Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

BỐN MƯƠI MỐT NĂM - THIÊN THU CÒN MÃI.

Bình Long Anh Dũng.


Nguồn : Lấy tro tàn An Lộc – Viết chiến sử Bình Long
 
 
 

Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đã từng để lại những danh ngôn bất hủ :

Đừng nghe những gì cộng sản nói…

Đồng thời ông cũng đã đặt tên cho các chiến thắng lừng lẫy của quân dân miền Nam năm 1972.

Bình Long Anh Dũng, Kontum Kiêu Hùng và Trị Thiên Vùng Dậy.

Bây giờ sắp qua bốn mươi năm sau cuộc chiến mùa hè 72 xin quý vị cùng chúng tôi, lấy tro tàn An Lộc để viết chiến sử Bình Long. Món quà Xuân của người Việt hải ngoại năm. Nhâm Thìn sẽ là bộ DVD Bình Long Anh Dũng. Trong chiến tranh Việt Nam chúng ta có 4 bộ phim tài liệu cần thực hiện. Mậu Thân 68, Quảng Trị mùa hè 72, Bình Long Anh Dũng và Giọt nước mắt 75. Chúng tôi đã hoàn tất cuốn Quảng Trị mùa hè 72. Bây giờ đến cuốn Bình Long. DVD Quảng Trị là bản hùng ca của miền Nam về trận tấn công lấy lại Cổ thành và khúc khải hoàn ca là bài Cờ bay. Rất tiếc không có bài ca nào cho trận Bình Long nhưng đây chính là một trận phòng thủ thắng lợi oai hùng nhất của miền Nam. Các đơn vị lớn nhỏ gồm mọi binh chủng của địch là 3 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn pháo, 1 trung đoàn thiết giáp, 1 lữ đoàn đặc công tổng cộng 40 ngàn quân. Phía ta có 2 sư đoàn và các đơn vị tăng cường với quân số trên 20 ngàn chiến sĩ. Trận đánh vây quanh thị xã An Lộc vỏn vẹn có 3 cây số vuông với khoảng 25 ngàn dân kéo dài 67 ngày khốc liệt hoàn toàn cô lập. Thị trấn chịu pháo chục ngàn trái mỗi ngày và không thể tải thương, không có tiếp tế suốt 2 tháng. Tất cả tiếp liệu đều phải thả dù cho đến khi được giải tỏa. Trước cuộc vây hãm, Bình Long đã mất một trong 3 quận là thị trấn Lộc Ninh. Khi bắt đầu bị bao vây Bình Long bị cắt đứt với quận Chân Thành. Riêng con đường huyết mạch là quốc lộ 13 bị chiếm giữ bởi 9,000 địch
quân thuộc sư đoàn công trường 7 và trung đoàn pháo toàn lính Bắc Việt. Thế giới coi An Lộc là một thử thách tương đươngvới trận Điện Biên Phủ khi Pháp bị vây hãm tại biên giới Lào năm 1954. Sự tương đồng là cộng sản đem toàn lực vây hãm Điện Biên Phủ 1954 như đã vây hãm An Lộc 1972. Mở đầu trận địa pháo rồi tiền pháo hậu xung. Sự khác biệt là Việt Nam Cộng Hòa giữ được An Lộc. Trong khi quân đội Liên Hiệp Pháp phải treo cờ trắng đầu hàng.

