Thứ Hai, 6 tháng 12, 2010

Hồ Sơ Thỉnh Nguyện Thư
Chúng tôi chân thành cảm tạ rất nhiều thân hữu và tác giả trong lẫn ngoài nước về các bài viết, phỏng vấn, các bài thể loại phóng sự điều tra; đặc biệt nhất, cơ quan truyền thông BBC® chương trình Việt ngữ tại địa chỉ www.bbc.co.uk/vietnamese nơi mà chúng tôi xin phép xử dụng một số hình ảnh cần thiết do tác giả Dương Trần Diên Khoa thực hiện với tất cả tấm lòng tại địa chỉ http://www.bbc.co.uk/vietnamese/pictures/2009/05/090507_ugcbauxitesite.shtml về các chi tiết cuộc khai thác bô xít tại Tây Nguyên, Việt Nam để bao gồm trong hồ sơ Thỉnh Nguyện Thư gửi tổ chức chính trị quốc tế trong thời gian tới. Một bài viết hết sức quan trọng cũng trên BBC® mà chúng tôi tham khảo là “Món quà bô xít cho Trung Quốc” http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/05/090508_ft_china_vietnam.shtml mà nội dung của nó triển khai các ý chính trên Financial Times ngày 08 tháng 5 nǎm 2009 do tác giả David Pilling viết. Một số bài viết quan trọng khác được thu gọn, nhưng luôn ghi chú tác giả và nguồn.  Lần đầu tiên một Thỉnh Nguyên Thư được thực hiện nghiêm chỉnh mang mầu sắc chính trị quốc tế có chiều sâu ảnh hưởng được cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại, những người Việt chống bô xít khai thác tại Tây Nguyên trên khắp nǎm châu và đại diện cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên không có tiếng nói bảo vệ quyền làm con người của họ. Một số trích đoạn liên quan đến nhận định của nhà vǎn Nguyên Ngọc, các phóng sự cận cảnh bô xít và hình ảnh của nhóm câu lạc bộ báo chí.
Cấu trúc Thỉnh Nguyện Thư
1.     Bìa
2.     Bảng Mục Lục
3.     Thỉnh Nguyện Thư
4.     Phụ đính
a.      Annex A (Danh sách ký tên)
b.     Bản đồ Nhân Cơ và Tân Rai
c.      Hình ảnh các cơ sở xây dựng nhà máy khai thác bô xít, và các chi tiết khác.
d.     Một số diễn tiến và hình ảnh liên quan sự thống khổ của người M’Nong và K’Ho
e.      Nguồn cung cấp http://quandiemvietnam.blogspot.com
f.      Một số tài liệu và trích dẫn các phóng sự và quan điểm
5.     CD chứa pdf files. Petition to the US Department of State. Stop exploiting bauxite in WCH Vietnam. 01 January 2011.
6.     Tham khảo
Thỉnh Nguyện Thư sẽ được gửi đi từ thành phố Mountain View, CA USA.

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

Xin hãy ký tên trên Thỉnh Nguyện Thư
Kính:
Xin hãy ký tên trên Thỉnh Nguyện Thư gửi tổ chức chính trị và môi trường quốc  tế và lên án cộng sản Việt Nam cho Trung cộng khai thác bô xít Tây Nguyên.
Đây là nội dung Thỉnh Nguyện Thư bản Việt ngữ chúng tôi vừa sữa chữa lại hoàn chỉnh, chúng tôi sẽ dịch sang Anh ngữ trong thời gian thật gần và sẽ phổ biến đến tất cả đồng bào mọi giới được tường.
Xin lưu ý: Tất cả tên và email address của quý vị sẽ chỉ được gửi đến tổ chức chính trị quốc tế (Nơi gửi và nơi nhận còn để trống) ngoài ra sẽ in thành tập sách và lưu trữ chỉ công bố lúc thuận tiện vì sự an toàn mà thôi. Tập tài liệu này sẽ mãi mãi là dấu ấn một trang sử đặc biệt của Việt Nam. Cho đến hôm nay, có hơn 100 chữ ký cộng đồng người Việt tại Pháp, khoảng 100 chữ ký cộng đồng người Việt tại (Liège) Bỉ, tất cả chữ ký khác gồm Việt Nam, Úc, Mỹ và rất nhiều quốc gia khác trên thế giới ghi nhận hơn 1.000 chữ ký. Tất cả chữ ký của chúng ta là hạt giống ươm mầm xinh đẹp cho những thế hệ kế tiếp noi theo hướng đấu tranh. Chúng ta cũng cần kêu gọi các cộng đồng, người ViệtNam khắp nơi trên thế giới hưởng ứng ký tên vì đây là thời khắc quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam khi mà sự hội tụ cộng hưởng của những ưu tư nặng trĩu về tổ quốc Việt Nam, về biển Đông, về Tây Nguyên trái tim của ba nước Đông Dương sẽ nhận chìm Đại Hội Đảng cộng sản Việt Nam XI trong cơn cuồng phong bão tố.
Chúng ta sẽ chấm dứt thu lượm chữ ký này vào tối 8 tháng 12, 2010.
Kính,
Quan Điểm Việt Nam 2011.

