Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011

Những lời nhận định về người Việt
Lời người đǎng tải bài viết: Bài viết dưới đây được thu lượm trên emails của chúng tôi do các quý bạn hữu chuyển đến. Rất tiếc bài không có tựa và không ghi xuất xứ. Chúng tôi xin mạn phép đặt tựa đề cho bài viết là “Những lời nhận định về người Việt.”  Chúng tôi sẽ sửa lại tựa đề vừa khi nhận được tựa đề chính thức của bài viết. Bài viết cũng không có tên tác giả, và chúng tôi cũng sẽ chỉnh sửa lại sau khi biết tên tác giả.
Chúng ta đang đi trên một số nhận định và quan điểm trước khi bước vào triển khai một dự án quan trọng nhằm giải phóng tù nhân chính trị tại Việt Nam.
Blog Quan Điểm Việt Nam 2011 mang chủ đề Thanh Niên Việt nam vì tự do và hạnh phúc dân tộc đốt lên ngọn lửa cách mạng rất mong muốn đón nhận tất cả quan điểm chia xẻ của tất cả quý thân hữu trong và ngoài nước. Email: viettrade.net@gmail.com
Đây là nhận định và ý kiến cá nhân của người viết mà thôi. Đúng hay sai còn tùy hoàn cảnh, kinh nghiệm và sự thẩm định của mỗi độc giả.


Cụ Trần Trọng Kim, một nhà giáo lỗi lạc, một học giả danh tiếng và cũng là vị Thủ Tướng đầu tiên của Việt Nam, đã viết trong bộ sử “Việt Nam Sử Lược” (1925) về tính tình, tư cách của người Việt Nam (nguyên văn – trang 7 tiểu mục “Người Việt Nam”) như sau:

“Về đàng trí tuệ và tính tình thì người Việt nam có cả tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quí sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, làm năm Đạo Thường cho sự ăn ở. Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỉ quyệt, và hay bài bác nhạo chế. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn sự hòa bình, nhưng mà khi đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.

Tâm địa nông nổi hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma tin quỉ, sùng sự lễ bái, nhưng mà vẫn không nhiệt tín tôn giáo nào cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác, nhưng có lòng Nhân, biết thương người và hay nhớ ơn.”

Những lời nhận định về người Việt này đã cũ trên 80 năm mà chưa thấy ai lên tiếng phê phán Cụ là “không chính xác,” “sai lầm,” “thiếu công minh,” “thiên vị” hay “sỉ nhục dân tộc!” Nhiều người còn cho là Cụ có nhiệt tâm muốn thành thật vạch ra những cái tốt và cái xấu của người mình để hậu sinh học hỏi, sửa đổi; hầu xây dựng một tương lai trong sáng và tiến bộ cho đất nuớc.

Đất nước vừa trải qua những biến cố nghiêm trọng, lòng người hoang mang, ngờ vực, suy tư… Người Việt ở trong nước cũng như ở hải ngọai đã có rất nhiều băn khoăn nan giải về vấn đề “mình phải tự nghĩ về mình thế nào?” hoặc “mình nên trả lời thế nào về dân tộc mình trong trường hợp có người ngọai quốc hỏi?” Trong bài nhận định này, tôi xin phép theo bước chân của cụ Trần Trọng Kim để đóng góp một vài ý kiến cá nhân có thể còn rất phiến diện. Rất mong được quí vị độc giả chỉ giáo thêm.

Trong thời buổi này, người Việt, chẳng cần phải tự hào mà cũng chẳng cần phải tự ti. Khi được hỏi mình cứ trả lời cho đúng, đầy đủ, vừa phải, không dư thừa … là được rồi. Chối bỏ nguồn gốc của mình, hay vênh vang ngạo mạn đều hồ đồ cả - Cứ nói sự thật. Việt Nam cũng như mọi dân tộc khác, cũng có cái hay cái đẹp, cũng có cái xấu xa. Tự hào, hay tự ti, là ở ngay chính con người mình. Nếu mình thật sự giỏi thì chẳng cần biết mình là dân tộc nào, thiên hạ đều phục.

Người Việt chẳng có gì mà phải tự ti. Thế giới còn có nhiều nước tệ hại, kinh sợ hơn Việt Nam nhiều: cướp bóc giữa ban ngày, đĩ điếm đứng đầy đường, dân đen bị bóc lột hành hạ tàn nhẫn hơn, chính phủ độc tài cai trị sắt máu hơn, xã hội bị phân hoá khủng khiếp hơn, tham nhũng ở nhiều nước còn tàn chi hơn… (tôi không tiện liệt kê tên các quốc gia này vì vấn đề tế nhị!) Tóm lại, chẳng có lý do gì phải tự ti mặc cảm.

Người Việt Nam cũng chẳng có gì quá đáng để tự hào. Tự hào thế nào được khi quốc gia bị bêu riếu mọi nơi là lạc hậu. Tự hào thế nào được khi quốc tế liệt kê Việt Nam trong danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo tận mạng, tham nhũng như ranh, dân trí đội sổ, dân chủ có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời… Chắc chắn sẽ có người sẽ giận dữ lên tiếng nhắc nhở tôi về lịch sử vẻ vang của Việt Nam, cái tài quân sự của người Việt, đánh thắng đế quốc Mông cổ; và mới đây đánh thắng luôn một lúc 3 đế quốc. Trong vấn để chiến thắng trong lịch sử này, tôi xin dẫn một câu chuyện điển hình về đại sứ VN tại Thái Lan mới đây để quí vi suy gẫm. Đại sứ VC đã trình bày một cách tự hào về Việt Nam với Quốc Vương Thái Lan là:

”Nước Việt Nam chúng tôi rất tự hào vì đã đánh thắng 3 đế quốc.”

Quốc Vương Thái Lan điềm đạm trả lời đại sứ VN là:

“Nước Thái lan chúng tôi cũng rất tự hào vì không phải đánh nhau với một đế quốc nào cả!” (nên biết Thái Lan cũng không phải đánh nhau với quân Mông cổ!)

Lịch sử Việt Nam hiện nay đã được viết dài dòng về công cuộc đấu tranh chống Pháp giành độc lập cho 25 (?) triệu dân Việt. Kết quả đưa đến việc thực dân Pháp đầu hàng sau trận Điện Biên Phủ 1954. Đồng thời, lịch sử thế giới cũng ghi lại là Thánh Gandhi của Ấn độ, giành lại độc lập cho 600 triệu dân Ấn độ mà không phải đổ một giọt máu nào. Ngay như thiên tài quân sự Tôn T ử (trong “Binh pháp Tôn T ử,” trang 4, Thiên thứ 3 “Mưu Công”) đã định nghĩa thế nào là “Quân sự giỏi” như sau (nguyên văn):

“Đại phàm cái phép dụng binh, làm cho cả nước địch khuất phục trọn vẹn là thượng sách, đánh nó là kém hơn... Thế nên bách chiến bách thắng cũng chưa phải cách sáng suốt trong sự sáng suốt. Không cần đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới gọi là sáng suốt nhất trong sự sáng suốt.

Cho nên thượng sách trong việc dùng binh là lấy mưu lược để thắng địch, kế đó là thắng địch bằng ngoại giao, kế nữa là dùng binh thắng địch, hạ sách là tấn công thành trì… Cho nên người giỏi dụng binh, thắng được địch quân mà không phải giao chiến, đoạt thành mà không cần tấn công, phá quốc mà không cần đánh lâu, nhất định phải dùng mưu lược toàn thắng mà thủ thắng trong thiên hạ, quân không mỏi mệt mà vẫn giành được thắng lợi hoàn toàn.”

Như vậy, “thắng mà không phải đổ một giọt máu nào!” mới gọi là giỏi. Chứ còn phải nướng vài triệu nhân mạng để giải phóng vài chục triệu nhân mạng thì không biết phải nói hay ở chỗ nào?… Cũng nên biết thêm, thực dân Pháp mặc dù không bị thua trận ở Algeria, nhưng thực dân Pháp đã phải tự động trả độc lập cho Algeria (hoàn cảnh quốc gia này bị Pháp đô hộ giống y hệt như hoàn cảnh của Việt Nam) vì chính sách thực dân đã bị xem là lỗi thời, bị quốc tế phỉ báng…

Hiển nhiên, nhiều người ngoại quốc đã có sẵn những thành kiến về người Á châu nói chung (và người Việt Nam nói riêng) là hay ăn cắp vặt, lười biếng, ở bẩn, thiếu vệ sinh… thì mình cũng giải thích với họ là dân tộc nào cũng có kẻ thế này người thế khác. Hoặc gặp kẻ tán tụng dân tộc mình (phần lớn vì vấn đề thông lệ giao tế, không biết họ có thành thật hay không?) như là: “À! Anh thuộc về dân tộc vẻ vang nhất của thời đại…” Thì cũng từ tốn cố giải thích với họ là bây giờ là thế kỷ 21 rồi, những chuyện đánh nhau không cần thiết đó đã xưa rồi, bỏ qua đi tám, lập lại cũng chẳng có ích lợi gì. Những “vẻ vang” đó không thể tự nhiên mang lại no ấm, hạnh phúc hơn cho dân tộc…

Hãy nghe một nữ sinh viên Việt Nam du học (bây giờ còn được gọi là du sinh) ở Singapore (Tân Gia Ba) đã tâm sự như sau:

“Em chả dám bàn về chính chị chính em gì hết. Bởi vì bố mẹ bảo em là con gái không nên xen vào chuyện làng chuyện nước!