Còn thiếu Kontum Kiêu Hùng và Trị Thiên Vùng Dậy, chừng nào lục mạng thấy Hàn sẽ add sau nha!
Ngày 25/11/1972 phát hành bộ tem Bình Long Anh Dũng
Chiến trận xảy ra ngày 05/04/1972. Quân Việt cộng đã dùng 200 ngàn quả đạn đại bác để chụp xuống tỉnh lỵ An Lộc rộng khoảng 10 ngàn cây số. Cuộc bao vây kéo dài đến ngày 13/06/1972 và việt cộng thực hiện bằng pháo binh. Quân số bao vây khoảng 40 ngàn người. Với quân số trên dưới 10 ngàn binh sĩ, cùng với các lực lượng tăng viện, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng chiến đấu trong suốt mấy mươi ngày đêm dưới mưa pháo, cuối cùng đã đánh bật quân việt cộng và tỉnh lỵ An Lộc đã hoàn toàn được giải tỏa. Tầm vóc của trận Bình Long An Lộc tương đương với trận Stalingrad (thời đệ nhị thế chiến) khi quân Đức quốc xã bao vây quân Liên Xô vào đầu thập niên 40. Thật xứng với danh xưng An Lộc Bình Long anh dũng, là trang sử sáng chói của quân dân miền Nam Việt Nam và Quân sử thế giới hiện đại trong thập niên 70 cũng như mãi mãi về sau.
DANH SÁCH 61 TƯ SĨ BIÊT ĐỘNG QUÂN TẠI AN LỘC BÌNH LONG
Họ và Tên Số Quân Đơn Vị Ngày Tử Trận
1 TS Nguyễn Ph An 51/107…. ĐĐ4 TĐ52BĐQ 11/5/1972 2 B1 Nguyễn tuấn Anh 71/128548 TĐ31BĐQ 25/05/1972 3 Trần trọng Nhân 68/104289 BĐQ 15/04/1972 4 B2 Đặng văn An 69/149840 TĐ31BĐQ 13/06/1972 5 B1 Trần văn Ba 71/383565 TĐ36BĐQ 11/6/1972 6 B1 Nguyễn văn Cảnh 74/105691 TĐ31BĐQ 18/06/1972 7 Điểu Cao TĐ74BĐQ 7/1972 8 TS1 Nguyễn Chuyên 73/217507 ĐĐ1 TĐ36BĐQ 15/04/1972 9 B2 Chu văn Cường 74/114054 TĐ31BĐQ 27/05/1972 10 TH S Lê văn cường 64/125135 ĐĐ4 TĐ52BĐQ 16/05/1972 11 HS Nguyễn văn Đang ĐĐ2 TĐ52BĐQ 11/5/1972 12 TS Nguyễn văn Đông 71/103521 TĐ36BĐQ 7/5/1972 13 B2 Trịnh Dũng 73/108848 BCH TĐ52BĐQ 11/5/1972 14 HS Nguyễn văn Được 69/125616 TĐ36BĐQ 10/5/1972 15 HS Dương xú Há 62/179159 TĐ36BĐQ 11/6/1972 16 HS1 Lê ninh Hải 64/189822 TĐ36BĐQ 3/7/1972 17 HS Đỗ văn hai 72/102446 BCH TĐ52BĐQ 7/6/1972 18 ĐU Lê văn Hiếu 65/145324 ĐĐ1TD52BĐQ 13/05/1972 19 HS1 Nguyễn văn Hoài 66/400108 BCH TĐ52BĐQ 1606/1972 20 B2 Trần Hoài 74/109370 ĐĐ3 TĐ52BĐQ 8/5/1972 21 Nguyễn văn Hưởng 73/123516 ĐĐ2 TĐ52BĐQ 2/5/1972 22 B1 Trần đức Lân 61/578478 TĐ36BĐQ 5/5/1972 23 B2 Nguyễn Bá Long 72/147048 TĐ31BĐQ 11/6/1972 24 B2 Hà văn Lượng TĐ36BĐQ 11/6/1972 25 B2 Hồ văn Mão 69/106734 TĐ36BĐQ 10/5/1972 26 B1 Nguyễn văn Nam 74/112571 ĐĐ2 TĐ52BĐQ 11/7/1972 27 Phan văn Nam 63/122313 TĐ36BĐQ 11/5/1972 28 TR U Tr Đình Phúc 69/209955 TĐ52BĐQ 19/05/1972 29 HS1 Phương 74/521330 TĐ52BĐQ 11/5/1972 30 B2 Nguyễn văn Quang 71/126277 TĐ36BĐQ 7/6/1972 31 HS1 Nguyễn văn Sơn 66/151819 TĐ36BĐQ 14/05/1972 32 B1 Nguyễn văn Sơn 66/128548 TĐ36BĐQ 20/05/1972 33 HS Phạm Hắt Sơn 69/124285 ĐĐ2 TD52BĐQ 23/05/1972 34 HS1 Đinh văn Song 70/109172 ĐĐ2 TĐ36BĐQ 15/06/1972 35 B2 Kiều văn Tách 73/111521 TĐ36BĐQ 17/05/1972 36 TH T Nguyễn Minh Tâm 63/111171 ĐĐ1 TĐ36BĐQ 15/04/1972 37 HS1 Hồ văn Tám ĐĐ1 TĐ52BĐQ 8/6/1972 38 B2 Đỗ ngọc Tâm 72/149960 TĐ31BĐQ 22/05/1972 39 B1 Lê Thạch 72/204083 TĐ31BĐQ 27/05/1972 40 HS Nguyễn văn Thanh 69/108099 ĐĐ3 TĐ52BĐQ 22/05/1972 41 HS Lê văn Thọ 73/111046 TĐ31BĐQ 14/05/1972 42 HS Nguyễn văn Thơm 72/105570 TĐ36BĐQ 13/06/1972 43 HS1 Trần văn Thuỷ 69/156326 Đ36BĐQ 12/5/1972 44 HS1 Vũ Đình Thuỵ(Thi) ĐĐ3 TĐ52BĐQ 13/05/1972 45 Đỗ Ngọc Tiến 74/189540 ĐĐ3 TĐ52BĐQ 12/5/1972 46 B2 Trần văn Tính 72/112416 TĐ36BĐQ 3/5/1972 47 B1 Đinh Bá Tòng 63/108883 TĐ36BĐQ 21/06/1972 48 TS Nguyễn văn Trường TĐ52BĐQ 8/6/1972 49 B1 Trần văn Tuy 73/114120 TĐ36BDQ 13/06/1972 50 B2 Phạm Văn 73/225395 ĐĐ4 TĐ52BĐQ 14/05/1972 51 Vô danh Nhảy Dù 7/1972 10 hài cốt vô danh Tổng cộng 61(sáu mươi mốt) Hài cốt

Thành phố An Lộc trước cuộc chiến
Thành phố An Lộc trong cuộc chiến
 
Bình Long, mùa hạ nhớ
Thương tặng Đoàn Bạch Yến
Có đôi lần em nói với anh
Mùa hạ thường mang nhiều nhung nhớ
Quê mẹ Bình Long thương sao màu đất đỏ
Rừng cao su thẳng đứng buổi chiều xanh

“Đại Lộ Hoàng Hôn“ bóng lá nghiêng mình
Nơi cuối dốc tượng Chúa buồn vạn thuở
Nhớ không anh những trưa hè rực rỡ
Tiếng ve sầu rộn rã những hàng cây

Giọt nắng xôn xao nỗi nhớ đong đầy
Làm sao lạc con đường “Chân Trời Tím“
Trong mỗi chia ly có điều bịn rịn
Đến bao giờ trở lại tuổi thơ ngây

Em sẽ không quên những tháng cùng ngày
Vào Hưng Chiến, về Thanh Lương thăm bạn
Buổi sáng tinh mơ, buổi chiều chạng vạng
Ao học trò hai buổi bướm hoa bay

An Lộc nhìn lên thành phố chân mây
Là Hớn Quản, và con đường phượng đỏ
Rừng lá cao su ngút ngàn mắt ngó
Đợi em về thăm Thác 4 năm xưa

