Thứ Năm, 3 tháng 2, 2011

Thư Xuân Gửi Anh Chị Tù Chính Trị Việt Nam
“Cách đây đúng ba mươi nǎm, sáng 28 Tết nǎm 1981, một toán 7 người tù cải tạo chính trị được cộng sản Việt Nam trả tự do tại nhà tù Xuân Lộc trong khi họ ngồi xếp hàng trước cánh cổng gổ đồ sộ như thời Trung cổ của trại giam chờ được dẫn đi lao động cùng với 32 đội tù cải tạo. Tôi là người tù cuối cùng bước ra khỏi nhà tù Xuân Lộc trong cuộc trả tự do nǎm ấy, người bạn tù đồng hành tôi gặp gỡ cuối cùng là một người tù chính trị là một viên chức chính quyền của chế độ Việt Nam Cộng Hoà, anh ấy trạc tuổi 60, cụt một chân ngồi nghỉ bên vệ đường. Tôi đã dìu anh ấy đi với chiếc nạng gỗ ra bến xe lam Ông Đồn để đón xe đò về Sàigòn, chúng tôi chia tay nhau tại ngã ba Vũng Tàu – Sàigòn với những lời chúc Tết và bịn rịn chia tay và từ đó tôi không bao giờ gặp lại anh. Hình ảnh trại tù Xuân Lộc gồm ba khu A., B, C, và đồi Phượng Vĩ cùng với một buổi chiều nhìn đoàn cải tạo được Việt cộng cho di chuyển từ Hà Nam Ninh bằng xe lửa, họ trong bộ quần áo nâu có sọc đi bộ một hàng dài từ ga xe lửa Xuân Lộc tiến vào Z30A trong sương chiều bụi mù giống như trong phim người tù khổ sai Papillon đã từ lâu chìm trong ký ức giờ đây được hâm nóng lại trong tâm trí tôi.”
Hôm nay trở lại mùa Xuân Tân Mão nǎm 2011 giữa khi đất nước đắm mình trong giông tố và đau khổ trên khắp mọi miền đất nước, tôi chạnh nghĩ về thân phận khốn khổ bị đày ải, tra tấn từ nhục hình đến tinh thần của hàng trǎm, có thể hàng ngàn tù chính trị tại Việt Nam hiện nay bị giam hãm từ trại tù Xuân Lộc đến trại Nam Hà, … mà đau xót. Những tù nhân chính trị bị giam trong nhà đỏ, giam trong connex, hay trong gông cùm suốt nhiều nǎm tháng đến độ mắt bị mù loà, chân tay run rẩy, thân thể bịnh hoạn không được thuốc men chữa trị. Đói không có cơm ǎn, sinh hoạt hạn chế, bóp nghẹt, cuộc sống dơ bẩn nhớp nhuốc, giam giữ gần môi trường độc hại như khói hơi nhôm, ốc xít, chì, phân nước tiểu… do chính sách trại tù của công an cộng sản Việt Nam nhằm giết chết dần mòn những con người đối kháng. Những loại gạo chúng cho ǎn có khi bị mục thiếu sinh tố, đôi lúc có lẫn cát làm gẩy rǎng, … Công an csvn đánh nạn nhân bề hội đồng chúng có thể tra tấn dã man, đá vào bụng, vào chổ kín, đấm vào ngực nạn nhân gây chấn thương lâu dài về sau. Chúng cũng có thể xử dụng các tù nhân hình sự hạ nhục tù chính trị nữ bằng cách xé quần áo, đánh vào mặt gây thương tích lên khuôn mặt người tù chính trị nữ.
Bất luận các tù nhân chính trị bị bắt trong trường hợp nào các anh chị cũng cần phải có công lý xét xử phân minh, đó là nói về một chế độ vǎn minh và có vǎn hoá. Việt Nam là một đất nước đầy dẫy tội ác và vô đạo do chế độ cộng sản Việt Nam gây ra trong suốt 61 nǎm chúng cai trị, giờ đây manh nha một chế độ cha truyền con nối, chúng từng chứng tỏ một chính sách luật pháp không công bằng, không cho bất cứ nghi can nào được có luật sư biện hộ và sẳn sàng bóp cổ, bịt miệng người dân muốn nói. Trong mọi trường hợp, phiên toà chỉ là sự xác nhận một bản án có sẳn khi nghi can là mối nguy hiểm cho chế độ. Có khi cộng sản Việt Nam tạo dựng những bằng cớ giả để bắt giữ một cá nhân, có khi chúng tự tiện xét nhà tịch thu mọi thứ mà chúng cho là bằng cớ hoặc tài liệu nguy hiểm chống phá chế độ. Người tù chính trị có thể là những người viết báo tự do, tố cáo tham nhũng, nhẹ thì chúng giam giữ suốt đời trong trại giam kiên cố, nặng hơn thì chúng tạt át xít vào mặt hoặc thanh toán bằng đốt lửa thiêu sống, nếu không có cơ hội ám hại như trên, chúng có thể bày trò đụng xe gây sát thương, còn nếu muốn dằn mặt chúng có thể tấn công giả dạng du đảng ném đá bể xe, dùng cây đập vào mặt gây thương tích trầm trọng, giả dạng cô đồ dùng lời lẽ tục tỉu chửi người tu hành.
