 14, đâu đâu cũng thấy sự bừa bộn bởi nạn đào bới và san lấp. Hai bên đường, những lớp đất đá khô cằn vừa bị cày bật lên. Người ta đang làm một con đường rất lớn để phục vụ cho những đoàn xe tải rầm rộ chạy hối hả ngày đêm . Thiên nhiên đang bị những bàn tay thô bạo của con người tàn phá...
Trụ sở Công ty Cổ Phần Alumin Nhân Cơ - nơi được giao dự án thăm dò & khai thác Bauxite
Xuống xe ở thị xã Nhân Cơ, trời tối mịt. Chúng tôi ghé tìm nhà dân xin ngủ lại qua đêm. Những
 ngày này, nghe nói tình hình Đắc Nông khá căng thẳng, đặc biệt tại xã Nhân Cơ - nơi dự án Bô-xít đang được triển khai. Vì là những người lạ, nên đi đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp những ánh mắt dõi theo, những cái nhìn không hiểu vì tò mò hay dò xét. Trước khi đến đây, tôi cũng đã nghe nhiều lời cảnh báo từ bạn bè về một vùng đất - nơi người dân luôn được tuyên truyền phải "đề cao cảnh giác", "tố giác tội phạm", và "chống kẻ địch"...
Đội thăm dò Bauxite nằm ngay gần đó, nhưng không cho ai đặt chân vào
Toàn cảnh công trường xây dựng nhà máy rộng 200 ha, có thể quan sát thấy từ xa
Cơn mưa bắt đầu nhỏ hạt, chúng tôi tìm được nhà một người dân tốt bụng cho tá túc qua đêm. Khi cơn mưa nhẹ trái mùa chấm dứt, hơi đất bốc lên, một mùi hương đằm thắm nồng nàn.

Cách quốc lộ 14 vài trăm mét chúng tôi thấy một công trường đèn điện sáng quắc với những ánh đèn xe tải qua lại nhộn nhịp. Hỏi ra mới biết, chúng tôi đang đứng rất gần nơi dự án Bô-xít đang được triển khai. Nghe kể lại rằng, có lúc công trường hoạt động gấp rút cả ngày lẫn đêm cho kịp tiến độ. Khi ấy, người dân quanh đây không đêm nào ngủ được bởi tiếng ồn của máy ủi đất, xe tải nặng... . Nhà cửa cứ rung rinh khi có từng đoàn xe tải chở đất đá đi qua.
Cả cái hồ nước này, và những vùng xung quanh sẽ được quy hoạch làm hồ chứa bùn đỏ và nước thải Bauxite rộng đến 300 ha. "Quả bom bùn triệu tấn" sẽ được đặt ở đây
Đêm xuống, khí lạnh từ cao nguyên tràn về, chúng tôi thiếp đi vì mệt mỏi sau chuyến đi khá gian khổ vì xe đò nhồi nhét quá nhiều người.

Ánh nắng ban mai rọi vào làm căn nhà gỗ sáng rực, chúng tôi cũng lần lượt thức giấc. Buổi sáng Tây Nguyên thật tuyệt, bầu trời trong xanh, nắng dịu. Đứng ngay vị trí đêm qua, chúng tôi ngước nhìn về phía công trường cách chừng nửa cây số. Dưới ánh sáng ban ngày, hiện ra cả một vùng đất đỏ rộng lớn bị san bằng, trơ trụi và lạc lõng, bao quanh là ít mảng xanh còn xót lại. Từng chuyến xe tải qua lại thực hiện nốt những công đoạn cuối cùng của quá trình san lấp. Đứng từ xa, có thể thấy được sự quy mô của công trình. Chỉ còn vài ngày nữa, người ta sẽ khởi công xây dựng trên đó một nhà máy luyện Ocid Nhôm rất lớn, có thể hết năm nay sẽ đi vào hoạt động.

Tạm biệt người chủ nhà tốt bụng, chúng tôi đi bộ ra chợ Nhân Cơ (huyện Đăk Rlấp). Mặc dù là trung tâm thị xã, nhưng đời sống của người dân không có vẻ sung túc. Chi phí sinh hoạt cũng khá đắt đỏ so với thu nhập bình quân đầu người. Ở đây, họ sống chủ yếu bằng nghề trồng tiêu, trồng cafe... Không biết mai này, khi đất đai trồng trọt không còn, họ sẽ sống ra sao ?
Công trường xây dựng nhìn gần
Ghé chân tại một quán nước đông đúc ven đường, chúng tôi chia nhau bắt chuyện với những người dân địa phương. Vượt qua sự nghi ngại ban đầu, người dân nơi đây dễ dàng cởi mở cùng bạn. Họ nói chuyện một cách hồn nhiên, vui vẻ và sẵn sàng trả lời những thắc mắc của bạn. Ở đây, hiếm thấy ai dùng từ "Bô - xít", mà thay vào đó là từ "Alumin" hoặc "quặng nhôm", có lẽ trong quá trình tuyên truyền, chính quyền địa phương cảm thấy "kỵ húy" với từ Bô-xít chăng ?

Theo lơi tường thuật của người dân, công trường phía bên kia thuộc Công ty CP Alumin Nhân Cơ, được tiến hành xây dựng đã 3 năm nay. Chính quyền địa phương đã giải tỏa hàng trăm hộ dân để lấy đất phục vụ cho dự án xây dựng nhà máy rộng 500 ha này. Rồi đây, khi chính thức đi vào hoạt động, có lẽ cả vùng Nhân Cơ cũng như toàn tỉnh Đắc Nông này sẽ biến thành một đại công trường ngổn ngang và ô nhiễm.
Đứng từ con đường đang thi công nhìn vào, thấy một vùng đất bị san bằng hiện rõ
- "Sống không được thì bỏ đi chỗ khác thôi, mình là dân mà, ô nhiễm thì cho mấy ông nhà nước ở với nhau", một bác xe ôm cười buồn nói tiếp "Nói thiệt, tui bỏ quê lên đây rồi, giờ nó đuổi chẳng biết đi đâu".

- Một anh thanh niên khác lớn tiếng "ĐM, nó hứa xây nhà máy bự để cho mình có công ăn việc làm, rốt cuộc toàn cha con tụi nó làm với nhau", hóa ra anh này đã xin vào làm công nhân khai thác Bô-xít, nhưng không được nhận. Nghe kể, có thời gian nhà máy tuyển công nhân để đào tạo, bán ra trên 2.000 hồ sơ, mỗi hồ sơ chỉ vỏn vẹn vài tờ giấy mà đội giá lên đến 50.000 đồng/hồ sơ, cuối cùng chỉ nhận khoảng 400 công nhân là chỗ thân quen được gửi gắm vào. Được biết, khá đông con cái cán bộ địa phương cũng được cử sang Trung Quốc đào tạo tay nghề bằng ngân sách nhà nước.