Năm 2001, cả dòng họ nhà em chắt mót lắm mới đủ tiền cho em đi Singapore du học tự túc. Thời gian mới qua em rất bất ngờ vì người dân bên đó hòa đồng và mến khách còn hơn cả cái kiểu tiếp khách của các bác trong các chương trình du lịch bên mình nhiều lắm. Em có một cô bạn gái người Singapore bên đấy. Hôm nọ, cô ấy rủ em đến nhà mấy người bạn Singapore chơi. Cô ấy lại dặn em là ‘khi người ta hỏi thì đừng bảo là người Việt Nam nhá!’ Em ức lắm và vì tự ái dân tộc nữa nên đến lúc mấy người kia hỏi em cứ nghênh mặt lên và trả lời ngay: ‘I am Vietnamese.’ Úi giời ơi! Sau câu trả lời ấy thái độ của cả nhóm thay đổi ngay. Cả buổi chẳng có ma nào hỏi han gì đến em câu nào nữa. Khi về cô bạn kia mới giải thích cho biết phụ nữ Singapore rất có ác cảm với phụ nữ Việt Nam bởi vì 80% phụ nữ Việt Nam qua Singapore đều làm điếm hết. Họ không muốn thân với em vì sợ em sẽ cướp chồng họ.

Đấy! Các bác cho em lời khuyên là có nên nghênh mặt bảo mình là người Việt Nam nữa không?”

Chúng ta nên buồn năm phút!! Hay nên tự hào năm phút?!

Nghiêm chỉnh mà nói cho nhau nghe, hay để dạy dỗ con cái thôi… là Việt Nam có nhiều cái rất đẹp và đáng tự hào. Bởi vì một cô gái xấu xí đến đâu, nếu nhìn kỹ vẫn tìm thấy một vài nét đặc biệt. Chẳng hạn cái thông minh cũng có thể làm mờ các khuyết điểm khác đi. Đất nước không thể vì một nền kinh tế chậm tiến, lạc hậu, nghèo đói, bị đè đầu cưỡi cổ triền miên mà người dân phải cho rằng mình đành chịu đựng một sự nhục nhã. Lịch sử Việt Nam dài hơn 4000 năm thì 60 hay 100 năm đâu có nghĩa lý gì. Nếu phải so sánh với các nước khác trên thế giới thì vấn đề lạc hậu, xuống dốc như thế này phải làm các ông lãnh đạo cảm thấy xấu họ mới đúng. Người dân đen không có gì phải xấu hổ cả. Kể cả cô em gái du học ở Singapore !

Ở hoàn cảnh nào cũng vậy. Không ai muốn vạch áo cho người xem lưng. Nhưng phải nói cho nhau nghe là ở Việt Nam hiện nay, lãnh đạo không hề để ý gì đến văn hóa Việt Nam ; cho nên nền văn hóa cứ thế mà tụt dốc phi mã. Các lãnh tụ “siêu việt,” “kiệt xuất” hoang tưởng chỉ có một cách, một phương thức một bài duy nhất dùng để phô trương, tự hào về Việt Nam là “chiến thắng vinh quang;” ngoài ra không có một thực chất hay một khả năng nào có thể dùng để xây dựng, phát triển dân giầu nước mạnh được. Nhật Bản sau 30 năm bại trận, từ đống tro tàn, không tài nguyên… trở thành một siêu cường của thế giới. Việt Nam sau 30 năm chiến thắng vinh quang, với tài nguyên dồi dào… vẫn không làm nổi một cái đinh ốc cho ra hồn. Hoang tưởng là ở chỗ đó.

Ở ngoại quốc, khi nói đến Việt Nam là người ta nghĩ ngay đến các vấn đề “nghèo,” “cộng sản,” “vòng lẩn quẩn cộng sản - nghèo…” toàn những cái “negative values;” chứ chẳng thấy “vinh quang” ở đâu cả? … Không hiểu dân tộc Việt Nam mắc nợ gì với CS mà CS cứ đeo dính dân tộc mình hoài vậy? (nên biết trên thế giới có trên 193 quốc gia – kể cả Vatican City - nhưng chỉ còn vỏn vẹn có 4 dân tộc “anh hùng” vẫn còn mắc nợ CS thôi!?)

Mỗi người có quan điểm chiến lược khác nhau; Có mức độ kỳ vọng khác nhau. Nhưng tôi nhìn nhận là người Việt có một số ưu điểm như sau:

1- Chịu được gian khổ (bị đô hộ trên 1000 năm vẫn sống; ăn “bobo,” khoai sắn độn dài dài vẫn sống; bị tù đày dài dài vẫn sống; nhịn đói 10 - 20 ngày trên biển vẫn sống…)

2- Tương đối dễ hòa và hội nhập với nền văn hóa dị biệt của nước người

3- Tương đối chăm chỉ so với một số dân tộc khác

4- Tương đối thông minh (không ngu quá!)

Chỉ có cái điểm “chịu đựng” là coi bộ nổi bật. Ba điểm còn lại cũng còn lờ mờ, khó nói, không rõ cho lắm! Nhưng mà dân tộc nào chả thế! Không chịu đựng được thì đã họ tự sát hết từ lâu rồi còn gì. Mà đâu có thấy dân tộc nào tự tử ào ào một lúc chỉ vì khổ quá đâu?

Nói về “văn hoá lưu vong” dường như chỉ có Do thái và Việt Nam có. Nhưng so sánh Do thái và Việt Nam có vẻ không công bằng. Dân Do thái bỏ đất đai ra đi vì bị các áp lực tôn giáo (Hồi giáo) và chủng tộc (Ả rập) ở Địa trung hải quá mạnh. Nếu ở lại họ sẽ bị tiêu diệt, bị xóa sổ. Dân Việt Nam bỏ đất nước ra đi bởi vì chính trị của người chính người Việt Nam chứ không phải vì áp lực của lân bang (hãy xem lại lịch sử thấy là dù Tầu có đánh mạnh đến đâu đi nữa, thì người Việt vẫn bám lấy đất và chiến đấu đến cùng!) Cái giống nhau là dân Do thái và dân Việt sống rải rác ở nhiều quốc gia Âu châu vẫn nhất là ở Hoa kỳ. Bây giờ hãy nhìn dân Do thái và dân Việt lưu vòng trên đất Mỹ. Chúng ta tìm thấy rất nhiều chuyện để học từ dân Do thái.

Người Do thái ở Mỹ không phải là những người “…bài bác nhạo chế nhau… thường thì nhút nhát… hay khiếp sợ… tâm địa nông nổi hay làm liều… không kiên nhẫn… hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài… hiếu danh vọng… thích chơi bời, mê cờ bạc… Kiêu ngạo và hay nói khoác… (nguyên văn lời của cụ Trần Trọng Kim đã viết ở phần trên!)” như dân Việt lưu vong. Ngược lại, dân Do thái (lưu vong) gián tiếp chỉ huy mọi chính sách của Mỹ: người Do thái gần như hoàn toàn kiểm soát nhiều lãnh vực quan trọng nhất trong sinh hoạt kinh tế (nhà băng, thị trường chứng khoán…) và khoa học (giáo sư đại học, khoa học khảo cứu gia, bác học…) và quan trọng nhất là hoàn toàn kiểm soát “media” (truyền thông, báo chí, kỹ nghệ phim ảnh, truyền hình...) ở Hoa K ỳ, Chỉ riêng với vấn để truyền thông (“media”) này, người Do thái đã dùng nó để hướng dư luận và quan điểm của dân Mỹ và đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách lãnh đạo đối nội cũng như đối ngoại của Hoa kỳ theo các chiều hướng có lợi cho quốc gia Do thái. Vì vậy, Do thái chỉ có khoảng 3 triệu dân vẫn đánh thắng một cách rất dễ dàng các liên minh quân sự của Ả Rập có đến trên 100 triệu! Người Do thái lưu vong không cần phải lên tiếng tự hào về dòng giống Do thái của họ. Các dân tộc khác sống trên đất Mỹ phải tự nhiên nể và sợ họ là đằng khác!

