Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

Những Người Tù Bất Khuất
Tuesday, July 27, 2010
Thanh Quang, phóng viên RFA
2010-07-25   Nguồn: Đài Á Châu Tự Do

Trong mấy ngày qua, công luận trong và ngoài nước xôn xao và xúc động trước cảnh lao lý từ hơn 30 năm và trên 20 năm của 2 tù nhân chính trị bất khuất Trương Văn Sương và Nguyễn Anh Hảo vừa được rời khỏi cảnh đọa đày
Cô Nguyễn Thu Trâm đại diện các anh em tặng hoa chúc mừng anh Nguyễn Mạnh Hảo
Từ trái: Trần Văn Huy, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Anh Hào Nguyễn Thu Trâm và Nguyễn Bắc Truyển
Nhưng câu hỏi được nêu lên là còn nhiều tù chính trị bị giam hãm lâu năm khác trong lao tù cộng sản thì sao?
Qua bài tựa đề “Người tù lâu nhất trong địa ngục trần gian của CSVN”, tác giả Lê Minh ở Sydney viết rằng “sự bưng bít thông tin của chế độ đối với toàn cảnh xã hội đã là ghê gớm, nhưng việc ém nhẹm về tù nhân chính trị và các điều kiện sống trong tù còn ghê gớm gấp ngàn lần. Do đó xã hội và thế giới bên ngoài hoàn toàn không hay biết những gì xảy ra bên trong các trại tù kia”.

“Những gì xảy ra bên trong những trại tù kia” đó đã được 2 tù nhân chính trị bất khuất là ông Trương Văn Sương sau 33 năm 4 tháng bị giam cầm và ông Nguyễn Anh Hảo sau gần 23 năm đã kể lại tổng quát khi hai ông rời khỏi cảnh lao tù khắc nghiệt mới đây.

Vì tự do dân chủ
Hôm nay, cựu tù chính trị bất khuất Nguyễn Anh Hảo chỉ tâm sự vắn tắt như sau:

“Những năm tù của tôi không phải là vô nghĩa. Điều tôi muốn nói ở đây là tất cả anh em chúng ta phải có tâm huyết đấu tranh, và khi đấu tranh thì phải chấp nhận hy sinh gian khổ, kể cả sự chết chóc nữa. Còn thời gian ở trong tù, đời sống trong tù thì rất phức tạp, mà ở đây nếu mình nói thì nó dài dòng lắm. Nếu cần thì tôi sẽ có trên giấy tờ đàng hoàng. Tôi xin khẳng định rằng tôi nói rất trung thực, và không nói xấu cho người ta.”

Người tù bất khuất Trương Văn Sương, sau khi được Hà Nội cho tạm hoãn thi hành án trong 12 tháng, luôn nghĩ tới những người tù chính trị còn trong cảnh đọa đày. Ông mong mỏi:

“Trong những ngày bị lao tù, tôi cũng mong một ngày nào đó có được một giải pháp chính trị để họ thả tôi ra. Thật ra, tôi không nghĩ rằng họ có nhân đạo thả tôi, hoặc tôi cũng không nghĩ rằng tôi là người cải tạo tiên tiến để được đặc xá hay giảm án, tha án gì. Tôi mong rằng có một giải pháp chính trị nào đó để giúp giải quyết cho những người tù chính trị.”

Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Ngọc Quang, cũng là thành viên Khối 8406, bày tỏ sự cảm kích và ngưỡng mộ đối với hai tù nhân bất khuất vừa rời khỏi cảnh lao lý này:

“Khi gặp gỡ lại anh Trương Văn Sương cũng như anh Nguyễn Anh Hảo sau những năm tháng dài 2 anh ấy bị tù đày – anh Trương Văn Sương thì 33 năm 4 tháng, còn anh Nguyễn Anh Hảo thì tổng cộng cũng gần 23 năm, nhưng chế độ nhà tù với chính sách của CS dùng cực hình để trấn áp chí khí thì hoàn toàn bị phá sản, tại vì điều đó càng làm tăng thêm lòng cương quyết của họ với chính nghĩa để đòi lại tự do, dân chủ cho VN này.”
Một cựu tù nhân chính trị khác, ông Nguyễn Bắc Truyển, có nhận xét như sau:
Nguyễn Bắc Truyển đến chúc mửng Trương Văn Sương vừa ra tù nhỏ
“Qua trường hợp anh Trương Văn Sương là tạm hoãn thi hành án 1 năm để anh trở về nhà chữa trị bệnh suy tim cấp 4, trường hợp của anh Nguyễn Anh Hảo thì đã hết hạn tù 13 năm, thì việc nhà cầm quyền VN giam giữ những người tù như vậy thật sự hết sức dã man và tàn bạo. Bởi vì tất cả những người đó cũng là người VN thôi. Bây giờ đã trải qua bao nhiêu năm rồi. Đúng lý ra nhà nước VN cần phải phóng thích những tù nhân chính trị để thể hiện thiện chí hòa giải hòa hợp dân tộc, chứ không nên tiếp tục giam giữ họ như vậy nữa.”

Theo cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Quang, thì đức tín kiên cường và nhất là tình yêu quê hương cao cả là một loại võ khí hiệu quả giúp tù nhân chính trị vượt qua mọi cực hình mà họ gặp phải trong nhà tù nhỏ trong nước:

“Tôi rất may mắn là được ở tù chung với anh em tù nhân chính trị. Qua 3 năm được sống với họ thì tôi nhận thấy ở họ đã toát lên đức tính kiên cường. Đó là những người ấp ủ trong lòng một tình yêu quê hương cao đẹp. Họ sẵn sàng hy sinh cho tình yêu cao quý ấy. Vì vậy họ không còn sợ cảnh tù đày mà chế độ CS Hà Nội áp đặt mọi cực hình lên họ.”

Người tù bất khuất Nguyễn Hữu Cầu
Nhắc đến những tù nhân chính trị bất khuất bị án tù dài hạn và gần như bị thế giới lãng quên, có lẽ một trong số này là ông Nguyễn Hữu Cầu, cựu đại úy quân lực VNCH hiện tiếp tục bị giam giữ trong hơn 3 thập niên nay. Ông Nguyễn Anh Hảo nhớ lại người tù bất khuất này như sau:
“Anh Nguyễn Hữu Cầu còn đang ở tù. Khi tôi bắt đầu vô trại tù, thì anh ấy đã có mặt ở đó rồi. Tôi hỏi anh có mặt ở đây bao lâu rồi, anh Cầu đáp rằng anh đã có mặt tại đây chừng cả chục năm rồi. Anh bị chung thân rồi nằm ở đó luôn. Anh Nguyễn Hữu Cầu ở tù chung với tôi, nhưng trường hợp của anh quá đặc biệt. Do đó phải bằng mọi cách giúp cứu vãn để anh ấy được trở về. Nếu không có chuyện bên ngoài can thiệp giúp đỡ, thì chắc có lẽ anh Cầu sẽ ở tù “mút chỉ
Theo bên anh có cái ... đài kè kè
Theo bên anh có cây súng ... AK
Lời của một bài hát do anh Cầu sáng tác, ám chỉ việc bọn cai tù luôn theo dõi sát anh

Cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Quang cũng có nhiều kỷ niệm với ông Nguyễn Hữu Cầu:
“Đại úy Nguyễn Hữu Cầu có sự liên hệ chặt chẽ với tôi là vì ngày tôi ra tù thì được anh Nguyễn Hữu Cầu nhờ đưa một số tờ giấy của anh về gia đình và một số đơn của anh Cầu ra ngoài. Dù bị tra xét rất kỹ nhưng tôi đưa ra được.Sống trong tù với anh Nguyễn Hữu Cầu một thời gian không dài lắm, tôi cảm phục chí khí bất khuất kiên cường của anh Nguyễn Hữu Cầu. Anh đã gần 500 lần viết những lá đơn để kháng cáo tội bị gán cho mình. Nhà tù đã dùng biết bao cực hình để khuất phục ý chí của anh. Nhưng chưa một lần nào viết bản kiểm điểm mà anh ghi vào đó rằng “tôi nhận tội” cả. Mà anh ghi như thế này, “Tôi luôn luôn giữ quan điểm của mình là tôi vô tội. Người có tội chính là đảng CSVN”. Vì vậy anh luôn luôn bị biệt giam, bị cùm.

Anh Cầu bị biệt giam không như những người khác. Người ta bị cùm 14 ngày và bị biệt giam 3 tháng là xong. Anh Cầu bị biệt giam 3 năm liền. Họ biệt giam như vậy nhằm sử dụng bệnh tật để giết chết người tù già tuổi. Nhưng may mắn số trời để cho anh sống. Thực sự đó là cách hành xử hết sức dã man. Ngoài ra họ dẫn anh tới giam tại một phòng giam gần máy sấy điều, cho nên khói điều làm mù mắt anh. Nhưng những hành động đó vẫn không khuất phục được ý chí của anh.”

Và cả trăm tù chính trị đang bị giam đâu đó
Nhà dân chủ Nguyễn Khắc Toàn, sau khi thọ án tù dài hạn, đã lưu ý một vài trường hợp tiêu biểu trong số khá nhiều tù nhân chính trị bị giam giữ lâu năm tại VN hiện giờ:
“Hiện nay nhà nước VN vẫn còn giam giữ rất nhiều tù nhân chính trị trong cả nước, đặc biệt là những người hoạt động chính trị có dính líu đến VNCH, một thể chế cũ dân chủ ở Miền Nam VN. Họ giam giữ rất lâu năm, án rất nặng nề. Ví dụ như ông Trần Tư hiện đang thụ án chung thân. Ông này cùng với ông Đỗ Hường về để hô hào vận động nhân dân xuống đường đòi thay đổi chế độ chính trị và bị bắt giam. Cho đến nay, ông Trần Tư vẫn bị biệt giam ở phân trại B, trại Nam Hà. Còn nhiều tù nhân chính trị bị giam giữ ở buồng số 6, khu 17 biệt giam ở trại Ba Sao Nam Hà. Ngoài ra, còn có nhiều người tù chính trị bị giam giữ mà thế giới không hề biết, thí dụ như ông Huy đã già yếu, tôi quên họ là gì, hiện đang bị giam giữ ở buồng số 6 chung với LS Nguyễn Văn Đài. Ông bị án khoảng 20 năm. Ông này thành lập đảng Tân Dân Chủ. Một trường hợp nữa là một cựu cảnh sát của lượng lượng an ninh quốc gia VNCH, đó là anh Trần Văn Thiêng, hiện bị bệnh thận rất nặng, phù khắp cả người. Ngoài ra, trong khu vực Miền Nam còn rất nhiều người tù chính trị mà cựu tù Nguyễn Bắc Truyễn từng sống và biết rõ những người tù này. Ý kiến của tôi là nhà nước nên xem xét để thả họ trong thời gian sớm nhất. Tôi cho rằng việc giam giữ ông Trương Văn Sương trong tổng cộng 33 năm 4 tháng là một kỷ lục không lấy gì làm hay ho cho chế độ CS ở VN đâu.”
Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển đề cập tới những tù nhân chính trị và cả tôn giáo ở Miền Nam như sau:
“Nói chung tù chính trị và tù tôn giáo mình có thể ghép lại làm một được. Thì ở tại K1, khi thời gian tôi còn ở tù tại đó khoảng thời gian từ 14 tháng 8 năm 2007 cho đến 18 tháng Tư năm 2008, thì ở đó tù chính trị và tù tôn giáo còn khoảng 10 người. Khi tôi bị chuyển vào K2 rồi nhập chung với anh em K3 nữa, và trước khi tôi về thì còn khoảng 40 người. Riêng tại K4 và K5, tôi được biết còn mấy chị phụ nữ ở đó. Và tôi cũng biết rằng ở trại Hàm Tân cũng có những người tù chính trị và tôn giáo. Riêng tôi nghe thông tin ở trại Xuyên Mộc còn khoảng vài chục người tù chính trị và tôn giáo đang bị giam giữ.”
Theo cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Quang, thì số tù nhân chính trị dài hạn trong nước hiện có thể cả trăm người”
“Tôi chỉ biết được ở khu K2, Z30A của trại Xuân Lộc, Đồng Nai thôi. Khu này còn khoảng 40 tù chính trị trong đó, trong đó tù nhân dài án – trên 15 năm – còn khoảng 20 người. Không riêng gì khu K2, Z30A của trại Xuân Lộc, Đồng Nai, mà tù nhân chính trị bị cho ở rải rác khắp nơi trên đất nước VN, từ Kiên Giang cho tới Móng Cái. Cho nên số tù nhân dài hạn còn lại trên đất nước VN thì chắc chắn hơn con số 100. Tại vì chỉ một khu nhỏ ở trại tù Xuân Lộc mà đã có trên 20 người rồi. Trong tay tôi hiện tại có danh sách đầy đủ 42 tù nhân ở tại khu K2, trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai. Nhưng trong 42 người đó, có trên 20 người bị án trên 15 năm, thậm chí trên 20 năm và chung thân.”
Theo tác giả Lê Minh qua bài tựa đề Trương Văn Sương: Người tù bất khuất, thì “hiện nay vẫn còn tồn tại những tù nhân chính trị bị giam hãm lâu năm như ông Trương Văn Sương và các bạn đồng tù tại trại Nam Hà, và đương nhiên còn có biết bao người tù chính trị ‘vô danh’ khác hiện đang bị giam đâu đó trong hơn 80 trại tù lớn nhỏ rải rác trên khắp đất nước VN”.
Danh Sách Các Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo
Tác giả: Mỹ Linh 22-08-2010
Bổ túc ngày 26-10-2010