"Thôi, cứ lo miếng cháo qua ngày đã, tới đâu hay tới đó". Những người khác đồng tình bằng cách lặng im. Có lẽ, nỗi lo cơm áo gạo tiền đã làm mất dần ý thức phản kháng của họ. Không biết nói gì thêm, chúng tôi cùng im lặng, ánh mắt mọi người hướng về phía bên kia con đường, lâu lâu có vài gã chuyên gia Trung Quốc nghênh ngang đi qua, đưa đôi mắt xấc xược nhìn vào...

Rời khỏi quán, chúng tôi rẽ về phía công trường ngay gần đó. Con đường dẫn vào nhà máy vẫn chưa làm xong,còn ngổn ngang bừa bộn. Đứng ở con đường này mới có được cái nhìn bao quát về vùng đất phía bên kia, nơi đang oằn mình vì đào xới. Trước mắt là cả một vùng đất rộng đến 200 ha bị san phẳng, màu đất đỏ rực lên trong cái nắng chói chang, nhìn vô duyên, lạc lõng với khung cảnh Tây Nguyên đồi núi chập chùng.


Đâu đó vẫn có cảm giác yên bình của buổi trưa hè, tiếng ve lao xao, rạo rực....
Đâu đó vẫn thấy sự sống hiền hòa quanh đây
Vẫn còn nhìn thấy màu xanh của những vườn cafe, những trảng cỏ dại... nằm rải rác xung quanh, như đang thoi thóp vì cô quạnh. Vài nóc nhà thấp tè lọt thỏm trong mảng xanh hiếm hoi còn xót lại, nghe nói đó là những hộ dân chưa chịu di dời vì không chấp nhận giá đền bù quá rẻ mạt. Có lẽ họ cũng sớm di dời nay mai, vì mảnh đất đó sẽ bị người ta biến thành vùng hồ chứa bùn đỏ ô nhiễm.
 
Theo quy hoạch, hồ chứa này rộng đến 300 ha, hàng năm người ta thải ra đây khối lượng lên đến 11 triệu tấn bùn đỏ và nước thải. Khi ấy, "quả bom bùn triệu tấn" cứ treo lơ lửng trên đầu cả vài chục triệu người miền Nam dưới đồng bằng, hạ lưu các con song bắt nguồn từ Tây Nguyên này. Còn với người dân quanh đây, có cố gắng bám trụ thì đất của họ cũng chỉ là vùng đất chết mà thôi.
Cận cảnh công trường xây dựng, những cái lán trại tạm bợ này là nhà ở của Công nhân đào đất Việt Nam, nằm sâu trong khu vực nhà máy
Khổ thì chỉ có người dân là khổ, còn cán bộ địa phương thì giàu lên thấy rõ. Khi vừa nghe tin dự án Bauxit sẽ được triển khai, cán bộ ùn ùn kéo nhau đi mua đất. Nhà gỗ, nhà gạch mọc lên như nấm, có người làm một lúc cả chục căn nhà. Rồi cây cối cũng mọc lên theo, có nơi hàng chục ngàn cây được trồng với mật độ cách nhau chỉ 10-15cm/cây (???). Chỉ trong một đêm, đất nông nghiệp được biến thành đất thổ cư, có sổ đỏ đàng hoàng. Xây cất xong, cứ bỏ hoang đấy để chờ giải tỏa. Chẳng mấy chốc, ngân sách Nhà nước chi phí cho việc đền bù, giải phóng mặt bằng bị đội lên hàng chục tỷ đồng, cũng bởi những ông quan giỏi trục lợi từ tiền thuế của dân này.
 
Sau lưng trụ sở Công ty Cổ Phần Alumin Nhân Cơ là khu nhà màu xanh dành cho người Trung Quốc, có xe buýt đưa rước hẳn hoi 
Vừa đi vừa quan sát, chúng tôi càng cảm nhận được sức nóng hầm hập của một vùng đất đang bị tàn phá. Lâu lâu có những chiếc xe biển số xanh của nhà nước chở chuyên gia Trung Quốc chạy ngang qua, họ vênh váo bấm còi, phóng xe bạt mạng, miệng la lối giành đường bằng thứ tiếng nửa Tàu, nửa Việt tục tĩu....
 
Thấy chúng tôi không giống người địa phương, họ đưa những cái nhìn đầy thách thức, có gã phun bãi nước bọt xuống đất, miệng cười khinh bỉ. Máu nóng dồn lên mặt, gan sôi như lửa đốt, anh bạn đi cùng không giữ được bình tĩnh, cui xuống vớ lấy một cục đá rất to. Trong tích tắc, những người khác nhanh chóng giữ chặt tay anh ta lại. "Đừng, không đáng đâu !" - Một người vội hét lên.
 
Tôi sẽ không bao giờ quên được hình ảnh này, người bạn vốn hiền lành như cục bột, bỗng chốc trở nên khác hẳn, đôi mắt giận giữ đỏ bừng như hai ngọn lửa, bàn tay run run vẫn còn nắm chặt hòn đá, những hạt đất đỏ vỡ ra, rơi xuống trong tiếng cười khả ố của bọn Tàu vừa bỏ đi.
 
Quá trình san lấp vẫn được tiến hành...
Chúng tôi lại tiếp tục đi, một người đứng chụp hình, những người còn lại che chắn, cảnh giác. Vì là buổi trưa nắng, cho nên người qua lại không nhiều. Nhưng vẫn có cảm giác hồi hộp bởi những cái nhìn bất thường, hay những ánh mắt dò xét nấp trong vài quán nước tạm bợ xung quanh. Tình hình e có điều gì không ổn, chúng tôi liền vờ như quay trở lại, khi thoát khỏi tầm quan sát của những người "khả nghi", cả nhóm nhanh chóng rút vào một vườn cafe gần đó tìm cách đi tiếp. Nhận thấy đi đường chính khó có thể vào sâu thêm được, quan sát kỹ địa hình, chi còn cách là theo nương rẫy của người dân để tiếp cận gần hơn khu vực nhà máy.
 
Đường mới hơi khó đi, vì nương rẫy bị bỏ hoang đã lâu, cỏ mọc ngang đầu, che phủ hết lối đi. Một đám thư sinh quen với việc ngồi ghế giảng đường ĐH, bỗng chốc phải "trèo đèo, lội suối" cũng nảy sinh lắm chuyện, những kỷ niệm thật buồn cười. Những giống cỏ dại chưa bao giờ gặp cứa vào khắp chân tay, hầu như ai cũng mang vài vết xước trên người, nhưng sợ nhất vẫn là rắn và bò cạp. Lâu lâu cô bé đi cùng hét lên oai oải vì ... bị một con sâu lạ bám vào vai.
 
Khu nhà đang xây dành cho các Chuyên gia Trung Quốc 
Qua khỏi bãi nương rẫy, chúng tôi đến một khoảng đất trũng, giống như một đầm lầy. Không biết nước từ đâu chảy về đỏ ngầu, bẩn thỉu làm chúng tôi thấy rợn rợn. Có lẽ nguyên nhân chính là do quá trình xây dựng nhà máy đã làm cho nguồn nước biến đổi. Lội qua dòng nước, cảm giác ngứa ngáy lan khắp chân tay, lớp đất mềm ở đây lún xuống khá sâu, rất khó nhấc chân lên, đúng như có người đã nói, đất Tây Nguyên rất "yêu" người.
 
