Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Sách Bên Thắng Cuộc là loại sách “Mẹ Mìn”
Trích đoạn phần II (cải tạo)

Ngày 15-6-1975, báo Sài Gòn Giải Phóng xã luận tiếp:
“Hòa hợp là một chính sách lớn của cách mạng. Muốn hoà hợp dân tộc thì điều cơ bản và đầu tiên là phải làm sao cho mọi thành viên trong cộng đồng dân tộc có một lập trường thống nhất làm cơ sở. Giặc Mỹ và bọn tay sai bán nước dã dùng một chính sách chia rẽ tệ hại nhất. Chúng gây thù hằn giữa các thành viên của dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa các địa phương.

Chúng cố tình chia cắt nước ta… Nguy hiểm hơn cả là chúng đã dùng mọi thủ đoạn để nhồi nhét vào đầu óc của một số người chủ nghĩa chống cộng điên cuồng để làm bình phong che dấu mục đích xâm lược. Bởi vì chúng biết rằng những người cộng sản là những người yêu nước nhứt, là những người chống đế quốc quyết liệt nhứt…

Làm sao có thể hoà hợp giữa những người yêu nước với những người chống lại tổquốc, dù dưới bất cứ hình thức nào và nhãn hiệu nào? Súng đã nộp mà tư tưởng chống cách mạng vẫn còn thì hoà hợp làm sao được?... Vì vậy, hoà hợp dân tộc là trước hết, họ phải gột sạch những nọc độc tư tưởng giặc Mỹ đã gieo rắc, từng bước tiếp thu ánh sáng chính nghĩa của dân tộc.

Đợt học tập tổ chức cho binh sỹ nguỵ quân, nguỵ quyền hiện nay đã mở ra cho họ một cơ hội tốt để làm việc đó. Qua học tập, họ phải thấy cho rõ âm mưu và tội ác của giặc Mỹ và tay sai, phải nhận ra chính sách khoan hồng đầy nhân nghĩa của cách mạng, phải thấy hết lỗi lầm của mình đối với dân tộc và con đường tất yếu họ phải đi từ đây để làm lại cuộc đời, trở thành người công dân Việt Nam chân chính.

Đó là con đường duy nhất đưa họ đi đến hoà hợp với đông đảo các tầng lớp nhân dân” Cho tới đầu thập niên 1990, quan điểm của Đảng về việc tập trung cải tạo vẫn còn khắc nghiệt.
Thông báo ngay
20-2-1991 của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương “Vê nhưng luân điệu xuyên tac cua Bui Tin trên đai BBC” viết: “Viêc cai tao nhưng phân tư đa gây nhiêu tội ác hoặc còn mang nặng tư tưởng chống cộng, thù địch quyết liệt với cách mạng thi hoàn toàn không phải la vi phạm nhân quyên, càng không phai là việc làm trái với chính sách hàa hợp, hòa giai dân tôc mà chính là viêc làm cần thiết để bảo vệ nhân quyền cho mọi người và để tăng cường hòa hơp dân tộc” .
Đúng như ông Võ Văn Kiệt thừa nhận, đòi hỏi những sỹ quan thua trận “tiếp thu ánh sáng chính nghĩa” từ những người đưa mình vào tù là một yêu cầu quá cao. Cán bộ quản giáo miền Bắc, những người trực tiếp giáo dục lại các “ngụy quân và ngụy quyền” là những người lớn lên trong một xã hội hoàn toàn khép kín.


Quý vị hãy tỉnh táo mà phân tích đoạn trên đây để thấy chuyện gì đang xảy ra cho thế hệ trè mai sau . . .

Cái chết của cố thiếu tá biệt động quân Trần Đình Tự

Note:
Bài này trích trên Web Site Hưng Việt, khi đọc tôi cảm động về cái chết của Thiếu Tá Trần Ɖình Tự, lời kể không rõ thực hư, xin quý độc giả xem và có nhận định. Bài thơ tưởng niệm trích trong email group CatBui2011
Hoàng Hoa
-------