1. Trương Văn Duy (Trại 2, Xuân Lộc, án chung thân, giảm 20 năm, đã ở 14 năm)
2. Lê Văn Tính (T2, Xuân Lộc, dân biểu VNCH, đã trên 70 tuổi, án 20 năm, đã ở 14 năm, trước đây đã có 10 năm tập trung cải tạo)
3. Đỗ Văn Thái (T2, XL, án 17 năm, đã ở 11 năm, đang bị HIV, qua AIDS)
4. Nguyễn Hữu Cầu (T2, XL, án chung thân, đã ở 34 năm tù)
5. Nguyễn Văn Hoa (T2, XL, gần 70 tuổi, án 20 năm, đã ở 18 năm)
6. Nguyễn Văn Trại (T2, XL, trên 70 tuổi, án 15 năm, đã ở 14 năm, đang bị xuất huyết bao tử, sức khỏe suy kiệt, còn thêm tai biến mạch máu não)
7. Nguyễn Long Hội (T2, XL, gần 70 tuồi, tù chung thân, giảm 20 năm, ở 13 năm thì trốn trại trong 20 năm, đầu năm 2010 thì bị bắt lại, và phải tiếp tục án 7 năm nữa)
8. Nguyễn Tuấn Nam (T2, XL, 74 tuổi, án 19 năm, đã ở 14 năm, đang bị tai biến mạch máu não)
9. Trần Văn Đức (T2, XL, gần 60, án 11 năm, sắp được mãn án tù)
10. Nguyễn Xuân Nô (T2, XL, án 8 năm, đã ở 4 năm, lần thứ 2 hay thứ 3, bị bắt cũng đều là tù chính trị)
11. Trần Văn Thiêng (T2, XL, 75 tuổi, án 20 năm, đã ở 19 năm 6 tháng, còn 6 tháng nữa sẽ mãn hạn tù, đang bị bịnh nặng, suy thận cấp 3, viêm tuyến tiền liệt )
12. Bùi Đăng Thủy (T2, XL, gần 60, án 18 năm, ở được 13 năm, đang bị bịnh phổi rất nặng, sức khỏe suy yếu)
13. Nguyễn Văn Cảnh (T2, XL, gần 60 tuổi, án 13 năm, ở được 5 năm,
14. Đỗ Thanh Nhàn (T2, XL, 84 tuổi, án 20 năm, đã ở 18 năm)
15. Tô Văn Hồng (T2, XL, dưới 60 tuổi, án 13 năm, đã ở 11 năm)
16. Danh Hưởng (T2, XL, án 17 năm, đã ở 11 năm, người Khmer, chưa có ai thăm nuôi)
17. Phạm Xuân Thân (T2, XL, án chung thân, đã ở 14 năm)
18. Nguyễn Hoàng Sơn (T2, XL, án 12 năm, đã ở 11 năm)
19. Huỳnh Anh Tú (T2, XL, 42 tuổi, án 13 năm, đã ở 10 năm, anh Tú có người em là Trí)
20. Huỳnh Anh Trí (T2, XL, 38 tuổi, án 13 năm, đã ở 10 năm, em của anh Tú)
21. Nguyễn Ngọc Phương (PT1, Xuân Lộc, bị bắt lúc mười mấy tuổi, coi như trưởng thành trong tù, hiện 45 tuổi, bị kết án 12 năm, đã ở 10 năm, người gốc Việt ở Campuchia)
22. Nguyễn Văn Trung (T2, XL, trên 60 tuổi, án 20 năm, ở 18 năm)
23. Huỳnh Anh (T2, XL, án 8 năm, đã ở được 6 năm)
24. Âu (những người mới bị bắt gần đây, bị xử án trên Lâm Đồng)
25. Kim (những người mới bị bắt gần đây, bị xử án trên Lâm Đồng)
26. Huyền (những người mới bị bắt gần đây, bị xử án trên Lâm Đồng)
27. Phượng (những người mới bị bắt gần đây, bị xử án trên Lâm Đồng)
28. Vũ Hùng (án 20 năm, đã ở được 11 năm, bị bắt, trốn trại, rồi bị bắt lại)
29. Đỗ Thanh Vân (án 20 năm, ở được 12 năm, người Việt ở Campuchia hay Thái)
30. Phạm Bá Hải (án 5 năm, đã ở 4 năm)
31. Huỳnh Bửu Châu (trung úy Thiết Giáp của QLVNCH, khoảng 58 tuổi, chiến đấu đến ngày cuối, bị thương, bị B40 bắn vào thiết giáp, đi tập trung cải tạo vài năm bị phủ thủng được thả về, chạy qua Campuchia, tham gia các tổ chức kháng chiến, đến năm 1999 bị bắt và bị kết án 11 năm tù, 9/9/2010 anh sẽ ra khỏi tù, cách đây mấy ngày có Long, con của anh lên thăm, sức khỏe tốt) Đã được thả vào cuối tháng 8 hoặc 9 năm 2010
32. Hồ Long Đức (án 20 năm, ở được 12 năm,
33. Văn Ngọc Hiếu (án 20 năm, ở 12 năm, chưa ai thăm nuôi từ lúc bị bắt, người duy nhất trốn ra khỏi trại giam B34 của Bộ Công An, trốn ra tới biên giới, vì bị bịnh nên không thể đi tiếp, và bị lực lượng biên phòng bắt lại.)
34. Lê Kim Hùng (án 20 năm, đã ở được 12 năm)
35. Trương Quốc Huy (án 6 năm, đã ở 4 năm, từng chơi trên diễn đàn Paltalk)
36. Trần Quốc Hiền (án 5 năm, đã ở 3 năm rồi)
37. Lê Nguyên Sang (bác sĩ Lê Nguyên Sang, Đảng viên Đảng Dân Chủ Nhân Dân, ngày mai ra tù, coi như đúng 4 năm)  ra tù ngày 17 tháng 8 năm 2010)
38. Sơn Nguyễn Thanh Điền (có thẻ xanh Hoa Kỳ, về nước hoạt động bị bắt, bị kết án 17 năm, đã ở 12 năm)
39. Nguyễn Văn Phương (Phân trại 3, XL, thêm tội chiếm lĩnh hội trường với tù hình sự, án 17 năm, đã ở 12 năm)
40. Trần Hoàng Giang (PT3, Xuân Lộc, thêm tội chiếm lĩnh hội trường với tù hình sự, bị án 16 năm, đã ở 12 năm tù, từng bị biệt giam 13 tháng, 2 tháng bị cùm 24 tiếng/ ngày, 11 tháng còn lại, ngày mở cùm, đêm cùm lại, ăn uống rất khắc khổ, tên giám thị trại giam, Nguyễn Trung Binh, xuống nói trực tiếp với ông Giang rằng: "Nếu tù hình sự thì tao thả, còn tù chính trị, tao giam tới chết luôn")
41. Trương Minh Đức (Phân trại 4, từng là ký gỉa)
42. Trần Tư (Trại giam Nam Hà, án chung thân, đã ở 17 năm, có thẻ Xanh của Hoa Kỳ)
43. Võ Văn Thanh Liêm (tù vì tôn giáo Hòa Hảo, 60 tuổi, bị án 6.5 năm tù.
44. Võ Văn Thanh Long  (tù vì tôn giáo Hòa Hảo, 39 tuổi, bị án 5.5 năm tù, mới được thả, cháu của ông Võ Văn Thanh Liêm)  Đã được thả ngày 5-11-2010
45. Võ Văn Điền (tù vì tôn giáo Hòa Hảo, 71 tuổi, án 7 năm đã ở 5 năm)
46. Nguyễn Thanh Phong (Hòa Hảo, án 6 năm)
47. Võ Văn Bửu (Hòa Hảo, án 7 năm)
48. Mai Thị Dung (Phân trại 4, XL, Hòa Hảo, án 11 năm, đang bị bịnh rất nặng, chị Dung là vợ của ông Võ Văn Bửu)
49. Nguyễn Văn Thơ (PT4, Xuân Lộc, Hòa Hảo, 72 tuổi, án 7 năm)
50. Dương Thị Tròn (PT4, XL, Hòa Hảo, 72 tuổi, án 9 năm, chị Tròn là vợ của anh Thơ)
51. Lê Văn Sóc (PT4, XL, Hòa Hảo, bị bắt 2006, án 6 năm,
52. Tô Văn Mãnh (Hòa Hảo, bị bắt 2006, án 6 năm)
53. Nguyễn Văn Thùy (Hòa Hảo, bị bắt 2006, án 5 năm)
54. Đoàn Văn Duyên (Mục sư ở Đồng Nai, bị kết án 4 năm)
55. Trần Văn Thiệp (ở An Giang, bị bắt năm 2007, án 6 năm chị Lụa thông báo)
56. Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu Cày, bị kết án 2 năm 6 tháng, tội trốn thuế, nhưng thất ra ai cũng biết là tù chính trị) Hết hạn tù ngày 19-10-2010 nhưng ngay sau đó 19-10-2010 bị công an giữ lại ra lệnh miệng bắt giam giữ thêm vì tội chống phá nhà nước!