Quá trình xây dựng nhà máy làm cho nguồn nuoc bị ô nhiễm, lội qua rất ngứa 
Vượt qua bãi đất trũng, chúng tôi phải trèo lên 1 ngọn đồi thấp, nơi đang được tiến hành san phẳng. Đất đỏ đang bị bào mòn trơ lên sỏi đá, lác đác vài đống cỏ dại vươn mình. Những lớp đất đỏ bị nước lũ xói mòn tạo thành những rãnh sâu đến cả chục mét trên triền đồi. Trèo mãi mới lên đến đỉnh, thật ngỡ ngàng khi trước mắt chúng tôi là cả một vùng đất bị san bằng, rộng, dài cứ tưởng chừng như bất tận, sự đại quy mô của công trình. Màu đất đỏ rực, phẳng lỳ tương phản hoàn toàn với khung cảnh Tây Nguyên vốn nhấp nhô, khúc khuỷu.
Cận cảnh một vùng đất bị san bằng
Trên vùng đất vừa được san bằng này, những đoàn xe nối đuôi nhau thực hiện nốt những công đoạn cuối, chờ ngày chính thức khởi công xây dựng nhà máy luyện Ocid Nhôm. Ở đây chỉ mới làm xong trụ sở công ty Nhân Cơ, những khu nhà ở cho chuyên gia Trung Quốc và các lán trại cho công nhân Việt Nam.
Nếu đúng như kế hoạch, thì cuối năm nay hoặc đầu năm sau nhà máy sẽ đi vào hoạt động,cho sản lượng 1,2 triệu tấn/ năm, và khi sản phẩm đầu tiên được cho ra đời, đó cũng là ngày đặt dấu chấm hết cho mảnh đất Nhân Cơ màu mỡ này. Kế đến, sẽ là cả Đắc Nông - nơi có lượng Bô-xit cao nhất bị đào bới tan hoang, kéo theo cả một Tây Nguyên chết chóc, và cả miền Nam phải gánh chịu hậu quả ô nhiễm khôn lường...
15



Chúng tôi cảm thấy rùng mình khi nghĩ đến điều đó, chúng tôi sợ nghĩ đến tương lai của các thế hệ sau, khi buộc phải gánh chịu những di họa từ thế hệ trước. Dưới chân chúng tôi là nơi dự tính làm hồ chứa bùn đỏ, thử tưởng tượng với nạn khai thác ồ ạt như hiện nay, liệu sau 10-15 năm nữa nó có còn đủ sức chịu đựng, bao bọc cho Tây Nguyên hay không ? Nếu xảy ra vỡ đập thì hậu quả không thể lường trước được. Thảm họa ấy còn kinh khủng hơn khi Đắc Nông với địa hình dốc, là thượng nguồn cùa 2 dòng sông chính Mê Kông và Đồng Nai... Cứ thế, "Quả bom bùn 20 triệu tấn" cứ treo lơ lửng trên đầu đất nước Việt Nam, chờ ngày phát nổ.
16Những rãnh đất bị sói mòn gần nhà máy, sâu đến chục met, trượt chân xuống có thể gãy chân

Đứng như chết lặng một hồi lâu, chúng tôi quay trở lại con đường cũ. Nỗi ám ảnh về một Tây Nguyên khô hạn, chết chóc cứ bám theo suốt quãng đường còn lại, cho tới khi về đến nhà.

Chiều Tây Nguyên đìu hiu, vắng lặng. Bầu trời u uất nỗi buồn, xung quanh bốn bề núi non trùng điệp, xa xa những ngôi nhà leo lét ánh đèn ! Bữa cơm tối thân mật với người chủ nhà tốt bụng, lâu lâu có tiếng cười nói bật ra gượng gạo.

Đêm thứ hai ngủ lại Đắc Nông, ai cũng trằn trọc, bâng khuâng. Bất chợt anh bạn cười òa một cách thích thú, gửi cho mọi người xem tin nhắn SMS từ Sài Gòn, đại ý là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu dừng ngay lập tức dự án Bô-Xit Tây Nguyên. Tiếng cười đùa, bình luận lại vang lên, xua đi nỗi lòng nặng trĩu, hóa ra tin Cá Tháng Tư. Cũng lạ thật, đa số người ta dùng ngày Cá Tháng Tư để vui đùa tếu táo, còn những người như chúng ta lại chọn ngày Cá Tháng Tư để nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình.


Chúng tôi chìm dần vào trong giấc ngủ, trong đầu vẫn ám ảnh một màu đỏ của đất Tây Nguyên...
Đắc Nông, tháng 04/2009

Nhóm PV CLB Nhà Báo Tự do
tường trình từ Tây Nguyên
 

Quan điểm của Viện Nghiên cứu PT về Khai Thác Bauxite

Nhã Trân, phóng viên RFA-Bangkok 2009-04-06
Chủ trương của chính phủ Viễt Nam, chấp thuận cho Trung Quốc khai thác bauxite ở vùng Tây Nguyên, đang gây nhiều quan ngại cho các nhà trí thức và giới chuyên môn vì những hệ quả của việc đó.
Courtesy of MienTrung.com
 
Tây Nguyên là thượng nguồn của nhiều con sông. Sự ô nhiễm môi trường của con sông ở vùng đó sẽ lan xuống miền Trung, Đồng Nai, rồi miền Đông Nam Bộ.
Viện Nghiên cứu Phát triển IDS ở Hà Nội mới đây nêu lên quan điểm của mình qua trao đổi của Tiến sĩ Nguyễn Quang A với Nhã Trân.

