Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Tháp của Nghῖa Dũng Ɖài bị cắt cụt mất bao nhiêu chiều cao?



Tháp của Nghῖa Dũng Ɖài bị cắt cụt mất bao nhiêu chiều cao?
Những vấn đề chung quanh NTQƉBH:

1.    Trồng cȃy kỹ nghệ từ khi nào? những quan ngại về các tác hại đến an ninh xã hội làm lý do để VC phá hoại NT, di dời mồ mã.
2.    Dự định (dự án) GPMB nay ra sao? Và tại sao bị ngừng lại? ? (Chưa có bng chng c th, và không ai làm nhȃn chng, nhưng hình nh cc khi cm vn còn.) Sẽ tiếp tục dự án khi nào?
3.    Làm thế nào để bảo vệ NT? Trả lại tên cũ và trả lại Tiếc Thương, xȃy dựng Ɖền Tử Sῖ nho nhỏ. Không ai được xâm phạm NT?
4.    Nêu vấn đề trước người Việt trong ngoài nước.
5.    Xin QH HK giúp đỡ chút ít viện trợ để gìn giữ NT. Tại sao? Ai sẽ chịu trách nhiệm tiền này?

 
 
 
 
 

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa ngày đó, bây giờ

"Ông Nguyễn Quang Hạnh đã không nói đúng, ngày trước khi bàn giao cho Bình Dương, người dȃn vẫn có thể vào thăm mộ được. Khi tôi vào thăm mộ, tôi còn nhìn thấy các bộ đội chơi volley ở khu mà trước kia là nhà xác. Không ai làm khó dễ. Khi tôi dừng xe ở ngoài đầu đường và hỏi một người dȃn ở đầu ngõ (đối diện với tượng Tiếc Thương) “tôi có vào được không?” Ah ấy nói, “không sao cả” Dưới chȃn Trung Dũng Ɖài, người dȃn còn phơi lúa hay gì đó mà tôi không còn nhớ. Khi ấy là 1992-1993.
Cũng tt thôi, ai ny cũng có lòng mun lp công vi Ngha Trang thì là dim phúc cho dȃn tc."
Hoang Hoa
--------------------------------------------

Tuesday, April 23, 2013

Tin Cập Nhật về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, Apr. 23, 2013

Tin Mới về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Sáng nay, Apr. 23, 2013, VC đã cho nhổ hết các cọc GPMB mà chúng đã cắm xuyên qua Khu D3 Nghĩa Trang vào những ngày đầu tháng Tư này.

Việc phối hợp thông báo tin tức của chúng ta đã có hiệu quả nhanh.

LTC khẩn báo từ Saigon
http://www.letungchau.blogspot.com/2013/04/tin-cap-nhat-ve-nghia-trang-quan-oi.html
----------------------------------------

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/military-cemetary-bh-before-now-ta-04232013172101.html
Tháng tư về là thời điểm để nhìn lại những gì được và mất trong cuộc chiến Viêt Nam. Hàng triệu người đã ra đi, nhưng cũng hàng triệu người đã gửi thân xác lại trên quê hương. Nghĩa trang quân đội Biên Hòa, nơi đã gìn giữ thân xác hàng chục ngàn binh sĩ VNCH giờ ra sao? Thông tín viên Tường An ghi nhận qua lời kể của ông Nguyễn Quang Hạnh, Hội VIA-VIG tại Pháp, đã từng nhiều lần về Việt Nam để tu sửa lại các ngôi mội trong Nghĩa trang này.

Khung cảnh hoang tàn

Nằm trên xa lộ Biên Hòa, nay gọi là xa lộ Hà Nội, thuộc huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, cách Sài Gòn 25 km là một bãi đất rộng 125 hecta, nơi yên nghỉ ngàn thu của 18.318 binh lính, sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa: Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa nơi gìn giữ những gì còn lại của những người lính đã chết cho quê hương. Hơn 30 năm sau ngày 30/4/1975, di tích này đã gần như hoang phế, theo lời của nhiều người kể lại, nhiều cây xà cừ được trồng lên giữa các ngôi mộ, khung cảnh hoang tàn, cỏ dại mọc tràn lan, người dân cất nhà và tăng gia chăn nuôi ngay bên cạnh. Dưới sự quản lý của quân đội, tuy thân nhân có thể vào thăm mộ nhưng nghĩa trang này hàng chục năm không được trùng tu nên đã xuống cấp trầm trọng biến một nơi trang nghiêm thành bãi đất hoang của các linh hồn tử sĩ. Người đến thăm lại nghĩa trang này đã không khỏi ngậm ngùi câu thơ của bà Huyện Thanh Quan “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo, Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”.
Tháng 11 năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 1568/QĐ - TTg “chuyển mục đích sử dụng 58 hecta đất khu nghĩa địa sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kính tế, xã hội”. Tháng 7/2007, tỉnh Bình Dương chính thức nhận bàn giao khu nghĩa trang xã Dĩ An, nhận sử dụng khu nghĩa trang này "bình thường như các nghĩa địa khác" ở Việt Nam với tên hiện này là Nghĩa trang Nhân dân Bình An.
Đa số trong đó là mộ bằng đất, sau một thời gian dài nó gần bằng với mặt đất rồi nên chúng tôi chủ yếu là đắp, cố giữ lại những nấm mồ đó.
Nguyễn Quang Hạnh
Kể từ đó, dần dần đã có nhiều người mạnh dạn hơn về thăm lại đồng đội, chiến hữu đã nằm lại trên mảnh đất này, các chương trình tảo mộ hàng năm được bắt đầu thực hiện dưới hình thức thân hữu gia đình tuy nhiên vẫn được thực hiện riêng lẻ để tránh bị chính quyền địa phương làm khó khăn. Một trong những hội đoàn đã bắt đầu thực hiện sớm nhất công việc sửa sang lại các ngôi mộ hoang phế này là hội VIA.VIG (Association D’aide Aux Victimes De Guerre Du VietNam - Hội Bạn của Thương Phế Binh VNCH) ở Pháp do ông Nguyễn Quang Hạnh làm chủ tịch. Là một sĩ quan quân đội cũ, ông cảm thấy đó là trách nhiệm của mình với đồng đội đã nằm xuống. Ông Hạnh cho biết:
“Trước 1975 tôi đã từng đưa anh em quân đội vào đây. Sau 1975 tôi đi tù cải tạo về thì tôi cũng nghĩ đến anh em muốn vào thăm nhưng lúc đó quân đội canh gác nên không thể nào vào. Sau khi tôi ra ngoài này, khi quân đội đã bàn giao nghĩa trang này cho Dĩ An, Bình Dương, lúc đó quân đội rút đi rồi thì chuyện vào nghĩa trang dễ hơn trước. Bắt đầu năm 2006, với tính cách là Hội Từ Thiện của VIA.VIG tôi đã vào đó tu sửa một số mộ phần của anh em.”
Mo-do-VIA_VIG-tu-sua-250.jpg
Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa nằm trên xa lộ Biên Hòa, thuộc huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, ảnh chụp tháng 4 năm 2013. Photo courtesy of VIA-VIG

