Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Tasty but deadly- Dried fruit from CHINA, TAIWAN !!!They come in a tasty blend of sweet, sour and salty. They can also be deadly.
Yes, craving for that piece of dried sour plum can kill you, albeit slowly.

Many types of dried fruits imported from China , Taiwan and other Asian
countries have been found to contain high levels of lead.
On Thursday, the Government banned 18 important brands of dried fruits found

to have lead content of between 0.11 and 30.3 parts per million (ppm) or

milligram (mg)/kilogramme (kg).


Health Minister Datuk Seri Liow Tiong Lai said only dried fruit products other
than these brands would be allowed to be sold in the country.
"Under Regulation 38 of the Food Regulations 1985, the level of lead accepted
is two parts per million. Action will be taken if the lead content exceeds theamount," he said.

Those who distribute food products deemed to be harmful to health can be
charged under Section 13(1) of the Food Act 1983. They can also be fined up to
RM100,000 or jailed up to maximum of 10 years or both if found guilty.


Liow said the ministry would ensure that the brands of banned dried fruit do not

enter the country.


Lead is a metal that can be absorbed into the body over time.
Excess consumption, especially by the young, can lead to serious health problems, including delayed mental and physical development and learning deficiencies.
Many types of imported fried fruits countries have been found to contain high levels
of lead Tasty but deadly http://dailychilli.com/news/%C2%AD267-tasty-but-deadly
Lead also poses risks to pregnant women and infants.
Malaysia’s move to bar the 18 brands of dried fruits comes in the wake of last Friday’s move by the United States’ Food and Drug Administration’s (FDA) advisory against eating dried fruits imported from Asia.

Testing results in Texas found that dried plums and products containing driedplums contained lead as much as 300 times the acceptable level.


The FDA does not have lead limits specifically for prunes, but the Centre for
Disease Control and Prevention has advised avoiding consumption of any amount of lead.

The warning, however, did not apply to prunes from the US .
 
Xin giúp đ tìm tài liu v đ ǎn Trung quc có tt cho sc kho không?
 Kính thưa quý thân hu và đc gi:
Nhằm mục đích tìm hiểu cặn kẻ về thực phẩm do Trung quốc sản xuất và tung ra bán trên thị trường tại Hoa Kỳ cũng như quốc gia khác có an toàn đến sức khoẻ người tiêu thụ mà đa số người Á châu trong đó có người Việt, chúng tôi bắt đầu một cuộc nghiên cứu tỉ mĩ và phân tích cặn kẽ để giúp đồng bào ta tránh được các chất độc hại và vi trùng độc hại trong thực phẩm Trung quốc nếu có làm tổn hại sức khoẻ người dân chúng ta. Thực phẩm Trung quốc sản xuất thường không thấy in ngày hết hạn (expired) cũng như những lon đồ hộp cứ thế để hết nǎm này sang nǎm nọ tại các cửa tiệm chợ búa. Ngày nay chúng ta ai cũng biết Trung quốc bắn giết ngư dân ta trên Biển Đông nhưng chúng đã xử dụng cả ngàn tàu bè đánh cá lớn nhỏ của chúng để đánh cướp bắt hải sản tôm mực trên Biển Đông ta giữa lúc ngư dân ta đói rét, chết bỏ mạng trên biển tổ tiên ta, cha mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha thì đồng bào nên cảnh giác về việc mua hải sản tôm mực đông lạnh hay phơi khô do Trung quốc vì tổ tiên ta từng có câu một giọt máu đào hơn ao nước lã và cũng không nên vì một chút “goût” hay khoái khẩu vị mà quên đi máu đồng bào ruột thịt đã đổ ra dưới họng súng của Trung quốc trên Biển Đông.
Hiện giờ chúng tôi có lưu trữ một số tài liệu và hình ảnh như: người Tàu luộc trứng với nước tiểu để ǎn, họ ǎn thịt thai nhi sau khi phụ nữ phá thai hay nạo thai, dùng hóa chất ngâm đũa tre biến thành mǎng ǎn, chất độc có trong sữa trẻ con, Pháp Luân Công tố cáo người Tàu giết môn sinh Pháp Luân Công để lấy lục phủ ngũ tạng của họ, về việc chích formol vào tôm để nặng cân, sử dụng hàn the một chất độc nghe nói gây ung thư máu vào các loại bún, giầy dép có thể gây ngứa ngáy, ghẻ lỡ cho da thịt, nước tương xì dầu được nấu với các thứ xương bò hôi thúi mất vệ sinh, các sản phẩn plastic có sơn màu có thể gây độc hại cho em bé, kem đánh rǎng gây chết người (ở Phi Châu)…. Một vài sản phẩm xây dựng có tính độc hại gây ung thư khi chúng ta dùng xây dựng nhà, đóng vách tường. Chúng ta cũng chưa biết liệu các thứ đồ hộp sản xuất từ Trung quốc có bị nhiễm độc chì không? Trung quốc thu mua gạo Việt Nam rồi đóng bao bì, liệu chúng có bỏ chất chống mốc trong gạo hay không trong khi sản xuất hoặ mua lại từ người dân Việt Nam với giá rẻ mạt. Trong trà sen trà lài chẳng hạn liệu có mùi hóa chất nhân tạo không? Tôm cá của Trung quốc và Đài Loan đánh bắt trong vùng biển nào?
Riêng đối với nhiều mặt hàng thực phẩm từ trong nước Việt Nam sản xuất không kém dơ bẩn, nơi rửa chén, rửa thức ǎn sát bên cống rãnh nơitiểu tiện hôi thối đầy vi trùng, các thứ bánh mứt như chuối khô phơi trong nắng trong gió đầy vi trùng, và bất cứ ai cũng có thể nghi ngời tất cả các sản phầm sẽ chẳng hợp vệ sinh.
Các bài viết hay trích đǎng gửi về chúng tôi cần ghi rõ xuất xứ, links trên Internet giúp người đọc cảm thấy an tâm đúng sự thật hơn. Một bảng phân tích sẽ được thiết lập để từ đó giúp độc giả là những khách hàng tiêu thụ có cái nhìn đúng hơn, nhằm bảo đảm sức khoẻ tốt nhất.
Bản phân tích này không phải là một tài liệu chính thức của một cơ quan y tế và thực phẩm đưa ra, nhƯng dựa trên các tài liệu sưu tập được và giá trị của nó là những dữ kiện, còn ai tin hay không là tùy nơi họ, chúng tôi chỉ đưa ra cảnh giác mà thôi.
Tóm lại đây là một đề tài hữu ích mà chúng tôi khẩn thiết mong ước quý thân hữu dành chút ít thì giờ tìm kiếm và gửi đến chúng tôi để đúc kết và phổ biến rộng rãi cho đồng bào khi đi mua sắm đồ dùng hằng ngày. Mọi tài liệu cung cấp xin gửi email đến viettrade_net@yahoo.com. Chúng tôi dự trù sẽ công bố bản tài liệu quan trọng về sức khoẻ này đến mọi người mọi giới trong thời gian sớm nhất hoặc khi cần thiết.
Cũng xin lưu ý quý thân hữu rằng mặc dù hiện nay Trung quốc có thái độ hǎm dọa trừng phạt kinh tế Việt Nam nghĩa là họ cố ý sẽ gây tác hại lớn lao đến đời sống, sức khoẻ, tâm trí của người dân Việt, nhưng bản nghiên cứu về một số sản phẩm Trung quốc có chứa chất độc hại ảnh hưởng lên sức khoẻ con người này được thực hiện một cách trùng hợp ngẫu nhiên không chuẫn bị trước.
Kính xin quý vị thân hữu vui lòng gửi cho chúng tôi các tài liệu cần thiết nhằm thực hiện thành công bản phân tích này. Hạn chót gửi bài ngày 15 tháng 8, 2011.
Đặc biệt trong tháng Tám 2011, chúng tôi sẽ có một bài viết đặc biệt về gạo Mỹ Jazzmen sản xuất tại Louisiana Hoa Kỳ, phân tích chất dinh dưỡng trong hạt gạo và tại sao chúng nên ǎn gạo Mỹ có sức khoẻ tốt hơn.
Email xin đừng attach files (bài đính kèm) để tránh ô nhiễm virus.
Trân trọng kính chào,
Hoàng Hoa
2011/06/22
Email này được gửi trên emailist của Mạng Xã Hội Saigon Films


Mì gói Nam Hàn có chất gây ung thư?