Về hướng Lộc Ninh ghé Quán Biên Thùy
Uống chút ruợu cho nồng môi lãng tử
Bụi đỏ mang mang bước chân người lữ thứ
Hãy ở lại đây uống hết ân tình

Đến phi trường cô chủ quán xinh xinh
Như trái chín trên nửa cành nguyệt lộ
Mái tóc huyền buông mắt nhìn vời vợi
Như đợi một người tận chốn xa xôi

Chợ Cũ âm vang nao nức không rời
Có tiếng hát trong Văn đàn xao xuyến
Em sẽ nằm mơ mà lòng lưu luyến
Ngã tư chiều êm ả tuổi đôi mươi

Phú Đức xum xuê trái ngọt đầu môi
Mùi vú sữa hương sầu riêng bát ngát
Nắng hạ lao xao chim rừng ca hát
Rủ em về Phú Lộc hái chôm chôm

Dù đã mỏi chân Xa Cát, Xa Cam
Em sẽ đến cùng cỏ cây ngày cũ
Hạ trắng đêm naysao lòng em ủ rũ
Bởi xa người, xa lắc một miền quê

Lửa khói điêu linh xương trắng tứ bề
Làm sao khóc khi không còn nước mắt
Quê mẹ Bình Long xót xa cùng khắp
Đã một thời chinh chiến khóc thương nhau

Quốc lộ 13 chan máu đỏ ngập đầu
Có vang dội cũng đổi nhiều xác chết
Xin hãy cho em nguyện cầu tha thiết
Mãi yên bình như tên của quê hương

An Lộc, Bình Long nỗi nhớ khôn lường

Cho em gởi trái tim về bên ấy.
 
Phạm ngọc Phi Mùa hạ 2000

Lính Mỹ nằm ngủ cạnh QL 13 gần An Lộc Con nít đùa nghịch trên xe tăng T54 Việt Cộng 4-10-1973
Chợ cũ An Lộc 1960 Quốc Lộ 13 từ Sài Gòn đi An Lộc, thập niên 1960 Quốc Lộ 13 tới Sài Gòn 1960 Quốc Lộ 13 1969 QL 13 năm 1960
Tư dinh Tỉnh trưởng Bình Long
 
Trẻ em Bình Long 1967
Trụ sở MACV An Lộc

Tịnh xá Ngọc Long An Lộc Tịnh xá Ngọc Bình An Lộc - 1969
Thả dù tiếp tế cho An Lộc 1972 Trực thăng vào An Lộc 1972 An Lộc nhìn từ hướng Nam Xe tăng T54 VC 1972 Tượng Chúa bây giờ 
  Bên trong thị xã An Lộc, 1972
Nhìn về phía đồi Đong Long 1972
Đường vào Quan Loi Đây là nghĩa trang của các chiến sĩ Biệt Cách Dù tử trận tại An Lộc được đồng đội và đồng bào xây dựng tạm cạnh bên Chợ Mới An Lộc sau cuộc chiến 1972. Phòng trồng răng Cẩm Thành gần bên tiệm nữ trang, Chợ Cũ An Lộc 1971 Đi đón dâu ở xóm ga xe lửa, đường vào Nhà thờ cũ của An Lộc
Nhà thờ Bình Long khánh thành tạm sau 1972 T-54 gần tượng đài Ky Tô Vua Tượng đài Ky-Tô Vua cuối Đại lộ Hoàng Hôn sau 1972 Chợ Cũ An Lộc cuối thập niên 1960, nhìn từ đầu dốc Quản Lợi
Trung Học Bình Long trong cuộc chiến mùa hè 1972, 1/3 dãy phòng học và văn phòng THBL phía bên phải đã bị sập mất. A-37 thả bom tại An Lộc, 1972
Trực thăng đổ quân Dù tăng viện cho An Lộc, đồng thời vội vã tải thương binh ra khỏi mặt trận. Máy bay thám thính đánh dấu các mục tiêu oanh tạc tại An Lộc bằng trái khói. Hình chụp từ máy ảnh gắn trên đuôi máy bay. 1970 - An Lộc 42 năm trước đây Trường Tiểu học Thượng An Lộc - Hớn Quản 1921- 1935 Không ảnh An Lộc trước tháng 4-1972, khi cuộc sống còn yên bình An Lộc - giờ tan trường 1972
Dù hơn 40 năm đã trôi qua, nhưng hình ảnh Bình Long An Lộc không hề phai nhòa trong lòng của đương sự. Hình như nó là vết thương thâm sâu hông thể nao lành lại được, và đôi khi tôi nằm mơ cũng còn thấy Bình Long còn đang anh hùng chiến đấu với VC. Tôi nhớ cái hôm hay tin Lộc Ninh bị rơi vao tay của cộng quân lòng buồn vô hạn. Nhớ không lầm thì trời SG hôm đó mưa rơi tầm tả. Vì có bà con cư ngụ dọc theo đường mòn HCM như Tây Ninh, Lộc Ninh, Bình Long, An Lộc, gia đình tôi luôn ái ngại và khuyên họ phải tản cư về SG, dù sau cũng an ninh hơn. Nghe người quen kể lại thì sau khi Bình Long thất thủ, VC đã đối xử rất tàn nhẫn với đồng bào nhất là đàn bà và trẻ em. Điều đáng buồn nhất là sau 30/04/1975, cả miền Nam đã rơi vào tay địch gây ra cảnh bỏ xứ ra đi của người Việt yêu chuộng tự do và không chấp nhận sự áp bức của CS. Thì ra cái câu 'BL Anh Dũng KT Kiêu Hùng TT Vùng dậy là lời của cố TT Thiệu đã khích động lòng quân dân vao mùa hè đỏ lửa. Cũng đã lâu rồi nên tôi quên mất. Nhớ những cây mai ủng hộ tiền tuyến vao những mùa Xuân cuối cùng của VNCH (1970-1975) thật là buồn bả, với tiếng bom từ xa vọng về thủ đô...