Nghĩa trang QĐ VNCH nằm trên một ngọn đồi thấp với diện tích 125 hecta, được chia thành 8 khu từ khu A đến khu I, có thể xây được 30.000 ngôi mộ, tuy nhiên, cho tới thời điểm 30/4/1975 thì chỉ có khoảng 1/3 diện tích được sử dụng cho khoảng 18.000 ngôi mộ, trong đó có 8 vị Tướng của quân lực VNCH đã chôn tại đây. Hội VIA.VIG của ông Hạnh đã bắt đầu trùng tu mộ ở khu G:
“Mộ phần trong đó thì có của sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ. Hiện bây giờ thì còn lại 2 mộ của tướng Ánh và tướng Phước, còn mộ của tướng Trí thì đã được gia đình lấy ra rồi. Năm 2006 thì ở khu G, hội chỉ xin xây được 1 bàn bằng đá để người nhà vô để hoa quả, nhang đèn để mà lễ. Tới bây giờ thì tình hình nghĩa trang có sáng sủa hơn, họ cho quét dọn, sửa đường. Gần đây, quận Dĩ An cho nhân viên thực hiện mỗi khu một bàn và trước tượng đài Tử sĩ họ xây một bức tường bằng đá đen và một cái bàn lớn. Họ xây đó để sau này họ vẽ, họ viết cái gì thì chưa biết. Cuối tháng ba tôi vào thì thấy nhân viên đang dọn dẹp, họ trồng cỏ và trồng hoa.”

Cần được tôn trọng

Khởi công vào tháng 11-1967, do kiến trúc sư Lê Văn Mậu phụ trách, Nghĩa trang Quân đội VNCH được phỏng theo mô hình con ong. Từ xa lộ nhìn vào, sừng sững một bức tượng lính ngồi, cao 5 mét đặt trên bệ cao 3 mét, công trình của kiến trúc sư Trần Văn Thu, bức tượng Thương Tiếc này đã bị kéo sụp sau năm 1975. Qua cổng tam quan, là Ðền Tử Sĩ được dựng trên một ngọn đồi thấp. Từ cổng Tam Quan, được chia thành hai lối và chạy vòng khắp khu vực như một vành khăn tang. Giữa cảnh hoang tàn hiện nay, Cổng Tam Quan vẫn giữ được đường nét vững vàng và gần như còn nguyên vẹn dù cỏ mọc, rêu phong. Nghĩa Dũng Đài với cột bằng xi măng cao 43 mét , nay được gọi là đài Tưởng Niệm đã bị cụt mất một đoạn. Các ngôi mộ chưa kịp xây nay đã gần như bị san bằng. Ông Hạnh cho biết:
Chỉ còn lại 1/3 diện tích của nghĩa trang trong đó có mộ. Bây giờ chính quyền đã xây chung quanh một bức tường trên có một hàng rào kẽm gai.
Nguyễn Quang Hạnh
“Đa số trong đó là mộ bằng đất, sau một thời gian dài nó gần bằng với mặt đất rồi nên chúng tôi chủ yếu là đắp, cố giữ lại những nấm mồ đó để sau này có người thân hoặc có chính sách gì cũng còn biết được những ngôi mộ đó để sửa sang lại, đó là cái chính của tôi. Sau hơn 6 năm thì tôi đã thực hiện sửa sang, đắp đất lại, dọn cỏ, dựng lại những bia gãy đổ cũng như là quét vôi lại những mộ trước kia xây bằng xi-măng thì tổng số được 2.642 ngôi mộ, còn xây mới thì được 382 ngôi mộ. Việc làm này đã kéo dài từ 2006 đến bây giờ. Còn việc của anh Nguyễn Đạt Thành bên Mỹ thì mới sau này thôi, nhưng việc làm của anh Nguyễn Đạt Thành có vẻ là quy mô, có vẻ là được sự thỏa thuận giữa hai bênh chính quyền Việt Nam và chính phủ Mỹ.”
Vượt qua những khó khăn ban đầu, ngoài việc trùng tu, sơn phết lại hàng ngàn ngôi mộ, tháng 3 vừa qua ông Hạnh đã thực hiện được ước nguyện là mời các hòa thượng vào làm lễ cầu siêu cho các linh hồn tử sĩ, buổi cầu siêu kéo dài 45 phút:
“Hội thì sau 23 năm làm việc nhân đạo hoạt động trong nước thì chính quyền cũng biết rồi, chúng tôi hoàn toàn làm nhân đạo giúp cho anh em thương phế binh, ngoài ra tu sửa một số mộ của anh em tử sĩ nên khi vào ra đó thì họ cũng quen mặt rồi. Việc hội vào đó làm thì cũng thuận lợi chứ không có gì khó khăn. Trong chuyến về lần này thì tôi có 3 lần được vào nghĩa trang, lần sau cùng thì tôi mời được 2 thầy vào làm lễ cầu siêu. Các thầy đó sanh sau năm 1975 nên cũng chưa biết nghĩa trang này nó hoang phế, lạnh lẽo như thế này. Với tôi thì một buổi lễ cầu siêu tại nghĩa trang như vậy rất là cần thiết.”
Nhung-ngoi-mo-moi-duoc-xay-lai-250.jpg
Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa nằm trên xa lộ Biên Hòa, Dĩ An, Bình Dương, ảnh chụp tháng 4 năm 2013. Photo courtesy of VIA-VIG