Nǎm 2011 sẽ đánh dấu một chuyển hướng quan trọng tới mọi người tù chính trị tại các nhà tù Việt Nam. Bởi lẽ các anh chị không thể nói lên tiếng nói nhằm bào chữa cho mình nhân danh công lý, bởi lẽ các anh chị bị bưng bít, giam hảm và tra tấn cực hình để buộc phải khai báo sai sự thật mà nhận tội, chúng tôi là những con người tự do không thể an vui cho riêng mình. Nếu các anh chị nhập vào giòng tranh đấu cho một nền dân chủ và tự do cho dân tộc, giải phóng người dân đen, dân oan mất nhà mất đất vào tay cộng sản Việt Nam, các anh chị luôn xứng đáng được toàn dân ngưỡng mộ và tìm cách bênh vực dưới ánh sáng của sự thật và công lý trước toàn thể cộng đồng các dân tộc bạn trên thế giới. Chúng tôi bằng khả nǎng khiêm nhường, bức xúc vì bênh vực lẽ phải sẽ không thể bỏ quên các anh chị đang bị giam hãm trong các nhà tù của cộng sản Việt Nam. Nếu nhà tù Bastille ngày 14/07/1789 bị phá sập dẫn đến giải phóng dân chúng Pháp khỏi đế chế và thiết lập đệ nhất Cộng Hoà, nếu người dân thuộc địa Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Washington vượt giòng sông Hudson trong đêm giá buốt để giải phóng nhân dân Hoa Kỳ, nếu bức tường Berlin bị phá sập tiến đến giải phóng người dân Đông Đức, nếu chế độ độc tài của Ben Ali tại Tunisia bị sụp đổ trước các cuộc biểu tình ôn hoà được châm ngòi do ngọn lửa tự thiêu của người sinh viên trẻ, nếu chế độ độc tài và tham vọng cha truyền con nối của Tổng thống Hosni Mubarack bị dân chúng Egypt phản đối và sẽ sụp đổ gây tác hại đến các quyền lợi cốt lõi (core benefits) của Hoa Kỳ tại kênh Suez và nền hoà bình Do Thái,… thì ngày nay việc giải phóng các tù nhân chính trị Việt Nam khỏi các nhà tù độc ác của cộng sản Việt Nam là bức thiết để dẫn đến giải thoát 80 triệu người Việt khỏi gông cùm và vũ khí tra tấn của chế độ cộng sản Việt Nam. Chúng tôi tin rằng chúng tôi hiểu được lời kêu gọi của các anh chị, chúng tôi tin rằng mặc dù các anh chị bị giam kín trong bốn bức tường xà lim, nhưng linh hồn của cuộc đấu tranh vì dân chủ vì tự do cho người dân vẫn luôn tồn tại ngời sáng. Chúng tôi sẽ thắp lên thêm nhiều ánh sáng để soi rỏ hướng đi của cuộc đấu tranh đó của các anh chị. Chúng tôi sẽ kêu gọi mọi cộng đồng dân chủ tự do trên thế giới và vì công bằng, lòng nhân đạo sẽ giúp đỡ các anh chị vượt qua các thử thách này và giải thoát các anh chị. Chế độ cộng sản Việt Nam phải được thay đổi (changed), chính sách cộng sản Việt Nam phải bị cải tổ (reformed), và chúng ta cần phải có những chuyển tiếp quyền lực (power transition) chính trị phù hợp với cao trào dân chủ khắp nơi. Cộng sản Việt Nam không phải là đại diện cho người dân Việt nam thông qua bầu cử trung thực và dân chủ vì vậy chúng không thể là tiêu biểu cho quyền lợi thiết thực (real benefits) của toàn thể người Việt. Chúng tôi không bỏ quên các anh chị.
Kính chúc các anh chị tù chính trị Việt Nam một mùa Xuân Tân Mão 2011 nhiều sức khoẻ, một nǎm mới đầy kinh nghiệm khôn ngoan rút tỉa được khi suy ngẫm cho chuỗi ngày đấu tranh sắp tới vì dân chủ, tự do và khát vọng vững tin vào cuộc khai phóng toàn dân tộc.
Trân trọng,
Quan Điểm Việt Nam 2011
2011/02/03
Bắc Giang: Bị cướp ruộng đất để làm sân gôn cả làng biểu tình chống chế độ CSVN
VietCatholic News (15 May 2008 10:38)
Hình bên: Khoảng 150 dân tỉnh Hà Tây biểu tình ở Hà Nội chống lại đền bù giải tỏa bất công. Hiện đang có sự chống đối nguyên một làng ở tỉnh Bắc Giang vì đất ruộng canh tác của họ bị nhà nước lấy cho tư bản Ðài Loan làm sân gôn. Hai năm trước, hơn 50 sư sãi, cư sĩ tỉnh Bắc Giang về Hà Nội biểu tình tố cáo công an tỉnh này đã tra tấn đến chết một nhà sư và dùng nhục hình tra tấn một số tăng sĩ, cư sĩ trong nghi án “trộm cổ vật”. Vụ việc tra tấn chết người này hiện bị nhận cho chìm xuồng. (Hình: Frank Zeller/AFP/Getty Images)I>