Tác giả/Nhân vật: |26-12-2011| 1,699 lần xem | |
Trong quân sử của cuộc chiến Quốc Cộng kéo dài từ 1954-1975, có khá nhiều những chiến công hiển hách của những đơn vị QLVNCH hay của từng cá nhân, người lính VNCH từ cấp chỉ huy đến hàng binh sĩ. Hai mươi mốt năm, cuộc chiến đấu của người Miền Nam chống trả và ngăn chặn từng đợt xâm lăng từ miền Bắc Việt Nam, người anh em cùng chung huyết thống, cùng mang dòng máu Lạc Hồng, nhưng đã đánh mất tình người. U mê với chủ thuyết không tưởng Cộng Sản, bằng vỏ khoác “thế giới Đại Đồng”, thực ra là sự tàn bạo, dã man, và đê tiện mới chính là điều căn bản của bọn người man rợ đó. Và, đau đớn biết bao, từ thế hệ này đến thế hệ khác thanh niên Miền Nam cùng nhau gia nhập quân ngũ, dắt dìu nhau đi vào nơi lửa đạn, để truy diệt kẻ xâm lược. Từng gia đình từng cá nhân mặc nhiên chấp nhận mọi thua thiệt, mọi thương đau để đem sức mình đóng góp vào cuộc chiến ngăn chặn ấy. Những mong có một ngày những kẻ gieo rắc tai ương cho dân tộc sẽ nhận ra sự phi lý, nhận ra thân phận mình đang dùng súng đạn để tương tàn, nhận chìm tổ quốc, dân tộc vào vũng lầy của máu, của thịt da chính mình và lúc đó họ cũng sẽ nhận ra được chính cuộc chiến tranh đã hủy hoại tàn nhẫn quê hương, chung quy cũng chỉ là ước muốn áp đặt một chủ nghĩa chính trị không giống ai và chính cuộc chiến chỉ là phục vụ cho thế lực và mưu đồ của ngoại nhân. Và, lúc đó họ sẽ từ bỏ giấc mộng điên cuồng, hoặc cả hai bên cùng gác súng, trở về với chính mình, cùng chung lo gây dựng lại những đổ nát, hoang tàn, chữa trị những vết thương đang hoá dòi trên thân thể Mẹ Già Việt Nam.
Thật phũ phàng và cay đắng, tất cả đã trở thành ác mộng, đã thắt cổ chết treo cho mọi mơ ước, mọi cầu mong của dân Việt. Cuộc chiến cũng chấm dứt. Tiếng súng đã thôi không còn vang vọng bên tai mọi người, nhưng chính ngay sau lúc tiếng súng vừa im lặng trên lãnh thổ, thì cũng là lúc bạo tàn, tủi nhục, và nước mắt được đong đầy, ngập khắp lãnh thổ Miền Nam, đâu đâu cũng chỉ còn là tiếng than tiếng khóc, nỗi thống khổ nặng như đá tảng đè trên thân xác mỗi người, lù lù trong mỗi gia đình như một tiền oan nghiệp chướng. Những người lính VNCH phải buông súng trong tức tưởi, nghẹn uất, có người còn ngơ ngác tự hỏi: Lẽ nào ta lại quy hàng? Trong tất cả những bài học quân sự, tất cả mọi binh thư, binh thuyết, và những huấn lệnh của thượng cấp, người lính chưa hề được nghe một lời nào nhắc đến sự quy hàng – Thế mà bây giờ họ lại được lệnh gác súng – người lính không ngẩn ngơ, đau uất sao được. Tôi muốn dùng chữ LÍNH ở đây để chỉ chung cho QLVNCH, không dành cho riêng một thứ cấp nào của quân đội chúng ta. Trong sự ngỡ ngàng, sự uất nghẹn ấy, đã có rất nhiều quân nhân VNCH tuẫn tiết, chẳng riêng năm vị tướng, thậm chí cả những người lính cũng chọn cái chết để tạ lỗi với quê hương, với dân tộc vì họ cảm nhận mình đã không tròn trách nhiệm, không tròn bổn phận của người bảo vệ tự do và độc lập, như trường hợp của một Hạ Sĩ Biệt Động Quân nhất định không cởi bỏ binh phục, đã cho nổ trái lựu đạn, để thân xác mình tan nát, trước sự bàng hoàng, kinh hãi và kính phục của hai người đồng đội và dân chúng trước cửa tiệm phở gà đường Trương Tấn Bửu; hay câu chuyện đầy nước mắt và bi hùng của năm người lính Nhảy Dù, sau khi nhận được lệnh buông súng, họ đã bàn với nhau, uống những giọt cà-phê cuối đựng trong bi-đông, hút điếu thuốc Quân Tiếp Vụ chót, ai nấy xé bao thuốc lấy cái hình người lính trong tư thế tác chiến, dưới bóng quốc kỳ, bỏ vào túi áo ngực mình. Sau chót, họ – năm người chiến binh Mũ Đỏ – dõng dạc nói với những người dân cư ngụ chung quanh khu Hồ Tắm Cộng Hòa, ngã ba Ông Tạ: “Xin vĩnh biệt bà con, chúc tất cả bà con ở lại mạnh khoẻ và may mắn – xin bà con dang xa chúng tôi để tránh sự nguy hiểm”. Mọi người còn đang ngơ ngác, cứ tưởng anh em Mũ Đỏ nói họ tránh ra để không bị nguy hiểm do đạn giao tranh. Chẳng dè, năm người lính Dù đã ngồi xuống thành vòng tròn, lấy từ ba lô ra lá Quốc Kỳ VNCH, trải trên mặt đất. Cả năm người cùng dang rộng vòng tay, rút chốt trái lựu đạn, bỏ trên mặt lá cờ và cùng nhau gục xuống để cho tiếng nổ đanh gọn, kết thúc cuộc sống của họ – Thịt da tan nát cùng lá cờ. Nơi họ tự ải chỉ cách nhà mẹ tôi khoảng chừng 150 mét. Người dân đã khóc thương họ, nhưng chỉ dám khóc thầm, lúc này kẻ thù đã ngự trị toàn Miền Nam.
Đồng một lúc với sự đầu hàng ép buộc sự buông súng không thuận ý, cũng là lúc kẻ thù – Cộng quân – bắt đầu sự trả thù, khởi sự báo oán trên sinh mệnh người lính VNCH, và trên sự an toàn, hạnh phúc của dân chúng Miền Nam. Tội ác của Cộng Sản Việt Nam sổ sách nào ghi cho đủ, kể lại bao lâu cho hết; cũng như gương bất khuất của người lính, nhắc lại cho nhau nghe, giương danh tên tuổi họ cho mai hậu, tưởng chẳng bao giờ thừa dư, mà chúng ta cần phải nêu lại để tự nhắc với lòng mình niềm oán hận, nỗi thù còn hằn còn nguyên một khối kết đặc trong hồn chúng ta, khó lòng xóa nhòa, gột bỏ vì kẻ thù ta còn đấy, vẫn đang hàng ngày phủ chụp bàn tay vô luân của chúng trên quê hương, trên từng ly vuông da thịt người dân. Gương anh dũng hy sinh, thà chết nhất định không hàng giặc trong những ngày cuối cùng của Miền Nam tự do, diễn ra khắp nơi, trên bốn vùng chiến thuật, và trong tất cả mọi quân binh chủng chủ lực quân, lực lượng bán quân sự, thậm chí ngay cả anh Nhân Dân Tự Vệ sinh sống ở Cống Bà Xếp (Hoà Hưng) đã treo cổ chết nơi sau nhà để khỏi bị giặc hành hạ.
Ở đây trong bài viết này, tôi chỉ xin được đơn cử một gương can đảm bất khuất của một quân nhân BĐQ, đồng thời cũng chính anh hứng chịu sự trả thù, và, ngay cả gia đình anh – cha mẹ, vợ con anh cũng không thoát, đã bị hành hạ tinh thần liên tục và đê tiện. Sự trả thù đáng được đem ra gọi là điển hình theo quan niệm của giặc Cộng. Anh là Thiếu tá Trần Đình Tự, Tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 38, Liên Đoàn 32 BĐQ (Liên Đoàn 5 BĐQ trước kia). Trước khi kể lại sự hy sinh của chiến hữu BĐQ TRẦN ĐÌNH TỰ, xin cho phép tôi được ngược về dĩ vãng để viết vài điều tôi được biết về anh theo lời thuật của thân mẫu anh.
Trần Đình Tự, sinh năm 1943 ở Hà Nội, thuở nhỏ học Tiểu học Ngô Sĩ Liên (phố Hàm Long), nhà lại ở khá xa, mãi tận phố hàng Than, nhưng anh rất chịu khó lẽo đẽo đi bộ đến trường không cần ai phải đưa đón. Thân phụ Tự là công chức, làm việc trong Tòa Thị Chính thành phố. Thân mẫu là giáo viên, bà dạy tại trường Tiểu học ngoại ô Hà Nội, và có lẽ cuộc đời, sinh hoạt hàng ngày của Trần Đình Tự là do sự giáo dục, ảnh hưởng sâu đậm của mẹ mình. Trầm lặng và ngăn nắp là bản tính của Tự. 1954 được 11 tuổi, Tự được cha mẹ đem vào Miền Nam theo cuộc di cư vĩ đại. Tại Sài Gòn, Tự học trung học nơi ngôi trường có truyền thống giáo dục tốt đẹp và kỹ lưỡng vì trước đó trường thuộc hệ thống quản trị và chương trình dạy dỗ do Giáo Hội Công Giáo Việt Nam: Trường Hồ Ngọc Cẩn.
Cũng theo thân mẫu anh nói lại, ngay từ lúc mới biết làm toán, Tự đã tỏ ra khá giỏi và mỗi năm mỗi lớp, ở môn toán, Tự là số 1 không ai tranh được. Các môn học khác, Tự rất dốt, đủ đỉểm trung bình là may. Cả ngày chỉ cặm cụi làm toán, ngoài ra các môn khác học để đủ điểm mà thôi. Sau khi tốt nghiệp bậc trung học, đậu bằng Tú Tài toàn phần ban toán, lẽ ra Tự sẽ tiếp tục ở đại học nào đó do anh chọn và vì những lý do chưa đến tuổi nhập ngũ, trong gia đình đã có hai người anh đang phục vụ trong những cơ quan trực thuộc quy chế quân đội, dù có đến tuổi, Tự vẫn còn được huởng trường hợp hoãn dịch để trau dồi học vấn. Thế nhưng, Trần Đình Tự đã làm đơn, đem đến Bộ Quốc Phòng để nộp xin tình nguyện được gia nhập quân đội. Anh xin đi học khoá 14 Sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức. Điều này đã tạo ra không khí trầm uất, phiền lòng trong gia đình Tự, thời gian hai ba tháng. Cha mẹ Tự mong mỏi ít ra Tự cũng phải đến đại học vài năm, sau đó sẽ tính nhưng Trần Đình Tự đã làm ngược lại. Mãn khoá, Trần Đình Tự được bổ sung tài nguyên sĩ quan cho Trung Tâm Huấn Luyện Chi Lăng ở miền Tây Nam phần. Sau sáu tháng Tự lại một lần nữa ít nhiều gây ưu phiền cho gia đình. Anh làm đơn xin tình nguyện được phục vụ trong binh chủng BĐQ. Anh được toại nguyện. Ngày tôi về trình diện TĐ 33 BĐQ ở Biên Hòa, Tự đã có mặt tại đơn vị này từ bao giờ, vì tôi nhập ngũ sau Tự ba khoá. Tôi học khoá 17 STQB/TĐ. Thật ra, những ngày đầu về đơn vị, cũng là đầu đời nữa, đơn vị tác chiến của một binh chủng, dường như có nhiều người cảm thấy e ngại khi nhắc đến. Cuộc sống của binh chủng quá nhiều vất vả, hiểm nguy. Tôi cũng thấy rụt rè, lo âu, thái độ luôn luôn băn khoăn tự hỏi mình sẽ phải làm gì ở những ngày sắp tới, chẳng những âm thầm quan sát từng cử chỉ, đi đứng của anh em HSQ, binh sĩ nhất là mọi động tác của các vị sĩ quan, tôi đều ghi nhận để học lóm hầu có thể xài cho mình sau này.