Gần đây có những tin đồn chính quyền dự định xây một xa lộ xuyên qua nghĩa trang Biên Hòa, là nơi yên nghỉ của những linh hồn tử sĩ, gây ra nhiều bức xúc trong dư luận. Việc này thực hư ra sao? Ông Hạnh cho biết tin mới nhất vừa nhận được:
“Tình hình nghĩa trang thì như tôi đã trình bày, nó chỉ còn lại 1/3 diện tích của nghĩa trang trong đó có mộ. Bây giờ chính quyền đã xây chung quanh một bức tường trên có một hàng rào kẽm gai. Còn những đất cũng thuộc nghĩa trang nhưng chưa có mộ thì họ làm những cơ sở, có trường học nghề. Và gần đây nhất, khoảng 3 hay 4 tháng Tư tôi nghe nói có đội của giao thông vận tải họ đo đạc để mở một con đường từ xa lộ Biên Hòa xuyên qua Bình Dương, mà con đường đó nó băng qua nghĩa trang Quân đội. Nhưng mà sáng nay ngày 23/4, tôi đã nhận được tin ở Việt Nam là cái cọc đó đã được nhổ đi rồi. Tôi cũng đã liên lạc lại với nghĩa trang, thì cái cọc cắm trước kia đã được nhổ đi rồi. Tôi hy vọng việc mở con đường băng qua nghĩa trang Quân đội Biên Hòa sẽ ngưng tại đây. Được như vậy là một điều rất tốt.”
Việc trùng tu lại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa là một công việc khá nhạy cảm khi mà vết thương chiến tranh chưa lành hẳn trong tâm tưởng nhiều người và khu nghĩa trang này vẫn được coi như là một chứng tích của huynh đệ tương tàn mà có người muốn ghi nhớ nhưng cũng có những kẻ muốn quên đi. Tại Hoa Kỳ, hàng triệu người dân đến thăm nghĩa trang Arlington, nơi chôn những người lính đã chết trong chiến tranh Nam Bắc. Với họ là một hành động tri ơn những người đã nằm xuống mà không phân biệt ngôi mộ nào của quân đội miền Bắc hay Nam. Ông Hạnh quan niệm:
“Cuộc chiến đã khép lại gần 40 năm rồi mà mộ phần của các anh em tử sĩ miền Nam vẫn còn như vậy. Bây giờ nghe nói có 1 nghĩa trang của Trung Quốc tại Bình Dương, phía Bắc thì có nghĩa trang của quân đội Tàu đánh ở miền Bắc, vẫn có nghĩa trang đàng hoàng thì tại sao những anh em miền Bắc, miền Nam của mình, mộ phần để như vậy thì mình thấy là đạo làm người không thể để như vậy. Mà nếu mình là thế hệ đi trước làm thiếu sót thì thế hệ sau sẽ nghĩ gì về mình. Cuộc chiến Nam Bắc của Mỹ cũng đã xếp lại hay là như bên Đông Đức -Tây Đức, họ xếp lại xong thì tình nghĩa đồng bào, anh em cần phải hoá giải, phải trả lại sự công bằng cho những người đã nằm xuống vì Tổ Quốc.”
Chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975 đã mang theo hơn 1 triệu sinh mạng binh lính của cả hai miền Nam và Bắc. Chiến thắng dù có thuộc về ai thì người dân vẫn chịu phần mất mát. Để có thể quên đi những vết thương chiến tranh và xây dựng đất nước, nhiều người cho rằng việc xây dựng lại nghĩa trang Quân đội Biên Hòa là một trong những bước cần thực hiện đầu tiên trước khi có thể nói đến chuyên hòa giải dân tộc. Tuy nhiên, cố Trung tá Không quân VNCH Nguyễn Phúc Tửng, khi còn sinh thời tại Pháp trả lời đài BBC:
“Chỉ trùng tu nghĩa trang Biên Hòa mà thôi chưa bù đắp nổi các mất mát của các chiến binh cộng hòa. Tôi muốn tất cả những người chiến sĩ miền Nam cũng như miền Bắc phải được tôn trọng, vinh danh như nhau.”

VC khánh thành khu di tích lịch sử Phú quốc:

Ngày 15/3/2013  VC khánh thành khu di tích lịch sử Phú quốc:   
        Trại giam tù binh cộng sản Việt Nam
Thưa quý vị
 
 1- Dưới đây là hình ảnh của cái gọi là "Khu di tích Trại giam tù binh cộng sản" ở Phú Quốc, được sinh viên Úc chụp lại, khi về thăm Việt  Nam. Khu này mới  khánh thành tháng 3/2013. VC đã lập Bảo Tàng chiến tranh gì đó và trưng mấy cái quái thai dấm dớ để vu cho là hậu quả của chất độc da cam.
Vì có tiền, VC lại lập khi di tích này. Mục đích của cộng sản là nhắc nhở cho đám cộng sản hay dân chúng theo cộng của chúng NHỚ.  
Cá nhân chúng tôi nghĩ rằng, với những kẻ kêu gọi Quên hận thù, nên “tống cổ” họ về VN sống với cộng sản. Họ không xứng đáng làm một công dân trong một nước tự do. 
Xin mời coi hình ảnh của khu di tích dưới đây  để thấy cộng sản đã làm những gì để khêu gợi, duy trì lòng hận thù!
 
Hoàng Ngọc An 

Phu Quoc Jail Museum

Ngày 15/3/2013  VC khánh thành khu di tích lịch sử Phú quốc:   
        Trại giam tù binh cộng sản Việt Nam

Xem tiếp những hình ảnh trên www.saigonfilms.com Sự Gian Trá và ngụy tạo hình ảnh nhằm đào sȃu hận thù của Việt Cộng link: http://groups.yahoo.com/group/tiengdanweekly/message/2646
 
 

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013


V/v Tiền viện trợ tìm kiến thi hài tử sῖ bộ đội Bắc Việt và tử sῖ VNCH

Kính thưa quý cơ quan truyền thông báo chí:

Trong lúc tưởng niệm ngày Quốc hận 30/04 hằng năm, chúng ta không thể quên hướng về Nghῖa Trang Quȃn Ɖội Biên Hoà (NTQƉBH) trong đổ nát và thê thảm bởi cộng sản Việt Nam tìm cách phá hoại khu đất thiêng liêng này bằng cách trồng cȃy kỹ nghệ và cắm cọc để làm công trình.

Trong những bài sưu tập vừa qua trên các cơ quan truyền thông như RFA, VOA và BBC mà chúng tôi truy tìm trở lại vào năm 2011 đến nay, đã có nhiều chi tiết xác thực cho thấy khoảng cuối năm 2010 đã có những thương thảo giữa USAID và cùng Bộ Thuơng BInh Xã Hội Việt Nam (cộng sản) đi đến ký kết mội biên bản ghi nhớ (memorandum) về việc Hoa Kỳ viện trợ một khoản tiền lên đến 1 triệu đô la cho Việt Nam nhằm 'tìm kiếm và nhận dạng' quân nhân Việt Nam mất tích trong chiến tranh và cung cấp một triệu đôla trợ giúp kỹ thuật, thời gian này Ɖại sứ Mỹ tại Hà nội là Michael Michalak. Tuy nhiên, đến tháng 9, 2011 thì theo đề nghị của TNS Jim Webb yêu cầu USAID ngƯng viện trợ cho đến khi nào chính phủ Hà Nội chịu đưa các t sĩ của quân lực Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 vào danh sách tìm kiếm. Tuy nhiên, việc ngưng viện trợ này kéo dài trong bao lȃu hoặc được tiếp tục từ khi nào thì chúng ta không biết; chính vì thế, số tiền 1 triệu đô la ấy đã chi phí như thế nào và USAID đã giao cho Việt Nam (VC) là bao nhiêu thì không ai rõ.