Ô nhiễm nặng nề, kinh tế không có lợi

Ts Nguyễn Quang A:  Chúng tôi tin rằng khai thác một vùng quan trọng như vùng Tây Nguyên thì phải tính đến độ bền vững của sự phát triển.  Và, khai thác bauxite trong thời điểm này không có lợi.  Xét về mọi khía cạnh thì dự án này là một dự án không tốt.  Xét về mặt môi trường, dự án này có thể gây ô nhiễm môi trường rất là nặng nề.  Xét về mặt kinh tế thì dự án này không có lợi, không có hiệu quả kinh tế. 
Xét về mặt môi trường, dự án này có thể gây ô nhiễm môi trường rất là nặng nề.  Xét về mặt kinh tế thì dự án này không có lợi, không có hiệu quả kinh tế.
TS.Nguyễn Quang A 
Nhã Trân:  Thưa Ts, Viện Nghiên cứu Phát triển đã dựa trên những cơ sở nào mà có kết luận như vậy về vấn đề  khai thác bauxite ở Tây Nguyên?
Ts Nguyễn Quang A:  Chúng tôi tuy không nghiên cứu chi tiết dự án này nhưng các nhà nghiên cứu của IDS bằng cách này hoặc cách kia có tham gia vào khảo sát, nhất là anh Nguyễn Trung và anh Nguyên Ngọc.
Nhã Trân:  Vâng.  Trước hết Ts có thể cho biết ý kiến của Viện Nghiên cứu Phát triển về những tác hại đến môi trường trong việc khai thác bauxite ở vùng Tây Nguyên? 
Ts Nguyễn Quang A: Nói đến vấn đề môi trường thì khai thác bauxite ảnh hưởng đến môi trường vùng đó, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân vùng đó.  Đầu tiên là vấn đề nguồn nước.  Bản thân nước ở Tây Nguyên vốn lâu nay không phải là nhiều.  Thế mà bây giờ lại lấy nguồn nước đó để mà khai thác bauxite ! 
 Và một điều hết sức quan trọng là, đó là thượng nguồn, và là thượng nguồn của nhiều con sông.  Sự ô nhiễm môi trường của con sông ở vùng đó như vậy sẽ lan xuống các vùng quan trọng khác như là miền Trung, Đồng Nai, rồi miền Đông Nam Bộ. 
Bản thân nước ở Tây Nguyên vốn lâu nay không phải là nhiều.  Thế mà bây giờ lại lấy nguồn nước đó để mà khai thác bauxite !   Và một điều hết sức quan trọng là, đó là thượng nguồn, và là thượng nguồn của nhiều con sông.  Sự ô nhiễm môi trường của con sông ở vùng đó như vậy sẽ lan xuống các vùng quan trọng khác như là miền Trung, Đồng Nai, rồi miền Đông Nam Bộ.
TS.Nguyễn Quang A
Đó là vấn đề về nước.  Rồi tới vấn vấn đền bùn đỏ.   Vấn đề bùn đỏ thì xử lý như thế nào?  Theo chúng tôi biết thì cái cách xử lý bùn đỏ ở Tây Nguyên là một công nghệ môi sinh không phải là tốt.  Chất thải của bùn đỏ có thể gây nhiều ô nhiễm môi trường.  Rồi vùng Tây Nguyên có một mùa khô và một mùa mưa.  Trong thời gian mùa khô thì chất thải đó có thể gây ô nhiễm rất là lớn.  Và nếu mà không xử lý tốt thì cái bùn đỏ này có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường.  
Nhã Trân:  Thế còn xét về mặt kinh tế, việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên liệu có giá trị kinh tế mà chính phủ Việt Nam mong đợi?
Ts Nguyễn Quang A:
Về kinh tế thì chúng tôi không mong đợi. Khai thác bauxite từ dưới lòng đất rồi chế biến sơ sơ rồi mang bán thì chúng tôi nghĩ là không được giá. Rồi trong thời gian tới cũng không có đủ để mà làm nhôm.  Như vậy chỉ có thể bán được alumina.  Mà thị trường của alumina là một thị trường không phải là lớn, không phải là một thị trường tương đối là dồi dào, cho nên việc bán không dễ. 
Muốn chuyển alumina ra cảng để có thể xuất khẩu được thì cần phải mở rộng đường, hay là xây một cái tuyến đường sắt riêng cho việc này chẳng hạ. Đầu tư vào một tuyến đường sắt như thế,và chủ yếu chỉ để phục vụ cho việc khai thác bauxite thì quá tốn phí.
TS.Nguyễn Quang A
Mà cái giá trị mà alumina có thể bán được, cái giá trị gia tăng mà Việt Nam có thể đưa them thêm vào, không phải là lớn.  Về mặt kinh tế là thế. 
Nhưng mà còn có một cái khó hơn nữa, là từ vùng Tây Nguyên xuống đến cảng có một đọan rất là dài, hiện bây giờ đường đi tuy là có nhưng mà di chuyển thì rất là khó khăn.   Muốn chuyển alumina ra cảng để có thể xuất khẩu được thì cần phải mở rộng đường, hay là xây một cái tuyến đường sắt riêng cho việc này chẳng hạ. Đầu tư vào một tuyến đường sắt như thế,và chủ yếu chỉ để phục vụ cho việc khai thác bauxite thì quá tốn phí.

Bất lợi về an ninh chính trị

Nhã TrânNgoài những hệ lụy về vấn đề môi trường cũng như cái giá trị thật sự về mặt kinh tế, việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên hiện còn gây nên một mối quan ngại liên quan lãnh vực ngoại giao/chính trị/quân sự v.v... Viện Nghiên cứu Phát triển có ý kiến gì không trước những quan ngại này của công luận?
Ts Nguyễn Quang A:  Tôi nghĩ cái đấy cũng là một điểm chắc chắn cần lưu tâm bởi vì người ta lý giải là khai thác bauxite sẽ tạo ra công ăn việc làm cho bà con, v.v... và v.v... Nhưng mà thật sự nếu mà từ nguyên vật liệu, từ công nhân không có tay nghề gì cả, chỉ làm những việc rất là bình thường mà người ta cũng đưa từ nước ngoài vào thì đấy cũng là một điểm rất là đáng lưu ý. 
Nhưng mà thật sự nếu mà từ nguyên vật liệu, từ công nhân không có tay nghề gì cả, chỉ làm những việc rất là bình thường mà người ta cũng đưa từ nước ngoài vào thì đấy cũng là một điểm rất là đáng lưu ý.
TS.Nguyễn Quang A
 
Tôi nghĩ đó là mối quan tâm rất là lớn của dư luận ở VN và chúng tôi cũng chia sẻ những mối quan tâm đó về mặt an ninh quốc gia, về mặt chính trị và nhiều thứ khác nữa, tuy chúng tôi không đi sâu vào vấn đề này bởi vì chúng tôi không phải là những người chuyên môn về lãnh vực đó. 
Nhã Trân:  Thưa như vậy theo quan điểm của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, nếu dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên đã không có giá trị về mặt kinh tế mà lại có những tác hại nghiêm trọng như vậy đến môi trường đồng thời lại còn gây ra một số hệ lụy khác chẳng hạn như đến vấn đề an ninh quốc gia v.v... thì phải chăng khai thác bauxite là một điều lợi bất cập hại?
Ts Nguyễn Quang A:  Đúng như vậy.  Cái dự án bauxite nên dừng lại, hoặc nếu mà không thể dừng được vì những lý do này kia thì phải làm hạn chế ở cái qui mô thử nghiệm chứ không nên mở rộng ra nhiều.
Chính phủ nên làm sao để bảo tồn cái thiên nhiên, bảo tồn cái văn hoá của vùng Tây Nguyên.  Còn bản thân cái bauxite thì có thể để lại cho con cháu đời sau.  Có thể lúc đó công nghệ sẽ phát triển khác đi và có những giải pháp có thể xử lý được những vấn đề về môi trường, có thể mang lại được hiệu quả kinh tế cao hơn. 
Nếu mà làm như thế thì có trách nhiệm hơn với đời sau, với con cháu.