----------------------------------
Sinh Hoạt Cộng Ɖồng Việt Nam Bắc Cali

Tâm Thư

Và Ban Bầu Cử



 

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Ông Lê Thành Ân, Tổng lãnh sự Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Việt Nam
Lời giới thiệu:
Chuyến đi thăm viếng Nghῖa Trang Quȃn Ɖội Việt Nam Cộng Hoà tại Sàigòn của Ông Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam Lê Thành Ȃn vào ngày 6 tháng 3, 2013 vỏn vẹn còn 5 tháng nữa là hết nhiệm kỳ 3 năm của Ông đã đánh dấu một nét mới lịch sử Việt Nam trong quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và CHXHCN VN. Chuyến thăm viếng của Ông rõ ràng đã được cs VN chuẫn bị chu đáo trước hơn một tháng khi chúng cho làm lại bậc tam cấp đi lên Nghῖa Dũng Ɖài và làm tạm một đỉnh màu vàng để thắp nhang. Cùng đi với Ông là 2 nhân viên ngoại giao, trong đó có một nhȃn viên VN. Rõ ràng, Ông đã nói tiếng Việt rất thông suốt và trôi chảy vì không cần thông dịch viên, và chuyến đi này được thông báo trước và trong chủ ý của Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sàigòn.
Ɖể hiểu rõ những chi tiết về các hoạt động ngoại giao và quan điểm chính trị của Ông, chúng tôi xin trích nguyên văn cuộc phỏng vấn của Trà Mi thuộc đài VOA đối với Ông ngày 27/10/2010.
Hoàng Hoa,
Trưởng ban biên tập mạng Xã hội Sàigòn www.saigonfilms.com
VOA Washington
Trà Mi: Xin cảm ơn ông Tổng Lãnh sự dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này. Câu đầu tiên xin được hỏi ông, là vị Tổng Lãnh sự Mỹ gốc Việt đầu tiên tại VN, cảm xúc của ông ra sao?

Ông Lê Thành Ân: Tôi nghĩ rằng tôi là người may mắn, và chính phủ, Bộ Hải quân, Sở Ngoại vụ Bộ Ngoại giao, cũng như đất nước Hoa Kỳ đã mang đến cho tôi những cơ hội này. Tôi là một trong những người may mắn nhất trên thế giới vì được ơn trên phù hộ nhiều mặt. Tôi lớn lên trong một gia đình tuyệt vời, có một sự nghiệp tốt, và giờ đây, chúng tôi gọi nước Mỹ là nhà. Mỗi ngày tôi đều thầm cảm ơn trời Phật vì những phước lành này. Sau 45 năm kể từ ngày tôi rời Việt Nam hồi còn nhỏ và 35 năm làm công chức Mỹ, phải nói là tôi không tưởng tượng là cuộc đời của mình sẽ đi theo hướng này. Ngay từ nhỏ, tôi chỉ mong ước trở thành một kỹ sư hay một kiến trúc sư và có một gia đình, thế thôi. Thật tình tôi không nhận thức rõ về giá trị và ý nghĩa của nhiệm vụ này đối với bản thân mình và những người khác cho tới khi nhận được hàng loạt thư, thiệp, và email ồ ạt gửi tới tôi hồi mấy tháng trước. Tôi nhận được chia sẻ của những người Mỹ gốc Việt từ nhiều vùng trên đất nước Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới. Tôi nghe nhiều người nói nhiệm vụ này là sự khẳng định rằng ở Mỹ, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, nhờ sự chăm chỉ và tận tụy. Đây cũng là một tín hiệu quan trọng cho thấy mối quan hệ Việt-Mỹ giờ đây vững chắc như thế nào.

Trà Mi: Ngoài là vị Tổng lãnh sự Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Việt Nam, ông cũng là người Mỹ gốc Việt đầu tiên giữ vị trí cao nhất trong ngành ngoại giao Hoa Kỳ, ông có thể cho biết những yếu tố nào, động cơ nào đưa ông tới vị trí hôm nay?

Ông Lê Thành Ân: Tôi không chắc tôi là viên chức cao cấp nhất người Mỹ gốc Việt trong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nhưng tôi tin rằng tôi là viên chức ngoại giao người Mỹ gốc Việt đầu tiên được cấp hàm Tham tán Công sứ. Tuy nhiên, tôi không nghĩ tôi là người sau cùng.

Trà Mi: Ông có kinh nghiệm đa dạng về nghề nghiệp và học vấn. Cơ duyên nào khiến ông chuyển hướng nghề nghiệp sang ngành ngoại giao? Là một người gốc Việt tham gia ngành ngoại giao Mỹ có những khó khăn, thử thách gì chăng, thưa ông?

Ông Lê Thành Ân: Học vấn của tôi tại Hoa Kỳ mang đến cho tôi nhiều thuận lợi và cơ hội. Tôi có bằng Cử nhân khoa học chuyên ngành Kỹ thuật điện năm 1976 và Thạc sĩ khoa học chuyên ngành Quản trị Kỹ thuật năm 1978 từ đại học George Washington ở thủ đô nước Mỹ. Tôi gia nhập Sở Ngoại vụ năm 1991 sau 15 năm làm công chức trong Bộ Hải quân Mỹ. Cùng với thời gian, tôi nhận ra mình muốn làm một điều gì đó hơn là một kỹ sư. Cái hay của một nền học vấn ở Mỹ là nó mở rộng các cơ hội cho mình, và tôi đã tận dụng được điều này. Hai thập niên trước, tôi đã bước vào Sở Ngoại vụ để đại diện cho đất nước Hoa Kỳ, giúp xây dựng và duy trì các mối quan hệ ngoại giao vững mạnh với các quốc gia trên thế giới.