Date: Saturday, June 25, 2011, 5:38 PM
TUESDAY, 21 JUNE 2011 19:19
CHUYỆN BÊN NHÀ


: Người dân Saigon đang hoang mang trước tin Bộ Y Tế Mã Lai khuyến cáo công dân của họ không nên dùng mì gói Shin Ramyun và Shin Ramen của Nam Hàn sản xuất tại Đài Loan, vì nghi có chứa chất tạo dẻo DEHP gây ung thư.
Nguồn tin trên, theo báo chí trong nước còn nói người ta đã tìm thấy 4 mẫu mì gói tại Hong Kong mang nhãn hiệu này có chứa DEHP. Các loại mì gói nói trên được bày bán tại Hong Kong đều do công ty Trung Cộng sản xuất, mang hương vị nấm.

Nhà chức trách Mã Lai cũng tìm thấy DEHP trong mì gói nhãn hiệu Nissin Taisho Yakisoba, sản phẩm Nhật Bản được sản xuất tại Thượng Hải, một hàm lượng DEHP cao hơn mức cho phép của Tổ Chức Y Tế Thế Giới.
Mì Shin Nam Hàn có mặt tại hầu hết các siêu thị ở Saigon như Co.opmart, Big C, Lotte Mart, Maximark, các chợ lớn nhỏ gồm cả loại có tiếng Việt và chỉ có tiếng Hàn.Giá bán hai loại mì khoảng 25 cents và 1 đô Mỹ.
Saigon
Hàng hóa thực phẩm rẻ tiền được sản xuất
từ một “nước mới”… MADE IN P.R.C.
Thế giới trong mấy năm gần đây, nhất là năm vừa qua kinh hãi vì các cơ quan bảo vệ người tiêu thụ, cơ quan thực phẩm của các quốc gia lớn như Hoa Kỳ, Canada, và nhiều nước tại Âu Châu phát hiện có quá nhiều độc chất trong hàng hóa thực phẩm của Trung Quốc. Những chất hóa học được Trung Quốc cho vào để giữ thực phẩm tươi hoặc khô không mốc thối là những hóa chất công nghệ rất độc hại cho cơ thể, bị cấm sử dụng trong thực phẩm. Do vì cơ thể không có khả năng tự đào thải các loại chất tầy trắng, chống mốc được Trung Quốc cho vào thực phẩm và bán ra khắp nơi trên thế giới. Các hóa chất nầy bám vào các bộ phận trong cơ thể mà gây ung thư. Cơ thể chúng ta có 220 loại tế bào khác nhau, như tế bào máu, tế bào da, tế bào bắp thịt…Các tế bào theo sinh hoạt bình thường của chu trình đào thải và tăng trưởng, sinh thêm các tế bào mới cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể hoạt động và khỏe mạnh, do đó chúng ta phải biết bảo vệ cơ thể mình. Khi các hóa chất độc hại bám vào các nơi trong người chúng ta, chúng sẽ công phá tiến trình thoái hoá và tăng trưởng tế bào mà sinh ra nhiều tế bào dị hình không cần thiết/dư thừa đan kết vào nhau. Những tế bào dư thừa nầy có thể tụ lại làm thành bướu/u hoặc bướu thịt, là quá trình của nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh ung thư.
Made in P.R.C (People Republic of China). Người tiêu thụ theo dõi báo chí nắm được rõ ràng những thông tin như thế, đã kinh hãi ”tẩy chay” hàng Tàu. Cái khó khăn của chúng ta là đi đâu cũng gặp phải hàng Tàu. Hàng Tàu đầy ngập tại các cửa hàng Á Châu. Hàng Tàu lan tràn tại các siêu thị, thương xá, cửa hàng trên phố. Ở đâu cũng nhan nhản hàng hóa thực phẩm Tàu. Chính vì thế khi đi mua sắm, người tiêu thụ chúng ta phải mất thì giờ tìm đọc gói hàng/thực phẩm xuất xứ từ đâu. Đọc thấy dòng chữ ”Made in China” là chúng ta tránh ngay. Ngoài vấn đề các hóa chất độc hại được sử dụng trong thực phẩm gây nguy hại đến tính mạng người tiêu thụ, hàng hóa Tàu còn rất mau hư, nên việc tránh mua dùng hàng Tàu là chuyện hợp lý. Khi thế giới giảm mức tiêu thụ hàng Tàu một cách rõ rệt, Trung Quốc bèn ”qua mắt” người tiêu thụ chúng ta bằng cách bỏ câu ”Made in China” trên bao bì của hàng hóa/thực phẩm Tàu, và thay vào đó là câu ”Made in P.R.C”. Vô tình chúng ta lại mua hàng Tàu trở lại, vì lầm tưởng P.R.C là một nước nào đó. Thực sự P.R.C là China, là Trung Quốc. “P.R.C.” là chữ viết tắt của People Republic of China, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc.
Thời gian sau nầy khi “Made in China” bị tầy chay và khi “Made in P.R.C” bị phát giác, mức tiêu thụ hàng Trung Quốc bị tụt dốc thê thảm, Trung Quốc nghĩ ra mưu kế khác để lừa người tiêu thụ không nhận diện được mặt hàng của Trung Quốc bằng những phương thức xảo quyệt khác. Xin thử lấy một thí dụ để tiện việc giải thích:
Nước Mỹ và một trong những siêu thị lớn của Mỹ là Wall-Mart chẳng hạn, nếu nhập hàng từ Trung Quốc vào do Tổng công ty Wall-Mart đặt mua. Trung Quốc sẽ ghi ”Made for Wall-Mart USA” hoặc ”Packaged in USA”. Nghĩa là Sản xuất/làm cho Wall-Mart (Made for Wall-Mart) hoặc “Vô hộp/đóng gói tại Hoa Kỳ” (Packaged in USA). Hàng Tàu nhập vào các nước, trong trường hợp nầy là vào nước Mỹ, qua Hải Quan Mỹ bằng những kiện hàng to lớn, ghi rõ nơi sản xuất là “Made in China” đúng theo luật định của Mỹ (cũng như Canada, Âu Châu và nhiều nước trên thế giới). Nhưng khi những kiện hàng được tháo ra và hàng được sắp lên quầy bán lẻ cho người tiêu thụ thì những gói hàng nhỏ được mở ra từ những kiện hàng to lớn đó được ghi “rõ” ”Made for Wall-Mart USA” hoặc ”Packaged in USA”, với mục đích đánh lừa người tiêu thụ. Và trong trường hợp nầy câu “Made in China” khó lòng đọc thấy.