Chúng ta còn nhớ là trong khoảng một năm trước đȃy (2012) đã có những email phát tán trên Internet về các vụ việc tìm kiếm thȃn nhȃn là tử sῖ VNCH, nhƯng thực tế đã không có một con số tử sῖ VNCH nào đáng kể được thực sự tìm thấy nên những phát tán tin tức đó chỉ nhằm một mục đích nào khác với sự từ thiện và nhȃn đạo thật sự lương tȃm con người.

Tháng 1, 2013 thì TNS Jim Webb không còn làm TNS nữa, nghῖa là nếu theo Memorandum này thì là đúng 2 năm kể từ (tháng 1 2011) khi USAID bắt đầu viện trợ cho Việt Nam. Và như thế nếu số tiền viện trợ ấy không có gì trở ngại thì việc viện trợ 1 triệu đôla ấy đã đuøc giao cho Vit Nam đầy đủ và vic vin tr coi như chm dt. Chúng ta có thể đặt ra câu hỏi là nếu khoảng tiền ấy công bằng cho tử sῖ của cả hai bên VC và VNCH thì từ hơn 2 năm qua, số tiền dành cho tử sῖ VNCH là bao nhiêu, do ai xử dụng và làm gì và được báo cáo cho ai.

Chúng ta cũng biết là thời gian tại chức của Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sàigòn Lê Thành Ȃn là 3 năm, tháng 8 này Ông sẽ trở về nước Hoa Kỳ có nghῖa Ông nhậm chức tháng 8 năm 2010, nghῖa là trước khi USAID và Bộ Thương Binh Xã Hội VN ký kết Memorandum viện trợ 1 triệu đô la nên Ông TLS sẽ biết sự vụ viện trợ này.

Hơn bao giờ hết NTQƉBH cần được bảo vệ khỏi sự phá hoại. Chúng ta rất cần sự giúp đỡ của chính phủ Hoa Kỳ khi bảo quản NTQƉBH khỏi sự phá hoại. Chính phủ Hoa Kỳ cần phải có sự công bằng trong việc viện trợ cho cộng sản VN lẫn công đồng người Việt tại Hoa Kỳ để chúng ta có thể duy trì NTQƉBH trong tình trạng tốt. Ngoài ra, phần lớn người Việt tại Hoa Kỳ là công dȃn Hoa kỳ, chúng ta đã xȃy dựng sự phồn vinh cho đất nuớc Hoa Kỳ, chúng ta có con em hy sinh trên các chiến trường Iraq, Afghanistan để bảo vệ danh dự và quyền lợi của Hoa Kỳ, chúng ta đóng góp nhiều thiết thực hữu ích cho xã hội và trên hết chúng ta đã đóng thuế, thực hiện quyền công dȃn bầu chọn hành pháp Hoa Kỳ, và vì thế chúng ta có thể yêu cầu Quốc Hội hay Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ giãi thích sự mất công bằng đó. Chúng ta tin rằng Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ lắng nghe chúng ta và giúp đỡ chúng ta bảo vệ được NTQƉBH khỏi bị phá hoại.

Tháng 8 2013, Ông TLS Lê Thành Ȃn sẽ về nước, Ông sẽ trở lại bang Virginia (cùng bang với Ông Jim Webb) chúng tôi kính mong quý cơ quan truyền thông báo chí có dịp interview Ông bởi vì Ông sẽ trình bày những vụ việc xãy ra về khoản tiền viện trợ và vụ việc NTQƉBH trước Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Trong tình hình NTQƉBH bị phá hoại như hiện nay qua việc trồng cȃy kỹ nghệ và cộng sản Việt Nam đe doạ san lấp các khu mộ để làm mặt bằng, chúng ta cũng nên có những lá thƯ gửi đến văn phòng Ông để Ông rõ. Chúng ta mong rng Ông s hiu rõ, thông cảm và chia xẻ vi chúng ta nhng lo lng v NTQƉBH.

Việc bảo vệ NTQƉBH cũng đòi hỏi người dȃn Dῖ An giao nộp lại bức tượng Thương Tiếc, mà họ đã đánh sập, dấu diếm và lôi đi mất tích. Dῖ An là một huyện đẹp, nằm bên cạnh đường rail xe lửa, nhiều ruộng lúa xanh mướt, và các nhà dȃn trồng nhiều mít và thanh long, một huyện yên ả nằm giữa quốc lộ đi Bình Dương và bên kia là Lái Thiêu băng qua căn cứ Sóng Thần của Thủy Quȃn Lục Chiến VNCH, chính vì thế người dȃn Dῖ An sống thanh bình, hiền hậu và rất hiếu khách và trong vòng tay che chở ấm áp của quȃn lực VNCH. Người dȃn Dῖ An nên hiểu biết và tri ȃn người lính VNCH đã nằm xuống vì bảo vệ họ, chứ không phải những bộ đội cán binh cộng sản bảo vệ họ. Cho nên người dȃn Dῖ An cần phải sống cho hợp đạo nghῖa, bằng không sẽ mãi mãi nhơ uế địa danh Dῖ An. Ɖất Việt có địa linh, nhȃn kiệt, giàu đẹp với thắng cảnh và đạo đức, chúng tôi tin rằng người dȃn huyện Dῖ An sớm hiểu được cái nhȃn cách, đạo đức và tri ȃn những người lính VNCH đã chết để bảo vệ họ có một cuộc sống bình yên giàu có và hạnh phúc mà ngày nay họ không sao tìm li được.

Trȃn trng,

Hoàng Hoa

Mỹ ngưng viện trợ Việt Nam tìm kiếm hài cốt liệt sĩ




 
Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á -Thái Bình Dương, nhấn mạnh Quốc hội Mỹ dành 1 triệu đô la tài trợ cho công tác tìm kiếm hài cốt của quân nhân cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam

CỠ CHỮ- +

Cập nhật: 29.09.2011 20:00
Một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ loan báo Bộ Ngoại giao Mỹ đồng ý ngưng tài trợ dự án tìm kiếm các binh sĩ Việt Nam bị mất tích trong cuộc chiến Việt Nam cho tới khi nào chính phủ Hà Nội chịu đưa các liệt sĩ của quân lực Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 vào danh sách tìm kiếm.

Trong thông cáo mới đây, Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương, nhấn mạnh Quốc hội Mỹ dành 1 triệu đô la tài trợ cho công tác tìm kiếm hài cốt của quân nhân cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam.

Tuy nhiên, đơn vị quản lý dự án là Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) cho biết có chỉ dấu cho thấy chính phủ Hà Nội không dùng khoản tiền trong dự án do Mỹ tài trợ này để tìm kiếm các liệt sĩ trong quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Tuần rồi, chính Thượng nghĩ sĩ Webb là người kêu gọi Cơ quan USAID ngưng dự án cho tới khi nào chính phủ Việt Nam đồng ý sử dụng tiền tài trợ để tìm kiếm liệt sĩ của cả quân đội Bắc Việt và quân lực Việt Nam Cộng hòa, theo đúng đúng mục tiêu công bằng và hòa giải dân tộc.