Dân Việt lưu vong không có cái gì phải xấu hổ về sự lưu vong của mình. Có xấu hổ hay không là những các nỗ lực khoe khang hoang tưởng, phỉ báng lẫn nhau, ném bùn vào mặt nhau, đâm sau lưng nhau ở hải ngoại. Dân Việt Nam lưu vong mình nên cố gắng nhìn bài học lưu vong của dân Do thái để xây dựng một niềm tự hào, một sức mạnh lưu vong riêng cho chính mình.

Lúc nào cũng ra rả chiến thắng này, chiến thắng nọ; nhưng nhìn lại xem ai? Phe nào? là những người thực sự chịu đau khổ. Thực tế cho thấy “kẻ thua” thì ngoài một số ít chết (tỉ lệ số chết quá nhỏ so với dân và quân Việt bị chết!) chẳng thương tổn gì gọi là quá đáng cả. Họ vẫn là cường quốc, vẫn mạnh giỏi. Còn nước Việt Nam dân số đứng thứ 13 trên thế giới, với diện tích thuộc hàng trung vẫn bị coi là “nhược tiểu” (hãy xem nước Đức với diện tích và dân số như Việt Nam mà không bao giờ bị xem là nhược tiểu!) mà lại có về hài lòng! Tự sướng tự rên! Tự hào! Không biết lấy ở đâu ra? Tại sao chúng ta không làm cho mình thật mạnh để không nước nào dám xâm lấn, dám xâm lăng, dám cai trị chúng ta? Chúng ta tự hào thông minh, nhưng đó chỉ là cái thông minh vặt. Chúng ta dùng những “thành tích” nổi bật của một số nhỏ người Việt ở nước ngoài để cho rằng Việt Nam giỏi, nhưng đó chỉ là cái “tâm lý nhược tiểu.” Chúng ta phải dùng những cái “không phải của mình” để “tự khen;” đem những lời khen “ngọai giao” của người ngoại quốc để “tự thỏa mãn” cái tâm lý nhược tiểu của mình. Những người được đào tạo tài giỏi ở nước ngoài là nhờ “tài của nước ngoài” chứ không phải cái “tài của nước mình,” chưa đáng được dùng để gọi là “tự hào dân tộc.” Phải chờ đến lúc có du sinh ngọai quốc nài nỉ, nộp đơn xin được đến “du học” ở Việt Nam để học cái tài của nước Việt mình thì mới tính đến chuyện “tự hào” cũng chưa muộn!

Nếu chúng ta không suy gẫm kỹ lưỡng và đánh giá cho đúng con người mình, không dám nhìn thẳng vào sự yếu kém chung của mình, mà chỉ nhìn vào một vài “thành tích nổi bật lẻ tẻ” rồi tự hào, từ mãn thì đến muôn năm nữa vẫn không thoát ra khỏi cái thân phận nhược tiểu. Như vậy có một vấn để quan trọng thấy rõ không chối cãi được là vấn đề “lãnh đạo” (kể cả lọai lãnh đạo “sắt máu” như Hitler của Đức quốc xã!). Lãnh đạo sáng suốt sẽ đưa đất nước vượt lên các yếu kém lạc hậu, các chèn ép của quốc tế. Thật là buồn, nếu chưa muốn nói là một sự sỉ nhục phải là công dân dưới chế độ CS, đã và đang phải chấp nhận những kẻ không ra gì lãnh đạo mình. Đó là cái lãnh đạo thiếu đạo đức, lãnh đạo đang hủy hoại đạo đức, đang hủy họai truyền thống tốt lành của xã hội Việt Nam ; lãnh đạo dốt nát, độc ác, lãnh đạo lừa dối hành hạ dân lành… Ở Việt Nam bây giờ sự dối trả là căn bản cho mọi sinh hoạt của xã hội. Dối trá từ việc học hành, thi cử, việc làm, sản xuất cho đến thái độ cư xử với những người chung quanh… với một đất nước như vậy thì chỉ còn có các bác thật “anh hùng” và thật “kiệt xuất” mới dám có “can đảm” cảm thấy tự hào vì nó.

Cái oái oăm ở đây là hình như là người dân Việt Nam ở trong nước chưa cảm thấy có nhu cầu cần thiết để thay đổi chế độ và đòi hỏi thêm quyền chính trị. Bởi lẽ, như đã nói ở trên, người Việt Nam mình giỏi “chịu đựng” mà! Ừ thì chịu đựng nghèo, chịu đựng đói khổ đã đành; nay thậm chí còn giỏi chịu đựng cả sự sỉ nhục! Chưa có nhu cầu thay đổi, thì đào đâu ra động lực thay đổi. Không có động lực thì cũng kể như cứ việc thong thả nằm yên theo kiểu “con rùa lật ngửa” cho nó được việc! Cho qua ngày qua tháng! Muốn đi đến chỗ “có động lực” thì phải có một bộ máy giáo dục, thông tin hữu hiệu để giải thích cho mọi người hiểu tại sao cần phải có sự thay đổi (Nên biết “Lãnh đạo cũng giống như tã lót. Nó cần phải được thay thường xuyên – vì chung một lý do!) và thay đổi sẽ đem lại cho họ và con cháu họ những ích lợi gì. Nói tóm lại, đây là một chuyện to tát phải làm. Rất tiếc công việc này còn to tát hơn vì CS đã biến một khối 83 triệu người Việt thành mù, điếc và câm từ khuya rồi. Người có can đảm đi khai sáng họ sẽ bị lên án là “phản động!” Người muốn đi chữa bệnh nan y (Mù câm và điếc) sẽ phải trả giá rất đất như bị tù đày, bị bao vây an sinh… Thành ra, chỉ còn một giải pháp tiêu cực là đợi cho tham nhũng đến cùng cực, sự suy sụp đạo đức xã hội đến tột đỉnh thì CS sẽ tự nó hủy diệt nó! Cái giá của sự chờ đợi này có thể con đắt hơn mấy lần đi tù, bị bao vây kinh tế mà rất ít người biết…

Đôi khi mình cũng cần soi gương, không phải để tự ti hay tự hào, mà để tự đặt câu hỏi cho mình. Tự hỏi mình là tại sao người Việt thông minh mà dân tộc mình vẫn phải chịu nghèo đói; tại sao người Việt chăm chỉ mà vẫn còn người Việt đi làm thuê làm mướn với lương rẻ mạt ở những quốc gia cũng chẳng hơn Việt Nam bao nhiêu như Mã lai, Ba lan, Hung gia lợi…; Có lẽ vì vì chúng ta không dám chấp nhận sự thật, vẫn ngủ quên trên chiến thắng; vẫn coi thường những dân tộc khác mà không biết là họ khôn ngoan hơn mình.

Đôi khi cũng nên nhìn vào gương để thấy mình còn may mắn vì nước Việt Nam mình ít ra chưa biến thành một Tây tạng hay một Đài loan thứ hai. Cứ đem cái quá khứ vẻ vang của dân tộc ra mà tự hào thì cái hiện tại chỉ càng làm cho mình đau lòng thêm. Hãy nhìn các anh hùng dân tộc đã đứng lên chiến đấu dành độc lập cho đất nước. Nếu chỉ mấy ông ấy đứng lên một mình không thôi thì có lẽ đã bị Tầu hay Tây (hay Mỹ) nó mượn chỗ đội nón từ khuya rồi. Làm quái gì mà có được “chiến tích thần kỳ.” Các ông ấy phải cần có sự hy sinh vô bờ vô bến của dân ngu khu đen nữa chứ!!! Lãnh đạo đến; rồi lãnh đạo lại đi (hoặc bị tiêu diệt!) Nhưng dân thì muôn đời vẫn còn. Cổ nhân đã nói: “Quân nhất thời; Dân vạn đại!” là vậy. Dân tộc và nước Việt Nam đã bị vùi dập nhiều rồi; không đáng phải bị lãnh đạo (bất xứng) vùi dập thêm.

Lời Kết:

Trước khi muốn chạy, thì phải tập đi cái đã. Dù có muốn hay không, dù đã sửa sắc đẹp toàn diện rồi, mình cũng vẫn là người Việt Nam , điều đó không thể chối cãi được. Câu hỏi đơn giản là mình có tự hào về bản thân mình không? Nếu mình không có tự hào cá nhân thì cũng chưa nên bàn đến tự hào dân tộc.

Tự hào thì có nhiều thứ lắm. Lịch sử liệt kê ra hai loại tự hào là:

Thành quả quân sự (chiến tranh - Chiến tranh lại được chia ra làm hai loại: chiến tranh tự vệ và chiến tranh xâm lược mà ông cha mình gọi là “mở mang bỏ cõi!”).

Oái oăm là cả người tự vệ lẫn người xâm lược cùng tự hào một lượt. Người xâm lược tự hào về sức mạnh. Xâm lược thành công nhanh chóng trong một thời gian ngắn được xem như một niềm tự hào, một chiến tích vẻ vang… Người đấu tranh tự vệ giữ nước tự hào về sự kiên cường, bất khuất, anh dũng.