Nếu cất công tìm tòi chúng ta sẽ thấy câu ”Made in China” nằm khuất lấp một nơi trong các dòng chữ nhỏ li ti. Và với một kích thước rất nhỏ như thế người tiêu thụ sẽ khó lòng thấy được. Với lối vô bao/đóng gói nằm trong cách trình bày được đề cập đến như trên, người đi mua hàng rất dễ bị lừa. Người lớn tuổi đi chợ mua hàng không đeo kính, có thể vì quên kính lão ở nhà, hoặc đôi khi do vì hai tay đang cầm nhiều hàng hóa để chọn lựa sẽ “lười” không lấy cặp kính trong xách tay ra đeo vào mắt, sẽ chỉ thấy chữ USA. Người trẻ tuổi do vội vàng cũng sẽ chỉ thấy chữ USA, được Trung Quốc gian xảo cho ghi ngay tại một nơi trên gói hàng, đập ngay vào mắt người tiêu thụ. Xin hãy cẩn thận khi mua hàng để đừng bị Trung Quốc gạt bằng những mánh khóe nầy.
Nên tránh đồ ăn sản xuất tại Trung Quốc có sữa ở trong đó. Hoặc tốt nhất là hoàn toàn tránh tất cả các loại thực phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc .
Thức ăn Tàu:
Tại các tiệm Á Châu/Tiệm Tàu các bà nội trợ đi chợ mua Mì sợi, Mì gói, Bún, Bánh Phở v.v…cố gắng tìm đọc chữ “Made in China” để tránh mua hàng Tàu. Nhưng với mánh khóe ghi chữ “Made in P.R.C” hoặc in nhãn bằng tiếng Việt, rất dễ làm chúng ta bị nhầm lẫn và cứ ngỡ rằng đó không phải là hàng Tàu. Không để ý, người tiêu thụ sẽ nghĩ rằng hàng sản xuất từ Việt Nam. Mua về dùng, vô tình chúng ta đem thức ăn độc hại về cho bữa ăn trong gia đình.
Đũa Tàu:
Hàng hóa thực phẩm Trung Quốc là chuyện dài, chỉ chấm dứt nếu chúng ta thông tin cho nhau rõ ràng, đồng lòng và cẩn thận tránh xa không tiêu thụ. Một công bố từ Đài Loan cho hay, các loại đũa ”ăn liền” cũng như một số lớn các loại đũa bình thường, sản xuất tại Trung Quốc, nếu đem ngâm vào nước sôi sẽ làm nước đổi sang màu vàng/sủi bọt trắng, do hóa chất tẩy trắng và chống mốc độc hại trong đũa tan ra. Tại Singapore, giáo sư Jakson Mathis lưu ý dân chúng Singapore không nên dùng một số loại đũa được chế tạo và nhập cảng từ Trung Quốc. Các cuộc khảo sát cho thấy tất cả các lọai đũa Trung Quốc nhập vào các nước chứa một lượng độc chất rất cao. Vật liệu làm đũa gỗ của Trung Quốc là gỗ được đốn từ rừng, ẩn tiềm nhiều loại nấm độc. Các cây gỗ đốn xuống được để lại trong rừng chờ tải về hãng xưởng. Các loại nấm độc sinh sôi nẩy nở do mưa nắng và sự ẩm ướt trong thời gian chờ đợi nầy. Số gỗ nầy khi được chở về hãng xưởng đã bám đầy nấm độc. Để diệt nấm độc khỏi làm gỗ mốc đen không sử dụng được cho việc sản xuất đũa gỗ, các hãng sản xuất tại Trung Quốc cho ngâm gỗ vào các thùng rất lớn chứa hoá chất rất độc hại với mục đích làm cho gỗ đỡ bị mục. Sau đó gỗ được rửa bằng các hoá chất độc hại khác như thuốc tẩy để gỗ được trắng và sạch mốc. Để đạt được một sản phẩm “sạch sẽ” không mốc đen, các hãng xưởng sản xuất đũa tại Trung Quốc đã tiêu thụ một số lượng hoá chất độc hại lớn hàng ngàn lần tiêu chuẩn quốc tế cho phép.
Gạo nhựa Tàu:
Một loại thực phẩm khác đã được Trung Quốc tung vào Việt Nam đó là “Gạo Lạ”. Đây là tên loại gạo giả của Trung Quốc được một số người mua bán trong nước đặt tên. Loại gạo giả nầy hay là “Gạo Tàu” làm bằng khoai tây/khoai lang xay nhuyển và trộn với bột nhựa (resin). Nhiều hình ảnh và thông tin về loại gạo giả nầy cho thấy, Gạo Nhựa Tàu nầy có thể nấu trên 30 tiếng đồng hồ vẫn không làm gạo nát nhừ, trái lại hạt cơm vẫn nguyên vẹn và hoàn toàn không dính nhau. Trong mớ gạo/bao gạo Tàu loại nầy được mua về, không có hạt gạo bể lẫn lộn. Tất cả các hạt “Gạo Nhựa Tàu” nầy đều có cùng một kích thước và màu sắc giống nhau.
Buổi tối khi vợ chồng con cái quây quần bên mâm cơm nóng hổi ngon lành do người mẹ/người vợ nấu và dọn cho gia đình, hãy tưởng tượng bữa cơm nấu bằng Gạo Nhựa Tàu, chúng ta sẽ nghĩ đến chất Melamine (bột nhựa) Trung Quốc đã trộn trong sữa trẻ em vào năm 2008 đã làm cho trên 300.000 trẻ thơ bị bệnh thận và 6 em bị thiệt mạng. Món ăn chúng ta nấu nếu là thực phẩm Tàu và được ăn bằng Đũa Tàu, việc trước mắt là chúng ta và gia đình sẽ lần lần bị độc chất đi vào cơ thể bám vào các bộ phận trong người, gây rối loạn cho chu trình sinh diệt lành mạnh của các tế bào. Sự kiện độc chất bám đầy và hủy hoại sinh hoạt của tế bào trong cơ thể sẽ gây nên những căn bệnh ung thư đau đớn chết người. Xin hãy thận trọng trong việc mua hàng hóa thực phẩm Tàu để tránh bệnh hoạn cho gia đình chúng ta. Sức khỏe của gia đình nằm trong khả năng bảo vệ gìn giữ của người nội trợ chúng ta. Chúng ta có bổn phận tuyệt đối phải cẩn thận khi đi chợ/mua hàng, vì thế TỐT NHẤT NÊN TRÁNH XA HÀNG TÀU.
UYÊN HẠNH
Tháng Tư 2011