Lần đầu tôi gặp Trần Đình Tự, tôi chào anh theo quân cách, Tự không đáp lại, mặt nghênh nghênh và cổ thì quẹo qua một bên. Tôi tức uất người, nhủ thầm: tên Thiếu úy này lối, nghênh ngang, và cao ngạo. Tôi ghìm trong đầu và luôn luôn quẩn quanh với thành kiến Trần Đình Tự khinh người, dĩ nhiên, tôi cũng cảm thấy không ưa Tự…. Tôi đem chuyện này kể lại với Thiếu úy Lê Kỳ Ngộ, vị sĩ quan đàn anh và là thầy dạy tôi trong trường SQTB/TĐ, nay cũng phục vụ trong binh chủng BĐQ, anh ở ĐĐ3/33. Tôi than phiền với anh Ngộ về thái độ ngạo mạn của Tự. Anh Ngộ cười ngất: “Đ. ơi, tội nghiệp nó, không phải Tự nó nghênh hay kênh gì đâu, niễng niễng là có tật đấy, có lẽ hồi còn nhỏ nó bị gió máy làm vẹo cổ. Bản tính Tự trầm lặng chứ không phải nó ngạo mạn. Tôi biết rõ tính nết hắn nhiều lắm.” Anh Ngộ còn khuyên tôi: “Ráng hòa nhập với đời sống quân ngũ, lâu rồi sẽ quen. Có thể Tự và Đ. sẽ thân nhau hơn người khác không chừng”.
Thời gian lần lượt qua đi từng tháng, từng năm, chúng tôi sống phục vụ trong cùng đơn vị lần lượt đã đến vị chỉ huy thứ tư. Ông Tiểu đoàn trưởng thứ tư của chúng tôi ở TĐ33/BĐQ là Thiếu tá Tử Thần. Có nhiều đổi thay trong đơn vị, nhiều sĩ quan đồng đội đã ra đi, người thì sau chuyến hành quân đã không chịu về với anh em, người thì chuyển đến đơn vị mới. Lúc này Tự là ĐĐT/ĐĐ3BĐQ và tôi coi ĐĐ4. Hai đứa chúng tôi đã là bạn thân, đã cùng nhau dong ruổi trên các miền lửa đạn. Và, năm 1971 trong chiến dịch hành quân ngoại biên, QLVNCH mở những cuộc hành quân sang Campuchia truy diệt và tiêu hủy những căn cứ Cộng Sản VN. Tháng 2-1971, trong cuộc hành quân trực thăng vận xuống căn cứ của SĐ7CS, trong lúc giao tranh Tự bị trúng mảnh đạn pháo vào đầu, anh được chuyển về Tổng Y Viện Cộng Hoà, rời khỏi TĐ33BĐQ từ đó.
Mùa hè 1972, Cộng Sản Bắc Việt ồ ạt dùng đại quân, đại pháo tấn công cường tập trên khắp các mặt trận, nặng nhất lúc đó là mặt trận Quảng Trị, hàng chục Sư Đoàn chính quy vượt sông Bến Hải, vượt biên giới Việt Lào, đồng loạt tấn công thế như cuồng lưu, như biển động. Do đó Bộ TTM/QLVNCH đã điều động LĐ5BĐQ không vận ra tăng cường cho mặt trận QK1. Cũng lại tháng 2-1972, SĐ308 Tổng Trừ Bị CS, xe tăng, đại pháo tấn công điên cuồng LĐ5BĐQ, sự chênh lệch quá đáng về lực lượng đã khiến LĐ5BĐQ phải vừa đánh vừa lui dần về phía sau để chờ sự tăng viện, nhưng đến khu vực cầu Trường Phước, đoạn Quốc Lộ I cũ, LĐ5BĐQ bị lọt ổ phục kích của một Trung đoàn VC tăng cường đơn vị pháo. TĐ38 BĐQ do Thiếu tá Vũ Đình Khang chỉ huy, Trần Đình Tự – sĩ quan Hành quân (Trưởng ban 3) nhận lệnh của Trung tá Liên Đoàn Trưởng Ngô Minh Hồng phải đánh cản hậu, bằng mọi cách phải chặn đứng sức tiến cuồng bạo của địch để LĐ rút qua sông (gồm TĐ30, TĐ33, và BCH/LĐ). Tiểu Đoàn 38BĐQ đã hoàn thành nhiệm vụ, riêng hai vị Sĩ quan đầu đàn của đơn vị cũng hoàn thành trách nhiệm là ở lại sau cùng để “con cái” qua sông an toàn và cuối cùng chính hai ông thẩm quyền: Vũ Đình Khang, Trần Đình Tự lọt vào tay giặc trở thành tù binh. Lý do lãng xẹt: cả hai không biết bơi, loay hoay cùng mấy người hộ tống đang “nghĩ kế” để vượt con rắn lục thì bị giặc đến cõng qua sông Bến Hải đem về trại tù Lạng Sơn.
1973 – Hiệp định Paris – ngưng bắn da beo, da cọp. Trao đổi tù binh, Trần Đình Tự lại trở về với gia đình Mũ Nâu, gắn bó đời mình với binh chủng BĐQ. Anh được thăng cấp Thiếu tá và được cử làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ33BĐQ thay thế vị chỉ huy cũ, được điều động đi chỉ huy một đơn vị khác. Những ngày bão lửa, cuồng lưu của bom đạn đã qua. Hiệp định đình chiến đã ký kết, nhưng vẫn chưa có hòa bình. Giao tranh vẫn liên tục nơi này nơi kia. Liên đoàn 5BĐQ đã cải danh thành LĐ32BĐQ, cũng đã và đang cùng các LĐ/BĐQ khác bảo vệ tỉnh Bình Long. Mặt trận An Lộc, vẫn nặng nề trong âm mưu xâm lược.
Tháng 3-1975, trên toàn lãnh thổ VNCH tự nhiên vỡ ra từng mảng sau khi Ban Mê Thuột thất thủ. Hết nơi này “di tản chiến thuật” lại đến chỗ kia “tái phối trí”. LĐ32BĐQ lại một lần nữa theo lệnh, rời bỏ An Lộc để về tái phối trí, thiết lập tuyến phòng thủ bảo vệ tầm xa cho thủ đô Sài Gòn, tuyến bố trí kéo dài một vòng cung từ Khiêm Hanh (Bầu Đồn) Tây Ninh kéo dài qua con Suối Cao, Gò Dầu, tạo thành một cái đê chặn đứng cơn nước lũ Cộng Sãn từ các mật khu Dương Minh Châu, Bời Lời, Bến Cát (Tam Giác Sắt) không cho con lũ này chảy về Sài Gòn. Áp lực có nặng nề, cường độ giao tranh ngày càng cao, đạn pháo giã gạo trên đầu mỗi giờ mỗi tăng. Những người lính Mũ Nâu LĐ32BĐQ dưới sự chỉ huy điềm tĩnh và gan lì của Thuận Thiên (Trung tá Lê Bảo Toàn) vẫn giữ vững phòng tuyến, chưa có khúc ruột nào bị cắt đứt hay chọc thủng và dĩ nhiên TĐ38 cùng các đơn vị bạn TĐ30, TĐ33, Đại Đội Trinh Sát 5BĐQ (do Cường Dương Tướng Quân Đỗ Minh Hưng chỉ huy – không hiểu tôi nhớ có chính xác không, nếu sai xin tha thứ). Hàng ngày, vẫn chia nhau “luộc” những con cua đồng, bộ binh chúng lần mò vào hàng rào phòng thủ thì nằm yên tại đấy, không trở ra được nữa vì đã ăn no kẹo đồng.
Thế nhưng vận nước đã đến lúc phải chịu đau thương, thân phận người lính VNCH có chiến đấu dũng mãnh như sư tử đến lúc bị bức bách phải quy hàng, cũng đành phải nhẫn nhục buông súng. 11 giờ ngày 30 tháng 4, 1975 tại Trung Tâm Hành Quân của Liên Đoàn, Thuận Thiên nhận được lệnh từ cấp chỉ huy Quân Đoàn: “Hãy ngưng bắn ngay lập tức, ở yên tại chỗ để đợi phía bên kia đến bàn giao khu vực”. Trung tá Lê Bảo Toàn chết sững, buông cái ống liên hợp máy truyền tin rớt xuống đầu người lính đang ngồi dưới chân. Ông đổ vật xuống chiếc ghế như cây chuối bị đốn ngang. Hai mươi năm phục vụ quân ngũ – 19 năm dong ruổi vào ra vùng đạn bom, 5 lần bị thương lần nào cũng thập tử nhất sinh, nhưng chưa bao giờ ông thấy đau như lúc này. Ông nghẹt thở, buốt trong óc tưởng như ai đang đóng ngập cái đinh 10 phân vào đầu, có lẽ lấy kéo cắt ruột cũng chỉ đau đến thế.