Thượng nghị sĩ Webb đặt nghi vấn về dự án tìm quân nhân mất tích ở VN
http://www.voatiengviet.com/content/webb-questions-backing-of-vietnamese-mia-project-9-23-11-130414683/910290.html


Thượng Nghị sĩ Webb nói theo những thông tin mà văn phòng ông có được thì các cuộc thảo luận giữa USAID và chính phủ VN cho thấy quân nhân VNCH không được VN tính là quân nhân mất tích và vì vậy không được đưa vào dự án
Ðường dẫn

CỠ CHỮ- +
Cập nhật: 22.09.2011 20:00

Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ Jim Webb muốn chính phủ liên bang Hoa Kỳ ngưng tài trợ cho một dự án nhằm xác định và tìm kiếm những quân nhân mất tích ở Việt Nam bởi lo ngại rằng hoạt động này chỉ tập trung vào việc tìm kiếm những binh sĩ tử trận đã chiến đấu chống lại Hoa Kỳ.

Hồi cuối năm ngoái, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, USAID, cùng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam đã ký kết một biên bản ghi nhớ
trong đó Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam 'tìm kiếm và nhận dạng' quân nhân Việt Nam mất tích trong chiến tranh và cung cấp một triệu đôla trợ giúp kỹ thuật.

Tại buổi lễ ký kết Đại sứ Hoa Kỳ khi đó là ông
Michael Michalak được trích lời nói rằng “qua việc cung cấp trợ giúp với chương trình này của USAID, Hoa Kỳ muốn nâng cao năng lực khoa học của các cơ quan Việt Nam, nâng cao khả năng của các cán bộ Việt Nam trong việc tìm kiếm, nhận dạng và lập hồ sơ về các cá nhân là người Việt Nam mất tích.

Tuy nhiên, bản tin trên The Virginian-Pilot trích một công bố của Thượng Nghị sĩ Jim Webb cho biết theo những thông tin mà văn phòng ông có được thì các cuộc thảo luận giữa USAID và chính phủ Việt Nam cho thấy những quân nhân thuộc lực lượng Việt Nam Cộng hòa không được chính phủ Việt Nam tính là những quân nhân mất tích và vì vậy không được đưa vào dự án này.

Ông Webb đã đề nghị Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, USAID đình chỉ chương trình tài trợ trị giá 1 triệu đôla cho tới khi nào các giới chức của cơ quan đảm bảo được rằng số tiền này được dùng để xác định và tìm kiếm binh sĩ của cả quân đội miền Bắc Việt Nam cũng như lực lượng Việt Nam Cộng hòa.

Theo Thượng nghị sĩ Dân chủ đại diện bang Virgina, nếu Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ dự án này thì sự hỗ trợ đó chỉ được dành cho những binh sĩ bên phía Cộng sản, và điều đó không phải là điều đem lại sự công bằng, công lý và hòa giải dân tộc.

Khi được hỏi về đề nghị của ông Webb, một người phát ngôn của USAID nói với The Virginian-Pilot rằng cơ quan này
cam kết thực hiện quá trình nhận dạng và tìm kiếm thi thể của các quân nhân của cả hai phía của cuộc chiến để giúp cho hàng triệu gia đình Việt Nam tới giờ vẫn không biết về số phận của những người thân yêu của họ.

Chính phủ Việt Nam cho hay họ muốn xác định danh tính và tìm kiếm khoảng 650.000 quân nhân Việt Nam đã được chôn cất tại các nghĩa trang của chính phủ hoặc vẫn còn mất tích.

Phía Việt Nam cũng đã trợ giúp Hoa Kỳ trong vấn đề tìm kiếm hàng ngàn quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh từ nhiều năm nay.

Nguồn: The Virginian-Pilot

 

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Ông Jim Webb nói về quan hệ Mỹ - Việt