Khi bauxite được khai thác theo “quy trình lộn ngược”

Thiện Giao, phóng viên đài RFA 2009-04-05
Một báo cáo gần đây, do Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam thực hiện, nhận định là quá trình triển khai các nhà máy bauxite đầu tiên tại Việt Nam được tiến hành theo một “quy trình lộn ngược,” và việc các nhà máy “đều sử dụng công nghệ của 1 công ty Trung Quốc là điều đáng lo ngại.”
AFP PHOTO
Nhiều ý kiến lo ngại việc tiến hành dự án khai thác bô-xít có thể hủy hoại môi trường sống của vùng Tây Nguyên.
Biên tập viên Thiện Giao có thêm thông tin sau đây.
Các dự án bauxite đã và đang được tiến hành tại Tây Nguyên thiếu chiến lược, thiếu nghiên cứu, ảnh hưởng tai hại đến môi trường văn hóa, xã hội, và trong một số khía cạnh, vi phạm đến “luật của nhà nước Việt Nam về sử dụng lao động nước ngoài.”

VUSTA

Các ý kiến vừa đề cập được nêu trong bản báo cáo mà người đọc có thể tìm thấy trên Internet những ngày gần đây. Và báo cáo này được xem là của Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam, VUSTA,thực hiện với đề tài “Bước Đầu Tìm Hiểu Các Vấn Đề Xung Quanh Việc Triển Khai Các Dự Án Bauxite Tây Nguyên.”
Gần đây đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đến xây dựng nhà máy tại Tân Rai, Lâm Đồng. Và vào cao điểm sẽ là con số ngàn.
Bản báo cáo của VUSTA
Trong một lần phỏng vấn hồi cuối tháng Hai vừa qua, nhà văn Nguyên Ngọc đã cho chúng tôi biết, rằng vào thời điểm ấy, “VUSTA, một tổ chức rất lớn gồm hầu hết tất cả các hiệp hội về các ngành khoa học - kỹ thuật và cả khoa học xã hội, cũng đã vào cuộc để nghiên cứu.”
Cũng thời điểm ấy, trả lời phỏng vấn của đài chúng tôi, tiến sĩ Hồ Uy Liêm, Chủ Tịch VUSTA, cho biết, rằng “Liên Hiệp tư vấn cho chính phủ phương án phát triển bauxite có lợi nhất, cân bằng giữa môi trường và phát triển xã hội, cũng như bảo đảm quyền lợi của người dân tộc.”
“Thế thì hiện nay mục tiêu hoạt động của chúng tôi trong những tháng này, không những ở đây [Đắc Nông] mà cả ở Hà Nội và các địa phương. Có thể vài tháng nữa sẽ có ý kiến chính thức. Bây giờ tất nhiên cũng có một số ý kiến thống nhất rồi, nhưng chúng tôi phải chuẩn bị rất kỹ các số liệu. Định tính thì dễ, còn định lượng để đưa ra những số liệu, những con số cụ thể thì phải tính toán nghiêm chỉnh.”

Báo cáo của VUSTA

Bây giờ thì bản báo cáo sơ khởi đã hoàn tất, và các kết luận cho thấy các dự án bauxite theo “chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước” đang đi theo một “quy trình lộn ngược.”
Báo cáo viết rằng, “Quá trình triển khai tại các nhà máy đầu tiên được tiến hành theo một quy trình lộn ngược;” thiếu nghiên cứu, đánh giá cụ thể về hiệu quả kinh tế, tác động tiêu cực về văn hóa, xã hội, môi trường, và “thiếu hẳn sự chuẩn bị từ quy hoạch đến kế hoạch thực hiện…”
Bản báo cáo nêu ra 7 điểm “bất cập” trong quá trình lập quy hoạch và triển khai các dự án bauxite. Trong số này, có sự bất cập về kinh tế, “bán rẻ tài nguyên không thể tái tạo,” không thể giải thích được “vấn đề cơ sở hạ tầng,” có thể tái lập “hậu quả do sử dụng công nghệ Trung Quốc,” làm “mai một bản sắc văn hóa bản địa, phân tầng xã hội,” “đe dọa an ninh quốc phòng, toàn vẹn lãnh thổ,” nguy cơ thua lỗ nặng nề và “tạo gánh nặng cho quốc gia về sau.”

Đe dọa văn hóa Tây Nguyên

Chỉ xét riêng đến khía cạnh văn hóa, nhà văn Nguyên Ngọc, người có quá trình nghiên cứu lâu dài về văn hóa Tây Nguyên, từng nói, “Tây Nguyên hiện còn tồn tại dấu vết những nền văn hóa cổ xưa nhất của những dân tộc đã từng sống trên mảnh đất mà ngày nay gọi là mảnh đất Đông Dương.” Thế nhưng, khai thác bauxite Tây Nguyên chính là đe dọa trực tiếp nền tảng “không gian văn hóa cồng chiêng” độc đáo của địa phương này.
Nếu đấu thầu một cách minh bạch, đúng luật, và với tiêu chí là lợi ích tối đa lâu dài của đất nước, chứ không phải của chủ đầu tư, thì không thể có một nhà thầu Trung Quốc nào có thể thắng thầu trong bất cứ dự án bauxite nào.
Tiến Sĩ Nguyễn Thành Sơn
“Khi Tây Nguyên mất nền tảng của mình, văn hóa của họ sẽ tan. Một khi văn hóa tan đi, đặc biệt đối với dân tộc thiểu số là nơi văn hóa đối với họ vô cùng sâu sắc, xã hội sẽ không thể ổn định, thậm chí các dân tộc không thể tồn tại một cách bền vững.”

Nhà thầu TQ, công nhân TQ, công nghệ TQ

Bản báo cáo của VUSTA đưa ra một số nhận định đáng quan tâm. Chẳng hạn, “việc cả 2 nhà máy alumina đầu tiên của Việt Nam đều sử dụng công nghệ của 1 công ty Trung Quốc là điều đáng lo ngại.”
Thế nhưng, việc công ty CHALIECO của Trung Quốc được thắng thầu tại Việt Nam lại càng đáng quan tâm hơn. Báo cáo viết rằng, trường hợp nhà máy Tân Rai, Lâm Đồng, thì CHALIECO bỏ thầu giá thấp, sau khi thắng thầu lại yêu cầu tăng giá. Cụ thể, giá bỏ thầu để được chấp nhận là 352 triệu Mỹ kim, nhưng sau đó, phía Trung Quốc đàm phán yêu cầu tăng lên thành 466 triệu Mỹ kim. Và Tập Đoàn Than – Khoáng Sản Việt Nam, TKV, vẫn cứ chấp nhận.
Một bản báo cáo khác, do một cán bộ của chính TKV, là tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn viết gởi một số lãnh đạo của Đảng cách đây ít lâu, có đoạn là ông khẳng định “nếu đấu thầu một cách minh bạch, đúng luật, và với tiêu chí là lợi ích tối đa lâu dài của đất nước, chứ không phải của chủ đầu tư, thì không thể có một nhà thầu Trung Quốc nào có thể thắng thầu trong bất cứ dự án bauxite nào.”
Bản báo cáo của VUSTA đưa ra một kết luận khá bất ngờ: với tình hình thị trường hiện nay, và với công suất của 2 nhà máy nằm trong dự án, “mỗi năm, tập đoàn TKV sẽ phải bù lỗ từ 60 đến 120 triệu Mỹ kim.”
Xét về mặt nhân công và lao động, bản báo cáo cho rằng “quá trình khai thác bauxite sẽ chiếm dụng một diện tích đất rất lớn nhưng hiệu quả tạo công ăn việc làm không cao.” Cụ thể, đối với sự án Tân Rai tại Lâm Đồng, thì “bình quân các dự án bauxite cần tới 2,5 ha đất để tạo ra 1 việc làm.”
Việc cả 2 nhà máy alumina đầu tiên của Việt Nam đều sử dụng công nghệ của 1 công ty Trung Quốc là điều đáng lo ngại.
Bản báo cáo của VUSTA
Thế nhưng, có một hiện tượng mâu thuẫn về mặt nhân công. Cũng theo báo cáo, “gần đây đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đến xây dựng nhà máy tại Tân Rai, Lâm Đồng. Và vào cao điểm sẽ là con số ngàn.”
Sự có mặt của công nhân Trung Quốc tại đây cũng đặt ra vấn đề: chính dự án của Nhà Nước đã “vi phạm luật của Nhà Nước Việt Nam trong việc sử dụng lao động nước ngoài.”