Trà Mi: Một người con sau 45 năm trở lại quê cha đất tổ, cảm tưởng và ấn tượng khó quên nhất trong ông là gì?
Ông Lê Thành Ân: Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là nhà của gia đình chúng tôi trong 3 năm tới. Cuộc sống ở Việt Nam mang đến cho tôi nhiều thuận lợi về văn hóa và ngôn ngữ. Kể từ khi tới đây hồi đầu hè tới giờ, chúng tôi thích thú nhận ra rằng đây là một thành phố năng động và đầy sức sống. Dù các công trình xây dựng đang mọc lên trên khắp thành phố mới ngày nay, nhưng thành phố Sài Gòn ngày xưa vẫn còn hiện hữu trong tôi và tôi vẫn nhận ra một vài chỗ mà tôi đã biết từ hồi nhỏ.

Trà Mi: Giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có quá trình lịch sử đặc biệt, và hiện vẫn còn những khác biệt tồn tại, vai trò cầu nối của ông Tổng lãnh sự người Mỹ gốc Việt chắc chắn có sẽ những nét đặc biệt hơn so với những vị Tổng lãnh sự Mỹ trước đây tại Việt Nam, vốn là người nước ngoài. Theo ông, những khác biệt chính là gì và ông mường tượng những thuận lợi và thử thách trước mắt như thế nào?

Ông Lê Thành Ân: Tôi muốn nhấn mạnh rằng dù nhân thân và tiểu sử gia đình tôi mang đến một nét mới trong mối quan hệ Việt-Mỹ, nhưng vai trò của tôi trong việc nối kết hai quốc gia không khác biệt so với những người tiền nhiệm. Mỗi vị Tổng Lãnh sự có thể có những mối quan tâm, các lĩnh vực đặt trọng tâm, và các ưu tiên riêng, nhưng vai trò phục vụ cơ bản của một Tổng Lãnh sự không thay đổi. Cũng như các vị tiền nhiệm, tôi có mặt ở đây để thực hiện những ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ với Việt Nam. Tôi tới đây để phát huy quan hệ Việt-Mỹ và sự hiểu biết song phương. Tôi hiểu rõ các áp lực từ những kỳ vọng đối với tôi, một nhà ngoại giao Mỹ gốc Việt, được cử sang làm việc tại Việt Nam. Tôi hiểu rằng nhiều người trên khắp nước Mỹ trong đó có cộng đồng người Mỹ gốc Việt đặt nhiều kỳ vọng vào tôi. Tôi sẽ nỗ lực hết sức để cải thiện sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác giữa hai nước.

Trà Mi: Mối quan hệ Việt-Mỹ tốt đẹp là mong đợi của cả đôi bên, ông Tổng Lãnh sự sẽ góp phần cụ thể ra sao giúp hiện thực hóa niềm mong mỏi này? Lĩnh vực nào ông đặc biệt quan tâm và sẽ đặt trọng tâm?

Ông Lê Thành Ân: Năm nay, hai nước kỷ niệm 15 năm bang giao chính thức và chúng ta có nhiều điều phải tự hào. Quan hệ Việt-Mỹ tiếp tục phát triển về nhiều mặt dựa trên tinh thần hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác trên nhiều lĩnh vực, và trong các lợi ích lâu dài của đôi bên. Một dấu hiệu của mối quan hệ ngày càng sâu đậm là hai nước tiếp tục có những sự trao đổi ngoại giao cấp cao. Một khía cạnh đặc biệt của mối quan hệ đang nảy nở là trao đổi mậu dịch song phương trị giá hiện nay lên tới trên 15 tỷ đô la mỗi năm và đang tiếp tục phát triển. Hoa Kỳ là một thị trường tốt cho Việt Nam. Chiếm phần lớn trong khoản 15,4 tỷ đô la đó là hàng hóa và các dịch vụ mà Mỹ mua của Việt Nam. Nhưng Hoa Kỳ cũng bán các sản phẩm và dịch vụ mà các doanh nghiệp cũng như giới tiêu thụ Việt Nam cần, và những lĩnh vực này cũng đang phát triển. Sáng kiến Xuất khẩu Toàn quốc mới đưa ra của Tổng thống Obama đề ra mục tiêu nhân đôi lượng xuất khẩu của Hoa Kỳ trong 5 năm, và chúng tôi tin Việt Nam có tiềm năng giúp chúng tôi đạt được mục tiêu.

Thật ra, theo tôi, không phương thức nào cải thiện quan hệ song phương Việt-Mỹ tốt hơn là thông qua việc tăng cường trao đổi kinh tế giữa đôi bên. Đem hàng hóa Mỹ tới Việt Nam mở rộng sự lựa chọn cho giới tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm chất lượng cao làm phong phú đời sống người dân Việt Nam. Các doanh nghiệp hỗ trợ giao thương, phân phối và bán lẻ các sản phẩm này tạo công ăn việc làm cho người người dân cả hai nước. Trong sứ mạng tại Việt Nam, chúng tôi sẽ nỗ lực để chứng minh giá trị giao thương với Hoa Kỳ. Một khía cạnh khác mà tôi muốn tập trung vào là tăng cường môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Kinh tế Việt Nam đã biểu hiện những tỷ lệ tăng trưởng rất ấn tượng. Nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc cải cách kinh tế thị trường đã khiến các nhà đầu tư tương lai ngày càng quan tâm hơn đến thị trường này. Nhiều người Mỹ muốn đầu tư tại Việt Nam, tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong việc vượt qua các luật lệ phức tạp chi phối các giao dịch tài sản, các vấn đề về thuê mướn lao động, thuế vv.. Việtkiều có thể còn có nhiều quan ngại hơn nữa. Một số người tự hỏi xem trở lại Việt Nam làm ăn có an toàn hay không.