Thành quả xây dựng: Các nước giàu mạnh tân tiến ngoài cái tự hào chiến tranh họ còn tự hào về các công trình xây dựng lớn lao, nền kinh tế khoa học kỹ thuật vượt bực góp phần vào sự phát triển chung của thế giới.

Nhưng thật buồn là Việt Nam ta, cho đến nay chỉ có một cái tự hào về chiến tranh thôi! Tự hào chiến tranh cuối cùng là chiến thắng trong cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước!” Cái chiến tranh này xẩy ra đúng vào lúc thế giới đang ở giai đoạn chiến tranh lạnh (giữa “Tây Phương và Nga xô” hay là “Thế giới Tự do và Cộng Sản quốc tế”) thì chỉ riêng có một mình Việt Nam là nhào đầu vào chiến tranh nóng thôi! Việt Nam thắng trận có nên tự hào không? Có lẽ có ! Nhưng đó là tự hào của người Cộng sản chứ không phải là tự hào của “Tổ quốc Việt Nam .”

“Giặc Mỹ” đến giúp Nam Hàn tự do đánh nhau với CS Bắc Hàn trước khi có chiến tranh nóng ở Việt Nam . Bây giờ là năm 2007, chiến tranh nóng Việt Nam đã nguội ngơ rồi ! Dân tộc Việt Nam đã trở thành “dân tộc anh hùng rồi !” Bắc Hàn và Nam Hàn đã đồng ý chia lãnh thổ từ lâu rồi; “Đế quốc Mỹ” vẩn còn có quân đội đóng ở Nam Hàn. Đã có ai thấy là “đế quốc Mỹ” cướp một tấc đất nào của Nam Hàn không? “Đế quốc Mỹ” còn ở đó giúp Nam Hàn tự do phát triển thành một sức mạnh kinh tế giầu có nhất ở Á châu mà nhiều con gái nước Việt anh hùng muốn sang làm cô dâu! (Không thấy có cô gái Việt Nam nào muốn sang làm cô dâu ở Bắc Hàn anh hùng cả ! Lạ nhỉ !!!)
Dân Tộc Việt Nam Hèn Kém Hơn Dân Tộc Tunisia, Dân Tộc Ai Cập?

http://mylinhng.multiply.com/journal/item/2162/2162


Hiện tại trong những ngày qua, có hàng triệu người dân ở Tunisia, ở Ai Cập đang đứng lên biểu tình, làm những cuộc cách mạng lật đổ những tên độc tài Ben Ali (tổng thống 23 năm) và Hosni Mubarak (tổng thống 30 năm).  Sự kiện này như ngọn lửa đấu tranh đã lây lan rất nhanh sang các quốc gia khác như Jordan, Yemen, Algeria, Albania... và có nhiều bài viết đưa ra những nhận định ngọn lửa đấu tranh sẽ lan rộng đến Trung Cộng và Việt Nam.  Nhưng hiện tại, ở VN, mọi việc gần như im lìm.  Câu hỏi được đặt ra, có phải chăng dân tộc VN hèn kém hơn, chết nhát hơn, thiếu người dũng cảm hơn dân tộc Tunisia, dân tộc Ai Cập?

Vậy nếu nói dân tộc VN hèn kém hơn các dân tộc Tunisia, dân tộc Ai Cập, vậy tại sao có thể thoát khỏi kiếp 1000 năm đô hộ của giặc Tàu?  Suốt một ngàn năm Bắc thuộc đó, hàng triệu người đã hy sinh cho việc dựng nước và giữ nước.  Từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu... Đinh, Lê, Lý, Trần... cho đến vua Lê Lợi, vua Quang Trung...  Và ngày hôm nay, VN vẫn giữ vững ngôn ngữ, phong tục, tạp quán đặc thù.    Chúng ta có thể khẳng định rằng, dân tộc VN không chết nhát, không sợ hãi, không hèn kém hơn các dân tộc khác.   Vấn đề nằm ở chỗ người dân VN bị đầu độc bởi nguồn thông tin một chiều, nói thẳng ra là láo khoét, không có sự thật.

Nhân vật Josept Goebbels, người từ giữ chức vụ Bộ Trưởng Tuyên Truyền dưới thời Đức Quốc Xã Adolf Hitler đã từng nói: "Bất cứ một điều dối trá nào, nếu được lập đi lập lại hoài, sẽ trở thành một sự thật".  Trong tất cả quốc gia bị cộng sản nắm quyền, đều áp dụng lời nói này của Goebbels, coi đó như một thứ kinh điển để cai trị người dân.  Những ai muốn nói lên sự thật, tức là phản động, tức là chống lại Nhà cầm quyền, đương nhiên phải nằm trong nhà tù, hoặc phải bị xử tử bằng đủ mọi cách.  Có hàng trăm, hàng ngàn lời dối trá qua sự tuyên truyền của Nhà cầm quyền Hà Nội trong suốt 66 năm dài kể từ 1945 cho đến hôm nay, và hiện tại vẫn còn hàng triệu người dân tin tưởng đó là sự thật.  Thí dụ như trong cuộc chiến tranh xâm lược để bành trướng chủ nghĩa CS vào trong Nam,  Nhà cầm quyền Hà Nội đã láo khoét tuyên truyền rằng, người dân miền Nam dưới sự kềm kẹp của "Mỹ Ngụy", đời sống đói khổ triền miên, phải ăn cơm độn ngô khoai bằng muỗng dừa (lấy sọ dừa khô làm chén).  Bởi thế bộ máy tuyên truyền của Hà Nội mới có cớ để thúc dục hàng triệu thanh niên lên đường vào B (vượt Trường Sơn vào Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh) để "giải phóng" miền Nam.  Than ôi, sau tháng 4 năm 1975, những người bộ đội như nhà văn Dương Thu Hương, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, nhà văn Hoàng Ấu Phương (Bảo Ninh)... khi bước chân vào Sài Gòn đã bật khóc.  Một miền Nam giàu có và trù phú, lễ phép, đạo đức, tình người không thể tưởng tượng nỗi.  Gần như bất cứ nhà máy, hãng xưỡng nào có mặt trên thế giới vào lúc đó, miền Nam đều có, tổng cộng lúc đó trên 8000 hãng xưỡng lớn nhỏ, còn có cơ xưỡng lắp ráp xe hơi LaĐàLạt, trong khi đó Nam Hàn (Hàn Quốc) chưa có.  Vài tháng sau, người dân miền Bắc vào Nam, đã mang theo "chục chén sành", "nửa ký đường Cuba", "1, 2 ký gạo", "vài trăm gram mì chính (bột ngọt)", vài gói thuốc lá "Điện Biên, Vàm Cỏ" coi như là những món qùa "vô cùng sang trọng, qúy gía" để tặng cho thân nhân, họ hàng...  Hỡi ơi, một miền Bắc điêu tàn cùng cực, qua đời sống tem phiếu, mỗi người dân lãnh 2 mét vải Xô mỗi năm, chưa từng biết giấy đi cầu Kissme là gì, họ phải dùng lá, lá chuối và giấy báo thay cho giấy đi cầu.  Bởi thế, Hồ Chí Minh tuyên bố ngày 2 tháng 9, năm 1945, nửa nước Việt Nam (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) giành "độc lập" khỏi tay thực dân Pháp là một điều láo khoét nữa.  Thật ra, trước đó, HCM đã chết vì bịnh ho lao trong nhà tù HồngKông vào năm 1933.  Dựa theo cuốn sách "Từ Thực Dân Đến CS" của ông Hoàng Văn Chí, trang 79, có viết như sau: "Báo Daily worker, cơ quan của Đảng Cộng Sản Anh, đăng một tin vắn tắt, nói ông Hồ đã chết vì bệnh lao trong khám đường Hồng Kông nên cả mật thám Pháp lẫn CSVN đều tin là thực. Năm 1933, mật thám Pháp ghi vào hồ sơ Nguyễn Ái Quốc là đã chết ở Hồng Kông."  Thời này, bệnh ho lao là bất trị, làm gì có thuốc Streptomycine để NAQ có thể còn sống sót.  Thành ra, tên HCM tự nhận NAQ thành lập chính phủ lâm thời tại Tân Trào, đích thực là một tên gỉa mạo, nói thẳng là tên gián điệp Tàu Cộng, phục vụ dưới sự chỉ chị của Mao Trạch Đông, và sau này là Chu Ân Lai.  HCM phục vụ cho mẫu quốc Tàu thì lấy gì gọi là "độc lập".  Vì thế, chúng ta chẳng lạ gì khi HCM cùng đồng ý với Chu Ân Lai để chia nước Việt Nam ra làm 2 theo Hiệp Định Geneve 20 tháng 7 năm 1954.  Không một người Việt Nam nào đủ nhẫn tâm hay điên rồ để chia đôi đất nước VN, "độc lập" là thế ư?.  Đại diện chính quyền miền Nam thời đó là bác sỹ Trần Văn Đỗ đã cương quyết không ký vào bản Hiệp Định bán nước này.  Rồi đến 14 tháng 9 năm 1958, HCM lại dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu Cộng qua Công Hàm Bán Nước mà Phạm Văn Đồng trong vai trò thủ tướng đã ký, "độc lập" là thế ư?  Chưa kể đến nghi vấn 2 triệu dân miền Bắc phải chết đói năm Ất Dậu 1945, lý do tại sao?  Đơn giản thôi, cái chính phủ lâm thời ở Tân Trào và đoàn quân của nó chỉ phục vụ cho quyền lợi của Tàu Cộng, thu gom lúa thóc hết của dân cho đoàn quân, bất chấp cái đói, cái chết của dân Việt.  Bất cứ ai là người Việt Nam, phải viết lại những vần thơ của văn nô Tố Hữu, dưới sự đặt hàng của HCM, bắt học sinh, sinh viên VN phải học thuộc lòng, chắc sẽ cảm thấy vô cùng xấu hổ:

Giết, giết nữa, bàn tay không chút nghỉ
Cho ruộng đồng, lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu, rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt.

Đau thương cho cả một dân tộc, người VN phải đi tôn sùng một tên đồ tể giết người Mao Trạch Đông, thủ phạm cho cái chết của 60 triệu dân Trung Quốc.  Đau thương cho cả một dân tộc, đến giờ phút này, vẫn còn hàng triệu người dân Việt tiếp tục tin rằng, hoặc cho rằng HCM có công giải phóng và thống nhất đất nước.  Có thể nói, trước tháng 4/75, một nửa đất nước miền Bắc bị cai trị bởi bọn Tàu Cộng và Liên Xô, và sau tháng 4/75 cả một nước bị cai trị.  Đau thương cho cả một dân tộc, đến giờ phút này, Nhà cầm quyền Hà Nội còn bắt buộc học sinh, sinh viên phải học tập cái gọi là "Tư Tưởng HCM".  Đây cũng là sự tuyên truyền bịp bợm, dối trá của Nhà cầm quyền Hà Nội.  Tư Tưởng gì, ngoài tư tưởng Cải Cách Ruộng Đất, rập khuôn với Cách Mạng Văn Hóa của Tàu Cộng để giết ít nhất là 172 ngàn dân Việt Nam vô tội.  Đau thương cho cả một dân tộc, đến giờ phút này, người dân Việt Nam trong nước vẫn còn bị nhồi sọ bởi 700 cơ sở tuyên truyền phải đi theo chiều bên phải, như Bộ Trưởng Thông Tin Lê Doãn Hợp đã từng xác nhận.  Đau thương cho cả một dân tộc, đến giờ phút này, cả thế giới được thông tin tự do, trong khi người Việt Nam trong nước bị ngăn chặn bởi những bức tường lửa (firewall), bị cấm đoán, bị cản trở khi vào những trang web gọi là "phản động".  Nhà cầm quyền Hà Nội cũng đã và đang tìm mọi cách để cản trở việc người dân vào Paltalk, FaceBook, Twitter, và Multiply... Đau thương cho cả một dân tộc, đến giờ phút này, Nhà cầm quyền Hà Nội đã dâng Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Bãi Tục Lãm, Núi Đất (Lão Sơn), Hang Pắc Bó, trên 700 km vuông vùng biên giới Việt Trung, và các hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa, mà người trong nước ít ai biết đến.  Ngư dân Việt bị bắn, bị giết, bị bắt cóc, bị đâm gẫy đôi ghe đánh cá, bị đòi tiền chuộc bởi "tàu lạ", nói thẳng ra là tàu của Tàu Cộng mà chẳng thấy Nhà cầm quyền lên tiếng, hay bảo vệ, đôi lúc bà phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Nguyễn Phương Nga chỉ nói qua loa để gạt ngư dân mà thôi.  Có nhiều người đã nhận định nước Việt Nam đã hoàn toàn lệ thuộc vào Tàu Cộng qua việc ăn mừng Quốc Khánh 1/10 của Tàu Cộng trong dịp Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long và bộ phim "Lý Công Uẩn, Đường Tới Thành Thăng Long" cũng đã nói lên sự lệ thuộc đó, khi đạo diễn bộ phim lại là người Tàu, tất cả quan cảnh cũng của người Tàu, và đa số là người dân Tàu đóng phim, chỉ vài người trong bộ phim là người Việt thôi.  Chính bộ phim này, người dân phẫn nộ và các Đài Truyền Hình đã ngưng chiếu.  Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ cũng đã từng lên tiếng phản bác bộ phim này, và kết tội đích danh Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng phải chịu trách nhiệm đối với bộ phim Hán hóa này.

Hàng trăm, hàng ngàn điều dối trá mà Nhà cầm quyền Hà Nội đã tuyên truyền trong suốt một thời gian dài từ 1945 cho đến hôm nay 2011, vẫn có hàng triệu người dân xem đó là sự thật.  Những điều dối trá, tiếp tục lập đi lập lại hàng chục năm, đương nhiên trở thành sự thật theo Goebbels đã nói ở trên.  Lúc đó, con người như một cái máy phản xạ có điều kiện.  Điều kiện là hễ có ai nó đụng chạm đến Hồ Chí Minh, tự nhiên họ nhảy đổng lên chửi thề, chửi tục, rồi chụp mũ ngay là cái quân "phản động", chẳng cần phải suy nghĩ, hay phân tích lý lẽ, hay đi tìm sự thật.  Hễ ai vạch trần những sai lầm của Đảng, của Nhà cầm quyền, liền bị tố cáo ngay là thành phần phản động, thành chống phá đất nước, thành phần nói xấu đất nước.  Đất nước vô cùng tang thương ở chỗ, những nhà dân chủ yêu nước thương dân, bất khuất, dũng cảm như linh mục Nguyễn Văn Lý, chị LS Lê Thị Công Nhân, anh LS Nguyễn Văn Đài, anh LS Lê Công Định, anh KS Trần Huỳnh Duy Thức, anh trung tá Trần Anh Kim, anh KS Lê Thăng Long, anh KS Phạm Minh Hoàng, anh thày giáo Vũ Hùng, anh nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, anh bộ đội Trần Đức Thạch, anh sinh viên Ngô Quỳnh,  chị nhà báo Phạm Thanh Nghiên, chị nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, mục sư Dương Kim Khải, anh sinh viên Nguyễn Tấn Hoành, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, chị Đỗ Thị Minh Hạnh, anh Phạm Văn Viêm, TS luật Cù Huy Hà Vũ, anh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), anh thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung, anh LS Nguyễn Bắc Truyển, anh Nguyễn Văn Tính, anh Nguyễn Mạnh Sơn, anh Nguyễn Văn Túc, chị Nguyễn Kim Nhàn, anh Phạm Văn Trội, anh Nguyễn Bình Thành, anh Nguyễn Phong, chị Trần Thị Thúy, anh Nguyễn Thành Tâm, anh LS Phan Thanh Hải (AnhBaSaiGon), blogger Uyen Vũ, cựu Đảng Viên ĐCSVN Vi Đức Hồi, nhà giáo Đinh Đăng Định, chị Hồ Thị Bích Khương, anh MS Nguyễn Trung Tôn, MS Nguyễn Hồng Quang, anh Nguyễn Ngọc Quang, anh Lê Trí Tuệ, LS Lê Chí Quang... (còn qúa nhiều nên không nhớ hết, thành thật xin lỗi), lại bị kết tội thành phản động, phản quốc, rồi bị giam cầm.  Điều này cũng nói lên bản chất láo khoét của Nhà cầm quyền Hà Nội.  Trong khi đó, những tên cầm quyền kém học vấn, kém kiến thức, toàn là những lũ lưu manh mang bằng cấp tiến sỹ tại chức, cử nhân tại chức... và chúng nó độc tài độc đảng hại nước hại dân như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang vẫn tiếp tục đè đầu cỡi cổ người dân.  Sau Đại Hội 11 vừa qua, chúng nó lại theo kiểu "cha truyền con nối", kéo con cháu nó vào làm ủy viên trung ương của ĐCSVN, như Dũng kéo Nguyễn Thanh Nghị, và như Mạnh kéo Nông Quốc Tuấn (tên này hiện tại là Bí Thư tỉnh ủy Bắc Giang, con Tuấn là Nông Đức Hải, tình nghi 99% là thủ phạm trong vụ án giết người trong xe Lexus, và cô sinh viên Vũ Kim Anh, vợ sắp cưới của Hải đã đi tù thế cho tội ác giết người vì ghen tuông của Hải).