HÀ NỘI 14-5 (NV).- Bị nhà nước cướp đất cho tư bản Ðài Loan làm sân gôn (golf) dân chúng một làng ở tỉnh Bắc Giang biểu tình đấu tranh đòi lại tài sản.

“Một tờ rơi được dân chúng chuyền tay nhau ở Hà Nội cho biết: Dân chúng ở làng Me Ðiền, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên tĩnh Bắc Giang, với 800 hộ dân và 3,000 nhân khẩu, đang đứng lên đấu tranh giữ đất bị chính quyền lấy đất cho tư nhân Ðài Loan thuê làm sân golf.” Một nguồn tin từ Hà Nội cho hay như vậy trong ngày Thứ Tư 14 tháng 5, 2008.

Nhiều làng ngoại thành Hà Nội và các khu vực lân cận cũng đã từng có những vụ biểu tình phản đối cưỡng chế đất của dân để làm sân gôn. Dù vậy, các cuộc biểu tình này đã bị nhà cầm quyền dùng bạo lực giải tán và các người bị vu cho cầm đầu đều bị bỏ tù.

Theo nguồn tin trên, nhân dân làng Me Ðiền đã nhiều đời làm nông nghiệp và mảnh ruộng mảnh vườn của họ là nguồn sống duy nhất.