57. Trương Minh Nguyệt (ở Long An, 64 tuổi, bị kết án 7 năm, bị bắt 2007. Đã được thả ngày 30-8-2010
58. Nguyễn Văn Ngọc (51 tuổi, bị bắt 2007, kết án 5 năm).
59. Nguyễn Phong (Sinh 1975. Trưởng Ban Đại diện Ban Thành lập đảng Thăng Tiến. Đang bị giam tại K3, Trại 5, Yên Định, Thanh Hóa. Bắt giam ngày 29-3-2007, án 6 năm, đã ở 3 năm 5 tháng).
60. Nguyễn Bình Thành (Sinh 1955. Kỹ thuật viên, Thành viên Ban Đại diện Ban Thành lập đảng Thăng Tiến. Đang bị giam tại K4, Trại Z30A, Xuân Trường, Xuân Lộc, Đồng Nai. Bắt giam ngày 30-3-2007, án 5 năm, đã ở 3 năm 5 tháng).
200. Khoảng gần 140 Tín hữu Tin lành Tây Nguyên.
Mục sư Nguyễn Công Chính và các Mục sư vùng Tây Nguyên có thể có danh sách. Sau khi linh mục Nguyễn Văn Lý đã tham khảo với tù nhân Trương Văn Sương, khoảng 100 tù nhân lương tâm bị giam đầy 2 buồng 1,2 và buồng 6, bị giam khoảng 40 tù nhân lương tâm. Tất cả 140 TNLT thuộc K1 Trại Nam Hà, Ba Sao, Kim Bảng, Nam Hà. Phần lớn đang bị giam tại K1 Nam Hà, xã Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam. Một số có thể bị giam tại K2, K3 cũng trại giam Nam Hà này. Đây là những anh em Tin Lành Tây Nguyên, và Nhà Nước "Dega".
201. Chị Trần Khải Thanh Thủy.
202. Chị Phạm Thanh Nghiên
203. Anh Lê Công Định
204. Anh Trần Huỳnh Duy Thức
205. Anh Lê Thăng Long
206. Anh Trần Anh Kim
207. Nguyễn Tiến Trung (sinh năm 1983, nguyên quán Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), thạc sĩ công nghệ thông tin, bị bắt Ngày 7 tháng 7 năm 2009 và bị CSVN kết tội "chống phá nhà nước"
208. Phạm Văn Viêm, dịch gỉa cuốn "Chế Độ Phát Xít", bị bắt rất nhiều lần và may mắn trốn thoát được. Sau 7 năm trốn tại Bungary, anh lại bị mật vụ Hà Nội bắt dẫn độ về VN vài tháng 12 năm 1997. Hiện nay, sau nhiều lần truy tìm, Đảng Dân Chủ Nhân Dân đã phát hiện anh Phạm Văn Viêm vẫn còn sống, từ năm 1997 đến nay anh đã từng bị giam tại khu trại giam B15 (thuộc sự quản lý của Cục A24 – Bộ công an CSVN). Khu B15 nằm tại khu Kim Giang – Thanh Xuân – Hà Nội. (sau nhà máy thuốc lá Thăng Long – Hà nội). Trích từ link của: http://www.datviet.com/archive/index.php/t-92220.html.
209. Anh Lê Trí Tuệ, đã qua Campuchia, xin tị nạn chính trị, sau đó bị mất tích luôn kể từ ngày 7 tháng 5 năm 2007. Theo nhà dân chủ Nguyễn Thu Trâm, khi bi công an Phường 3, Quận Phú Nhuận bắt giữ, tên công an tên Nguyễn Văn Sơn có tiết lộ về anh Lê Chí Tuệ, có lẽ đã bị giết (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/1318/item/966/966). Đây là bằng chứng cho thấy bọn VC đã dẫn độ anh LTT về Việt Nam.
210. Anh Phạm Văn Trội, 41 tuổi
211. Nhà giáo Vũ Hùng, 44 tuổi
212. Anh Trần Đức Thạch
213. Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, 61 tuổi
214. Sinh viên Ngô Quỳnh, 26 tuổi
215. Anh Nguyễn Mạnh Sơn, 67 tuổi
216. Anh Nguyễn Văn Tính, 68 tuổi
217. Anh Nguyễn Văn Túc, 46 tuổi
218. Dân oan Nguyễn Kim Nhàn, 61 tuổi
219. Mục sư Dương Kim Khải, bị bắt ngày 10 tháng 8 năm 2010 tại Nhà Thờ Chuồng Bò số 37/6 Cầu Ông Ngữ, Đường Bình Thới, Phường 28, Quận Bình Thạnh, SG, nay bị giam ở đâu không rõ. Mục sư Khải có người vợ tật nguyền, không biết ai sẽ lo việc chăm sóc.
220. Giáo sư Phạm Minh Hoàng bị bắt ngày 13/8/2010, hiện bị giam ở trại B 34 của bộ công an CSVN trên đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Sài Gòn
221. Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt Ngày 6 tháng 2 năm 2007. Ngày 28 tháng 2 năm 2007, phòng Đăng kí kinh doanh thuộc sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ra quyết định và thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch thuật và Tư vấn Việt Luật mà ông Đài là thành viên.
222. Nguyễn Bảo Giang. Bị bắt năm 1996 là thành viên đảng  Nhân Dân Hành Động do ông Nguyễn Sĩ Bình sáng lập. Theo như lời kể của bác sĩ Lê Nguyên Sang vừa ra tù ngày 17 tháng 8 năm 2010 kể rằng, ông Nguyễn Bảo Giang một người không có thân nhân thăm nuôi, ông là bạn thân trong tù với anh Nguyễn Hữu Cầu.
223. Ngô Phát Đạt, tức Trần Minh Hoạng Ngày 14-11-2008, nhà cầm quyền Hà Nội đã tuyên án 5 năm tù về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Đây là một tội danh ảo, cũng giống như tội “trốn thuế” mà nhà nước CSVN đã áp dụng đối với anh Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày.
224. Phan Thanh Hải tức Blogger Anh Ba Sài Gòn, bị bắt  đưa đi vào lúc khoảng hôm 18/10/2010 sau khi công an khám xét nhà ông trong vài giờ
225. Lê Nguyễn Hương Trà,  Blogger Cogaidolong, bị Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về xã hội của Việt Nam bắt khẩn cấp tại nhà riêng vào tối thứ bảy 23/10 vì tội “vu khống”. Được biết trong bài viết trên blog mang tựa đề “Các người đẹp lấy chồng” đăng ngày 14/10/2010, bà Hương Trà có nhắc đến việc nghệ sĩ múa Linh Nga sắp lấy ông Nguyễn Khánh Trọng, con trai Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an. Bài này có trích một đoạn trong thư của một nhân vật làm việc tại Tổng cục An ninh gởi cho Tổng bí thư, tố cáo về những việc làm của ông Nguyễn Khánh Toàn. Lá thư mô tả con trai ông Toàn là Nguyễn Khánh Trọng là nghiện ma túy, thích ăn chơi, và là người đã “chu cấp toàn bộ chi phí ăn ở, học cho hoa hậu Nguyễn Thị Huyền ở nước Anh”. Bài viết trên blog cũng đề cập đến những lời đồn đoán xung quanh “quyền lực hậu trường” của vợ ông Nguyễn Khánh Toàn.
226.  Đoàn Huy Chương, 25 tuổi, bị bắt ngày 11 tháng Hai ở tỉnh Trà Vinh và bị áp giải về giam tại số 237 đường Nguyễn Văn Cừ, quận 1, SaiGon
227. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, bị bắt ngày 24 tháng Hai ở tỉnh Lâm Đồng
228.  Đỗ Thị Minh Hạnh, 25 tuổi, bị bắt ngày 23 tháng Hai ở tỉnh Lâm Đồng