Vừa rồi, theo tin tức của trang BBC (*1) dưới đây, linh mục Nguyễn Văn Lý sẽ vào lại trại tù ngày 13/5/2011, vì đã đúng thời hạn 1 năm để LM Lý có thể tự chữa bệnh do chánh sách "nhân đạo" kiểu giết người của chế độ CS.  Trong qúa khứ đã có hàng trăm vụ tù cải tạo được thả ra cho về với gia đình vì lý do bệnh tật, nhưng khi tù nhân được cho về đến nhà chừng vài bửa, cho đến vài tháng là bị chết ngay vì căn bệnh.  Đây hoàn toàn không phải vì chánh sách nhân đạo, chỉ vì Nhà cầm quyền không dám nhận lãnh trách nhiệm đã gây ra cái chết đối với linh mục Lý, nếu linh mục Lý chết trong tù.  Và lúc đó, cả thế giới có quyền chỉ vào mặt Nhà cầm quyền là chúng bây đã giết hại linh mục Lý, Hà Nội sẽ khó ăn nói, rất khó trả lời.  Tai biến mạch máu não là một căn bịnh giết người rất dễ dàng bất cứ lúc nào, nhưng có lẽ Hà Nội đã đoán sai, nghĩ rằng linh mục Lý chắc không sống nỗi qúa vài tháng nên chúng tạm cho ra ngoài điều trị.  Có lẽ Thượng Đế dã giúp dân tộc Việt Nam, linh mục Lý chẳng những không chết, mà còn đưa ra vụ kiện ĐCSVN đã kế thừa và đồng lõa trong tội danh phản quốc và bán nước.  Và kế đó, linh mục Lý đã viết thêm Lời Kêu Gọi rất đặc biệt nhằm tiến hành quốc vụ giải thể chế độ CS bằng những cuộc xuống đường biểu tình bất bạo động.  Sau đó, đã có hàng trăm tổ chức, đảng phái, hội đoàn, nhân sĩ ... đã cùng lên tiếng hỗ trợ Lời Kêu Gọi này, vì thế có thể gọi, đây chính là nền móng căn bản để khai tử chế độ CS, dù có sự hiện diện hay không của linh mục Lý, coi như nghĩa vụ đã hoàn tất.  Hiện tại, Hà Nội đang đứng trước tình thế "tiến thoái lưỡng nan".  Bắt một linh mục mang bệnh tật vào tù có lẽ sẽ làm bùng nổ ngọn lửa đấu tranh hơn bao giờ hết, chưa nói đến việc bị lên án bởi toàn thể nhân loại yêu chuộng tự do, dân chủ, hòa bình.  Đơn giản, vì Bản Di Chúc Số 1 của linh mục Lý đã khẳng định "tuyệt thực vô thời hạn liên tục nhiều đợt nối tiếp nhau và khước từ mọi điều trị của bạo quyền CS".  Bản di chúc này được xem gần như là một bản Tuyệt Mạng Thư, thách đố sự bắt giam của Hà Nội vào ngày 15/3/2011 sắp tới này.  Còn Hà Nội không bắt giam, có lẽ tiến trình cuộc giải thể chế độ CS này sẽ chậm hơn, nhưng không kém phần quyết liệt và hấp dẫn vì có sự hiện diện của linh mục Lý, bảo đảm chế độ CS này sẽ ăn không ngon và ngủ không yên.  Nhìn qua hình ảnh linh mục Lý, chúng ta thấy bóng dáng bất khuất, dũng cảm của tướng Trần Bình Trọng khi xưa với lời khẳng khái: "Ta thà làm qủi nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc."  Ở đây, qúy bạn trẻ nên phân biệt rõ, Nam là nước Việt Nam của chúng ta, còn Bắc đây là giặc Tàu phương Bắc.  Có một số người từng lầm lẫn, xem Ải Nam Quan như cái ải có cỗng hướng Nam, thành ra ANQ thuộc phần đất của Tàu Cộng.  Và họ cho rằng, nếu Ải Nam Quan đặt ở mũi Cà Mau, mới là phần đất của nước VN mình.  Có lẽ, họ cũng quên mất câu khẳng định chủ quyền của tướng Lý Thường Kiệt: "Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư", Nam này cũng là nước Nam, tức Việt Nam, chứ chẳng có nghĩa gì gọi là hướng Nam.

Một lần nữa, hãy nhìn linh mục Lý, hãy nhìn các nhà dân chủ đang đấu tranh, chúng ta cùng khẳng định, bản chất dân tộc Việt Nam không hèn, không chết nhát, và không thiếu người dũng cảm đâu.  Cuộc vượt biên vượt biển vĩ đại của trên 2 triệu dân Việt với 500 ngàn chết biển đông vì hải tặc, vì đói, vì sóng gío, chứng tỏ dân Việt không hèn. Lý do dân Việt chưa vùng lên như các dân tộc Tunisia, Ai Cập... vì hàng triệu người dân Việt trong nước đang bị đầu độc, bị nhồi sọ, bị bưng bít thông tin, bị tường lửa, bị bóp méo sự thật, và họ đang rất cần những tin tức sự thật của chúng ta.  Đây là cuộc đấu tranh giữa sự thật và sự gỉa dối.   Hãy cùng hợp sức với nhau, tìm những địa chỉ emails gởi tin về quốc nội, người trong nước khi nhận được, cũng tìm cách phát tán, nhân rộng ra.  Thời đại mạng lưới điện toán, cho tất cả chúng ta niềm tin tất thắng, mọi bưng bít bằng tường lửa trước sau cũng sẽ bị phá vỡ.  Sự sụp đổ của chế độ CS độc tài phải là điều tất yếu, tất cả chỉ còn lại là thời gian, lâu, mau, chậm, lẹ là tùy ở sự đóng góp cũng như ý thức trách nhiệm của tất cả chúng ta.  Mỗi chúng ta, đừng bao giờ coi thường việc phát tán những tin tức qua emails, "lỗ nhỏ đắm tàu", "kiến tha lâu đầy tổ", "có công mài sắt có ngày nên kim".

Ngày 7 tháng 2 năm 2011
Xin phổ biến tự do

VN bắt nhân vật bất đồng chính kiến

Ông Vũ Quang Thuận
Ông Vũ Quang Thuận là quyền Chủ tịch Phong trào Chấn hưng nước Việt
Chính quyền Việt Nam vừa bắt giam và khởi tố bị can đối với ông Vũ Quang Thuận vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN.
Ông Thuận là quyền Chủ tịch Phong trào Chấn hưng nước Việt, mà một bị can trong vụ án Lê Công Định - doanh nhân Lê Thăng Long, là sáng lập viên.
Ông Long hiện đang thực hiện án tù 3 năm 6 tháng sau khi bị bắt hồi tháng 6/2009.
Báo chí Việt Nam đồng loạt trích nguồn Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho biết cơ quan công tố của Việt Nam đã "phê chuẩn các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Vũ Quang Thuận để điều tra về hành vi Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam" theo Điều 88 bộ Luật Hình sự.
Được biết ông Vũ Quang Thuận, 44 tuổi, bị bắt ngay trước Tết tại sân bay Tân Sơn Nhất khi nhập cảnh vào Việt Nam từ Malaysia.
Trước đó, vào tháng 4/2010 khi tỵ nạn chính trị tại Malaysia, ông bị cảnh sát nước sở tại bắt lúc ông tự thiêu tại tòa tháp đôi Petronas.
Báo chí Việt Nam nói ông Thuận có "âm mưu khủng bố", trong khi phong trào Chấn hưng nước Việt nói hành động của ông là để phản đối cảnh sát Malaysia trục xuất hai thành viên của phong trào này.
Ông đã phải ra tòa nhiều lần ở Kualar Lumpur trước khi bị trục xuất về Việt Nam vào tháng 2/2011.
Các tổ chức đối kháng ở hải ngoại cáo buộc chính phủ Việt Nam đã gây áp lực với Malaysia để trục xuất ông.

Chấn hưng nước Việt

Phong trào Chấn hưng nước Việt được thành lập từ năm 2007, với khẩu hiệu 'Dân chủ-Nhân bản-Hòa bình-Công bằng-Thịnh vượng'.
Sáng lập viên, ông Lê Thăng Long, lúc đó nói chủ trương của phong trào này là "Hợp tác, cải tiến, bất bạo động, đối thoại, lắng nghe, vì quyền lợi chung lâu dài của dân tộc".
Ông cũng bày tỏ tham vọng sẽ đưa Việt Nam phát triển "hơn cả Singapore".
Tuy nhiên, theo báo Việt Nam, hai ông Vũ Quang Thuận và Lê Thăng Long đã "lập tổ chức trên và lôi kéo một số người tham gia tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".
Cơ quan an ninh Việt Nam nói trong năm 2008, Phong trào Chấn hưng nước Việt đã tổ chức bảy hội thảo với danh nghĩa "Hội nghị bàn về phương thức phát triển kinh tế" tại nhiều địa phương trên cả nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đăk Lăk...
Ông Lê Thăng Long sau đó bị công an bắt và đưa ra tòa cùng đợt với các ông Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung.
Ông Vũ Quang Thuận đã bỏ trốn ra nước ngoài, rồi tới Malaysia, nơi ông được Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc UNCHR cấp quy chế tỵ nạn.
Báo Việt Nam nói tại đây, ông "tiếp tục soạn thảo các tài liệu có nội dung xuyên tạc, chống phá nhà nước, chuyển cho một số nghi phạm để phát tán lên mạng Internet".
Một số thành viên của Phong trào Chấn hưng nước Việt cũng đã bị bắt khi đang lưu vong.