Nơi nhận: Tổ chức ngoại giao và môi trường quốc tế

Nơi gửi:   Cộng Đồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại,
                 Tất cả người Việt Nam trong và ngoài nước ký tên trong danh sách đính kèm,
                 Thay mặt các dân tộc Tây Nguyên Việt Nam:

Chủ đề:     Phản đối nhà cầm quyền Việt Nam - Thỉnh Nguyện Thư kêu gọi các cơ quan quốc tế giúp đỡ theo yêu cầu khẩn cấp

Ngày         Tháng 1 nǎm 2011

Xét rằng:
- Nǎm 2001 đảng cộng sản VN (VCP) trong thông cáo chung với Trung cộng (PRC) bí mật chấp thuận cho Trung cộng đến Tây Nguyên Việt Nam để khai thác bô xít. VCP bí mật chia cắt tỉnh Daklak thành một vùng khoanh (isolated) lập tỉnh Dak Nong 651.5 km2 trong đó có 120.000 người M’Nong số còn lại 372.000 người vừa thiểu số vừa người Kinh theo kiểm tra dân số nǎm 2009 của cộng sản VN. Dự án khai thác bô xít dự trù trong thời hạn ít nhất 90 nǎm, nhưng người dân tộc chiếm 1/3 dân số tỉnh Dak Nong không có quyền lên tiếng nói nào để bênh vực quyền lợi cho họ trên vùng đất mà tổ tiên hai dân tộc Kinh và Thượng từng sống chung với nhau trong nhiều thế kỷ.
- Nǎm 2008 Bộ chính trị (Political Bureau) đảng cộng sản Việt Nam cho thi công xây dựng tại Tân Rai thuộc Bảo Lâm, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng các cơ sở và là tổng hành dinh chiến lược cho Trung cộng điều hành mạng lưới khai thác bô xít tại Tây Nguyên. Tất cả sự việc triển khai xây cất, lắp đặt, cày xới, san lấp không thông qua qua Quốc hội Việt Nam, và gặp phản ứng chống đối dữ dội từ mọi khuynh hướng chính trị và từ mọi người Việt Nam quan tâm như các nhà dân chủ, các lãnh đạo tinh thần, các cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại, các bloggers, internet surfers, cơ quan truyền thông báo chí, các khoa học gia, kinh tế gia, thanh niên sinh viên học sinh. Mặc dù bị chống đối dữ dội nhưng Bộ chính trị cộng sản VN nhất định tiếp tục dự án khai thác bô xít, đồng thời bắt bớ những ai dám lên tiếng chống đối cũng như xâm nhập và phá hoại các trang blogs về bô xít. Thiệt hại nhiều nhất về phía người dân tộc thiểu số M’Nong tại Nhân Cơ và K’Ho tại Bảo Lâm, nhà cửa họ bị phá sập, ủi lấp san bằng, không còn nơi ǎn chốn ở, vườn tược heo gà chết đi, không biết làm sao để ǎn ở nơi đâu, con trẻ không thể tiếp tục đến trường mà không hề được đền bù thiệt hại. Việc khai thác bô xít sẽ gây thảm họa cho các loài thủy sản, loài chim chết đi vì bụi bùn đỏ, những đàn voi không còn đất sống, và người M’Nong và K’Ho không còn nơi canh tác vì hoa màu không tươi tốt nữa. Sự việc trầm trọng này chính là khơi nguồn của thảm họa diệt chủng. Nǎm 2009 đã xảy ra các tai nạn bô xít tại Brazil, nǎm 2010 tại Hungary, và rồi vô số các vụ vỡ đập nước hoặc xả nước thiếu trách nhiệm tại Việt Nam, gây ngập lụt tại các tỉnh miền Trung; nhất là vụ vỡ đê chặn bể chứa bùn đỏ gây lũ bùn đỏ tại Cao Bằng, Việt Nam. Đồng thời vô số các vụ việc ô nhiễm môi trường do các nhà máy chủ nhân nước ngoài thải chất lỏng độc hại vào nguồn nước ǎn uống đã gây thương vong hay tạo dị dạng cho người và giết chết các loài thủy sản như tôm cá. Vì cây rừng bị phá hoại, cày xới, chặt đào gốc rễ, gây nên các vụ sạt lở đất chuồi, cát lũ tại Tuy Hoà, xả nước đập Đa Nhim, đập sông Hinh,… mùa lũ tháng 10, 2010 tại Tuy Hòa số người chết vì lũ lụt và xả đập trên thượng nguồn lên tới 125 người. Những tai nạn vừa lũ lụt do thiên tai và con người khiến người dân Việt Nam không ai có thể tin vào khả nǎng lãnh đạo của các thành phần lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hiện nay trong kế hoạch khai thác bô xít Tây Nguyên. Mặt khác, các bể chứa bùn đỏ Tây Nguyên với dung tích hằng tỉ (billions) mét khối chất bùn đỏ nằm trên cao độ trong khoảng 1000m khiến người sống vùng dưới Tây Nguyên có thể chết bất cứ khi nào khi hằng tỉ mét khối bùn đỏ này vỡ bờ chảy tràn xuống vùng thấp với sức tàn phá hơn cả một cơ hồng thủy từ trời giáng xuống. Quan trọng hơn hết, nơi chứa bùn đỏ tại Nhân Cơ và Tân Rai nằm rất gần với hồ Gia Nghĩa thuộc Đắc Nông sát với khu vực đông dân cư hoặc các hồ nước thiên nhiên trong sạch để dùng trong mọi sinh hoạt nhưng giờ phủ đầy bụi bùn đỏ độc hại.
- Cùng với việc khai thác bô xít tại Tây Nguyên, rất đông người lạ mặt đã đến tập trung hoặc cư ngụ rải rác mà không ai kiểm soát được trong khu vực Tây Nguyên phía Tây giáp với tỉnh Mondulkiri của nước Kampuchea và xa hơn về phía Tây Bắc là Nam Lào. Một mạng luới đường nhỏ xuyên quốc gia, liên tỉnh như đường chiến lược số 14 chạy dài từ tỉnh Bình Phước đến Khe Sanh rồi đến Điện Biên Phủ nối tiếp hướng Bắc đến biên giới Việt –Trung giống mạng lưới đường mòn Hồ chí Minh trước đây thời kỳ còn chiến tranh Việt Nam tạo cho khu vực Tây Nguyên trở thành trọng tâm của ba nước Đông Dương với những con đường mòn, lối đi hiểm hóc chằng chịt và đe doạ sự an ninh của toàn vùng. Sự hiện diện của đông đảo người lạ tại một khu vực rất nhạy cảm này đã tạo sự ngờ vực cho an ninh ba nước Đông Dương và nhất là gây nên các va chạm giữa người bản xứ và người nước ngoài có thể dẫn đến bất ổn trong khu vực. Mặc dù Tây Nguyên là một vị trí hiểm yếu và then chốt nắm giữ an ninh ba nước Đông Dương, nhưng đảng cộng sản VN vẫn chấp nhận cho các nhà thầu Trung cộng khai thác bô xít trong một thời gian gần 100 nǎm với các cơ sở và dinh thự đồ sộ là vốn liếng của người Trung cộng khiến người ta liên tưởng Tây Nguyên đã được đảng cộng sản VN sang nhượng cho Trung cộng, hoặc cộng sản Việt Nam trở thành liên minh với Trung cộng nhằm biến Đông Dương thành một bán đảo nằm trong sự khống chế của hai nước Việt Nam và Trung cộng. Sự va chạm giữa người bản xứ Tây Nguyên vốn hồn nhiên chất phác và người lạ sẽ gây sự phá sản một nền vǎn hóa cao đẹp, di sản của Tây Nguyên. Ảnh hưởng sự phá sản này sẽ tǎng thêm cường độ nếu có sự xúi giục vì mâu thuẫn, làm gia tǎng mối nguy hiểm bất ngờ cho Đông Dương và có thể ảnh hưởng đến các quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ trong khu vực hoặc biển Đông mà điều này Hoa Kỳ tất biết rõ lịch sử Việt Nam dưới thời Pháp thuộc và trong thời chiến tranh chống cộng khi người Mỹ đến Việt Nam thành lập các lực lượng đặc biệt tại Tây Nguyên.
Nay:
Người Việt Nam mạnh mẽ lên tiếng trước quốc tế, phản đối và yêu cầu đảng cộng sản Việt Nam phải chấm dứt ngay lập tức và vô điều kiện sự khai thác bô xít Tây Nguyên.
Người Việt Nam Thỉnh nguyện:
1.      Khẩn cấp yêu cầu cơ quan chức nǎng _ điều tra sự vi phạm nhân quyền trong đó có việc người dân tộc Tây Nguyên bị khoanh vùng, bị đàn áp và bị tước đoạt quyền sống dẫn đến phá sản vǎn hóa, phá hoại môi sinh, và nạn diệt chủng. Nếu có thể yêu cầu cơ quan chức nǎng tiếp cận, giúp đỡ các dân tộc Tây Nguyên và cứu vãn nền vǎn hoá Tây Nguyên đang bị lâm nguy.
2.      Khẩn cấp yêu cầu cơ quan chức nǎng _ điều tra xem xét và giám định các nguyên tắc an toàn của các tổ hợp nhà máy bô xít vì sự sống còn của hơn hai mươi triệu con người sống dưới vùng thấp thuộc lưu vực các sông Sài gòn, sông Bé, sông Đồng Nai.