Tôi tin cộng đồng đầu tư ở Mỹ, trong đó có những nhà đầu tư Việt kiều, là nguồn lực lớn lao Việt Nam cần có để chuyển đổi thành một nước công nghiệp như mục tiêu mà Việt Nam hy vọng đạt được vào năm 2020. Tôi cho rằng chính phủ Việt Nam nên nỗ lực thu hút nhiều thêm nữa những Việt kiều từ khắp nơi trên thế giới, những người có thể đóng góp chuyên môn và sáng kiến cho quê cha đất tổ của mình. Và dĩ nhiên, giúp tạo ra những cơ hội này là một trong những lĩnh vực trọng tâm của tôi.

Trà Mi: Là người có nhiều kinh nghiệm về an ninh-chính trị-kinh tế tại Châu Á, ông nhận xét ra sao về diễn tiến tình hình tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc mà chính phủ Hoa Kỳ đang quan tâm?

Ông Lê Thành Ân: Hoa Kỳ luôn quan tâm đến việc phát triển hòa bình và an ninh trong khu vực, kể cả trong vùng Biển Nam Trung Hoa. Mỹ, Việt Nam, cùng các nước khác cả trong lẫn ngoài khu vực đều nhận thấy nhu cầu phải bảo đảm quyền tự do lưu thông hàng hải và thương mại. Hoa Kỳ cho rằng các tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ là điều mà các bên tuyên bố phải tự giải quyết, nhưng chúng tôi ủng hộ các nguyên tắc căn bản nhất định, trong đó có cam kết về “tiến trình cộng tác ngoại giao” để giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển.

Trà Mi: Là nhà ngoại giao Mỹ đến Việt Nam làm việc, ông Tổng lãnh sự nghĩ sao về quan tâm của cộng đồng người Việt hải ngoại kêu gọi dân chủ cho Việt Nam?

Ông Lê Thành Ân: Hoa Kỳ cam kết phát huy tôn trọng nhân quyền và dân chủ trên khắp thế giới. Các giá trị cơ bản mà chúng tôi cổ xúy bao gồm quyền tự do bày tỏ quan điểm, tự do báo chí, tự do lập hội, các quyền không bị tra tấn, quyền lao động, quyền trẻ em, quyền phụ nữ, bảo vệ các thành phần thiểu số, cũng như buộc các chính phủ phải chịu trách nhiệm với những cam kết của họ dưới những công ước quốc tế về nhân quyền. Chúng tôi có nhiều cách để đưa ra các vấn đề này ra với chính phủ Việt Nam, trong đó có việc thường xuyên nêu các quan ngại của chúng tôi tại các cuộc gặp cấp cao ở Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ. Ví dụ như hồi tháng 9, trong cuộc họp của giới lãnh đạo Hoa Kỳ và ASEAN tại New York, Tổng thống Mỹ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân quyền. Hồi tháng 7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã nêu vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm Hà Nội. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cũng thường xuyên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nhân quyền trong các cuộc tiếp xúc với các giới chức cao cấp trong chính phủ Việt Nam. Tháng 9 vừa qua, các quan chức Mỹ đã thảo luận nhân quyền với chính phủ Việt Nam trong cuộc đối thoại thường niên về vấn đề lao động diễn ra ở Hà Nội và sẽ tiếp tục thảo luận vào tháng 12 tới đây trong cuộc đối thoại nhân quyền thường niên cũng tại Hà Nội.

Trà Mi: Gần đây một số nhà lập pháp Hoa Kỳ lên tiếng bày tỏ quan ngại về điều mà họ gọi là vi phạm quyền tự do tôn giáo tại Cồn Dầu, một cáo buộc bị chính quyền Việt Nam phủ nhận. Có tin cho hay ông Tổng Lãnh sự có đến thăm giáo xứ Cồn Dầu, xin ông cho biết quan điểm của ông như thế nào?

Ông Lê Thành Ân: Vâng gần đây tôi có đi Đà Nẵng nhưng không đến thăm Cồn Dầu. Tuy nhiên, các giới chức trong đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội có tới đây. Họ đã tiếp xúc với các giới chức công giáo, các thành viên của giáo đoàn, và chính quyền địa phương ở Cồn Dầu và Đà Nẵng. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam và các quan chức cao cấp của chính phủ Mỹ ở Washington cũng đã thảo luận với quan chức cấp cao trong chính phủ Việt Nam về tình hình ở Cồn Dầu. Trong các cuộc thảo luận này, giới chức Hoa Kỳ đã kêu gọi các bên nên kiềm chế và giải quyết bất đồng một cách ôn hòa và theo đúng luật pháp Việt Nam. Nhìn chung, Việt Nam có thành tích tốt về cải thiện quyền tự do tôn giáo, nhưng các vụ việc sử dụng bạo lực làm mờ đi tiến bộ đó.