Ông lịm đi, người sĩ quan Hành quân phải gọi khẽ: ”Trung tá!”. Ông gượng đau để lấy lại bản lãnh. Sau cú “sốc”, Trung tá Lê Bảo Toàn đã điềm tỉnh trở lại. Ông cầm máy gọi lần lượt từng Trưởng: TĐ30 Thiếu tá Nguyễn Ngọc Khoản, TĐ33 Thiếu tá Đinh Trọng Cường, TĐ38 Thiếu tá Trần Đình Tự. Cả ba đã đáp nhận. Trung tá Toàn chậm rãi, ông cố giữ cho tiếng nói của mình, với âm lượng đều đặn như mọi ngày:
- Các anh vặn nhỏ máy, tôi thông báo lệnh quan trọng. Im lặng một giây, ông nói tiếp: Các anh ra lệnh cho “con cái” buông súng – Tổng Thống Dương Văn Minh đầu hàng rồi. Sẽ có đại diện của “phe họ” đến để bàn giao. Cám ơn các anh, các vị Tiểu Đoàn Trưởng, các Sĩ Quan trong Liên Đoàn. Tôi cũng đặc biệt cám ơn các anh em Hạ Sĩ Quan, binh sĩ. Chúng ta đã bấy lâu công tác, sống chết với nhau. Nay, nhiệm vụ của tôi kể như đã chấm dứt, tôi không còn trách nhiệm với Liên Đoàn nữa. Thân chào tất cả anh em trong Liên Đoàn, lời cuối cùng của tôi trong cương vị Liên Đoàn Trưởng là yêu cầu các anh bình tĩnh và chúc tất cả may mắn.
Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong đời Trần Đình Tự đã cưỡng lệnh cấp chỉ huy. Sau khi nhận lệnh buông súng và lời chào của Trung tá LĐT, anh quay qua Đại úy Xường – Tiểu Đoàn Phó TĐ38BĐQ:
- Anh Xường, tôi vừa nhận lệnh mình phải buông súng đầu hàng. Đây là lần chót, tôi yêu cầu và cũng là lệnh: anh nói lại cho các Đại Đội Trưởng và thay tôi dẫn đơn vị ra điểm tập trung. Tôi sẽ ở lại, đánh nữa, tôi không đầu hàng, anh hiểu cho. Tôi không khi nào để chịu lọt vào tay tụi nó lần nữa.
Tiếp đó, anh cho tập trung BCH, Trung đội Thám Báo nói với họ là đã có lệnh quy hàng, các anh em sẽ theo lệnh Đại úy Tiểu Đoàn Phó, còn ai muốn ở lại chiến đấu với anh đến giờ chót thì đứng riêng một bên. Lần lượt số người tách khỏi hàng được gần 40 chiến sĩ. Trần Đình Tự đưa tay chào Đại úy Xường và các quân nhân dưới quyền, rồi dẫn những người quyết tử tiến vào khu vực vườn khoai mì để tiếp tục “ăn thua” với địch. Kết cục, cuộc chiến đấu cũng phải chấm dứt. Tự và anh em hết đạn, địch tràn ngập, bắt tất cả những người còn sống (9 người) giải về sân trường Tiểu Học gần đấy.
Tên chỉ huy của giặc Cộng tiến về phía Tự lớn tiếng lăng nhục QLVNCH và chỉ ngay mặt Tự thoá mạ thậm tệ, rồi bắt anh cởi áo quần (lon Thiếu tá may dính trên cổ áo). Tự đứng yên nhất định không chịu, tên VC rít lên: “đến lúc này mà mày còn bướng hả, lũ uống máu, bọn tay sai, những thằng ác ôn. Mày có làm theo lệnh của ông không thì bảo. Nhân danh cách mạng ông ra lệnh cho mày cởi áo quần ngụy và nằm xuống. Chúng mày đã đầu hàng, nghe rõ chưa!”
Tự cười đểu:
- Ai đầu hàng, nhưng tao thì không. Mày nghe đây. Chúng mày mới là lũ ác ôn, chúng mày mới đích thực là lũ tay sai, lũ vong thân chó má. Bọn mày là những tên tội đồ của dân tộc VN, hiểu không? Một lũ đê tiện!
Tên chỉ huy VC mắt nổi gân máu, tiến đến sát mặt Tự, giơ tay giật mạnh, bung hai hàng nút từ cổ xuống đến bụng. Tên giặc Cộng rút luôn con dao găm Tự đeo bên hông. Nó đâm thật mạnh vào bụng Trần Đình Tự, rọc mạnh xuống phía dưới. Ruột Tự lòi tuột ra ngoài. Chưa hả cơn, nó còn ngoáy mạnh mũi dao vào tận trong bụng Tự. Anh hét tiếng bi ai và nghẹn uất, đổ sụm xuống, oằn mình giật từng cơn trong vũng máu.
Đồng thời với hành động dã thú ấy, tên giặc nghiêng đầu nhìn Tự rồi nói gọn: “Đem những thằng này bắn hết đi! Toàn là ác ôn cả đấy!”
Tám quân nhân còn lại, bị dẫn ra phía sau trường để được bắn xối xả mấy loạt AK47. Xác họ bị quăng xuống các đìa gần đó. Bọn VC dẫn nhau bỏ đi.
Thiếu tá Trần Đình Tự, bị giặc Cộng mổ bụng chết được hơn một tuần, gia đình ở Sài Gòn nhận được tin. Vợ anh tìm đến nơi anh bị hành hình để xin xác chồng. Đau đớn cho chị, xác chồng đã chẳng thấy, lại còn bị những tên VC tại địa phương lớn tiếng sỉ nhục vong linh chồng mình. Chị đã quay về Sài Gòn sau câu trả lời gọn lỏn của chúng: “Chồng chị là tên ngụy ác ôn, đàn áp bóc lột nhân dân, nợ máu quá nhiều, nhân dân nổi giận trừng trị. Cách mạng rất khoan dung không trả thù như vậy. Chị đi tìm nhân dân mà xin các anh ấy!”
Chưa hết. Sự trả thù đê hèn vẫn đeo đuổi theo từng cá nhân người lính VNCH, từng gia đình mỗi người. Năm 1985, tôi được thả về từ trại tù VC. Sau vài tháng tôi đến nhà Thiếu tá Trần Đình Tự ở đường Dương Công Trừng (Thị Nghè) thăm ba mẹ Tự. Đến nơi được biết thân phụ anh phần uất hận, phần thương con – tất cả con trai của cụ, hai người anh Tự cũng bị tập trung vào trại tù Cộng Sản, Cụ đã lâm trọng bệnh qua đời năm 1975. Mẹ của Tự, bà cụ ở lại chịu đủ điều cay đắng, thương con Cụ lập bàn thờ Trần Đình Tự bên cạnh bàn thờ chồng. Tấm ảnh thờ Tự chụp lúc vừa được vinh thăng Thiếu tá, nên anh mặc quân phục. Chính vì tấm ảnh thờ mà cách vài ngày mấy tên Cộng Sản địa phương như Công An, Ủy Ban Nhân Dân lò mò đến để buông những lời lẽ mất dạy, vô luân, đốn mạt nhưng lại cao giọng đạo đức rẻ tiền.
- Cách mạng rất phân minh, rành rẽ mọi điều, tình tự dân tộc đều đâu ra đấy. Tội ai người ấy chịu. Bà thờ chồng, thờ con trai điều này đáng biểu dương, nhưng tấm ảnh tên ác ôn kia thì không được để đấy, bà phải cất đi, lấy ảnh khác mà để.
Thân mẫu Tự cố dằn cơn tức uất:
- Các ông thông cảm, ở đâu thì theo đó, con tôi đã chết thảm, xác không có để mang về. Nó chẳng còn cái ảnh nào, chỉ có một, các ông để cho tôi thờ nó. Hàng ngày được nhìn thấy chồng, con vẫn ở bên mình.
Tên VC trả lời:
- Nếu không có cái khác thì cất đi hoặc để linh động, Cách Mạng nhất trí cho bà để cái ảnh nhưng lấy mực bôi cái lon lá và bộ quần áo ngụy đi.
Mẹ Tự nhất định không chịu, cứ để tấm ảnh trên bàn thờ cho đến một lần, chúng nó đem bà cụ ra tổ dân phố để “đấu tranh xây dựng”. Bà cụ nổi dóa nói tướng lên:
- “Cách mạng khoan hồng”, “Cách mạng độ lượng” cái gì? Bác Hồ có chỉ dạy các anh ép người dân đến mức này không? Hai năm liền chồng chết, con chết thảm, con đi tù, các ông muốn tôi phải thế nào hay là các ông giúp tôi chết phứt đi cho rồi. Tôi theo chồng theo con là khỏi khổ!”
Có lẽ vì thấy ép quá, không có lợi khi sự việc đã gây xầm xì trong khu vực, bọn VC địa phương lờ dần đi, không ghé nhà Tự để mè nheo, quấy rầy bà cụ nữa. Tự được yên thân trên bàn thờ, nhưng mẹ mình lại vĩnh viễn không được thấy con, dù là nhìn tấm ảnh: Cụ đã bị mù lòa, sống lủi thủi trong bóng đêm của quãng đời còn lại với mấy đứa cháu nội.
THAY LỜI KẾT:
Câu chuyện về sự trả thù đê hèn và dã man của bè lũ Cộng Sản Việt Nam là hoàn toàn sự thật. Và dĩ nhiên sự trả thù, cung cách đối xử của Cộng Sản dành cho Quân nhân QLVNCH và gia đình hoàn toàn do chính sách, kế hoạch đã được chỉ thị từ Trung Ương xuống, nhưng nếu có ai hỏi đến chúng nó lại bẻo mép đổ vấy cho địa phương, cho nhân dân, cho cá nhân nào đó nóng giận gây ra.