3.      Khẩn cấp yêu cầu cơ quan chức nǎng _ quan tâm đặc biệt chặt chẽ đến an ninh sống còn của ba nước Đông Dương vì dự án khai thác bô xít tại Tây Nguyên của cộng sản Việt Nam đã thu hút rất đông những người lạ mặt không rõ lý lịch đến lưu trú tại đây.

Đính kèm:
1.      Các tài liệu phân tích và nghiên cứu
2.      Các tham khảo về dư luận người Việt trên Internet, links
3.      Danh sách người Việt Nam trong và ngoài nước.
4.      Thư gửi dân tộc Tây Nguyên

Hết

Thư gửi các dân tộc Tây Nguyên,
Kính gửi đồng bào các dân tộc Tây Nguyên,
Cùng với sự tiến bộ tột bực về khoa học và kỹ thuật giúp phát triển đời sống, khiến con người có cuộc sống thêm tốt đẹp, vǎn minh và hạnh phúc; khoa học hỹ thuật còn giúp con người chế ngự sự khắc nghiệt của thiên nhiên, giảm bớt sức tác hại gây ra bởi thiên tai, lụt lội, sóng thần giữa bão tố, trên biển cả hay trong đất liền. Rủi thay ở Việt Nam, dân chúng Tây nguyên vì ít học, thiếu thốn mọi phương tiện khoa học kỹ thuật, lại nghèo nàn lạc hậu, thêm vào đó, nhà cầm quyền cộng sản không có chút lương tâm nên những thiên tai như lũ lụt, bão tố càng gây rất nhiều chết chóc và ác nghiệt cho sự sống còn, hủy hoại sức khoẻ của cả dân tộc Việt Nam nhất là cho người dân tại miền Trung và ven biển. Từ nhiều nǎm qua, cây rừng trên núi cao đã bị đốn chặt, phá sạch tìm gỗ quý hoặc để xây dựng các đập thủy điện mà tác dụng ích lợi của chúng thì nhỏ mà tác hại thì nhiều. Khi cây rừng bị chặt phá, đào xới tận gốc rễ thì nước mưa trên đầu nguồn trên núi đã không thể đuợc hút thấm vào các tầng đất và lưu giữ, lọc rửa thành nguồn nước tinh khiết và trong sạch để uống, nhưng sẽ chảy tràn lan trên mặt đất chai cứng và đổ xuống hạ lưu các sông suối như thác lũ, nước phá vỡ đất nơi triền núi, làm xạt lở gây tắc nghẽn lưu thông, khiến mực nước lại điên cuồng dâng cao rồi ùa đổ xuống thấp như sấm sét và phá vỡ tất cả những bờ, đập ngăn cản; Nước không còn có chỗ hội tụ chảy ra biển mà dâng ngập tràn vùng trũng nơi mà cư dân sinh sống trồng trọt. Như vậy lũ lụt sẽ khiến người chết, gia súc chết, trâu bò nuôi để cày bừa chết, hoa màu chết úng và rồi nhà cửa hư hại đổ nát, của cải mất sạch và tội thay! Con người không có một giọt nước trong sạch để uống.
Tây nguyên không ra ngoài định luật ấy. Những con đập được xây dựng đầu nguồn một cách vội vã và không có người trách nhiệm, dùng để chứa nước rửa quặng bô xít thì lập tức vào mùa nắng, nguồn nước hạ lưu sẽ cạn kiệt, hồ nước sinh hoạt không đủ tưới tiêu, tắm giặt và từ đó khí hậu thay đổi trở nên oi bức, từ đó thay đổi nếp sống vǎn hóa Tây Nguyên có từ ngàn xưa. Vào mùa mưa, những đập nước đầy ứ và có thể bị xả nước thoát, tạo những cơn lũ lụt không biết khi nào. Khi mực nước dâng cao chảy tràn xuống hạ lưu có thể mang theo chất bùn đỏ từ các hồ chứa bùn đỏ. Một bài toán đơn giản cho thấy, nếu trong suốt một trǎm nǎm để cho người Tàu khai thác mỏ bô xít tại Tây Nguyên, số lượng chất bùn đỏ lên tới hàng tỷ mét khối. Nếu hình dung một phần ba diện tích Dak Nong khai thác đất đỏ chứa alumina tức là (651km2)/3= 217km2= (217.000.000)m2 thì chiều cao của chất bùn đỏ tạo ra ít nhất 4,5m trên toàn vùng khai thác. Như vậy, nếu chất bùn đỏ chảy tràn vỡ ra ngoài, một diện tích 217km2 sẽ ngập sâu dưới ít nhất 4m bùn đỏ. Nhưng lượng bùn đỏ sẽ không dừng tại Dak Nong, nó sẽ chảy tràn xuống các tỉnh có cao độ thấp hơn và đổ xuống các sông Đồng Nai, sông Sài gòn xuống thành phố Sài gòn. Như vậy hơn 20 triệu người Việt Nam sẽ lãnh đủ tai hoạ này. Đó là chưa kể một hậu quả di hại không lường về các các cǎn bệnh độc hại kéo dài hàng trǎm nǎm sau. Hình dung thảm hoạ bô xít như một trận đại hồng thủy tiêu diệt những 20 triệu người Việt Nam “tội lỗi” vẫn chưa đủ. Các dân tộc Tây Nguyên sống trong câm nín khi quyền con người của họ bị phỉnh gạt và lừa dối bởi những tên cán bộ cộng sản mang nhãn hiệu “đại biểu dân tộc ít người” nay đã chết trong oan khiên nghiệt ngã. Khi tình yêu trong trắng về quê hương xanh tươi và xinh đẹp của mình bị tắt nghẽn, khi nền vǎn hoá cồng chiêng biến mất, khi những ché rượu cần tan vỡ, những chiếc vòng kết hôn không còn trong sử sách, khi tiếng chày giã gạo dưới trǎng khuya không còn nữa, khi hình ảnh những người con gái miền sơn cước đáng yêu trở thành ký ức, khi những đàn voi biến mất cùng với tình yêu bản sắc dân tộc Tây Nguyên… thì người ta mới biết rằng nguyên nhân của một cuộc tàn sát và hủy diệt đến tận cùng của mọi loài vật đó chính là từ chất độc hại bùn đỏ bô xít Tây Nguyên. Tây nguyên từ đó trở thành sa mạc không có một sự sống thoi thóp vì mặt đất oằn lên, nhǎn nhúm, nứt nẻ với những tảng bùn đỏ đến tận chân trời. Nếu có ai sống sót bước đi trên vùng đất chết nầy của Tây Nguyên, người ấy không còn nghe một hơi thở của một sự tồn tại nào. Cây cối chung quanh đã chết, loài chim không còn nữa, những cánh hoa sim dại biến mất.
Kính thưa quý vị và các bạn,
Nói lên thảm kịch ấy không phải vẽ lên một chân dung dối trá và cường điệu tấn bi kịch bô xít, nhưng đấy chính là hình ảnh thật sự của một ngày tận thế của Tây nguyên mà người cộng sản rất sợ phổ biến sự thật.
Đó chính là thảm kịch của Tây Nguyên, nhưng chúng ta không ai có thể bó tay để cho cái chết đến mà không phản ứng vì sự sinh tồn của mình. Vì tình yêu về Tây Nguyên mộc mạc hiền hoà, vì tình yêu về một Tây Nguyên trong gian khổ nhưng trong trắng và thơm ngát những nụ hoa lài, của những rừng cà phê nặng trĩu hạt, người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại muốn gióng lên tiếng chuông cảnh báo, và gửi đi một lời kêu gọi đến các tổ chức nhân quyền, môi trường và các cơ quan chính trị quốc tế để họ có thể dành sự quan tâm hết sức đặc biệt và khẩn cấp về hiện trạng nguy khốn của Tây Nguyên khi vùng đất này bị cộng sản Việt Nam giao cho Trung cộng khai thác bô xít trong suốt 100 nǎm.
Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thân mến, chúng tôi gửi lời thǎm hỏi các bạn và cầu nguyện Thượng đế ban phước lành bình an cho các bạn và hỗ trợ tinh thần cho các bạn biết yêu thương nhau và sống hoà bình với những người Kinh chung quanh các bạn, để cùng nhau chia xẻ những gian khổ, cay đắng và thiệt thòi mất mát do nạn khai thác bô xít tại Tây Nguyên gây ra cho các bạn. Chúng tôi nguyện cầu Tây Nguyên sớm trở lại màu xanh, suối nguồn trở lại trong vắt ngọt ngào và các loài chim rừng cất lên tiếng hót tươi vui trong bầu trời Tây Nguyên đầy tình yêu và nắng ấm một ngày không xa.
Quan Điểm Việt Nam 2011