Hoàng Hoa: Kính gi Mt Tâm Thư
Kính xin quý đồng hương phổ biến hoặc bằng bất cứ phương tiện gì đến thân hữu bạn bè giùm. Rất biết ơn.
------------------------------------
Kính thưa quý đng hương,

Vừa qua chúng tôi được biết tại tiểu bang Louisiana Hoa Kỳ có sản xuất và đưa bán trên thị trường Hoa Kỳ một loại gạo thơm mang nhãn hiệu Jazzmen (Người da đen thổi kèn.) Đây là một loại gạo thơm ngon đặc biệt mà gia đình chúng tôi đã có dịp ǎn qua nhiều lần hàng tháng chúng tôi đều mua gạo này để ǎn.
Về phẩm chất gạo Jazzmen này rất thơm ngon có chất dinh dưỡng cao và không có xịt thuốc trừ sâu, hoặc chống mốc vì gạo này không phải tồn kho lâu dài hoặc chuyên chở qua các đại dương xa xôi từ các nước lạ như Thái Lan, Trung quốc mới đến Hoa Kỳ cho nên gạo không cần phải vo để xả chất trừ sâu làm mất chất cám có chứa vitamine B1 vì vậy gạo Jazzmen có thể giúp người ǎn thêm chất B1 trong cám, làm giảm sự đau nhức mệt mõi bắp thịt cơ thể. Gạo Jazzmen lại có rất ít chất đường, nên giúp cho người bị bệnh tiểu đường không tǎng lượng đường, hoặc giúp chúng ta không bị tiểu đường. Gạo Jazzmen rất dễ nấu không phải vo sạch, không bị thiu dễ dàng như các loại gạo khác mà trái lại nếu chúng ta sơ ý không cất trong tủ lạnh thì nó vẫn dẽo, vẫn thơm; tuy có hơi khô. Còn các loại gạo khác sau khi thành cơm nếu lỡ để bên ngoài thì mặt trên cơm thì khô cứng như cát đá, cò phía dưới thì ẩm ướt thiu hoặc có mùi; như thế, chúng ta hiểu là nên mua gạo nào để ǎn rồi; nhất là khi nhà có trẻ em hoặc người già việc cơm mước ǎn uống càng đơn giãn, cơm ít bị hư thiu càng tốt.
Ǎn gạo Jazzmen chúng ta còn có thể giúp tạo thêm công ǎn việc làm cho kinh tế Mỹ, giúp đỡ nông dân Mỹ và coi như là một sự đền ơn cho nước Mỹ đã từng cưu mang chúng ta khi chúng ta chân ướt chân ráo đến Mỹ tỵ nạn cộng sản. Nông dân Mỹ bán được một bao gạo Jazzmen chắc mừng lắm, còn gì để họ sung sướng hơn khi nông dân Mỹ biết rằng chính người Việt trốn chạy cộng sản giờ đây không quên tỏ lòng biết ơn bằng cách ǎn chính gạo của xứ sở cưu mang họ chứ không ǎn những gạo lạ.
Nếu chúng ta mua một bao gạo Jazzmen thì chúng ta sẽ không mua một bao gạo của nước lạ và như thế người dân trong nước Việt Nam sẽ không bị buộc bán gạo với giá rẻ cho bọn cộng sản thu mua rẻ mạt rồi giao cho Trung cộng hoặc Thái Lan rồi sau đó chúng sẽ đóng bao bì xuất cảng sang Hoa Kỳ, mà trái lại gia đình người dân Việt trong nước có dư thừa một bao gạo mà ǎn từ đó người dân có miếng ǎn no đủ.
Giả sử toàn đất nước Hoa Kỳ có khoảng 500.000 dân Mỹ gốc Việt Nam, mà mỗi gia đình có khoảng 6 người thì chúng ta ǎn khoảng 500.000/6#80.000 bao gạo mỗi tháng, một nǎm chúng ta sẽ ǎn 80.000x12= 960.000 bao gạo (mỗi bao 25 kg); tức là:
38USDx960000#36.480.000 USD/year.  Con số 36.480.000 USD/nǎm chính là con số mà người dân nghèo Việt Nam trong nước có gạo ǎn no nhờ “sự trợ giúp gián tiếp” của chúng ta.
Mua gạo Jazzmen ǎn như vậy chúng ta thu lượm rất nhiều mối lợi về sức khoẻ cho chúng ta và chính vì sự no ấm của đồng bào trong nước chúng ta. Một khi người dân trong nước có miếng cơm ǎn thì họ mới có thể tự giãi phóng họ, nâng cao suy nghĩ hoặc mạnh dạn đấu tranh hy sinh cho lý tưởng Tự do, Dân chủ, nhân quyền hoặc cách mưu cầu ích lợi cho dân cho nước kể cả các hiệu quả xã hội như không còn cảnh những người con gái Việt vì đói nghèo phải bán thân và bị giết chết thảm thương nơi xứ lạ, không còn cảnh trẻ em Việt vì đói phải bỏ học đi tìm rác rưởi hoặc ǎn mày mưu sinh.
Riêng đối với đồng bào hải ngoại hiện cư ngụ các quốc gia khác trên thế giới, một là quý đồng hương liên lạc làm đại lý bán gạo Jazzmen hoặc chịu khó ǎn các thứ lương thực thổ sản tại địa phưƠng là tốt nhất. Theo Osawa, một người Nhựt nổi tiếng về cách trị bệnh theo phương pháp Osawa của ông thì con người nên ǎn các loại ngũ cốc trồng tại địa phưƠng mang phong thổ và khí hậu tại địa phương thì mới có lợi cho sức khoẻ. Thật vậy trong cộng đồng người Việt chúng ta có rất nhiều người do ǎn uống không đúng cách, không đúng thực phẩm tốt lành mà sinh bệnh; vì thế, việc ǎn gạo trồng tại địa phương thật sự quan trọng và cần thiết cho sức khoẻ chúng ta. Hơn nữa như chúng tôi đã trình bày tiết kiệm không ǎn các loại gạo từ các quốc gia lạ sẽ khiến gạo tại quê hương chúng ta không bị bọn VC thu mua rẻ mạt rồi cung cấp cho nước lạ.
Sau đây là các links dẫn tới việc tìm hiểu về gạo Jazzmen và các nơi đại lý bán gạo này.

Bài đọc thêm
Apr 19, 2011
Công Ty Cajunland Seafood Và Jazzmen Rice Giới Thiệu: Gạo Jazzmen Rice Trồng Tại Mỹ, Thơm, Dẻo, Bổ, An Toàn

By Viet Bao Daily News 
WESTMINSTER (VB) - Bạn đã từng ăn qua gạo Jazzmen Rice hiệu "Ông Thổi Kèn"? Nếu chưa, hãy thử đến các siêu thị mua về ăn thử. Bạn sẽ thấy đây là loại gạo dẻo, thơm, ngon và bổ dưỡng được trồng và sản xuất ngay tại Hoa Kỳ, theo Andrew Wong, Giám Đốc Điều Hành của Công Ty Jazzmen Ricel, và Giuseppe Tony Trần cho biết trong dịp giới thiệu loại gạo mới này đến cộng đồng Việt Nam qua cuộc thăm viếng Tòa Soạn Việt Báo, tại Thành Phố Westminster, vào trưa Thứ Hai, ngày 18 tháng 4 năm 2011.
Trong thời buổi mà Trung Quốc đã tung ra thị trường Việt Nam và Mỹ loại gạo làm bằng nhựa, cũng như các nghiên cứu khoa học cho biết thức ăn như gạo ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu thụ, thì loại gạo Jazzmen Rice -- được trồng và sản xuất ngay tại Hoa Kỳ, với sự chứng thực phẩm chất hoàn hảo qua nghiên cứu của các cơ quan có thẩm quyền tại Mỹ - đáp ứng được đầy đủ các điều kiện an toàn về vệ sinh, sức khỏe, và dinh dưỡng cho người sử dụng.
Theo Andrew Wong và Tony Trần, sau 12 năm nghiên cứu và thử  nghiệm Công Ty Jazzmen Rice đã có thể tự hào đưa loại gạo Jazzmen Rice này vào thị trường với đầy đủ phẩm chất ngon và bổ dưỡng. Điều này đã được thấy rõ khi nhìn vào thành phần dưỡng chất được in ngay trên bao gạo. Trong đó các yếu tố như chất mỡ, đường, cholesterol, và sodium đều ở số zero phần trăm. Bản thành phần dưỡng chất này được Trung Tâm Nghiên Cứu Eurofins Central Analytical Laboratories chứng thực và đưa ra sau quá trình thử nghiệm và nghiên cứu.
Andrew Wong và Tony Trần cũng cho biết phòng thử nghiệm AgCenter của Đại Học Louisiana (LSU) đã thực hiện cuộc nghiên cứu và cho biết họ rất hài lòng về an toàn và phẩm chất của loại gạo này và vinh hạnh có Công Ty Jazzmen  Rice hoạt động ngay tại tiểu bang nhà của họ.
Bác Sĩ Steven Linscombe của AgCenter, gần đây nói rằng, "Chúng tôi hoàn toàn cảm khái về mối liên hệ của chúng tôi với Công Ty Jazzmen Rice, LLC. Gần 2 năm nay, Andrew Wong, George Chin và Egbert Ming (sáng lập của Jazzmen Rice) đã làm việc rất gần gũi với chúng tôi để tìm hạt giống, trồng trọt và xay hạt lúa thành gạo tại Miền Nam Louisiana để xây dựng sự quan hệ có thể giúp đưa loại gạo đầu tiên Jazzmen vào các ngôi chợ và siêu thị trong phương thức chuyên môn và hợp thời nhất."
Andrew Wong, công dân Mỹ gốc Hồng Kông, cho biết vào tháng 6 năm 2010 gạo Jazzmen Rice đã được bán tại các siêu thị, chợ, nhà hàng, và khách sạn tại các tiểu bang Miền Nam Hoa Kỳ và tại các ngôi chợ của cộng đồng người Á Châu nói chung và người Việt nói riêng tại Quận Cam miền Nam California. Ông còn cho biết hiện công ty đang có kế hoạch xuất cảng gạo Jazzmen Rice tới các thị trường Á Châu, Phi Châu và Trung Đông.
Được biết Jazzmen Rice có 2 loại gạo: Gạo Trắng và Gạo Lứt. Đặc biệt, theo Tony Trần, gạo lứt Jazzmen Rice chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamins mà rất tối cho sức khỏe. Cơm gạo lứt, theo Tony Trần, nấu ra rất thơm và ăn thì rất dẻo, không khô cứng và không có mùi cám như các loại gạo màu nâu khác.
Được hỏi về hiệu "Ông Thổi Kèn," Andrew Wong giải thích rằng đó là hình của nhạc sĩ Louis Armstrong, sinh trưởng tại tiểu bang Louisiana. Ông Wong cho biết lúc còn sống Louis Armstrong thường viết ở cuối thư "Ricely yours," thay vì như lệ thường là "Nicely yours." Qua đó cho thấy sự yêu thích đặc biệt của người sĩ tài danh này đối với gạo. Đó chính là lý do tại sao Công Ty Jazzmen Rice chọn hình Louis Armstrong làm nhãn hiệu cho gạo Jazzmen Rice.
Theo Andrew Wong và Tony Trần, Công Ty Jazzmen Rice có một nông trại để trồng loại lúa Jazzmen Rice này với diện tích khoảng 500,000 acres tại tiểu bang Louisiana.
Mọi chi tiết về thông tin liên quan đến Gạo Jazzmen Rice, độc giả có thể vào trang mạng toàn cầu: www.jazzmenrice.com ; hoặc liên lạc email cho Andrew Wong qua địa chỉ: awong@jazzmenrice.com , hay Tony Trần ở địa chỉ: tonytran@cajunlandseafood.com
Địa chỉ tổng hành dinh của Công Ty Jazzmen Rice tại: 3600 St. Charles Ave., Suite 100, New Orleans, Louisiana 70115.  Tel.: (504) 241-5056. Fax: (504) 241-5057. Toll Free: 1-877-700-7423