Sự đền nợ nước của Trần Đình Tự tôi kể lại hôm nay là do lời thuật lại của Đại úy Xường, Tiểu Đoàn Phó TĐ38BĐQ. Anh cũng đã hy sinh trong trại tù CS Nghệ Tĩnh năm 1979. Tôi gặp Xường ở trại 8 Yên Bái năm 1977. Anh bị VC bóp cổ chết trong ngục thất vì sau nhiều lần trốn trại anh đều bị bắt. Xường xuất thân từ khoá 22A Võ Bị QGVN.
Người thứ hai thuật lại những giờ phút sau cùng của Cố Thiếu tá Trần Đình Tự là người lính Mũ Nâu mang máy truyền tin cho Tự. Cùng bị tàn sát sáng 30-4-1975 một lượt với Tự và các anh em khác. May mắn, Đức Trọc – tên anh ta – bị thương giả chết chờ cho VC đi xa rồi ráng bò vào nhà dân, được dấu diếm băng bó, rồi thuê xe lam chở về Sài Gòn.
Thoáng đấy mà đã 35 năm, dân Việt Nam sống trong kìm kẹp, đè nén của Cộng Sản. Người lính VNCH ở quê nhà chịu biết bao nỗi ê chề, cay đắng. Tự chết 35 năm, thân mẫu của anh có còn để giữ tấm ảnh của anh trên bàn thờ? Vợ con anh nay ở phương nào? Vì năm 1976 vợ đem con về nương náu bên ngoại.
Xin cho Thiếu tá BĐQ TRẦN ĐÌNH TỰ một nén hương truy niệm.
Mũ Nâu THIÊN LÔI
-----
Cố Thiếu Tá TRẦN ĐÌNH TỰ
1943 - 1975
Tưởng niệm Công Tử "Niểng" Trần Đình Tự, Chiến hữu cùng Đại Đội 4.
Riêng tặng các Mũ Nâu Tiểu Đoàn 33 BĐQ, Lực lượng Trừ bị QĐIII - QK III
để nhớ lại những cuộc săn lùng VC mỗi độ Xuân về ...
NHAT LUNG
Xuân Trong Rừng Thẳm



Tác giả: Trần Anh Mai - Hợp ca (Paris By Night)


Theo cánh quân tôi băng rừng
Kìa đàn én nhởn nhơ đầu gió
Cành mai thắm chắn bước quân đi
Ôi Chúa Xuân đến trên trần gian
Cho thế nhân xây mộng thắm.

Nghe bước xuân đi trong hồn
Chạnh lòng nhớ đến xuân miền xa
Thành đô đó có dáng xuân vui
Nhưng vắng anh biết xuân còn vui không?
Hỡi ai đang chờ mong.

Xuân sang xuân tàn,
Rồi xuân vắng
Xuân đến rồi xuân đi.
Tháng năm gió mưa quen đường dài
Cố hương vắng xa len miệt mài
Miệt mài cho tương lai.


Cho sắc xuân không phai màu,
Ghì tay súng giữ xuân bền lâu
Đời chinh chiến nắng tím với mưa nâu
Mấy ai đón xuân tròn vui đâu,
Hỡi xuân qua rừng sâu.

 

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Về việc bản quyền của những tác phẩm của Saigonfilms

Trong suốt 12 năm qua kể từ ngày thành lập Web Site www.viettrade.net và sau đó chuyển sang Web Site www.saigonfilms.com. Saigonfilms đã thực hiện rất nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật, lịch sử và phim ảnh. Tuy nhiên, mới đȃy nhất là việc Saigonfilms thực hiện tuyển tập phim nhạc Mùa Thu Oregon (MTOr) do nữ ca sῖ Hoài Trang trình diễn. Tác phẩm phim nhạc (musical format) MTOr cũng được thực hiện trên hai format Blu-ray™ và DVD. Việc thực hiện MTOr như vậy kéo dài qua hơn 4 mùa thu, hai mùa thu Oreogn và 2 mùa thu Cali với sự tốn kém chi phí và thời gian. Vì là một tác phẩm quý giá, saigonfilms do đó quyết định đăng ký bản quyền trước phòng bản quyền Hoa Kỳ và nộp lưu chiếu 2 bản chính của tác phẩm và Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ kể từ tháng 12 năm 2012. MTOr như vậy có UPC barcode và ISBN để tiện việc tham khảo, truy tìm, và lập thư mục trong thư viện.

Việc đăng ký bản quyền MTOr nhằm đưa ra trước luật pháp Hoa Kỳ để bảo vệ tác phẩm nguyên thủy và xác nhận ai là chủ quyền tác phẩm. Tác phẩm MTOr như vậy sẽ chỉ được bán và xem giải trí trong nhà trên lãnh thổ Hoa Kỳ mà thôi. Mọi việc sao chép, phân phối, trình chiếu (exhibition of motion pictures) trước công chúng những videotapes hoặc videos mà không được phép (unauthorized) là bất hợp pháp và chịu trách nhiệm trước luật liên bang Hoa Kỳ.

(Warning for sale or rental for private home use in USA and Canada only. Federal law provides severe civil and criminal penalties for the unauthorized reproduction, distribution, or exhibition of copyrighted motion pictures, videotapes or video discs.)

Hiện nay, MTOr© thuộc bản quyền của Hoài Trang và Hoàng Hoa, và cả hai hiện là co-authors của MTOr. Mọi chi tiết xin tham khảo trên Web Site www.saigonfilms.com.

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Bữa ăn tối ở nhà hàng "Ly Hôn"
 
Lắm khi con người thật lạ, chỉ đến khi hạnh phúc mất đi rồi mới chợt nhận ra mình đã từng thật hạnh phúc, muốn níu giữ lại nhưng… mọi sự cũng đã muộn màng.

Tuy vậy, "hạnh phúc và tình yêu" là thứ vô hình nhưng lại tồn tại mãi với thời gian, nếu con tim ta vẫn còn yêu thương, còn nhung nhớ… thì cảm xúc ấy sẽ trở về.
  
Anh cưới chị được 10 năm. Giữa hai vợ chồng không còn xúc cảm và hứng thú. Anh ngày càng cảm thấy đối với vợ hầu như chỉ còn là trình tự và nghĩa vụ. Anh bắt đầu thấy ngán chị. Nhất là khi company vừa nhận về một người phụ nữ trẻ hết sức sôi nổi và cuồng nhiệt bám lấy anh.
Anh đi về phía một người. Em đi về phía một đời không anh
Anh chợt có cảm giác cô ta là mùa xuân thứ hai của anh. Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh quyết định ly dị vợ. Chị dường như đã trơ lỳ, bình thản, đồng ý đòi hỏi của anh.
Thủ tục tiến hành rất thuận lợi. Sau khi ra khỏi cửa, anh chị đã trở thành cá nhân độc lập và tự do. Không hiểu sao, anh bỗng thấy trống trải vô cùng, anh nhìn chị nói: “Trời tối rồi, hay là đi ăn cơm đã.”
Chị nhìn anh nói: “Vâng. Em nghe nói gần đây vừa khai trương Nhà hàng Ly Hôn, chuyên phục vụ bữa ăn cuối cùng cho các cặp vợ chồng ly dị. Chúng mình đến đấy đi?”