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

Lên tiếng về việc Trung cộng nhổ cột mốc biên giới lịch sử Việt Trung 1887-1895
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/pictures/2010/11/101125_china_border_markers.shtml

Lên tiếng về việc Trung cộng nhổ cột mốc biên giới lịch sử Việt Trung 1885-1895
1.      Nhằm khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với các phần đất lịch sử giáp giới biên giới Trung quốc qua các hiệp ước biên giới quốc tế phân định biên giới lịch sử Việt Nam và Trung Hoa được ký kết giữa nước cộng hòa Pháp và nước Trung Hoa vào các nǎm 1885-1895.
2.      Nhằm khẳng định sự vô giá trị các hiệp ước giữa cộng sản VN và cộng sản Trung Hoa qua các thương thảo bí mật và bất bình đẳng từ sau nǎm 1979 đến nǎm 2000 vì không thông qua ý kiến toàn dân Việt. Quan điểm Việt Nam 2011 mạnh mẽ phản đối sự việc Trung cộng bất hợp pháp di dời các cột mốc biên giới Việt Trung mà các hiệp ước bất bình đẳng do Việt cộng ký kết với Trung cộng đã khiến nhiều phần đất Việt Nam rơi vào tay Trung cộng.
3.      Tất cả tất cả các cột mốc lịch sử thuộc di sản lịch sử Việt Nam và thuộc tài sản toàn dân tộc Việt Nam, Trung cộng không được phép của toàn dân Việt Nam để lưu giữ tại một nơi khác với vị trí lịch sử của các cột mốc này.
4.      Đây là tội ác do đảng cộng sản Việt Nam gây ra cho toàn dân tộc Việt Nam, và cũng chính thể hiện Trung cộng đã chiếm đóng nhiều phần đất Việt Nam mà cộng sản Việt Nam luôn giữ kín. Bởi vì khi di dời các cột mốc này đang nằm trong phần đất Trung Hoa, và chúng ta không biết bao nhiêu cột mốc bí mật di dời khỏi vị trí lịch sử của chúng.
5.      Kính xin toàn thể người Việt Nam trên thế giới xin hãy đóng góp chữ ký vào Thỉnh Nguyện Thư nhằm gửi các tổ chức chính trị quốc tế mà chúng tôi sẽ phổ biến trong nay mai phản đối Việt cộng cho Trung cộng khai thác bô xít Tây Nguyên.
Trân trọng,
Quan điểm Việt Nam 2011