Mở đầu loạt bài nhìn lại 35 năm Cuộc chiến Việt Nam và nhìn tới nhân dịp 15 năm Washington và Hà Nội thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 7/1995-2010, BBC Tiếng Việt giới thiệu với quý vị cách nhìn của Thượng nghị sĩ Jim Webb.
Trả lời Phóng viên Hà Mi của BBC có mặt tại Washington DC, ông Jim Webb, người từng có thời gian phục vụ trong lực lượng Thủy quân Lục chiến của Quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam trước 1975, nhận định rằng đây là một mối quan hệ có lịch sử phức tạp:
TNS Jim Webb: Quan hệ giữa Hoa Kỳ và đất nước Việt Nam có lịch sử rất phức tạp. Chúng tôi đã làm việc rất tích cực từ năm 1975 để xây dựng một cầu nối mới giữa hai quốc gia và để bảo vệ những người Việt đã cùng chiến đấu với chúng tôi trong thời gian chiến tranh. Tôi đã dùng một thời gian đáng kể của cuộc đời mình để giải quyết những vấn đề này, từ khi tôi còn ở trong lực lượng Thủy quân lục chiến cách đây đã rất lâu và đặc biệt là từ năm 1991 khi tôi lần đầu tiên bắt đầu trở lại Việt Nam. Việc xây dựng đường hướng phát triển quan hệ giữa hai nước là một vấn đề phức tạp. Kể từ năm 1995, tôi cho rằng hai quốc gia đã thực hiện được nhiều việc có tính xây dựng. Việt Nam đã có những bước đi tới, như gia nhập Tổ chức mậu dịch thế giới, rồi hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ có những đối thoại chặt chẽ. Tôi cho rằng quan hệ Hoa Kỳ Việt Nam là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất tại châu Á.
BBC: Theo ông thì cần làm gì để cho mối quan hệ giữa hai nước cải thiện hơn nữa?
Một trong những vấn đề mà tôi đã làm việc từ rất nhiều năm nay, bắt đầu từ cuối những năm 70s, đó là tìm cách thức cho phép những người Việt đã từng kề vai sát cánh với chúng tôi tái lập quan hệ với phía Việt Nam trong nước. Hiện nay có hai triệu người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ và rất nhiều gia đình đã phải trải qua những thời kỳ khó khăn sau năm 1975. Vì thế có tình trạng cay đắng, mất lòng tin từ cả hai phía và vì thế để hai bên đối thoại với nhau là một điều rất khó. Do vậy tôi đã dùng rất nhiều thời gian của mình trong rất nhiều năm qua nói chuyện và làm việc với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đồng thời bàn bạc với chính phủ Việt Nam và người Việt tại Việt Nam.
BBC: Chính phủ Việt Nam vẫn thường nói tới việc hòa hợp hòa giải và đó cũng là điều ông đã và đang cố gắng làm. Theo ông thì chính phủ Việt Nam đã làm gì để thực hiện được điều đó? Và còn cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ thì đã làm gì trong vấn đề này? ‎
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Từ rất nhiều năm nay rất khó khởi sự các cuộc đối thoại như vậy vì cuộc chiến đã diễn ra khốc liệt ra sao và kéo dài như thế nào. Và trong những trường hợp như vậy thì họ cần một cầu nối, cần có khả năng để có thể được đưa tới bàn đối thoại. Và chính đó là điều tôi đã làm việc rất tích cực với cả hai phía, cố gắng khuyến khích đối thoại. Đó là một quá trình tiến triển khá chậm nhưng trong 3-4 năm qua tình hình đã khá hơn rất nhiều.
BBC: Ông nói tới cầu nối, vậy ông hình dung điều gì sẽ là cầu nối tốt nhất từ này trở đi?
Sự tôn trọng lẫn nhau, lòng tin, cả hai bên nhận ra những nguyên do chính đáng khiến có xung đột‎ này. Nhưng giờ đâyvới những ai quan tâm tới vận mệnh của Việt Nam, tới tương lai của Đông Nam Á thì điều quan trọng là phải đến với nhau. Tôi lấy một ví dụ nhỏ vẫn thường nói với bạn bè tại đây về chuyện tình hình đang khá hơn tại Việt Nam. Khi tôi trở lại Việt Nam vào năm 1991, tôi ở Hà Nội và đã đi lễ nhà thờ vào Chủ nhật dự lễ Phục sinh. Tôi thấy chỉ có khỏang 20 người tại Nhà thờ lớn Hà Nội và toàn là người già. Dịp Giáng Sinh vừa rồi tôi cùng vợ tới dự lễ tại Nhà thờ lớn ở Hà Nội và hôm đó có tới hơn 2000 người dự lễ. Điều đó cho thấy chính quyền đã chú ‎ý hơn tới các quyền cá nhân và chúng ta cần nhìn nhận điều đó để tiếp tục có đối thoại.
BBC: Tiếp nối câu trả lời của ông, nếu chính phủ Việt Nam đang cố gắng làm gì đó để cải thiện tình hình, thế phía cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ thì sao, họ vẫn tiếp tục biểu tình mỗi khi các quan chức cao cấp của Việt Nam tới thăm Hoa Kỳ. Liệu theo ông thì có thể làm gì?
Có những người đã bị tổn thương sâu sắc sau năm 1975 khi những người cộng sản nắm quyền kiểm soát tại miền Nam và rất nhiều người bị đi tù cải tạo, 240 ngàn người đã bị tù hơn 4 năm. Nếu một người đã từng làm việc cho Chính quyền Việt Nam Cộng hòa thì người thân trong gia đình họ cũng bị phân biệt đối xử. Vì thế có những người đang sống tại đây vẫn còn những cảm xúc bị tổn thương đó. Và tại Việt Nam cũng có những người vẫn còn giữ những cảm xúc họ đã trải qua. Vì thế điều này cần tới thời gian và đó là thực tế. Nhưng khi tôi nhìn lại 19 năm qua kể từ khi tôi bắt đầu trở lại Việt Nam, tình hình đã khá hơn rất rất nhiều giữa cả hai phía.
BBC: Ông nhắc tới những người Việt đã từng là đồng minh của ông, vậy cũng xin hỏi ông về những người mất tích trong chiến tranh. Bên cạnh những người Mỹ mất tích vốn được chính phủ Mỹ lo tìm kiếm, thế còn những người Việt đã từng chiến đấu hay làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa, những người hiện vẫn còn bị coi mất tích, liệu họ có được sự trợ giúp nào của chính phủ Mỹ hay không?
Ông Jim Webb khi là Thủy quân lục chiến trong quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam
Tôi được biết có không chỉ một chương trình thực hiện việc trở lại Việt Nam, mà đây là trở lại các trại cải tạo sau khi chiến tranh kết thúc, để tìm kiếm những thi hài những người mất tích, theo hiểu biết của tôi. Với những người chiến đấu cho chính quyền miền Bắc, bộ đội, hiện vẫn còn hơn 300 ngàn người mất tích. Có các cách thức để tìm kiếm tất cả những người này. Vấn đề tù nhân chiến tranh và người mất tích trong chiến tranh tại Hoa Kỳ đã bị sử dụng vào mục đích chính trị, như một phần của chính cuộc chiến. Không hề có một danh sách những người bị bắt giữ và nhiều gia đình thậm chí cũng không biết người thân còn sống hay đã chết. Vì thế vấn đề này động chạm rất sâu sắc về mặt tình cảm tại Hoa Kỳ. Nhưng chúng tôi luôn sẵn lòng giúp tìm kiếm thi hài những người đã tham gia chiến đấu trong cuộc chiến từ tất cả mọi phía.
BBC: Ông có thể nói rõ hơn về chương trình tìm kiếm người Việt mất tích trong chiến tranh, tìm cả người miền Bắc và miền Nam?
Chương trình tìm kiếm những người Việt mất tích của phía miền Nam là những người bị chết trong các trại tù cải tạo sau khi cuộc chiến kết thúc và rất nhiều đồng đội của họ đang làm việc với chính phủ Việt Nam để tìm kiếm thi hài của họ. Vấn đề tìm kiếm bộ đội của miền Bắc là rất nhiều người bị chết tại chiến trường hay do máy bay bắn phá và không thể tìm được thi hài của họ và con số này là khỏang 300 ngàn người.
BBC: Trở lại quan hệ với Việt Nam và Hoa Kỳ, ông có cho rằng Việt Nam là một đồng minh quan trọng của Mỹ?
Có chứ (cười)
BBC:Trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc, một nước đang trở nên thống lĩnh tại châu Á. Liệu đó có phải là một điều chính phủ Mỹ tính tới?
Tôi vừa mới gặp gỡ các quan chức chính phủ Việt Nam và đã có những thảo luận với họ. Tôi cũng đã gặp họ nhiều lần trong suốt ba năm qua. Điều rất quan trọng là làm sao Việt Nam và Hoa Kỳ cùng làm việc với nhau bất kể khi nào có thể được. Có những vấn đề tại Biển Đông, những vấn đề rất quan trọng về chủ quyền, liên quan tới việc Trung Quốc nhận chủ quyền một số hòn đảo mà Việt Nam cũng nhận chủ quyền. Còn có một vấn đề rất quan trọng nữa theo quan điểm của tôi mà chúng ta cần làm việc với nhau, đó là vấn đề sông Mekong. Rất nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng tại Trung Quốc dọc sông Mekong và lượng nước chảy xuống Việt Nam là rất đáng quan ngại. Có khoảng 70 triệu người sẽ bị ảnh hưởng trước tình trạng này. Và Việt Nam sẽ là nước phải chịu nguy cơ. Tự một mình Việt Nam không dám đối mặt với Trung Quốc về vấn đề này và Hoa Kỳ nên cùng các nước khác như Nhật Bản có thể tham gia, tìm cách để bảo đảm dòng sông Mekong được sử dụng công bằng.
BBC:Tục ngữ người Việt có câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, liệu Việt Nam có thể làm phật lòng nước láng giềng Trung Quốc khi đi với Mỹ và liệu Việt Nam có nên rút ra bài học từ cuộc chiến tranh Việt Nam khi tới một thời điểm nào đó, người Mỹ đã bỏ rơi đồng minh Nam Việt Nam. Ông có thể nói gì trước lập luận này?
Chúng tôi vẫn chưa bỏ đi. (Cười). Tôi nghĩ rằng Việt Nam từ rất nhiều thế kỷ đã có lòng quả cảm đứng lên bảo vệ lãnh thổ của mình trước nhiều cuộc xâm chiếm của Trung Quốc. Chúng ta không tìm cách tạo xung đột với Trung Quốc mà tìm kiếm sự cân bằng và Hoa Kỳ giúp đem lại sự cân bằng đó tại khu vực.
BBC:Sang vấn đề nhân quyền, có những khác biệt về cách nhìn nhận của Việt Nam và Hoa Kỳ về nhân quyền, liệu có thể thu hẹp những khác biệt giữa hai nước trong lĩnh vực này không, thưa ông?
Có, tôi tin là có thể. Quan tâm chính của tôi ngay từ đầu là việc đối xử công bằng với tất cả mọi người, bất kể người đó đã từng đứng về phía bên nào, hay gia đình họ thuộc phía bên nào trong thời gian chiến tranh. Điều số một là đối xử với mọi người một cách công bằng. Điều này đang diễn ra nhiều hơn, cách đây 20 năm thì đã không được như vậy. Trên phương diện các lĩnh vực khác thì tôi cho rằng chính phủ Việt Nam đã có những tiến bộ về tự do tôn giáo, mặc dù chưa phải là hoàn hảo, nhưng đã khá hơn rất nhiều so với trước đây. Tại châu Á, chúng tôi học được một điều là đón nhận những gì có được và xây dựng từ đó. Cách đó đã rất có hiệu quả trong việc xây dựng và phát triển sự tin cậy và tôn trọng giữa cả hai phía trong 19 năm qua.