Vận động CPC

Trong khi đó, đang có nỗ lực trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại nhằm vận động Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt nam vào lại danh sách Các Quốc gia gây quan ngại về Nhân quyền và Tự do Tôn giáo (CPC).
Biểu tình của người Việt ở Mỹ
Người Việt ở Mỹ kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam
Được biết tuần tới, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ cân nhắc danh sách CPC.
Việt Nam từng bị liệt kê trong danh sách này, nhưng được bỏ tên khỏi CPC năm 2006 vì "đã có tiến bộ".
Nay, một số nhóm người Việt đang phổ biến thỉnh nguyện thư tới các lãnh đạo Hoa Kỳ, kể cả Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton để vận động đưa Việt Nam vào lại CPC.
Lý do mà họ đưa ra là vì Việt Nam đã vi phạm nhân quyền và đàn áp các hoạt động dân chủ một cách có hệ thống.
Mới đây, trong phúc trình thường niên của mình, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cũng khuyến nghị cho Việt Nam vào CPC.
Chính phủ Việt Nam sau đó nói các nhận định của HRW về tình hình nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam là "sai trái".
Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ ở Việt Nam cũng cho rằng tình hình tự do tôn giáo ở đây đã có nhiều tiến bộ.
Trong một điện tín gửi từ Hà Nội, mới được Wikileaks công bố, đại sứ vừa hết nhiệm kỳ Michael Michalak tỏ ra quan ngại về tình trạng nhân quyền nhưng không khuyến nghị đưa Việt Nam vào lại CPC.
Ông đại sứ chỉ khuyến cáo "sử dụng các cơ hội đối thoại cấp cao để gây áp lực đòi Chính phủ Việt Nam tiếp tục mở rộng tự do tôn giáo".

Mỹ kêu gọi Ai Cập nhanh thay đổi

Biểu tình ở Cairo
Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Ai Cập gỡ bỏ luật tình trạng khẩn cấp ngay lập tức, sau khi tiếp tục có biểu tình ở Cairo và các thành phố khác.
Luật này đã được ban hành 30 năm nay.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/02/110209_us_egypt.shtml
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm với người đồng nhiệm Ai Cập Omar Suleiman, một ngày sau khi tiếp tục có các cuộc biểu tình lớn chống chính quyền ở Cairo và một số thành phố khác.
Các phóng viên nói cuộc biểu tình ở trung tâm Cairo có quy mô lớn nhất kể từ đầu tới nay.
Tổng thống Hosni Mubarak nói ông sẽ tiếp tục tại vị cho tới khi có bầu cử vào tháng Chín tới, và hứa chuyển giao quyền lực một cách hòa bình.
Theo nội dung cuộc điện đàm sau đó được Nhà Trắng công bố, ông Biden nói với ông Suleiman rằng việc chuyển tiếp cho một chính phủ đa thành phần hơn cần được thực hiện ngay lập tức.
Ông Biden cũng nói Bộ Nội vụ Ai Cập cần lập tức chấm dứt việc bắt bớ và đánh đập các nhà báo cùng các nhà hoạt đ̣ộng xã hội, cho phép tự do hội họp và tự do ngôn luận.
Phóng viên BBC tại Washington nói đây là lần đầu tiên kể từ khi cuộc biểu tình nổ ra hôm 25/01, Mỹ đưa ra các yêu cầu chi tiết công khai như vậy.
Hoa Kỳ muốn tránh tỏ ra là can thiệp trực tiếp vào công việc của người Ai Cập, nhưng lại bị chỉ trích là không gây áp lực với giới cầm quyền ở nước này.

Ủng hộ biểu tình

Hàng trăm nghìn người đổ tới quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo để tham gia cuộc biểu tình mới nhất, đánh dấu tuần thứ ba liên tiếp.
Quân đội đã không thể kiểm tra danh tính những người tới đây tụ họp, đơn giản vì con số quá đông.
Phóng viên BBC tại Cairo nói thông điệp của người biểu tình rất đơn giản: các nhượng bộ của chính phủ chưa đủ.
Wael Ghonim, nhân viên của hãng Google, người đã bị an ninh Ai Cập bắt giữ 12 ngày liền trước khi buộc phải trả tự do, đã được đám đông tại quảng trường Tahrir hoan nghênh nhiệt liệt.
Ông là người đã lập trang Facebook huy động cuộc biểu tình.
Ông Ghonim tuyên bố: "Chúng ta sẽ không rút lại yêu cầu của mình, là chính quyền phải ra đi".
Biểu tình cũng diễn ra tại Alexandria và một số nơi khác.
Phản ứng trước các diễn biến mới, Tổng thống Mubarak đã thành lập một ủy ban để đưa ra các thay đổi về hiến pháp, và một ủy ban khác để thực hiện các thay đổi này.
Trong các thay đổi dự tính có việc nới lỏng quy định ứng cử tổng thống và hạn chế về nhiệm kỳ.
Phó Tổng thống Suleiman cho hay một ủy ban thứ ba, chuẩn bị hoạt động trong vài ngày tới, sẽ xem xét các cuộc đụng độ giữa hai phe chống và thân chính phủ hồi tuần trước để đưa sang cho công tố viện.
Ông cũng nói Tổng thống Mubarak đã ra lệnh ngừng đàn áp đối lập.
Nhiều người biểu tình nói họ không tin tưởng việc chuyển giao mà chính phủ đưa ra.