Trà Mi: Trước khi chia tay, ông Tổng Lãnh sự có đôi lời tâm tình bằng Việt ngữ với thính giả của đài VOA chăng?
Ông Lê Thành Ân: Tôi rất vui được chia sẻ với thính giả của đài VOA vào thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ 3 năm làm Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM về những trải nghiệm cá nhân cũng như vai trò của tôi trong việc tăng cường hiểu biết và trao đổi văn hóa giữa hai quốc gia. Tôi rất vui được phục vụ với tư cách là đại diện cho Tổng thống Obama. Tôi sẽ củng cố sự tin cậy này bằng việc đại diện cho các giá trị, mục tiêu, và chính sách của Hoa Kỳ.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn ông Tổng Lãnh sự đã dành cho VOA Việt Ngữ cuộc phỏng vấn này.
Bản Tường trình kết quả buổi họp
của Ủy Ban Định chế (Rules Committee),
Hội đồng Thành phố San Jose chiều ngày 6 tháng 3/2013

Lúc 2 giờ trưa, ngày Thứ Tư, 6 tháng 3/2013, Ủy ban Định Chế của hội đồng thành phố San Jose đã họp để lên nghị trình làm việc trong thời gian tới của Hội Đồng thành phố San Jose. Nghị viên Kansen Chu đề nghị đưa Dự thảo Nghị quyết về gánh nặng tài chánh khi tiêp đón các phái đoàn Việt cộng tại San Jose vào nghị trình họp của Hội đồng thành phố.

Sau đó, trong phần góp ý mỗi người một phút của các cư dân tham dự, Về phía Ủy ban Vận động Nghị quyết Thành phố Phi Cộng Sản và các cư dân: ông Johnny Lee, Nguyễn Ngọc Tiên, Phan Quang Nghiệp, Mạc Văn Thuận, Lý Tống, Lê Hoàng Trung ... và vài cư dân gốc Mỹ Latinh đều đề nghị thành phố San Jose nên ra một nghị quyết như thế, để giảm thiểu gánh nặng ngân sách đang thiếu hụt và bảo đảm cuộc sống an bình của cư dân Mỹ gốc Việt trong thành phố, theo nguyện vọng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt đông đảo ở đây.
 
Có những ý kiến khác với nội dung bản nghị quyết được các ông Hoàng Thưởng, (LLSQ.Thủ Đức/QLVNCH) phát biểu bằng tiếng Việt Nam, bà Madison Nguyễn, Phó Thị Trưởng thông dịch ra tiếng Mỹ có nội dung nêu lên việc Trung cộng xâm chiếm hải đảo VN, bắt bớ ngư dân VN, vẽ bản đồ hình lưỡi bò, sản xuất hàng hóa và thực phẩm độc hại xuất khẩu qua Việt Nam và Hoa Kỳ v.v.. để yêu cầu Nghị Viên Kasen Chu (Người Mỹ gốc Trung Hoa Đài Loan) phải thêm vào Nghị Quyết là ngăn cấm tất cả các phái đoàn cộng sản nhất là phái đoàn Trung cộng chứ không riêng cấm các phái đoàn Việt cộng mà thôi. Ông Charlie Lý (Thành viên Hội Doanh Gia Việt Mỹ - VABA) còn phát biểu rằng nếu Nghị Viên Kansen Chu không đưa việc ngăn cấm phái đoàn Trung cộng là Nghị viên Kansen Chu đã có sự kỳ thị.

Điều đặc biệt trong buổi họp, Ông Hoàng Thưởng đã đọc bằng tiếng Việt Nam, nội dung bản Thông báo cuộc Họp báo của LLSQ.Thủ Đức/QL.VNCH lúc 1:30pm (trước nửa tiếng) ngày 6.3.2013 trước San Jose City Hall và được bà Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn dịch ra tiếng Mỹ với nội dung lên án Trung cộng và yêu cầu sửa đổi Nghị Quyết như đã nói ở trên.

Trong phần phát biểu của mình, Bà Madison Nguyễn nói rằng bà và Thị trưởng Chuck Reed nhắc lại là thành phố San Jose không welcome Việt Cộng tới đây, và cuộc biểu tình 53 ngày đêm tại Westminster từ năm 1999 đã đi qua 14 năm rồi, sau này những cuộc biểu tình chống cộng sản thường xảy ra tại San Francisco, thành phố San Jose chưa có phái đoàn cộng sản đến.

Thị trưởng Chuck Reed thì cho rằng San Jose là một thành phố lớn, và vấn đề mà dự thảo Nghị quyết do Nghị viên Kansen Chu đưa ra liên quan đến nhiều lãnh vực như ngoại giao, thương mại, kinh tế, giao thương, dù biết các thành phố khác đã làm rồi, nhưng ông đề nghị luật sư thành phố nghiên cứu, liên lạc với chính quyền liên bang và bộ ngoại giao để tham khảo và cố vấn cho thành phố.
image

Sau đó, luật sư của thành phố đề nghị chánh văn phòng thành phố (City Manager), nên thu thập thêm tài liệu để hội đồng thành phố tham khảo và quyết định sau.
image
Từ ngoài vào:ô Mạc văn Thuận, Johnny Le,Phan quang Nghiệp ,Nguyễn Ngọc Tiên

Ủy Ban Vận động Nghị quyết chúng tôi cũng tiên liệu rằng không phải dễ dàng để San Jose có được một Nghị quyết tương tự như thành phố Milpitas. Chúng ta là những cư dân người Mỹ gốc Việt đã trải qua bao gian khó nhiều lúc nguy hiểm đến tính mạng để được định cư tại nơi đây. Chúng ta muốn duy trì đời sống an bình và hạnh phúc hiện có đồng thời cũng không muốn Thành Phố San Jose phải gánh nặng phí khoản tài chánh trong việc bảo vệ an ninh cho Việt Cộng, kẻ đã gây tai họa cho chúng ta và dân tộc Việt Nam, mỗi khi có sự xuất hiện của Việt cộng tại San Jose chắc chắn sẽ gây phẫn nộ cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt chúng ta. Vì thế, chúng tôi đã cố gắng thu hẹp mục tiêu là ngăn chặn các phái đoàn Việt Cộng với hy vọng là sẽ được thông qua. Nhưng đã có những ý kiến mở rộng mục tiêu và đòi sửa đổi Bản Dự thảo Nghị quyết … đã giúp Phó Thị trưởng Madison Nguyễn thành công trong việc ngăn chặn đưa dự thảo Nghị quyết không hoan nghênh các cuộc thăm viếng của các phái đoàn Việt Cộng ra phiên họp Hội đồng thành phố San Jose.