Kính
Hoàng Hoa

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

Hãi hùng mục kích lò sản xuất “cà phê bẩn”
(Dân trí) - Khi mẻ bắp, đậu nành đã được rang cháy đen, anh nhân công lực lưỡng khiêng đổ tất ra nền nhà. Hóa chất màu nâu được xịt lên và dùng cuốc trộn đều. Sau đó, hỗn hợp bắp + đậu cháy + hương liệu được đưa vào máy trộn, “hô biến” thành... cà phê.
 >>  Bột bắp + đậu nành cháy + hương liệu = cà phê
 >> Đừng để đồng tiền làm mờ mắt

Vào lò sản xuất “cà phê”
Các huyện ngoại thành của TPHCM như Củ Chi, Bình Chánh và những vùng giáp ranh như Long An, Đồng Nai… có nhiều lò chế biến cà phê tư nhân tự phát mọc lên như nấm. Bằng những ngón nghề “tuyệt chiêu”, các cơ sở này đã “hô biến” hỗn hợp bắp, đậu nành, hương liệu thành sản phẩm mà những “tín đồ” của nó hay gọi là sản phẩm “khơi nguồn sáng tạo”.
“Trăm nghe không bằng một thấy”, chúng tôi thật sự “hãi hùng” khi chứng kiến “cụm liên hợp sản xuất cà phê” của ông T.H trong một con hẻm sâu hun hút thuộc phường Tân Hoà, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
 
Đường vào cơ sở sản xuất cà phê nhéch nhác, dơ bẩn với nhiều can đựng hương liệu vứt lăn lóc
Thương hiệu cà phê T.H của ông chủ cùng tên có mặt ở nhiều quán cà phê trên địa bàn và vùng phụ cận. Những tưởng với số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường “khủng” thì cơ sở của nó phải đàng hoàng, bề thế tương xứng. Trái lại, đó là một “lò” hoạt động “chui” trong con hẻm sâu, tuềnh toàng, mất vệ sinh và luôn hắc mùi khó chịu.
Sau cánh cổng nhỏ xíu, là một khung cảnh vắng vẻ. Chúng tôi đi qua những đống rác, vỏ chai, bình nhựa vứt bỏ la liệt. Bà chủ dẫn chúng tôi vào phía bên trong, một cảnh tấp nập của lò sản xuất cà phê hiện ra. 4 nhân công, 3 lò sấy, 2 máy trộn hoạt động liên tục. Tiếng động cơ kêu tạch tạch, bụi mù. Các nhân công đeo khẩu trang kín mít, làm việc luôn tay. Lẫn trong không gian ô nhiễm, bụi bặm là mùi hương ngào ngạt của các loại hóa chất, hương liệu và mùi khét cháy mà ngửi lâu một chút là thấy nồng nặc.
Anh H. cho biết gia đình anh làm nghề này đã hơn chục năm nay. Khi đã có chỗ đứng trên thị trường, cơ sở này chỉ sản xuất để bỏ mối cho các chỗ quen. Thông thường, cơ sở T.H cung cấp cà phê thành phẩm nhưng cũng có nhiều khách hàng đem sẵn nguyên liệu: bắp, đậu nành đến nhờ anh H rang rồi họ chế biến theo cách của họ. Cũng có người đem bắp, đậu đến nhờ rang và pha chế luôn vì họ có bắp, đậu mà không có hương liệu pha chế hoặc “tay nghề” yếu. Anh H cho biết: “Đa phần các chủ quán muốn mình chế biến cà phê theo hàm lượng sao cho phù hợp với “gu” mà khách của họ thích”.
Công thức pha chế tùy theo giá cả
Tôi bảo muốn đặt cà phê giá 40.000 đồng/kg. “Khách Sài Gòn uống cà phê như chạy sô. Họ uống rồi họ đi. Có ai mà ngồi cả ngày để thưởng thức đâu. Tôi muốn rẻ hơn”, tôi nói. Ban đầu, anh H. lắc đầu nguầy nguậy. Suy nghĩ chút, anh H nói: “Ô kê. Nhưng 50 - 50 nhé”. Giải thích cho vẻ mặt ngơ ngác của tôi, anh H. bảo: “Nghĩa là 50 bắp, 50 đậu nành thì mới phù hợp với giá đó. Tôi nói thật, công thức pha chế dao động tùy thích thì cũng đến mức đó chứ chơi đậu hoặc bắp không mà trộn với phụ gia thì khó uống lắm”. Tôi đặt vấn đề muốn làm bằng đậu mà không có bắp với giá 40.000 đồng/kg, anh H. từ chối ngay: “Công cốc à? Một ký đậu nành giờ đã hơn 15.000 đồng rồi.Thêm phụ gia vào nữa thì chắc tui dẹp lò này quá”.
Anh H. thắc mắc là trên Sài Gòn cũng có nhiều lò sản xuất và bỏ mối mà sao tôi lại xuống đến Đồng Nai. “Quán anh đang lấy giá bao nhiêu?”, anh H. hỏi. Tôi nói 60.000 đồng/kg. “Vậy là 7 bắp + 1,5 đậu + 1,5 cà rồi. Có khi là 7 bắp + 3 đậu đó” - anh H. nói luôn. Tôi thắc mắc: “Sao biết hay vậy?”. Anh H. cười: “Dân trong nghề mà…”.
Đường vào cơ sở sản xuất cà phê nhéch nhác, dơ bẩn với nhiều can đựng hương liệu vứt lăn lóc
Thương hiệu cà phê T.H của ông chủ cùng tên có mặt ở nhiều quán cà phê trên địa bàn và vùng phụ cận. Những tưởng với số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường “khủng” thì cơ sở của nó phải đàng hoàng, bề thế tương xứng. Trái lại, đó là một “lò” hoạt động “chui” trong con hẻm sâu, tuềnh toàng, mất vệ sinh và luôn hắc mùi khó chịu.
Sau cánh cổng nhỏ xíu, là một khung cảnh vắng vẻ. Chúng tôi đi qua những đống rác, vỏ chai, bình nhựa vứt bỏ la liệt. Bà chủ dẫn chúng tôi vào phía bên trong, một cảnh tấp nập của lò sản xuất cà phê hiện ra. 4 nhân công, 3 lò sấy, 2 máy trộn hoạt động liên tục. Tiếng động cơ kêu tạch tạch, bụi mù. Các nhân công đeo khẩu trang kín mít, làm việc luôn tay. Lẫn trong không gian ô nhiễm, bụi bặm là mùi hương ngào ngạt của các loại hóa chất, hương liệu và mùi khét cháy mà ngửi lâu một chút là thấy nồng nặc.
Anh H. cho biết gia đình anh làm nghề này đã hơn chục năm nay. Khi đã có chỗ đứng trên thị trường, cơ sở này chỉ sản xuất để bỏ mối cho các chỗ quen. Thông thường, cơ sở T.H cung cấp cà phê thành phẩm nhưng cũng có nhiều khách hàng đem sẵn nguyên liệu: bắp, đậu nành đến nhờ anh H rang rồi họ chế biến theo cách của họ. Cũng có người đem bắp, đậu đến nhờ rang và pha chế luôn vì họ có bắp, đậu mà không có hương liệu pha chế hoặc “tay nghề” yếu. Anh H cho biết: “Đa phần các chủ quán muốn mình chế biến cà phê theo hàm lượng sao cho phù hợp với “gu” mà khách của họ thích”.
Công thức pha chế tùy theo giá cả
Tôi bảo muốn đặt cà phê giá 40.000 đồng/kg. “Khách Sài Gòn uống cà phê như chạy sô. Họ uống rồi họ đi. Có ai mà ngồi cả ngày để thưởng thức đâu. Tôi muốn rẻ hơn”, tôi nói. Ban đầu, anh H. lắc đầu nguầy nguậy. Suy nghĩ chút, anh H nói: “Ô kê. Nhưng 50 - 50 nhé”. Giải thích cho vẻ mặt ngơ ngác của tôi, anh H. bảo: “Nghĩa là 50 bắp, 50 đậu nành thì mới phù hợp với giá đó. Tôi nói thật, công thức pha chế dao động tùy thích thì cũng đến mức đó chứ chơi đậu hoặc bắp không mà trộn với phụ gia thì khó uống lắm”. Tôi đặt vấn đề muốn làm bằng đậu mà không có bắp với giá 40.000 đồng/kg, anh H. từ chối ngay: “Công cốc à? Một ký đậu nành giờ đã hơn 15.000 đồng rồi.Thêm phụ gia vào nữa thì chắc tui dẹp lò này quá”.
Anh H. thắc mắc là trên Sài Gòn cũng có nhiều lò sản xuất và bỏ mối mà sao tôi lại xuống đến Đồng Nai. “Quán anh đang lấy giá bao nhiêu?”, anh H. hỏi. Tôi nói 60.000 đồng/kg. “Vậy là 7 bắp + 1,5 đậu + 1,5 cà rồi. Có khi là 7 bắp + 3 đậu đó” - anh H. nói luôn. Tôi thắc mắc: “Sao biết hay vậy?”. Anh H. cười: “Dân trong nghề mà…”.
Công đoạn trộn hat bắp và tẩm hóa chất sau khi rang
 