Thứ Bảy, 8 tháng 1, 2011

Viên chức Tòa đại sứ Mỹ bị công an hành hung khi đến thăm LM Nguyễn Văn Lý
2011-01-05
Ông Christian Marchant, tùy viên chính trị thuộc Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã bị công an hành hung, cản trở khi ông đến thăm Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Nhà Chung, Tổng Giáo Phận Huế.

AFP photo
LM Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng tại phiên tỏa ở Huế hôm 30-3-2007.
Trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do sáng thứ Tư 5-1-2011, Linh mục Nguyễn Văn Lý thuật lại những chi tiết mà ông chứng kiến tận mắt.
Đỗ Hiếu:  Thưa Linh Mục, đài chúng tôi vừa nhận được tin cho hay là ông Christian Marchant, thuộc Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội bị cản trở khi ông đến thăm Linh Mục tại Nhà Chung ở Huế, sáng hôm nay thứ tư, 5 tháng Giêng, Linh Mục có thể kể lại những chi tiết liên quan đến sự việc này?
LM Nguyễn Văn Lý: Tôi được ông Christian Marchant hẹn đến thăm vào sáng hôm nay, lúc 10 giờ, về sau ông xin đổi qua chiều mai lúc 14 giờ. Cách đây mấy ngày, ông xin đổi lại là sáng nay, lúc 10 giờ.
Theo tôi biết thì ông đã đi máy bay từ Hà Nội vào Phú Bài, rồi từ  Phú Bài, ông thuê xe để đến cổng 69 Phan Đình Phùng, vào thăm tôi. Trước đó 10 phút, xe của ông đến đó, nhưng đã có sẵn công an , đông rồi, ngăn cản không cho ông vào.
Bên trong phòng, tôi không biết chuyện gì xảy ra bên ngoài, nhưng đợi mãi, quá giờ rồi, thì tôi hồ nghi, bước ra coi thì tôi thấy cổng Nhà Chung bị cột chặt lại, có công an đứng lố nhố canh gác. Một số người giúp việc trong nhà chung đang theo dõi và tường thuật lại.
Những người dân đó thuật lại rằng, ông bị vật xuống, nằm giữa đường, áo quần dơ nhớp.
LM Nguyễn Văn Lý
Đỗ Hiếu: Khi thấy ông Christian Marchant xuất hiện thì các nhân viên công lực phản ứng ra sao thưa Linh Mục?
LM Nguyễn Văn Lý:  Ông Christian Marchant bị xô đẩy, theo lời những người này thì nói ông ta bị đánh nhiều, nhưng mà tôi đóan là vì dân chúng nhìn xa, thấy có xô đẩy chứ có lẽ ông không bị đánh đâu. Tôi vào trong nhà lấy sợi dây trợ lực chân của tôi, đội thêm cái mũ rồi tôi đi ra.
Bước khập khiểng ra cổng thì tôi nhìn rõ hơn, thấy các ông công an đang ngăn cản, không cho ông Christian Marchant bước tới gần cổng Nhà Chung, hai bên giằng co nhau, rồi nói với nhau cũng lớn tiếng. Ông Marchant cao to, có lẽ trên 1m8, dễ thấy, nên dân chúng tụ tập càng lúc càng đông, nhất là ở phía bên kia bờ sông An Cựu, là một con sông nhỏ, phụ lưu của Sông Hương, chạy ngang trước cổng Nhà Chung của Huế.