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Thư gửi các dân tộc Tây Nguyên,
Kính gửi các đồng bào dân tộc Tây Nguyên,
Cùng với sự phát triển tột bực về khoa học và kỹ thuật giúp phát triển đời sống, khiến con người có cuộc sống thêm tốt đẹp vǎn minh và hạnh phúc, nó còn chế ngự sự khắc nghiệt của thiên nhiên, giảm bớt sức tác hại gây ra bởi thiên tai, lụt lội, sóng thần trong bảo tố, biển cả hay đất đai. Rủi thay ở Việt Nam dân chúng Tây nguyên ít học, thiếu thốn mọi phương tiện kỹ thuật khoa học, nghèo nàn lạc hậu, lại them chính quyền cộng sản không có chút lương tâm nên những thiên tai như lũ lụt, bảo tố gây rất nhiều chết chóc và ác nghiệt cho sự sống còn, hủy hoại sức khoẻ của cả dân tộc Việt Nam nhất là cho người dân tại miền Trung và ven biển. Từ nhiều nǎm qua, cây rừng trên núi cao đã bị đốn chặt, phá sạch tìm gỗ quý, để xây đập thủy điện mà tác dụng ích lợi của chúng thì nhỏ mà tác hại thì nhiều. Một khi cây rừng bị chặt phá, nhổ tận gốc rễ thì nước mưa và sương lạnh trên đầu nguồn trên núi đã không thể đuợc hút thấm vào các tầng đất trở thành nguồn nước tinh khiết và trong sạch để uống, nhưng sẽ chảy tràn lan trên mặt đất và đổ xuống hạ lưu các sông suối như thác lũ. Không còn cây rừng ngǎn chận nước chảy nhanh từ trên dốc cao, nước lập tức chảy tràn xuống dưới. Không có gốc rễ cây bám vào đất,nước phá vỡ đất nơi triền núi làm xạt lỡ gây tắt nghẽn lưu thông nước khiến nước lại điên cuồng dâng cao và đổ xuống thấp như sấm sét. Nước không còn có chỗ hội tụ chảy ra biển mà dâng ngập tràn vùng trũng nơi mà cư dân sinh sống trồng trọt. Như vậy lũ lụt sẽ khiến người chết, gia súc chết, trâu bò nuôi để cày bừa chết, hoa màu chết úng và rồi nhà cửa hư hại đổ nát, của cải mất sạch và tội lỗi thay, con người không có một giọt nước trong sạch để uống.
Tây nguyên không ra ngoài định luật ấy. Những con đập được xây dựng đầu nguồn một cách vội vã thiếu trách nhiệm và không có người trách nhiệm, dùng để chứa nước rửa quặng bô xít thì lập tức vào mùa nắng, nguồn nước hạ lưu sẽ cạn kiệt, hồ nước sinh hoạt không đủ tưới tiêu, tắm giặt và từ đó khí hậu thay đổi trở nên oi bức, từ đó thay đổi nếp sống vǎn hóa Tây Nguyên có từ ngàn xưa. Vào mùa mưa, những đập nước trở nên đầy ứ và có thể bị xã nước thoát không biết khi nào. Khi mực nước dâng cao chảy tràn xuống hạ lưu có thể mang theo chất bùn đỏ từ các hồ chứa bùn đỏ. Thực tế cho thấy trong suốt một trǎm nǎm người Tàu khai thác mỏ bô xít tại Tây Nguyên, số lượng chất bùn đỏ lên tới hàng tỷ mét khối. Nếu hình dung một phần ba diện tích Dak Nong khai thác đất đỏ chứa alumina tức là (651km2)/3= 217km2= (217.000.000)m2 thì chiều cao của chất bùn đỏ ít nhất 4,5m chiều cao chất bùn đỏ. Như vậy, nếu chất bùn đỏ chảy tràn vỡ ra ngoài, một diện tích 217km2 sẽ ngập sâu dưới ít nhất 4m bùn đỏ. Nhưng lượng bùn đỏ sẽ không dừng tại Dak Nong, nó sẽ chảy tràn xuống các tỉnh có cao độ thấp hơn và đổ xuống các sông Đồng Nai, sông Sài gòn xuống thành phố Sài gòn. Như vậy hơn 20 triệu người Việt Nam sẽ lãnh đủ tai hoạ này. Đó là chưa kể một hậu quả di hại không lường về các các cǎn bệnh độc hại kéo dài hàng trǎm nǎm sau không hết. Hình dung thảm hoạ bô xít như một trận đại hồng thủy tiêu diệt những 20 triệu người Việt Nam “tội lỗi” vẫn chưa đủ. Các dân tộc Tây Nguyên sống trong câm nín khi quyền con người của họ bị phỉnh gạt và lừa dối bởi những tên cán bộ cộng sản mang nhãn hiệu “đại biểu dân tộc ít người” nay đã chết trong oan khiên nghiệt ngã. Khi tình yêu trong trắng về quê hương xanh tươi và xinh đẹp của mình bị tắt nghẽn, khi nền vǎn hoá cồng chiêng biến mất, khi những ché rượu cần tan vỡ, những chiếc vòng kết hôn không còn trong sử sách, khi tiếng chày giã gạo dưới trǎng khuya không còn nữa, khi hình ảnh những người con gái miền sơn cước đáng yêu trở thành ký ức, khi những đàn voi biến mất cùng với tình yêu bản sắc dân tộc Tây Nguyên… thì người ta mới biết rằng nguyên nhân của một cuộc tàn sát và hủy diệt đến tận cùng của mọi loài vật đó chính là từ chất độc hại bùn đỏ bô xít Tây Nguyên. Tây nguyên từ đó trở thành sa mạc không có một sự sống thoi thóp vì mặt đất oằn lên, nhǎn nhúm, nứt nẻ với những tảng bùn đỏ đến tận chân trời. Nếu có ai sống sót bước đi trên vùng đất chết nầy của Tây Nguyên, người ấy không còn nghe một hơi thở của một sự tồn tại nào. Cây cối chung quanh đã chết, loài chim không còn nữa, những cánh hoa sim dại biến mất.
Kính thưa quý vị và các bạn,
Nói lên thảm kịch ấy không phải vẽ lên một chân dung dối trá và cường điệu tấn bi kịch bô xít, nhưng đấy chính là hình ảnh thật sự của một ngày tận thế của Tây nguyên mà người cộng sản rất sợ phổ biến sự thật.
Đó chính là thảm kịch của Tây Nguyên, nhưng chúng ta không ai có thể bó tay để cho cái chết đến mà không phản ứng vì sự sinh tồn của mình. Vì tình yêu về Tây Nguyên mộc mạc hiền hoà, vì tình yêu về một Tây Nguyên trong gian khổ nhưng trong trắng và thơm ngát những nụ hoa lài, của những rừng cà phê nặng trĩu hạt, người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại muốn gióng lên tiếng chuông cảnh báo, và gửi đi một lời kêu gọi đến các tổ chức nhân quyền, môi trường và các cơ quan chính trị quốc tế để họ có thể quan tâm hết sức đặc biệt và khẩn cấp về hiện trạng nguy khốn của Tây Nguyên khi vùng đất này bị cộng sản Việt Nam giao cho Trung cộng khai thác bô xít trong suốt 100 nǎm.
Các dân tộc Tây Nguyên thân mến, chúng tôi gửi lời thǎm hỏi các bạn và cầu nguyện Thượng đế ban phước lành bình an cho các bạn và hổ trợ tinh thần cho các bạn biết yêu thương nhau và sống hoà bình với những người Kinh chung quanh các bạn để cùng nhau chia xẽ những gian khổ, cay đắng và thiệt thòi mất mát do nạn khai thác bô xít tại Tây Nguyên gây ra cho các bạn. Chúng tôi nguyện cầu Tây nguyên sớm trở lại màu xanh, suối nguồn trở lại trong vắt ngọt ngào và các loài chim rừng cất lên tiếng hót ngọt lịm trong bầu trời Tây Nguyên đầy tình yêu và nắng ấm một ngày không xa.
Quan Điểm Việt Nam 2011

Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2010

Kính Thông Báo về việc ký tên Thỉnh Nguyện Thư Chống Bô Xít Tây Nguyên
Kính thưa quý vị và các bạn,
Chúng tôi nhận đầy đủ tất cả chữ ký mà các quý vị và bạn gửi đến chúng tôi, từ khắp mọi nơi như Hoà Lan, Úc, Bỉ, Việt Nam (Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hoá, Đà Nẳng…) Chúng tôi sẽ cập nhật danh sách hằng tuần vào ngày Thứ Nǎm trên blog quandiemvietnam, nhưng chỉ với những phần nhỏ các chi tiết quý vị gửi đến chúng tôi để giữ thật an toàn cho mọi người. Ngay cả một số đông quý vị gửi email cho chúng tôi viettrade.net@gmail.com, chúng tôi đều nhận được. Càng có nhiều chữ ký, Thỉnh Nguyện Thư của chúng ta dễ đạt hiệu quả và tạo niềm tin vào sự giúp đỡ của quốc tế. Chúng tôi không bao giờ trả lời các email đến từ Việt Nam vì nội dung các email có thể bị người lạ mở xem. Như quý vị và các bạn biết, chúng ta sẽ chấm dứt thu nhận chữ ký vào đêm 31/12/2010. Xin quý vị chuyển thông tin này đến mọi nơi để mọi người cùng biết và ký tên trên vǎn kiện lịch sử Việt Nam của thế kỷ này. Tất cả danh sách sẽ chỉ được công bố khi nào thuận tiện nhất. Chúng tôi sẽ công bố bản dự thảo Thỉnh Nguyện Thư bằng Việt ngữ trong thời gian sắp tới.
Trân trọng,
13/11/2010 Quan Điểm Việt Nam 2011

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010

Vỡ đê bao, hơn 100 hộ dân khốn đốn

Chiều 5/11, triều cường dâng cao kết hợp với mưa to khiến đoạn bờ bao Rạch Cầu Quán (Khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) bị vỡ. Nước tràn vào nhà cả trăm hộ dân ngập sâu hơn 1m.