Trong khi ông chủ đang nói chuyện với chúng tôi thì các nhân công vẫn lặng lẽ làm việc cật lực. Bụi và mùi khét của bắp, đậu bị rang cháy bốc ra nồng nặc. Anh H bảo một nhân viên: “Mớ bắp đó là của bà Chín đó. Cho cháy thêm chút nữa đi. Bà này thích đắng”.
Nền nhà dơ bẩn Khi mẻ bắp rang cháy đen vừa ra lò, 2 nhân công liền khiêng đổ ụp xuống nền nhà. Nhanh như sóc, chị nhân công khác quay sang góc bên thùng phuy lấy can nhựa có chất lỏng màu trắng bên trong đổ ập vào mớ bắp, đậu. Khói bốc lên nghi ngút. Anh nhân công cầm cuốc, xẻng xáo qua xáo lại giống như phu hồ trộn xi măng, cát trước khi bơm nước vào. Tiếp đến, một can nhựa có chất lỏng màu nâu cũng được đổ vào. Sau khi trộn đều, các nhân công tiếp tục cào dồn hết vào chậu trước khi cho vào máy trộn. Vừa khởi động máy quay ly tâm, anh H đổ từng bịch chất tạo dính caramel, đường hóa học và muối vào và cho máy trộn đều. Chỉ vài phút sau, hỗn hợp đậu + bắp + hương liệu trên được “hô biến” thành cà phê. Tại đây, các bao cà phê đã được chuẩn bị sẵn để đóng gói thành phẩm trước khi tung ra thị trường. Chúng tôi còn thấy rất nhiều bịch loại 5kg dùng đựng bắp, đậu nành đã pha chế để bán cho các quán tự xay hoặc pha vào cà phê tuỳ theo nhu cầu…
Tôi hỏi: “Sản xuất cà phê thì tha hồ uống nhỉ?”. Anh H cho biết hiếm khi uống loại này, muốn uống thì anh xay riêng cà phê, bột bắp, đậu tùy thích chứ không dùng hương liệu. “Uống linh tinh có mà chết”, anh H. vô tư nói. 
Đi tìm những hóa chất “biến” bắp, đậu thành... cà phê
(Dân trí) - Lần theo những “đầu nậu” cung cấp hàng sỉ cho các lò sản xuất cà phê bẩn, chúng tôi phát hiện nguồn của loại hóa chất dùng trong pha chế cà phê chủ yếu là từ Trung Quốc, tập kết tại “chợ hóa chất” Kim Biên, TPHCM.
 >> Hãi hùng mục kích lò sản xuất “cà phê bẩn”
 >> Bột bắp + đậu nành cháy + hương liệu = cà phê

Ông Nguyễn T.C (Biên Hòa, Đồng Nai) khẳng định rằng toàn bộ hoá chất chế cà phê bẩn đều có nguồn gốc Trung Quốc. Bằng nhiều con đường khác nhau, những loại hóa chất này được tập trung về chợ Kim Biên (phường 13, quận 5, TPHCM). Đa phần những người chế biến cà phê “không lương tâm” đều đến chợ này để mua hóa chất, hương liệu. Nếu mua với số lượng lớn, thường xuyên, chủ lò cà phê sẽ được các “đầu nậu” giao hàng tận nơi.
 
Tinh ca cao cho vào bột cà phê để tạo mùi
Từ Đồng Nai, chúng tôi ngược về TPHCM để đến với nơi bán loại hóa chất mà những chủ lò thường rỉ tai nhau là “nếu không có những thứ chất đó thì không bao giờ bột bắp, bột đậu nành có thể “biến” thành cà phê được”. Từ đầu cổng chợ, các ki-ốt chuyên bán hóa chất, hương liệu đủ loại mọc san sát nhau.
Còn nhớ vào tháng 11/2009, khi thực hiện bài viết “Hãi hùng mục kích lò bún”, phóng viên Dân trí đã từng đến chợ này để tìm hiểu nguồn gốc và tác hại của loại hóa chất tẩy trắng bún có tên Tinopal. Đến nay, trở lại chợ sau gần 2 năm, chợ vẫn hoạt động buôn bán sầm uất, các loại hóa chất có phần đa dạng hơn.
Vừa bước vào cổng chợ, chưa cần hỏi, chúng tôi đã được những người bán hàng chào mời, quảng cáo với mức độ đeo bám quyết liệt. Đa phần người vào đây là đi mua hóa chất, phụ gia, hương liệu… với nhiều mục đích khác nhau nhưng chắc chắn chủ yếu để phục vụ cho việc kinh doanh không chân chính.
Các cửa hàng, ki-ốt bày bán la liệt những loại hóa chất, hương liệu với đủ loại nhãn mác, thương hiệu. Thấy chúng tôi đứng tần ngần trước cửa ki-ốt Đức T., bà chủ hàng chạy ra đon đả chào mời. Chúng tôi ngắm nghía một hồi lâu để tìm tên các loại hóa chất giữa “mê hồn trận” hóa chất của ki ốt. Bà chủ tỏ vẻ không hài lòng, quát: “Làm gì mà nhìn dữ vậy. Có phải công an, quản lý thị trường thì nói tiếng nghen. Đừng có hù à…”. Khi nghe chúng tôi giới thiệu là 2 khách “dưới tỉnh” lên Sài Gòn mua hóa chất về mở lò sản xuất cà phê, bà chủ dịu giọng, bắt đầu tư vấn cách chế biến cà phê bằng bột bắp, đậu nành… mà bà học được từ những khách hàng hay mua phụ gia tại đây.
 