Ông Christian Marchant, tùy viên chính trị Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, trong chuyến viên thăm các sinh viên Đại học Tây Nguyên VN hối đầu tháng 6-2010.
Dân chúng đứng bên kia sông là đường Phan Chu Trinh, nhìn thẳng qua cổng Nhà Chung là đường Phan Đình Phùng, dân chúng đông lắm, có lẽ hơn cả trăm, họ quan sát và thấy công an đối xử thô bạo với ông Christian Marchant. Những người dân đó thuật lại rằng, ông bị vật xuống, nằm giữa đường, áo quần dơ nhớp, ông ta phải đứng lên.
Đỗ Hiếu:  Chính mắt Linh mục thấy điều gì?
LM Nguyễn Văn Lý:  Khi đi ra tôi thấy ông đứng đó chứ không bị vật, nhưng thấy ông vất vả lắm, ông đưa máy hình lên chụp hình, nhưng người ta cản trở, có một công an, cản trở ông bằng tiếng Anh, theo như tôi nghe được, hình như họ nói, tôi là một người tù, cho nên ông ta không được thăm.
Trước đây khi tôi ra khỏi tù, chính bà Phó Đại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội, vào thăm thì không thấy cản trở gì cả.
Lần này thì họ nói tôi là một người tù, ông không được thăm. Rồi ông ta phản đối, thì họ dùng bạo lực khiêng ông ta vào xe, ông giẫy giụa, chống đối đến cùng, nhưng vì họ đông, cho nên họ cũng khiêng ông ta vào được. 
Ông ta rống lên phản đối một cách rất giận dữ và phẫn uất.
Họ dùng bạo lực khiêng ông ta vào xe, ông giẫy giụa, chống đối đến cùng, nhưng vì họ đông, cho nên họ cũng khiêng ông ta vào được.
LM Nguyễn Văn Lý
Đỗ Hiếu:  Dù phản đối mạnh mẽ, tuy nhiên theo bản tin mà đài chúng tôi nhận được, ông Christian Marchant cũng bị công an áp giải lên xe đưa đi, điều đó có đúng không, thưa Linh Mục?
LM Nguyễn Văn Lý:  Sau cùng, tôi thấy họ cũng khiêng ông ta vào được trong xe, họ đóng cửa xe lại, nhưng vì ông ta giẫy giụa, chống trả cho nên có lẽ họ thấy chạy xe trong tình trạng đó thì nguy hiểm, vì vậy mà có nhiều công an cũng vào xe đó, một loại xe của công an, không phải xe Jeep, mà loại gì tôi cũng không rành lắm, không thuộc loại xe du lịch mà là xe công quyền.
Thấy công an vào xe đó cùng ông ta, họ dùng biện pháp gì để khống chế ông ta, tôi không rõ.
Dân chúng bên ngoài cũng không thấy rõ vì loại xe này có kính phản quang, bên trong nhìn ra được mà bên ngoài nhìn vào không được. Khoảng chừng 10 phút, hình như họ khống chế được ông ta, cho nên chiếc xe bắt đầu lăn bánh.
Đỗ Hiếu:  Việc ông Christian Marchant bị ngăn chặn, sau đó có xô xát, rồi bị công an mang lên xe, chở đi, kéo dài chừng bao lâu, thưa Linh Mục?
LM Nguyễn Văn Lý:  Xô xát như vậy xảy ra kéo dài cũng gần một giờ đồng hồ, gần 11 giờ chiếc xe đó chạy đi rồi, bầu khí trở lại yên tỉnh dần dần. Công an còn đứng canh gác, trước công Nhà Chung, cũng khỏang 20 người, câu chuyện đó chỉ như thế thôi.
Đỗ Hiếu:  Xin cám ơn Linh mục Nguyễn Văn Lý đã dành thời giờ cho RFA chúng tôi.
LM Nguyễn Văn Lý:  Xin cám ơn quý đài.  Cám ơn tất cả những người đã nghe đài. Chúc mừng năm mới!
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2011

Ông Christian Marchant bị hành hung gây quan ngại cho giới ngoại giao

2011-01-06
Cảnh sát Việt Nam đã đối xử thô bạo với ông Chirstian Marchant, một nhân viên của tòa đại sứ Hoa Kỳ khi ông này đến thăm Linh mục Nguyễn Văn Lý hôm 5 tháng 1 vừa qua.
AFP photo
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức HRW tại cuộc họp báo ở Jakarta hôm 23/7/2010.
Việc này có gây ra quan ngại gì cho những người cổ vũ cho nhân quyền không? Quỳnh Chi có cuộc nói chuyện với ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch.

Cảnh sát lộng quyền

Quỳnh Chi: Trước tiên xin cám ơn ông đã dành thời gian cho đài Á Châu Tự Do. Thưa ông Phil Robertson, cảnh sát Việt Nam đã đối xử thô bạo với ông Chirstian Marchant, một nhân viên của tòa đại sứ Hoa Kỳ khi ông này đến thăm Linh mục Nguyễn Văn Lý hôm 5 tháng 1 vừa qua. Việc này có gây ra quan ngại gì cho những người cổ vũ nhân quyền cũng như cho Human Rights Watch không ạ?
Phil Robertson: Hơn một năm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã ghi nhận những trường hợp đáng lo ngại về cảnh sát Việt Nam dùng bạo lực. Chúng tôi thấy rằng việc này biểu hiện thêm rằng cảnh sát không bị kiểm soát. Việc này liên quan một phần đến việc chính phủ Việt Nam không bắt họ chịu trách nhiệm cho những hành động này, và vì họ đang nằm ngoài pháp luật.
Hậu quả là hình như cảnh sát có thể làm gì họ muốn làm. Không thể loại trừ trường hợp những cảnh sát này không biết họ đang hành hung người thuộc Đại sứ quán. Tuy nhiên, khi cảnh sát hành hung người, bất kể người nào, đều là không đúng.
Đây là một xu hướng thật đáng lo ngại bởi vì chúng tôi đã ghi nhận được rằng nhiều trường hợp cảnh sát bắt người rồi hành hạ trong lúc điều tra.
Ông Phil Robertson
Quỳnh Chi: Theo ông thì nguyên nhân sâu xa của việc này là gì và những cảnh sát này có được chỉ thị của ai không?
Phil Robertson: Chúng tôi chưa biết nguyên nhân nhưng mà vấn đề là tại sao cảnh sát lại tấn công một người muốn đến thăm một nhà bất đồng chính kiến? Tôi không nghĩ là ông Chirstian Marchant có ý đe dọa những cảnh sát này làm cho họ phải hành xử như vậy. Nếu mà cảnh sát cấm đến khu vực này thì có thể ngăn chặn khi ông Christian đến đó, chứ không thể dùng vũ lực được.
Đây là một xu hướng thật đáng lo ngại bởi vì chúng tôi đã ghi nhận được rằng nhiều trường hợp cảnh sát bắt người rồi hành hạ trong lúc điều tra. Theo một bản báo cáo chúng tôi đã đưa ra hồi tháng 9, có khoảng 15 thường dân bị chết trong lúc bị cảnh sát tạm giữ điều tra trong 1 năm qua. Trong đó, có những trường hợp họ dựng lên lý do là những người này tự vẫn, nhưng cũng có trường hợp cho thấy họ bị cảnh sát hành hạ.
Quỳnh Chi: Vừa rồi ông đã nêu lên rằng có nhiều người bị đánh đập và tử vong trong khi bị cảnh sát điều tra, vậy xin ông chia sẻ những gia đình này nên làm gì nếu thân nhân của họ là một trong những nạn nhân xấu số ấy ạ?
Phil Robertson: Thật ra tùy tình cảm và hoàn cảnh gia đình mà có hành động cụ thể. Cũng rất khó nói chung chung, nhưng tôi nghĩ là họ nên gởi thư khiếu nại và kêu gọi công lý ở mọi nơi. Và chúng tôi, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền sẽ ủng hộ họ nếu họ kêu gọi công lý.
Quỳnh Chi: Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội Đảng lần thứ XI vào tuần tới và luôn khẳng định “Dựa vào dân để xây dựng Đảng”. Ông có nghĩ rằng tình trạng công an đánh người và vi phạm pháp luật ngày càng tăng như thế sẽ làm quần chúng ngày càng xa rời nhà nước không?
Phil Robertson: Rất khó nói, bởi vì mỗi người sẽ có những suy nghĩ cũng như phản ứng khác nhau. Nhưng theo tôi, điều quan trọng là: chính phủ Việt Nam phải ngay lập tức có những hành động cụ thể để kiểm soát lực lượng cảnh sát, để đảm bảo rằng họ không lạm dụng quyền lực của mình, dù là đối với những người dân thường vi phạm luật giao thông hay những ai muốn bày tỏ quan điểm ôn hòa. Quyền của người dân là được chính phủ bảo vệ, và tại thời điểm này, việc chính phủ nên làm là kiểm soát lực lượng công an.