Báo cáo cho biết, sự có mặt của công nhân Trung Quốc “ảnh hưởng nặng nề công ăn việc làm của cư dân tại chỗ.” Và “cũng không thể quản lý được hoạt động của công nhân Trung Quốc vào làm việc theo visa du lịch ở đó, là điều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh địa phương.” Và một trong bốn kiến nghị mà báo cáo của VUSTA đưa ra là phải xem an ninh quốc gia như là một tiêu chí quan trọng nhất cần phải tôn trọng. 

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Sách Trắng Biên Giới Việt-Trung

Sách Trắng Biên Giới Việt-Trung

Hiện nay Sách Trắng đã được upload và nằm tại địa chỉ sau:
http://www.saigonfilms.com/whitebook/whitebook.html  
Vì là những file pdf, quý vị thȃn hữu và các bạn sẽ chờ đợi khi file upload lên đầy đủ. Thời gian upload mất khoảng 3 phút cho máy có tốc độ cao và flow of the internet provider tốt.
Vì file quá lớn, chúng tôi sẽ cố gắng post bằng Word lên blog Quan Ɖiểm www.quandiemvietnam.blogspot.com nếu có thể cho tất cả người Việt Nam đọc dễ dàng; tuy nhiên, các tác phẩm đọc được dễ dàng theo format của nó bằng file pdf. Lưu ý là Bảng Mục Lục (Table of Contents) Những Bản Ɖồ Trên Biên Giới Việt – Trung là những links đến từng tiểu mục hoặc chapters.
Như chúng tôi đã thưa với quý vị trước, tác phẩm Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887 do Bác sῖ Paul Neis viết không được post trên Internet vì sẽ được in cho các em trẻ đọc và học; tuy nhiên, đã có rất nhiều phụ huynh cho biết sẽ đọc sách này cho các em nghe hằng đêm. Chúng tôi rất xúc động và muốn bật khóc. Nếu các em nhỏ hiểu được đường biên giới của tổ quốc thì việc lấy lại giang sơn có khó khăn gì. Sách Nhật Ký đã được bán trên 200 quyển.
Như chúng tôi đã thưa trước, những tác phầm này giờ đȃy tất cả mọi người Việt Nam đều có thể đọc; tuy nhiên, đường link này có thể bị Việt Cộng ngăn chận http://www.saigonfilms.com/whitebook/whitebook.html
Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để tất cả người Việt Nam xem đọc được. Tuy chúng thuộc bản quyền © Copyright của chúng tôi, nhƯng ngày nay xin cống hiến đến toàn thể đồng bào thȃn thương để nghiên cứu, xem xét và học hỏi. Xin đồng báo cứ tự nhiên mà download và phổ biến.
Mở rộng tầm hiểu biết, mở rộng tầm mắt nhìn về biên giới xa xôi của tổ quốc từ điểm cực bắc là Lũng Cú có giòng sông Nho Quế, trãi dài xuống tận phía cực nam là Ɖất Mũi Cà Mau nơi mà chúng tôi từng đặt chȃn đến những tháng năm lưu đày là mở được trái tim mình lớn hơn, ý chí nghị lực sẽ nóng lên trong huyết quản.
Cám ơn quý vị và các bạn đã chú ý đến tác phẩm Sách Trắng, chúc tất cả quý vị và các bạn tìm thấy niềm hƯng phấn trong tình yêu tổ quốc khi đọc tác phẩm này.
Nếu quý vị và các bạn có câu hỏi gì xin cứ tự nhiên email cho chúng tôi viettrade_net@yahoo.com xin đừng có attach.
Trȃn trọng,
Hoàng Hoa
(Sông Hồng)

09292013

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Lời Mở Ɖầu và Lời Biết Ơn cho Sách Trắng

Kính thưa quý độc giả và thȃn hữu:

Tất cả những tác phẩm của Sách Trắng Biên Giới Việt –Trung đã sẳn sàng được gửi đến quý vị trong nay mai; tuy nhiên, như tất cả các quyển sách bình thường Sách Trắng cũng có mang theo lời Tựa và những giòng Cảm Tạ mà tác giả gửi gấm theo Sách Trắng như sau:

Lời Mở Ɖầu:
Trong những năm 1999-2001, toàn dȃn Việt Nam dȃng lên sự phẩn nộ khi hay tin Việt Cộng bán dȃng đất cho Trung Cộng. Cũng như mọi người Việt khác, chúng tôi mang trong lòng ưu tư cho vận nước và thương xót cho người Việt miền biên giới phía Bắc chịu nhiều đau khổ, nhưng trên hết đau đớn nhìn những phần đất nước thȃn yêu mà tiền nhȃn có công xȃy dựng và gìn giữ nay phút chốc rơi vào tay giặc thù phương Bắc. Nhiều năm tháng trôi qua trong cuộc đời chinh chiến và đổ máu cho quê hương, xa cách gia đình, hy sinh quá nhiều cho tổ quốc Việt Nam, chúng tôi mong ước sao mình dừng bước chȃn vẫy vùng để như Ulysse ngày nào sau những năm dài chinh chiến từ thành Troi và lạc giữa bảo tố Ɖịa Trung Hải được trở về sống trong mái lều đơn sơ để trang điểm cho Penelop, người vợ hiền đã thủy chung chờ đợi chàng sau gần 20 năm chinh chiến xa quê hương Ithaque.
Nhưng việc Việt Cộng bắt giữ Luật sư Lê Chí Quang khi anh lên tiếng về vấn đề biên giới Việt-Trung là một cú sốc mạnh đến với chúng tôi. Nhìn tấm hình khuôn mặt người Luật sư trẻ và thȃn thể yếu đuối đã khiến vực dậy trong chúng tôi một ý chí mạnh mẽ chưa bao giờ có. Ɖiều Luật sư Lê Chí Quang và nhiều người Việt lên tiếng về vấn đề biên giới Việt-Trung là đúng, nhưng thật sự họ đã biết gì về biên giới Việt-Trung? Sự việc rõ ràng là bức xúc và thật đáng thươNg cho một dȃn tộc mãi mãi sống trong bóng tối và sự bưng bít mà Việt Cộng đã theo đúng chính sách của chúng là dối trá và dấu diếm sự thật. Sự dối trá và dấu diếm sự thật chứng tỏi ngôi vị độc tôn của chúng và quyền lực chúng nắm giữ là tuyệt đối. Sự dấu diếm và bưng bít sự thật ấy theo chính sách quyền lực tuyệt đối của Việt Cộng, ngay cả hàng ngũ đảng viên cao cấp của chúng cũng chưa thể hiểu được những bí mật mà đôi khi chỉ có một hoặc hai lãnh tụ cao cấp nhất của Việt Cộng có quyền sinh sát trong tay mới hiểu được.
Chính vì thế Sách Trắng Biên Giới Việt-Trung đã được biên soạn trên bốn tác phẩm nhằm như một nguồn ánh sáng chói lọi rực rở và công phu nhất của nhiều công trình của rất nhiều người mà cuộc đời gắn bó với lịch sử đường biên giới Việt-Trung. Sách Trắng nguyên bản in trên những trang giấy trắng 102 độ sáng trắng đẹp nhất với font chữ Microsoft Word™, kỹ thuật design từ trang bìa đến từng nét chữ phong văn của chính tác giả Sông Hồng, những bản dịch từ nguyên tác Anh ngữ và phụ đính Pháp ngữ là của chính tác giả, những bản đồ biên giới được đọc, phȃn tích và giải thích qua kinh nghiệm chiến trường của chính tác giả là một quȃn nhȃn chuyên nghiệp và là sῖ quan Pháo binh của Quȃn Lực VNCH. Nhưng Sách Trắng sẽ không bao giờ là sự thật để giúp đỡ cho toàn dȃn Việt hiểu biết về đường biên giới tổ quốc nếu chúng tôi đã không mang nặng sự giúp đỡ của rất nhiều ân nhȃn.

Lời Biết Ơn
Chúng tôi chȃn thành cảm ơn tất cả quý ân nhȃn tác giả Bác sῖ Paul Neis và các nhȃn viên Pháp có tên trong tác phẩm Sur Le Frontiere du TonKin 1885-1887, Dr. Walter E. J. Tips đã gợi ý tôi qua tác phẩm the Demarcation on the Border of Tonkin 1885-1887, các sῖ quan Pháp trấn đóng các quȃn khu biên giới đã vẽ bản đồ và thể hiện cột mốc biên giới, tất cả nhà viết sử lưu trữ các văn kiện Hiệp Ước Việt-Trung, thư viện Luật Santa Clara University đã cho phép tôi được vào tham khảo vi phim, thư viện San Jose State University, cám ơn bà Jane Insgall quản thủ phòng bản đồ thư viện khoa học Trái Ɖất của đại học Stanford University.
Chúng tôi không quên cảm ơn quý thầy cô đã dạy dỗ chúng tôi từ thuở ấu thơ, nhất là thầy Nguyễn Văn Bảy trường tiểu học Vῖnh Viễn, thầy Nguyễn Văn A khi tôi còn ở trường Tiêu Học Phú Lȃm, thầy Vũ Ɖức Hồng trường Trí Ɖức, thầy Huỳnh dạy môn Triết trường TH Chu Văn An khi tôi sắp tốt nghiệp Trung Học. Cám ơn giáo sư Ronald Levesque đã giúp tôi trong việc cấu trúc một tác phẩm theo văn chương Anh từ đó Sách Trắng mang một cấu trúc (architechture) chặt chẽ.
Chúng tôi mãi mãi tri ȃn Nguyễn Bình Riên, người bạn học Chu Văn An thuở nào, người bạn cùng khóa, cùng Trường Mẹ đã hy sinh trên chiến trường Quȃn Khu 2 vào những ngày cuối cùng anh bảo vệ tổ quốc giữa khi tôi đang chiến đấu với quȃn thù ở Quȃn Khu 4. Lần chia tay với anh tại Diêu Trì khi anh trở vào Bộ chỉ Huy Sư đoàn 22 Hắc Tam Sơn Bạch Nhị Hà còn tôi trở vào Ninh Hoà Dục Mỹ đầu năm 1973 là lần chia tay vῖnh viễn.
Chúng tôi xin dȃng lên linh hồn song thȃn chúng tôi, đã cho tôi giòng sữa ngọt ngào khôn lớn và dạy dỗ tôi một trí tuệ về tình yêu về quê hương xứ sở. Thương nhớ em trai tôi Trần Hữu Hớn đã hy sinh trên chiến trường quȃn khu 3 giữa khi tôi đang phục vụ chiến trường ở biên giới Campuchea.
Sau cùng tôi cám ơn Người phụ nữ diệu hiền thủy chung đã chờ đợi tôi khi tôi miệt mài dong ruỗi trong chiến trận, và từ sau sự tang thương của đất nước 30/04/1975 nàng đã tiếp tục chờ đợi tôi khi tôi lưu đày trong không biết bao nhiêu trại tù tập trung của cộng sản. Sách Trắng được hoàn tất chính nhờ sự chia xẻ những giờ phút quý báu và sự ân cần an ủi của nàng trong những phút tôi gặp khó khăn khi thực hiện tác phẩm.


Hoàng Hoa
Mountain View, California USA 09/28/2013

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Việc công bố Sách Trắng Biên Giới Việt-Trung của tác giả Sông Hồng


Kính:

Nhằm lưu trữ lại những dấu vết xưa với những cột mốc và đuờng biên giới thȃn yêu mà tổ tiên ta đã dày công xȃy dựng với máu xương trong khi người lấy xác thȃn che chắn cho đất nước giang sơn yêu dấu này tồn tại đến hôm nay. Chúng tôi sẽ cố gắng giữ gìn tài liệu quý giá này bằng cách lưu trữ trong Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới.

Những tác phẩm này giờ đȃy chỉ còn một số ít được lưu trữ làm kỷ niệm.

Ba tác phẩm Những Hiệp Ước Trên Biên Giới, Những Bản Ɖồ Trên Biên Giới, và Chiến Tranh Trên Biên Giới sẽ được công bố trên Internet trong nay mai. Riêng Nhật Ký Trên Biên Giới sẽ không được công bố vì để dành in ấn cho thế hệ trẻ mai sau học hiểu.

Việc công bố Sách Trắng Biên Giới Việt-Trung của tác giả Sông Hồng giống nhƯ công bố một Kinh Ɖiển Biên Giới Việt Trung mà tất cả người Việt Nam nên đọc để ghi nhớ trong tȃm can với giòng máu nóng của mình con đường biên giới đầy kỷ niệm thȃn yêu ấy của tổ quốc.