Anh gật đầu. Hai người, một trước một sau lặng lẽ đi vào Nhà hàng Ly Hôn. Anh chị vừa yên vị trong phòng VIP, cô phục vụ đã bước vào nói: “Anh chị dùng gì ạ?”
Anh nhìn chị nói: “Em gọi đi.” Chị lắc đầu: “Em ít khi ăn nhà hàng, không quen gọi món, anh gọi đi.”
-“Xin lỗi, nhà hàng chúng tôi quy định, bữa này do vợ gọi món hàng ngày người chồng thích ăn nhất, và chồng gọi món người vợ thích ăn nhất. Đấy là món “Ký ức cuối cùng.”
“Thôi được”, chị hất món tóc xõa trước mặt ra sau, nói: “Gà luộc chấm gia vị nước chanh, đậu phụ rán chấm nước mắm nguyên chất rắc hành thái nhỏ, chân giò luộc chấm mắm tôm, rau cải thảo luộc.”
-“Anh gọi gì ạ?” Cô phục vụ nhìn anh. Anh sững người. Lấy nhau 10 năm, anh thật sự không biết vợ anh thích ăn món gì. Anh há hốc mồm, ngồi thừ ra đấy.
 
-Những món này đủ rồi, đều là món chúng tôi thích nhất.” Chị vội chữa thẹn cho anh.
 
Cô phục vụ cười: “Thực tình mà nói, đến nhà hàng chúng tôi ăn bữa cơm cuối cùng, các anh các chị đều không thể nuốt trôi. Hay là anh chị đừng dùng món “Ký ức cuối cùng” nữa, hãy dùng bữa tối nhà hàng đặc biệt làm cho vợ chồng ly hôn: Đồ uống ướp lạnh. Những người đến đây, không có ai từ chối sự lựa chọn này.” Anh chị gật đầu: “Được.”
Chốc lát, cô phục vụ mang đến hai suất đồ uống ướp lạnh. Trong hai suất có một suất xanh lơ, toàn đá đập vụn; một suất đỏ tươi, còn đang bốc khói. “Bữa tối này gọi là “một nửa ngọn lửa, một nửa nước biển”. Mời anh chị thưởng thức.” Cô phục vụ nói xong lui ra. Trong phòng ăn im lặng như tờ, anh chị ngồi đối diện, nhưng không biết nói gì với nhau.
-Cộc cộc cộc!” Có tiếng gõ cửa nhẹ nhàng. Cô phục vụ đi vào, tay bưng chiếc khay có một bông hồng đỏ tươi, nói: “Anh còn nhớ cảnh tặng hoa cho chị đây không? Bây giờ, khi mọi việc đã kết thúc, không còn là vợ chồng, nhưng là bạn. Bạn bè gặp nhau vui vẻ rồi chia tay, anh tặng chị bông hồng cuối cùng đi.”
Chị rùng mình, trước mắt hiện ra cảnh anh tặng hoa chị 10 năm về trước. Hồi đó, anh chị vừa đến thành phố xa lạ này, hai bàn tay trắng, bắt đầu xây tổ ấm từ số không. Ban ngày, anh chị đi tìm việc làm, ban đêm chị ra hè phố bán quần áo. Anh vào nhà hàng rửa bát. Nửa đêm mới về đến gian nhà thuê chưa đầy 10 mét vuông. Đời sống khổ cực, nhưng anh chị thấy vui, thấy hạnh phúc.
Sao anh không cần em hơn một chút
Tết Valentin đầu tiên ở thành phố này, anh mua tặng chị bông hồng đầu tiên, nước mắt chị chảy dài trên má vì sung sướng quá. 10 năm rồi, cuộc đời đã giàu lên, thế mà anh chị lại chia tay nhau. Càng nghĩ, chị càng tủi, hai mắt ngấn lệ, xua tay nói: “Thôi, thôi, khỏi cần.”
Anh cũng nhớ lại 10 năm qua. Và sực nhớ 5 năm nay, anh không mua hoa tặng chị. Anh vội vẫy tay, nói: “Không, phải tặng.”
Cô phục vụ cầm bông hồng lên, “xoèn xoẹt” một cái, bẻ làm đôi, ném vào cốc của anh chị, mỗi người một nửa. Bông hồng tức khắc hòa tan trong cốc.
-Đây là bông hồng nhà hàng làm bằng gạo nếp, cũng là món ăn thứ ba gửi anh chị. Mời anh chị thưởng thức. Còn cần gì nữa, anh chị cứ gọi tôi”. Nói xong, cô quay người ra khỏi phòng.
-Em… anh…” Anh nắm lấy tay chị, nói không nên lời. Chị rút mạnh bàn tay. Không rút nổi, bèn để yên. Anh chị im lặng nhìn nhau, vẫn không nói nên lời.
-Phụt!” Đèn điện tắt ngấm, trong phòng tối om. Bên ngoài vang lên tiếng chuông báo động đổ dồn, có mùi cháy khét lẹt bay vào.
-Chuyện gì thế?” Anh chị vội đứng lên.
-Nhà hàng cháy rồi, mọi người ra ngoài mau, mau lên!” Bên ngoài có người kêu thét lên.
 
-Anh!” Chị ép vào người anh, “em sợ!”
 
-Đừng sợ!” Anh ôm chặt lấy chị, “Em đừng sợ, có anh ở bên cạnh. Chúng mình chạy ra ngoài đi.”
Noài phòng, đèn điện sáng trưng, mọi vật như cũ, không có chuyện gì xảy ra. Cô phục vụ nói: “Xin lỗi anh chị, đây là món “Sự lựa chọn từ đáy lòng” của nhà hàng gửi tới anh chị.”
Anh chị trở về phòng ăn, ánh sáng chan hòa. Anh cầm tay chị nói: “Vừa nãy là sự lựa chọn từ đáy lòng của chúng mình thật. Anh cảm thấy chúng mình không thể sống thiếu nhau, ngày mai chúng mình đi đăng ký lại!”
Chị cắn môi: “Anh nói thật lòng đấy chứ?”
 
-Thật! Anh hiểu rồi.” Cô ơi, cho thanh toán.
Cô phục vụ đi vào, đưa cho anh chị mỗi người một tấm phiếu màu hồng rất đẹp nói: “Đây là phiếu thanh toán của anh chị, cũng là món quà của nhà hàng gửi tặng anh chị, gọi là “Phiếu thanh toán vĩnh viễn”, mong anh chị cất giữ mãi mãi.”
Anh nhìn phiếu, mắt đỏ hoe. “Anh làm sao thế?” Chị lo lắng hỏi. Anh đưa phiếu thanh toán của mình cho chị, nói: “Anh có lỗi với em, mong em tha thứ.”
Chị cầm tấm phiếu đọc: “Một gia đình ấm cúng, hai bàn tay làm lụng, ba canh ngồi chờ anh về, bốn mùa dặn anh giữ gìn sức khỏe, năm tháng săn sóc anh chí tình, sáu mươi mẹ già vui vẻ, bảy ngày trong tuần nuôi dạy con cái, tám phương giữ gìn uy tín của anh, chín giờ thường xuống bếp làm món anh khoái khẩu, mười năm hao tổn tuổi xuân. Vì ai… Đó là vợ anh”.
- "Anh vất vả thật đấy. Mấy năm qua em thờ ơ với anh quá.”
 