Đáng quan ngại

Quỳnh Chi: Cám ơn ông, ông có thể nêu cụ thể nhà nước phải kiểm soát cũng như đưa lực lượng cảnh sát vào khuôn phép bằng cách nào không ạ?
Nếu một cảnh sát bắt người rồi đánh người cho đến chết, viên cảnh sát đó phải bị truy tố và bị ngồi tù như bất kỳ một công dân nào phạm tội giết người. Nếu chính phủ không làm được điều này, có nghĩa là họ không đảm bảo được quyền công dân. Nếu việc này kéo dài, hậu quả như thế nào thì còn do người Việt Nam quyết định, nhưng Human Rights Watch sẽ tiếp tục lên tiếng cho những trường hợp vi phạm nhân quyền.
Quỳnh Chi: Vậy nếu như nhà nước không xử lý đúng mức các vi phạm của công an thì hậu quả có thể thấy được là gì thưa ông?
Phil Robertson: Tôi nghĩ là khi lực lượng công an nhân dân hành xử không theo pháp luật sẽ là một dấu hiệu hết sức đáng quan ngại. Bởi nếu chính phủ không xử lý thích đáng những vi phạm của công an, người ta sẽ nghi ngờ khả năng xử lý các vi phạm nhân quyền của chính phủ. Việt Nam đã ký vào các Công ước Nhân quyền Quốc tế nên phải tôn trọng nhân quyền.
Quỳnh Chi: Dạ vâng, vậy dưới góc nhìn của ông thì việc ông Christian bị hành hung như vậy có ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ không?
Phil Robertson: Hiện tại thì còn tùy thuộc vào việc Việt Nam trả lời và giải thích như thế nào với chính phủ Hoa Kỳ. Nó còn tùy là Việt Nam sẽ có hành động gì đối với Hoa Kỳ và đối với những cảnh sát viên đó. Nói chung việc này có ảnh hưởng đến ngoại giao 2 nước hay không, còn tùy vào Việt Nam nói gì và làm gì trong những ngày tới.
Nếu chính phủ không xử lý thích đáng những vi phạm của công an, người ta sẽ nghi ngờ khả năng xử lý các vi phạm nhân quyền của chính phủ.
Ông Phil Robertson
Quỳnh Chi: Xem ra thì Việt Nam sẽ phải có những giải thích rất chi tiết vì tôi được biết ông Christian là một trong những tùy viên ngoại giao giỏi của Hoa Kỳ đúng không ạ?
Phil Robertson: Rất là trùng hợp là ông Christian nắm một vai trò rất quan trọng trong các cuộc hội thoại về nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tôi còn biết rằng, ông Christian sẽ được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vinh danh là nhân vật xuất sắc trong việc thúc đẩy nhân quyền. Như vậy, ông Christian được vinh danh vì những hoạt động này nhưng lại bị cảnh sát Việt Nam hành hung. Do đó, phía Việt Nam cần điều tra kỹ càng cũng như có những giải thích thỏa đáng.
Quỳnh Chi: Câu hỏi cuối thưa ông, còn với ngoại giao các nước khác thì sự kiện này có ảnh hưởng ra sao?
Phil Robertson: Tôi nghĩ là sẽ có rất nhiều người đặt câu hỏi với chính phủ Việt Nam để tìm hiểu về việc ông Christian bị hành hung, bởi vì đây là lợi ích chính đáng của từng quốc gia. Như bạn đã biết, một trong những điều quan trọng của quan hệ quốc tế là việc những nhân viên ngoại giao không thể bị quấy nhiễu hay bị làm hại. Tôi cho rằng, hiện giờ rất nhiều nhân viên ngoại giao của các nước có trụ sở tại Hà Nội và TPHCM đang quan tâm về vụ việc. Lý do là làm sao họ biết được chắc chắn rằng sự việc tương tự không xảy ra với họ?
Chính vì thế, chính phủ Việt Nam không những nên giải thích với chính phủ Hoa Kỳ, mà còn phải giải thích với các Đại sứ quán và Lãnh sự quán ở Hà Nội cũng như TPHCM. Đồng thời, phía Việt Nam cũng nên cho biết làm cách nào để trong tương lai không xảy ra những việc tương tự.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn ông về những ý kiến vừa rồi.
Marchant-centralHighland-250.jpg
Ông Christian Marchant trong một lần đến thăm dự án Cocoa do Hoa Kỳ tài trợ ở Tây Nguyên Việt Nam hồi đầu tháng 6-2010. Photo courtesy U.S. Embassy
Phil Robertson:
Response to the incident involving US Embassy staff
MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS SPOKESPERSON OF VIETNAM NGUYEN PHUONG NGA ANSWERED QUESTION ON 6th JANUARY, 2011:
Question:
Could you comment on the incident involving a U.S. diplomat when he tried to visit Mr. Nguyen Van Ly in Hue? Is there any investigation on it?