Trȃn trọng,

Hoàng Hoa

Trưởng Biên Tập Mạng Xã Hội Sàigòn

09/25/2013

Sách Trắng Biên Giới Việt Trung (1)– Sông Hồng


Nhật Ký
Trên Biên Giới Việt-Trung
1885-1887
Tác giả Dr. P. Neis (1888)
Sơ lược tác phẩm
 Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887 (NKTBGVT) in nǎm 2002 là ấn bản Việt ngữ lần đầu tiên do Sông Hồng www.viettrade.net dịch từ tác phẩm Anh ngữ The Sino-Vietnamese Border Demarcation 1885-1887 người dịch Dr. Walter E. J. Tips thuộc nhà xuất bản Sen Trắng in nǎm 1998 tại Thái Lan. Bản dịch Anh ngữ từ nguyên tác Pháp ngữ Sur Les Frontières du Tonkin 1885-1887 của Bác sĩ P. Neis in trong tuyển tập Le Tour du Monde Vol. 55, pp. 321-112, in nǎm 1888 tại Pháp.
     NKTBGVT là một tác phẩm vǎn học sử đặc biệt quan trọng. Nó là một áng vǎn chương lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đã mô tả bằng chứng cứ cụ thể việc hình thành đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa trong các nǎm 1885-1887. Chính tác phẩm cho chúng ta biết vì sao đường biên giới Việt-Trung được vẽ như thế và nó mô tả một cách khách quan chi tiết những sự ký kết hiệp định và những biến cố đã xãy ra trong gần suốt chiều dài biên giới. Nó cũng cho thấy những chi tiết quan trọng là những đầu mối những suy tư và tìm hiểu mới về các vấn đề biên giới Việt-Trung. Nó cũng chính là một bản báo cáo đặc biệt gồm 6 bản báo cáo nhỏ liên quan đến toàn biên giới. Tác phẩm còn có thể được xem là một tường trình đặc biệt quan trọng dẫn đến sự ký kết Hiệp Định Biên giới tại Bắc Kinh ngày 26 tháng 6 nǎm 1887.
      NKTBGVT là một tác phẩm vǎn học sử vì nó chính là một áng vǎn chương trữ tình, đầy kịch tính phiêu lưu và dân tộc tính Việt Nam do một người Pháp viết. Trong rất nhiều trường hợp Bác sĩ P. Neis đã nói về những tình cảm riêng tư của mình hoặc đôi lúc xen lẫn lòng yêu nước của những người An Nam, Bác sĩ P. Neis còn mô tả những chiều mưa trên biên giới, có khi nắng đẹp chan hòa, nhưng cũng có những đêm mưa như trút thác, giòng sông Hồng có lúc êm ái trôi, có lúc chảy xiết như thác đỗ, ở một số nơi tác giả còn mô tả cảnh sống nghèo khổ bình dị của các cư dân An Nam vùng biên giới. Ông cũng đã thể hiện một số nét nhân bản của một vị bác sĩ khi tỏ ra quan tâm đến sức khoẻ của các phu khuân vác người An Nam như ông đã viết: “Các dân quân người An Nam đã đến từ Châu thổ cũng không hữu ích trong lúc nhiệt độ thời tiết như thế này; họ ǎn mặc nhẹ, chỉ có một áo khoác che người như bộ đồ ngủ, chẳng bao lâu họ bị sốt và sưng phổi rất nhiều và trong lúc không có bác sĩ quân y, tôi đề nghị Thiếu tá Servière thiết lập một trạm quân y và cán đáng việc này trong khi công việc của tôi là một Ủy viên của Ủy ban Phân định Biên giới cho tôi có thì giờ. Ngoài ra, những bệnh nhân đặc biệt từ Lạng Sơn đến Thất Khê là các lao công khuân vác đi từ Lạng Sơn đến Thất Khê qua ngõ Ðồng Ðǎng để cung cấp tiếp tế cho quân trú phòng. Tôi đã chǎm sóc họ tới hết khả nǎng tôi, trong các cǎn lều trống tứ bề, trong đó có các kệ làm bằng tre được dành làm giường bệnh, nhưng tôi đã mất một số người trước cuộc tấn công của bệnh sốt cảm lạnh chết người này.[1] Nhiều lần Bác sĩ P. Neis còn nói về những nét đặc biệt của người Việt Nam vùng biên giới, những thói quen và cách sinh hoạt của họ giữa thời buổi Việt Nam bị Pháp xâm lǎng: “Làng An Nam Phaisam tọa lạc khoảng một cây số rưỡi cách cổng Trung Hoa Chima; chính tại đó chúng tôi phải thu xếp cho chúng tôi trong các trại có hố chiến đấu Trung Hoa. Gần với cổng làng, một người trưởng lão An Nam, ông huyện truởng người có ảnh hưởng lớn trong vùng, dẫn theo khoảng hai mươi người dân quân trang bị khá nghèo nàn và đi sau một lá cờ của chính quyền bảo hộ, nền vàng có chiếc du thuyền Pháp.[2] Sau đó ông mô tả một vài người Man thuộc dân tộc Việt Nam ra sao: “Khi chúng tôi trở lại Phaisam, mưa đã ngừng và Vi-Van-Li mang đến cho chúng tôi vài người Man từ Mẫu Sơn đi kèm theo một người đàn bà.
         Những người thuộc bộ lạc núi này đã nhận sự thẩm quyền của người An Nam thì nhỏ con và thấp - người đàn bà chỉ khoảng 1 thước 40 - lực lưỡng, các bắp chân đã phát triển, vai rộng, mặt trông giống khuôn mặt người Thô, nhưng với chiếc mũi không cao và nước da nhạt hơn. Giống như người Thô họ đã sống trong các cǎn nhà dựng cột, nhưng luôn luôn bên trong dẫy núi. Người ta chỉ có thể tới họ bằng phương tiện những lối đi rất dốc: cũng như họ không có ngựa hay trâu; họ mang các khối nặng trên lưng trong những chiếc giỏ tương tự như người bộ lạc núi Ðông Dương, tức là, giữ trên lưng với hai ây đai luồn qua vai và chiếc đai thứ ba đi qua phía trước như cái đai đầu.[3]
 Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung (1885-1887)
Bản dịch Việt ngữ: Sông Hồng
viettrade_net@yahoo.com
 
 
Bottom of Form
 

Sách Trắng Biên Giới Việt Trung – Sông Hồng


     
Những Bản Ɖồ Trên Biên Giới Việt-Trung 1902-1987 bao gồm tất cả bản đồ khi các sῖ quan Pháp tại các quȃn khu biên giới được lịnh vẽ những bản đồ biên giới Việt Nam và Trung Hoa, gồm những bản đồ Quan Ɖội Nhȃn Dȃn Việt Nam (Việt Cộng) và các bản đồ biên giới do Hoa Kỳ vẽ khi họ đến Việt Nam. Những cột mốc được đánh số nguyên thủy và được đọc lại tọa độ trên bản đồ quȃn sự theo các trục tọa độ. Những tấm bản đồ, một số là copies trên phiên bản nguyên thủy này ngày nay đang được lưu trữ.