Chị đưa phiếu thanh toán của mình cho anh xem. Anh mở ra đọc: “Một mình gánh vác trách nhiệm, hai vai nặng trĩu cơ đồ, ba canh cặm cụi bên bàn, tứ thời chạy ngược chạy xuôi, vinh nhục biết chia sẻ cùng ai, bể dâu khắc sâu đuôi mắt, nghĩa vụ đối với gia tộc, gập ghềnh chông gai con đường công danh, là người phàm tục làm sao mười phân vẹn mười. Lúc nào cũng tận tình với vợ con… Đấy là chồng em”.
Anh chị ôm chầm lấy nhau, oà lên khóc thành tiếng.
 
 
alt
 

Bài thơ đôi dép

Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em
 Là bài thơ anh kể về đôi dép
 Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
 Những vật tầm thường cũng viết thành thơ
Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ
 Có yêu đâu mà chẳng rời nửa bước
 Cũng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
 Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau
Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia
Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế sẽ trở thành khập khễnh
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu
Cũng như mình trong những phút vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh
Đôi dép vô tư khắn khít bước song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt có đôi
Không thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc có một bên phải trái
Nhưng anh yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bởi một bước đi chung
Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia
doi dep Bài thơ đôi dép
Cuộc đời ta mãi mãi chẳng xa lìa
Mất một chiếc, chiếc kia vào sọt rác
Hay cố lê bên những gì phế thải
Sống âm thầm nơi xó góc tối đen
Rồi ngày kia buồn chán không ánh đèn
Chiếc còn lại cũng ra đi vĩnh viễn
Ngày ra đi không một người đưa tiễn
Nhưng vui lòng vì gặp lại chiếc kia
Một nơi xa hai chiếc chẳng chia lìa
Vì đã thoát khỏi cảnh đời ô trọc
Không hơn thua ghét ghen hay lừa lọc
Bước song hành một dạ đến ngàn thu
Nguyễn Trung Kiên

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Kính chuyển đến quý cơ quan ngôn luận Tuyên Cáo
 
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ
The Vietnamese American Community of USA
P.O. Box 183773, Shelby Twp., Michigan 48318-3773
 Tel : (703) 980 9425
Tuyên Cáo
V/V Tập Đoàn Báo Người Việt Đi Ngược Quan Điểm của Người Việt Tị Nạn Cộng Sản
Nhận xét rằng:
1. Từ những năm qua, tập đoàn Người Việt gồm Nhật báo và Điện báo đã thỉnh thoảng đăng những bài vở, hình ảnh nhằm (1) vinh danh Hồ Chí Minh qua bài “Con ở Miền Nam Ra Thăm Lăng Bác”, (2) vinh danh bọn lãnh tụ đảng Cộng Sản Việt Nam qua bài thơ xuân của thầy bói Nhân Quang, (3) nhục mạ biểu tượng thiêng liêng của Tổ quốc qua hình lá cờ VNCH trong chậu rửa chân của Huỳnh Thúy Châu, (4) nhục mạ Quân cán chính VNCH qua bài viết của Việt Cộng Sơn Hào, (6) tiếp tay cho Carina Hoàng – là người có nhiều quan hệ mua bán làm ăn với Cộng Sản, là người từng được hà hơi tiếp sức bởi Trần Quang Hoan, Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban về Người VN ở nước ngoài - qua việc tổ chức ra mắt sách Boat People của Carina Hoàng, và nhiều việc làm khác để tiếp tay cho Việt Cộng, Việt gian trong chiến dịch tuyên tuyền lũng đoạn cộng đồng người Việt tị nạn.
2. Mới đây, khi Huy Đức, một nhà báo Việt Cộng phát hành cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” nhằm bào chữa, chạy tội cho Đảng Cộng Sản Việt Nam, những kẻ đã gây chiến tranh, gieo rắc đau thương qua những chiến dịch đánh tư sản, cải tạo quân cán chính miền Nam, truy sát những người vượt biên,… , một lần nữa, báo Người Việt đã đứng ra tổ chức giới thiệu sách, lập lờ cho rằng cuốn sách lên án nhà cầm quyền CSVN. Nhưng thực chất, nó chỉ phê phán một vài lãnh tụ CS mà không nêu ra tận gốc rễ tội lỗi mà ai cũng biết: Đó là chủ nghĩa, chính sách, chế độ Cộng Sản do Hồ Chí Minh và đồng đảng đã du nhập vào để hủy hoại dân tộc.
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ
Trân trọng tuyên cáo:
1. CĐNVQGHK đánh giá đúng cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” là mang nhiều thiên kiến sai lạc, chủ quan từ nhận thức của người viết, mà không lột tả đúng thực tế lịch sử Việt Nam trong giai đoạn Cộng Sản nắm quyền
2. Cực lực phản đối tập đoàn Người Việt về những việc làm sai trái trong thời gian qua, và trong việc giới thiệu một cuốn sách mà tác giả vẫn còn đứng trên quan điểm của phía đối nghịch
3. Kêu gọi đồng bào Việt Nam hải ngoại tẩy chay hoàn toàn báo Người Việt bằng cách không mua, không đọc, không đăng quảng cáo, không thuê mướn hội trường của tập đoàn Người Việt.
4. Kêu gọi các giới văn, thi sĩ, nhà báo, ký giả nào còn tự cho mình là người chống Cộng, ngưng mọi sự cộng tác với tập đoàn Người Việt.
5. Kêu gọi các tổ chức Cộng Đồng, Chính Đảng, Hội Đoàn Quân Cán Chính Quốc Gia tiếp tay trong việc lên án và tẩy chay tập đoàn báo Người Việt.
Làm tại Hoa Kỳ, ngày 24 tháng 12, năm 2012
Hội Đồng Đại Diện Lâm Thời - CĐNVQGHK
Chủ Tịch Hội Đồng Đại Biểu
Nguyễn Ngọc Tiên
Chủ Tịch Hội Đồng Chấp Hành
Huỳnh Thu Lan
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát
Nguyễn Văn Tần

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Bản Tin Tháng 12 của SaigonFilms (www.saigonfilms.com)

Kính thưa quý độc giả và thân hữu của Mạng Xã Hội Sài gòn

Theo truyền thống, hằng năm vào tháng 12, saigonfilms có lá thư cuối năm kiểm điểm lại những khó khăn trong năm và đồng thời đặt ra một vài dự án có tầm nhìn về phía trước. Saigonfilms là một mạng lưới hết sức rộng lớn bao trùm nhiều lãnh vực về tài chánh, thông tin, quảng cáo, sinh hoạt cộng đồng, tin tức văn nghệ, chính trị, lịch sử, quan điểm… cho đến nay Saigonfilms đã thực hiện nhiều công trình hữu ích cho cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản trong suốt 13 năm qua.

Sơ lược

1. Vào năm 2011, saigonfilms đã bước vào lãnh vực phim ảnh với dự án Mùa Thu Oregon (MTOr) một dự án rất tốn kém nhiều thời gian, công sức và tài năng bởi vì MTOr thực sự lôi cuốn vào giòng đời những vẽ đẹp và tài năng của một nhȃn vật nữ Hoài Trang, Portland, Oregon mà sự thể hiện một cách trung thực những tài năng của người phụ nữ này không thể dễ dàng. Bởi vì MTOr đi rất gần với nội tâm một con người mà chưa bao giờ có một tác phẩm nào có thể diễn đạt hết. MTOr giống như một quyển sách hồi ký viết một cách trừu tượng, nó là một phim nhạc mà mỗi nốt nhạc, mỗi lời đơn sơ trong bản nhạc của cô là một cánh cửa mở hé một chút kỷ niệm. MTOr không giống một CD nhạc, nó là một trình bày tâm tình chȃn thật, nó không lãng mạn đến mức quá đáng, dù đó là bài nhạc chơi trong đêm buồn cô đơn và cơn mưa bên ngoài song cửa thật day dứt. Người ta tự hỏi liệu tác phẩm phim nhạc (music movie) MTOr có một bố cục không giống như những music movie khác như The Sound of Music mà Julie Andrews, Christopher Plummer va Eleanor Parker từng đóng vai, nó không giống Oliver Twist mà Richard Dreyfuss, Elijah Wood va David O’hara từng thủ vai. MTOr là một tuyển tập (collection), là một tập hợp (group) những trình diễn của Hoài Trang mà mỗi bản nhạc là một hồi (act) của tác phẩm, mỗi hồi ấy là một phần tử (element) của một tập hợp (MTOr) và mỗi hồi ấy được trình diễn với một bố cục và lời đối thoại (script) chính là bài nhạc mà Hoài Trang đang hát chính lời (script) cô đã viết.

Dự án MTOr như vậy đã bắt đầu từ tháng 9/2011 và kéo dài đến 26/11/2012 là hoàn tất với một tác phẩm gồm 1 Blu-Ray™ và 1 DVD. Như thế, saigonfilms đã thực sự thành công khát vọng thực hiện một tác phẩm để đời về một người phụ nữ đã đến với saigonfilms thật trȃn quý và chȃn tình.