Bà Thảo nói ai muốn sản xuất cà phê theo công thức “không cà hoặc ít cà” đều phải mua các loại hóa chất có tên: CNC, caramen, tinh sữa, tinh ca cao, tinh cà phê, bơ công nghiệp, đường hoá học, bột vani…
Caramen tạo mùi, màu và vị đắng tự nhiên  Tôi hỏi: “Chi nhiều dữ vậy?”. Bà Thảo cười, nhanh nhảu giải thích: “Chất CNC làm keo cà phê. Đảm bảo khi anh cho chất này vào là cà phê khi pha sẽ có chất kết dính sền sệt nhìn rất bắt mắt. Caramen thì tạo mùi vị. Anh muốn đắng kiểu nào cũng được, mùi nào cũng có. Còn chất tạo bột trắng này thì chỉ cần cho một chút là ly cà phê đầy tràn bọt khi khuấy nhẹ rồi…”.
Giá các loại hóa chất này cũng không “mềm” chút nào. Trên mỗi loại đều có ghi bảng giá rất cụ thể. Chất CNC, caramen có giá dao động từ 250.000-300.000 đồng/lít. Tinh sữa 120.000đ/kg, tinh ca cao giá 350.000đ/kg, bơ (mỡ) công nghiệp của Trung Quốc có giá chỉ 50-60.000đ/kg… Hỏi có loại nào của Việt Nam không, bà Thảo chỉ ngay về phía góc trong nhà: “Đấy. Mỡ động vật. Mỡ cừu đấy. Nhưng giá 270.000 đồng/kg. Loại mỡ này dùng sấy cà phê thì tốt lắm nhưng có ai mua loại này đâu. Lỗ chết…”.
 
Bình quân các cửa hàng này sẽ bán rẻ hơn 10.000-30.000 đồng cho mỗi loại hóa chất nếu khách mua sỉ, số lượng nhiều. Thường thì giá bán của các sạp bên ngoài cổng “mềm” hơn một chút so với các quầy bên trong chợ.
Tinh sữa cà phê
Để “níu khách”, bà Thảo còn nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi cách sử dụng các loại hóa chất này sao cho phù hợp. “Anh mới mở lò, chắc chưa có kinh nghiệm lắm đâu… Sau khi bắp và đậu nành được xay nhuyễn, anh cho chút tinh sữa này vào thì bột trở lên bóng mịn, thơm và ngậy lắm. Muốn cà phê có mùi thơm phức như loại thượng hạng thì cho thêm tinh ca cao này vào. Khi pha chế, anh cho thêm ít đường hóa học vào thì đảm bảo dù bột bắp, đậu nành cháy đen, đắng cỡ nào nhưng khi cho vào sẽ giúp cho bột có vị ngọt, đắng tự nhiên. Để cà phê thêm đậm thì pha chút rượu Rum vào thì bột bắp cũng thành cà phê số một”.

Mỡ công nghiệp xuất xứ Trung Quốc để tạo độ béo ngậy cho cà phê 
Ngoài việc bán hóa chất, nhiều cửa hàng ở chợ Kim Biên còn bán loại bao bì mẫu dùng để đựng cà phê. Nhiều nhất là khu vực đường Trang Tử (phường 14, quận 5). Ở đây thiết kế sẵn cả chục loại bao bì cực kỳ bắt mắt, rất đẹp với đủ trọng lượng khác nhau. Hầu hết cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ thường đến đây để lấy hàng. Giá bao bì mẫu khoảng 140.000 đồng/kg. Thông thường, các cửa hàng này chỉ nhận làm mẫu với số lượng từ 5kg bao trở lên. Mua bao xong chủ nhân muốn in tên gì lên trên cũng được, chỉ cần đem đến tiệm, chớp nhoáng là xong…
Mang mớ hóa chất, hương liệu pha chế cà phê bẩn về mà lòng chúng tôi không thôi cảm giác hoang mang. Tôi chợt nhớ câu nói của người pha chế cà phê có tâm là ông Nguyễn T.C: “Nông dân trồng cà phê thì ít người giàu, nhưng các công ty cà phê lớn nhỏ đều giàu cả!”.
Đủ kiểu biến hóa

Theo chân một người thân vào chợ Kim Biên, quận 5, TPHCM để chọn mua hương liệu chuẩn bị cho việc kinh doanh quán cà ri dê, tôi sững sờ khi biết có đến hơn 50 loại hương liệu được dùng để nấu món cà ri vốn được coi là đặc sản này. Một chủ cửa hàng ở đây cho biết muốn có hai loại hương liệu cà ri dê kiểu Ấn Độ.
 
“Một nồi cà ri khoảng 50 lít chỉ cần ngâm 5 gói hương liệu này vào là trở thành đặc sản, ngon hết chỗ chê”.

Trong khi đó, hương liệu nấu món bò kho cũng có đến 10 loại. Theo người bán hàng, còn có nhiều loại hương liệu để nấu bún riêu, gạch cua, hương liệu cà phê, nấu phở gà, bò các loại hương liệu chế nước cam, táo, chanh...

“Tại khu vực chợ Kim Biên, có tiền là có hóa chất” - người bán hàng ở cửa hàng có tên Tấn Phát nói. Tại sạp này bán đến cả trăm loại hóa chất, chủ yếu là hóa chất phụ gia thực phẩm, công nghiệp. Ngoài ra còn có 20-30 mặt hàng là hương liệu màu dùng trong chế biến thực phẩm.

“Từ hương liệu ca cao, hương thịt heo đến các loại hương liệu chống ẩm mốc, nước rửa chén, dầu gội”- chủ cửa hàng giới thiệu. Hỏi mua hóa chất tẩy trắng, người bán hồ hởi: “Magnesium Sunlfate tẩy trắng ngó sen, dừa, rau hoàn hảo”.

Chủ cửa hàng cũng thừa nhận đây là hóa chất công nghiệp dùng để tẩy vải sợi, nhưng trấn an: “Không sao, vẫn dùng được cho cả thực phẩm!”.

Tại cửa hàng B.T cách đó không xa, đặt vấn đề mở quán bán hủ tiếu, bún bò..., chúng tôi được giới thiệu 3 loại hương liệu để nấu bún bò mà không cần phải tốn công mất của đi mua xương bò về hầm.

Theo người này, chỉ cần bỏ 2g hương liệu bò hầm vào nồi 20 lít là đã có nồi nước bún bò ngon tuyệt đỉnh. Trong khi đó ở ki ốt D.L, người bán hàng cho biết có bán hóa chất Sulfite để “làm đẹp” cho da lợn và bún. Nhưng ít ai biết được hóa chất này lại dùng tẩy trắng mủ cao su.

“Bằng một gói hương liệu heo, anh có thể hô biến miếng thịt heo đã bị ôi hay heo bệnh thành thịt heo tươi ngon”- người bán hàng có tên Hoa ở cửa hàng N. giới thiệu. Nơi đây còn bán hàng loạt hương liệu để biến một ly sữa đậu nành thành một ly cà phê chồn thơm ngon bằng một chút hương cà phê chồn. Giá một 1g hương liệu cà phê chồn chỉ 10.000 đồng và có thể “chế” được 10 ly.