Answer:

We create conditions for foreign diplomatic missions and diplomats to perform their duties in Viet Nam in accordance with international law, including the 1961 Vienna Convention on Diplomatic Relations. Foreign diplomatic missions and diplomats are inter alia also obliged to comply with the Vienna Convention and respect the laws of receiving state.
Vietnamese competent agencies are looking into the January 5th incident in Hue, which involved the conduct of a diplomatic staff of the U.S. Embassy in Hanoi.
Một nhân viên Đại sứ quán Mỹ gây rối trật tự 
 
07/01/2011 1:38 
http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201102/20110107013824.aspx
 
Hôm qua 6.1, nguồn tin Thanh Niên cho biết, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên -Huế đang xem xét vụ việc có liên quan đến hành vi gây rối trật tự công cộng của một viên chức ngoại giao của Đại sứ quán Mỹ tại Huế.
Trước đó vào sáng 5.1, nhiều người dân chứng kiến trên đường Phan Đình Phùng, TP Huế có một người đàn ông ngoại quốc, tay xách cặp tự xưng là nhân viên ngoại giao tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội quát tháo ầm ĩ bằng cả tiếng Mỹ và tiếng Việt với một số người VN bằng những ngôn từ rất tục tĩu. Sự việc này đã khiến nhiều người tò mò đứng lại xem. Một nhân viên Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nhẹ nhàng khuyên giải nhưng người đàn ông ngoại quốc vẫn hùng hổ nói ông ta là nhân viên ngoại giao có thể đi bất cứ đâu, gặp bất cứ ai mà không cần phải xin phép. Tiếp đó, ông này còn gạt người nhân viên ngã dúi dụi, sau đó đấm vào mặt một người dân đứng gần đó, xô đẩy cả một số người đang đứng xem, khiến nhiều người dân phẫn nộ và nghi ngờ đây hẳn là mạo danh chứ một viên chức ngoại giao không thể hành xử như vậy. Tuy nhiên ngay sau đó, công an đã kịp thời có mặt và mời người nước ngoài nói trên về Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế làm việc.
Theo nguồn tin Thanh Niên, tại Sở Ngoại vụ Thừa Thiên - Huế, người đàn ông ngoại quốc xuất trình thẻ chứng nhận nhân viên ngoại giao là Christian Marchant, viên chức chính trị Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Các cán bộ ngoại vụ giải thích các quy định pháp luật VN nhưng ông Marchant vẫn tỏ thái độ bất hợp tác, sau đó tự ý bỏ về.
Trong chiều hôm qua 6.1, trả lời câu hỏi bình luận về sự việc này của báo chí, bà Nguyễn Phương Nga - người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN nói: VN luôn  tạo điều kiện cho các cơ quan đại diện ngoại giao và các nhà ngoại giao nước ngoài hoạt động tại VN theo đúng các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao năm 1961. Đồng thời, các cơ quan đại diện ngoại giao và các nhà ngoại giao nước ngoài cũng có nghĩa vụ tuân thủ Công ước Vienna và tôn  trọng luật pháp của nước sở tại.

U.S. Diplomat Injured / U.S. Deeply Concerned by Incident


Mark C. Toner
Acting Deputy Department Spokesman
Daily Press Briefing
Washington, DC
January 6, 2011


QUESTION: So there’s absolutely nothing that you can tell us?
 
MR. TONER: We really don’t - I mean, what we’ve heard so far is precisely conflicting reports. So frankly, rather than give those any kind of momentum or life, I’d rather just wait until we have the facts.
QUESTION: Conflicting media reports?
MR. TONER: Conflicting media reports.
QUESTION: Can we stay – stick with Americans in distress?
MR. TONER: We can stick – I don’t know; what are you talking about?
QUESTION: Vietnam.
MR. TONER: Oh, very good.
QUESTION: What exactly happened, as far as you know, and what are you doing about it?
MR. TONER: Well, as far as I know, there was an incident. There was an incident and our U.S. diplomat, Christian Marchant, was injured – not seriously, but he was injured during that incident. We have officially registered a strong protest with the Vietnamese Government, in Hanoi as well as with the Vietnamese ambassador here in Washington, and we’re waiting for a full explanation of what – frankly, what happened.
QUESTION: This was an incident between Mr. Marchant and Vietnamese police?
MR. TONER: Again, we’re trying – it’s appeared to be – it appeared to be an incident between him and security personnel. It was on his way – he was attending a prearranged meeting with Father Ly in Hue.
QUESTION: It was government security personnel, and he was beaten up, or –
MR. TONER: Again, we’re looking for a full explanation. He was injured. He is up and walking around now, but he was injured during the incident.
QUESTION: Well, what was the extent of his injuries?
MR. TONER: I don’t really want to get into it, but he was – I, frankly, don’t know what the extent of his injuries were. I know that he was limping afterwards.
QUESTION: When was this?
MR. TONER: Good question. January 5th.
QUESTION: And when you say that you’ve registered a strong protest in Hanoi and with the Vietnamese ambassador here, does that mean that Kurt Campbell called him in or that he was called in this building to hear your protest?
MR. TONER: Our U.S. Ambassador in Hanoi issued a strong protest, and it was handled here. It was handled by our DAS, Joseph Yun.
QUESTION: But what does that mean? Does that mean that – does that mean that the Ambassador was summoned here?
MR. TONER: Like I said, he – yes, he was summoned here.
QUESTION: And then the protest was – and then –
MR. TONER: Both – I said, both in Hanoi and – yeah, our Ambassador in Hanoi registered –
QUESTION: Your ambassador in Hanoi is, like, heading to the – he’s on the plane now, right?
MR. TONER: According to this, it says he issued a strong protest.
QUESTION: Okay, but the bottom line is that the Vietnamese Ambassador to the United States was summoned to the State Department today and you lodged a protest with him, and it was DAS Joe Yun who did that.
MR. TONER: Correct.
QUESTION: Okay.
MR. TONER: I don’t know if it was today.
QUESTION: But you said you don’t have all the details about the injuries, and – do you have the details of the incident?
MR. TONER: Well, I have explained them to the fullest possible extent that I’m going to explain them, but we’re looking to the Government of Vietnam to provide us with an explanation of what exactly happened.
QUESTION: Before lodging the complaint, we need to have the details, or how can we lodge a complaint? This is what I was trying to understand.
MR. TONER: (inaudible) I said there was an incident that took place. He was injured during that incident. He is up and walking around now. That’s the extent of the details I’m going to provide.
QUESTION: Can I go to a –
MR. TONER: Go ahead.
QUESTION: It’s a different subject.
QUESTION: No, I need to stay on this. Are you aware of any similar previous incident to this happening in Vietnam?
MR. TONER: You mean with a U.S. diplomat?
QUESTION: Yeah.
MR. TONER: I am not.
QUESTION: And there are some reports out there that say that Mr. Marchant was – has been given some award for his reporting on human rights. Do you know anything about that?
MR. TONER: Let me get back to you on that. Let me confirm that. I have – I believe I’ve heard something along those lines, but I’ll get back to you and confirm – I’ll confirm to everyone what is --