Cuộc hành trình MTOr

Tác phẩm Mùa Thu Oregon đã qua bốn mùa thu, hai mùa thu Oregon và hai mùa thu Cali. MTOr đã được thực hiện trong một không gian rộng lớn, một thời gian gần 15 tháng mà đôi lúc tưởng không chấm dứt trong suốt những lần quay phim di chuyễn trên suốt hơn 11 ngàn dậm đường bay và đường bộ. Phim không quay trên một sȃn khấu cố định cứng nhắc mà với những khung cảnh khó khăn hơn với độ ánh sáng thay đổi, màu sắc thay đổi theo mỗi góc cạnh của máy, và thời gian thay đổi từng khoảnh khắc là những ưu tư và tính toán của đoàn làm phim chúng tôi. Quay phim trước những địa hình phức tạp khó khăn, như dốc sỏi, đá gần bờ biển, ánh nắng mặt trời và góc độ khuôn mặt, ánh mắt và tóc bay trong gió, vành nón nghiêng, chiều gió làm bay mái tóc và những vạt áo, tiếng sóng biển, tiếng gió, tiếng hát, nhạc nền… Quả thật, quay những đoạn phim (element) với những đặc tính (attributes) ấy không dễ. Một thí dụ không kém phần hệ lụy là như cảnh buổi chiều quay phim trên biển Half Moon Bay, thật sự chúng tôi không ngờ rằng còn đủ ánh sáng cho đoạn phim ấy sau khi bị kẹt xe trên đoạn đường đèo nối liền đường freeway 280 và highway 1, hoặc buổi trưa tại Bến Tầu Ngư Phủ (Fisherman’s Wharf) ở San Francisco, chúng tôi không tin còn đủ ánh sáng, vậy mà nắng lại lên cao trong một ngày cuối thu Cali, hoặc khi đến Carmel Mission thì vừa lúc những hồi chuông chiều ngȃn vang từ tháp chuông cổ kinh của Carmel Basilica. Chúng tôi rất cần một không gian và môi trường thuận tiện và ưu thế để chiến thắng thời gian thật giới hạn của chúng tôi.

Dù vậy MTOr đã thực sự thành công ngoài mọi dự tính của chúng tôi. Rõ ràng, thực hiện thành công MTOr có khi không do ý người muốn mà là một sự may mắn, một ân huệ của thiên nhiên, của Thượng đế bởi vì thời gian không cho phép chúng tôi thất bại, cho dù tổng số ngày quay phim đã đến ba tuần lễ quay phim, nhưng đó là một giới hạn (limit) bắt buộc không sao quá hơn được.

2. Saigonfilms cũng đã gửi lên Youtube™ http://www.youtube.com/user/muathuoregon những trích (clip) video quan trọng nhằm giới thiệu MTOr như Director’s cuts Biển và Em Trong Mùa Thu Oregon với cảnh biển tuyệt đẹp của vịnh Monterey, một video clip khác của Hoài Trang là Trả Lại Thoáng Mây Bay do cô trình bày tháng 12 năm ngoái tại Vancouver, Canada. Hai video clips này rõ ràng đưa người xem đến một chȃn trời nghệ thuật mới khi so sánh trình diễn của cô trên sân khấu và giữa đời thường. Chúng ta cũng có một video clip đặc biệt Hà Nội Mùa Vắng Những Cơn Mưa qua trình bày và tiếng hát nữ ca sῖ Ɖồng Thảo tại Montalvo Fine Art Center ở Saratoga, Ca USA, lần này Ɖồng Thảo đã trình bày bài nhạc tự nhiên hơn và thật thành công lột tả được ý nghῖa của bài hát; và sau cùng là những video clips hết sức ý nghῖa mà toàn thể các anh em ca sῖ đã mang đến chiều Thu Hát Cho Người Tình ngày 16/09/2012 tại San Jose, Ca USA.

Tất cả video clips đều được thực hiện tại phòng nghiên cứu âm thanh và hình ảnh Hoàng Hoa (Hoang Hoa Audio-Video Research) nên rất đẹp và trong sáng, ȃm thanh rất rõ ràng, so với hình ảnh trên phim DVD player thì sự khác biệt chỉ là 7/10.


3. Thu Hát Cho Người Tình 16/09/2012

Saigonfilms đã thành công trong chiều Thu Hát Cho Người Tình khi các anh em ca sῖ đã hết sức cố gắng tập dượt những bản nhạc mới cho tất cả 16 bản nhạc trình bày chiều hôm ấy ở nhà hàng Mỹ Tho San Jose, Ca USA. Tôi xin mượn Thư cuối năm của saigonfilms bày tỏ lòng cảm ơn tất cả quý anh chị em ca sῖ là Ɖồng Thảo và là MC của Thu Hát Cho Người Tình, nữ ca sῖ Chȃu Lý, Lệ Hằng, Thanh Trúc và nam ca sῖ Trung Kiên. Nhất là tôi không biết làm sao bày tỏ hết lòng cám ơn đối với nhạc sῖ Cao Trầm đã bỏ nhiều thì giờ và công sức hòa ȃm những bản nhạc và đã chơi suốt từ đầu đến cuối chương trình mà không nghῖ ngơi.

Tôi cũng không quên cám ơn nữ ca sῖ Hoài Trang trong những ngày đầu tiên tổ chức Thu Hát Cho Người Tình, đã làm MC giúp quảng cáo cho chương trình qua một video clip được gửi lên Youtube™. Người MC thay cho Hoài Trang sau đó là nữ ca sῖ Ɖồng Thảo đã hy sinh tất cả thì giờ công sức cho chương trình, đến độ tôi không biết làm sao cám ơn cho đủ hết cả hai nữ ca sῖ và là MC nhiều nhiệt tình này.

Ngày nay, những bản nhạc tiêu biêu của chương trình Thu Hát Cho Người Tình đã có mặt trên Youtube™ http://youtube.com/user/saigonfilmsmedia như Tình Ơi Lời Ước Hẹn (Ɖồng Thảo), Thiên Mụ Hoàng Hôn (Trung Kiên), Thôi Anh (Lệ Hằng), Trăng Lạnh (Thanh Trúc)Men Chiều Cali (Chȃu Lý). Tất cả video clips này đều được saigonfilms edit chu đáo và thực hiện với kỹ thuật cao nhất bảo đảm độ rõ nét và màu sắc như một tấm chȃn tình đền đáp tri ȃn những người bạn thật tuyệt vời đã đến với tôi trong chiều Thu kỹ niệm.

Hướng tầm nhìn về phia trước

1. Hiện nay hai trong những khát vọng lớn là saigonfilms là thực hiện MTOr thứ hai dựa trên kinh nghiệm và kỹ thuật có từ thực hiện MTOr thứ nhất. Nếu điều này trở thành hiện thực, hai MTOr quả thật có thể tiêu biểu những kỹ niệm lớn nhất của một đời người, và từ đó MTOr mãi mãi đi vào ký ức không sao quên lãng.

2. Dự án thứ hai có vẽ không quan trọng lắm, nhƯng saigonfilms tin rằng cơ hội thực hiện đến hơn 80%. Ɖó là dự án làm phim lịch sử từ bƯớc đầu tiên gian khó của cộng đồng Việt Nam Bắc Cali đấu tranh đòi hỏi thành phố San Jose danh xƯng Little Saigon cho một khu vực thương mại người Việt sầm uất tại San Jose qua những thước phim đặc biệt mà saigonfilms đã có nhiều công sức thực hiện những tháng năm mà cộng đồng người Việt Bắc Cali đã cùng nhau tranh đấu cho sự thành hình của Little Saigon San Jose. Ngày nay, nhiều người đã có công sức tranh đấu cho danh xưng Little Saigon San Jose đã chẳng may không còn nữa, họ đã không nhìn thấy một ngày mà Little Saigon San Jose trở thành hiện thực, nhƯng lịch sử bộ phim sẽ để lại những dấu ấn cho thế hệ mai sau về một thời những người Việt tỵ nạn cộng sản tại San Jose hay nói chung Bắc California đã chung lưng tranh đấu đòi hỏi thành phố San Jose tôn trọng dȃn chủ và công bằng một danh xưng Little Saigon ở đúng nơi xứng đáng của nó.

Dự án phim Little Saigon San Jose là một dự án độc lập (independent), nếu phim được thực hiện saigonfilms sẽ copyright và đưa vào lưu trữ Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ.


Vài Thay Ɖổi

1. Hoàng Hoa Studio được đổi thành Hoàng Hoa Audio-Video Research Center, Trung Tȃm Nghiên Cứu Ȃm Thanh và Phim Ảnh cho đúng với chức năng phù hợp với những nhu cầu và áp dụng kỹ thuật âm thanh vào phim ảnh và âm nhạc.


3. Chúng tôi sẽ update chương trình sinh hoạt văn nghệ trong cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Portland, Oregon nhằm nới rộng những tầm nhìn xa hơn về phía Bắc.

Hoàng Hoa,

Trưởng ban biên tập Saigonfilms

Sunnyvale, California USA

13/12/2012