Thượng nghị sỹ Jim Webb thăm Việt Nam

TNS Jim Webb
Ông Jim Webb là thượng nghị sỹ bang Virginia
Thượng nghị sỹ Dân chủ Mỹ Jim Webb sắp tới Việt Nam để tiếp tục vận động ngăn chặn tác hại của đập nước Xayaburi ở thượng nguồn sông Mekong.
Website của văn phòng Thượng nghị sỹ bang Virginia nói ông sẽ có chuyến công du tới Nam Hàn, Việt Nam, Nhật Bản và đảo Guam, kéo dài từ 16/04-29/04.
Tại Việt Nam, hiện chưa rõ chính thức là ngày nào, ông sẽ "đề cập vấn đề an ninh nước tại Đông Nam Á và tiếp tục vận động một cách tiếp cận đa phương nhằm ngăn chặn các hậu quả khủng khiếp mà các đập nước ở thượng nguồn sông Mekong có thể gây ra".
Các nước Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Lào sắp họp hôm thứ Ba 19/04 tại Vientiane để bàn cách xử lý với dự án đập nước Xayaburi mà Lào đang chuẩn bị xây dựng.
Tuy tuyên bố chính thức của các nước trên, đều là thành viên Ủy hội sông Mekong (MRC), chưa được đưa ra, có tinLào -ã xúc tiến chuẩn bị khởi công dự án thủy điện gây tranh cãi trị giá 3,5 tỷ đôla này.
Website của ông Webb nói: "Nếu hoàn tất, các đập ở thượng nguồn có thể thay đổi hoàn toàn dòng sông Mekong dài thứ 12 thế giới và gây đe dọa cho đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của Việt Nam".
Nghị sỹ Jim Webb là trưởng tiểu ban Đông Nam Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Hoa Kỳ.
Ông đã nhiều lần lên tiếng bày tỏ quan ngại về tác động tới môi trường của các dự án đập nước trên sông Mekong.
Năm nay 65 tuổi, Jim Webb từng tham chiến ở Việt Nam, có vợ người Việt và đã tới Việt Nam nhiều lần trong những năm gần đây với tư cách thượng nghị sỹ.
Tuy nhiên ông đã loan báo sẽ không ứng cử tiếp vào năm 2012.

Đập Xayaburi

Trong khi đó, bốn quốc gia ở vùng hạ nguồn sông Mekong sẽ phải sớm thống nhất xem họ có cùng đồng ý cho Lào khởi công xây dựng đập thủy điện Xayaburi hay không.
Trên sông Mekong
Việt Nam nằm ở hạ nguồn sông Mekong
Việc này sẽ là phép toán thử cơ chế hợp tác sông Mekong mà các nước cùng chia sẻ con sông này đã thỏa thuận. Lào, Campuchia, Việt Nam và Thái Lan năm 1995 đã ký một hiệp định chung để cùng quản lý dòng sông.
Cho tới giờ phút này, Lào - một trong bốn quốc gia nói trên, vẫn tỏ ra không thay đổi quan điểm.
Nhiều nguồn tin nói thực tế việc giải tỏa mặt bàng đã được bắt đầu từ tháng 11 năm ngoái tại nơi sẽ xây đập thủy điện.
Các nhân chứng nói tại khu vực này đã có mặt nhiều xe tải và hàng trăm công nhân.
Trung Quốc cũng đã xây bốn đập thủy điện tại thượng nguồn Mekong, nhưng mức độ ảnh hưởng của đập Xayaburi là chưa từng thấy vì nó sẽ thay đổi mạnh con đường di cư của các loài cá và gây hiệu ứng dây chuyền khiến các nước phía dưới cũng sẽ xúc tiến ít nhất 5 dự án đập nước của họ.
Cho tới gần đây, Vientiane vẫn khẳng định dự án Xayaburi là "thân thiện với môi trường" và không ảnh hưởng tới dòng chảy của sông Mekong.