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

Freed young leader energizes Egyptian protests

Egyptians stage massive anti-Mubarak protest
Reuters – Google Inc executive Wael Ghonim addresses a mass crowd inside Tahrir Square in Cairo February 8, 2011. …
http://news.yahoo.com/s/ap/ml_egypt
CAIRO – A young Google executive who helped ignite Egypt's uprising energized a cheering crowd of hundreds of thousands Tuesday with his first appearance in their midst after being released from 12 days in secret detention. "We won't give up," he promised at one of the biggest protests yet in Cairo's Tahrir Square.
Once a behind-the-scenes Internet activist, 30-year-old Wael Ghonim has emerged as an inspiring voice for a movement that has taken pride in being a leaderless "people's revolution." Now, the various activists behind it — including Ghonim — are working to coalesce into representatives to push their demands for President Hosni Mubarak's ouster.
With protests invigorated, Vice President Omar Suleiman issued a sharply worded warning, saying of the protests in Tahrir, "We can't bear this for a long time, and there must be an end to this crisis as soon as possible," in a sign of growing impatience with 16 days of mass demonstrations.
For the first time, protesters made a foray to Parliament, several blocks away from their camp in the square. Several hundred marched to the legislature and chanted for it to be dissolved.
In Tahrir, the massive, shoulder-to-shoulder crowd's ranks swelled with new blood, including thousands of university professors and lawyers who marched in together as organizers worked to draw in professional unions. The crowd rivaled the biggest demonstration so far, a week ago, that drew a quarter-million people.
Some said they were inspired to turn out by an emotional television interview Ghonim gave Monday night just after his release from detention. He sobbed over those who have been killed in two weeks of clashes and insisted, "We love Egypt ... and we have rights."
"I cried," a 33-year-old upper-class housewife, Fifi Shawqi, said of the interview with Ghonim, who she'd never heard of before the TV appearance. She came to the Tahrir protest for the first time, bringing her three daughters and her sister. "I felt like he is my son and all the youth here are my sons."
Tuesday's huge turnout gave a resounding answer to the question of whether the protesters still have momentum even though two weeks of steadfast pressure have not achieved their goal of ousting 82-year-old Mubarak, Egypt's authoritarian leader for nearly three decades.
Suleiman rejected any departure for Mubarak or "end to the regime. He told a gathering of newspaper editors that the regime prefers to deal with the crisis using dialogue, adding, "We don't want to deal with Egyptian society with police tools." He warned that the alternative to dialogue was "a coup" — a possible hint of an imposition of military rule. However, editors present at the meeting said he then explained he didn't mean a military coup but that "a force that is unprepared for rule" could overturn state institutions.
U.S. Vice President Joe Biden spoke by phone with Suleiman, saying Washington wants Egypt to immediately rescind emergency laws that give broad powers to security forces — a key demand of the protesters.
Ghonim's reappearance gave a clearer picture of the stunning trajectory of the protests, which swelled from the online organizing of small Internet activist groups into the first and greatest mass challenge ever to Mubarak's rule.
Ghonim is an Egyptian who oversees Google Inc.'s marketing in the Middle East and Africa from Dubai, one of the United Arab Emirates. He vanished two days after the protests began on Jan. 25, snatched off the street by security forces and hustled to a secret location.
Earlier this year, Ghonim — anonymously — launched a Facebook page commemorating Khaled Said, a 28-year-old businessman in Alexandria who was beaten to death by two policemen in June. The page became a rallying point for a campaign against police brutality, with hundreds of thousands joining. For many Egyptians, it was the first time to learn details of the extent of widespread torture in their own country.
Small-scale protests over Said's death took place for months.
The Khaled Said group worked online with other activists, including the April 6 movement named after the date of 2008 labor protests and the campaign of Nobel Peace laureate and democracy advocate Mohamed ElBaradei. Ghonim's page was "the information channel," said Ziad al-Oleimi, a pro-ElBaradei organizer.
Together they decided to hold a larger gathering on Jan. 25, announced on Ghonim's page, to coincide with Police Day — a state holiday honoring security forces. By phone and Internet, they got out the word to supporters in Cairo and other cities, but didn't expect much.
"We really thought that on Jan. 25, we will be arrested in five minutes. I am not kidding," said al-Oleimi.
They were surprised to find thousands turning out at several locations in Cairo, many inspired by mass protests in Tunisia. On the fly, organizers made a change in plans, said al-Oleimi: All protesters were to march on Tahrir Square. There, they were met by security forces that unleashed a powerful crackdown, firing water cannons and rubber bullets in battles that lasted until the evening.
Even after Ghonim's arrest, his Facebook page was an organizing point. Activists weighed in with postings on strategies and tactics.
"When we say let's organize a protest, let's think, five people sit together and plan. Imagine now 50,000 heads are put together through the Internet. Lots of creativity and greatness," said Abdel-Galil el-Sharnoubi, website manager for the fundamentalist Muslim Brotherhood, which balked at joining the first protest but two days later threw its weight behind the movement.
Ghonim's page called a Jan. 28 protest labeled "the day of rage" which brought out greater numbers. Despite a new police crackdown that day, the movement had legs. Even when the government shut down the Internet for an unprecedented five days trying to snuff out the protests, organizers now could bring out mass numbers by telephone or word of mouth.
Throughout the days that followed, Ghonim had no idea what was happening in the streets. He was in detention, often blindfolded and questioned repeatedly, he said in a Monday night television interview.
The interview, on the privately owned satellite channel Dream TV, was for most Egyptians the first time they had seen or even heard of the goateed young man. It was not even widely known that Ghonim was the administrator for the Khaled Said Facebook page.
He struck a modest tone and even said he gained respect for some of those who interrogated him in detention. But he was passionate in declaring Egyptians wanted their rights and an end to humiliation.
He repeated over and over, "We are not traitors."
When the hostess of the show showed pictures of young men killed in the protests, Ghonim slumped in sobs, saying, "It is the fault of everyone who held on tight to authority and didn't want to let go," before cutting short the interview.
Over the next 20 hours, about 130,000 people joined a Facebook page titled, "I delegate Wael Ghonim to speak in the name of Egypt's revolutionaries."
Ghonim appeared to strike a chord among the broader public, where some have absorbed a state-fueled image of the protesters as disrupting life for no reason and being directed by foreign hands.
A retired army general, Essam Salem, said the interview "showed a face of the truth which the state media tried to cover up for so long. ... Many people are coming because they saw the truth."
On Tuesday afternoon, Ghonim arrived in Tahrir, greeted by cheers and hustled up to a stage. He spoke softly and briefly to the huge crowd, offering his condolences to the families of those killed.
"We are not giving up until our demands are met," he proclaimed before shaking his fist in the air, chanting, "Mubarak, leave, leave." The crowd erupted in cheering, whistling and deafening applause.
Despite the excitement Ghonim injected into an already feverish gathering, organizers and the crowds themselves refused the idea of a single leader for their movement. Many contend its strength lies in its lack of leaders and in its nature as a mass popular uprising — perhaps wary in part of personal splits that have sabotaged past opposition movements.
Ghonim and three others were added to a now 10-member committee that represents the various activist groups to coordinate protest activities and push through the groups' demands, said al-Oleimi.
"No one can say they lead the revolution. There are leaders and units that organized inside the revolution, and they get their legitimacy from the demands of the revolution," he said. "We don't represent the people in the square. We represent the organized groups."
Some activists were seen collecting names and phone numbers of some in the crowds, talking of holding some sort of poll over who they support to represent them.
"Ghonim cannot be a leader by himself, unless he is elected by a committee elected and composed of different groups that represent all these people," said Shayma Ahmed, a 20-year-old student among the Tahrir crowds.
Ghonim as well appeared to be dismissing talk of himself as a leader.
"I'm not a hero. I was writing on a keyboard on the Internet and I wasn't exposing my life to danger," he said in the interview. "The heroes are the one who are in the street."
The protesters say they will not begin negotiations with the government over future democratic reforms until Mubarak steps down. Vice President Suleiman has tried to draw them into talks, promising extensive but still unclear change. Many protesters fear he aims to fragment the movement with partial concessions and gestures.
There were demonstrations calling for the president's ouster around the country as well with 18,000 people cramming into the main square of Alexandria, Egypt's second largest city. Some 3,000 service workers for the Suez Canal demonstrated in Suez city, while 8,000 people chanted anti-Mubarak slogans in the southern city of Assiut.
Even after nightfall, thousands remained in Tahrir, with larger numbers camping out than previously, including significant numbers of women and children. Popular singers entertained them with concerts.

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011

thanh niên Việt Nam đã làm gì trên chính xứ sở đau khổ

9 người 'chết tập thể' tại Hải Phòng

Ngôi nhà xảy ra tai nạn (ảnh của báo tiền Phong)
Trong số người chết có 7 nam và 2 nữ
Thông tấn xã Việt Nam nói 9 thanh niên bị phát hiện chết trong một ngôi nhà ở Hải Phòng hôm Chủ nhật đã tử vong vì ngạt khí.
Tin của hãng thông tấn nhà nước nói vào khoảng 3 giờ chiều Chủ nhật 06/02 (tức mùng 4 Tết Tân Mão), dân địa phương đã phát hiện 9 thanh niên tử vong trong ngôi nhà số 122, Nguyễn Văn Hới, phường Cát Bi, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Trong số đó có 7 nam và 2 nữ, đa số thuộc lứa tuổi dưới 30. Khi khám nghiệm hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện trên người họ không có thương tích và đồ đạc, tài sản không hề suy xuyển.
Một số nguồn tin trên báo chí thì nói một trong các thanh niên này đã được mang đi cấp cứu, nhưng không qua khỏi.
Điều tra của công an Hải Phòng bước đầu cho thấy họ chết vì ngạt.
TTXVN dẫn nguồn công an nói "số thanh niên trên đã sử dụng ma túy tổng hợp để nhảy theo tiếng loa công suất lớn cùng đèn màu, gây ảo giác mạnh, rồi bị chết ngạt".
Tại hiện trường là ngôi nhà một tầng, cửa sổ và cửa cuốn ra vào đều đóng kín, còn một chiếc xe hơi thể thao vẫn đang nổ máy và xả khói vào thời điểm phát hiện ra tai nạn.
Được biết đây là nhà của ông bà Phạm Văn Thúc và Đoàn Thị Xinh.
Trong số các thanh niên tử nạn có con trai ông bà là Phạm Văn Thức, 28 tuổi.

Ngạt khí

Công an Hải Phòng nói khoảng 1 giờ sáng ngày 06/02, thành phố mất điện. Do vậy, nhóm thanh niên nói trên đã đưa ôtô biển số 16M-0066 vào nhà "nổ máy để nghe nhạc và tạo ánh sáng đèn để nhảy tiếp trong khi bốn phía ngôi nhà đều đóng kín cửa kính".
Chiếc xe này thuộc loại thể thao, bốn chỗ ngồi và có hai ống xả.
Báo điện tử VnExpress nói người phát hiện ra cái chết của 9 thanh niên chính là chủ nhà, ông Phạm Văn Thúc.
Báo này nói hàng trăm người hiếu kỳ tới xem làm tắc nghẽn giao thông trên phố Nguyễn Văn Hới.
Ngôi nhà rộng 40m2 mới được xây xong và được ông Thúc giao cho con trai chăm nom.

Hởi Thanh Niên Việt Nam hãy chắp cánh bay cao sánh vai cùng thanh niên Ai Cập, Tunisi