“Lấy đất của họ là đẩy họ vào con đường chết.” Nguồn tin trên nói.

Nguồn tin cho hay chi tiết “Ngày 24 tháng 4, 2008 nhân dân Me Ðiền từ ông bà già cho tới trẻ con đã kéo đến trung tâm thị xã Bắc Giang hô vang những khẩu hiệu đả đảo bọn tham nhũng, đả đảo chính quyền thối nát, làm rung động cả thị xã.

Từ ngày 25 tháng 4, 2008 nhân dân Me Ðiền đào đường làm hào, rào mọi con đường vào làng, lập bốt canh, khi có kẻng báo động là cả làng đổ ra quyết bảo vệ đất.

Không khí trong làng như thời có chiến tranh.”

Nguồn tin thuật lại tờ truyền đơn cho biết tiếp:

“Ngày 9 tháng 5, 2008 lửa đã cháy, máu đã đổ!

Ðể thực hiện vụ cướp đất của nông dân, chính quyền đã huy động Ðội Ðặc Nhiệm 113 và hàng ngàn mặc áo giáp chống đạn, trang bị dùi cui, hơi cay và tiểu liên đã ập vào làng. Chúng đánh đập dã man những người dân tay không chạy ra ngăn lại, lăn ra đường để cản xe, làm nhiều người bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu, trong đó có hai phụ nữ bị đánh đến trụy thai. Chúng bắt trên 30 người đưa đi, cho đến nay chưa có tin tức! Me Ðiền không đơn độc. Xã Nội Hoàng ở bên cạnh đã tuyên bố sẽ trợ lực cho Me Ðiền. Nhân dân Me Ðiền kêu gọi đồng bào cả nước, đồng bào Việt ở nước ngoài, cùng các tổ chức nhân quyền và chính phủ các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam lên tiếng ủng hộ và bảo vệ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Me Ðiền!”.

Ðược biết ngay tại thủ đô Hà Nội, hàng ngày vẫn có cả trăm người dân khiếu kiện chầu chực để đưa đơn thư khiếu nại chuyện đất đai bị giải tỏa đền bù bất công, hoặc tố cáo tham nhũng, cường quyền. Nhiều người đã có mặt ở cơ quan tiếp dân của nhà nước trung ương suốt nhiều năm qua nhưng đều không được giải quyết thỏa đáng. Ðơn thư bị gửi về địa phương, địa phương không giải quyết.

Trong những lần phỏng vấn trực tiếp truyền thanh ngay tại “Nhà tiếp dân của Trung Ương Ðảng và Nhà Nước” đặt tại 110 đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội, người ta nghe lẫn trong đó những lời chửi, kêu réo tên từ tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng đến cả Hồ Chí Minh.

Riêng tỉnh Bắc Giang, hồi năm 2006, hơn 50 tăng ni, cư sĩ đã từ địa phương kéo về Hà Nội biểu tình tố cáo công an đã tra tấn đến chết một hòa thượng. Dùng nhục hình tra tấn dã man một số tăng sĩ, cư sĩ trong vụ nghi án “ăn trộm cố vật”. Cho tới nay, dù có nhiều đơn thư tố cáo gửi tới các cấp cao nhất của chế độ, vụ án vẫn bị cho chìm xuồng, tương tự như những vụ công an tra tấn, đánh chết người khác.

(Nguồn: Người Việt, ngày 14/5/2008)
Người Việt
Dân chúng bao vây, phá cổng trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang: đòi công lý
VietCatholic News (25 Jul 2010 07:11)
LTS - Chúng tôi vừa nhận được một số hình ảnh của một độc giả ở Bắc Giang cho biết:

Dân chúng tụ tập đến bao vây trụ sở Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bắc Giang ngày 25/7/2010 (từ 14 giờ đến đêm tối hôm nay) vì sự kiện vài ngày trước công an huyện Việt Yên đánh chết một thanh niên tên Khương, quê ở Việt Yên do mắc một lỗi nhỏ giao thông. Thi thể nạn nhân vẫn tại cổng UBND tỉnh.

Đến 5 giờ chiều thì 6 đoạn tường rào (10 mét) của UBND tỉnh bị phá hủy. Nhiều tiếng nổ lớn xảy ra công anh dùng nhiều lựu đạn cay và súng liên thanh bắn dân, người dân nhặt lựu đạn ném lại. Trong khi đó thi thể nạn nhân vẫn còn để tại cổng UBND tỉnh. Cánh cổng phụ của UBND đã bị phá cùng với biển ghi tên UBND tinh Bắc Giang

Sự việc xảy ra hai ngày mà chẳng có quan chức nào chịu trách nhiệm giải quyết. Trong khi đó Nông Quốc Tuấn (sắp được bầu là bí thư tỉnh ủy) vẫn thản nhiên tiếp bạn bè bằng món thịt bò tót do 2 đầu bếp tại Hà Nội về chế biến theo yêu cầu của Tuấn tại cửa hàng Tài Lộc.

Xe chở nạn nhân tới cổng UBND
Xe chở nạn có xe còi hụ hộ tống
Người dân tụ tập trước cổng UBND
Cổng UBND bị dân chúng phá

Thân phận của những giáo dân lâm nạn tại Cồn Dầu

Thân phận của những giáo dân lâm nạn tại Cồn Dầu
http://www.nuvuongcongly.net/xa-hoi/binh-luan/than-ph%e1%ba%adn-c%e1%bb%a7a-nh%e1%bb%afng-giao-dan-lam-n%e1%ba%a1n-t%e1%ba%a1i-c%e1%bb%93n-d%e1%ba%a7u/
Qua tiếng kêu cứu chân thành của bốn giáo dân là những nạn nhân của chế độ bất công, đã cùng nhau nói lên ước vọng của mình là xin được mọi người Hiệp Thông cầu nguyện. Mới đây, quý ngài đã hứa cùng đồng hành với dân tộc, thì đây những con chiên bé bọn nơi Cồn Dầu là những phần tử đau khổ của Dân Tộc trong thời đại cộng sản, lẽ nào lại không được Quý ngài cùng đồng hành với sự Hiệp Thông cầu nguyện?