Chỉ trong vòng chưa đầy 5 phút nước đã tràn ào ào vào nhà dân khiến nhiều người dân không kịp trở tay, nhiều vật dụng đồ đạc như: máy lạnh, TV...hư hỏng nặng, nhiều thứ trôi lềnh bềnh theo con nước.
"Tôi đang chuẩn bị dọn cơm để cùng ăn với gia đình thì nước ập tới, thức ăn chưa kịp dọn ra bàn bị cuốn theo dòng nước", anh Quang, một người dân (tổ 49, khu phố 8) cho biết.
Theo người dân, đoạn bờ bao được đúc bằng xi măng cốt thép dài 12m, do không chịu nổi áp lực nước quá mạnh đã bị vỡ khiến nước mênh mông cả khu vực.

Đoạn đê bao bằng bê tông cũng không chịu nổi áp lực của nước. Ảnh: Vĩnh Phú.
Đến trưa 6/11, nhiều hộ gia đình nước vẫn ngập sâu. Hơn 20 ha hoa màu, mai kiểng bị chìm sâu trong biển nước. Tại chùa Thiên Quang, nước cũng làm hỏng nhiều đồ đạc, nhiều sách kinh phật bị ướt.
Theo ông Nguyễn Văn Ngà, cán bộ thủy lợi phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, đoạn đê bao được làm bằng sắt thép, xi măng nhưng áp lực nước quá mạnh nên đã đổ ập xuống. Trời thì tối mà mưa lại to nên việc khắc phục rất khó khăn.

Máy bơm công suất lớn được huy động bơm nước ra ngoài sông. Ảnh: Vĩnh Phú.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, công nhân xí nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi quận Thủ Đức phối hợp với lực lượng dân phòng phường Hiệp Bình Chánh đã dùng bao cát ra sức đắp lại đoạn đê bao bị vỡ.Đến trưa 6/11 nước vẫn ngập sâu 30-50 cm, cơ quan chức năng đã phải huy động máy bơm công suất lớn 800m3/h để bơm nước ra sông giải thoát cho dân.
Cùng thời điểm, triều cường dâng cao (1,49m) lại kết hợp với mưa lớn nhiều tuyến đường trên địa bàn TP HCM cũng bị ngập nặng gây ách tắc giao thông cục bộ nhiều giờ đồng hồ.
Vĩnh Phú

Bùn thải từ sự cố vỡ đập tiếp tục tràn ra sông suối

Gần một tuần sau sự cố vỡ đập ở Cao Bằng, bùn thải theo dòng nước tiếp tục tràn xuống hạ nguồn. Hàng trăm công nhân cùng nhiều máy xúc, xe tải được huy động múc dọn, song phải nhiều tháng nữa hậu quả mới được khắc phục.

Tại xã Duyệt Trung (thị xã Cao Bằng), Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng (Công ty khoáng sản luyện kim Cao Bằng) đã huy động 200 công nhân tham gia nạo vét. Bốn máy xúc, 8 xe tải cũng được điều đến hiện trường, hàng chục mét khối đá dăm đã được dải lót.

Công nhân nạo vét bùn sau sự cố vỡ đập. Ảnh: Bằng Giang.

Tuy nhiên, hiện tại con suối của các xóm Nà Màn, Nà Kéo, Nà Cà, Nà Mạ, Nà Lũng, Nà Thỏ, Nà Đàm... lượng bùn được múc đi không đáng kể. Nước và bùn thải vẫn chảy về hạ nguồn rồi đổ ra sông Bằng, nơi cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho cư dân ven sông.
Tại con suối Nà Chúa đổ ra sông Bằng, từng dòng bùn vẫn tiếp tục chảy. Theo dự kiến, phải mất nhiều tháng nữa hậu quả của sự cố mới được khắc phục.
Theo thống kê chưa đầy đủ, cơn lũ bùn tối 5/11 đã tràn vào nhà và công trình phụ của 12 hộ dân, gây hại đến đất nông nghiệp của 45 hộ; vùi lấp 6 ha đất nông nghiệp, nhiều gia cầm, vật nuôi.
Hiện nay, Công ty khoáng sản luyện kim đã hỗ trợ tiền sinh hoạt tạm thời cho 4 hộ phải di dời, mỗi hộ một triệu đồng. Hai hộ bị nặng nhất là bà Mã Thị Bạch và Trương Thanh Phong, mỗi hộ được hỗ trợ 2 triệu đồng, Tập đoàn than khoáng VN (TKV) sản hỗ trợ 5 triệu đồng.





Bùn vẫn tiếp tục theo dòng suối chảy ra sông Bằng. Ảnh: Bằng Giang.
Với diện tích đất nông nghiệp bị bùn lấp, TKV sẽ cho phương tiện cơ giới xuống nạo vét.
Công ty khai thác và luyện kim Cao Bằng đang xin phép tỉnh cho xây dựng thêm đập số 5 với trị giá hơn 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, UBND tỉnh Cao Bằng chưa phê duyệt vì báo cáo tác động môi trường chưa đáp ứng các tiêu chuẩn quy định.
Bằng Giang