Mỹ ngừng khoản tiền tìm hài cốt tử sĩ

Cập nhật: 09:39 GMT - thứ sáu, 30 tháng 9, 2011
Thượng Nghị sỹ Jim Webb
Ông Webb phản đối việc phân biệt đối xử giữa lính 'Việt Cộng' và Việt Nam Cộng hòa
Bộ Ngoại giao Mỹ tạm ngừng khoản chi 1 triệu đôla cho chương trình giúp tìm lính Việt Nam mất tích trong chiến tranh sau khi chính phủ ở Hà Nội từ chối tìm hài cốt lính Việt Nam Cộng Hòa.
Tin này được Thượng Nghị sỹ Jim Webb loan báo hôm 29/09 - ông từng là Thủy quân Lục chiến ở Việt Nam và thường xuyên thăm Việt Nam từ 1991.
Ông nói chương trình bị ngừng "cho đến khi chúng tôi có sự bảo đảm vững chắc rằng chương trình sẽ áp dụng bình đẳng cho những người từng chiến đấu cho mọi bên".
Hồi tuần trước, Thượng Nghị sỹ Jim Webb đã kêu gọi cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID - ngừng chương trình.
'Mục tiêu hòa giải'
Vị chủ tịch Ủy ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Mỹ nói trong một thông báo hôm 22/9:
"Việc thực hiện chương trình phải thể hiện sự tôn trọng như nhau đối với tất cả những người đã phục vụ trong quân ngũ và chết trong chiến tranh cũng như mang lại sự an ủi cho những người đã mất người thân yêu trong cuộc chiến lịch sử và thảm khốc."
"Chương trình hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm tìm kiếm hài cốt của những người lính Việt Nam có thể là cơ hội quý báu để thúc đẩy mục tiêu hòa giải - nhưng chỉ khi nó được thực hiện với sự tôn trọng đúng mực cho tất cả những người đã chiến đấu chứ không phải chỉ đối với một bên này, hay bên kia."
Thông báo của vị Thượng Nghị sỹ cũng nói một con số không xác định các tử sỹ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn chưa được xác định danh tính trong khi Nghĩa trang Bình An (trước đây là Biên Hòa) đang "trong tình trạng cực kỳ bỏ hoang và đổ nát".
Nghĩa trang Biên Hòa
Ông Webb nói Nghĩa trang Biên Hòa, nay là Bình An, đang ở trong tình trạng "cực kỳ hoang tàn và đổ nát"
Ông Webb cũng nhắc lại chuyện ông sẽ cố gắng để "khôi phục khu đất thiêng liêng" của nghĩa trang Biên Hòa "để bày tỏ sự tôn trọng những người lính đã ngã xuống trong chiến tranh.
Ông Jim Webb, người có vợ là bà Hong Le Webb, người miền Nam Việt Nam, nói: "Đây là điều quan trọng trong tinh thần hòa giải và đối với quan niệm trung thành và tôn trọng của người Mỹ rằng chúng ta không bao giờ quên những người đã ở bên chúng ta, ngay cả khi chúng ta bước vào tương lai và hợp tác với những người từng chiến đấu chống lại chúng ta."
Các chuyên gia nói Bấm Nghĩa trang Biên Hòa là "sáng kiến của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu" và hoàn thành năm 1966.
Hồi năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có Bấm quyết định chuyển 58 ha khu đất nghĩa địa Bình An thuộc tỉnh Bình Dương, khi đó do Bộ Quốc phòng quản lý, sang sử dụng vào mục đích dân sự.
Đông đảo độc giả BBC khi đó đã có Bấm bình luận về quyết định này.
Những người tới thăm nghĩa trang gần đây nói các công trình xây dựng và nhà máy hiện bao quanh khu vực nghĩa trang.

'Không nên có điều kiện' khi tìm hài cốt

Cập nhật: 11:08 GMT - thứ sáu, 7 tháng 10, 2011
Chưa có thống kê về con số lính Việt Nam Cộng Hòa mất tích trong chiến tranh
Việt Nam nói không muốn bị đặt điều kiện trong chương trình tìm kiếm quân nhân mất tích thời kỳ chiến tranh đoạn thời chiến, mà Mỹ yêu cầu phải bao gồm việc tìm hài cốt lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).
Trả lời hãng tin AFP, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói "hợp tác nhân đạo phải đến từ tinh thần thiện chí, chân thành và vô điều kiện".
Ông Lương Thanh Nghị nói: “Việt Nam luôn luôn hợp tác vô điều kiện với Mỹ để đi tìm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến cuộc."
Ông nói Hà Nội hy vọng hai bên sẽ làm việc “trong tinh thần đó” về vấn đề tìm kiếm quân nhân Việt Nam mất tích.
Tuần trước, Thượng nghị sỹ Jim Webb, chủ tịch Ủy ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Mỹ, cho hay chính phủ nước này ngưng khoản tài trợ trị giá một triệu đôla cho Việt Nam trừ phi Hà Nội cam kết sẽ tìm cả hài cốt quân nhân VNCH.
Nhưng Hà Nội nói họ chưa nhận được thông báo chính thức của Mỹ.
Hồi tháng Giêng 2011, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tuyên bố hai bên đã ký bản thỏa thuận kéo dài hai năm “hỗ trợ về mặt kỹ thuật để giúp Việt Nam tìm kiếm những quân nhân mất tích trong chiến tranh”.
Vết thương chiến tranh
Hiện tại, không có thống kê chính thức về con số mất tích của người phục vụ trong quân đội VNCH.
Việt Nam nói có khoảng 300.000 người thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam còn mất tích trong chiến tranh tính đến cuối tháng Tư 1975.
Nói chuyện với BBC hôm nay, ông Nguyễn Văn Hoành, người từng phục vụ trong quân đội miền Nam, cho biết ông cảm thấy may mắn khi người thân của ông không có ai trong danh sách mất tích.
Ông tâm sự: “Trong tình cảm riêng tư thì với những người đã mất, mình nên làm điều gì đó để họ được an ủi và thân nhân của họ cũng bớt đi phiền não. Trong trường hợp này, tôi thấy hơi buồn.”
Ông nói thêm: “Nhà nước nên có những điều thuận lợi hơn vì cùng là người Việt với nhau trong cuộc chiến vừa rồi, có lẽ ai cũng hiểu được nó như thế nào.”
Việc Việt Nam từ chối yêu cầu tìm hài cốt lính Việt Nam Cộng Hòa gây ngạc nhiên cho một số người trong bối cảnh Hà Nội cố gắng thu hút tình cảm của Việt kiều, mà nhiều người trong đó chạy khỏi Việt Nam sau 1975.
Việc con gái đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết hôn với một doanh nhân, con trai cựu quan chức chế độ Việt Nam Cộng Hòa, từng được xem thể hiện dấu hiệu cởi mở của Đảng Cộng sản.
Bản tin của AFP nhận xét những người dính líu đến chính thể cũ do Mỹ ủng hộ ở miền Nam vẫn cảm thấy bị giới chức cộng sản hắt hủi.