Ủy Ban Vận động Thành Phố Phi Cộng Sản sẽ tái kiến nghị Thành phố San Jose ban hành Nghị quyết “Không Hoan Nghênh Các Phái Đòan CSVN” và sẽ tiếp tục cho đến thành công.

Trân trọng

San Jose, Miền Bắc California ngày 7 tháng 3 năm 2013

Trưởng ban Vận động Thỉnh Nguyện
Ông Nguyễn Ngọc Tiên,
Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam Bắc California
Ủy Ban Vận động Nghị quyết Non-Communist Zone:
1.- Tien nguyen  
2.- David Mac    
3.- Nghiep Phan 
4.- Johnny Lee   

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài gòn Việt Nam Lê Thành Ȃn
Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài gòn Việt Nam Lê Thành Ȃn là viên chức Ngoại Giao HK cao cấp nhất từ 38 năm qua đã đến thăm viếng Nghῖa Trang Quȃn Ɖội Biên Hòa vào ngày 6 tháng 3 2013 vừa qua. Có lẽ cs VN, nhất là các viên chức cao cấp các quận huyện Bình Dương biết rõ chuyến đi này, nên chúng cấp tốc làm bàn thờ tạm thời trước Nghῖa Dũng Ɖài vì bàn thờ này chỉ mới bắt đầu “dàn dựng” chỉ thời gian ngắn một hai hôm trước khi nhóm Nguyễn Hoàng Vi thuộc blog Dân Làm Báo đến tảo mộ các tử sῖ QLVNCH ngày 02/02/2013. Lưu ý là nhóm các bạn trẻ này không thắp nhang ở Nghῖa Dũng Ɖài. Tức là csVN phải làm dàn dựng bàn thờ tạ thời này trước cả hơn tháng từ đầu tháng 2, 2013 đến 6 tháng 3, 2013 để chờ Tổng Lãnh Sự HK đến.
Chuyến đi của Ông TLS Lê Thành Ȃn viếng thăm Nghῖa Trang là một nghῖa cử cao đẹp. Trong bài viết này chúng ta biết hai vợ chồng Ông đều sinh ra và lớn lên ở VN. Ông tốt nghiệp kỹ sƯ điện tại Washington University năm 1976 cho thấy Ông có thể sinh khoảng 1956 và như thế rõ ràng Ông đã hiểu rất nhiều về hoàn cảnh lịch sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Hãy xem những hình ảnh chụp cho thấy sự hiểu biết, đường hoàng, uy nghi khi đi lại và tinh thần “nghῖa dũng” của Ông khi thắp nhang tưởng niệm các chiến sῖ QLVNCH vị quốc vong thȃn trước Nghῖa Dũng Ɖài. Lưu ý là trên đường đi đến Nghῖa Dũng Ɖài ông khoát trên vai chiếc áo veston, nhưng khi lên bậc thềm Nghῖa Dũng Ɖài thắp nhang là ông đã mặc áo lên người rồi.
Một điểm không kém quan trọng là tên Ông (first name) không phải là tên Mỹ.

Thời gian phục vụ tại VN là 3 năm, và như vậy Ông sẽ mãn nhiệm vào tháng 8, 2013.
Ɖȃy là một mẫu người hết sức thông thái, đạo đức, can đảm, và yêu chuộng công lý. Chúng ta chức Ông thành công trong sự nghiệp và sẽ là Ɖại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam trong tương lai.


----------------
Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài gòn Việt Nam Lê Thành Ȃn
 
Consul General An Le
Consul General An Le

An T. LeConsul General
U.S. Consulate General Ho Chi Minh City

An Le, a Senior Foreign Service Officer with the rank of Minister Counselor, arrived in Ho Chi Minh City, Vietnam on August 6, 2010, for a three-year assignment as Consul General. A native of Virginia, he received a Bachelor of Science degree in Electrical Engineering in 1976 and a Master of Science in Engineering Administration in 1978, both from the George Washington University in Washington, DC. He joined the Foreign Service in 1991, after having worked as a civil servant with the U.S. Department of the Navy for 15 years.

During a 35-year career as a U.S. public servant, An Le has won a number of awards, including the 1990 Federal Engineer of the Year Award, the Secretary’s Award for Excellence, a number of Meritorious Step Increases (MSIs) and several Superior and Meritorious Honor Awards. He was promoted to the Senior Foreign Service in 2001. In 2006, he received the Department of State’s highest management achievement award – The Luther I. Replogle Award for Management Improvement – for significantly increasing the effectiveness of the Department in fulfilling its foreign affairs responsibilities.

An Le has had broad experience in dealing with current economic, political and security issues across the Asia region. His overseas assignments have included Beijing (1991-1994), Tokyo (1994-1997), Kuala Lumpur (1997-2001), Singapore (2001-2004), Seoul (2004-2007), and Paris (2007-2010). Throughout his Foreign Service career, An Le has worked closely with the American business community to address issues of concern to American investors, business persons, and families working and living abroad. One of his chief interests has been to anticipate and plan for the educational needs of American expatriate families. During his tenure in Paris, An Le completed the first-ever public-private partnership in the Department of State to modernize the historic Hotel de Talleyrand, a USG-owned property in central Paris, preserving that structure while transforming it into a modern Class A office space.

An and his wife Tam, both born and raised in Vietnam, have three children.
(http://hochiminh.usconsulate.gov/consul-general.html)