Hai tiếng Cồn Dầu được vọng lên với những tiếng kêu cứu của các giáo oan là những nạn nhân bị nhà nước cầm quyền Đà Nẳng khủng bố dã man và một số giáo dân đã bị bắt giam một cách phi pháp. Tiếng kêu cứu đầy đau thương được loan truyền khắp nơi trên các trang mạng trong suốt thời kỳ mà Giáo Hội Công giáo Việt Nam long trọng đón mừng Năm Thánh. Trong Năm Thánh này, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam loan báo cho toàn thể dân Chúa sống Năm Thánh nghe rất thánh thiện: MẦU NHIỆM- HIỆP THÔNG- SỨ VỤ.
Thật vậy, “Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh của Thiên Chúa, Ngài tạo dựng con người có nam có nữ( St 1,27) ’’. Như thế, con người nằm trong mầu nhiệm do Thiên Chúa tạo dựng và từ đó phẩm giá của con người thật vô cùng cao quý vì đó là hình ảnh của Chúa. Bởi lẻ đó phẩm giá của con người phải được tôn trọng, và không ai có quyền chà đạp đến nhân phẩm của bất cứ ai. Nhà cầm quyền Đà Nẳng dưới sự chỉ đạo của ông Nguyễn Bá Thanh đã cho công an hành hung, đánh đập nhiều giáo dân tại xứ Cồn Dầu một cách dã man, họ đã xúc phạm đến phẩm giá con người một cách trắng trợn qua việc đàn áp 6 giáo dân Cồn Dầu vô cùng man rợ chỉ vì 6 giáo dân này, đã tham dự vào việc đưa đám tang cụ bà Hồ Nhu. Các ngài nghĩ gì khi Mầu Nhiệm phẩm giá của 6 giáo dân và nhiều giáo dân khác tại Cồn Dầu bị xúc phạm?
Trước tiếng kêu cứu đầy đau thương từ Cồn Dầu các ngài Hiệp Thông ở chỗ nào trong Năm Thánh với lời loan truyền và mời gọi dân Chúa sống Hiệp Thông?
Sứ vụ của Giáo Hội há chẳng phải là Sứ Vụ bênh vực cho những người nghèo khó, bênh đỡ những kẻ bị áp bức, bị đàn áp hay sao?  Đứng trước cảnh giáo dân Cồn Dầu lâm nạn, bị nhà nước áp bức bắt họ phải rời bỏ ruộng vườn, nhà cửa, rời bỏ Thánh Đường kể cả mồ mã của tổ tiên của họ để phải di dời đến một nơi khác, các ngài thực thi Sứ Vụ gì đối với những kẻ bất hạnh này?
Nước mắt nào cho những giáo dân tại Giáo xứ Cồn Dầu ! Theo dõi các tin tức về những biến cố nơi Cồn Dầu, từ phương trời xa, tôi cảm thấy thân phận của những giáo dân nạn nhân tại Cồn Dầu thật quá bi ai. Niềm đau đến với cư dân xứ Cồn Dầu khi những tên tư bản đỏ nào đó đã cấu kết với ông Nguyễn Bá Thanh bí thư thành uỷ Đà Nẳng để thực hiện kế hoạch thu lợi nhuận ở vùng đất này một cách rất lý thú, khi họ nghĩ ra kế hoạch thành lập một khu du lịch tại Cồn Dầu, thế là một danh xưng nghe rất mỹ miều được xuất hiện, đó là khu du lịch sinh thái Hoà Xuân. Tư tưởng tham lam này khi đã được xuất hiện trong đầu óc của những kẻ độc tài, họ liền bắt tay ngay vào việc thực hiện. Bởi vậy, năm 2008, giới cầm quyền Đà Nẳng liền ban hành lệnh giải toả trắng để chiếm đoạt 430 hecta đất dùng vào việc xây dựng khu du lịch.
Để chia sẻ với nổi đau vô cùng tận của giáo dân Cồn Dầu, người viết xin điểm lại vài nét về những diễn biến trước âm mưu thực hiện kế hoạch chiếm đoạt đất đai của dân chúng để giao cho các nhà đầu tư, hầu thu lợi nhuận và làm giàu trên sự khốn khổ tận cùng của người dân tại Cồn Dầu.
Được biết, ngày 25-01-2010, nhà cầm quyền Đà Nẳng bắt đầu mở cuộc tấn công khủng bố dân Cồn Dầu dưới sự chỉ đạo của ông Nguyễn Bá Thanh bí thư thành uỷ Đà Nẳng cùng với lực lượng đông đảo gồm công an, chó nghiệp vụ bao vây giáo xứ Cồn Dầu bằng cuộc lục soát, niêm phong nhà cửa, dở ngói nhiều mái nhà… Cuộc khủng bố đã làm nhiều người hoảng sợ, có người đã ngất xỉu phải đi cấp cứu như bà Nguyễn Thị Kim Cúc, cô giáo Tống Thị Mai. Nhiều người vì quá khiếp sợ đã kêu la than khóc thảm thiết như cô giáo Thương, bà cụ Vững, ông Sinh…
Tối ngày 04-03-2010, ông Nguyễn Bá Thanh lại đem lực lượng công an và cán bộ Cồn Dầu đến khu dân phố 20 để họp, nhưng dân chúng chẳng ai đến họp nên ông Thanh và cán bộ tức giận đã cùng nhau ở lại để ngày hôm sau, ông ta ra lệnh trấn áp, bắt dân phải ký giấy chấp nhận việc giải toả. Cuộc trấn áp bất thành vì nhà nhà đóng cửa, cổng vào các nhà đều được khóa kín, chủ nhà lánh mặt đi nơi khác, do đó việc truy bức bị thất bại.
Kế đến, ông Bí thư Đà Nẳng lại nghĩ đến cách chiêu dụ linh mục chánh xứ Cồn Dầu, nên ngày 09-03-2010 ông ta cùng với một số công an đã đến gặp linh mục Emmanuel Nguyễn Tấn Lục để yêu cầu cha phổ biến trong  nhà thờ khuyên giáo dân nên ký giấy đồng ý việc giải toả, cha chánh xứ đã từ chối với lời lẻ minh bạch: “Tôi chỉ làm nhiệm vụ rao giảng lời Chúa trong Thánh lễ và khuyên giáo dân ăn ngay ở lành, còn việc mua bán là việc giữa các đối tác, thuận mua vừa bán, tôi không có trách nhiệm”. Qua sự trả lời rõ ràng khẳng khái của cha Lục, ông Thanh bèn lên tiếng hăm doạ rằng: tháng tư ông ta sẽ cho hàng ngàn xe ủi đất đến san bằng ruộng vườn tại Cồn Dầu.
Ngày 10-04-2010, nhà cầm quyền Đà Nẳng thông báo lệnh cấm chôn xác người chết tại nghĩa trang để chuẩn bị giải toả. Chỉ 20 ngày sau khi có lệnh cấm chôn người chết tại nghĩa trang của Giáo xứ, sáng ngày 01-05-2010 lúc 4 giờ 30 cụ bà Hồ Nhu nhũ danh là Maria Đặng Thị Tân qua đời. Giờ hấp hối cụ bà có trối lại với con cháu muốn được chôn gần mộ phần của chồng bà là ông Hồ Nhu tại nghĩa trang Giáo xứ. Ước ao của người quá cố chỉ có bấy nhiêu, nếu không có những tay tư bản đỏ ngấm nghé chỗ đất này để làm giàu thì câu chuyện bi thương chắc chắn đã không xẩy ra.