Loại phẩm màu công nghiệp này có thể làm món bún riêu cua như thịt cua thật.

Đầu độc mọi nơi

Theo Ban quản lý chợ Kim Biên, mỗi năm nơi đây kết hợp với Chi cục quản lý thị trường và Sở Y tế TPHCM kiểm tra nhiều lần với hàng trăm mặt hàng nhưng sau kiểm tra đâu rồi lại vào đấy. Lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng nên nhiều công ty, tiểu thương tìm mọi cách nhập hóa chất công nghiệp để được hưởng thuế suất thấp, giá rẻ nhưng khi bán ra lại thu về lợi nhuận rất cao.

Theo bà Lưu Thị Kim Nhung- Trưởng Ban quản lý chợ Kim Biên, nếu như không tập hợp các hộ kinh doanh lại thành một trung tâm chuyên kinh doanh hóa chất thì việc kiểm tra xử lý như hiện nay chỉ là bắt cóc bỏ dĩa.

Bà Nhung cho biết, hiện các hộ kinh doanh này được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép ghi rất chung chung là “buôn bán hoá chất”, chứ không nêu rõ ràng loại hoá công nghiệp hay thực phẩm nên các cửa hàng vô tư lách luật. Đó là chưa kể việc buôn bán lén lút các mặt hàng không được phép rất khó phát hiện.

Sau khi lấy ngẫu nhiên 30 mẫu thực phẩm ở chợ và siêu thị để xét nghiệm phẩm màu và chất bảo quản, Viện Vệ sinh y tế công cộng TPHCM cho biết: Rất nhiều loại thực phẩm có hàm lượng phẩm màu và chất bảo quản vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt nhiều mẫu thực phẩm ngậm quá nhiều chất cấm là phẩm màu công nghiệp.

Theo ông Võ Trọng Thiện- Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TPHCM, trong 30 mẫu thịt heo quay lấy ở chợ và các cơ sở trên địa bàn TPHCM có đến 4 mẫu ở 4 cơ sở dùng phẩm màu không cho phép. Trong khi đó, bắp chiên, tương ớt, 100 mẫu thì có đến gần một nửa sử dụng chất Sunset FCF độc hại.

“Trong 50 mẫu hạt dưa mà khách hàng mang đến nhờ Viện kiểm nghiệm có đến 47% hạt dưa sử dụng phẩm màu cấm, trong khi 159 mẫu tương ớt thì có 3 mẫu dùng phẩm màu ngoài danh mục, có nhiều thực phẩm ngâm 3-4 lần phẩm màu độc hại”- ông Thiện cho biết.

Về chất bảo quản, lấy ngẫu nhiên 30 mẫu thịt chà bông ở chợ thì có 5 mẫu không đạt. Tương tự, 28 mẫu rau quả muối chua cũng có đến 3 mẫu dùng chất bảo quản cấm Natribenzoat. Nguy hiểm nhất, 30 mẫu mì ăn liền thì có đến 33,3% dùng chất cấm Natribenzoat để bảo quản và 30 mẫu bánh bao thì có đến 28 mẫu dùng chất bảo quản không đạt.

Ông Thiện lý giải do phẩm màu công nghiệp làm sản phẩm trông đẹp và rẻ tiền hơn phẩm màu tự nhiên, vì thế không ít cơ sở chế biến thực phẩm nhắm mắt làm ngơ với sức khỏe người tiêu dùng.

Theo bà Nguyễn Khánh Trâm- Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, dù không muốn nhưng vẫn có hơn 63 % người tiêu dùng phải ăn thức ăn nhuộm màu bất đắc dĩ và 20% người tiêu dùng mua phẩm màu có thể không rõ nguồn gốc ở chợ để tự chế biến thực phẩm.
Thêm 5 mẫu sữa và thạch không phát hiện có chất DEHP
Chủ nhật, 05/06/2011, 02:56 (GMT+7)
* Thực phẩm chức năng chứa chất DBP chưa được cấp phép nhập khẩu(SGGP).- Ngày 4-6, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thông báo, sau khi lấy mẫu kiểm nghiệm 5 mẩu đồ uống đang lưu hành trên thị trường nước ta không phát hiện có chứa chất DEHP, cục đã tiếp tục lấy một sản phẩm ngẫu nhiên được cho là có thể sử dụng chất phụ gia tạo đục DEHP, chuyển Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia phân tích.
Kết quả cho thấy, các mẫu nước rau câu Long Hải (Công ty TNHH Long Hải), sữa chua Ba Vì, sữa tươi Ba Vì (Công ty cổ phần Sữa quốc tế), thạch sữa chua 319 (Công ty cổ phần 319 HN), thạch rau câu (Công ty Vietfoods) đều không phát hiện chứa hóa chất DEHP.

Liên quan tới việc Công ty New Choice Foods (Bình Dương) phải thu hồi tất cả sản phẩm thạch rau câu hương vị khoai môn nhãn hiệu TARO vì chứa chất phụ gia tạo đục DEHP, Cục ATVSTP cho biết, đến nay công ty này đã thu hồi được trên 5.700 thùng sản phẩm trên và hiện còn khoảng 1.500 thùng thạch rau câu nhãn hiệu trên đang được công ty tiếp tục thu hồi.
Công ty New Choice Foods cũng cam kết, đến hết ngày 6-6, sẽ thực hiện thu hồi toàn bộ số sản phẩm trên.
Liên quan tới thông tin Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục thông báo, phát hiện thêm chất hóa dẻo độc dibutylphtalate (DBP) trong thực phẩm làm đẹp con nhộng Zoeyen, của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học CPC, ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục ATVSTP, cho biết: Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện thực phẩm chức năng Zoeyen chưa được cấp phép nhập khẩu và bán tại Việt Nam. DBP là chất hóa dẻo được phát hiện trong thực phẩm sau DEHP, có nguy cơ kích thích dậy thì sớm ở bé gái, gây lệch lạc giới tính nam và gây dị dạng cơ quan sinh sản.
K.QUỐC 
Nhiều thực phẩm “ngậm” phụ gia độc hại
Thứ hai, 06/06/2011, 23:36 (GMT+7)
(SGGP). – Hội thảo “An toàn thực phẩm với sức khỏe cộng đồng - Phụ gia thực phẩm và những nguy cơ tiềm ẩn” vừa tổ chức tại TPHCM, ông Võ Trọng Thiện - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TPHCM, cho biết trong 30 mẫu thịt heo quay lấy ở chợ và các cơ sở trên địa bàn TPHCM được kiểm nghiệm có đến 4 mẫu ở 4 cơ sở dùng phẩm màu không cho phép. 
Trong khi đó, bắp chiên, tương ớt, 100 mẫu thì có đến gần một nửa sử dụng chất Sunset FCF độc hại. Trong 50 mẫu hạt dưa mà khách hàng mang đến nhờ Viện Vệ sinh y tế công cộng kiểm nghiệm có đến 47% hạt dưa sử dụng phẩm màu cấm, trong khi 159 mẫu tương ớt thì có 3 mẫu dùng phẩm màu ngoài danh mục, có nhiều thực phẩm ngâm 3 - 4 lần phẩm màu độc hại.

Về chất bảo quản, lấy ngẫu nhiên 30 mẫu thịt chà bông ở chợ thì có 5 mẫu không đạt. Tương tự, 28 mẫu rau quả muối chua cũng có đến 3 mẫu dùng chất bảo quản cấm Natribenzoat.

Nguy hiểm nhất, 30 mẫu mì ăn liền thì có đến 33,3% dùng chất cấm Natribenzoat để bảo quản và 30 mẫu bánh bao thì có đến 28 mẫu dùng chất bảo quản không đạt.
Tg.LÂM