Từ sáng sớm ngày 04-05-2010, chuyện khủng khiếp vô tiền khoáng hậu lại đến với tang gia cụ bà Hồ Nhu và những giáo dân xứ Cồn Dầu. Ông Nguyễn Bá Thanh đã ra lệnh cho công an thực hiện cho bằng được việc tấn công những người đưa đám tang để cướp quan tài của cụ bà Hồ Nhu. Để thực hiện việc đàn áp có hiệu quả, giới cầm quyền Đà Nẳng đã điều động khoảng 300 công an, cảnh sát cơ động với trang bị súng ống, lựu đạn, dùi cui có cả lưới thép B40 để bao vây phong toả nghĩa trang.Sáng hôm đó, trên đường tiến đến nghĩa trang, những người tiễn đưa linh cửu của cụ bà đã bị công an dùng dùi cui, roi điện đánh đập một cách tàn nhẫn, lực lượng khủng bố đã cướp được quan tài của cụ bà Hồ Nhu và đưa đến chôn tại nghĩa trang Hoà Sơn, cách Cồn Dầu khoảng 20 cây số. Trong cuộc đàn áp giáo dân để cướp quan tài, công an đã bắt khoảng 60 người đưa về quận Cẩm Lệ để tra khảo và sau đó có 11 người bị giữ lại, cuối cùng có 6 giáo dân bị bắt giam, đó là các ông : Matthêu Nguyễn Hữu Liêm,Giuse Trần Thanh Việt, Tađêô Lê Thanh lâm, Simon Nguyễn Hữu Minh( thành viên Hội Đồng Mục vụ giáo xứ Cồn Dầu) và các bà gồm:Terrexa Nguyễn Thị Thế, Maria Phan Thị Nhẫn. Sáu giáo dân này đã bị đưa ra xét xử vào ngày 27-10-2010 với tội danh:”Gây rối trật tự công cộng và chống người thi  hành công vụ”.
Đìều oái ăm trong phiên xử 6 giáo dân này, vị chánh án đã nêu một lý do để kết tội các giáo oan thật khôi hài và chỉ nghe được ở những con người luôn được tự hào sống và thực hiện cái đạo đức xã hội chủ nghĩa, cũng như học theo đạo đức của ông Hồ, vị chánh ánh nêu: “Tại sao không phải là thân nhân của Bà Hồ Nhu mà lại tham gia đám tang? chống người thi hành công vụ, đó là vi phạm pháp luật.”. Lối kết tội rất ư là xã hội chủ nghĩa, sao không bà con chi với người chết mà lại đi đưa đám nhỉ? Công an có quyền cướp quan tài sao lại la khóc ồn ào, như thế là chống lại người cướp quan tài phải không ? Thi hành công vụ là đi cướp quan tài ư?
Điều đau thương nhất sau đám tang của bà Hồ Nhu là cuộc khủng bố dân làng và đã tạo nên cái chết oan ức cho ông Nguyễn Thành Năm.
Ngày 03-07-2010, công an lại đến nhà ông Tôma Nguyễn Năm vào khoảng 11 giờ, được biết ông Năm là một thành viên trong đội Chung sự của giáo xứ Cồn Dầu, ông ta đã bị hành hung tàn bạo trong khi ông tham gia đưa đám bà Nhu. Sự xuất hiện của công an vào ngày giờ nêu trên đã làm ông ta hoảng sợ nên ông Năm đã chạy trốn. Lực lượng công an và dân phhòng liền đuổi theo và bắt được, chúng còng tay ông Năm, đánh đập ông ta rất dã man trước sự chứng kiến của nhiều người. Bà vợ của ông Năm là bà Hồng Anh đã khóc lóc, quỳ lạy xin tha, sau đó ông Năm được thả về, khi về đến nhà, ông cảm thấy đau đớn và đã trối lại với bà vợ là cố gắng nuôi con, có lẻ ông ta biết mình không thể sống được do trận đòn chí tử vừa qua quá tàn nhẫn, và thật vậy chỉ vài giờ sau tức khoảng 1 giờ chiều cùng ngày thì ông Năm đã tắt thở, máu tuôn trào từ 2 lỗ tai, từ miệng, mũi…
Đó là những sự việc vô cùng oan trái cho những giáo dân Cồn Dầu đã xẩy ra trong Năm Thánh của Giáo hội Công giáo Việt Nam vừa qua. Những điều oan trái này do lòng tham vô đáy của những tay vô thần vốn có bản chất sống vô cảm trước sự khốn khổ của người dân, miễn sao họ vơ vét được của cải để làm giàu.
Tôi viết những dòng này để cùng đau với cái đau vô cùng tận của những giáo dân bị oan trái tại xứ Cồn Dầu. Nhớ lại vụ án của 8 giáo dân tại Thái Hà năm nọ, khi đến ngày xử án, từ sáng sớm đã có hàng ngàn giáo dân tiễn đưa 8 giáo dân lên đường tới toà án với những cành thiên tuế, vạn tuế thật hùng hồn được sự hướng dẫn và hổ trợ của nhiều mục tử từ Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà. Nhớ lại sự kiện hiếm có này để liên tưởng đến thân phận của 6 giáo oan Cồn Dầu, ngày xử phúc thẩm của 6 giáo oan này cũng đã gần kề. Được biết ngày 16-01-2011, bốn giáo oan trong số 6 vị , ( 2 vị còn trong tù ngục) đó là Tađêô Lê Thanh Lâm, Matthêu Nguyễn Hữu Liêm, Giuse Trần Thanh Việt, Têrêxa Nguyễn Thị Thế đã viết một bức thư thống thiết gởi đến Đức cha Chủ Tịch HĐGMVN, Đức cha Chủ Tịch Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình, cùng Quý Đức cha, Quý Bê Trên các Dòng tu và toàn thể dân Chúa để thông báo ngày xử Phúc Thẩm của các giáo oan này vào ngày 26-01-2011. Chắc họ đã thấm thía với những đau thương và cam lòng chịu để nói lên tiếng nói mơ ước được thấy công lý trên quê hương Việt nam nên họ đã đặt bút viết ngay đầu trang giấy với hàng chữ đầy trịnh trọng:
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM
“Mầu Nhiệm- Hiệp Thông- Sứ Vụ’’.
Mở đầu bức thư, bốn vị giáo oan đã viết để trình bày xác thực về tình trạng oan trái của họ, thư viết:
“ Trọng kính Quý Đức cha, Quý cha và Quý vị.
Như quý Đức cha và mọi người đều biết, chỉ vì muốn trấn áp tinh thần giáo dân hầu thực hiện việc giải toả trắng giáo xứ Cồn Dầu mà chúng con bị nhà cầm quyền Đà Nẳng bắt giữ khi tham dự đám tang bà Maria Đặng Thị Tân, bị đánh đập, tra tấn và phải ra hầu toà trong phiên xử sơ thẩm  ngày 27-10-2010, với hai tội danh:” Gây rối trật tự cộng và chống người thi hành công vụ”.
Tại phiên xử sơ thẩm, bất chấp tiếng nói lương tri, bất chấp những đề nghị đúng đắn, hợp pháp của Đức cha Chủ tịch Uỷ Ban Công lý và Hoà bình, nhà cầm quyền Đà Nẳng đã ngang nhiên thách thức công luận, coi thường pháp luật không những không cấp giấy bào chữa cho văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ mà còn áp đặt cho chúng con những  bản án hết sứ bất công…”
Vâng, tất cả 6 giáo oan bị kết tội chỉ vì họ đã tham gia đám tang mà vị chánh án trong phiên xử sơ thẩm đã cho rằng họ không phải thân nhân tại sao lại đi đưa đám bà Hồ Nhu?
Cuối bức thư, 4 vị giáo oan đã viết rất thành khẩn với ước mơ là họ xin được có sự Hiệp Thông bằng lời cầu nguyện của tất cả mọi người. Bức thư được kết thúc như sau:
Trọng kính Quý Đức cha, Quý cha và Quý vị,
Ngày 26-01-2011, một lần nữa những anh chị em của chúng con lại phải ra trước tòa để làm chứng cho công lý và sự thật. Đứng trước sự dữ, sự bất công như đã từng xẩy ra với chúng con trước đây tại toà sơ thẩm. Chúng con tự  hỏi, liệu công lý có được thực thi tại phiên toà phúc thẩm tới đây không?
Chúng con xin Quý Đức cha, Quý cha và Quý vị thương cầu nguyện cho chúng con…’’

Tại Lễ Bế Mạc Năm Thánh,, ĐGM Nguyễn Văn Nhơn, TGM, chủ tịch HĐGMVN nguyện "Đồng hành cùng dân tộc"

Qua tiếng kêu cứu chân thành của bốn giáo dân là những nạn nhân của chế độ bất công, đã cùng nhau nói lên ước vọng của mình là xin được mọi người Hiệp Thông cầu nguyện. Mới đây, quý ngài đã hứa cùng đồng hành với dân tộc, thì đây những con chiên bé bọn nơi Cồn Dầu là những phần tử đau khổ của Dân Tộc trong thời đại cộng sản, lẽ nào lại không được Quý ngài cùng đồng hành với sự Hiệp Thông cầu nguyện?
Seattle, những ngày gần cuối năm Canh Dần 2011.
Nguyễn An Quý

Journalists get attacked, arrested in Egypt


Egypt media crackdown
http://news.yahoo.com/s/yblog_thecutline/20110203/ts_yblog_thecutline/journalists-get-attacked-arrested-in-egypt
Supporters of Egyptian President Hosni Mubarak attacked pro-democracy protesters and targeted journalists in Cairo on Wednesday. The Cutline reported yesterday on pro-Mubarak mobs going after journalists from CNN, CBS, ABC and numerous international news outlets.
The media crackdown seems to be accelerating today. So far, there have been several reports on Twitter indicating that pro-Mubarak mobs have attacked journalists and bloggers—and that some journalists have also been arrested by Mubarak's much-feared police force.
But it's not only the police arresting members of the media. The AP reports that the Egyptian military is rounding up journalists, with correspondent Hadeel Al-Shalchi tweeting that two New York Times journalists have been arrested. (A Times spokeswoman said that the two journalists were "detained by military police overnight in Cairo and are now free." )
Also, Washington Post foreign editor Douglas Jehl wrote today that witnesses say Leila Fadel, the paper's Cairo bureau chief, and photographer Linda Davidson "were among two dozen journalists arrested this morning by the Egyptian Interior Ministry." Washington Post editors addressed two missing journalists in a memo to staff.
It's not clear why the army is now detaining journalists, but it might be for their own protection from the violent, pro-Mubarak mobs who are out again today.
The AP reported today that Mubarak supporters stabbed a Greek journalist with a screwdriver and punched a freelance photographer. Also, Al Jazeera reported today that two of its reporters were attacked en route to Cairo airport, along with cameraman being assaulted near Tahrir Square.
"There is a concerted campaign to intimidate international journalists in Cairo and interfere with their reporting," State Dept. spokesman Philip Crowley wrote on Twitter. "We condemn such actions."
The White House has also condemned attacks against journalists. "The administration strongly condemns the violence today and strongly condemns violence against journalists in Egypt," press secretary Robert Gibbs told The Cutline Wednesday.
CNN's Anderson Cooper described "pandemonium" Wednesday as his crew was attacked. Watch the ordeal below:
SANAA, Yemen – Tens of thousands of protesters Thursday staged unprecedented demonstrations against Yemen's autocratic president, a key U.S. ally in battling Islamic militants, as unrest inspired by uprisings in Egypt and Tunisia spread further in the Arab world.
The West is particularly concerned about instability in Yemen, home of the terrorist network al-Qaida in the Arabian Peninsula. U.S. counterterrorism officials are worried that Yemeni security forces will be more focused on protecting the government, allowing al-Qaida to take advantage of any diminished scrutiny.
President Ali Abdullah Saleh, in office for more than three decades, announced Wednesday he would not seek re-election in 2013 and would not seek to pass power to his son. Saleh's pledge was seen as an attempt to defuse growing calls for his ouster.
Opposition groups said they are suspicious of Saleh's offer, however, and want concrete proposals for change.
On Thursday, they led tens of thousands in protests in seven towns and cities across Yemen, with chants of "Down, down, down with the regime!" and banners calling on the president to resign now.
In the capital of Sanaa, several thousand government supporters staged a counterdemonstration, carrying banners warning that the opposition is trying to destabilize Yemen. Military helicopters hovered in some areas, and there was a heavy security presence around the Interior Ministry and the Central Bank.
The marches were largely peaceful, although witnesses said police opened fire in one provincial town, critically wounding a protester. In the capital, scuffles and stone-throwing briefly erupted between government supporters and opposition marchers, but police stepped in and there were no reports of injuries.
The Obama administration has cautiously praised Saleh's offer of reform, in contrast to the sharp tone on Egypt, where President Hosni Mubarak is trying to cling to power until September, despite demands delivered in 10 days of massive protests that he leave office immediately.
U.S. State Department spokesman P.J. Crowley welcomed Saleh's "positive statements" about including opposition elements in a reform process, but said that "it is important for governments across the region ... to follow statements with actions."
President Barack Obama spoke Wednesday with Saleh, a weak but increasingly important partner for Washington.
Yemen has become a main battleground against al-Qaida. The government, which receives millions of dollars in U.S. military aid, has allowed American drone strikes on al-Qaida targets and has stepped up counterterrorism cooperation.
The U.S.-born radical cleric Anwar al-Awlaki, thought to be hiding in Yemen, is believed to have inspired and even plotted or helped coordinate recent attacks on the U.S. Those include the failed December 2009 bombing of a Detroit-bound airliner and the unsuccessful plot to send mail bombs on planes from Yemen to the U.S.
Al-Awlaki also is believed to have inspired the deadly 2009 shooting rampage at Fort Hood, Texas, and had ties to some of the 9/11 hijackers.
Yemen is the poorest Arab country, with nearly half the population living below the poverty line of $2 a day.
Foreign Minister Abu Bakr al-Qirbi acknowledged Thursday that frustration of the young generation is widespread across the Arab world, including in his country. But he warned that interference from outside countries — he mentioned Iraq, Afghanistan or Pakistan — would be counterproductive.
Speaking in Brussels, where he sought development aid, al-Qirbi argued that Yemen's government was better placed to hold constructive internal dialogue. He said Yemen's leaders never severed contacts with opposition parties and civil groups.
However, Yemen's opposition groups said they don't trust the government's promises.
While some opposition figures have expressed readiness for dialogue, demands could harden as protests continue, said Mohammed al-Sabri, a spokesman for a coalition of opposition groups.
"We will be able to answer the call of the people, regardless of what it is, including their slogans of ending the regime and pushing out the leader," al-Sabri said.
The anti-government demonstration in Sanaa brought together young people, workers and women in black robes who initially planned to gather in downtown Tahrir (Liberation) Square, the same name of the site in downtown Cairo where Egypt's protesters have gathered daily since Jan. 25.
However, government supporters, including civil servants, pre-empted the protesters, taking control of the square first. One of the demonstrators, unemployed Iyad Nasser, said he and others had been paid to show up.
Several dozen of Saleh's supporters headed to where the anti-government protesters had assembled, near Sanaa's university, and scuffles erupted. Police separated the two camps.
In the city of Aden, thousands of marchers defied security forces and armored personnel carriers that tried to close the main streets to prevent them from gathering. Protesters also scuffled with security forces in the town of Jaar in the southern province of Abyan, where al-Qaida militants have been active.
Yemen's government is riddled with corruption. Tens of thousands of residents have been displaced from their homes by conflict. The country is wrestling with a lingering rebellion in the north and a secessionist movement in the south.
With the Arab world transfixed by Egypt's uprising, dissatisfaction with corruption, unemployment and poverty is beginning to rise to the surface elsewhere.
Jordan has been the scene of several large rallies against rising prices, and King Abdullah II sacked his Cabinet this week, bowing to public pressure. The Muslim opposition and their leftist allies are expected to stage more protests outside the prime minister's office's Friday, repeating their call for the newly appointed premier to step down. But the numbers are expected to be smaller than usual because some political groups said they would not participate in order to give Marouf al-Bakhit the chance to form his Cabinet.
In Algeria, opposition leaders, human rights groups, unions, students and jobless workers are planning a march next week, despite a ban by the government. One of the protesters' key demands is to lift a state of emergency in effect since 1992 when the country spiraled into a civil war between Islamists and government forces. Algeria's state news agency on Thursday quoted the president as saying the state of emergency would be lifted in the "very near future."
Syrians have been organizing online campaigns for a "day of rage" in Damascus on Friday and Saturday. More than 13,000 people have joined a Facebook page calling for "the Syrian Revolution 2011," although many of the members are believed to live outside the country.

Thứ Tư, 2 tháng 2, 2011

Kêu gọi thủ tướng hay phó TT từ chức

Logo của Vinashin
Vinashin đang chật vật với khoản nợ hàng chục ngàn tỷ đồng
Một luật sư có tiếng của Việt Nam kêu gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hoặc những người phó của ông chịu "trách nhiệm chính trị" trong vụ Vinashin và "từ chức", một ngày trước khi ông Dũng có buổi trả lời chất vất trực tiếp trước Quốc hội.
Luật sư Trần Vũ Hải, người hôm 22/11 đã viết thư thúc giục đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết đòi Chính phủ cung cấp thông tin đầy đủ về Vinashin, nói về cả trách nhiệm của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng và của ông Nguyễn Tấn Dũng:
"Anh nhận trách nhiệm ở đây là anh phải xin lỗi nhân dân, đúng ra là phải từ chức."
Trả lời BBC qua điện thoại từ Việt Nam hôm 23/11, ông nói.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
"Tôi thấy ông bộ trưởng tư pháp Nhật Bản nhỡ lời có hai câu đã phải từ chức."
"Ở đây trách nhiệm của anh đã quy thành văn bản rồi."
"Còn nếu ai cho rằng chức vụ là rất quan trọng, chúng ta không thể từ chức được thì là quan điểm của người ta."
"Nếu các nhà chính trị họ nhẹ nhàng đi, đó cũng là một nghề. Nhưng chúng ta không phải bám vào nghề đó. Là một nghề chúng ta có thể chuyển nghề, đến tuổi về hưu, chúng ta về nhà, chúng ta viết sách."
Ông Hải nói các đại biểu Quốc hội cần "gây sức ép" để ông Nguyễn Tấn Dũng và những người có liên quan nhận trách nhiệm và nếu họ tiếp tục cương vị thì cần có cam kết nếu không phục hồi được Vinashin vào một thời điểm cụ thể trong tương lai, họ sẽ phải từ chức.
Anh nhận trách nhiệm ở đây là anh phải xin lỗi nhân dân, đúng ra là phải từ chức
LS Trần Vũ Hải
Luật sư Hải nói nếu chỉ nói "chính phủ nhận trách nhiệm" là chưa đủ và không công bằng cho nhiều thành viên chính phủ không có liên quan gì tới Vinashin.
Ông cũng nói Quốc hội phải chịu một phần trách nhiệm vì đã không có luật về quản lý tài sản nhà nước tại các tập đoàn như Vinashin.
Thông tin chính xác
Ông Trần Vũ Hải nói với BBC mặc dù luật không nói rõ nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong vụ Vinashin.
"Thực tế có thể nói rằng Thủ tướng Chính phủ là người đại diện sở hữu của Nhà nước Việt Nam tại tập đoàn Vinashin nếu chúng ta xem lại các văn bản về thí điểm tập đoàn này,"
Dự kiến Thủ tướng Dũng có buổi trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 24/11
"Ông ta có rất nhiều quyền, như là phê chuẩn vốn điều lệ, chấp nhận các thành viên mới của tập đoàn, các dự án nào không thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị."
Vị luật sư cũng nói có rất nhiều thông tin khác nhau về số nợ của Vinashin và ông khuyến cáo các đại biểu Quốc hội đòi có những thông tin mới nhất và chính xác nhất.
Các chuyên gia kinh tế cũng đã chỉ ra nhiều điều bất hợp lý trong những con số mà Vinashin đưa ra trong đợt tái cơ cấu vừa được công bố cuối tuần qua.
Ông Hải nói với lãi suất 15%, hoặc thậm chí có thể là 20% đối với những khoản nợ quá hạn của Vinashin, chỉ riêng tiền trả lãi của tập đoàn này cũng có thể lên tới hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.
Thời gian qua, dư luận trong và ngoài nước quan tâm nhiều đến kiến nghị của đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết, người đã yêu cầu lập ủy ban của quốc hội để điều tra vụ Vinashin.
Giáo sư Thuyết cũng chỉ đề nghị điều tra rồi bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng cùng những người có liên quan trong vụ này.
Nhưng ở một mức cao hơn nữa, ông Trần Vũ Hải nay nói thẳng về trách nhiệm chính trị và đề nghị thủ tướng từ chức.
Các vụ tranh cãi quanh những dự án lớn của chính quyền Việt Nam ngày càng xuất hiện công khai và có thể thành một làn sóng xã hội, cho thấy bất đồng về quan điểm không còn là điều người ta chỉ dám bàn nhỏ nhẹ nơi riêng tư.